Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.8 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Câu 1: Trình bày các mô hình quản lí tài chính của công ty đa quốc gia? Phân tích
ưu nhược điểm của từng mô hình? Giải pháp nào cho các công ty đa quốc gia để hạn
chế những nhược điểm của mô hình?
Công ty đa quốc gia (MNC – Mutilnational Coporation)là công ty hoạt động sản
xuất kinh doanh mà về cơ cấu tổ chức bao gồm một công ty chính tại một quốc gia và có
các công ty chi nhánh tại 5, 6 quốc gia khác trở lên.
Động cơ thúc đẩy kinh doanh quốc tế:
- Tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào sản xuất.
- Tìm kiếm thị trường.
- Tìm kiếm lợi nhuận tối đa.
- Phân tán rủi ro.
- Vượt qua các bức tường thuế và rào cản thương mại.
Tài chính công ty đa quốc gia là tổng hợp tất cả các hoạt động tạo lập và sử dụng
tiền tệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của MNC thông qua quan hệ tiền tệ
không chỉ trong từng quốc gia mà còn phổ biến giữa các quốc gia trên thế giới nhằm mục
đích tối thượng là tối đa hóa lợi nhuận và tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
*Đặc điểm:
- Vừa có đặc điểm của tài chính doanh nghiệp vừa có đặc điểm của tài chính quốc
tế.
- Mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản.
- Hoạt động tài chính gắn liền với nhiều đồng tiền khác nhau.
- Có nhiều chế độ quản lý tài chính khác nhau.
*Mô hình tổ chức quản lý tài chính của MNC:
- Mô hình quản lý tài chính tập trung.
- Mô hình quản lý tài chính phi tập trung.

1


* Mô hình quản lý tài chính tập trung:



Quản trị tiền ở chi nhánh A
Giám đốc tài chính công ty mẹQuản trị tiền ở chi nhánh A

Quản trị HTK & CKPThu ở chi nhánh A

Quản trị HTK & CKPThu ở chi nhánh B

Tài trợ ở chi nhánh A

Tài trợ ở chi nhánh B

Chỉ tiêu đầu tư ở chi nhánh A

Chỉ tiêu đầu tư ở chi nhánh B

Ưu điểm:
- Không có sự chồng chéo trong việc ra quyết định, quản lý, điều hành, làm cho hoạt
động của toàn bộ công ty được đồng bộ và xuyên suốt.
- Tiết kiệm chi phí đại diện vì các nhà quản trị của công ty mẹ trực tiếp điều hành
chi nhánh.
Hạn chế:
- Quyền lực và tính tự chủ của nhà quản lý chi nhánh bị giới hạn, điều đó có thể làm
cho quyết định điều hành từ công ty mẹ không kịp thời và phù hợp. Các nhà quản trị của
công ty mẹ có thể đưa ra quyết định kém hiệu quả và không chính xác do không thực sự
am hiểu về thị trường của chi nhánh.
- Công ty chi nhánh không độc lập về tài chính, khi công ty mẹ gặp sự cố, toàn bộ
công ty chi nhánh bị ảnh hưởng theo, thậm chí tê liệt toàn bộ hệ thống.
- Có thể gây áp lực rất lớn lên các nhà quản trị của công ty mẹ.
2



* Mô hình quản lý phi tập trung:

Công ty mẹ
Quản trị tiền ở CNA

Quản trị tiền ở CNB

GĐTC chi nhánh A GĐTC chi nhánh
B trị HTK & CKPThu ở CNB
Quản trị HTK & CKPThu ở CNA
Quản

Tài trợ ở CNA

Tài trợ ở CNB

Chỉ tiêu đầu tư ở CNA

Chỉ tiêu đầu tư ở CNB

Ưu điểm:
- Trao quyền kiểm soát nhiều hơn cho các nhà quản trị của công ty con, làm cho họ
có nhiều động lực hơn và có tính tự chủ cao hơn trong việc đưa ra các quyết định kinh
doanh chính xác, tận dụng các cơ hội kinh doanh hấp dẫn do hiểu biết rõ thị trường hơn.
- Theo mô hình này, nếu các nhà quản trị công ty con nhận thức được mục tiêu tối
đa hóa giá trị toàn bộ công ty, đồng thời thu nhập của họ gắn với mục tiêu này thì hiệu
quả quản lý sẽ cao hơn.
Hạn chế:

- Mất nhiều hơn khoản chi phí đại diện, tăng chi phí, tất yếu làm giảm lợi nhuận.
Nhà quản trị công ty có có thể không đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa giá trị của toàn
bộ công ty do mục đích của 2 bên là mẫu thuẫn. Công ty chi nhánh chỉ tập trung đạt hiệu
quả cho chi nhánh của mình mà không quan tâm đến mục đích cao nhất là tối đa hóa lợi
nhuận cho toàn bộ công ty.

3


Giải pháp để hạn chế nhược điểm của mô hình: Đưa ra một mô hình mới tận
dụng được ưu điểm của cả hai mô hình, trao một số quyền quyết định nhất định cho nhà
quản trị của chi nhánh.

4


Câu 2: Trình bày các hình thức đầu tư quốc tế trong quá trình quốc tế hóa của các
công ty đa quốc gia? Phân tích ưu, nhược điểm của từng hình thức?
Các hình thức đầu tư quốc tế trong quá trình quốc tế hóa của các công ty đa quốc
gia:
- Xuất nhập khẩu;
- Cấp phép kinh doanh (Licensing);
- Nhượng quyền (Franchising);
- Liên doanh;
- Mua lại, sáp nhập các cơ sở kinh doanh đang hoạt động;
- Lập công ty con ở nước ngoài.
* Xuất nhập khẩu: đây là hình thức đầu tiên và cơ bản nhất của quá trình quốc tế
hóa cũng là cách thức dễ dàng nhất để thâm nhập vào một thị trường mới.
Nhược điểm của hình thức này là: tốn kém chi phí vận chuyển, gặp phải các rào cản
thương mại, phụ thuộc vào hệ thống phân phối ở nước ngoài, nên khó khăn trong việc

kiểm soát và bảo vệ thương hiệu.
* Cấp phép kinh doanh (Licensing): là một thỏa thuận giữa các công ty thuộc các
quốc gia khác nhau, trong đó 1 công ty cho phép 1 số công ty khác sử dụng tên gọi, logo,
hình ảnh, bản quyền, thương hiệu, bằng sáng chế, công nghệ với một mức phí bản quyền
cố định cùng một mức phí điều chỉnh theo doanh thu bán hàng.
Ưu điểm: cho phép công ty khác dùng công nghệ của mình mà không phải đầu tư
nhiều vào quốc gia của công ty đó, không tốn kém chi phí vận chuyển như hoạt động xuất
khẩu.
Nhược điểm: khó cho công ty cung cấp công nghệ trong việc kiểm soát chất lượng
của quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
VD: Lotteria, KFC, Macdolald’s,….
* Nhượng quyền (Franchising): là việc một công ty cung cấp một chiến lược dịch
vụ hay cách bán hàng đặc biệt nào đó với sự trợ giúp hoặc khoản đầu tư ban đầu cho
người được nhượng quyền để đổi lấy các khoản phí định kỳ.
Ưu điểm: Tận dụng được hiểu biết của bên nhận nhượng quyền về thị trường nước
ngoài, thâm nhập thị trường trở nên nhanh chóng, tiết kiệm, không phải đầu tư nhiều vốn.
Nhược điểm: Việc bảo vệ hình ảnh của công ty tại thị trường nước ngoài có thể gặp
trở ngại, bên nhượng quyền phải thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ hoạt động của bên nhận
5


nhượng quyền để giữ và bảo vệ thương hiệu. Bất đồng có thể xảy ra giữa hai bên, bên
nhận nhượng quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được để có thể trở thành đối thủ trong
tương lai đối với bên nhượng quyền.
VD: Hình ảnh của WaltDisney in trên các sản phẩm bán tại Việt Nam,…
* Liên doanh: là một hình thức mà nhiều công ty độc lập cùng góp vốn để hình
thành một đơn vị kinh doanh mới.
VD: Công ty Fuji của Nhật Bản (chuyên vi mạch) liên doanh với công ty Xerox của
Mỹ (chuyên máy in), thành lập nên công ty Fujixerox.
* Mua lại, sáp nhập các cơ sở kinh doanh đang hoạt động:

Mua lại: A+B=A

Sáp nhập: A+B=C

Mục đích là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định, đạt được mức
sở hữu cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của
công ty.
Đây là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua sở hữu một phần
hay toàn bộ doanh nghiệp đó.
VD mua lại: Unicharm của Nhật Bản mua lại Diana Việt Nam,…
VD sáp nhập: Ngân hàng TMCP Phương Nam Southern Bank sáp nhập vào Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank.
* Lập công ty con tại nước ngoài: là lập một cơ sở kinh doanh mới, một pháp nhân
mới tại nước ngoài.
Ưu điểm: có thể chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư có thể
nhỏ hơn so với việc mua lại cả một doanh nghiệp.
Nhược điểm: mất thời gian gây dựng lại nền tảng khách hàng và thị trường cũng như
đạt được hiệu quả kinh doanh nhất định nào đó.
Có 4 hình thức của công ty chi nhánh tại nước ngoài:
- Doanh nghiệp liên doanh;
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
- DN được mua lại, sáp nhập;
- DN được nhượng quyền thương mại.
VD: Cocacola, Unilever, P&G,… tại Việt Nam.
6


Câu 3: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vốn của công ty đa quốc gia?
Minh họa ảnh hưởng của các nhân tố này bằng sơ đồ?
Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vốn của MNC:

- Quy mô;
- Sự thâm nhập vào thị trường vốn quốc tế;
- Đa dạng hóa quốc tế;
- Rủi ro tỷ giá;
- Rủi ro chính trị và rủi ro khác.
* Quy mô: một công ty có quy mô đủ lớn có thể được vay một lượng vốn đáng kể
và được đối xử ưu đãi của các nhà cho vay, ngoài ra công ty có quy mô lớn trong việc
phát hành một lượng lớn cổ phiếu hoặc trái phiếu giúp công ty giảm được chi phí phát
hành.
* Sự thâm nhập vào thị trường vốn quốc tế: việc huy động vốn thực hiện thông qua
thị trường vốn quốc tế cho phép MNC tiếp cận nguồn vốn có chi phí thấp hơn công ty nội
địa. Nếu MNC có chi nhánh ở các quốc gia có chi phí vốn cao thì chi phí vốn bình quân
của toàn công ty sẽ cao. Thu nhập tạo ra ở các chi nhánh mà chi phí vốn phải trả ở chi
nhánh đó được thể hiện ở cùng một đồng tiền, có thể tránh được rủi ro tỷ giá.
* Đa dạng hóa quốc tế: thu nhập của các MNC đến từ các nguồn trên thế giới sẽ có
tính chất ổn định hơn so với trường hợp thu nhập chỉ đến từ một số ít các quốc gia. Việc
đa dạng hóa quốc tế có thể giúp các MNC nhận dòng tiền vào từ nhiều quốc gia, tổng thu
nhập không bị biến động mạng bởi những nền kinh tế riêng biệt, từ đó giảm khả năng phá
sản, giảm chi phí vốn.
* Rủi ro tỷ giá: Ir = (1+In)(1+Et) -1, Khi một công ty vay vốn bằng dồng tiền nước
ngoài thì gần trả lãi vay không chỉ phụ thuộc vào lãi suất danh nghĩa mà còn phụ thuộc
vào sự biến động tỷ giá của đồng tiền vay. Nếu đồng tiền công ty mẹ mạnh lên thì thu
nhập của chi nhánh chuyển về giảm đi, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán lãi
vay, khả năng vỡ nợ tăng lên, buộc người cho vay và cổ động đòi hỏi lợi tức cao hơn, làm
tăng chi phí cốn của MNC.
* Rủi ro chính trị và rủi ro khác: là những rủi ro bởi nền kinh tế chính trị của các
quốc gia mà MNC có chi nhánh, quốc gia có rủi ro cao thì chi phí vốn cao.

7



Minh họa ảnh hưởng của các nhân tố bằng sơ đồ:

Quy mô lớn hơn

Đối xử ưu đãi của nhà cấp tín dụng
Tiếp cận với thị trường vốn quốc tế

Khả năng vỡ nợ
Đa dạng hóa quốc tế
Có thể tiếp cận nguồn vốn nước ngoài với chi phí thấp

Rủi ro hối đoái
Khả năng phá sản
Rủi ro quốc gia

8


Câu 4: Trình bày nội dung, mục đích các hình thức vay nội bộ của công ty đa quốc
gia?
Các hình thức vay nội bộ của công ty đa quốc gia:
- Vay trực tiếp;
- Vay giáp lưng;
- Vay song song.
* Vay trực tiếp:
Nếu công ty A kinh doanh có lãi ở một quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao thì có
thể cho công ty B vay với lãi suất thấp (A, B thuộc cùng một công ty đa quốc gia, có trụ
sở tại 2 quốc gia khác nhau). Khi đó ở A số thuế TNDN phải nộp giảm xuống, ở B chi phí
sử dụng vốn thấp, khi đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho B.

Nếu công ty A vay của B thì không cần vay với lãi suất thấp, thì vẫn giảm số thuế
phải nộp ở A, và tăng thu nhập cho B.
*Vay giáp lưng: là chiến lược vay liên quan đến một bên thứ 3 quản lý khoản vay
nhằm phòng tránh các rủi ro chính trị.

Công ty mẹ tại nước A

Công ty con tại nước B

Ngân hàng X tại nước A

Chi nhánh ngân hàng tại B

Dùng tài trợ vốn cho công ty con tại nước B là nước có lãi suất vay vốn cao, thị
trường vốn hạn chế và có rủi ro chính trị, khi đó công ty mẹ sẽ ký quỹ tại ngân hàng X ở
nước A, có giàng buộc chặt chẽ với chính phủ nước B, công ty con sẽ vay vốn ở ngân
hàng này.

9


*Vay song song: Là phương pháp tránh các hạn chế về rủi ro tỷ giá hối đoái, có
được ngoại tệ cần cho kinh doanh với mức lãi suất hấp dẫn, tránh các hạn chế về quản lý
ngoại hối, tránh tỷ lệ lãi suất tiền lời cho các khoản đầu tư ở nước ngoài, hay chuyển các
khoản tiền bị phong tỏa về nước,…
- Mô hình vay song song để hạn chế rủi ro tỷ giá:

Công ty mẹ A tại nước A

Công ty mẹ B tại nước B


Công ty con B tại nước A

Công ty con A tại nước B

Công ty mẹ tại nước A cho công ty con B tại nước A vay, vay trong nước để hạn chế
rủi ro tỷ giá, tránh các rào cản trong quản lý ngoại hối.
- Mô hình vay song song để chuyển tiền, giải tỏa vốn:

Công ty mẹ A tại nước A

Công ty con A tại nước B

Công ty con B tại nước A

Công ty mẹ B tại nước B

Công ty con của MNC tại quốc gia đó sẽ cho một MNC khác vay bằng tiền tệ nước
đó và công ty mẹ sẽ đi vay của công ty con kia một số tiền tương ứng.

10


Câu 5: So sánh hoạt động đầu tư trực tiếp quốc tế và hoạt động đầu tư gián tiếp
quốc tế của công ty đa quốc gia?
Nội dung
Giống nhau
Khái
niệm
Chủ đầu



Điều kiện
về vốn

Khác
nhau

Đặc điểm
điều hành
hoạt động
Hình thức
đầu tư

Cơ hội

Đầu tư trực tiếp quốc tế
Đầu tư gián tiếp quốc tế
Đều là hình thức đầu tư có phạm vi quốc tế.
Là một loại hình đầu tư quốc tế Là một loại hình đầu tư quốc tế
mà ngưởi sở hữu vốn cũng là mà quyền sở hữu tách rời quyền
người trực tiếp quản lý và điều sử dụng vốn đầu tư.
hành hoạt động sử dụng vốn.
Chủ yếu là tư nhân.
Chính phủ, các tổ chức quốc tế,
tổ chức phi chính phủ, tư nhân.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải - Nếu vốn đầu tư là của Chính
đóng góp một số vốn tối thiểu phủ hoặc tổ chức quốc tế thì
vào vốn pháp định, tùy theo luật thường là lớn và kèm theo điều
doanh nghiệp của mỗi nước.

kiện ưu đãi về lãi suất và thời
gian. Ngoài ra nó còn gắn liền
với các yêu cầu mang sắc thái
chính trị của tổ chức quốc tế.
- Nếu vốn của tư nhân thì được
thực hiện thông qua việc đầu tư
vào cổ phiếu, trái phiếu và bị
không chế tỷ lệ 10-25% vốn
pháp định.
Quyền quản lý, điều hành đối Chủ đầu tư không trực tiếp
tượng đầu tư tùy thuộc vào tỷ lệ tham gia điều hành hoạt động
góp vốn.
của đối tượng đầu tư.
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Viện trợ không hoàn lại, viện
hợp đồng hợp tác kinh doanh, trợ có hoàn lại, vay ưu đãi, vay
doanh nghiệp liên doanh, doanh không ưu đãi, mua cổ phiếu
nghiệp 100% vốn nước ngoài.
hoặc trái phiếu.
- Đối với nước chủ đầu tư:
Có khả năng kiểm soát hoạt
động sử dụng vốn đầu tư và có
thể đưa ra những quyết định có
lợi nhất cho họ.
Có thể tránh đượ hàng rào thuế
quan và chiếm lĩnh được thị
trường tại nước sở tại.
Giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm do tận dụng được nguồn
nguyên liệu và nhân công rẻ,
nâng cao khả năng cạnh tranh.

Cơ hội thu lợi nhuận rất lớn.
- Đối với nước nhận đầu tư:

- Chủ đầu tư nước ngoài ít chịu
rủi ro vì tỷ lệ lợi nhuận luôn
được chia theo tỷ lệ lãi suất
nhất định.
- Bên tiếp nhận hoàn toàn chủ
động trong việc sử dụng vốn.
Có thể phân tán rủi ro trong
kinh doanh.

11


Có thể tiếp thu những kỹ thuật
mới hiện đại, kinh nghiệm quản
lý và tác phong làm việc tiên
tiến của nước ngoài.
Nâng cao tốc độ tăng trưởng
kinh tế trong nước.

Thách
thức

- Đối với chủ đầu tư:
Do đặc điểm có sự tham gia
của nhiều quốc gia khác nhau,
nên xảy ra bất đồng ngôn ngữ.
Chịu sự chi phối của nhiều hệ

thống pháp luật.
Có thể gặp rủi ro khi không
hiểu rõ môi trường đầu tư, đối
mặt rủi ro tỷ giá, rủi ro chính trị.
Bên cạnh đó có thể xảy ra tình
trạng chảy máu chất xám nếu để
mất bản quyền công nghệ, bí
quyết sản xuất trong quá trình
chuyển giao.

Hạn chế khả năng thu hút vốn
đầu tư vì nhà đầu tư bị khống
chế về tỷ lệ vốn góp tối đa.
Hạn chế khả năng tiếp thu
công nghệ, kỹ thuật, trình độ
hiện đại.
Phạm vi đầu tư bị hạn chế.
Hiệu quả sử dụng vốn là
không cao, có thể xảy ra tình
trạng thất thoát, nợ nước ngoài,
tồi tệ hơn là khủng hoảng nợ
công.
Bị trói buộc vào vòng ảnh
hưởng chính trị của nước đầu tư
đối với nước nhận đầu tư.

12


Câu 6: Có thể vận dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAMP) để khẳng định rằng

chi phí vốn của công ty đa quốc gia thấp hơn công ty thuần túy nội địa không? Giải
thích?
So sánh chi phí vốn sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAMP như sau:
Re

SML

Rm
Khoản gia tăng
bù đắp rủi ro
Rf
LN phi rủi ro
0

1



Trong mô hình trên:
e – tài sản cá biệt hoặc 1 loại cổ phiếu
Rf – lãi suất phi rủi ro.
Rm – lợi nhuận thị trường của một danh mục đầu tư thị trường.
∂ - hệ số ∂ của tài sản (mức độ biến động lợi nhuận của tài sản so với thị trường).
Re- tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào tài sản e.
Re=Rf + (Rf + Rm) ∂
Quan hệ lợi nhuận của cổ phiếu và hệ số rủi ro ∂ là quan hệ tuyến tính được thể hiện
bằng đường thẳng (đường SML) có hệ số góc là (Rm – Rf).
∂ = 0, Re=Rf, tài sản e là tài sản phi rủi ro.
∂ = 1, Re=Rm, lợi nhuận của chứng khoán bằng lợi nhuận của DMĐT thị trường,
hay tài sản e có mức rủi ro bằng rủi ro của DMĐT.

∂ < 1, Re∂ > 1, Re>Rm, tài sản e có mức rủi ro lớn hơn rủi ro của DMĐT.
Một doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động đầu tư và có dòng tiền được tạo ra từ
nhiều dự án khác nhau, mỗi dự án chịu ảnh hưởng bởi 2 loại rủi ro là rủi ro hệ thống và
rủi ro phi hệ thống. Mô hình CAMP bỏ qua rủi ro phi hệ thống vì loại rủi ro này sẽ bị triệt
tiêu nhờ đa dạng hóa DMĐT.
13


Lý thuyết CAMP cho rằng, ∂ của một dự án càng thấp thì rủi ro hệ thống càng thấp,
lợi ích đòi hỏi của nhà đầu tư càng giảm, từ đó chi phí vốn thấp hơn.
Một MNC không thể kiểm soát lãi suất phi rủi ro nhưng có thể tác động đến hệ số ∂.
Các doanh nghiệp có thể giảm hệ số ∂ bằng cách thực hiện các dự án ở nước ngoài có hệ
số ∂ thấp hơn thị trường trong nước, từ đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận do NĐT yêu cầu,
giảm chi phí sử dụng vốn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở các nước kém phát triển có điều kiện kinh tế không
ổn định và rủi ro quốc gia cao là những doanh nghiệp có rủi ro cao. Khi đó các công ty
MNC phải xem xét rủi ro phi hệ thống như một nhân tố quan trọng để xác định tỷ suất lợi
nhuận yêu cầu.
Vây, có thể khẳng định rằng với mô hình CAMP thì chi phí sử dụng vốn của công ty
đa quốc gia là thấp hơn chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp nội địa.

14


Câu 7: Nêu những tác động của công ty đa quốc gia đến nền kinh tế? Liên hệ thực tế
với Việt Nam?
*Tác động tích cực:
Thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Giá trị của hàng hóa của MNC chiếm
khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới.

Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, giá trị MNC chi phối hơn 90% FDI toàn
thế giới.
Tạo việc làm, phát triển nhân lực.
Làm thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực.
Làm thay đổi cơ cấu hàng hóa, cơ cấu ngành.
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nhất là những nước đang và kém phát triển.
Đóng góp cho năng suất quốc gia khi đầu tư vào một lĩnh vực mới hoàn toàn.
Giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc gia do hoạt động chuyển vốn vào quốc gia sở
tại, làm giảm nhập khẩu bằng bằng thay thế sản phẩm đó.
Cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế.
Giúp hợp nhất đất nước đầu tư và nước nhận đầu tư với toàn bộ nền kinh tế, làm
giảm chủ nghĩa dân tộc, căng thẳng quốc tế, đưa quan hệ giữa các nước lên một tầm cao
mới, góp phần tạo nên trật tự thế giới mới.
*Tác động tiêu cực:
Có thể gây thiệt hại về thuế cho nước sở tại, do hoạt động chuyển giá và các hoạt
động khác nhằm giảm thuế của MNC, làm giảm thu ngân sách nhà nước.
Gây ô nhiễm môi trường.
Gây sức ép lên doanh nghiệp, và thị trường sản xuất trong nước.
*Liên hệ với thị trường Việt Nam:
Cụ thể hóa những ý trên với Việt Nam! 

15


Câu 8: Trình bày hình thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các khoản phải thu và
các khoản phải trả bằng hợp đồng quyền chọn tiền tệ.
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua quyền có quyền nhưng
không bắt buộc được mua hoặc bán một lượng xác định tài sản hoặc tại hoặc trước 1 thời
điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định tại ngày thỏa thuận hợp đồng.
Người mua được phép thực hiện hay ko thực hiện hợp đồng, ng bán có nghĩa vụ làm

theo yêu cầu của ng mua quyền vì người mua quyền phải bỏ phí để mua quyền, khoản phí
chuyên ngay cho ng bán tại thời điểm ký hợp đồng.
*Phòng ngừa các khoản phải trả bằng quyền chọn mua tiền tệ:
Một hợp đồng quyền cho mua tiền tệ cung cấp quyền để mua một lượng tiền tệ nhất
định với mức giá xác định, trong một thời gian cụ thể.
Ví dụ: Công ty F tại Mỹ cần 1.000.000 EUR sau 180 ngày.
Một quyền chọn mua EUR hết hạn sau 180 ngày, có tỷ giá hợp đồng 1.48$ và có phí
quyền chọn 0,03$. Dự báo tỷ giá bán giao ngay cho EUR sau 180 ngày:
Kết quả có thể ($)
1,43
1,46
1,52

Xác suất
0,2
0,7
0,1

+Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn mua:
1. Tỷ giá giao ngay E/U sau 180 ngày
2. Xác suất (%)
3. Tỷ giá quyền chọn
4. Phí thực hiện quyền chọn ($)
5. Thực thi hợp đồng
6. Tỷ giá thực hiện
7. Tỷ giá thực tế thực hiện
8. Số tiền phải trả ($)
9. Tổng số tiền phải trả thực tế ($)

1,43

1,46
1,52
20
70
10
1,48
1,48
1,48
0,03
0,03
0,03
Không
Không

1,43
1,46
1,48
1,46
1,49
1,51
1.460.000
1.490.000
1.510.000
1.460.000*0,2+1.490.000*0,7+1.510.000*0,
1 = 1.486.000

+Không phòng ngừa:
1. Tỷ giá bán giao ngay
E/U
2. Xác suất

3. Số tiền phải trả
4. Số tiền thực tế phải
trả

1,43

1,46

1.52

20%
70%
10%
1.430.000
1.460.000
1.510.000
1.430.000*0,2+1.460.000*0,7+1.510.000*0,1=1.459.000

16


*Phòng ngừa các khoản phải thu bằng hợp đồng quyền chọn bán:
Cung cấp quyền để bán một lượng nhất định một đồng tiền nào đó với một mức giá
xác định. Nếu tỷ giá mua giao ngay tại thời điểm kỳ hạn của ngoại tệ cao hơn giá hợp
đồng, công ty có thể bán số ngoại tệ nhận được theo tỷ giá giao ngay và để quyền chọn
bán hết hạn.
Ví dụ: Công ty American Airlines có một khoản phải thu là 700.000.000 SFr thời
hạn 180 ngày.
Một quyền chọn bán hết hạn sao 180 ngày có giá thị trực hiện là 0,656, phí quyền
chọn là 0,015$. Dự báo tỷ giá giao ngay tương lai sau 180 ngày:

Kết quả có thể
0,640
0,665
0,667

Xác suất
30%
50%
20%

+Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn bán:
1. Tỷ giá giao ngay SFr/USD sau 0,640
0,665
0,667
180 ngày ($)
2. Xác suất (%)
30
50
20
3. Tỷ giá quyền chọn ($)
0,656
0,656
0,656
4. Phí quyền chọn ($)
0,015
0,015
0,015
5. Thực thi hợp đồng

Không

Không
6. Tỷ giá thực hiện ($)
0,656
0,665
0,667
7. Tỷ giá thực tế thực hiện ($)
0,641
0,650
0,652
8. Số tiền thu được ($)
448.700.000
455.000.000
456.400.000
9. Số tiền thực tế thu được ($)
448.700.000*0,3+455.000.000*0,5+456.400.00
0*0,2 = 453.390.000
+ Không phòng ngừa:
1. Tỷ giá giao ngay ($)
2. Xác suất (%)
3. Số tiền thu được ($)
4. Số tiền thực tế thu được ($)

0,640
0,665
0,667
30
50
20
448.000.000
456.500.000

466.900.000
448.000.000*0,3+456.500.000*0,5+466.900.000*
0,2 = 460.530.000

17


Câu 9: Trình bày hình thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đối với các khoản phải
thu và các khoản phải trả bằng hợp đồng kỳ hạn? Cho ví dụ?
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên mua-bán để mua bán một lượng xác định
tài sản vào một ngày nhất định trong tương lai với một mức giá thực hiện trong tương lai
nhưng tính toán tại ngày ký hợp đồng. (không được phép hủy ngang)
*Phòng ngừa các khoản phải trả bằng hợp đồng kỳ hạn: (Mua HĐKH mua)
Công ty ký hợp đồng kỳ hạn mua một lượng ngoại tệ tương ứng với khoản phải trả
trong tương lai. Xác định chi phí thực của việc phòng ngừa căn cứ vào các giả thiết về tỷ
giá giao ngay ngày đến hạn hợp đồng.
RCH = NCH – NC
RCH – Chi phí thực của việc phòng ngừa khoản phải trả.
NCH – Chi phí danh nghĩa của việc phòng ngừa khoản phải trả.
NC – Chi phí danh nghĩa của khoản phải trả nếu không phòng ngừa.
VD: Một công ty tại Mỹ cần 100.000 EUR sau 60 ngày để trả cho nhà xuất khẩu
Đức. Giả sử tỷ giá kỳ hạn 60 ngày của EUR là 1,4USD. Có 6 dự đoán về tỷ giá và tỷ lệ
xảy ra như sau:
Tỷ giá giao ngay EUR/USD sau 60 ngày
Xác suất

1,32
5%

1,34

10%

1,38 1,40
20% 15%

1,42
30%

1,45
20%

Công ty có nên phòng ngừa khoản phải trả bằng hợp đồng kỳ hạn hay không? Giải
thích tại sao?
Lập bảng tính chi phí, lãi lỗ khi thực hiện hợp đồng:
Tỷ giá giao ngay EUR/USD sau 60 ngày
1,32 1,34 1,38 1,40 1,42 1,45
Xác suất
5% 10% 20% 15% 30% 20%
Chi phí mua theo giá giao ngay(nghìn EUR)
132 134 138 140 142 145
C.phí mua theo giá thực hiện HĐ (nghìn EUR) 140 140 140 140 140 140
Lãi/lỗ (nghìn EUR)
-8
-6
-2
0
2
5
Chi phí phòng ngừa (nghìn EUR)
8

6
2
0
-2
-5
RCH = Σ RCHi*Pi = 8*5%+6*10%+2*20%+0*15%+(-2)*30%+(-5)*20%
= -0,2 < 0

Công ty nên phòng ngừa .

18


*Phòng ngừa các khoản phải thu bằng hợp đồng kỳ hạn: (ký hợp đồng kỳ hạn
bán)
RCH = NR – NRH
NR – thu nhập hình thức bằng đồng tiền trong nước khi không phòng ngừa.
NRH – thu nhập danh nghĩa bằng đồng tiền trong nước khi thực hiện phòng ngừa.
VD: Giả sử công ty JohnHerry của Mỹ xuất khẩu hàng hóa sang Singapore và sẽ
được thanh toán 100.000 SGD trong 60 ngày tới. Giả sử tỷ giá kỳ hạn 60 ngày của SGD
là 0,76USD. Xác suất đối với tỷ giá đồng SGD trong 60 ngày như sau:
Tỷ giá giao ngay SGD/USD sau 60 ngày
Xác suất

0,71
15%

0,73
25%


0,75
35%

0,77
15%

0,79
10%

0,75
35%
75
76
1
-1

0,77
15%
77
76
-1
1

0,79
10%
79
76
-3
3


Công ty có nên phòng ngừa khoản phải thu hay không?
Lập bảng tính chi phí phòng ngừa:
Tỷ giá giao ngay SGD/USD sau 60 ngày
Xác suất
Mua theo tỷ giá giao ngay (nghìn USD)
Mua theo giá thực hiện hợp đồng
Lãi/lỗ
Chi phí phòng ngừa

0,71
15%
71
76
5
-5

0,73
25%
73
76
3
-3

Chi phí thực của việc phòng ngừa:
RCH = Σ RCHi * Pi = -5*15% - 3*25% - 1*35% + 1*15% + 3*10%
= -1,4 < 0

Công ty nên phòng ngừa.

19



Câu 10: Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm công ty và đặc thù quốc gia đến việc xác
định kết cấu vốn kinh doanh của MNC?
*Ảnh hưởng của đặc điểm công ty đến việc xác định kết cấu vốn kinh doanh:
- Sự ổn định của luồng tiền: Một MNC có luồng tiền ổn định có thể tiếp cận với
khoản vay dễ dàng hơn bởi họ có khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn, tức là họ
chủ động tốt hơn trong việc xác định cơ cấu vốn kinh doanh cho mình.
- Mức độ rủi ro tín dụng của các MNC: đối với MNC có mức rủi ro tín dụng thấp
(giá trị tài sản thế chấp lớn, năng lực quản lý tốt) có thể dễ dàng tiếp cận các khoản tín
dụng hơn, ngược lại, khi rủi ro tín dụng cao, thì MNC cần phải tài trợ nhiều hơn bằng vốn
chủ sở hữu.
- Thu nhập của công ty: Các MNC có lợi nhuận để lại lớn, có thể có kết cấu vốn
nghiêng về tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao hơn và ngược lại, khi thu nhập của công ty thấp,
không thể dựa vào vốn chủ sở hữu mà cần được tài trợ bằng vốn vay.
*Ảnh hưởng của đặc thù quốc gia đến xác định kết cấu vốn kinh doanh:
- Các hạn chế của nước tiếp nhận đầu tư: Hoạt động đầu tư của MNC vào những
nước mà ở đó nhà đầu tư sở tại có ít điều kiện đầu tư hơn, bị buộc khống chế mức sàn tối
thiểu của vốn đầu tư nước ngoài, có thể tăng vốn chủ sở hữu và ngược lại, nếu MNC bị
khống chế mức trần đầu tư thì vốn chủ sở hữu bị giới hạn.
- Lãi suất địa phương: Sự ưa thích vay của một MNC phụ thuộc vào chi phí tại nước
mà chúng hoạt động. Lãi suất tại địa phương thấp, thì MNC có xu hướng sử dụng vốn vay
nhiều hơn và ngược lại, nếu như vốn vay cao thì họ có xu hưởng sử dụng vốn chủ nhiều
hơn.
- Sức mạnh của đồng tiền tại nước sở tại: Nếu đồng tiền tại nước sở tại có xu hướng
yếu đi thì MNC sẽ cố gắng sử dụng nợ vay bằng chính đồng tiền tại nước đó để thu nhập
chuyển về công ty mẹ sẽ tăng lên. Bởi khi đó lãi suất địa phương giảm xuống, sử dụng nợ
vay sẽ có lợi hơn.
- Rủi ro quốc gia tăng cao: Nếu một MNC chịu mức rủi ro quốc gia cao thì có thể sử
dụng tài trợ bằng vay nợ nhiều hơn ở các nước ngoài sở tại. Các chi nhánh bị ngăn cản

việc chuyển thu nhập trong thời kỳ, có thể mong muốn sử dụng nợ vay tại địa phương để
giảm bớt số tiền bị phong tỏa, bởi có một khoản lãi cần phải trả cho địa phương.
- Thuế TNDN: Bằng cách sử dụng vay nợ từ địa phương, MNC có thể giảm được số
tiền thuế phải nộp do lãi vay càng lớn thì thuế phải nộp càng giảm đi.
Kết luận: MNC có xu hướng sử dụng nợ vay nếu: lãi suất địa phương giảm; đồng
tiền tại nước sở tại giảm; Rủi ro quốc gia tăng cao; thuế thu nhập doanh nghiệp tăng.

20



×