Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên Cứu Giải Pháp Ứng Dụng Tuynen Kỹ Thuật Trong Khu Đô Thị Mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.76 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

MAI VŨ
KHÓA: 2009 - 2011

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG
TUYNEN KỸ THUẬT
TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI
NGÀNH: KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 60.58.22

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. CÙ HUY ĐẤU

Hà Nội, năm 20011


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhiều đô thị đang được
thiết kế và đầu tư xây dựng ở các đô thị lớn và thủ đô Hà Nội. Các khu đô thị
hiện đại có thể kể đến như Ciputra, Khu đô thị Mỹ Đình, Khu đô thị mới Cầu
Giấy, khu đô thị An Khánh, Việt Hưng, Văn Phú, Xuân Phương…
Tuy nhiên, việc thiết kế, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các


khu đô thị vẫn còn một số nhược điểm: đường dây, cấp nước, thoát nước được
xây dựng riêng rẽ, vẫn tồn tại hệ thống đường dây nổi…sự phân tán của hệ
thống công trình ngầm gây lãng phí về không gian ngầm, cũng như các khu
đô thị thường có tình trạng chung là đào bới, lắp đặt bừa bãi gây ảnh hưởng
đến mĩ quan và chất lượng công trình.
Thêm vào đó, hiện nay chưa có nhiều tài liệu, quy chuẩn cụ thể về thiết
kế, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị. Do đó sự không
đồng bộ và tối ưu trong thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật diễn ra khá phổ
biến.
Các khu đô thị mới cần được thiết kế và xây dựng hiện đại hóa, phát
triển đô thị theo hướng bền vững. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần được xây
dựng đồng bộ, dễ dàng quản lý, khai thác cũng như bảo dưỡng sửa chữa…
Từ đó, đề tài “Nghiên cứu giải pháp ứng dụng tuynen kỹ thuật trong
khu đô thị mới” là nhằm giải quyết vấn đề thực sự bức thiết của các đô thị
hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Với những vấn đề nêu trên, đề tài khoa học “Nghiên cứu giải pháp
ứng dụng tuynen kỹ thuật trong khu đô thị mới” nhằm góp phần nghiên cứu
những thực trạng và đề xuất phương hướng giải quyết trong thiết kế và xây
dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị mới theo hướng ổn định và
bền vững, đồng bộ và hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


a. Đối tượng:
Hệ thống tuynen kỹ thuật
b. Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống tuynen kỹ thuật trong các khu đô thị mới ở Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống hóa trên cơ sở tổng hợp các tư liệu điều tra,

khảo sát.
- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Ngoài ra, phân tích đánh giá hiện trạng công trình ngầm và nổi của các
khu đô thị đã được xây dựng là rất cần thiết, góp phần tìm ra những ưu điểm
cần phát huy cũng như nhược điểm cần nghiên cứu cải tạo.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài
Đối với những sinh viên ngành đô thị mới ra trường, ngoài những kiến
thức đã được trang bị qua các môn học cơ bản, môn học chuyên ngành… còn
cần phải được trang bị kiến thức tổng quát về mối liên hệ giữa các công trình
hạ tầng kỹ thuật. Từ đó mới có khả năng tìm hiểu cái mới về ngành nghề, bắt
kịp tiến độ phát triển của ngành hạ tầng kỹ thuật trong nước và trên thế giới.
Vì lẽ đó đề tài góp phần đưa ra những kiến thức tổng quát về hệ thống hạ tầng
kỹ thuật trong các khu đô thị, là tài liệu tham khảo cho sinh viên và kỹ sư
quan tâm đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Nâng cao hiệu quả trong công tác thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành
và sữa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật luôn là vấn đề quan trọng trong
việc phát triển các khu đô thị nói riêng và đất nước nói chung. Đề tài góp
phần tìm phương hướng, nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng dụng hệ thống
tuynen kỹ thuật trong các khu đô thị mới về mặt hình thức cũng như giải pháp
cụ thể trên một số lĩnh vực.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận – kiến nghị và phần phụ lục
Nội dung luận văn gồm 3 chương:


Chương 1: Đánh giá hiện trạng hệ thống HTKT tại các khu đô thị.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 3: Nghiên cứu ứng dụng Tuynen kỹ thuật cho khu đô thị mới,
lấy khu đô thị Xuân Phương làm ví dụ.



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
*Mục đích nghiên cứu
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Phương pháp nghiên cứu
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
*Cấu trúc luận văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HẸ THÔNG HTKT TẠI

1
1
1
2
2
2
3
4
4

CÁC KHU ĐÔ THỊ
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG
1.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ NỔI CỦA

4
4


CÁC KHU ĐÔ THỊ
1.2.1 Công trình ngầm
1.2.2 Công trình nổi
1.2.3 Đánh giá hi ện trạng hệ thống HTKT của các dự án đã được phê

4
12
15

duyệt
1.3 ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về Hệ thống HTKT, khái niệm về tuynen
2.1.2 Vai trò của Hệ thống HTKT trong QHXD đô thị, vai trò tuynen
2.1.3 Các nguyên tắc bố trí hệ thống HTKT đô thị
2.1.4 Mối quan hệ giữa tuynen kỹ thuật và các thành phần chức năng

33
35
35
35
35
36
39

khác
2.2 CƠ SỞ PHẤP LÝ

2.2.1 Nghị định về công trình ngầm đô thị
2.2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
2.3 NHỮNG KINH NGHIỆM BỐ TRÍ HỆ THỐNG HTKT
2.3.1 Hệ thống tuynen kỹ thuật tại một số nước
2.3.2 Những bất cập trong QHXD (bố trí) đường dây đường ống ở Việt

42
42
45
52
52
54

Nam
CHƯƠNG 3.
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TUYNEN KỸ THUẬT
CHO KHU ĐÔ THỊ MỚI, LẤY KHU ĐÔ THỊ XUÂN PHƯƠNG LÀM
VÍ DỤ
3.1 CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT
3.1.1 Thoát nước

55

55
55


3.1.2 Thông gió
3.1.3 Chống thấm
3.1.4 Chiếu sáng

3.1.5 Cấu tạo, hình dạng, kích thước của tuynen
3.2 GIẢI PHÁP BỐ TRÍ ĐƯỜNG DÂY ĐƯỜNG ỐNG TRONG
TUYNEN
3.3 GIẢI PHÁP KẾT CẤU, CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
3.3.1 Vật liệu cho kết cấu ngầm
3.3.2 Giải pháp kết cấu
3.3.3 Công nghệ xây dựng
3.4 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ (KHAI THÁC, VẬN HÀNH) HỆ THỐNG TUYNEN KỸ
THUẬT
3.4 CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TUYNEN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

56
59
61
64
75
76
76
77
79
87

89
93
93
94



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HTKT TẠI

CÁC KHU ĐÔ THỊ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG
Với xu hướng hội nhập và phát triển, các thành phố lớn của nước ta đã
không ngừng thu hút đầu tư và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mọi
mặt. Về kinh tế, mức tăng trưởng chung của cả nước trong giai đoạn gần đây
từ 7 - 9%, trong đó mức tăng trưởng ở các thành phố lớn chiếm gần 15%. Hệ
thống hạ tầng đô thị và giao thông vận tải đóng một vai trò quan trọng để đạt
được mức tăng trưởng này.
Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố là sự tăng lên đáng kể của
dân số cũng như nhu cầu thiết yếu về nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật kèm
theo. Và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị đã và đang xây dựng
chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như chưa mang tính chất hiện đại ngang tầm
với các nước trên thế giới. Trong chương này sẽ đề cập đến thực trạng của hệ
thống công trình ngầm và nổi của các khu đô thị hiện có trên địa bàn Hà Nội
nhằm rút ra những ưu điểm cũng như những bất cập cần giải quyết.
1.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ NỔI
CỦA CÁC KHU ĐÔ THỊ
1.2.1 Công trình ngầm
1. Hệ thống tuynen trên đường Phạm Hùng:
Việc xây dựng một hệ thống tuy nen đồng bộ trên đường Phạm Hùng là
rất cần thiết khi mà con đường đã được hoàn thành từ rất lâu nhưng các dự án
nhà ở, công nghiệp… hai bên đường vẫn trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện. Hệ thống tuy nen này trong tương lai sẽ tích hợp toàn bộ hệ thống công

trình ngầm phục vụ cho các dự án nói trên. Tuy nhiên hiện nay kết quả của
quá trình đầu tư không được như mong muốn ban đầu. Nguyên nhân chính
của tình trạng lãng phí, thiếu hiệu quả có lẽ là do sự thiếu đồng bộ, thiếu hiện
đại và thiếu hoàn chỉnh của hệ thống tuy nen nói trên. Hệ thống tuy nen với


chiều cao 3m và chiều rộng 2.5m là hợp lý cho việc vận hành, yếu tố còn
khiếm khuyết ở đây là quá trình vận hành, khai thác, bảo dưỡng. Việc khoảng
500m bố trí một ga tuy nen với nắp ga bê tông 5 tấm là chưa hợp lý, ga này
chỉ dùng cho sửa chữa không thường xuyên. Thay vào đó chúng ta có thể xây
dựng hệ thống cửa lên xuống tuy nen với khoảng cách giữa các cửa lớn hơn,
như vậy hệ thống tuy nen đồ sộ này sẽ được quản lý và vận hành có hiệu quả
hơn.

Hình 1.1: Tuynen trên đường Phạm Hùng


Hình 1.2: Nước và bùn rác trong tuynen

Hình 1.3: Hệ thống đường ống và giá đỡ đã bắt đầu hư hỏng
2. Tuy nen 2.0x2.5m trên Quốc Lộ 1:


Hình 1.4: Mặt cắt tuynen trên Quốc lộ 1
Ưu điểm:
Với kích thước khá lớn, chiều cao 2m và chiều rộng 2.5m với đầy đủ hệ
thống giá cáp cũng như chiếu sáng trong tuy nen, có thể nói, đây là một mặt
cắt hoàn chỉnh, hợp lý và có thể ứng dụng trong rất nhiều công trình tiếp theo.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, chiều cao tuy nen 2m và hệ thống chiếu sáng trên, ước tính

chiều cao thông thủy trong tuy nen chỉ còn lại chưa đầy 1.8m, như vậy là rất
khó cho việc đi lại của người vận hành bảo dưỡng công trình trong tuy nen
3. Tuy nen 2.0x2.0m trên đường Láng Hòa Lạc:


Hình 1.5: Mặt cắt tuynen trên đường Láng Hòa Lạc
Ưu điểm:
Có cấu tạo hoàn chỉnh và kích thước đủ lớn cho người vận hành và bảo
dưỡng đi lại bên trong tuy nen.
Hệ thống giá đỡ đầy đủ để gác các loại đường dây đường ống.
Có đầy đủ hệ thống thoát nước, chiếu sáng trong tuy nen.
Nhược điểm:
Chiều cao 2m là hơi thấp so với yêu cầu, gây khó khăn cho việc đi lại
của nhân viên kỹ thuật trong tuy nen ngầm

4. Hào kỹ thuật 1.45x1.5m trên Quốc Lộ 1A


Hình 1.6: Mặt cắt hào kỹ thuật 1.14x1.5m trên Quốc lộ 1A
Cấu tạo nói trên của hào kỹ thuật là tương đối hợp lý để sử dụng làm hệ
thống thứ cấp trong khu đô thị. Với chiều cao 1.5m và chiều rộng 1.45m là đủ
để bố trí hệ thống công trình ngầm bên trong.
5. Hào kỹ thuật 1.0x1.0m trên Quốc Lộ 1A:

Hình 1.7: Mặt cắt hào kỹ thuật 1.0x1.0m trên Quốc lộ 1A
Cấu tạo nói trên của hào kỹ thuật có thể sử dụng được cho hệ thống thứ
cấp trong khu đô thị khi được bố trí giá đỡ hợp lý. Tuy nhiên trong cấu tạo
thực tế này thiết kế một bên 4 hệ thống giá và một bên 3 hệ thống giá. Như



vậy các đường ống cáp là khá sát nhau gây khó khăn cho bảo dưỡng, sửa chữa
và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhau trong quá trình hoạt động.
6. Tuy nen 2.0x1.6m trên đường Quốc Lộ 32:

Hình 1.8: Mặt cắt tuynen kỹ thuật 2.0x1.6m trên Quốc lộ 32
Tuy nen kích thước 2.0mx1.6m chưa thật sự hợp lý, không thể sử dụng
được cho đường trục chính và nếu sử dụng làm hệ thống thứ cấp cũng gây
lãng phí. Nhược điểm của cấu tạo nói trên: Chiều cao 1.6m nhân viên kỹ thuật
không thể di chuyển được trong tuy nen, không có hệ thống thông gió, chiếu
sáng bên trong... Nhìn chung, hệ thống này không phù hợp để ứng dụng tích
hợp công trình ngầm trong khu đô thị.
7. Hào kỹ thuật 1.4x1.6m trên đường Quốc Lộ 32:


Hình 1.9: Mặt cắt hào kỹ thuật 1.4x1.6m trên Quốc lộ 32
Hào kỹ thuật kích thước 1.4mx1.6m là không hợp lý để tích hợp hệ
thống công trình ngầm. Chiều cao 1.6m gây lãng phí lớn trong khi nhân viên
kỹ thuật không thể di chuyển bên trong để xử lý các sự cố. Chiều rộng hào là
1.4m nhưng chỉ bao gồm 2 hệ thống giá đỡ hai bên tổng chiều dài 0.75m, như
vậy, chiều rộng lưu thông còn lại trong hào kỹ thuật là 0.65m là quá lớn khi
mà không có nhu cầu lưu thông của người và máy móc trong tuy nen. Đây là
một cấu tạo cần xem xét lại khi ứng dụng trong thiết kế nói chung, đường
cũng như các khu đô thị nói riêng.

8. Hào 1.0x1.1m trên đường trong trung tâm đào tạo vận động viên cấp
cao và khu đô thị mới Nam Đồng Mạ:


Hình 1.10: Mặt cắt hào kỹ thuật 1.0x1.0m trên K ĐT mới Nam Đồng Mạ
1.2.2 Công trình nổi

Trước khi có mô hình khu đô thị mới, nhắc đến mô hình chung cư, mọi
người sẽ nghĩ ngay đến Giảng Võ, Thành Công, Kim Liên, Nguyễn Công
Trứ… Những căn hộ ở đây chủ yếu chật chội, cơi nới, dân sinh thường chịu
cảnh thiếu nước sinh hoạt, chỗ để xe, không gian riêng không được quan tâm
chú ý. Tuy nhiên, những khu tập thể này có một vai trò quan trọng đánh dấu
quá trình công nghiệp hóa ở miền Bắc.
Sau các khu tập thể cũ, cách đây 12 năm, khu đô thị Linh Đàm được khởi
công, khởi động mô hình đô thị mới trên địa bàn Thủ đô cũng như đầu tiên
trên cả nước. Khu đô thị Linh Đàm có gần 4000 căn hộ xây mới trong đó
3150 căn hộ chung cư cao tầng, tổng diện tích cây xanh đạt hơn 31.5ha, do
đó, khu đô thị Linh Đàm có thể được coi là một khu đô thị hoàn chỉnh. Sau
Linh Đàm, đến năm 2005 Hà Nội đã triển khai hơn 180 dự án khu đô thị mới
với 2500ha đất, tạo ra 25-30 triệu m2 sàn nhà ở, gồm cả công trình hạ tầng.
Từ năm 2006 đến tháng 5/2008, thành phố phê duyệt 43 đồ án quy hoạch chi
tiết khu đô thị mới, trong đó năm 2006-2007 và 6 tháng đầu năm 2008 đã xây
dựng 3,9 triệu m2 nhà ở.


Cũng như tất cả các đô thị lớn ở nước ta, Hà Nội có một quá trình phát
triển các khu nhà ở mang tính chất tự phát.

Hình 1.11: Linh Đàm-Khu đô thị đầu tiên ở Miền Bắc
Hiện nay, ở các khu đô thị, kể cả các khu đô thị vừa mới được xây
dựng vẫn còn tình trạng đặt đường dây nổi. Tại nhiều khu đô thị mới của Hà
Nội, hàng loạt dây "thòng lọng" giăng ngang phố. Trong số 34 khu đô thị bị
kiểm tra, có đến 12 khu xuất hiện đường dây đi nổi.

Hình 1.12: Hệ thống đường dây nổi tại khu đô thị Trung Yên
Có hệ thống đường ống, hào kỹ thuật nhưng chủ đầu tư khu đô thị mới
Mỹ Đình - Mễ Trì (công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công



nghiệp - Tổng công ty Sông Đà) vẫn để đường dây điện cao thế của điện lực
Từ Liêm chạy nổi. Tại khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, hệ thống dây nổi
không thuộc dự án cũng chạy phía sau phía sau một số tòa nhà.

Hình 1.13: Hệ thống đường dây nổi tại khu đô thị Trung Hòa–Nhân Chính

1.2.3 Đánh giá hiện trạng hệ thống HTKT của các dự án đã được
phê duyệt
Với mục đích nghiên cứu cải tạo hệ thống công trình ngầm của các khu
đô thị, đồ án sưu tầm và tập hợp rất nhiều khu đô thị đã được xây dựng từ
trước tới nay như khu đô thị mới Định Công, Linh Đàm, Cầu Giấy, Ciputra,
Trung Hòa Nhân Chính, Việt Hưng, Sài Đồng, Xuân Đỉnh, Nam Trung Yên,
Cầu Bươu, Trung Văn… và quy hoạch của một số khu đô thị đang được triển
khai như Tây Hồ Tây, Dương Nội… Đó là những khu đô thị mới được cho là
hiện đại và đồng bộ trong số các khu đô thị và nhà ở hiện nay tại Hà Nội.
Đồ án lựa chọn nghiên cứu các khu đô thị đã được thi công tại Hà Nội, đã
đưa vào sử dụng bộc lộ những ưu nhược điểm. Tiêu chí lựa chọn khu đô thị
như sau:
- Các khu đô thị trên địa bàn Hà Nội.
- Các khu đô thị lớn, diện tích quy hoạch >50ha
- Hiện đại, hoàn thiện trong số các khu đô thị đã được xây dựng.


Khu đô thị mới Cầu Giấy
Khu đô thị mới Sài Đồng
Khu đô thị mới Việt Hưng
Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra)
1. Khu đô thị mới Cầu Giấy

Khu đô thị mới Cầu Giấy nằm trên địa bàn Phường Dịch Vọng – Quận
Cầu Giấy và một phần thuộc Huyện Từ Liêm – Thành Phố Hà Nội, hướng
Bắc Nam dọc theo trục đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài. Khu đô thị mới
Cầu Giấy được chia làm hai khu: Phía Bắc và Phía Nam đường 30m.
- Phía Bắc giáp với đường Xuân Thủy (điểm giao cắt giữa đường
Nguyễn Phong Sắc hiện có với đường Xuân Thủy)
- Phía Tây giáp với đường Vành đai 3 (đường Phạm Hùng)
- Phía Đông giáp với khu dân cư phường Dịch Vọng
- Phía Nam giáp với đường Yên Hoà - Vành đai 3
Quy hoạch chi tiết của khu đô thị mới Cầu Giấy được phê duyệt theo quyết
định số 98/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Theo như
phê duyệt, diện tích lập quy hoạch là 287.79ha.


Hình 1.14: Mặt cắt ngang điển hình bố trí hệ thống HTKT- đô thị Cầu
Giấy

* Hệ thống thoát nước mưa:
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, thoát
nước nhanh, không để tình trạng úng ngập xảy ra. Mạng lưới thoát nước mưa
thiết kế đúng quy hoạch về khẩu độ, chiều dài hệ thống, hướng thoát, cao độ
đáy cống, đáy ga, đồng bộ với hệ thống thoát nước của khu vực.
- Hướng thoát nước thiết kế đổ về hệ thống thoát mưa là mương Phú
Đô theo hai cửa xả D1250 và D1500.
- Tuyến cống thoát nước mưa của tuyến 4 (từ cọc 1 đến cọc H1) đấu
vào tuyến cống D2000 trên đường Yên Hòa - Vành đai 3 (B=30m).
- Tuyến cống thoát nước mưa của tuyến 3 (từ cọc 1 đến cọc H3A),
tuyến 5 (từ cọc 2 đến cọc 11), tuyến 1 (từ cọc 1 đến cọc 13) xả vào mương
Phú Đô.
- Tuyến cống thoát nước mưa của tuyến 1 (từ cọc H4A đến cọc 19),

tuyến 3 (từ cọc 14A đến cọc 18), tuyến 4 (từ cọc 20 đến cọc 18) đấu vào
tuyến cống D2000 trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài – khu đô thị mới
Yên Hòa (B=40m)
- Tuyến cống thoát nước mưa của tuyến 5 (từ cọc H2 đến cọc 16 đấu
vào tuyến cống bản BxH=(2x2.5)m trên đường B=40m đoạn từ đỉnh B đến
đỉnh D.
- Tim các tuyến cống thoát nước mưa được bố trí cách mép vỉa 2.5m
.Kết cấu cống bằng bê tông cốt thép đúc sẵn tại Nhà máy chịu tải trọng C, ga
thu nước được bố trí 2 bên mép đường, dùng loại ga thu có miệng thu trực
tiếp và nối với ga thăm bằng ống cống D400. Ga thăm được bố trí 30-40m/ga,
cùng vị trí với ga thu.
* Hệ thống thoát nước bẩn:
- Hệ thống thoát nước bẩn được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy. Mạng
lưới thoát nước bẩn thiết kế đúng quy hoạch về khẩu độ, chiều dài hệ thống,


hướng thoát, cao độ đáy cống, đáy ga, đồng bộ với hệ thống thoát nước của
khu vực.
- Hướng thoát nước thiết kế đổ về hệ thống thoát bẩn của 2 tuyến
đường chính là đường Yên Hòa - Vành đai 3 (B=30m) và đường Nguyễn
Phong Sắc kéo dài – Khu đô thị mới Yên Hòa (B=40m).
- Tuyến cống thoát nước bẩn D300 của tuyến 1 (từ cọc 1 đến cọc H2),
tuyến 2 và tuyến cống D400 của tuyến 5 đấu vào tuyến cống thoát nước bẩn
D400 của đường B=40m đoạn từ đỉnh B đến đỉnh D.
- Tuyến cống thoát nước bẩn D300 của tuyến 1 (từ cọc 10 đến cọc 20)
và tuyến 4 (từ cọc H1A đến cọc 2) đấu vào tuyến cống thoát nước bẩn D600
của đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài – Khu đô thị mới Yên Hòa (B=40m)
chảy về trạm bơm chuyển bậc thoát nước bẩn (Q=3000m3/ng.đêm) phía cuối
tuyến 3.
- Tuyến cống thoát nước bẩn D300 của tuyến 3 đấu với tuyến cống

D400 của đường B=40m và tuyến 4 (từ cọc 20A đến cọc 18) đấu với tuyến
cống thoát nước bẩn D600 của tuyến 3 từ trạm bơm chuyển bậc ra, rồi đấu
vào tuyến cống TNB D600 của đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài – Khu đô
thị mới Yên Hòa chảy về trạm xử lý nước thải của thành phố phía Nam khu
đất.
- Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ tại bể phốt được thu gom vào
hệ thống thoát nước bẩn này. Ga cống nước bẩn được bố trí với cự ly 1520m/ga.
* Hệ thống cấp nước:
a) Điểm đấu nguồn: ( lấy nước tại 2 điểm)
- Điểm 1: lấy nguồn từ đường ống truyền dẫn φ600 trên dường Cầu
Giấy tại nút 100 bằng tê 600/300. Đặt đồng hồ đo lưu lượng từ φ 300 để tiện
cho công ty quản lý vận hành mạng của công ty KDNS-HN
- Điểm 2: lấy nguồn từ đường ống truyền dẫn φ 800 trên đường vành
đai III tại nút 200 bằng tê đã có 800/300. Đặt đồng hồ đo lưu lượng từ φ 250.


b) Mạng lưới đường ống cấp nước:
- Các tuyến ống phân phối φ 200, φ 150, φ 100, φ 80 chạy dọc theo các
tuyến đường trong giai đoạn 1 ( 50,7 ha) được lấy theo kết quả tính toán thuỷ
lực mạng lưới cấp nước cho khu vực đường Nguyễn Phong Sắc – Khu D
.Tuyến ống được đặt đi trên hè cách chỉ giới từ 1-2 m. Độ sâu chôn ống là
0,8-1 m. Lấp cát hố đào trên đỉnh ống là 0,15 m . Những đoạn đi dưới đường
dùng ống thép lấp cát toàn bộ hố đào .
- Đối với các nhà cao tầng: cấp nước qua bể chứa và trạm bơm tăng áp
cục bộ của từng nhà. Vị trí bể chứa và trạm bơm sẽ được đặt theo qui hoạch
thiết kế của từng nhà cao tầng
- Đối với các nhà thấp tầng: sẽ được cấp nước thông qua ống dịch vụ.
Việc đặt đồng hồ cho từng nhà dân sẽ do Công ty KDNS – HN lắp đặt
c) Cấp nước chữa cháy:
- Trong khu vực 50,7 ha đặt 6 bể chứa nước cứu hoả ( vị trí cụ thể xem

trên bản vẽ mặt bằng tổng thể MLCN). Đặt đồng hồ đo lưu lượng trên đường
ống trước khi vào bể chứa nước cứu hoả. Tại điểm đầu ngã ba đường đường
Xuân Thuỷ đặt một trụ nước chữa cháy d=100 lấy nước từ ống d=300. Đặt
đồng hồ đo lưu lượng cho trụ nước chữa cháy. Tại điểm đầu gần ngã ba
đường đường vành đai 3 đặt một trụ nước chữa cháy d=100 lấy nước từ ống
d=250. Đặt đồng hồ đo lưu lượng cho trụ nước chữa cháy.
Việc thi công xây dựng hệ thống công trình ngầm (thoát nước mưa,
nước bẩn, đường ống cấp nước) tại khu đô thị mới Cầu Giấy được thực hiện
theo công nghệ truyền thống, đó là biện pháp thi công lộ thiên, đào hố dọc
theo đường ống.


Hình 1.15: Hiện trạng ga thoát nước mưa - đô thị Cầu Giấy
Ưu điểm:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối đầy đủ.
- Đã được hạ ngầm một số công trình ngầm.


Hình 1.16: Hiện trạng đường dây điện nổi - đô thị Cầu Giấy
Nhược điểm:
- Chưa được tích hợp vào một hệ thống
- Chưa có biện pháp quản lý, khai thác liên hoàn.
- Vẫn còn tồn tại 1 số đường dây nổi.

Cấu tạo hào kỹ thuật trên đường Yên Hòa – Vành đai 3: Hào kích
thước 1.4mx1.4m


Hình 1.17: Cấu tạo hào kỹ thuật trên đường Yên Hòa-Vành đai 3
Cấu tạo mương kỹ thuật trên các tuyến đường thứ cấp:


Hình 1.18: Cấu tạo mương kỹ thuật trên đường thứ cấp
2. Khu đô thị mới Sài Đồng
Khu đô thị mới Sài Đồng nằm ở phía Bắc Quốc lộ 5, thuộc địa giới
hành chính các xã Việt Hưng, Gia Thụy, thị trấn Sài Đồng (Gia Lâm, Hà
Nội), được chia thành khu vực chỉnh trang cải tạo và khu vực xây mới.


Khu đô thị mới có diện tích 56,4 ha, trong đó đất đường cấp thành phố
và đường khu nhà ở là 8,38 ha, đất cơ quan văn phòng (hiện có dọc đường 5)
là 2,28 ha, đất dân cư là 3,66 ha, đất xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh là 2,72 ha... Đặc biệt có 34,19 ha dành xây dựng các đơn vị mới. Số
dân dự kiến ở đây sẽ là khoảng 10.000 người.

Hình 1.19: Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Sài Đồng


×