Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Bai 13 ngung dong hoi nuoc trong khi quyen mua12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 24 trang )

Bài 13
NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA
I – NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN.
1. Ngưng đọng hơi nước
Không

khí bão hoà mà vẫn được bổ sung hơi nước, hoặc gặp lạnh thì hơi
nước thừa sẽ ngưng đọng.
Hơi nước ngưng đọng khi có hạt nhân ngưng đọng – là những hạt nhỏ li ti
như hạt bụi, khói, muối biển,…. do gió đưa tới.

2. Sương mù
Sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều
thẳng đứng và có gió nhẹ.





3. Mây và mưa
a) Mây:
Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt
nhỏ và nhẹ, tụ lại thành từng đám gọi là mây.
b) Mưa:
Các hạt nước này rơi xuống rất chậm, chưa đến mặt đất đã bị bốc hơi
hoặc bị các luồng không khí đẩy lên cao. Khi các hạt nước kết hợp với các
hạt nước khác hoặc ngưng tụ thêm để có kích thước lớn khiến không bị đẩy
lên lại hoặc bị bốc hơi hết, các hạt này rơi xuống tạo thành mưa.
Mưa rơi ở không độ trong không khí yên tĩnh sẽ tạo thành tuyết.
Mưa đá xảy ra trong mùa hạ khi thời tiết nóng: các luồng không khí đối lưu
bốc lên mạnh, làm các hạt nước bị đẩy lên xuống nhiều lần, gặp lạnh thành


băng. Các hạt băng lớn dần qua mỗi lần bị đẩy lên xuống, cuối cùng rơi
xuống thành mưa đá.










II - NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA
1. Khí áp
Các khu khí áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí lên cao sinh ra mây,
gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp là nơi có lượng mưa lớn
trên trái đất.
Các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, gió thổi đi không
có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp
cận chí tuyến thường có hoang mạc lớn.

2. Frông
Do tranh chấp giữa không khí nóng và lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí
sinh mưa. Dọc các frông nóng và lạnh, không khí nóng bốc lên trên không
khí lạnh nên bị lạnh và co lại, gậy mưa trên cả frông nóng và lạnh.
Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới, thường mưa nhiều, đó là mưa
frông hoặc mưa dải hội tụ.






3. Gió
Những vùng sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào
thì mưa rất ít. Mưa ở đây chủ yếu từ nước hồ ao, sông và rừng cây. Miền
có gió mậu dich mưa ít do gió mậu dich là gió khô, miền có gió mùa có
lượng mưa nhiều do trong năm có nửa năm gió từ đại dương thổi vào.

4. Dòng biển
Nơi có dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều do không khí trong dòng biển
nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
Nơi có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít do không khí bị lạnh, hơi nước
không bốc lên được, nên một số nơi dù ven đại dương vẫn là hoang mạc.

5. Địa hình
Địa hình ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố mưa. Cùng sườn đón gió,
càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa nhiều, tới độ cao nào đó, độ ẩm
không khí giảm, sẽ không còn mưa, vì thế sườn và đỉnh núi cao thường
khô ráo. Cùng dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa
ít.







II - SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ




×