Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

tiểu luận cao học Cách mạng khoa học – công nghệ và việc áp dụng nó vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.17 KB, 58 trang )

Mục lục
Phần mở đầu
Phần nội dung
A. Mét

sè vÊn ®Ò chung vÒ c¸ch m¹ng khoa häc – c«ng nghÖ

I. Khái quát lịch sử phát triển của cách mạng khoa học- công nghệ
1. Một số khái niệm liên quan
2. Khái quát lịch sử phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ
II. Cách mạng khoa học và công nghệ lần 3 (Cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại)
1 .Tiền đề
2 .Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần 3 (từ thế kỷ
XX đến nay)
2.1 Sự phát triển của công nghệ cao
2.2 Các công nghệ trụ cột chính và những thành tựu của chúng
3. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự
phát triển kinh tế - xã hội
3.1 Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
3.2 Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất
3.3 Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm thay đổi cơ cấu xã hội
3.4 Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình toàn cầu
hoá
3.5 Cách mạng khoa học và công nghệ làm cho trách nhiệm xã hội của khoa
học trong thế kỷ XXI tăng lên

1



III Áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam hiện nay
1. Khái niệm công nghiệp hoá - hiện đại hoá
2. Một số vấn đề về khoa học và công nghệ ở Việt Nam
2.1 Luật công nghệ cao ở Việt Nam
2.2 Khoa học và công nghệ ở Việt Nam có nhiều tiến bộ trong những năm
vừa qua
2.3 Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công
nghệ
3. Kinh tế tri thức và mối liên hệ giữa kinh tế tri thức với công nghiệp
hoá - hiện đại hoá và khoa học và công nghệ
3.1 Một số vấn đề về kinh tế tri thức
3.1.1 Khái niệm
3.1.2 Vai trò của kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay
3.2 Mối mối liên hệ giữa kinh tế tri thức với công nghiệp hoá - hiện đại
hoá và khoa học và công nghệ
3.3 Một số thành tựu của khoa học công nghệ Việt Nam trong thời gian gần
đây
C.

Thùc tiÔn thùc hiÖn c¸ch m¹ng khoa häc – c«ng nghÖ ë

Qu¶ng B×nh
I. Tình hình chung về khoa học công nghệ ở Quảng Bình
1. Các đơn vị khoa học – công nghệ trong Tỉnh
2


2. Quảng Bình ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các các lĩnh vực

3 .Những thành tựu nổi bật của khoa học công nghệ Quảng Bình
Phần kết luận
PHẦN MỞ ĐẤU
Từ khi loài người xuất hiện đến nay, dù ở thời đại nào thì con người luôn
dựa vào tri thức sáng tạo để tăng thêm khả năng, sức mạnh cho mình. Trải
qua từng giai đoạn phát triển, loài người lại đạt được những thành tựu to lớn
về rất nhiều lĩnh vực
Thuở sơ khai, những kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi chính là những
công nghệ đầu tiên, tuy hết sức thô sơ, giản đơn nhưng cũng giúp con người
bỏ qua được xã hội hoang sơ để bước vào nền văn minh đầu tiên của con
người - nền văn minh nông nghiệp. Cùng với sự phát triển ngày càng cao
của xã hội, các cuộc cách mạng khoa học đầu tiên trong lịch sử đã xuất hiện.
Lực lượng sản xuất, nhờ vào hệ thống công nghệ mới đã ngày càng thúc đẩy
kinh tế thế giới phát triển nhảy vọt. Trong xã hội công nghiệp, khoa học
công nghệ vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, phát triển xã hội của các quốc gia và thế giới. Vai trò của
khoa học ngày càng tăng trong xã hội hiện đại và ngày càng có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển.
Ngày nay, việc áp dụng cách mạng khoa học – công nghệ vào sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam là điều cần thiết. Qua
các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng ta đã quán triệt quan điểm công
nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cách mạng khoa học công nghệ là con
đường, là phương tiện để nước ta có thể đẩy mạnh nhanh hơn sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

3


Vì ý nghĩa rất lớn của cách mạng khoa học công nghệ, em chọn đề tài tiểu

luận: “Cách mạng khoa học – công nghệ và việc áp dụng nó vào sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ với
thực tiễn của ngành hoặc địa phương”. Qúa trình làm tiểu luận chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô nhận xét và bổ
sung cho tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG
A. Mét

sè vÊn ®Ò chung vÒ c¸ch m¹ng khoa häc – c«ng nghÖ

I. Khái quát lịch sử phát triển của cách mạng khoa học- công nghệ
1. Một số khái niệm liên quan
 Khoa học: là hệ thống những tri thức về thế giới khách quan
 Tri thức: là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng hay
quá trình nào đó
 Công nghệ: là phương pháp gia công, chế tạo làm thay đổi trạng thái,
tính chất, hình dáng của nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm để tạo
ra sản phẩm.
- Nguyên vật liệu, bán thành phẩm chính là đầu vào của quá trình sản
xuất
 Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất
lượng và giá trị gia tăng cao, có khả năng hình thành các ngành sản
xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện

 Hoạt động công nghệ cao: là nghiên cứu và phát triển, ứng dụng
công nghệ cao, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ

4



cao, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
phát triển doanh nghiệp, công nghiệp công nghệ cao
 Sản phẩm công nghệ cao: là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có
giá trị gia tăng cao
 Doanh nghiệp công nghệ cao: là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; có nguồn lực và
đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
 Công nghiệp công nghệ cao: là các ngành kinh tế - kỹ thuật sản
xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao
 Ươm tạo công nghệ cao: là hoạt động trợ giúp tổ chức, cá nhân có
ý tưởng công nghệ, kết quả nghiên cứu, công nghệ chưa hoàn thiện
nhằm tạo ra, hoàn thiện công nghệ cao theo mục tiêu thương mại
hoá
 Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao: là hoạt động trợ giúp tổ
chức, cá nhân có sở hữu công nghệ cao thành lập doanh nghiệp
công nghệ cao
 Khu công nghệ cao: là khu chuyên nghiên cứu và phát triển, ứng
dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và
kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; có ranh giới địa lý xác định;
được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính Phủ
 Kỹ thuật:
- Là phương tiện phục vụ cho sản xuất
- Là phương pháp tiến hành một công việc
- Là tính từ chỉ trình độ cao, khéo léo của người lao động
 Công nghiệp: là ngành sản xuất vật chất dựa trên khoa học, kỹ
thuật và công nghệ
5



2. Khái quát lịch sử phát triển của cách mạng khoa học – công
nghệ
Từ khi con người xuất hiện, con người luôn dựa vào tri thức, khả năng
sáng tạo của mình để nâng cao sức mạnh và chế ngự thiên nhiên, bắt
thiên nhiên phục vụ mình
2.1 Thời kỳ tiền sử (thời kỳ đồ đá cũ)
Đây là một thời gian rất dài, chiếm tới 99% thời gian tồn tại của loài
người (tính đến hiện nay). Thời gian này tồn tại khoảng 700.000 năm.
Con người chủ yếu làm theo bản năng như săn bắt, hái lượm, chưa có
khái niệm gì về khoa học, công nghệ
2.2 Nền văn minh nông nghiệp (nền văn minh gốc tự nhiên)
Nhờ tích góp kinh nghiệm cuộc sống, con người đã sáng tạo ra cách
chăn nuôi và trồng trọt là những công nghệ đầu tiên, tuy hết sức thô sơ
song cũng giúp con người bỏ qua được xã hội hoang sơ để bước vào
nền văn minh nông nghiệp
Nền văn minh nông nghiệp có vào khoảng 7000 năm trước, được đánh
dấu bằng việc phát minh ra chiếc cày do súc vật kéo, mở ra những
trang đầu tiên trong lịch sử văn minh của loài người
Những phát minh chủ yếu của thời kỳ này:
- Cày, bừa do trâu bò kéo
- Máy bơm, cối xay chạy bằng nước
- Tên nỏ, thuốc sung
- Lò rèn
- Xe cút kít
- Đồ gốm sứ
- Diều
- ….
6



Những phát minh đó đã tạo những tiến bộ to lớn, hỗ trợ lao động cơ bắp,
nâng cao sức sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển loài người
2.3 Nền văn minh công nghiệp
 Tiền đề: là cách mạng khoa học – công nghệ lần 1 (bắt đầu từ cuối
thế kỷ XVII). Cuộc cách mạng khoa học này gắn liền với nhiều
thiên tài khoa học như: Niutơn (người phát minh ra định luật vạn
vật hấp dẫn), Đêcáctơ (người sáng tạo ra môn hình học giải tích),
Culông (người đặt nền móng cho kỹ thuật về điện và điện tử)…..
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: là kết quả của cuộc
cách mạng khoa học – công nghệ lần 1 diễn ra vào cuối thế kỷ
XVIII và bắt đầu ở nước Anh rồi lan sang các nước Tây Âu khác
vào nửa đầu thế kỷ XIX
Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ
khí với các sản phẩm công nghệ mới như:
- Than đá (1709)
- Máy động lực dùng hơi nước (1712)
Máy động lực dùng hơi nước đã thay thế hệ thống công nghệ thủ công là
than củi, sức kéo động vật vốn đang làm nền công nghiệp khi đó đình trệ
vì lượng gỗ tiêu thụ quá lớn. Nhờ hệ thống công nghệ mới này đã thúc
đẩy kinh tế thế giới phát triển nhảy vọt
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai: diễn ra từ nửa sau thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
• Đặc điểm của cuộc cách mạng này:
- Cho ra đời hệ thống công nghệ điện – cơ khí,
- Đưa lực lượng sản xuất tiến lên một bước từ nền sản xuất cơ khí
chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hoá cục bộ.

7



- Cuộc cách mạng này đã dẫn đến nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
2% với những đổi thay sâu sắc
-

Tạo ra một loạt những ngành nghề mới
• Những phát minh lớn:

- Động cơ đốt trong dùng xăng (1862)
- Điện (1869)
- Dầu lửa (1870)
Mặc dù cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần 2 được áp dụng vào
trong nền kinh tế làm nên cuộc cách mạng công nghiệp lần 2, đã tạo nên
những bước tiến vượt bậc so với cuộc cách mạng lần 1. Tuy nhiên, nền
sản xuất đại công nghiệp cơ khí chỉ có thể phát triển đến một ngưỡng
nhất định bởi hệ thống công nghệ này chủ yếu dựa vào vật chất và nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, các nguồn lực này ko phải là vô
tận và nếu khai thác ko hợp lý sẽ dẫn đến cạn kiệt. Do đó, nền văn minh
này được dự báo là sẽ đi vào ngõ cụt. Theo Karl Marx, cùng với sự phát
triển của nền đại công nghiệp, việc sản xuất ra của cải ngày càng trở nên
ít phụ thuộc hơn vào lượng lao động phải bỏ ra mà trước hết phụ thuộc
vào trình độ ứng dụng của khoa học vào sản xuất hay vào sự phát triển
của công nghệ. Nền công nghệ truyền thống với yếu tố vật chất là quyết
định không thể tồn tại một cách lâu dài và vững bền. Con người ngày
càng phải phát huy khả năng sáng tạo của mình, tạo ra một hệ thống
công nghệ mới, phát triển về cả lượng và chất, khắc phục được những
hạn chế ràng buộc, đưa xã hội loài người tiếp tục tiến lên. Và sự thật là
con người vẫn tiến lên, tiến đến cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
lần 3
II. Cách mạng khoa học và công nghệ lần 3 (Cách mạng khoa học và

công nghệ hiện đại)
8


1. Tiền đề
Để đáp ứng những đòi hỏi bức bách đặt ra về tài nguyên, môi trường…,
khoa học và công nghệ thế kỷ XX đã có những bước phát triển nhảy vọt,
vượt xa những thành tựu đã đạt được trong những thiên niên kỷ trước
với tốc độ phát triển : “một ngày bằng 20 năm”
Nguồn gốc của sự phát triển mang tính đột biến này là ba phát minh vĩ
đại đầu thế kỷ XX
- Thuyết tương đối của Anhxtanh
- Thuyết lượng tử của Plăngcơ
- Sự phát hiện ra mật mã di truyền của Oatxơn và Gricơ
Những phát minh này là đã mở ra thế giới vi mô của vật chất, đánh dấu
một bước tiến vĩ đại của khoa học và công nghệ. Loài người đã nhanh
chóng mở rộng tri thức của mình từ chỗ khám phá các quy luật vận động
của thế giới vi mô, tạo ra một hệ thống công nghệ mới cao cấp hơn hẳn
hệ thống công nghệ cũ: đó là các công nghệ vi điện tử, máy tính, quang
điện tử, laze, vật liệu mới, hạt nhân, gen, tế bào…
2. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần 3 (từ
thế kỷ XX đến nay)
2.1 Sự phát triển của công nghệ cao
Khái niệm công nghệ cao được sử dụng bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ
XX khi một loạt những ngành công nghệ mới ra đời làm cho ranh giới giữa
khoa học và công nghệ không tồn tại một cách rõ ràng. Công nghệ cao dựa
vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức và hoàm
lượng khoa học sáng tạo cao nhất. Không phải công nghệ truyền thống được
ứng dụng một phần công nghệ cao thì được gọi là công nghệ cao. Ví dụ như
công nghệ xe hơi truyền thống của Hoa Kỳ tuy rất hiện đại nhưng vẫn chưa

phải là công nghệ cao. Chỉ khi động cơ thay bằng nhiên liệu không ô nhiễm,
9


hệ thống điều khiển được tự động hoá toàn bộ thì mới được gọi là công nghệ
cao. Trong nông nghiệp, những công nghệ tạo ra sản phẩm không phải chủ
yếu từ những cây, con nuôi trồng truyền thống mà từ công nghệ gen, công
nghệ tế bào, công nghệ enzim… được gọi là công nghệ cao
Các ngành công nghiệp công nghệ cao như: viễn thông, máy tính, thiết bị
văn phòng, thiết bị khoa học, dược phẩm, hàng không vũ trụ…là những
ngành mà các nước trên thế giới đang chạy đua với nhau để mong đạt được
những thành tựu và tự khẳng định mình trên trường quốc tế
Trong sản xuất dựa vào các công nghệ mới, chi phí nguyên liệu cho một đơn
vị thành phẩm ngày càng ít hơn. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, chi phí
nguyên liệu và năng lượng cho một chiếc xe hơi chiếm tới 60% tổng cho phí
sản xuất. Nhưng đến những năm 80 của thế kỷ XX, chi phí vật chất chỉ còn
chiếm 2% so với 98% chi phí cho phần trí tuệ trong tổng chi phí cho sản
xuất cho một cụm vi mạch bán dẫn. Dây cáp đồng của những năm 80 của thế
kỷ XX có hàm lượng nguyên liệu và nhiên liệu gần 80% còn ở đây cáp điện
thoại bằng sợi thuỷ tinh của những năm 1990 hàm lượng đó chỉ chiếm 10%.
Dây cáp đồng chỉ có thể chuyển tải 1 trang thông tin trong 1 giây trong khi
dây cáp quang có thể chuyển tải được hàng vạn tập sách 1 giây. Phần chi phí
vật chất cho sản phẩm ngày càng giảm, trong khi giá trị sản phẩm ngày càng
tăng do có hàm lượng chất xám cao
2.2 Các công nghệ trụ cột chính và những thành tựu của chúng
2.2.1 Công nghệ sinh học
Nó dựa vào sự hiểu biết về sự sống, về bản than con người cũng như về sự
sống xung quanh mình. Phải có sự hiểu biết đầy đủ thì con người mới có thể
phát triển một cách toàn diện, có sức khoẻ, có cuộc sống tốt đẹp
Trong công nghệ sinh học, các lĩnh vực công nghệ cao bao gồm:

- Công nghệ tế bào
10


- Công nghệ enzim
- Công nghệ gen
- Công nghệ lên men vi sinh vật
- Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật
- Công nghệ nuôi cấy mô tế bào động vật
- Công nghệ chuyển hoá thông qua enzim
Trong đó, kỹ thuật mấu chốt quyết định sự ra đời của công nghệ sinh học
hiện đại là kỹ thuật AND tái tổ hợp và công nghệ gen. Các công nghệ này đã
cho phép con người tạo ra các thần dược để kéo dài tuổi thọ của con người,
tạo ra những giống cây trồng mới có chất lượng, có năng suất cao..
Các sản phẩm do công nghệ sinh học tạo ra rất đa dạng, phong phú và hầu
như có mặt trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả ngành công
nghiệp nặng như: công nghiệp khai thác quặng, dầu mỏ…
 Công nghệ sinh học cổ đại: xuất hiện 1000 năm trước công
nguyên. Lúc đó con người biết lợi dụng nấm men, một loại vi
sinh vật trong rượu và chưng cất rượu
 Công nghệ sinh học truyền thống: được đánh dấu bởi năm 1855,
khi Paxtơ phát hiện ra vi sinh vật là nguyên nhân gây bệnh và làm
thối rữa động thực vật. Ngành vi sinh vật học ra đời đánh dấu
mốc phát triển của giai đoạn phát triển công nghệ sinh học truyền
thống
 Công nghệ sinh học hiện đại: được bắt đầu từ năm 1953, khi Cric
và Oatxơn phát hiện ra mô hình cấu trúc phân tử AND. Đến năm
1980, kỹ thuật AND tái tổ hợp ra đời nhờ phát minh về các enzim
hạn chế (cho phép cắt và ghép nối các phân tử AND), mở ra thời
kỳ phát triển vũ bão của công nghệ sinh học hiện đại


11


Công nghệ sinh học đã mang lại những biến đổi rất to lớn trong rất nhiều
lĩnh vực
 Trong nông nghiệp: con người đã sử dụng phổ biến phương pháp nuôi
cấy mô để nhân vô tính các giống cây trồng, sử dụng phương pháp
cấy ghép hợp tử để nhân nhanh các giống gia súc quý, sử dụng công
nghệ AND tái tổ hợp và ghép gen để tạo ra những giống cây ăn quả
hoặc cây lương thực mới có năng suất cao, có khả năng cố định đạm
không khí hoặc chống chịu một số loại dịch bệnh
- Các nhà khoa học thành công trong việc cấy một số gen thích hợp
vào trứng mới thụ tinh của gia súc, gia cầm, thuỷ sản để có thể nâng
cao tốc độ và khối lượng tăng trưởng của các loại vật nuôi. Áp dụng
công nghệ này, người ta có thể làm cho trứng gà hoặc sữa bò có được
những protein rất quý và có lợi cho sức khoẻ
- Công nghệ sinh học tạo được nhiều loại phân vi sinh, thuốc trừ sâu vi
sinh, các loại thức ăn giàu protein cho gia súc, các loại chất ngọt, chất
thơm và gia vị quý cần cho công nghiệp thực phẩm
- Công nghệ sinh học giúp con người có thế tạo ra được những giống
lúa theo ý muốn. Trong 5 – 10 năm tới, các giống lúa có năng suất
trên 15 tấn/ha sẽ được áp dụng rộng rãi
- Sử dụng công nghệ gen sẽ giúp tạo ra những loại cây trồng có sản
lượng cao, có khả năng kháng bệnh và giàu dinh dưỡng
- Kỹ thuật canh tác bằng máy máy móc sẽ thay thế kỹ thuật canh tác
nông nghiệp truyền thống
- Các kỹ thuật nông nghiệp như gieo mạ, tưới tiêu, bón phân và sát
trùng được điều khiển bằng máy vi tính
- Phương pháp nuôi trồng cây không có đất được sử dụng rộng rãi sẽ

giúp cho sản lượng của các loại cây trồng tăng lên rất nhiều
12


- Dân số thế giới ngày càng tăng lên, diện tích đất đai trồng trọt ngày
càng giảm và nếu chúng ta không dựa vào những thành tựu của khoa
học công nghệ, đưa những kỹ thuật cao vào sản xuất thì sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu lương thực thực phẩm. Theo các nhà khoa học, nếu
không đưa kỹ thuật cao vào để nâng cao chất lượng sản phẩm thì đến
năm 2025, tình trạng đói nghèo sẽ tăng lên khoảng 40%
 Trong lĩnh vực y, dược: công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gen
đã đạt được rất nhiều thành tựu trong chẩn đoán, phòng và điều trị
bệnh
- Ngày 26/6/2000, bản đồ gen con người đã được công bố là cơ bản
hoàn thành. Bản đồ này đã đọc được 3,23 tỷ trong 3.5 tỷ nucleotide chữ cái của mã di truyền bộ gen con người
- Ngày 12/2/2001, bản đồ chi tiết bộ gen con người đã được công bố
Khi nắm được quy luật của bộ gen con người thì chúng ta sẽ hiểu được tình
trạng sức khoẻ của con người và những gì sẽ xảy ra đối với quá trình phát
triển của từng con người để từ đó biết cách chữa trị và sửa chữa những
khiếm khuyết của con người. Điều này đồng nghĩa với việc điều khiển sự
sống của con người, khắc phục bệnh tật và điều quan trọng là những bệnh
hiểm nghèo như ung thư hay “bệnh thế kỷ” như AIDS sẽ được chữa trị, tuổi
thọ con người sẽ được kéo dài. Hơn nữa, đã có rất nhiều thành tựu đạt được
khi con người nắm được quy luật của bộ gen con người
- Năm 1993, các nhà khoa học Anh đã thành công trong việc tạo ra chú
cừu Dolly bằng phương pháp nhân bản vô tính. Nhờ ứng dụng
phương pháp này, các nhà khoa học thuộc viện bảo tàng Australia có
thể làm sống lại loài hổ Tasmanian - một loại động vật quý hiếm đã
bị tuyệt chủng cách đây trên một thế kỷ. Hiện nay, viện bảo tàng này
đang lưu giữ rất nhiều những nguyên liệu để có thể đưa lời động vật

13


này trở lại với thiên nhiên. Đây là một bước đột phá quan trọng trong
lĩnh vực y học, mở ra một triển vọng mới trong việc hồi sinh những
loài động vật đã bị tuyệt chủng và đồng thời là phương án tối ưu để
bảo vệ các loài động vật trước nguy cơ bị tuyệt chủng
- Nhờ xác định được cơ chế quan hệ giữa bệnh và gen khuyết tật tương
ứng đã bắt đầu điều trị được một số bệnh có nguồn gốc di truyền
bằng cách tác động vào các tế bào có liên quan. Đây là một thành tựu
rất đáng quan tâm
- Các nhà khoa học đang tạo ra những loại vắc xin sống có khả năng
tạo miễn dịch cao hơn và có khả năng đa trị như vắc xin chống virut
HIV, các bệnh ký sinh, các bênh nhiễm khuẩn và cả trong lĩnh vực
chống thụ thai cũng đang trở thành hiện thực
- Các loại vắc xin cũng sẽ được đưa vào thực vật sử dụng trong các
bữa ăn hàng ngày. Điều này sẽ được tiến hành bởi các công nghệ tái
tổ hợp AND, miễn dịch phân tử, sinh học phân tử, hoá học phân tích
polysacarrit và những nghiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh
Ta thấy rằng: những khả năng mới của công nghệ y – sinh như cấy ghép
và thay thế cơ quan sinh sản nhân tạo, dự báo và điều trị các bệnh di
truyền đang đưa lại cho ngành y học sức mạnh to lớn để phục vụ lợi ích
cho con người nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các nhà khoa học những
đòi hỏi rất cao về tinh thần trách nhiệm và ý thức đạo đức xã hội. Việc
chú cừu Dolly ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính đã kéo theo
hàng loạt những chú cừu, chú bê khác ra đời. Và vấn đề băn khoăn là
liệu phương pháp này có được dùng để sinh sản ra con người hay không
và lẽ nào mỗi con người lại cho phép có những bản sao giống hệt mình.
Trong nhiều hội nghị khoa học đã bàn luận rất nhiều về vấn đề này và đi


14


đến kết luận là không được phép dùng phương pháp sinh sản vô tính cho
người
Hơn nữa, nhiều vấn đề về đạo đức đang tiếp tục đặt ra và cần nghiêm túc
xem xét như khả năng lạm dụng thông tin di truyền, quyền sở hữu gen
và mã di truyền, sự di chuyển gen từ loại động vật này sang loài khác,
việc sử dụng các loại vi sinh vật biến đổi gen… nhất là những vấn đề
liên quan đến bộ gen con người. Uỷ ban quốc tế về đạo đức trong sinh
học (CIB) đã soạn thảo Bản tuyên bố về bộ gen con người và quyền con
người, được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua tháng 12 năm 1998.
Một vấn đề khác được đặt ra là quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công
nghệ sinh học. Những thành tựu mà công nghệ sinh học đưa lại giá trị rất
to lớn nên cần có một chế độ sở hữu trí tuệ hợp lý, tránh độc quyền
chiếm hữu sáng chế về ứng dụng tri thức về gen để làm ra sản phẩm y,
dược có ích đối với cuộc sống con người, trong khi việc nghiên cứu, giải
mã, lập bản đồ gen con người là thành quả lao động sang tạo của nhiều
thế hệ các nhà khoa học trên thế giới, là thành quả chung của loài người.
Có thể nói rằng: công nghệ sinh học phát triển đã mang lại cho loài
người rất nhiều lợi ích nhưng những vấn đề mà nó đặt ra cũng rất nhiều.
Chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu và giải quyết dần dần những vấn đề
đó.
 Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, công nghệ sinh học cũng có vai trò
ngày càng quan trọng. Việc phân huỷ các chất thải bằng phương pháp
sinh học được sử dụng có hiệu quả, thay thế cho các phương pháp phi
sinh học như phân huỷ hoá học hoặc thiêu đốt, để chống ô nhiễm do
các chất phế thải của công nghiệp và nông nghiệp gây ra
Công nghệ sinh học đang hội tụ với những ngành khoa học khác, hình thành
nhiều lĩnh vực khoa học mới như:

15


 Sinh – tin học: đây là sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và công
nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã nhanh chóng trở thành công
cụ hữu hiệu chi phối các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng, nghiên cứu thích ứng và tự động hoá sản xuất trong lĩnh
vực công nghệ sinh học
- Trong nghiên cứu cơ bản, tin học đang làm thay việc thống kê minh
hoạ, so sánh các dữ kiện
- Trong sinh học thực nghiệm, đặc biệt là nghiên cứu sinh học phân tử
và công nghệ gen thì rất nhiều phần mềm chuyên dụng không thể
thiếu được trong các phòng thí nghiệm tiên tiến
- Trong công nghệ lên men, tự động hoá điều chỉnh các thông số kỹ
thuật về nhiệt độ, độ pH, tốc độ khuấy, tốc độ sục khí, mật độ tế bào,
tốc độ bổ sung môi trường, hầu hết đều đã được vi tính hoá
- Giải mã toàn bộ gen con người hoàn thành được là nhờ các mánh tính
cực mạnh
- Trong lĩnh vực y dược, để tìm kiếm được những loại dược phẩm mới,
nhiều công ty công nghệ sinh học xuyên quốc gia trên thế giới đang
hợp tác với nhau và giành nguồn đầu tư ngân sách rất lớn cho việc
nghiên cứu các gen gây bệnh nhằm giải quyết các vấn đề nan giải
trong y học và dược phẩm
 Sinh - điện tử học: đây là một ngành chuyên nghiên cứu các phương
pháp tổng hợp hữu cơ và việc sử dụng các phân tử hữu cơ với tư cách
là một hệ thống có tổ chức, có khả năng thực hiện một số phép tính xử
lý tín hiệu. Từ đó có thể tạo nên những phân tử đạt được những đặc
tính nhất định về điện, quang và từ tuỳ vào mục đích sử dụng
- Mục tiêu của lĩnh vực sinh - điện tử học là mô phỏng sự chuyển dời
của các điện tử ở mức phân tử nhằm chế tạo ra các tinh thể sinh học

16


và các thiết bị cảm biến điện – sinh học… để từ đó tạo ra các hệ
thống xử lý tin học có thể dùng trong các người máy và các máy tính
thông minh có thể đọc được suy nghĩ và bắt chước một số cơ chế của
bộ não và hệ thần kinh trung ương của con người. Trong tương lai,
các mạch (chip) sinh học sẽ thay thế các mạch silic trong thế hệ máy
tính biết tư duy với tốc độ tính toán và xử lý tăng lên nhiều lần, góp
phần giải mã và điều khiển các cơ chế cơ bản của sự sống.
2.2.2 Công nghệ vật liệu
Đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh, có tính liên ngành rất cao. Những
vật liệu mới được phát minh đều phải dựa trên nhiều ngành khoa học như
vật lý, cơ học, hoá học, sinh vật học… Những sản phẩm của ngành vật liệu
mới thường có tính năng siêu việt, đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của con
người. Sự phát triển của vật liệu thể họên sự phát triển của văn minh nhân
loại. Bởi vậy, người ta có thể phân biệt các thời đại nhờ vào các loại vật liệu
mà con người sử dụng trong các thời đại đó
Có rất nhiều loại vật liệu mới nhưng cơ bản nó được tạo bởi ba loại công
nghệ:
 Vật liệu composit: là sự tổ hợp của nhiều loại vật liệu khác nhau để có
thể tạo ra những vật liệu mới có sức chịu nhiệt, chịu lực, chịu lão hoá
phù hợp với các nhu cầu khác nhau. Vật liệu composit rất đa dạng và
hiện nay đang phát triển rất mạnh
 Vật liệu siêu dẫn: là loại vật liệu dùng trong tải điện không gây tổn
thất điện năng và khả năng tải dường như vô hạn; sử dụng vật liệu
siêu dẫn trong chế tạo động cơ điện có thể giảm kích thước xuống rất
nhỏ mà đạt được công suất rất lớn. Hiện nay, đã có vật liệu siêu dẫn ở
nhiệt độ nitơ lỏng và trong vài thập kỷ tới sẽ có vật liệu siêu dẫn ở
nhiệt độ bình thường

17


 Công nghệ Nano (nanotechnology): công nghệ này có độ chính xác ở
cấp nguyên tử, tức là các sản phẩm tạo ra bởi công nghệ nano có một
cấu trúc cố định đạt được những tính chất bắt buộc ở cấp độ nguyên
tử. Không cần phải chuyển nguyên vật liệu đến từ nơi xa, bất cứ vật
liệu nào ở xung quanh chúng ta đều được tách ra thành những nguyên
tử hợp thành rồi sau đó lắp ráp chúng lại thành ra những sản phẩm
hữu ích nhờ các thiết bị lắp ráp phân tử của công nghệ nano
Ta có thể lấy ví dụ như từ vật liệu cácbon, có thể tạo ra được những ống
“cácbon” đường kính khoảng 0,1 – 0,2 micromet, thành của nó dài
khoảng vài chục nanomet (1micro = 1/1000 mm, 1 nano =
1/1.000.000mm). Từ những ống cácbon đó có thể tạo ra được những loại
vật liệu mới nếu so với thép thì nhẹ hơn 7 lần, cường độ chịu lực thì lớn
hơn thép 400 lần. Trong tương lai, loại vật liệu này sẽ được sử dụng
trong ngành chế tạo máy, cho những bộ phận phải chịu lực rất cao và sẽ
đi tới những máy móc tý hon, những rôbốt, máy tính tý hon. Công nghệ
nano mở ra một chân trời rất mới và đầy triển vọng cho những ngành
công nghiệp công nghệ cao, cho tự động hoá các quá trình sản xuất và
các quá trình điều khiển khác
Ngoài ra, các hợp kim nhôm, hợp kim titan – zireon, hợp kim bột,
composit trên nền kim loại, composit trên nền chất dẻo cũng đang được
phát triển và sử dụng phổ biến. Vật liệu gốm cũng có ưu điểm nhẹ, cứng,
chống mài mòn, ăn mòn, không dẫn điện, chịu được nhiệt rất cao, được
sử dụng ngày càng phổ biến để chế tạo các dụng cụ cắt, các bộ phận chịu
nhiệt độ cao của Turbin và các loại động cơ
Trên thị trường hiện có hàng loạt vật liệu kim loại, hang chục vạn loại vật
liệu chất dẻo và hữu cơ thông dụng. Số lượng này càng ngày càng tăng
nhanh, vì vậy cần phải được quản lý trong các ngân hang dữ liệu với đầy

18


đủ những tham số về tính năng kinh tế, kỹ thuật của từng loại vật liệu để
làm cơ sở thuận tiện cho các nhà công nghiệp lựa chọn loại vật liệu phù
hợp với sản phẩm của mình. Chế tạo vật liệu và gia công vật liệu đang có
xu thế kết hợp thành một quá trình thống nhất, thuận tiện hơn rất nhiều
cho người tiêu dùng
2.2.3 Công nghệ năng lượng
Thế giới đã và đang phải đương đầu với những cuộc khủng hoảng năng
lượng song việc giải quyết khủng hoảng chỉ còn là vấn đề thời gian vì triển
vọng xuất hiện và khả năng sử dụng các nguồn năng lượng mới đã rất rõ
ràng
 Về năng lượng mặt trời: hiện nay, loại năng lượng này còn rất đắt
nhưng các nhà khoa học và những doanh nghiệp vẫn tập trung đầu tư
nghiên cứu. Nhờ những vật liệu mới và công nghệ mới năng lượng
mặt trời trong tương lai gần sẽ rất rẻ và được sử dụng rộng rãi.
Pin mặt trời đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, nó có thể đạt đến công
suất hang chục ngàn watt. Hiệu suất thực tế hiện nay đạt 10% và đang tiến
đến 20%. Với những kết quả khả quan này, pin mặt trời đã cạnh tranh được
với nhiệt điện ở những vùng xa xôi hẻo lánh
 Về năng lượng nguyên tử: sau cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất
năm 1973, các nước tư bản phương Tây phát triển rất mạnh năng
lượng điện nguyên tử vì những nước này thấy trước được những lợi
ích của năng lượng điện nguyên tử. “Loài người sẽ không thể giải
quyết được vấn đề năng lượng nếu không phát triển năng lượng hạt
nhân”
Bởi nền sản xuất nào cũng cần đến năng lượng nên sự phát triển của
những ngành tạo ra năng lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,
chất lượng và hiệu quả của các ngành sản xuất kinh doanh khác

19


 Năng lượng sinh học: đang được phát triển mạnh mẽ, là nguồn năng
lượng sạch môi trường, vừa giải quyết vấn đề nguồn năng lượng
truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, vừa giải quyết vấn đề chống ô
nhiễm môi trường
Đến năm 2030, các dạng năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng
lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, năng lượng
gió…sẽ vượt qua toàn bộ nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ, than,
khí tự nhiên và thuỷ lực. Khi đó, vai trò của nguồn năng lượng truyền thống
đối với sức mạnh của một quốc gia sẽ giảm bớt đi, nguồn năng lượng mới sẽ
trở nên ngày càng quan trọng
2.2.4 Công nghệ thông tin (CNTT)
Thông tin được coi là cơ sở của tri thức, là tài nguyên quan trọng nhất của
nền kinh tế tri thức. Thông tin có vai trò quan trọng chẳng những trong sản
xuất kinh doanh mà còn rất quan trọng trong lĩnh vực của đời sống xã hội
Ở Việt Nam: khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ
yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Công nghệ thông tin có những chức năng quan trọng như:
- Sáng tạo
- Truyền tải thông tin
- Xử lý thông tin
- Lưu trữ thông tin
Với những thành tựu và khả năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin
như máy vi tính, tia laze, vi điện tử, viễn thông và mạng Internet… ngành

20


công nghệ thông tin và các dịch vụ liên quan đang trở thành ngành mang
tính chủ đạo của nền kinh tế
Quá trình phát triển công nghệ thông tin có thể chia làm bốn giai đoạn: thủ
công – cơ giới hoá - tự động hoá – thông tin thông minh
Ta thấy rằng, bốn trụ cột chính của nền sản xuất hiện đại đang phát triển rất
mạnh mẽ trong những thập kỷ cuối thể kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trở thành
động lực thúc đẩy sự chuyển tiếp từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức
3. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự
phát triển kinh tế - xã hội
3.1 Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Ngày nay, trên nhiều lĩnh vực, khoa học và công nghệ đã trực tiếp trở thành
lực lượng sản xuất. Các công viên khoa học, các thành phố khoa học, các
khu công nghệ cao được thành lập ở các nước công nghiệp tiên tiến chính là
để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho khoa học, công nghệ và sản
xuất vào làm một. Phòng thí nghiệm cũng chính là nhà máy, nhà khoa học
đồng thời là nhà sản xuất, kinh doanh. Cùng một nơi, người ta nghiên cứu
rồi sản xuất đại trà
Trước đây, chúng ta hiểu khoa học là lực lượng sản xuất với nghĩa khoa học
tham gia vào quá trình sản xuất bằng việc tạo ra công nghệ, tạo ra phương
pháp để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả của sản xuất; còn bây giờ, khoa học đã trực tiếp tạo ra sản phẩm, khoa
học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đó là sự kỳ diệu nhất của khoa
học trong thế kỷ XX
Trong kinh tế nông nghiệp, vai trò của khoa học còn yếu, không đáng kể.
Chuyển sang kinh tế công nghiệp, vai trò của khoa học cao hơn hẳn và có
tác dụng rõ ràng. Khoảng 3/4 mức tăng trưởng kinh tế của các nước công
nghiệp phát triển là dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ. Đầu thập niên

21


80 của thế kỷ XX, đầu tư cho khoa học và công nghệ, cho một cán bộ khoa
học và công nghệ bình quân cả thế giới vào khoảng 57.000 USD một năm,
nhưng hiện nay đã lên tới 150.000 USD một năm. Những gì xảy ra với khoa
học và công nghệ trong những năm tới khó mà dự đoán hết được, nhưng
điều chắc chắn sẽ tiếp tục xảy ra là khoa học và công nghệ sẽ phát triển
manh hơn và kinh tế - xã hội sẽ ngày càng biến đổi mạnh hơn nữa.
3.2 Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất
Khoa học và công nghệ phát triển tạo ra nhiều ngành mới, nhất là trong các
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP ngày càng
giảm. Khu vực sản xuất chính không còn là khu vực sản xuất vật chất nữa
mà là khu vực dịch vụ, bởi chỉ có khu vực này mới có thể tạo ra nguồn
nguyên, nhiên liệu, thông tin, tri thức cho nền kinh tế tri thức. Dịch vụ hiện
nay chiếm tỷ lệ trên 60% trong tổng sản phẩm xã hội của thế giới. Nhờ có
công nghệ mới mà nhiều ngành mới, nhất là các ngành trong lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ được tạo ra. Các ngành truyền thống được hiện đại hoá và
tiếp tục phát triển, nhưng tỷ lệ trong GDP ngày càng giảm đi. Tỷ lệ các
ngành dịch vù tăng lên
Trong khi nền kinh tế công nghiệp dựa vào sự tổ chức hàng loạt, quy chuẩn
hoá thì nền kinh tế tri thức dựa trên cơ sở sản xuất linh hoạt hang hoá và
dịch vụ dựa vào công nghệ cao, đây cũng là kinh tế văn phòng (người trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm trong các nhà máy ít đi, người làm việc ở văn
phòng nhiều lên). Các công ty công nghệ ngày càng quan trọng. Tỷ lệ gia
tăng công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế tạo đang tăng nhanh
3.3Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm thay đổi cơ cấu xã hội
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, ở các nước phát triển, nông dân chiếm đa
số, còn ngày nay chỉ chiếm dưới 1/5 dân số, tức là chỉ còn 1/10 so với 80

22


năm trước đây. Nông dân sản xuất chỉ còn chiếm 2% lực lượng lao động và
cũng ko còn là người nông dân “chân lấm tay bùn” nữa mà là những nhà
“kinh doanh nông nghiệp”
Công nhân nói chung tăng lên nhưng công nhân áo xanh (những công nhân
lao động chân tay lao động trong các xí nghiệp, hầm mỏ…) giảm đi, công
nhân áo trắng tăng lên và đặc biệt là đã xuất hiện công nhân trí thức (là
những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm, như những
lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính, những
người điều khiển máy móc đòi hỏi có trình độ tri thức nhất định. Trong nền
kinh tế mới, vai trò của người công nhân áo trắng, nhất là công nhân trí thức
rất quan trọng. Họ là lực lượng trực tiếp tạo ra của cải xã hội, tiêu biểu cho
lực lượng sản xuất mới. Theo thống kê của OECD, tỷ lệ đóng góp của ngành
dịch vụ Hoa Kỳ vào GNP từ 50% lên 80%, trong đó, 63% dịch vụ là thuộc
dịch vụ công nghệ cao. Còn theo đánh giá của ngân hang thế giới WB, 64%
của cải thế giới hiện nay là do “vốn nhân lực” tạo thành. Trên 80% công
việc trong các ngành của Hoa Kỳ về bản chất là công việc của lao động trí
óc
3.4 Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thúc đẩy quá trình toàn cầu
hoá
3.4.1 Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thúc đẩy sự gia tăng nhanh
toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là xu thế khách quan của quá trình phát triển lực lượng sản
xuất, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, là một tiến
trình lịch sử không thể đảo ngược. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra sự phát triển nhảy vọt của
lực lượng sản xuất, rút ngắn thời gian, giảm dần ý nghĩa khoảng cách không
gian, thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển

23


nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư và tích tụ tập trung tư bản trên phạm
vi toàn cầu dẫn tới hình thành nền kinh tế thế giới nhất thể hoá, toàn cầu hoá
hiện nay
Thông tin và tri thức không bị cột chặt trong một nước hay khu vực mà gần
như lưu động không hạn chế. Công nghệ thông tin với hệ thống mạng thông
tin toàn cầu làm cho quan hệ giữa các quốc gia và giữa các khu vực trở nên
chặt chẽ hơn, mở đường cho mỗi quốc gia có thể truy cập thông tin của các
quốc gia khác dễ dàng hơn. Các nước đang phát triển có thể tìm cách để rút
ngắn khoảng cách và bắt kịp các nước phát triển
Các công ty xuyên quốc gia đã được thành lập với hệ thống chi nhánh trải
dài trên nhiều nước phụ thuộc vào công ty mẹ dẫn đến việc lôi cuốn các
nước có chi nhánh phải tham gia vào vòng chu chuyển của tư bản xuyên
quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia vừa đem đến cho các nước đang phát
triển một nền kỹ thuật tiên tiến (nhưng không phải là kỹ thuật cao), lại vừa
mang lại cho các nước dang phát triển những sản phẩm giá thành thấp nhờ
nguồn tài nguyên dồi dào và sức lao động rẻ của các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, đồng thời với sự đóng góp này thì
nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển đang bị suy kiệt nhanh
chóng, môi trường sinh thái của các nước đó bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đi liền với toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá - một đặc điểm nổi bật của
nền kinh tế thế giới hiện nay. Từ nay đến năm 2020, trên thế giới sẽ hình
thành và phát triển ba khu vực kinh tế lớn: khu vực kinh tế Châu Âu với
trung tâm là Liên minh Châu Âu, khu vực kinh tế Châu Mỹ với trung tâm là
Hoa Kỳ và khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Sự hợp tác và đấu
tranh giữa các khu vực cũng góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá nền
kinh tế thế giới


24


3.4.2 Toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa đang làm gia tăng nhanh chóng khoảng
cách giàu – nghèo, bất công xã hội, khoét sâu các mâu thuẫn của thời đại;
phong trào chống toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa đang dâng lên
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi mở rộng thị trường trên toàn thế
giới, các nền kinh tế xâm nhập vào nhaudẫn đến toàn cầu hoá
Tuy nhiên, toàn cầu hoá lại mang tính chính trị, mang tính giai cấp. Toàn
cầu hoá cho đến nay là toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, do chủ nghĩa tư bản
chi phối. Chủ nghĩa tư bản bằng mọi biện pháp lôi cuốn tất cả các nước đi
theo trật tự do mình áp đặt. Toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa đang xoá dần đi
những truyền thống được xây đắp qua hang chục thế kỷ, làm cho đạo đức
suy thoái, tệ nạn xã hội gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày
càng tăng lên nhanh chóng. Chưa bao giờ sự phân cực, sự tương phản, sự bất
bình lại sâu sắc như hiện nay. Theo ước tính, các nước giàu trên thế giới
chiếm 20% dân số lại chiếm giữ gần 90% GDP , hơn 80% xuất khẩu hang
hoá và dịch vụ, gần 68% FDI và gần 95% người sử dụng Internet trên thế
giới; còn các nước nghèo nhất cũng bao gồm 20% dân số thế giới lại chỉ
chiếm 1% GDP, 1% xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, 1 % FDI và 0,2 % dân
số sử dụng Internet trên thế giới. Chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số
thuộc nhóm giàu nhất với 20% dân số thuộc nhóm nghèo nhất trên thế giới
ngày càng xa và đã lên đến hàng trăm lần
Các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thô của các nước đang phát triển
xuất khẩu bán với giá rất rẻ, còn các sản phẩm công nghiệp nhất là các sản
phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng theo chế độ bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ
hiện hành, các sản phẩm công nghệ cao thì giá cả cao hơn nhiều so với giá
trị thực của chúng. Tình trạng nợ nần chồng chất của các nước đang phát
triển tăng lên trong khi hiệu quả đầu tư rất thấp. Các nước nghèo không có
khả năng trả nợ và sự phụ thuộc vào những “chủ nợ” là điều đương nhiên

25


×