Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHƯƠNG 5 KỸ THUẬT TRÁNG RỬA PHIM CHỤP BỨC XẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 20 trang )

TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

CHƯƠNG 5
KỸ THUẬT TRÁNG RỬA PHIM CHỤP BỨC XẠ
5.1. MỞ ĐẦU.
Một phim tia X cấu tạo gồm một lớp nền trong suốt bằng chất cellulose, hai mặt được phủ
một lớp nhũ tương làm từ muối halogen bạc dưới dạng huyền phù chất glatine. Muối halogen
bạc được phân bố đều trong lớp nhũ tương là những tinh thể nhỏ li ti. Khi bị chiếu bởi ánh
sáng, bức xạ tia X hoặc tia gamma thì những tinh thể muối halogen bạc bị đổi màu và tạo ra
một ảnh ẩn nằm trong lớp tinh thể mà sau đó sẽ tạo ra một hình ảnh nhìn thấy và lưu giữ được
lâu dài sau khi xử lý tráng rửa phim.
Quá trình xử lý tráng rửa được thực hiện dưới ánh sáng mờ sao cho màu và cường độ ánh
sáng không thể tác động được lên phim nữa. Màu và cường độ của ánh sáng an toàn được
đưa ra bởi nhà sản xuất phim và những kiến nghị này bắt buộc phải thực hiện theo. Dung dịch
xử lý tráng rửa phim phải được chứa trong một thùng chứa sâu sao cho phim đặt trong khung
kẹp có thể treo đứng được trong dung dịch.
5.2. ÁNH SÁNG AN TOÀN.
Khi phim bị chiếu bởi ánh sáng trắng thì những tinh thể trên phim sẽ bị ảnh hưởng; Cho nên
phim tia X phải được cất giữ trong những điều kiện ánh sáng an toàn. Ngay cả trong những
điều kiện ánh sáng an toàn ta cũng không nên để cho phim chưa được tráng rửa nhận quá mức
ánh sáng an toàn, vì như vậy thì phim tia X có thể bị mờ. Chú ý rằng, phim đã được chụp
nhạy với ánh sáng hơn phim chưa chụp. Cường độ và vị trí đặt nguồn sáng an toàn nên được
xem xét cẩn thận. Ngoài ra, cường độ ánh sáng an toàn phải tương đồng với độ sáng trong
phòng tối. “Độ an toàn” của ánh sáng an toàn có liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh đúng
công suất, loại kính lọc, và vị trí (khoảng cách) của đèn đối với phim. Như vậy, những điều
kiện trên rất quan trọng để bảo vệ cho phim tránh bị chiếu ánh sáng an toàn trực tiếp vào khi
lấy phim ra treo lên thành từng nhóm để chuẩn bị xử lý tráng rửa.
5.2.1. Kiểm tra độ chiếu sáng an toàn :
Việc kiểm tra được thực hiện khi phòng tối lần đầu tiên đưa vào sử dụng, những kính lọc ánh


sáng an toàn gây sự đổi màu hoặc khi xử lý tráng rửa một phim tia X có tốc độ nhanh. Sau
đây là hai phương pháp kiểm tra độ chiếu sáng an toàn thông dụng và đơn giản :
(a)

Đặt nằm một tấm phim trần chưa chụp lên trên bàn nạp phim. Đặt một số mẫu vật có
dạng phẳng như là thước, bút chì, tấm kim loại.v.v…lên trên phim. Để phim thử và
những mẫu vật đó dưới ánh sáng an toàn trong khoảng 1 và 1/2 thời gian của một phim
thường được đặt ở đó. Sau khi phim thử trên được đem đi xử lý tráng rửa, nếu không
nhìn thấy dấu vết gì của những mẫu vật đặt trên phim thì ta xem như ánh sáng an toàn
vừa chiếu lên phim ở mức độ cho phép.

(b)

Đặt một tấm phim trần chưa chụp lên trên bàn nạp phim. Che toàn bộ phim chừa lại
một khoảng rộng chừng 25mm dọc theo chiều dài phim. Sau mỗi khoảng thời gian nhất
định (chẳng hạn là 5 phút), dịch chuyển miếng che sang bên cạnh để được một khoảng
rộng 25mm khác. Sau một vài lần chiếu trong những khoảng thời gian mà ta mong

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

149

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

muốn, phim được đem đi xử lý tráng rửa dưới những điều kiện bình thường và được

kiểm tra sau khi đã sấy khô. Phim được kiểm tra độ đen để xác định sự biến thiên độ đen
(nếu có) của các dải rộng 25 mm trong những khoảng thời gian chiếu khác nhau và dựa
vào đó để đánh giá mức chiếu sáng an toàn.
5.3. QUY TRÌNH XỬ LÝ TRÁNG RỬA PHIM.
Những bước thực hiện chủ yếu trong một quá trình xử lý tráng rửa phim chụp ảnh bức xạ:
(a)
(b)
(c)
(d)
(e)

Quá trình làm hiện ảnh.
Quá trình rửa trung gian (rửa nước hoặc acid).
Hãm (cố định ảnh).
Rửa làm sạch.
Sấy khô.

5.3.1. Quá trình chuẩn bị trước khi thực hiện xử lý tráng rửa phim:
Trước khi thực hiện xử lý tráng rửa phim kỹ thuật viên phải tuân theo các bước sau :
(i)
(ii)
(iii)

(iv)
(v)
(vi)
(vii)

Khuấy đều tất cả những dung dịch dùng để xử lý tráng rửa phim trước khi đem vào
sử dụng (những dung dịch đó có khuynh hướng bị loãng ra khi ta không khuấy đều).

Kiểm tra nhiệt độ của dung dịch chứa trong bể. Điều quan trọng là nhiệt độ những
dung dịch này nên gần bằng với phương pháp kiểm soát cho phép và nhiệt độ của dung
dịch thuốc hiện càng gần với 200C càng tốt.
Kiểm tra mức dung dịch chứa trong bể. Nhân viên rửa ảnh cần phải xem xét
thường xuyên và thật kỹ mức dung dịch trong bể và nước rửa. Mức dung dịch trong bể
phải ngập hết các thanh ngang của bộ gá phim. Nếu mức dung dịch quá thấp thì phải
thêm vào dung dịch làm mới cho đến mức thích hợp.
Cần luôn luôn có một dòng nước chảy đều ổn định và đủ mạnh trong các bể rửa
trung gian và bể làm sạch.
Tra cứu bảng thời gian hiện ảnh và khi cần thiết thì tra cứu biểu đồ thời gian -nhiệt
độ hiện ảnh mà nhà sản xuất phim nào cũng cung cấp và đặt thời gian trên đồng hồ hẹn
giờ cho phù hợp.
Lau sạch các dụng cụ dùng trong xử lý tráng rửa phim và rửa sạch tay.
Tắt toàn bộ các nguồn sáng và chỉ tiến hành công việc xử lý tráng rửa phim trong
điều kiện ánh sáng an toàn.

5.3.2. Quá trình hiện ảnh :
Khi phim được đặt trong dung dịch thuốc hiện, ở giai đoạn này những tinh thể không bị chiếu
xạ thì không bị tác động hoặc bị tẩy sạch, nhưng thuốc hiện sẽ phản ứng với ảnh ẩn những
tinh thể bị chiếu nằm trong lớp nhũ tương, tách kim loại bạc ra khỏi hỗn hợp và kết tủa dưới
dạng những hạt bạc kim loại nhỏ li ti tạo thành hình ảnh kim loại bạc có màu đen. Nhiệt độ
càng cao thì quá trình hiện ảnh càng nhanh. Tuy nhiên hình ảnh nhận được tốt nhất khi nhiệt
độ thuốc hiện khoảng 200C. Nhiệt độ cao hơn sẽ gây ra sự mờ hình ảnh nhiều hơn do tập
trung hoá chất và các hạt bị tạo dấu nhiều hơn. Dung dịch hiện bị hỏng nhanh hơn và xuất
hiện sự hư hỏng do mất đi quá trình làm tươi trong phim và (hoặc ) trong bể thuốc hoặc do
làm sạch không đủ sau khi hiện.v.v…Ở nhiệt độ cao có thể phát hiện thấy trên lớp nhũ tương
sự hình thành mắt lưới, làm cho nó có thể bị trôi đi hoặc bị chảy ra. Mặt khác nếu nhiệt độ
giảm xuống dưới 180C tạo ra các nguyên tố trong thuốc hiện bị kìm hãm không đạt độ tương
phản cao hơn.
5.3.2.1. Mối quan hệ giữa thời gian và nhiệt độ:

Khi những yếu tố khác vẫn không thay đổi, số lượng hoặc mức độ hiện ảnh là một hàm biến
thiên theo thời gian và nhiệt độ. Bằng cách kết hợp hai hệ số này lại với nhau theo mối quan
PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

150

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

hệ thời gian – nhiệt độ, ta có thể bổ sung cho sự thay đổi của đại lượng này bằng sự thay đổi
của đại lượng kia. Vì vậy, trong những giới hạn nhất định, một sự thay đổi về tốc độ hiện do
tăng hay giảm nhiệt độ có thể được bổ sung bằng cách điều chỉnh thời gian hiện phù hợp theo
mối quan hệ thời gian – nhiệt độ mà đã được thiết lập cho một dung dịch hiện nào đó. Tất cả
các nhà sản xuất dung dịch hiện ảnh đều cung cấp cho ta bảng số liệu về mối quan hệ thời
gian – nhiệt độ với những chất hoá học có trong đó. Hình 5.1. minh hoạ một dạng biểu đồ về
mối quan hệ thời gian – nhiệt độ điển hình.
Bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa thời gian – nhiệt độ được trình bày ở trên, quá trình
kiểm soát thực sự có thể đưa ra trong quy trình hiện : các sai sót về kỹ thuật chụp ảnh bức xạ
có thể nhận ra dễ dàng và không nhầm lẫn được với những lỗi trong quá trình thực hiện để
hiện ảnh. Việc quan sát trong quá trình hiện ảnh, ngay cả ở điều kiện tốt nhất, là một phương
pháp không chính xác do nó phụ thuộc vào sự đánh giá của các kỹ thuật viên, phụ thuộc vào
một số yếu tố khác như là sự mệt mỏi và khoảng thời gian mà người đó ở trong phòng tối.
5.3.2.2. Quá trình rung lắc:
Sự rung lắc phim là một quá trình làm cho phim dao động trong các dung dịch xử lý tráng rửa
phim khác nhau, cách làm như vậy sẽ làm tươi (mới) dung dịch ở trên bề mặt của phim để tạo
ra phản ứng thích hợp giữa lớp nhũ tương của phim và dung dịch xử lý tráng rửa phim. Sự

rung lắc là quá trình quan trọng nhất trong khoảng thời gian làm hiện ảnh. Nếu một phim
được đặt trong dung dịch thuốc hiện để cho hiện ảnh mà không thực hiện một động tác rung
lắc nào thì những sản phẩm phản ứng trong quá trình hiện ảnh sẽ chảy xuống dưới bề mặt của
phim, vì thế sẽ đẩy dung dịch hiện tươi (mới) không đi đến được bề mặt của phim. Mật độ
phim càng lớn thì dòng chảy xuống càng mạnh và là nguyên nhân gây ra quá trình hiện không
đồng đều ở vùng phía bên dưới. Nguyên nhân này có thể tạo ra các dạng đường vết trên phim.
Trong quá trình xử lý tráng rửa thủ công thì việc rung lắc được thực hiện bằng tay. Thông
thường không nên dùng các máy bơm thổi lưu thông hoặc máy khuấy, vì khi sử dụng những
thiết bị này thường gây ra những dòng chảy mạnh trong dung dịch, tạo ra những điều kiện
hiện không đồng đều còn xấu hơn khi không thực hiện một động tác rung lắc nào. Sự rung lắc
cho phép được thực hiện khi phim được rung lắc lên, xuống, qua phải, trái hoặc dịch chuyển
từ phía bên này qua phía bên kia ở trong bể khoảng một vài giây trong mỗi phút của quá trình
hiện. Quá trình làm mới dung dịch thoả mãn hơn bằng cách lấy phim ra khỏi dung dịnh thuốc
hiện, để ráo dung dịnh ở một góc nào đó của phim trong khoảng 1 đến 2 giây sau đó lại đặt
phim vào dung dịnh thuốc hiện và lập lại quy trình làm ráo dung dịch ở một góc khác. Điều
này được lặp đi lặp lại trong khoảng một phút trong suốt quá trình hiện.

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

151

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

24


23

Nhiệt độ, 0C

22

21

Tương phản
20
Chuẩn

19

18

3

4

5

6
7
Thời gian hiện, phút

8

9


10

11

Hình 5.1. Mối quan hệ giữa thời gian – nhiệt độ trong quá trình hiện của một ảnh bức xạ.
5.3.3. Rửa trung gian :
Sau khi hiện xong thì phim được rửa trong dung dịch thuốc rửa trung gian (thuốc dừng hiện)
khoảng 30 đến 60 giây. Thuốc rửa trung gian (dừng hiện) chứa 2.5% dung dịch acid acetic
băng nghĩa là 2.5mL acid acetic băng trong một lít nước. Acid dùng làm ngưng các hoạt động
của thuốc hiện trên phim. Mặt khác, dung dịch này sẽ ngăn cản các phản ứng khi dung dịch
thuốc hiện rơi vào dung dịch thuốc hãm và có thể làm hỏng thuốc hãm. Nếu acid acetic băng
không có sẵn thì phim có thể được nhúng trong một dòng nước sạch chảy liên tục, ít nhất từ 1
đến 2 phút.
5.3.4. Quá trình hãm:
Chức năng của dung dịch thuốc hãm hoặc dung dịch “Hypo” là :
(a)
(b)
(c)

Làm dừng nhanh quá trình hiện.
Làm sạch toàn bộ những hạt muối bạc không được hiện trong lớp nhũ tương và giữ lại
những hạt bạc hiện được như một hình ảnh cố định vĩnh viễn.
Làm cứng lớp glatin trong lớp nhũ tương làm cho lớp này trở nên chắc hơn trong quá
trình làm sạch, sấy khô và những thao tác cầm nắm tiếp theo sau.

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

152

CHƯƠNG 5



TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Khoảng thời gian giữa thời điểm đặt phim vào dung dịch thuốc hãm và lúc biến mất các hạt
muối bạc ban đầu có màu vàng sữa, phân tán, được gọi là thời gian làm sạch. Đây là khoảng
thời gian dung dịch thuốc hãm hoà tan các hạt muối halogen bạc không hiện được. Với một
khoảng thời gian bằng với khoảng thời gian được yêu cầu để tẩy sạch các hạt muối halogen
bạc khuếch tán trong lớp nhũ tương và để cho lớp glatin đạt được độ cứng mong muốn. Vì
vậy, thời gian hãm tổng cộng ít nhất phải bằng hai lần thời gian làm sạch. Phim cũng phải
được rung lắc mạnh khi mới đặt vào thuốc hãm giống như cách thực hiện trong quá trình hiện.
Dung dịch thuốc hãm phải giữ ở nhiệt độ bằng với nhiệt độ của dung dịch thuốc hiện và dung
dịch rửa trung gian (dừng hiện) (trong khoảng từ 180C đến 240C).
5.3.5. Quá trình rửa làm sạch :
Lớp nhũ tương trong phim mang theo một số chất hoá học từ dung dịch thuốc hãm sang nước
rửa. Nếu những chất hoá học này được giữ lại trên phim thì chúng sẽ làm cho ảnh chụp bức
xạ bị đổi màu và mờ dần sau một thời gian lưu trữ. Để tránh xảy ra điều này thì phim phải
được rửa sạch trong những điều kiện thích hợp nhất để loại bỏ những hợp chất hoá học này.
Sau đây là những thao tác quan trọng nhất phải tuân theo khi rửa một phim chụp ảnh bức xạ:
(a)
(b)
(c)
(d)
(e)
(f)

Sử dụng dòng nước chảy liên tục, sạch, lưu thông tuần hoàn sao cho toàn bộ diện tích
của lớp nhũ tương thường xuyên nhận được sự thay đổi.

Chắc chắn rằng bộ gá kẹp phim đều được nhúng chìm trong nước.
Cần phải rửa sạch ít nhất là 20 phút.
Nhiệt độ của nước phải không được quá 25 0C để cho lớp nhũ tương không bị làm
mềm ra và bị rửa trôi đi mất.
Nhiệt độ của nước cũng không được dưới 150C vì nếu nước ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ này thì dung dịch Hypo (dung dịch thuốc hãm) sẽ không được hoà tan tốt.
Thể tích nước chảy trong bể phải được thay thế từ bốn đến tám lần trong một giờ.

5.3.5.1. Các phương pháp rửa làm sạch :
(a)

Bể đơn có dòng nước chảy (hình 5.2) : Đầu tiên phim phải được đặt ở phía nước chảy
vào của bể và dịch chuyển từ từ hướng đến phía nước chảy ra của bể , khi có thêm nhiều
phim được đặt vào bể.

Lối nước chảy ra

Lối nước chảy vào

Hình 5.2. Bể đơn với dòng nước chảy.
(b)

Rửa làm sạch dạng tầng (hình 5.3) : Phương pháp rửa làm sạch dạng tầng là phương
pháp tiết kiệm nước nhất và tạo quá trình rửa làm sạch tốt hơn trong cùng một khoảng
thời gian. Ở phương pháp rửa làm sạch này thì ngăn của bể rửa làm sạch được chia ra
làm hai phần. Phim được lấy ra khỏi dung dịch thuốc hãm và đặt vào ngăn A. Sau khi
chúng đã được rửa sạch một phần thì chúng sẽ được đưa vào ngăn B, để cho ngăn A
trống bớt sẽ chứa được nhiều phim từ dung dịch thuốc hãm chuyển qua.

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT


153

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Lối nước chảy ra

A

B

Lối nước chảy vào

Hình 5.3. Các bể làm sạch dạng tầng.
(c)

Phương pháp nhiều bể (không có sẵn dòng nước chảy hoặc chỉ có sẵn một ít nước
sạch). Phương pháp này gồm có đặt phim liên tiếp và bốn bể chứa phim khác nhau,
trong mỗi bể được đổ đầy nước đọng. Ưu điểm của phương pháp này khi so sánh với
việc đặt phim trong duy nhất một bể nước đọng, là khi phim được đặt lần lượt vào trong
bốn bể , do đó hàm lượng thuốc hiện sẽ suy giảm dần theo từng bể.

5.3.5.2. Sấy phim:
Sấy có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng phim chụp bức xạ đã hoàn thành. Ta phải thực
hiện làm sao mà không gây ra bất kỳ sự hư hại nào cho lớp nhũ tương hoặc tạo ra các vết, dấu

do quá trình sấy không đồng đều, và không được đặt lớp nhũ tương ẩm lên những nơi bẩn
hoặc có các xơ bông vải. Để tránh tạo ra các vết trong quá trình sấy và làm khô nhanh thì
phim được nhúng trong một dung dịch làm khô trong khoảng 15 đến 30 giây (dung dịch này
có bán trên thị trường). Dung dịch này giảm sức căng bề mặt của nước, tránh được sự hình
thành các giọt nước đọng. Nếu không sử dụng dung dịch làm khô thì nên lau sạch phim bằng
một miếng bọt biển mềm. Phim thường được làm khô trong một tủ sấy có không khí tuần
hoàn ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ của không khí trong tủ sấy phải được điều chỉnh sao cho không
làm cho phim bị cong hoặc khô không đều. Phải cẩn thận đừng nên để phim va chạm với các
phim khác ở trong tủ sấy.
5.4. BẢO DƯỠNG CÁC BỂ XỬ LÝ TRÁNG RỬA PHIM.
5.4.1. Bể chứa dung dịch thuốc hiện :
Khi dung dịch thuốc hiện được sử dụng thì khả năng làm hiện của nó bị giảm dần, một phần
là do chất làm hiện bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, phần khác là do tác dụng hãm các sản
phẩm phản ứng hiện đã được tích luỹ, ngoài ra còn có thêm một ảnh hưởng nhỏ là thuốc hiện
có thể bị ôxy hoá bởi không khí ngay cả khi không sử dụng. Để kiểm tra khả năng phản ứng
của thuốc hiện một cách chính xác, ta cần phải thực hiện kiểm tra định kỳ bằng một tấm phim
chuẩn được chiếu chụp theo các điều kiện tiêu chuẩn. Người ta đưa ra một quy trình để chiếu
chụp một phim qua một mẫu dạng bậc không sử dụng màn tăng cường : sau đó cắt phim thành
các dải theo một kích thước chuẩn để sử dụng như là một tiêu chuẩn đánh giá cho một bể
thuốc hiện khi mới được đưa vào sử dụng. Tiếp theo, đem những tấm phim rời vào để hiện ở
những khoảng thời gian đã được xác định trước và đem so sánh độ đen của những tấm phim
này với những tấm phim chuẩn nói trên. Khi sử dụng một hệ thống làm mới thuốc hiện trong
xử lý tráng rửa phim, thì sự làm mới thuốc hiện được thực hiện với hai mục đích sau :
(a)
(b)

Nhằm duy trì mức (thể tích) dung dịch trong bể để cho phim và bộ gá phim nhúng
chìm được hết trong dung dịch.
Để duy trì khả năng phản ứng của dung dịch sao cho nhận được một kết quả phù hợp.
Dung dịch bổ sung (làm đầy) phải được pha chế theo sự chỉ dẫn của các nhà sản xuất và

có thể pha chế giống như dung dịch được làm mới hoặc có thể pha loãng hơn một chút.
Trong thực tế, việc làm mới (làm đầy) dung dịch được thực hiện ngay trong phòng tối
để duy trì mức (thể tích) dung dịch chứa trong bể, chỉ cần bổ sung một dung dịch làm

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

154

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

mới (làm đầy) và hệ thống hoạt động hoàn hảo. Tuy nhiên, việc làm mới dung dịch đúng
bài bản hơn là phải theo kiến nghị của nhà sản xuất : thực hiện việc thay thế dung dịch
theo thể tích phim đã được xử lý tráng rửa.
5.4.2. Bể chứa dung dịch thuốc hãm :
Thời hạn sử dụng dung dịch thuốc hãm phụ thuộc vào khả năng trung hoà các chất kiềm trên
phim. Thời gian cần thiết để làm sạch một phim là một cách đánh giá tốt nhất về tình trạng
pha loãng dung dịch thuốc hãm. Khi thời gian làm sạch này vượt quá khoảng 8 phút thì dung
dịch phải được làm mới lại. Nó sẽ kéo dài được hạn sử dụng cho dung dịch thuốc hãm và duy
trì được thời gian hãm nhanh như cũ. Khi sử dụng dung dịch hãm đã bị loãng sẽ làm cho lớp
nhũ tương không đủ cứng. Ngoài ra, phim bức xạ có thể có một vết bẩn màu nâu mà chỉ thấy
bằng ánh sáng phản xạ nhưng không thể thấy được bằng ánh sáng truyền qua của đèn đọc
phim.
5.5. XỬ LÝ HOÁ HỌC.
5.5.1. Thuốc hiện:
Tất cả các dung dịch thuốc hiện dùng trong xử lý tráng rửa phim chụp ảnh phóng xạ đều có

năm thành phần hoá học chủ yếu sau :
(i)

Chất làm hiện :

Về cơ bản đó là một chất khử hữu cơ mềm chỉ phản ứng khử với các hạt bạc bị chiếu. Chất
làm hiện được dùng phổ biến là :
(a)
(b)

Monomethyl paraminophenol sulphate.
Hydroquinone.

Trong các loại thuốc hiện phim tia X, cả hai loại chất này được sử dụng cùng một thời điểm.
Trong dung dịch monomethyl paraminophenol sulphate, ảnh ẩn hiện rất nhanh, nhưng độ đen
đạt được mong muốn lại rất chậm, còn đối với dung dịch hydroquinone ảnh ẩn được hiện rất
chậm nhưng nhận được độ đen mong muốn rất nhanh.
(i)

Chất gia tốc : Chất này có chức năng làm tăng cường hoạt động của thuốc hiện. Về
cơ bản nó là một chất kiềm. Natri carbonate và natri hydroxide là những chất được dùng
phổ biến nhất.

(ii)

Chất bảo quản : Thuốc hiện chịu quá trình ôxy hoá do tiếp xúc với không khí, vì
thế sẽ bị mất những tính chất làm hiện trong thời gian lưu trữ lâu dài. Chất bảo quản khi
được thêm vào trong dung dịch hiện sẽ ngăn cản được quá trình ôxy hoá. Chất bảo quản
được sử dụng phổ biến là natri sulphite.


(iii)

Chất kìm hãm : Dùng để điều chỉnh hoạt động của thuốc hiện và chỉ cho phép nó
biến đổi các hạt muối halogen bạc bị chiếu thành các hạt kim loại bạc màu đen. Chất
kìm hãm thường được sử dụng là chất kali bromide.

Một loại thuốc hiện điển hình được sử dụng phổ biến thường có các thành phần sau :
Monomethyl paraminophenol sulphate
Natri sulphite (khan)
Hydroquinone
Natri carbonate (khan)
Kali bromide
Nước để pha chế

2.3mg.
72mg.
8.8mg.
48mg.
4mg.
1000cc.

Để pha chế dung dịch, hoà tan những thành phần trên theo thứ tự vào trong nước cất ở nhiệt
độ 320C (900F) và làm hiện ảnh trong khoảng 5 phút ở nhiệt độ 200C (680F).
PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

155

CHƯƠNG 5



TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

5.5.2. Chất làm mới (chất bổ sung) :
Mức (thể tích) và khả năng hoạt động của thuốc hiện chứa trong bể bị giảm xuống theo thời
gian sử dụng. Vì vậy, dung dịch thuốc hiện cần phải được làm mới làm mới một cách thích
hợp để duy trì mức (thể tích) và khả năng hoạt động của nó. Một chất làm mới (bổ sung) điển
hình được sử dụng phổ biến có các thành phần sau :
Monomethyl paraminophenol sulphate
Natri sulphite (khan)
Hydroquinone
Natri carbonate (khan)
Natri hydroxide (xút ăn da)
Nước để pha chế
Hoà tan các thành phần trên (theo thứ tự )vào trong
thành dung dịch.
5.5.3. Thuốc hãm :

4mg.
72mg.
16mg.
48mg.
7.5mg.
1000cc.
nước cất ở nhiệt độ 32 0C (900F) để tạo

Các thành phần chủ yếu chứa trong dung dịch thuốc hãm dùng cho phim tia X được cho dưới
đây :
(i)


Hypo (hyposulphite) : Chất này có chức năng chỉ hoà tan các hạt tinh thể muối
halogen bạc không hiện được, rồi tẩy các tinh thể này ra khỏi phim. Chất hãm (còn được
gọi là chất Hypo) được sử dụng phổ biến nhất là natri thiosulphate và ammonium
thiosulphate.
(ii)
Chất trung hoà thuốc hiện : Chất này có khả năng làm trung hoà thuốc hiện còn lại
trên phim sau quá trình hiện. Chất này là acid acetic (băng) được thêm vào dung dịch
thuốc hãm là một loại chất trung hoà thuốc hiện.
(iii)
Chất bảo quản : Chất này có chức năng ngăn cản sự phân hủy của thiosulphate bởi
acid acetic. Natri sulphite được thêm vào dung dịch thuốc hãm là một chất bảo quản.
(iv)
Chất làm cứng : Chất này có chức năng làm cứng glatin trong lớp nhũ tương để
lớp glatin này không bị uốn cong hoặc mềm đi trong quá trình rửa và sấy khô. Bên cạnh
đó, phim đã cứng sẽ khô nhanh hơn. Phèn kali carbonate là chất làm cứng được sử dụng
phổ biến nhất.
Dung dịch thuốc hãm điển hình dùng cho phim tia X gồm có các thành phần dưới đây :
Natri thiosulphate (hypo)
Natri sulpite
(khan)
Acid acetic
(băng)
Tinh thể acid boric
Phèn kali carbonate
Nước để pha chế

300mg.
5mg.
10cc.

5mg.
10mg.
1000cc.

Để pha chế dung dịch, hoà tan cùng một lúc các thành phần trên vào nước cất. Đối với dung
dịch thuốc hiện và thuốc hãm, tiêu chuẩn pha chế nên dùng theo yêu cầu của nhà sản xuất
phim.
5.6. CÁC THIẾT BỊ DÙNG TRONG XỬ LÝ TRÁNG RỬA PHIM.
Có ba loại thiết bị được dùng trong xử lý tráng rửa phim tia X và loại giấy hiện ảnh bức xạ tia
X tức thì. Những thiết bị này được trình bày dưới đây :
5.6.1. Thiết bị xử lý tráng rửa phim bằng tay :
Thiết bị này bao gồm một ngăn chứa dung dịch thuốc hiện, một bể dung dịch thuốc rửa trung
gian (dừng hiện), hai bể dung dịch hãm, một bể nước rửa sạch và một bể dung dịch photoflo,
toàn bộ các ngăn dung dịch này được đựng trong một bể lớn (hình 5.4). Thiết bị này cũng
PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

156

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

được trang bị một bộ điều khiển nhiệt độ để giữ cho các dung dịch xử lý tráng rửa phim ở một
nhiệt độ không đổi. Thiết bị này có tốc độ xử lý tráng rửa chậm, chỉ thích hợp ở những nơi có
khối lượng công việc ít. Nó thích hợp hơn trong mục đích huấn luyện, hữu ích cho những
người mới học do nó cung cấp cho học viên hiểu thấu đáo tất cả các giai đoạn xử lý tráng rửa
một phim tia X.


Bao nước để điều chỉnh nhiệt độ

Thuốc hiện
Ngăn làm sạch

Ngăn rửa trung gian Hãm lần 1
hay dừng hiện

Hãm lần 2

Hình 5.4. Các bể xử lý tráng rửa phim bằng tay.
5.6.2. Các quy trình xử lý tráng rửa phim tự động :
Các thiết bị xử lý tráng rửa phim tự động làm cho việc xử lý tráng rửa phim nhanh hơn và
giảm thiểu được các công việc xử lý tráng rửa phim thủ công do con người thực hiện.
Đối với một thiết bị xử lý tráng rửa phim tự động, nhân viên chụp ảnh bức xạ chỉ cần lấy
phim đã chiếu chụp xong ra khỏi cassette và đặt chúng vào trong thiết bị xử lý tráng rửa phim.
Thiết bị sẽ tự động thực hiện tất cả các giai đoạn xử lý tráng rửa trong khoảng 15 phút phim
đã sẵn sàng mang ra để xem xét và đánh giá. Ưu điểm của quá trình này là tăng được số lượng

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

157

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II


phim xử lý tráng và cải tiến được chất lượng ảnh trên phim. Phương pháp xử lý tráng rửa
phim tự động được thực hiện dựa trên nguyên lý luân chuyển trên con lăn.
Hệ thống trục quay vận chuyển

Ngăn xử lý tráng rửa phim

Ngăn sấy phim

Thùng nhận phim

(a)
Máy thổi không khí
Vị trí
đưa phim
vào
Thuốc hiện

Thuốc hãm

Nước làm sạch

Máy sấy và
thùng nhận phim
(b)

Hình 5.5. Sơ đồ của một thiết bị xử lý tráng rửa phim tự động (a) hình mặt cắt, (b) sơ đồ.

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT


158

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Một loạt các trục quay được bố trí ở những vị trí cách nhau một khoảng cách nào đó để
chuyển từng phim một lần lượt qua các dung dịch. Hoạt động quay tạo ra sự rung lắc đồng
đều và rất mạnh trên bề mặt phim, tại nhiệt độ làm việc thích hợp và sự tuần hoàn của dung
dịch, sẽ làm giảm thời gian xử lý tráng rửa phim. Do đó quá trình xử lý tráng rửa phim đồng
đều và hoàn chỉnh. Do các yêu cầu về hóa tính và cơ tính của thiết bị, nên sử dụng các hoá
chất được sản xuất cho thiết bị xử lý tráng rửa phim tự động. Các chất hoá học này có nhiệm
vụ điều chỉnh và giữ vững các tính chất hoá học và vật lý của phim nằm trong một giới hạn
dung sai cần thiết của hệ thống luân chuyển con lăn. Ngoài ra, các dung dịch này có thể hoạt
động trong điều kiện thời gian và nhiệt độ khắc nghiệt. Điều này là do bề mặt các chất lỏng
được làm sạch bởi quá trình ép của trục quay khi mỗi phim được đưa từ dung dịch này sang
dung dịch kế tiếp, làm cho các dung dịch không bị hư hỏng. Ba yếu tố dưới đây tương hổ lẫn
nhau cho phép mỗi phim được xử lý tráng rửa và sấy khô trong khoảng thời gian nhỏ hơn 2
phút :
(a)
(b)
(c)

Bản chất của hệ thống các chất hoá học được pha chế phải phù hợp với phim.
Khi phim vừa rời khỏi bể rửa thì nước đã được ép hết ra khỏi phim bằng chuyển động
quay của trục lăn, giảm thiểu sự mang nước sang thùng chứa bên
Khi phim được đưa qua ngăn sấy, không khí nóng được truyền trực tiếp ở vận tốc cao

qua các khe hở tới cả hai bề mặt của phim.

5.6.3. Thiết bị xử lý phim bức xạ hiện ảnh tức thì :
Thiết bị này dùng để xử lý các ảnh chụp bức xạ tia X trên giấy hiện ảnh ngay sau khi chụp.
Hiện nay những thiết bị này đảm bảo được thời gian xử lý tổng cộng khoảng 10 giây. Giấy
ghi nhận bức xạ tia X hiện ảnh ngay và các thiết bị được sử dụng khi cần có những thông tin
càng nhanh, càng rẽ càng tốt. Độ nhạy của ảnh chụp bức xạ hiện ngay cũng đủ cung cấp một
số thông tin hữu ích mà không cần đạt đến độ nhạy cực đại.
5.7. PHÒNG TỐI.
Sơ đồ và cách bố trí một phòng tối tốt chủ yếu là để đạt được những thành công trong chụp
ảnh bức xạ. Phòng tối phải được thiết kế để thỏa mãn những yêu cầu riêng biệt khác nhau dựa
vào khối lượng và tính chất công việc thực hiện. Kích thước phòng tối phụ thuộc vào từng
loại công việc, bao gồm việc xử lý thường xuyên các ảnh chụp bức xạ, hoặc liên quan đến sự
phóng to, thu nhỏ, in ấn, sao chép hoặc là sử dụng để tạo ra các ảnh chụp thông thường của
các ảnh bức xạ. Tốt hơn ta nên giới hạn phòng tối chỉ để xử lý tráng rửa phim chụp ảnh bức
xạ. Phòng tối cần phải được giữ sạch sẽ. Ánh sáng, nội thất phải có tính thực tế. Phòng tối cần
phải :
(i)
(ii)
(iii)
(iv)
(v)

Chắn được hoàn toàn ánh sáng và cách xa các nguồn bức xạ tia X và tia gamma.
Có quạt thông gió và sưởi ấm để làm việc được một cách thoải mái.
Có nước nóng và nước lạnh và hệ thống thoát nước tốt.
Khô ráo, dễ dàng làm sạch và nằm cách xa ánh sáng mặt trời, dễ dàng đi đến khu
vực thực hiện chụp ảnh bức xạ nhưng phải cách xa những vùng có không khí bị ô nhiễm
từ các hoá chất hoặc các lò luyện than cốc.
Phải bố trí sao cho công việc thực hiện được theo từng bước thích hợp, những khu

vực ướt và khô được bố trí cách biệt rõ ràng.

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

159

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Tủ sấy

Các móc gá phim
Thiết bị xử lý tráng rửa phim

Bàn làm việc

Hình 5.6. Cách bố trí điển hình cho một phòng tối.
5.7.1 MỘT SỐ DẠNG PHÒNG TỐI ĐIỂN HÌNH.
Phòng ốc và thiết bị xử lý tráng rửa phim :
Vị trí đặt, sơ đồ thiết kế và cấu trúc của các phương tiện dùng trong quá trình xử lý tráng rửa
phim là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các cơ sở chụp ảnh bức xạ thích hợp.
Các phương tiện có thể là phòng đơn (hình 5.7) hoặc một dãy các phòng hoạt động riêng lẻ
phụ thuộc vào khối lượng và tính chất của công việc được thực hiện. Do các phòng này đặc
biệt quan trọng cho quá trình xử lý tráng rửa phim bằng tay và lưu giữ các loại phim tia X nên
các đặc điểm tổng quát và chi tiết cần phải được thiết kế một cách cẩn thận nhất. Khi lập một
kế hoạch cần phải suy nghĩ một cách cẩn thận và biết trước như thế nào, hết sức cố gắng thực

hiện làm sao để làm việc được thoải mái, cải tiến được quá trình thực hiện và giá thành giữ
được ở mức thấp.
Việc vận chuyển phim tia X từ phòng chụp ảnh bức xạ qua các phương tiện xử lý tráng rửa
phim và tới phòng đọc phim, phải thao tác đơn giản và nhịp nhàng, cần ít bước thực hiện nhất
hoặc không nên có những hành động thừa. Thông thường, quá trình này có thể giải quyết
được bằng cách xác định vị trí thích hợp bên trong một phòng hoặc các phòng dành cho việc
xử lý tráng rửa phim và bố trí thiết bị sao cho có hiệu quả.

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

160

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Hướng
B
Hướng
A

Ra
Vào

Chú thích :
1.


Chắn sáng bằng các cửa
13. Thoát không
khí từ máy sấy phim.
che kín sáng.
14. Bể xử lý tráng rửa phim tia X :
2.
Bàn nạp phim.
3.
Tủ cất giữ phim.
a. Thuốc hiện.
4.
Ngăn kéo kín sáng.
b. Thuốc rửa trung
gian (ngừng hiện).
5.
Thùng rác.
c. Thuốc hãm.
6.
Máy sấy phim.
d. Làm sạch (từng
đợt).
7.
Nơi đặt cassette và hộp đựng phim.
e. Bể rửa.
8.
Vị trí đi vào và ra.
15. Đồng hồ điện
hẹn giờ.
9.
Giá đặt khung gá phim.

16. Bảng biểu đồ.
10.
Tủ cấp điện.
17. Máy đọc phim.
11.
Ống dẫn không khí.
18. Ráo nước khung gá
phim.
12.
Cửa dội kín sáng.
19. Bản Panel đèn
Đèn ánh sáng an toàn gián tiếp.
thông báo :
Đèn ánh sáng an toàn trực tiếp.
Lối ra thích hợp
Hình 5.7. Sơ đồ mặt cắt bố trí của một phòng xử lý tráng rửa phim tia X.

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

161

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Khu vực xử lý tráng rửa phim. Số lượng phim được lưu giữ trong phòng sẽ xác định cách
bố trí mặt bằng phòng. Nếu khối lượng công việc ít hoặc gián đoạn thì có thể sử dụng một

phòng đơn để đặt tất cả các thiết bị. Tuy nhiên, nếu khối lượng công việc tương đối lớn thì
cách bố trí được quyết định bằng cách chia thành ba khu vực theo cách thao tác: Khu vực nạp
phim vào cassette và lấy phim ra khỏi cassette; Phòng xử lý tráng rửa phim chứa các bể xử lý
tráng rửa phim có thành thông nhau; Phòng làm sạch và sấy khô phim. Nếu số lượng phim lớn
cần xử lý tráng rửa liên tục thì nên sử dụng thiết bị xử lý tráng rửa phim tự động, nếu cần thiết
thì có thể thay đổi cách bố trí mặt bằng sàn nhà. Trong những trường hợp như vậy, nên tham
vấn về các vấn đề bố trí mặt bằng với các nhà sản xuất thiết bị.
Nhìn chung, phòng xử lý tráng rửa phim phải đủ lớn để chứa được tất cả các thiết bị cần thiết
mà không chật hẹp. Phòng quá rộng thì có thể không thuận lợi, tuy nhiên, cần phải tính trước
cho việc mở rộng sau này. Hiệu quả nhất là đặt khu vực xử lý tráng rửa phim nằm sát với
phòng chụp. Tuy nhiên, trong các phòng có sử dụng bức xạ xuyên thấu cao thì vấn đề che
chắn bảo vệ chống bức xạ cho người và phim sẽ rất đắt tiền, trong những trường hợp như vậy
thì phòng xử lý tráng rửa phim nên đặt xa ở một khoảng cách an toàn.
Lớp sơn tường. Các bức tường của các phòng xử lý tráng rửa phim có thể được sơn phủ bằng
bất kỳ màu nào mà ta muốn. Màu kem hoặc màu vàng xẫm sẽ cho khả năng phản xạ của ánh
sáng an toàn lớn nhất. Màu sơn nửa bóng đủ thoả mãn cho bất kỳ loại tường nào nơi các hoá
chất không hay bị vương vãi. Vật liệu tốt nhất để bảo vệ cho các bức tường nằm gần các bể
xử lý tráng rửa phim là đá lát tường làm bằng ceramic và các tấm thủy tinh dùng trong xây
dựng. Cần phải lựa chọn đá lát tường một cách cẩn thận vì đã có những trường hợp các chất
phóng xạ thâm nhập vào nước men của đá lát tường. Có thể sử dụng các loại sơn chống ăn
mòn và chống bẩn nhưng nó không thể duy trì được lâu dài trong đá lát tường hoặc thủy tinh
dùng xây dựng.
Lớp phủ sàn nhà. Sàn nhà lý tưởng phải có khả năng chịu được sự ăn mòn của hoá chất và
chống được bẩn, phải có hệ thống thoát nước, màu thích hợp và không trơn trượt. Sứ và ngói
làm bằng đất sét thiên nhiên là đáp ứng yêu cầu giống như các tấm lát sàn bằng nhựa đường
màu sẫm. Vải sơn lót sàn nhà và các tấm lát sàn nhà bằng nhựa hoặc cao su có thể bị làm bẩn
hoặc bị thủng do các dung dịch xử lý tráng rửa phim gây ra.
Các lối ra vào. Có ba kiểu lối ra vào thường được thiết kế cho phòng xử lý tráng rửa phim
Cửa đơn, cửa chốt chặt (cửa đôi hoặc cửa xoay), và cửa theo kiểu zic zac (xem hình 5.8).
Cách thiết kế thích hợp nhất được xác định bởi số lượng người sử dụng phòng xử lý tráng rửa

phim và khoảng không gian phòng sẵn có. Cửa đơn được trang bị với một chốt hoặc khoá cài
bên trong là tiết kiệm không gian nhất. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì thường sử
dụng cửa zich zac hoặc phòng trung gian có hai cửa cài vào nhau.
Phòng xử lý
tráng rửa phim
Cửa ra vào
Phòng xử lý
tráng rửa phim

Phòng xử lý
tráng rửa phim
Cửa ra vào

Cửa chắn sáng
Cửa ra vào

Hình 5.8. Cửa chắn –kín sáng (trái và phải) và cửa zic zac (giữa), cho phép đi vào phòng xử
lý tráng rửa phim tia X một cách liên tục.
PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

162

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Bàn nạp phim. Về cơ bản, các thao tác thực hiện trong các khu vực xử lý tráng rửa phim phải

được chia theo khu vực – Các khu vực phim “khô” và khu vực phim “ướt”. Các hoạt động
trong khu vực khô như : cất giữ phim chưa chụp, nạp phim và lấy phim ra khỏi cassette và
kẹp phim vào các khung gá phim dùng trong xử lý tráng rửa phim, các thao tác này đều được
thực hiện trên bàn nạp phim (hình 5.9). Bàn nạp phim này có thể đặt đối diện với các bể xử lý
tráng rửa phim trong cùng một phòng hoặc được đặt ở một phòng riêng sát với phòng xử lý
tráng rửa phim. Trong trường hợp sử dụng một ngăn tráo đổi cassette, thì ta phải mở cassette
ngay ở bàn nạp phim trên đó có các dụng cụ cất giữ các khung gá phim và các dụng cụ khác
cùng một tủ cất giữ phim kín sáng.
Các bể xử lý tráng rửa phim. Quá trình xử lý tráng rửa phim bao gồm các công việc như :
quá trình hiện, rửa trung gian (dừng hiện), quá trình hãm và rửa làm sạch, phải được bố trí
trong một khu vực tách riêng biệt với khu vực bàn nạp phim (hình 5.10). Cách bố trí này được
thiết kế để tránh vung vãi các dung dịch xử lý tráng rửa lên trên các màn tăng cường, phim và
khu vực nạp phim và không gây cản trở các thao tác thực hiện trên bàn nạp phim. Các bể phải
được chế tạo bằng các vật liệu chống được sự ăn mòn. Hiện nay phần lớn được chế tạo theo
tiêu chuẩn AISI thép không rỉ 316 có 2 - 3% molybden. Quá trình chế tạo các bể này cần phải
sử dụng những kỹ thuật đặc biệt.
Khả năng chứa phim. Khả năng chứa phim của toàn bộ khu vực xử lý tráng rửa phim được
xác định bằng kích thước của các bể được đặt vào. Dựa trên thời gian hiện là 5 phút, một bể
chứa 5gal. (19 lít) thuốc hiện có thể rửa được 40 phim trong 1 giờ, với bốn khung gá phim sử
dụng đồng thời. Thể tích chứa phim của bể rửa trung gian phải bằng với bể chứa thuốc hiện,
nhưng bể chứa dung dịch thuốc hãm ít nhất phải lớn gấp hai lần bể chứa dung dịch thuốc
hiện. Bể làm sạch phim phải chứa được ít nhất bốn lần số lượng khung gá phim chứa trong bể
chứa dung dịch thuốc hiện.

Hình 5.9. Mô tả bàn nạp phim trong phòng xử lý tráng rửa phim tia X. xem hướng B trong
hình 5.7.

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

163


CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Hình 5.10. Mô tả các bể hiện trong phòng xử lý tráng rửa phim tia X. xem hướng A trong
hình 5.7.
Hệ thống thoát nước. Vấn đề lớn nhất gặp phải trong các hệ thống thoát nước là sự rỉ mòn.
Thép không rỉ, thủy tinh, các loại gốm đá và sắt chống rỉ mòn là các vật liệu thoả mãn yêu cầu
chống rỉ mòn. Có thể sử dụng thép mạ kẽm khi các dung dịch thải không bị lưu lại trong ống.
Dù trong tình huống nào cũng không bao giờ sử dụng hai loại kim loại trong cùng một chỗ,
thí dụ như các ống đồng được ghép với các ống thép mạ kẽm, bởi vì có thể xảy ra hiện tượng
điện phân. Khi lắp ghép với các chi tiết bằng plastic sẽ loại bỏ được hiện tượng này. Các
đường ống dẫn các dung dịch xử lý tráng rửa hoặc các dung dịch bổ sung (làm mới) phải là
thép không rỉ, thủy tinh, plastic hoặc các chất trơ khác hay các vật liệu chống rỉ mòn.
Máy sấy phim. Một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm trong việc thiết kế khu
vực xử lý tráng rửa phim chính là máy sấy phim. Máy sấy phim phải tác động nhanh không
sinh ra quá nhiệt cho phim. Có thể dùng các máy sấy không khí nóng, tia hồng ngoại, và dùng
chất làm khô. Nếu có thể nên sử dụng các bộ lọc gắn vào nơi không khí đi vào. Tuy nhiên,
điều này có thể gây cản trở dòng không khí, nên phải cần quạt có khả năng quay mạnh hơn là
khi không có bộ lọc. Khay hứng nước di chuyển được đặt ở bên dưới mỗi ngăn chứa phim
nhằm giữ sạch máy sấy. Lưu ý đặc biệt, các thanh tạo nhiệt phải được nối với mạch quạt sao
cho nhiệt không thể được sinh ra khi quạt không được mở. (khi nào nhiệt phát ra là quạt phải
quay).
Chiếu sáng. Khu vực xử lý tráng rửa phải được lắp đặt cả hai loại đèn chiếu sáng phát ánh
sáng trắng và ánh sáng an toàn. Ánh sáng trắng cần thiết trong các công việc như quá trình
pha hoá chất, làm sạch các bể xử lý tráng rửa, đưa phim vào trong máy sấy, lấy phim ra khỏi

khung gá …vv.
Cách bố trí ánh sáng an toàn. Khi ánh sáng an toàn chiếu quá mức lên phim tia X sẽ gây ra
mờ ảnh, nên việc bố trí đèn chiếu sáng an toàn phải được xem xét cẩn thận. Một khu vực nên
được chia thành ba vùng cường độ ánh sáng an toàn : vùng sáng nhất là vùng dùng để làm
sạch phim và đặt phim vào trong máy sấy, vùng thứ hai là vùng có độ sáng trung bình để hiện
và hãm phim, vùng mờ nhất là vùng bàn nạp phim.
Sự “an toàn” của các loại đèn này không những phụ thuộc vào loại bóng đèn được sử dụng có
công suất và loại kính lọc thích hợp mà còn phụ thuộc vào vị trí đặt đèn thích hợp so với
phim. Khi sử dụng phim tia X công nghiệp loại I, II, III, thì đèn loại phát ra ánh sáng trực tiếp
phải sử dụng với các bóng đèn 15watt và được đặt trên khu vực làm việc 4ft (≈1,2m). Có thể
sử dụng bóng đèn 7½ watt khi xử lý tráng rửa phim tia X loại IV.
Phim đã được chiếu chụp nhạy với ánh sáng an toàn hơn so với phim chưa chiếu chụp. Do
vậy, điều quan trọng là tránh cho phim bị ánh sáng chiếu trực tiếp khi đặt chúng vào các
khung gá phim chuẩn bị đưa vào để hiện ảnh.
5.8. LƯU GIỮ PHIM TIA X.
Phim luôn luôn phải được giữ cẩn thận để tránh các quá trình làm biến đổi vật lý như sự đè
ép, bị gấp, cong và bị cọ sát. Các vết bẩn từ các ngón tay bị ướt hoặc dính hoá chất dùng trong
xử lý tráng rửa phim, cũng như các vết gấp sẽ tránh được nếu phim thường xuyên được cầm
giữ ở các góc cạnh hay được treo tự do. Tránh kéo phim thật nhanh ra khỏi các hộp carton hay
đồ kẹp phim (bất kỳ sự dịch chuyển nào có thể gây ra sự ma sát), sao cho không xảy ra sự
phóng tĩnh điện, tạo ra các vết màu đen dạng chân chim hay tròn.
PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

164

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM


TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Các chất thiosulfate còn dư từ các hóa chất hãm sẽ phá hủy dần dần các phim chụp bức xạ
thành phẩm theo thời gian. Phim lúc đó sẽ trở nên giòn và chuyển thành màu nâu. Để lưu trữ
lâu dài, phim chụp bức xạ phải có hàm lượng dư thiosulfate nhỏ nhất, điều này có thể thực
hiện được thông qua việc rửa đúng cách sau khi hiện. Một số quy phạm nghiêm ngặt còn quy
định hạn chế mức hàm lượng tối đa chất thiosulfate dư được phép còn lại trên phim đã xử lý.
Các kit thử dạng thương mại có thể kiểm tra được hàm lượng dư của thiosulfate này.
Các điểm lưu ý khác khi lưu trữ các phim bức xạ thương mại
Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm
Đặt phim giữa hai lớp giấy trong các phong bì bảo quản
Bảo vệ tránh khỏi ánh sáng mạnh hay ánh sáng mặt trời
Tránh làm hư hại khi chồng lên nhau hoặc ép quá chặt vào nơi lưu trữ. Nên đặt phim đứng
theo cạnh của nó, tránh đặt nằm.
5.9. MỘT SỐ HƯ HỎNG TRÊN PHIM THƯỜNG GẶP.
Sau đây là một số nguyên nhân gây ra chỉ thị giả trên ảnh bức xạ :
Phim artifact :

Các chỉ thị xuất hiện do lỗi sản xuất hoặc do bảo quản phim không
đúng quy cách

Màn tăng cường

Độ đen của phim thay đổi do lỗi, hư hỏng, hoặc bảo quản màn tăng
cường không đúng cách

Fog (mờ ảnh)

Độ đen tăng do các nguồn bức xạ khác nhau


Tán xạ

Một màn sương mờ (fog) che phủ trên ảnh chụp bức xạ gây ra bởi sự
bức xạ tán xạ
Một chùm tia X phản xạ trên phim gây ra các đốm như mốc (mottling)

Nhiễu xạ

Các chỉ thị giả là các sự thay đổi về độ đen trên một phim bức xạ mà không biểu diễn một ảnh
bóng thực sự của vật kiểm tra. Phim artifact, lỗi của màn tăng cường, fogging , tán xạ quá
mức cho phép, nhiễu xạ tia X chính là các thí dụ về các loại chỉ thị giả. Người giải đoán phim
phải biết nhận dạng các loại chỉ thị giả này, và phân biệt chúng với các chỉ thị từ bất liên tục
thực sự.
Phim artifact là một loại chỉ thị giả gây ra do lỗi trong quá trình sản xuất, bảo quản hoặc xử
lý phim không đúng quy cách. Một vài dạng phim artifact thường gặp nhất được trình bày sau
đây :
Các chuông khí

Do các bọt khí hình thành trên bề mặt của phim khi đang hiện.
Xuất hiện các chấm sáng tròn hiện trên bề mặt phim.

Sự nhiễm bẩn

Do sự trộn hỗn tạp các hóa chất xử lý trong một máy rửa tự
động. Các vùng đen, bẩn ố sẽ xuất hiện trên phim

Dấu “móng tay”

Các vết hình trăng lưỡi liềm có màu sáng hoặc đậm gây ra do bẻ
gấp mạnh trên phim làm bể lớp huyền phù và lớp bảo vệ.

Nhưng hầu hết các vết khía cong này đều có màu tối (đậm).
Nếu phim bị gấp mạnh trước khi chiếu, nó sẽ tạo ra một vết dấu
“hình móng tay” có màu sáng hơn độ đen của phim vùng lân
cận (hình 5.11a), nhưng nếu nó bị gấp sau khi phim đã chiếu rồi
thì dấu móng tay này sẽ có màu đậm hơn nền phim xung quanh
(hình 5.11b)

Dấu do đè ép

Các vùng sáng hay sẫm màu gây ra bởi các hư hại vật lý trên
phim do sự đè ép trên mặt phim (hình 5.12).

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

165

CHƯƠNG 5


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Frilling

Là sự chảy lớp huyền phù của phim khỏi lớp nền của nó do
dung dịch hãm quá nóng hay quá yếu.

Dấu lộ sáng


Các vùng đen bất thường do phim bị lộ ra ngoài sáng (hình
5.13).

Đường Pi

Khi sử dụng các máy rửa phim tự động có loại ru-lô đường kính
1 in., cạnh trước của phim sẽ đi vào ru-lô thứ nhất trong bể
dung dịch hiện, tạo ra một sự tích tụ chất hiện trên ru-lô. Sau
khi ru-lô quay trọn một vòng, thì dấu chất hiện tích tụ này sẽ
dính lên trên phim cách cạnh trước của phim một khoảng là
3,14 in. , tạo ra một đường màu đậm nhòe hay sắc cạnh. Các
đường Pi khác nữa sẽ xuất hiện đều đặn cách nhau một khoảng
là 3,14 in., nếu chất hiện tích tụ trên ru-lô quá nhiều (hình 5.14).

Hình mắt lưới

Trên bề mặt phim có các vùng dạng lưới hay dạng nhăn nheo
hậu quả do nhiệt độ thay đổi quá đột ngột trong quá trình xử lý
phim.
Các vết sọc nguyên nhân do đồ gá phim bị bẩn, hay không rung
lắc phim, phim giữ dưới ánh sáng đỏ (ánh sáng an toàn) quá lâu
ngay sau khi hiện ( do bị chiếu sáng bởi ánh đèn an toàn khi quá
trình hiện đang kết thúc), không có chất phụ gia làm ướt trong
giai đoạn rửa, và có trục trặc khi chuyển qua các ru-lô đến máy
sấy (sấy tự động) (hình 5.15).

Các vết sọc, bọt nước

Dấu tĩnh điện


(a)
Các vết xước
Các vết ố vàng

Các dấu màu đen có hình chân con nhện xòe ra, do kéo phim ra
quá nhanh lúc nạp phim hay lấy phim ra khỏi hộp, tạo ma sát
gây ra sự phóng tĩnh điện trên bề mặt phim trước khi xử lý
(hình 5.16).
(b)
Các dấu trầy xước sẽ phá hủy lớp nhũ tương khi chưa hiện, sau
khi xử lý chúng sẽ có màu đen.
Nguyên nhân có thể do thuốc hiện cũ, bị ô-xi hóa, hoặc bỏ qua
bước dừng hiện (bể dừng hoặc rửa xả), hoặc thuốc hãm quá yếu.

Hình 5.11. a & b : Dấu móng tay
trước và sau khi
phim bị chiếu

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

Hình 5.13 : Dấu do phim bị lộ sáng

Hình 5.12 : Dấu do vật nặng đè lên
phim trước khi chiếu

166

CHƯƠNG 5

Hình 5.14 : Đường Pi



TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Hình 5.16 : Dấu phóng tĩnh điện

Hình 5.15 : Các vết sọc gây ra do gá
phim không được rửa sạch
(a)

(b)

Hình 5.18 : Các vết bẩn trên bề mặt phim gây
ra do nước rửa trong máy rửa
phim tự động bị nhiễm bẩn
Hình 5.17 : Dấu tròn sáng màu gây ra do (a)
thuốc rửa trung gian hoặc (b) thuốc
hãm bắn vào phim trước khi hiện
(a)

(b)

Hình 5.19 : Dấu tròn sẫm màu gây ra do (a)
PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT
Nước hoặc (b) Thuốc hiện bắn
vào phim trước khi hiện

Hình 5.20 : Các dấu đè do các vật lạ

trên trục lăn hoặc
khe hở
167
CHƯƠNG
5
giữa các trục lăn không
đúng.


TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP.HCM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN RT CẤP II

Các vấn đề về màn tăng cường
Hình 5.21 minh họa khi màn tăng cường khi bị hư hại sẽ gây ra các chỉ thị giả như thế nào,
qua sự thay đổi số lượng các electron đập vào phim
Các vết trầy xước sẽ làm tăng số lượng electron đập vào phim, do đó làm tăng bề mặt phát xạ
electron, tạo ra các đường màu đen. Vết bẩn, xơ vải, dầu mỡ, giấy , vv... sẽ hấp thụ các
electron , do đó sẽ làm giảm độ đen của phim.

Hình 5.21 : Các vấn đề liên quan tới màn tăng cường
Các nguồn gốc gây mờ phim (fog)
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Bức xạ

Ánh sáng (kể cả ánh sáng phòng tối)
Nhiệt độ
Độ ẩm
Các loại khí và hơi độc hại
Thời gian (phim quá thời hạn sử dụng)

PHÒNG THÍ NGHIỆM NDT

168

CHƯƠNG 5



×