Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Thủ tục thuê nhà và chuyển nhà ở nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.75 KB, 9 trang )

Th ủt ục thuê nhà và chuy ển nhà ở Nh ật
Thuê một căn hộ tốt là một yếu tố căn bản, quan trọng để các bạn có thể yên tâm học
tập,làm việc và sinh hoạt ở Nhật. Để thuê được căn hộ ưng ý và tiện dụng, các bạn du
học sinh mới sang nên tham khảo ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè hay người
thân người Nhật hoặc các senpai đã có kinh nghiệm sống lâu năm ởNhật.
Hầu như tất cả các căn hộ thuê ở ngoài đều không được trang bị sẵn các vật
dụng thiết yếu, vậy nên bạn cũng sẽ phải đi mua những vật dụng như tủ
lạnh, máy giặt, bàn ghế, bếp ga,…
Để tìm nhà trọ ở Nhật, cách thông thường nhất là đến các văn phòng bất
động sản để tìm phòng ở phù hợp với điều kiện sống của mình


Loại phòng
Trên các mục quảng cáo trên báo chí hay trong các từi liệu thông tin bất
động sản của các công ty môi giới, các căn phòng thường được mô tả bằng
các chữ viết tắt: 1R, 1DK, 2LDK,… khiến người không quen có thể không hiểu
được. Thực ra các chữ viết tắt này có ý nghĩa như sau:



1R (One Room): Phong đơn chỉ gồm 1 gian phòng, với 1 khu bếp nhỏ (khoảng
3-7㎡) điển hình có bếp gaz hoặc bếp điện/từ, và 1 bồn rửa, và 1 phòng vệ sinh
(thường kèm phòng tắm).
Còn các chữ viết tắt 1DK, 2LDK,… thì có ý nghĩa:
Số là biểu thị số phòng ngủ – không kể phòng tắm/vệ sinh
L là phòng khách – phòng sinh hoạt (“Living” – リビング)
K là phòng bếp (“Kitchen” – キッチン)
DK là phòng bếp rộng có thể dùng làm phòng ăn (“Dining Kitchen” – ダイニン
グキッチン)
Ví dụ: “Phòng 3LDK” có nghĩa là phòng có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1
phòng bếp lớn, ngoải ra còn có phòng tắm, vệ sinh. Đây là dạng phòng ở


điển hình cho các gia đình có con nhỏ ở Nhật mà chưa có điều kiện ở nhà
riêng.
Khi thuê phòng, các công ty bất động sản thường đưa ra cho chúng ta diện
tích sử dụng (bao gồm tổng diện tích các phòng, cộng với cả hành lang,
phòng tắm – vệ sinh) quy ra ㎡. Tuy nhiên mỗi phòng thì được tính diện tích
bằng “chiếu” hay “jo”(畳 – じょう). Một “jo” là một đơn vị diện tích tính bằng
1 hình chữ nhật 90cmx180cm, tức là khoảng 1.65㎡. Như vậy 6 “jo” sẽ xấp xỉ
bằng 10㎡.


1) Mặt bằng chung của giá thuê nhà
Tiền thuê nhà ở các thành phố lớn và những địa phương khác có sự chênh
lệch lớn. Ngoài ra, ở những thành phố lớn như Tokyo hay Osaka, giá thuê
cũng phụ thuộc vào khoảng cách từ nơi bạn ở đến trung tâm thành phố, diện
tích của căn hộ, có gần ga hay siêu thị trường học hay không…
Thông thường ở các thành phố lớn, một căn hộ đơn khoảng 10 m2,
bao gồm cả nhà bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh, cách trung tâm thành
phố 30 phút tàu điện, sẽ có giá thuê khoảng 50.000~60.000
yên/tháng, trong khi đó giá thuê ở các thành phố tỉnh lẻ sẽ dưới
40.000 yên/tháng. Còn với những căn hộ khoảng 20 m2, có cả nhà
bếp và bồn tắm, thông thường giá thuê sẽ gấp đôi số tiền ở trên.


Khi thuê nhà chúng ta sẽ phải chi trả các khoản khác như : tiền đặc cọc, tiền
lễ cho chủ nhà… Tùy từng địa phương, tùy từng căn hộ và chủ nhà, chi phí
này cũng sẽ khác đi. Tuy nhiên, nhìn chung số tiền này sẽ tương đương với 12 tháng tiền nhà. Ngoài ra, người thuê nhà cũng cần trả tiền phí môi giới
(khoảng nửa tháng đến 1 tháng tiền nhà) cho đại lý bất động sản nếu thuê
nhà thông qua sự môi giới của họ. Thời gian gần đây, những nhà thuê giá rẻ
và nhà thuê dành riêng cho người nước ngoài không cần tiền đặt cọc, tiền
cảm ơn chủ nhà…đang dần tăng lên.


2) Hợp đồng thuê nhà và những điều cần biết


Bên bất động sản sẽ soạn thảo hợp đồng thuê nhà sau khi tóm tắt nội dung
cuộc đối thoại của bên thuê và bên chủ nhà cho thuê. Còn chúng ta chỉ cần
đóng dấu hoặc ký tên vào bản hợp đồng đó, tuy nhiên các bạn cần phải kiểm
tra kỹ nội dung được ghi trong hợp đồng trước khi ký tên.
Ngoài ra, cần có người bảo lãnh để hoàn thành hợp đồng thuê nhà. Người
bảo lãnh phải là người hoàn toàn độc lập về mặt tài chính. Trong trường hợp
bản thân người thuê nhà không thể trả tiền nhà vì một lý do nào đó, người
bảo lãnh sẽ phải đứng ra trả tiền thay họ.
Điều cần chú ý là : hầu như các hợp đồng thuê nhà đều được viết hoàn toàn
bằng tiếng Nhật, do đó các bạn nên đi cùng với người bảo lãnh hoặc người
thông thạo tiếng Nhật để tránh những rắc rối gặp phải trong quá trình ký kết
hợp đồng thuê nhà.


Chuyển nhà ở Nhật.
Luật thuê nhà ở Nhật cho phép người thuê nhà được huỷ hợp đồng thuê nhà
trước thời hạn (thường là 2 năm) mà không bị phạt gì cả, với điều kiện phải
báo trước 1 tháng.
Khi chuyển nhà thì ngoài việc tìm công ty (dịch vụ) chuyển nhà còn cần phải
chuẩn bị cho việc thanh lý rác cồng kềnh (mất tiền và phải hẹn ngày vứt
rác), rác điện gia dụng tái chế (4 loại đồ điện: TV, máy điều hoà, tủ lạnh, máy
giặt, phải hẹn với các cửa hàng điện máy và trả tiền). Tuy nhiên nhiều công
ty chuyển nhà cũng nhận xử lý luôn với giá tiền phải chăng.

Các thủ tục cần làm khi chuyển nhà ở Nhật:



1. Phải làm thủ tục báo chuyển ở cả nơi ở cũ và nơi ở mới
– Đến 区役所 kuyakusho(hoặc 市役所 shiyakusho) nơi ở cũ, làm đơn báo chuyển
đi 転出届 Tenshutsu-todoke, trước khi chuyển đi khoảng 2 tuần. Sẽ được phát giấy
chứng nhận 転出証明書 Tenshutsu-shoumeisho.
– Đến 区役所 (市役所) nơi ở mới trong vòng 14 ngày kể từ khi chuyển đến, nộp 転
出証明書 và làm đơn báo chuyển đến 転入届 Tennyuu-todoke.
– Nếu chuyển nhà trong cùng 区 hoặc 市 thì không phải làm 2 thủ tục trên mà là
thủ tục 転居届 Tenkyo-todoke, cũng trong vòng 14 ngày. Nếu chậm hơn 14 ngày
mà không có lý do chính đáng thì có thể bị phạt tiền dưới 20 vạn Yên. Nếu chậm
hơn 90 ngày không báo địa chỉ mới thì có thể bị huỷ visa.
Khi


làm
Thẻ

các

thủ
người

tục

trên
nước

thì

nói


ngoài

– Thẻ thông báo số My Number

chung

cần


các


giấy

tờ

sau:







マ イ ナ ン バ ー 通 知 カ ー ド

– Chứng nhận bảo hiểm y tế quốc dân 国民健康保険証 (nếu gia nhập bảo hiểm
này. Du học sinh thì 100% là đối tượng phải gia nhập).
2. Báo đổi địa chỉ với các nơi liên quan: ngân hàng, trường học, nơi làm việc.

3. Làm thủ tục yêu cầu chuyển bưu phẩm từ địa chỉ cũ đến địa chỉ mới. Đây
là dịch vụ miễn phí của bưu điện, có giá trị trong vòng 1 năm từ ngày làm thủ
tục.



×