Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận cao học Xử LÝ TÌNH HUỐNG MÂU THUẪN GIỮA PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.33 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý giáo dục là một hoạt động quản lý đặc thù có tính chuyên biệt thông
qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục
tiêu nhất định. Mục tiêu quản lý giáo dục là trạng thái được xác định trong tương
lai của đối tượng quản lý hoặc của một số yếu tố cấu thành của nó.
Trong từng năm học mục tiêu quản lý giáo dục gắn liền với việc thực hiện
nhiệm vụ năm học, xây dựng một đội ngũ mạnh về chính trị tư tưởng đạo đức,
vững vàng về chuyên môn, gắn bó đoàn kết đồng lòng, đồng sức đảm bảo tính
chiến đấu khoa học trong chặng đường phát triển toàn diện và bền vững lâu dài.
Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ giữa Nhà trường- Gia đình- xã hội cũng
luôn được quan tâm, đó chính là xây dựng môi trường giáo dục, một yếu tố cấu
thành trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Và đó cũng là động
lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội là mối quan hệ có tính nhân
quả giữa hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục. Trong mối quan hệ đó thì mối
quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh là cụ thể nhất, ảnh
hưởng trực tiếp đến tâm lý, ý thức, chất lượng giáo dục nhất đối với một học sinh.
Mối quan hệ đó phát triển tốt tức là môi trường giáo dục tốt, việc đó sẽ tạo cho học
sinh tính hứng thú, tích cực , tự giác trong học tập và đó cũng là điểm khơi nguồn
cho trí tài năng và sáng tạo của học sinh trong học tập và công tác sau này.
Trong những năm vừa qua để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước nói
chung ngành Giáo dục nói riêng về " Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020"
ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm2001
của Thủ tướng Chính phủ, việc xây dựng môi trường giáo dục, mà cụ thể là chủ
trương xã hội hoá giáo dục ở các địa phương, Trường THCS A cũng đã có nhiều cố
gắng, đã từng bước lấy lại niềm tin trong phụ huynh và chính quyền địa phương
bằng những việc làm cụ thể của mình.
Cùng với việc nổ lực của toàn ngành giáo dục, để lấy lại niềm tin bằng chất
lượng của hiệu quả giáo dục là trách nhiệm, lương tâm của đội ngũ nhà giáo.



Giáo viên có trách nhiệm trong công việc, có lương tâm có đạo đức nghề
nghiệp là một yêu cầu xuyên suốt trong hoạt động giáo dục hiện nay của tất cả mọi
nhà trường.
Nhưng thực tế hiện tại vẫn có những giáo viên chưa thấy được mối quan hệ
quan trọng trong hệ thống môi trường giáo dục, hay do những thói quen không để
ý, hoặc bỏ qua những yêu cầu về chuẩn mực của người giáo viên, xúc phạm nhân
cách học sinh, tạo nên những bức xúc cho phụ huynh, làm rạn nứt lòng tin của phụ
huynh, nhân dân đối với nhà trường và làm mất uy tín của ngành giáo dục đối với
xã hội.
Thực tế sinh động về công tác quản lý không phải đơn thuần một chiều mà
thường có những tình huống phức tạp, đột biến buộc người cán bộ quản lý phải
khéo léo có nghệ thuật mới đạt được mục tiêu mong muốn và hiệu quả. Trong
ngành GD - ĐT, những tình huống đột biến không chỉ diễn ra trong đối tượng giáo
viên, học sinh mà còn diễn ra cả trong mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên
chủ nhiệm lớp. Đòi hỏi người cán bộ, quản lý không chỉ vừa dùng biện pháp hành
chính, cưỡng chế, biện pháp giáo dục, thuyết phục để thể hiện khả năng về tâm lý
lãnh đạo, quản lý. Mà còn phải biết kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ
chức chính trị xã hội, sử dụng các văn bản pháp quy của nhà nước để nhằm phát
huy mọi tiềm lực về cơ sở vật chất, đặc biệt là những sáng kiến đóng góp cho sự
nghiệp giáo dục nói chung, thực hiện nhiệm vụ chính trị nhà trường trong phạm vi
mình quản lý nói riêng.
Qua học tập lý luận chính trị, đặc biệt là môn quản lý Nhà nước và tâm lý
học trong lãnh đạo, quản lý, là người cán bộ quản lý giáo dục cơ sở, tôi chọn tình
huống "XỮ LÝ TÌNH HUỐNG MÂU THUẪN GIỮA PHỤ HUYNH VÀ GIÁO
VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG A'' làm tiểu luận cuối khoá.
Bằng việc học tập lý luận của công tác quản lý, phân tích sâu sắc những
nguyên nhân khách quan và chủ quan, ảnh hưởng của hiện tượng đó để đề xuất các
phương án giải quyết, trong đó đi đến phương án tối ưu nhằm đạt mục tiêu mong
muốn của công tác quản lý mà thực tiễn đặt ra.



Với phương án lựa chọn để giải quyết tình huống trong đề tài, hy vọng sẽ
giúp cho bản thân có kinh nghiệm xây dựng tốt mối quan hệ giữa Nhà trường-Gia
đình- Xã hội và tập thể nhà trường thực hiện tốt hơn cuộc vận động “Kỷ cương Tình thương - Trách nhiệm '', cùng nhau thực hiện xuất sắc nhiệm vụ nhà trường,
góp phần đào tạo con người trong trong thời kỳ đổi mới.
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Cô giáo Hoàng Thanh T là giáo viên địa phương, được nhà trường phân
công chủ nhiệm lớp 6A năm học 2010 - 2011. Trong quá trình làm công tác chủ
nhiệm cô Hoàng Thanh T không chỉ chịu trách nhiệm thực hiện chương trình dạy
học mà còn phải thực hiện một số công việc khác như: tổ chức giáo dục ngoài giờ
lên lớp; tổ chức học sinh thực hiện các phong trào của liên đội theo từng chủ đề,
chủ điểm…. Trong đó có cả thu các khoản tiền đóng góp của học sinh lớp mình.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ cô đã ghi chép, theo dõi và thấy học sinh Nguyễn
Thị M còn thiếu 70 000đ. Khi quyết toán phát hiện thấy em M thiếu tiền, cô
Hoàng Thanh T yêu cầu phụ huynh em M nộp khoản tiền đóng góp còn thiếu trên.
Sau khi biết tin báo của cô giáo T, vào ngày 15 tháng 11 năm 2011 phụ huynh
Nguyễn Thị N (mẹ của em Nguyễn Thị M) đã đến trường gặp cô giáo T để đối
chiếu những khoản tiền đống góp mà chị đã nộp cho con mình, theo ghi chép của
cô giáo T thì quả thật là còn thiếu 20000 đ. Nhưng theo phụ huynh N thì chị đã
trực tiếp nộp cho cô đủ số tiền mà nhà trường đã thông báo vào ngày sau khi họp
phụ huynh toàn trường.
Sau một thời gian tranh cải, số tiền còn thiếu của em M vẫn chưa tìm ra
được chứng cứ, không biết ai nhầm lẫn trong việc này- phụ huynh chưa nộp hay là
do giáo viên chủ nhiệm ghi thiếu.
Chị Nguyễn Thị N, đưa ra những chứng cứ về việc nộp tiền:


Tổng số tiền nộp: 320 000đ.
Trong đó: Tiền xây dựng và các khoản : 250 000 đ;



Tiền quỹ Hội phụ huynh: 70 000 đ.
Khi nộp tiền, chị đã đưa hai tờ giấy bạc có mạnh giá là 200 000 đ và cô giáo
T đã lui lại cho chị 80 000đ, trong đó một tờ 50 000đ, một tờ 20 000đ và
một tờ 10 000đ
Cuối cùng do thủ tục ghi chép thiếu chặt chẽ, không ghi phiếu thu theo quy
định của nhà trường và sổ theo dõi không có chữ ký của người thu- nộp, nên cô T
phải chị trách nhiệm bù số tiền thiếu là 70 000đ trên cho em Trần Thị M.
Sự việc tưởng chừng như đã qua đi thì vào ngày 30 tháng 11 năm 2011, phụ
huynh Nguyễn Thị N lại tới trường. Trong lúc toàn trường đang học thì phụ huynh
đi vào lớp của cô Hoàng Thanh T đang dạy, sau vài câu trao đổi của hai bên thì
giữa phụ huynh và giáo viên lớn tiếng và xúc phạm lẫn nhau…. Nghe tiếng, đồng
chí Hiệu trưởng tới lớp học, mời phụ huynh lên văn phòng nhà trường để trình bày
lý do thì phụ huynh Nguyễn Thị N bỏ về, không có ý kiến gì cả.
Trong lúc nhà trường đang còn nắm bắt thông tin để tìm cách giải quyết vụ
việc trên, thì váo lúc 14 giờ cùng ngày phụ huynh Nguyễn Thị N cùng với Chi hội
trưởng phụ huynh của lớp 6A tới gặp đồng chí Hiệu trưởng và mang theo Đơn kiến
nghị (có cả chữ kí của chi hội trưởng chi hội phụ huynh lớp 6A và 5 em học sinh
trong lớp cô T chủ nhiệm.)
Nội dung trong đơn trình bày, phụ huynh N đã tố cáo cô giáo Hoàng Thanh
T vì khúc mắc trong việc thu tiền mà đã xúc phạm nhân cách ( sỉ nhục) em M. Chị
yêu cầu nhà trường vừa xét kỉ luật cô Hoàng Thanh T, buộc chuyển cô T đi trường
khác vì cô đã làm mất uy tín của giáo viên, không xứng đáng được giảng dạy con
em trong địa phương của mình nữa và trước mắt là xin chuyển em Nguyễn Thị M
sang học lớp 6B. Nếu nhà trường không kịp thời thực hiện những nội dung trong
đơn thì phụ huynh Nguyễn Thị N sẽ làm đơn kiến nghị lên Phòng Giáo duc- Đào
tạo huyện. Những nội dung trên đều được Chi hội trưởng phụ huynh lớp 6A là bác
Phạm Xuân Đ xác minh là đều có thật.
Nhận được đơn kiến nghị và những lời báo cáo bổ sung của phụ huynh
Nguyễn Thị N, nhà trường đã kết hợp với công đoàn cùng Ban thanh tra nhân dân



nhà trường tiến hành điều tra xác minh những nội dung trong đơn kiến nghị. Thực
tế qua nắm bắt thông tin bằng nhiều phương pháp, hội nghị giữa ban giám hiệu nhà
trường, BCH công đoàn, Ban thanh tra trường học đi đến kết luận :
Do mâu thuẫn giữa cô và phụ huynh Nguyễn Thị N, từ chuyện thu tiền mà
trong lúc dạy tiết Toán, do em M chưa thực hiện được nhiệm vụ cô giáo giao cho
mà cô giáo T lại xúc phạm em M bằng những lời nói mất tính giáo dục, như: “Ăn
gì mà ngu đến thế” hay: “Đúng là mẹ nào con ấy”…
Như vậy những điều trong đơn trình bày của chị N và chi hội phụ huynh là
có thật; cô giáo Hoàng Thanh T đã vi phạm đạo đức nhà giáo.
Mặt khác, trong lúc cô giáo Hoàng Thanh T vi phạm đạo đức nhà giáo thì
phụ huynh Nguyễn Thị N đã vi phạm Điểm b, Điều 3 Điều lệ Hội cha mẹ học sinh:
“…đóng góp các ý kiến….. trong việc chăm sóc, giảng dạy và giáo dục học sinh” .
Vào trường gây rối làm mất trật tự trong lúc nhà trường đang thực hiện nhiệm vụ
dạy- học, xúc phạm giáo viên trước học sinh, như: “ Mày củng chẳng ra gì, mày
không có tính người, mày phải đi làm việc khác thì đúng hơn đừng dạy học nữa mà
làm hư hỏng con em…. Và còn nắm lấy cổ áo, doạ đánh vỡ mặt cô Hoàng Thanh
T. Tức là chị Nguyễn Thị N còn vi phạm với nội dung tại Điểm c Điều 7 Nghị định
Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn
xã hội.
Sự việc trên gây dư luận xôn xao cả trong nhà trường và ngoài xã hội. Với
góc độ của người cán bộ quản lý giáo dục, tình huống đặt ra là giải mâu thuẫn giữa
giáo viên Hoàng Thanh T và phụ huynh Trần Văn B như thế nào trong thời gian
ngắn nhất để cô T thấy được những điều mình vi phạm Chỉ thị của Bộ Giáo dụcĐào tạo về thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung- vi phạm đạo đức
nhà giáo. Và phụ huynh Nguyễn Thị N thấy được những vấn đề mình sai để có
trách nhiệm bảo vệ danh dự cho giáo viên, có trách nhiệm trong việc xây dựng và
bảo vệ môi trường giáo dục. Mặt khác, phụ huynh toàn trường thấy được kỉ
cương, nền nếp của nhà trường, biết được trách nhiệm của phụ huynh trong việc
bảo vệ nội quy của nhà trường, nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ giữa Nhà



trường- Gia đình- Xã hội ngày một tốt hơn. Đó cũng là mục tiêu xây dựng xã hội
hoá giáo dục, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.
Phong cách lãnh đạo và dân chủ đang ngày càng được các nhà lãnh đạo,
quản lý ưu tiên vận dụng và trở thành xu hướng nổi bật không chỉ về khía cạnh
nhân văn mà còn cả khía cạnh nâng cao năng suất hoạt động của nó.
Người lãnh đạo luôn luôn công khai bày tỏ ý kiến, quan điển của mình với
một động cơ trong sáng vì lợi ích chung và biết thường xuyên trao đổi bàn bạc với
tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể trước khi đi đến những quyết định quan trọng.
Biết phê bình và tự phê bình đúng đắn, không né tránh trách nhiệm của mình và
giám quyết đoán khi cần thiết. Biết chia sẽ vui buồn, đồng cảm với mọi người và
biết đặt yêu cầu hợp lý cho cấp dưới. Có khí chất sôi nổi, linh hoạt trong tư duy để
thích ứng với các tình huống đa dạng trong cuộc sống hàng ngày.
Chỉ phát huy được tối đa các nguồn lực của tập thể, bởi nó tạo ra những
người dưới quyền có tính độc lập, chủ động phù hợp với năng lực của họ nhằm
giúp họ thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình và góp phần tham gia đề
suất xây dựng các dự án các kế hoạch của đơn vị. Mặt khác nó tạo bầu không khí
tâm lí thoải mái, dễ chịu có tình người, góp phần tạo sự gắn kết bền chặt của các
thành viên trong mối quan hệ Nhà trường- Gia đình- xã hội , tạo nên môi trường
giáo dục trong sáng, lành mạnh.
Muốn đạt được điều đó, trước hết người cán bộ quản lý phải biết nắm chắc
sự việc, tình huống xảy ra thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, bằng nhiều
phương pháp khác nhau, kết hợp cá nhân, tổ chức đoàn thể để nắm rõ mọi nguyên
nhân sâu xa, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Đồng thời cũng
lường trước những hậu quả trước mắt và lâu dài của nó, kịp thời có giải pháp thích
hợp bảo đảm việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.



Tình huống xảy ra trên đây có thể tóm tắt: '' Mâu thuẫn nảy sinh Giữa phụ
huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp tại Trường THCS A”. Qua tìm hiểu, tiếp cận,
điều tra và xử lý thông tin chúng tôi thấy rõ một số nguyên nhân và hậu quả sau:
1. Nguyên nhân.
a. Nguyên nhân chủ quan.
- Xét về vị trí ở và việc làm của giáo viên Hoàng Thanh T với Phụ huynh
Nguyễn Thị N .
Hai người nhà ở trong một xã lại cùng trang lứa, trong cuộc sống thường
nhật chưa có gì là không vừa lòng nhau, nhưng trong cuộc sống, công việc giữa hai
người một bên là giáo viên, một bên là nông dân vì vậy mà theo quan điểm không
đúng là cũng có nhiều vấn đề “ghen tỵ” giữa một bên là người lao động trực tiếp một là giáo viên - lao động gián tiếp vì vậy mà thỉnh thoảng có lời qua tiếng
lại.Tuy không ồn ào nhưng cũng chứa tiềm ẩn nguy cơ mâu thuẫn bên trong giữa
hai người thậm chí cả hai gia đình.
- Xét về bản chất của hai người: Giáo viên Hoàng Thanh T và Phụ huynh
Nguyễn Thị N, cả hai người đều trung thực, thật thà, chất phác. Họ đều là người
còn trẻ, là những người có hiểu biết trong xã hội, (mặc dù chi Nguyễn Thị N không
phải là giáo viên nhưng cũng đã tốt nghiệp THPT) cả hai người trong quan hệ xóm
giềng đều tốt, được bà con lối xóm thương yêu. và đều có trách nhiệm trong việc
xây dựng thôn xóm bình yên.
- Xét về đặc điểm tâm lý: Họ là người bình thường, biết lo lắng công việc
của tập thể và có trách nhiệm đối với gia đình. Ở đây chỉ có một nguyên nhân chủ
yếu là do thất lạc 70 000 đ tiền đóng góp của con mà dẫn đến mất lòng tin, mất
tình bạn bè cùng trang lứa.
Một bên cô Hoàng Thanh T thì cho rằng chỉ có 70 000đ mà phải đến tận
trường giải quyết để mọi người đều biết; xem tiền lớn hơn tình nghĩa bạn bè.


Một bên thì cố chấp cho rằng làm việc nhẹ nhàng, sạch sẽ chỉ có việc chừng
đó mà cũng làm không tròn và trong đó cũng không khỏi nghi ngờ cô T cố tình
lảng quên 70 000đ của mình.

Chấp trách lẫn nhau, thậm chí lợi dụng sự “sơ suất'' của nhau để hai người
làm mất uy tín lẫn nhau.
Những xem xét, phân tích ở trên chính là nguyên nhân sâu xa nảy sinh mâu
thuẫn nội bộ giữa cô giáo Hoàng Thanh T và chị phụ huynh Nguyễn Thị N
b. Nguyên nhân khách quan
* Trước sự việc xảy ra, sau khi cô giáo Hoàng Thanh T phải “trả” số tiền
70 000đ cho phụ huynh Nguyễn Thị N Nhà trường cần gặp gỡ cả hai người để
phân tích mức độ sai phạm về nguyên tắc của cả hai người trong việc thực hiện thu
nộp tiền cho học sinh. Ở đây nhà trường đã xem nhẹ những vấn đề nẩy sinh giữa
giáo viên và phụ huynh sự sẽ chia tâm sự đồng nghiệp, nếu để ý chúng ta sẽ sớm
nhận ra có sự oan ức của cô giáo Hoàng Thanh T để chia sẻ, động viên và tìm cách
làm rõ vấn đề (mặc dù hai người đã “thoả mãn” với nhau). Mặt khác cũng do nhà
trường không gặp gở để phân tích cho phụ huynh thấy trách nhiệm của mình trong
việc thất lạc số tiền đóng góp nói trên và thông cảm với sự bề bộn công việc của
người giáo viên lại phải gánh thêm việc thu tiền đóng góp của học sinh do đó mà
nhầm lẫn là chuyện có thể xẩy ra. Từ đó mà có tiếng xì xào to nhỏ trong phụ huynh
và trong làng mà không có cá nhân, tổ chức nào góp ý một cách thẳng thắn chân
thành đối với chị phụ huynh Nguyễn Thị N.
Việc vi phạm Đạo đức nhà giáo của giáo viên Hoàng Thanh T Xuất phát
chính là từ lời đồn đại của bà con lối xóm và phụ huynh. Từ những lời đồn thất
thiệt cô giáo T đã thiếu tỉnh táo, không xác định được vai trò, vị trí của mình trong
xã hội để giải quyết công việc mà lại nóng nãy, xử lý sự việc không có tính giáo
dục vi phạm đạo đức, vi phạm nhân quyền đối với học sinh.
* Khi sự việc vỡ lỡ, gây dư luận bàn tán xôn xao ngày càng nhiều, có ba
nguồn thông tin dư luận trái ngược nhau:


Thứ nhất, một số cán bộ giáo viên gần gủi với cô T thông cảm chia sẽ cùng
cô, và họ cho rằng Chị N sống nham hiểm, thủ đoạn ''cạn tàu ráo máng'', coi tiền
của hơn tình nghĩa, không biết ơn người đã dạy dỗ con mình, họ căm giận và phê

phán chị N,
Thứ hai, một số phụ huynh và có cả cán bộ giáo viên lại lên án cô T cho rằng
cô không đủ phẩm chất của người giáo viên, cô là người kém hiểu biết pháp luật,
việc xử lí kỉ luật và điều động cô giáo đi dạy nơi khác là hợp lý…vì cô vi phạm
quy chế chuyên môn, xem thường kỷ cương pháp chế, làm mất uy tìn nhà giáo và
mất thanh danh nghề dạy học.
Thứ ba, số đông phê phán cách cư xử, việc làm cả hai người, đã là giáo viên
chủ nhiệm và phụ huynh là cùng chung một mục tiêu giáo dục cho con em, nhà ở
lại cùng một làng, mà không vị tha, thiếu cao thượng, cùng giúp nhau trong cuộc
sống đời thường mà lại vặt vãnh, chuyện '' bé xé ra to'', từ chuyện mất 70 000 đ,
đến việc nghi oan cho nhau, đến việc ''tày đình''giữa hai người tại nhà trường. Hai
người đều vi phạm nhân cách: một bên là vi phạm đạo đức nhà giáo, làm ảnh
hưởng uy tín danh dự Nhà trường; Một bên là vi phạm Điều lệ Hội cha mẹ học
sinh, vị phạm nội quy nhà trường, gây mất trật tự nơi trường học trong lúc làm
việc, vi phạm Nghị định của Chính phủ.
Từ dư luận và phân tích trên, tôi thấy rằng, nguyên nhân khách quan là:
Công tác quản lý, lãnh đạo của Chuyên môn và Công đoàn Trường THCS A thiếu
sâu sát thiếu gần gủi để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ giáo viên;
không nắm bắt một cách kịp thời thông tin từ phụ huynh để giải quyết kịp thời.
Mặt khác thờ ơ trong việc xử lý thông tin, dư luận, thiếu sự dự đoán các tình huống
và mâu thuẫn tiềm ẩn, để cho việc xảy ra lan toả thành quá trình rồi mới vỡ lẻ, giải
quyết thì quá muộn màng.
2. Hậu quả.
Từ những nguyên nhân sâu xa, kết hợp với sự thiếu sâu sát thái độ thờ ơ
thiếu trách nhiệm của người lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể quần chúng trong nhà


trường và của hội phụ huynh. Phân tích nguyên nhân cho ta thấy rằng từ một sự
việc của cô T và phụ huynh N, do sự nhận thức nhìn nhận sự viêc của mọi người
khác nhau, do đó nó sinh ra hậu quả tai hại, từ mâu thuẫn cá nhân giữa hai người

dẫn tới sự phân hoá nhận thức trong đơn vị gây mất đoàn kết giữa giáo viên với
phụ huynh kéo theo nguy cơ tiềm ẩn chia rẽ giữa nhà trường với phụ huynh, đánh
mất sức mạnh tập thể trong việc tập trung hoàn thành nhiệm vụ chính trị nhà
trường, ảnh hưởng đến quan hệ, tình cảm quý báu phụ huynh với giáo viên, giữa
giáo viên với học sinh, làm ảnh hướng uy tín danh dự truyền thống đoàn kết, cộng
đồng trách nhiệm của mọi thành viên trong môi trường giáo dục THCS A, đồng
thời làm ảnh hưởng danh dự, uy tín người giáo viên trong xã hội.
III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tại " Chiến lược phát triển giáo dục 2010- 2020" có ghi: mở rộng và tăng
cường các mối quan hệ với các ngành, địa phương, cơ quan đơn vị... tạo điều kiện
để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho cho quy hoạch
phát triển nhà trường... . Xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hoá, môi
trường giáo dục lành mạnh.... Phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo" nêu cao
phẩm chất nhà giáo... thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo".
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của giáo dục, mỗi nhà trường,
mỗi cơ sở đào tạo cần phải xây dựng được một đội ngũ nhà giáo đoàn kết, có trách
nhiệm, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiệt tình, lo lắng công việc, hết lòng
thương yêu trẻ. Đồng thời người thầy giáo không ngừng học tập, rèn luyện để nâng
cao trình độ chuyên môn, thực hiện tốt kỷ cương nề nếp dạy học. còn đòi hỏi phải
có tấm lòng nhân ái cao cả, vị tha ... có trách nhiệm trong quá trình xây dựng mối
quan hệ giữa Nhà trường - gia đinh - xã hội; xây dựng môi trường giáo dục tốt để
góp phần duy trì số lượng nâng cao chất lượng dạy học.
Với tình huống bất thường như đã miêu tả trên, với góc độ của người được
tiếp thu chương trình trung cấp chính trị, với tri thức khoa học và phẩm chất của
người lãnh đạo chúng tôi muốn hướng tới mục tiêu cơ bản nhằm giải quyết những
mâu thuẫn nội bộ giữa hai giáo viên trong một Hội đồng giáo dục Trường THCS A.


Giải quyết tình huống trên cần đạt các mục tiêu sau:
1. Chấm dứt tình trạng mâu thuẫn giữa giáo viên và phụ huynh; xây dựng

quan hệ mật thiết giữa phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm lớp, nhằm xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để
thực hiện “dạy tốt- học tốt” nâng cao giáo dục toàn diện hoàn thành nhiệm vụ
chính trị của nhà trường.
2.Bảo đảm: " Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm" trong Nhà trường.
3.Giáo dục, răn đe các hiện tượng tương tự trong quan hệ cuộc sống và công
tác ở Nhà trường.
4. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý, nhằm đề
cao tính tập thể trong lãnh đạo, đi đôi với tăng cường trách nhiệm cá nhân.
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Chúng ta biết rằng phong cách người lãnh đạo thể hiện rõ nét trong việc ra
quyết định quản lý. Một số tác giả như: Vroom - Jago (1988) đưa ra luận điểm cho
rằng: '' Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý, lãnh đạo là đưa ra các quyết
định quản lý''. Tác giả này cho rằng tính hiệu quả quyết định tuỳ thuộc vào chất
lượng của quyết định và mức độ chấp nhận quyết định của tập thể những người
thực hiện nó. Do vậy, muốn có một quyết định tốt nhất thì nhà lãnh đạo phải biết
phân tích tình huống, trên cơ sở đó mà lựa chọn, quyết định phương án có hiệu quả
nhất.
Theo cách tiếp cận, phân tích tình huống có những trường hợp người lãnh
đạo phải lựa chọn những phương cách ra quyết định theo xu hướng độc đoán. Tuy
nhiên điều đó không nói lên phong cách độc đoán được khuyến khích hoặc được
chấp nhận một cách phổ biến như, phong cách tham vấn và phong cách dân chủ mà
đó là một trong những tình huống rất đặc biệt. Có thể do công việc cần phải giải
quyết ngay; song nhiều khi đó có thể những tình huống bất khả kháng do đứng
trước những người cấp dưới chây lười, tự do vô kỷ luật, sau khi đã tốn nhiều thời
gian công sức để thuyết phục mà không hề lay chuyển, khiến người lãnh đạo


không có cách nào khác mgoài sử dụng cách độc đoán. Còn trong những tình

huống thông thường và trước những tập thể có trình độ, năng lực ý thức trách
nhiệm tương đối đồng đều thì hướng tới phong cách dân chủ, tuy nhiên đó không
phải thứ dân chủ hình thức giả hiệu, né tránh trách nhiệm cá nhân mà phải là kiểu
dân chủ thực sự mọi thành thực hiện đúng trức trách nhiệm vụ của mình dám nói
dám làm dám chịu trách nhiệm để đảo bảo hiệu quả các quyết định quản lý.
Người lãnh đạo phải biết nghe và tôn trọng các ý kiến của người gúp việc và
cấp dưới, chú ý tìm hiểu những nhân tố mới, những kinh nghiệm sáng tạo của
những thành viên trong tập thể. Trước có những ý kiến khác nhau cần phải có thảo
luận công khai thẳng thắn, để tìm ra chân lý, đi đến kết luận rõ ràng khoa học,
tránh tìm cách lẫn tránh những ý kiến bất đồng để đưa ra những quyết định chung
chung ''dĩ hoà vi quý '', rồi đi đến quết định chứa đựng yếu tố dung hoà thoả hiệp,
nữa vời không có tác dụng thực tế thậm chí có thể gây ra hậu quả xấu.
Người CBQL giáo dục cần tạo cho mình những thói quen biết lắng những ý
kiến trái ngược với ý kiến của mình, biết nghe ý kiến đúng đắn của người khác và
thừa nhận những khuyết điểm của mình. Không vì sợ sĩ diện, mất uy tín mà bảo
thủ, biện bạch cho những ý chưa đúng của mình. Chưa nên vội cho ý kiến của
mình là chân lý, trước những vấn đề mới nảy sinh, cần phải có cách nhìn nhận biện
chứng khách quan để đưa ra quyết định đúng có căn cứ khoa học.
* Những căn cứ xây dựng lựa chọn phương án
Từ nhận thức công tác quản lý nhà nước, quản lý giáo dục trên cơ sở xác
định mục tiêu tình huống là giải quyết mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với
phụ huynh, nhằm xây dựng mối quan hệ gắn bó, đoàn kết giữa giáo viên với phụ
huynh và phụ huynh với tập thể hội đồng nhà trường.
Đồng thời từ việc phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan của bản
thân đối tượng của gia đình và tính biện chứng trong quan hệ tập thể, xã hội nếu
không kịp thời giải quyết sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng danh
dự, uy tín Nhà trường.
1. Xây dựng phân tích phương án giải quyết.



Tiếp cận với lý thuyết quản lý, nghiên cứu, điều tra, nắm rõ nguyên nhân cơ
bản. tìm hiểu đặc điểm tâm lý tập thể, tâm lý cá nhân, gia đìmh CBGV. Nghiên cứu
các quy luật tâm lý: quy luật tâm lý về hành vi con người, quy luật về tâm lý tình
cảm, quy luật tâm lý gia đình, quy luật tâm lý về lợi ích kinh tế, chính trị ...., tâm lý
dùng người. Đi sâu tiếp xúc trò chuyện cởi mở với lãnh đạo, với BCH công đoàn,
tập thể CBGV và các đối tượng được nêu trong tình huống cần xử lý. Tôi xin đưa
ra các phương án giải quyết tình huống trên như sau:
1. Phương án 1: HOÀ GIẢI
* Ưu điểm
Phương án Hoà giải, là mềm dẽo, nhẹ nhàng, thấu tình đạt lý, tránh được
''dao to búa lớn'' mà nếu khéo thực hiện sẽ sớm đạt được mục đích; giải quyết được
mâu thuẫn, xây dựng được khối đoàn kết trong môi trường giáo dục, phát huy được
quy chế dân chủ cơ sở, sức mạnh của chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội.
* Nhược điểm
Công tác hoà giải chỉ tập trung trong phạm vi Ban lãnh đạo Nhà trường,
Chấp hành công đoàn và hai người vi phạm khuyết điểm. Do đó phương án Hoà
giải chưa giải quyết triệt để, nề nếp, kỷ cương nhà trường, chưa giáo dục, răn đe
mọi người lấy đó làm bài học cho mình. Vì mức độ và phạm vi ảnh hưởng của lỗi
vi phạm của cả hai bên là vượt qua phạm vi trong nhà trường và một phụ hunh mà
đã lan rộng trong phụ huynh toàn trường và toàn xã hội trong phạm vi trường
đóng.
Mặt khác công tác hoà giải còn phụ thuộc vào trình độ xử lý và phương pháp
tiếp cận đối tượng của người quản lý lãnh đạo chính quyền và đoàn thể, tuỳ thuộc
nghệ thuật khai thác, nắm vững quy luật tâm lý, quy luật tình cảm. Đồng thời phải
phân tích đầy đủ mối quan hệ đầy đủ giữa cá nhân và tập thể trong cộng đồng cơ
quan và thôn, xã. Công tác hoà giảI chưa buộc đối tượng vi phạm phảI chị trách
nhiệm trước vụ việc mà mình gây nên.


2. Phương án 2: PHÁP CHẾ : Kiểm điểm và kỷ luật cô T vi phạm quy

chế và chuyển đi nơi khác và đề nghị chính quyền địa phương phạt chị N về tội
gây rối trong cơ quan trường học..
Chỉ thị số 40/2004/CT-GD-ĐT ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động
của ngành giáo dục. Tại điểm 5 nêu rõ: Kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm
pháp luật để xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý, bảo đảm các quy định của
pháp luật được thực hiện trong thực tế. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Dân
chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" do Bộ GD-ĐT cùng Công đoàn giáo
dục Việt Nam phát động.
Trên tinh thần đó, đối chiếu với tình huống đã xảy ra như đã mô tả của đề tài
tôi đưa ra phương án 2, với tiêu chí ''pháp chế ''.
* Ưu điểm.
Phương án Pháp chế ưu điểm nổi bật là tăng cường pháp chế, bảo đảm
nghiêm minh, kỷ cương theo quy định của ngành, có tính thời sự kịp thời, có tính
răn đe, khuyên cáo mọi thành viên trong nhà trường.
*Nhược điểm
Tuy nhiên xét tình tiết mô tả trong tình huống thì các hành vi vi phạm, sự
mâu thuẫn âm ỉ đã xảy ra trước đó dẫn tới đỉnh điểm cô T vi phạm đạo đức nhà
giáo và phụ huynh vi phạm Nghị định Số 150 của Chính phủ. Làm như vậy mâu
thuẫn giữa hai người tiếp tục âm ỉ kéo dài, uy tín của nhà trường vẫn còn tổn hại;
môi trường giáo dục chưa được khắc phục được những chổ yếu một cách đúng
theo yêu cầu.
Mặt khác khi chuyển cô giáo Hoàng Thanh T đi trường khác thì tình cảm
của hai người luuôn luôn bị ngăn cách luôn luôn họ nghĩ không tốt về nhau. Thực
ra trong cuộc sống để sống tốt với nhau không phải là quên đi những lỗi lầm mà
con người đã gây ra cho nhau mà thực sự phải đến với nhau bằng những suy nghĩ
và việc làm, bằng những hành động cụ thể. Điều đó rất cần khoảng cách - rất cần


sự gần gũi nhau. Do đó điều cô T đi trường khác là một việc làm thiếu khoa học,

thiếu tính giáo dục lâu dài.
3. Phương án 3 : VỪA PHÁP CHẾ VỪA HOÀ GIẢI: Kết hợp kiểm
điểm cô T, và họp Hội nghị liên tịch giữa Nhà trường với hội phụ huynh.
Theo mô tả tình huống. Cô T có vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm Điều lệ
trường THCS. Còn phụ huynh Nguyễn Thị N thì coi thường tổ chức nhà trường, coi
thường pháp luật đã vi phạm Điểm c, Điều 7 Nghị định 150 của Chính phủ. Do đó cả
hai đều phải được làm rõ những sai trái của mình. Nhưng do trách nhiệm, vị trí của
từng cá nhân trong nội dung của việc dẫn đến mâu thuẫn và mức độ ảnh hưởng của
từng cá nhân mà có phạm vi kiểm điểm và mức độ kỉ luật khác nhau.
* Ưu điểm
- Thời gian xử lý sai phạm và mâu thuận giữa hai cô kịp thời.
- Xử lý nghiêm minh những cán bộ giáo viên coi thường kỷ cương nề nếp
của đơn vị, quy chế chuyên môn của Ngành
- Giáo dục, răn đe, ngăn chặn những CBGV (như cô T) suy thoái về đạo đức
tác phong, sống bằng mặt, không bằng lòng...
- Xử lý công bằng sai phạm của cô T và phụ huynh N, từ đó tập thể Hội
đồng nhà trường thấy rõ sai trái và tác hại của những việc làm do giáo viên tạo ra .
Từ đó rút bài học cho mình trong quá trình công tác. Chị N và phụ huynh toàn
trường cũng thấy được kỉ cương trong nhà trường, thấy được trách nhiệm của mình
trong việc cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục con em. Từ đó mối quan hệ
giữa Nhà trường- Gia đình- xã hội được thắt chặt , môi trường giáo dục được trong
sạch, lành mạnh.
- Hai người cô T , chị N nhận ra được khuyết điểm của mình và cảm thấy có
lỗi với nhau, từ đó dần dần hoà thuận, thân thiện với nhau.
- Vai trò lãnh đạo , quản lý được nâng cao, thực sự Hiệu trưởng và các tổ
chức trong nhà trường và Hội phụ huynh, Hội đồng kỷ của nhà trường là người "
cầm cân nẩy mực"
*Nhược điểm.



Phương án này có nhiều ưu điểm đã nêu ở trên nhưng cũng có một số hạn
chế cần phải chú ý để tìm cách khắch phục đó là:
- Sau khi kiểm điểm kỉ luật cô T, phê bình chị N trước Hội đồng nhà trường,
trước hội nghị liên tịch, sự mặc cảm lẫn nhau giữa hai cô có thể chưa được xoá bỏ
ngay, ít nhiều có thời gian hai cô tới thân thiện, vui vẽ, hoà nhã với nhau.
- Hai ông chồng của hai cô, khi nghe tin Nhà trường kiểm điểm, kỷ luật vợ
mình, có thể trách móc vợ cho rằng vì cô này cô kia, dẫn tới sự hàn gắn tình cảm
gần gủi thân mật gữa hai gia đình diễn ra chậm.
4. So sánh lựa chọn phương án tối ưu.
Từ các phương án giải quyết tình huống, ta lập được bảng so sánh sau:

TT
1
1

PHƯƠNG
ÁN
2
Hoà giải

CHỦ THỂ
TÁC

ƯU ĐIỂM

ĐỘNG
3
4
5
- Lãnh đạo - Giải quyết được mâu-Đòi hỏi đầu tư thời

- Đoàn thế thuẫn.
-



Pháp chế

phụviên.

nề nếp chưa đảm bảo

huynh)
- Lãnh đạo-Tính pháp chế, kỷ cương- Chưa giải quyết
quản lý
-

được đề cao

được mâu thuẫn hiện

Chính

tại giữa hai giữa hai

địa

người. MôI trường

quyền
phương

3

gian và công sức

hội- Bảo vệ uy tín của hai giáo -pháp chế. kỷ cương

(Hội
2

NHƯỢC ĐIỂM

giáo dục chưa được

thắt chặt.
Kiểm điểm- Lãnh đạo -Tính pháp chế, kỷ cương- Có thể mối quan hệ


- Đoàn thể được đề cao

Hoà giải

-Hội
huynh

bình

thường.

thân


phụ-Cô T, Chị B thấy đượcthiện giữa hai gia
khuyết điểm của mình vàđình cô T, B chưa


thân thiện với nhau.

được tái lập ngay, cần

- HĐ nhà trường nhận thứcphải có sự gúp đỡ của
đúng đắn về sai phạm củachính

quyền,

công

cô T, hình thức, mức độ kỷđoàn Nhà trường.
luật là xác đáng, có tình, có
lý.
- Phụ huynh toàn trường
nhận rõ hơn về trách nhiệm
của mình trong việc phối
hợp để giáo dục con em.
Cách xây dựng, phân tích lựa chọn các phương án giải quyết tình huống nêu
trên. Ta thấy ở mỗi phương án lựa chọn đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định
của nó. Đứng trên quan của người CBQL đã tiếp thu lý luận nhận thức khoa học
biện chứng và thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng; Tôi chọn phương án 3
- Phương án 3 là phương án sự dụng công cụ quản lý Nhà nước, đó là những
văn bản pháp quy. Đồng thời vận dụng sức mạnh tổng hợp giữa chính quyền, đoàn
thể quần chúng, của hội phụ huynh tham gia vào giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong
môi trường giáo dục.

Để phương án này thực hiện có hiệu quả Chính quyền và Công đoàn , Hội
phụ huynh phải thực sự công tâm.
- Trước hết Hiệu trưởng nhà trường phải có nghệ thuật lãnh đạo, quản lý,
vừa kỷ cương, nghiên minh vừa thương yêu gúp đỡ đồng nghiệp. Phân tích thấu lý
đạt tình,vận dụng các quy luật tâm lý tình cảm để giải thích rõ họ thấy được những
khuyết điểm của mình, khắc phục sửa chữa những sai lầm. xây dựng lại tình bạn,
tình làng, nghĩa xóm, cũng như uy tín của người giáo viên trước học sinh, người
phụ huynh trước nhà trường, trước sự nghiệp giáo duc chung của xã hội. Từ đó
môi trường giáo dục được trong sạch; công tác xã hội hoá giáo dục đượ phát huy.
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN.


1. Thành phần tham gia giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống thành công theo phương án 3, đòi hỏi người CBQL
phải biết kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các đoàn thể trong Nhà trường. Đó
là:


Cấp uỷ, chính quyền Trường THCS A



BCH Công đoàn cơ sở trường, Tổ công đoàn.



Ban thanh tra nhan dân trường học




Hội phụ huynh



Cô giáo T và chị phụ huynh N.

2. Cách tiến hành.
Bước 1: Hiệu trưởng cùng với chi uỷ trao đổi, bàn bạc cách giải quyết sự
việc xảy ra giữa cô T và phụ huynh N. Sau đó tổ chức hội nghị liên tịch giữa lãnh
đạo Chính quyền và các Đoàn thể (Chi bộ, Nhà trường,Công đoàn), Hội phụ huynh
để cùng thống nhất quan điểm, cách giải quyết, phốí hợp hành động.
Bước 2:
+) Hiệu trưởng triệu tập cô T yêu cầu viết bản kiểm điểm nêu rỏ những vi
phạm của mình và nhận rỏ mức độ ảnh hưởng của sự việc trên đến đạo đức nhà
giáo, đến uy tính, danh dự của nhà trường và ảnh hưởng như thế nào trong mối
quan hệ Nhà trường- Gia đình- Xã hội.
+) Hội trưởng Hội phụ huynh gặp phụ huynh Nguyễn Thị N yêu cầu làm
tường trình về việc vi phạm gây rối trật tự trong cơ quan nhà nước; xúc phạm giáo
viên và nêu rõ tác hại của việc làm của mình.
Bước 3:
+) Nhà trường họp Hội đồng kỉ luật để xét kỉ luật cô giáo Hoàng Thanh T.
Yêu cầu cô T thấy được những việc làm sai của mình, phải xin lỗi chị N, xin lỗi
phụ huynh toàn trường và xin lỗi nhà trường với việc làm của mình và nêu hướng
sữa chửa.


+) Hội phụ huynh họp phân tích cho chị Nguyễn Thị N biết những sai tráI
của mình và yêu cầu chị phảI xin lỗi côA và Nhà trường về những việc làm của
mình.
Bước 4: Lãnh đạo nhà trường, BCH Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân của

nhà trường, Hội phụ huynh họp để giải quyết nội dung công việc trên.
3. Kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể.
TT

NỘI DUNG

THỜI

CÁ NHÂN HAY

CÔNG VIỆC

GIAN

TỔ CHỨC ĐẢM

THỰC

NHẬN

GHI CHÚ

HIỆN
BẮT
ĐẦU
1

- Họp liên tịch02/12/

THÚC

05/12/

- Hiệu trưởng

giữa

2011

- Lãnh đạo chi bộ điểm cách giải quyết

Nhà2011

trường
Công



- Thống nhất quan

- Chủ tịch công- Phối hợp công tác

đoàn,

Hội
2

KẾT

phụ


đoàn

chặt chẽ trong quá

- Ban thanh tra

trình giải quyết tình

huynh
- Cô T, chị N06/12/

10/12/

- Hội phụ huynh huống
- Hội đồng kỷ lụât- Cô T, chị N nhận ra

viết

2011

Nhà trường

sai trái và hình thức kỷ

- Hội phụ huynh

luật của mình

bản


tự2011

kiểm điểm
-

Họp

Hội

- Kiểm điểm cô T,

đồng kỷ luật

- Phân tích, phê bình

nhà trường

chị N

- Họp hội phụ
3

huynh
- Hội nghị liên11/12/

13/12/

- Chi bộ

- Cô T, chị N nhận ra


tịch thông báo2011

2011

- Nhà trường

được khuyết điểm của


4

kiểm điểm và

-BCHCông đoàn

mình,

mức độ hình

- Hội phụ huynh

- Tập thể Hội đồngnhà

thức kỉ luật cô

trường,

T


và chị N

nhìn nhận, về các hình

trước hội nghị

thức kỷ luật của cô T

liên tịch.

và chị N.

- Thông báo

- Giáo dục , răn đe

quyết định kỷ

những tư tưởng , việc

luật

làm



T

vi


phụ

phạm

huynh

nhân

trong

Hội

cách, đạo đức người

đồng

nhà

thầy giáo và người phụ

trường
- Gặp gỡ, trao15/12/

18/12/

huynh.
- Lãnh đạo Nhà- Gia đình hai cô nhận

đổi


2011

trường

ra được những khuyết

chồng cô T và

-BCH công đoàn

điểm của mình và phải

chị N

- Tổ công đoàn

nhận phê bình, kỷ luật

với

vợ2011

- Hai gia đình xoá đi sự
mặc cảm, thành kiến,
từ

đó

sống


chan

hoà,thân mật, gần gũi
với nhau
5

Tổng kết rút
kinh nghiệm
VI. KIẾN NGHỊ.
- Đối với lãnh đạo nhà trường một mặt phải nắm chức năng quản lý giáo

dục, Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, những tiêu chí về đạo đức nhà giáo, Pháp
lệnh công chức, Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Mặt khác phải nắm
tâm lý lãnh đạo, tâm lý con người, để có biện pháp thích hợp giữa kỷ cương,


nghiêm minh, mềm dẻo. Đồng thời linh hoạt, nhạy bén và quyết đoán, biết phân
tích có chọn lọc và xử lý thông tin có hiệu quả chính xác. Phải luôn để ý đến diễn
biến của mọi tình huống dù đã được giải quyết qua các hình thức.
- Đối với Công đoàn phải tăng cường sinh hoạt tư tưởng, kịp thời nắm bắt
các mối quan hệ nảy sinh cần giải quyết. Phát huy vai trò thực hiện quy chế dân
chủ, thực hiện tốt cuộc vận động "Kỷ cương, Tình thương và Trách nhiệm". Thực
hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Thường
xuyên chăm lo nâng cao nhận thức cho đoàn viên lao động, bằng cách tổ chức học
tập các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và nhà nước nhằm vừa nâng
cao hiểu biết vừa thấy được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường
giáo dục, nâng cao chất lượng của nội dung Xã hội hoá giáo dục mà Đảng và nhà
nước đang quan tâm chỉ đạo thực hiện.
- Đối với cán bộ giáo viên và gia đình phải không ngừng học tập đường lối
chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường pháp chế XHCN trong

trường học, nắm vững quy chế dân chủ cơ sở, rèn luyện kỷ năng ứng xử văn hoá.
Đồng thời đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, thủ đoạn, để làm trong sạch
nội bộ, cùng nhau thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.
- Đối với chính quyền địa phương thường xuyên giáo dục cho phụ huynh,
nhân dân biết, thực hiện đúng pháp luật, đúng với quyền hạn và nghĩa vụ của
người công dân. Đặc biệt là trong phong trào giáo dục và Xã hội hoá giáo dục.


KẾT LUẬN
Bằng việc vận dụng lý luận chính trị công tác quản lý của Nhà nước, ngành
giáo dục. Trên cơ sở phân tích sâu sắc những nguyên nhân của hiện tượng đã được
mô tả trong tình huống nêu trên, từ đó bản thân đề xuất lựa chọn có lý có tình, phù
hợp với Pháp luật Nhà nước, phù hợp với tâm lí xã hội nhằm giải quyết những mâu
thuẫn giữa phụ huynh với giáo viên, xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong môi
trường giáo dục. Bảo đảm tính "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" trong
công tác giáo dục, đề đạo đức của người giáo viên không bị suy thoái. Tình nghĩa
giữa giáo viên và phụ huynh không bị xói mòn, trách nhiệm và nghĩa vụ mọi người
được xác định, lòng nhiệt tình của mọi người cho sự nghiệp giáo dục được khơi
dậy.
Tình huống nêu ở trên và các giải pháp, đây chính là bài học cần rút kinh
nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, trình
độ, nên việc lựa chọn xử lý tình huống ở trên không tránh khỏi thiếu sót. Việc vận
dụng các Chỉ thị, Nghị định, những quy định về pháp luật để mọi công dân Việt
Nam phải có trách nhiệm thực hiện, có thể chưa phù hợp với sự việc xẩy ra hoặc
chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị cũng như tình hình thực tiễn của
địa phương nơi trường đóng . Chính vì thế bản thân mong muốn được các thầy
giáo, đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ thêm để phương án giải quyết mâu thuẫn trên
thấu tình đạt lý hơn, nhằm xây dựng được mối quan hệ giữa Nhà trương- Gia đìnhXã hội được bền chặt, công tác Xã hội hoá giáo dục được phát triển.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật giáo dục 2005 NXBGD
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC CỦA QUỐC
HỘI

KHÓA

XII,

KỲ

HỌP

THỨ

6

SỐ 44/2009/QH12 NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2009
2 . Điều lệ Trường THCS của Bộ giáo dục và đào tạo Số: 07/2007/QĐBGD&ĐT
3. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học
phổ thông
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
4. Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của chính phủ,
Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã
hội
5. Nhiệm vụ năm học 2011-2012 của BGDĐT Số:5516/BGDĐT- NGCBQLGD
6. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ gdtrh năm học 2010-2011 của Bộ Giáo Dục

Và Đào Tạo Số: 4718/ BGDĐT-GDTRH Ngày 11tháNg 8 năm 2010
7. QUYẾT ĐỊNH SỐ 278/QĐ NGÀY 21 THÁNG 2 NĂM 1992
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc ban hành “Điều lệ hội cha mẹ học sinh”
8.

Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo
(Giáo trình dùng cho CBQL quyển, quyển 2) - HN 2003.

9. Chỉ thị của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Số 40 CT/TW ngày 15/6/2004.
10. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường pháp chế XHCN trong tổ
chức và hoạt động của ngành giáo dục


Số 40/2004/CT-BGD-ĐT ngày21/12/2004.
11.

Nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính Tập1,2,3
(Giáo trình dùng cho TCLL CT) - HN 2007.

12. Chỉ thị số 2516/CT-BGD ĐT ngày 18 tháng 5 năm 2007 về việc thực hiện
cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
13. Quyết Định Ban Hành Quy Định Về Đạo Đức Nhà Giáo của Bộ Giáo Dục
Và Đào Tạo Số: 16/2008/QĐ-BGD ngày 16 tháng 4 năm 2008


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

MỞ ĐẦU…………………………………………………….....…. …… 3
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG: ……………………..…………. …….......... 5
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ: ………………..…….…
7
1. Nguyên nhân: …………………………………….….. …… .. 8
2. Hậu quả: …………………………………………….....…... . 10
III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: ………………………
11
IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌ PHƯƠNG ÁN
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: ……
.. ............................................ 12
1. Phương án 1: ………………………………………..……… 13
2. Phương án 2: ……………………………………….…...…

14

3. Phương án 3: ……………………………………...….……

15

V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN:
…… 18
VI. KIẾN NGHI: …………………………………………………..
KẾT LUẬN: ……………………………………………...................

29
.20



×