Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

codientu org khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 44 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 1

Những khái niệm cơ bản
về thiết kế PCB

Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

1


Giới thiệu
• PCB- Printed Circuit Board
• Thiết kế PCB cần có sự hiểu biết
và khả năng sắp xếp vị trí của
hàng trăm linh kiện và hàng nghìn
đường dây thành một thiết kế
hoàn chỉnh thỏa mãn đồng thời
các yêu cầu vật lý và điện.
• Thiết kế PCB hợp lý là một phần
rất quan trọng của một bản thiết
kế.
• Thiết kế PCB là một quá trình
sáng tạo của mỗi cá nhân.
• Một số lời khuyên và “quy tắc
chính” để thiết kế và đi dây PCB.

Ý tưởng thiết kế

Thiết kế mạch nguyên




Cần
chỉnh
sửa

Mô phỏng, kiểm tra
hoạt động của mạch
Hoạt động tốt

Thiết kế PCB
Hoàn thiện

Mạch in
Quy trình thiết kế mạch điện tử

Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

2

Hoạt
động
chưa
tốt


Nội dung
• GIỚI THIỆU
• THIẾT KẾ VÀ SẮP ĐẶT LINH KIỆN
• CÁC LỚP KHÁC

• THIẾT KẾ CHO VIỆC CHẾ TẠO

Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

3


GIỚI THIỆU










Mạch nguyên lý
Hệ chuẩn và hệ mét
Làm việc với Grid (khung lưới)
Làm việc từ mặt trên
Track – Dây đồng
Pad – Lỗ đồng
Via – Lỗ xuyên mặt
Polygon – Lớp phủ đồng
Clearances - Khoảng hở/khoảng cách về điện

Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…


4


Mạch nguyên lý
• Trước khi bắt đầu layout PCB, bạn PHẢI có một sơ đồ
mạch nguyên lý chính xác và hoàn thiện.
• Một thiết kế PCB là một phiên bản của mạch nguyên lý, vì
vậy thiết kế PCB chịu ảnh hưởng của mạch nguyên lý gốc.
– Mạch nguyên lý rõ ràng, logic và sáng sủa thì chắc chắn việc thiết kế
PCB sẽ dễ dàng hơn.
– Các phần điện tử quan trọng cần được vẽ một cách chính xác, các
nhà thiết kế sẽ quan tâm tới chúng để đi dây trên PCB. Như việc đặt
các tụ cạnh linh kiện mà chúng hỗ trợ ( như lọc nguồn).
– Các ghi chú trên mạch nguyên lý giúp cho việc đi dây rất hiệu quả.
Ví dụ , “chân này yêu cầu một dây bảo vệ tới tín hiệu đất”, viết các
ghi chú rõ ràng giúp cho người đi dây bảng mạch biết được để đề
phòng. Thậm chí nếu bạn là người thiết kế mạch và vẽ mạch nguyên
lý, các ghi chú không chỉ nhắc nhở bạn khi đi dây bảng mạch, mà
còn rất hữu dụng cho người duyệt thiết kế.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

5


Hệ chuẩn và hệ mét
• Hệ chuẩn (inch, thou, mil)
– Do quá khứ, và do phần lớn thiết bị điện tử được chế tạo với
khoảng cách giữa các chân đo theo tiêu chuẩn (imperial).
– Trong thiết kế PCB sử dụng đơn vị “mil” hay “thou”.
• 1 mil = 1 thou = 1/1000 inch (1 mili inch)


– Sử dụng mil cho các track, pad, các khoảng cách và các mắt
lưới, hầu hết có trong các yêu cầu “sắp xếp và thiết kế” cơ bản.

• Hệ mét (mm)
– Sử dụng mm cho các yêu cầu “cơ khí và sản xuất” như kích
thước lỗ và kích thước bảng mạch.

• Chuyển đổi giữa đơn vị chuẩn sang đơn vị hệ mét:
– 100 thou (0.1inch) = 2.54mm
– 1mm = 39.37 thou (inch)
100 mil là “điểm tham chiếu” cơ bản cho tất cả các khoảng cách của
thiết kế PCB, và khoảng cách linh kiện thường là bội số hoặc phân số
của đơn vị cơ bản đó. 50 mil và 200 mil là những đơn vị điển hình.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

6


Làm việc với Grid (khung lưới)
• “grid căn chỉnh”, giống như con trỏ của bạn, các linh kiện
và các dây sẽ “căn chỉnh” trên các vị trí grid cố định.
Không cần phải nhớ tất cả kích thước của grid mà chỉ
cần nhớ kích thước cơ bản.
– 100 mil là một grid tiêu chuẩn cơ bản cho công việc tạo lỗ,
– 50 mil làm chuẩn cho việc đi dây, như chạy các dây giữa các lỗ
xuyên qua.
– Đối với những thiết kế tỉ mỉ hơn bạn có thế sử dụng grid căn
chỉnh 25 mil hoặc nhỏ hơn nữa.


• Tại sao một grid căn chỉnh thô lại quan trọng?
– Nó sẽ giữ cho các linh kiện của bạn ngăn nắp và cân đối;
– Đem lại sự dễ chịu về mặt thẩm mĩ.
– Giúp cho các công việc: chỉnh sửa, kéo thả, di chuyển và căn lề
các dây, các linh kiện và các khối linh kiện trở nên dễ dàng hơn
khi kích thước và độ phức tạp của việc đi dây tăng.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

7


Làm việc với Grid (tiếp)




Để sắp xếp PCB tốt bạn cần bắt đầu với grid thô là 50 mil và tăng dần
độ mịn của grid căn chỉnh nếu thiết kế của bạn thiếu khoảng trống.
Giảm xuống đến 25 mil và 10 mil cho các đường đi nhỏ và sắp đặt khi
cần. Để đảm bảo grid mịn hơn bạn chọn một ước số phù hợp của 100
mil. Thường là 50, 25, 20, 10, hoặc 5 mil.
Các loại grid trong chương trình thiết kế PCB:
– grid căn chỉnh như đã được nói ở trên,
– grid “nhìn thấy được”, là một grid tuỳ chọn trên màn hình theo chức năng
của khối hoặc các đường nét, hoặc các điểm. Nó hiển thị như một phông
nền phía sau bản thiết kế và hỗ trợ việc sắp đặt các linh kiện và các dây.
– Grid “điện”, không nhìn thấy, nhưng nó giúp cho con trỏ căn chỉnh vào chính
giữa của các tiếp xúc điện như các dây và các lỗ, khi đặt con trỏ đủ gần. Nó
cực kỳ hữu ích cho việc đi dây, hiệu chỉnh và di chuyển các đối tượng thực
hiện bằng tay.

– Grid “linh kiện”, làm việc giống như grid căn chỉnh, nhưng chỉ dành cho việc
di chuyển linh kiện. Grid này cho phép căn chỉnh linh kiện trên một grid
khác. Nó là bội số của grid căn chỉnh mà bạn sử dụng.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

8


Làm việc từ mặt trên
• Thiết kế PCB luôn được quan sát từ mặt trên của bảng
mạch, nhìn xuyên qua các lớp giống như chúng trong
suốt.
• Chỉ cần nhìn bảng mạch từ mặt dưới để kiểm tra hoặc
chế tạo.
• Phương pháp “through the board – xuyên qua mạch”
này có nghĩa là bạn sẽ phải đọc chữ trên bề mặt lớp đáy
như một ảnh gương.

Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

9


Track – Dây đồng











Không có tiêu chuẩn quy định cho kích cỡ dây.
Kích cỡ dây sẽ phụ thuộc vào yêu cầu về điện của thiết kế, khoảng trống đường đi,
và quyết định bởi chính sở thích của người thiết kế. Mỗi thiết kế sẽ có một tập các
yêu cầu về điện khác nhau, các yêu cầu này có thể thay đổi tuỳ vào các dây trên
bảng mạch.
Tất cả các thiết kế không giới hạn cơ bản sẽ sử dụng nhiều kích cỡ dây. Nói chung,
dây càng lớn càng tốt. Các dây lớn hơn có trở kháng DC thấp hơn, độ tự cảm thấp
hơn, nhà chế tạo có thể khắc axit dễ dàng hơn và rẻ hơn, dễ kiểm tra và sửa lỗi.
Giới hạn dưới của độ rộng dây sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ “track/space – dây/không gian”
mà nhà sản xuất PCB có thể đáp ứng. Ví dụ, một nhà sản xuất đưa ra tỷ lệ
track/space là 10/8, có nghĩa là các dây không thể có độ rộng nhỏ hơn 10 mil, và
khoảng cách giữa các dây (hoặc các pad, hoặc bất cứ bộ phận bằng đồng nào)
không thể nhỏ hơn 8 mil.
Tỉ lệ thực tế là 10/10 và 8/8 cho các bảng mạch cơ bản. Chuẩn IPC khuyến nghị 4mil
là giới hạn dưới.
Tỉ lệ track/space càng nhỏ, nhà sản xuất càng phải cẩn thận hơn khi căn lề và khắc
axit lên bảng mạch. Họ sẽ tính cả chi phí đó, vì vậy mà không nên làm nhỏ hơn
những gì mình cần.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

10


Track – Dây đồng (tiếp)







Người mới bắt đầu thích sử dụng lựa chọn 25mil cho các dây tín hiệu, 50mil
cho dây nguồn và đất, và 10-15 mil để đi dây giữa IC và các chân linh kiện.
Nhiều nhà thiết kế thích các track tín hiệu nhỏ hơn như 10 hoặc 15 mil,
trong khi nhiều người khác lại thích các track to hơn.
Thực tế thì một thiết kế tốt là giữ cho các track càng to càng tốt, sau đó
chuyển thành các track nhỏ hơn chỉ khi cần thỏa mãn các yêu cầu khoảng
trống.
Việc thay đổi kích thước track từ to sang nhỏ rồi sau đó khôi phục
kích thước ban đầu được gọi là “cổ”, hay “thắt cổ”.
– Sử dụng khi bạn phải đi dây giữa các chân IC hay các chân linh kiện.
– Cho phép có được các track to đẹp và trở kháng nhỏ, nhưng vẫn giữ được tính
mềm dẻo khi đi giữa các chỗ hẹp.
– Trên thực tế thì độ rộng các track được quyết định bởi dòng điện chạy qua nó và
nhiệt độ lớn nhất mà track có thể chịu đựng được. Các track có trở kháng nhất
định nên nó sẽ toả nhiệt giống như một điện trở. Track càng lớn thì trở kháng
càng nhỏ. Độ dày của lớp đồng trên bảng mạch cũng toả nhiệt một phần.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

11


Pad – Lỗ đồng



Kích cỡ, hình dạng và kích thước pad không chỉ phụ thuộc vào các linh kiện sử

dụng, mà nó còn phụ thuộc vào phương pháp sản suất để lắp ráp bảng mạch.
Một thông số quan trọng đó là tỷ lệ pad/hole (lỗ đồng/lỗ khoan).
– Mỗi nhà sản xuất sẽ phải đưa ra thông số kỹ thuật tối thiểu cho tỷ lệ này.
– Một quy tắc đơn giản là đường kính của pad ít nhất phải lớn gấp 1.8 lần đường kính của
hole, hoặc ít ra phải rộng hơn 0.5mm. Điều đó cho phép dung sai căn chỉnh giữa máy
khoan và hình ảnh minh hoạ trên các lớp top và bottom. Tỉ lệ này càng quan trọng hơn đối
với các pad và hole có kích thước nhỏ, và nó có quan hệ chặt chẽ tới các via.






Một số thói quen phổ biến: các pad bao quanh chân các linh kiện như điện trở, tụ và
IC có đường kính là 60mil, pad cho diode là 70 mil.
Hầu hết các linh kiện hàn dán sử dụng các pad hình chữ nhật.
Các linh kiện khác thì dựa vào số lượng các chân, như các conector và các khối
điện trở SIP, vẫn luôn dựa theo quy tắc “chân 1 hình chữ nhật”.
Các pad hình bát giác ít được sử dụng, và hầu như nên tránh. Quy tắc chung là sử
dụng các pad hình tròn hay hình bầu dục khi không sử dụng pad hình chữ nhật.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

12


Via – Lỗ xuyên mặt
• Các via kết nối các track từ một mặt này tới mặt khác của bảng
mạch, bằng cách đi qua một hole trên bảng mạch. Các via
được tạo ra với những hole đã được mạ kim loại dẫn điện, gọi
là các lỗ xuyên mặt (PTH – Planted Through Holes). PTH cho

phép nối điện giữa những lớp khác nhau trên bảng mạch.
• Vậy sự khác nhau giữa via và pad là gì?
– Thực tế chúng không khác nhau nhiều lắm, chúng đều là các hole được
mạ điện. Nhưng có một số điểm khác nhau khi chúng cùng đi với các bộ
thiết kế PCB. Các pad và các via nên nghiên cứu theo cách khác nhau.
– Các hole trong các via thường nhỏ hơn so với các pad một chút, phổ
biến là 0.5-0.7mm.
– Sử dụng một via để kết nối hai lớp thường được gọi là “mũi khâu”, giống
như bạn khâu cả hai lớp lại với nhau một cách hiệu quả, như một kim
xâu chỉ xuyên qua xuyên lại một vật liệu.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

13


Polygon – Lớp phủ đồng
• Một polygon tự động phủ một lớp đồng lên một vùng
mong muốn, nhưng chỉ chảy vòng quanh và tách biệt với
các pad và các track khác. Chúng rất có ích cho việc đặt
những vùng tiếp đất. Các polygon được đặt sau khi đã
hoàn thành việc sắp đặt các pad và các track.
• Polygon có thể là một trong hai cách phủ kín thành dải
đồng hoặc phủ mắt lưới đan bởi các track đồng. Cách
phủ kín thường được ưa chuộng hơn, cách phủ mắt lưới
thì cũ hơn.

phủ kín
phủ mắt lưới
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…


14


Clearances - Khoảng hở
• Khoảng cách về điện là một yêu cầu quan trọng cho mọi
bảng mạch. Một khoảng cách quá sát giữa các track và
các pad có thể dẫn tới các chập mạch đường mảnh như
sợi tóc và khó khắc axit trong quá trình sản xuất. Điều
này có thể gây khó khăn cho việc tìm ra lỗi khi lắp ráp
bảng mạch. Đừng “vượt các giới hạn” của nhà sản xuất
trừ khi bạn phải làm vậy, cố gắng thực hiện đề nghị của
họ về khoảng trống nhỏ nhất nếu có thể.
• 15 mil là một giới hạn khoảng cách nhỏ nhất cho các
thiết kế hole cơ bản, với 10 mil hoặc 8 mil được sử dụng
cho các sắp đặt có nhiều linh kiện hàn dán.
• Với các điện áp lớn 240V trên PCB có rất nhiều yêu cầu,
và bạn cần tham khảo các tiêu chuẩn có liên quan nếu
bạn đang thực hiện công việc này.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

15


Clearances - Khoảng hở

Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

16



THIẾT KẾ VÀ SẮP ĐẶT LINH KIỆN





Routing cơ bản
Hoàn thành các chi tiết
Thiết kế một mặt
Thiết kế hai mặt

Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

17


Routing cơ bản








Khái niệm: Routing là quá trình đặt các dây để kết nối các linh kiện
trong bảng mạch. Một kết nối điện giữa hai hay nhiều pad được gọi
là một “net”.
Giữ cho các net càng ngắn càng tốt. Tổng chiều dài một track càng
dài, thì tính trở, dung, cảm càng lớn => gây mất ổn định.

Các track nên có các góc là 45 độ. Tránh sử dụng góc vuông, và
các trường hợp sử dụng góc lớn hơn 90 độ. Các chương trình PCB
sẽ có chế độ di chuyển 45 độ.
Không nên đi những dây vòng vì sắp đặt chúng khó và chậm chạp
hơn, nên bám theo các góc 45 độ.
Đi dây điểm tới điểm có vẻ đơn giản cho những người mới bắt đầu,
nhưng có một vài lý do khiến bạn không nên sử dụng chúng.
– Thứ nhất là nó xấu, một nhân tố quan trọng trong thiết kế PCB!
– Thứ hai là nó không có nhiều các khoảng trống phù hợp khi bạn muốn
chạy nhiều dây trên các lớp khác.

Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

18


Routing cơ bản (tiếp)



Cho hiện grid điện bởi nó được dùng để tham khảo như một chức năng “căn
chỉnh vào giữa” hoặc “căn chỉnh gần nhất”.
Luôn giữ cho track ở chính giữa pad, đừng bao giờ để cho track và pad của
bạn ở tình trạng “chỉ tiếp xúc”. Có một số lý do.
– Thứ nhất, nó thể hiện sự cẩu thả và không chuyên nghiệp.
– Thứ hai, chương trình của bạn có thể sẽ không nghĩ rằng track đã tiếp xúc điện
với pad.
Sử dụng grid căn chỉnh và grid điện đúng quy tắc sẽ tránh được những vấn đề đó.








Chỉ sử dụng một track, không dùng nhiều track cùng nhau từ điểm tới điểm.
Các track phải đúng giữa các pad và linh kiện, không bị lệch về bên nào cả.
Sử dụng grid căn chỉnh phù hợp sẽ đảm bảo bạn luôn đi dây đúng.
Chỉ tạo một track giữa các pad 100 mil. Chỉ với các thiết kế lớn và dày đặc
thì bạn nên cân nhắc hai track giữa các pad.
Đối với dòng cao, sử dụng nhiều via khi đi dây giữa các lớp. Điều này sẽ
làm giảm trở kháng cho track và tăng độ ổn định.
Không “kéo” các track thành các góc khác 45 độ.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

19


Routing cơ bản (tiếp)









Giảm khoảng cách giữa các track đến mức có thể. Ví dụ. một track 10 mil qua 2 pad
60 mil tạo ra một khoảng hở 15 mil giữa track và pad.

Nếu có nhiều track nguồn và đất, đầu tiên hãy cứ đặt chúng vào mạch đã. Đồng
thời, hãy làm cho các track nguồn càng lớn càng tốt.
Giữ các track nguồn và đất càng cách xa nhau càng tốt, đừng để chúng ngược
hướng nhau xung quanh bảng mạch, sẽ làm giảm độ tự cảm trong hệ thống nguồn.
Giữ cho mọi thứ đối xứng. Sự đối xứng trong sắp đặt track và linh kiện thực sự làm
tăng tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp của thiết kế.
Đừng để các lớp đồng ở trạng thái không nối vào đâu cả (thường gọi là “đồng chết”),
hãy nối đất chúng hoặc bỏ chúng đi.
Đừng đặt các via bên dưới các linh kiện. Khi một linh kiện đã được hàn thì bạn sẽ
không thể tác động đến lỗ via để hàn đường dẫn xuyên qua được (trường hợp các
via không được mạ lỗ).
Cố gắng sử dụng các chân linh kiện xuyên lỗ để nối các track lớp trên và các track
lớp dưới. Điều này sẽ tối thiểu số lượng via. Nên nhớ rằng mỗi via sẽ ứng với hai
mối hàn trên bảng mạch của bạn. Càng nhiều mối hàn, thì bảng mạch của bạn càng
trở nên thiếu tin cậy. Chưa kể đến việc nó sẽ làm cho việc chế tạo lâu hơn.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

20


Routing cơ bản (tiếp)

Đi dây nguồn tốt

Đi dây tốt

Đi dây nguồn xấu

Đi dây xấu


Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

21


Hoàn thành các chi tiết









Khi đã hoàn thành việc đi dây, bảng mạch có thể chưa được khá lắm, nên
có một số phút dành cho kiểm tra và hoàn thiện các tiếp xúc (chi tiết).
Nếu có các track mảnh (<25 mil) thì nó phù hợp để thêm vào các góc vát
cho các chỗ nối hình chữ “T”, như vậy sẽ loại được các góc 90 độ. Nó làm
cho track cứng cáp hơn và ngăn chặn được các ảnh hưởng xấu có thể xảy
ra trong quá trình khắc axit. Nhưng quan trọng nhất là nó trông đẹp hơn.
Kiểm tra lại xem có cần thêm các hole bổ sung trên bảng mạch hay không.
Giữ các hole tách biệt với các linh kiện và các track. Cho phép đặt các vòng
đệm và đinh vít.
Tối thiểu hoá số các kích cỡ hole. Với nhiều kích thước lỗ thì bạn phải trả
nhiều tiền hơn, vì nhà sản xuất sẽ quy định giá bạn phải trả không phải căn
cứ vào số lượng các hole trên bảng mạch mà là số các kích cỡ hole khác
nhau mà bạn có. Nó làm mất thời gian trong việc khoan tốc độ cao, thay đổi
một số mũi khoan, và sau đó khoan lại.
Kiểm tra hai lần để hiệu chỉnh các kích cỡ hole trên toàn bộ linh kiện.


Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

22


Hoàn thành các chi tiết (tiếp)








Hãy chắc chắn rằng tất cả các via của bạn đều như nhau. Chú ý tỉ lệ
pad/hole. Các lỗi ở đây có thể là làm “bong” pad via khi hole chỉ hơi dịch ra
ngoài pad.
Kiểm tra khoảng cách vật lý thích hợp giữa tất cả các linh kiện. Cẩn thận về
các linh kiện với các chỗ hở kim loại có thể tạo tiếp xúc điện với các linh
kiện khác, hoặc các track và pad hở khác.
Chuyển màn hình hiển thị sang chế độ “draft”, chế độ này sẽ phác thảo tất
cả các track và pad. Nó cho phép bạn nhìn thấy “bất cứ sai sót nào” trong
bảng mạch của bạn, và sẽ lộ ra các track bị lệch hay kết thúc không ở đúng
chính giữa pad.
Nếu bạn muốn, hãy thêm “teardrop (giọt nước - được hiểu là
phần bao quanh pad, và điểm nối track chữ T)” vào tất cả các
pad và via. Một teardrop làm nhẵn kết nối giữa track và pad,
nó có hình dạng giống như một giọt nước mắt. Teardrop giúp
ghép nối giữa các track và pad thêm chắc chắn, tin cậy và tốt

hơn là các góc vuông giữa track và pad.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

23


Thiết kế một mặt








Thiết kế một mặt có thế làm giảm đáng kể chi phí cho bảng mạch của bạn. Nếu có
thể điều chỉnh thiết kế vừa trên bảng mạch một mặt thì bạn nên làm điều đó.
Tuy nhiên, thiết kế một mặt yêu cầu những kỹ thuật nhất định mà bạn không sử
dụng trong các thiết kế 2 mặt hay nhiều lớp. Trên thực tế, thiết kế bảng mạch một
mặt sẽ phải sử dụng một số dây nhảy.
Phải cân nhắc giữa kích cỡ bảng mạch và số lượng các dây nhảy cần dùng.
Trên bảng mạch một mặt, việc sắp đặt linh kiện là khá khó khăn, vì vậy không cần
thiết phải sắp xếp tất cả các linh kiện của bạn thẳng hàng, ngăn nắp và đẹp. Mục
đích việc sắp xếp các linh kiện là để đi dây hiệu quả nhất và nhanh nhất. Nó giống
như bạn chơi một ván cờ, nếu bạn không suy tính nhiều nước đi trong đầu thì bạn
sẽ nhanh chóng tự đưa mình vào ngõ cụt nhanh chóng. Nếu có một track nào chạy
từ một phía này tới phía kia của bảng mạch thì nó có thể làm hỏng tất cả sự sắp đặt
của bạn, làm cho việc đi dây bất kỳ các track trực giao nào đều trở thành không thể.
Nhiều người sẽ đi dây trên bảng mạch của họ như một bảng mạch hai mặt nhưng
chỉ với các track thẳng tại lớp trên. Sau khi bảng mạch được sản xuất, các track lớp

trên được thay thế bởi các dây nhảy. Điều này có thể kém hiệu quả hơn phương
pháp thiết kế một mặt, và không được chấp nhận.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

24


Thiết kế hai mặt
• Thiết kế hai mặt giúp bạn thoải mái hơn trong viêc thiết
kế bảng mạch. Những gì được xem là không thể thực
hiện trong thiết kế bảng mạch một mặt trở nên khá dễ
dàng khi bạn thêm vào một lớp nữa.
• Nhiều người thiết kế nghiệp dư có xu hướng ngại sắp
đặt các bảng mạch hai mặt. Họ nghĩ rằng sắp linh kiện
không quan trọng cho lắm, và hàng trăm via có thể sử
dụng để giải quyết những khó khăn này. Họ thường sắp
xếp các linh kiện như các IC chẳng hạn thành hàng
ngăn nắp và sử dụng các góc 90 độ để đi dây.
• Kiên trì sử dụng các kỹ thuật sắp xếp linh kiện tốt và đi
dây khối cấu trúc hiệu quả.
• Thiết kế hai mặt có thể áp dụng các kỹ thuật tiếp đất tốt,
được yêu cầu cho các thiết kế cao tần.
Các khái niệm cơ bản trong thiết kế PCB…

25


×