Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN 247

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.59 KB, 4 trang )

1

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – ĐỀ 11
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Văn bản 1
Hãy gập máy tính, tắt điện thoại để nói và cười!
“Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường
ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt
với thế giới số.
F. A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có
bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.
Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp với những người
khác. Biểu hiện của những người F. A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình, nhưng
lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường "ảo" Internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày
thường hay lễ tết.
Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự cô
lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F. A.
Trung bình, hàng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2h đồng hồ vào mạng xã hội, nhưng có lẽ
phải nhiều hơn như vậy. Tôi đã từng tự thách thức mình không sử dụng điện thoại, máy tính
và internet trong một tuần, và tôi thất bại ở ngày thứ năm.
Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi, vào
những cập nhật về bạn bè, xã hội xung quanh tôi. Tôi "phát điên" khi không biết mọi việc
đang diễn ra xung quanh mình như thế nào, ai đang cần liên lạc với mình và hơn hết, tôi có
cảm giác mình đang bị "lãng quên" khi tôi tách mình khỏi thế giới số. Còn bạn thì sao?
Một người bạn Nhật Bản nói với tôi: "Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người giao tiếp qua
smartphone, từ văn phòng, xuống tàu điện ngầm, và thậm chí là ở trong nhà". Việc này có vẻ
như không chỉ xảy ra riêng tại Nhật Bản.
Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn
tối, mỗi người dán mắt vào một cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư


một cái smartphone.

Vui lòng truy cập trang để xem video chữa!


2
Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi
đó người ta không có nhu cầu giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không
còn khả năng giao tiếp thực tế.
Điều này đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh
mất khả năng giao tiếp của mình. Hàng ngày, thiên hạ kết bạn, tám chuyện với nhau qua các
trang mạng xã hội, nhưng lại không thể nói chuyện khi gặp mặt nhau.
Không những vậy, giờ đây mọi người không cần tìm hiểu, tán tỉnh trực tiếp nhau nữa, tất
cả đã có Facebook hay các trang mạng xã hội khác. Và khi cần tỏ tình, hãy để Facebook giúp
bạn!
Một chuyện thật tưởng như đùa, một anh chàng người Séc-bi tỏ tình với 5.000 người trên
Facebook và anh thất bại thảm hại, tất cả những người anh chàng nhắn tin tỏ tình đều từ chối
anh ta.
Khái niệm F. A đã dịch chuyển từ những người cô đơn, sang những cả những người có
đôi, có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái
smartphone của mình, thì thực ra cũng chả khác gì F. A.
Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi
các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những
chiếc máy tính bảng, thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của
chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: một thế hệ F. A mới sẽ ra đời thừa kế lại
chính hội chứng F. A của cha mẹ chúng.
Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F. A của mình. Gập
máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống
thực tại. Các bạn sẽ hết F. A.”
(Theo ICTnews/ Techinasia)

1. Văn bản trên được viết theo cấu trúc nào? (0.5đ)
A. Diễn dịch

C. Song hành

B. Quy nạp

D. Tổng- phân- hợp

2. Trong văn bản trên, F.A là khái niệm dùng để chỉ những người nào? (0.5đ)
3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của người viết “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi.
Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F. A.”
không? Vì sao? (0.5đ)

Vui lòng truy cập trang để xem video chữa!


3
Văn bản 2
… “Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ”
( Trích Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)
1. Văn bản trên viết bằng thể thơ nào? (0.25)
2. Đọc đoạn thơ, anh/ chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã được học? Hãy chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm đã học với đoạn thơ trên. (0.75đ)
3. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau. Nêu ngắn gọn hiệu
quả thẩm mĩ của biện pháp nghệ thuật ấy. (0.5đ)
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau- rạn vỡ

Vui lòng truy cập trang để xem video chữa!


4
Phần II: Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội (3 điểm)
Viết bài luận trình bày suy nghĩ về phát biểu sau của nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc
Phi, người được nhận giải Nobel Hòa bình năm 1964:
“Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu,
mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”.
Câu 2: Nghị luận văn học (4 điểm)
“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những

mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ
xuống hai dòng nước mắt”
(Vợ nhặt - Kim Lân)
“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn
ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên.
--- HẾT ---

Vui lòng truy cập trang để xem video chữa!



×