Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG nấm mộc NHĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 29 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM
MỘC NHĨ

Nhóm :

1.
2.
3.

Trương Thị Hồng Phúc.
Trần Minh Luân.
Nguyễn Thanh Nhã.


MỤC LỤC


1. GIỚI THIỆU CHUNG

1. 1. Tên gọi.
•. Mộc nhĩ( Nấm mèo, nấm tai mèo) có tên khoa học chung là Auricularia spp.
•. Auricularia polytricha (Mount.) Sacc. : mèo lông.
•. Auricularia auricula (Hook.)Undrew. : mèo trơn.



1. GIỚI THIỆU CHUNG

-

1.2. Vị trí phân loại


Mộc nhĩ( Nấm mèo, nấm tai mèo) có tên khoa

học chung là Auricularia spp.
- Chi: Auricularia

-

Họ: Auriculariaceae
Bộ:  Auriculariales
Phân lớp: Nấm đảm đa bào (Phragmobasidiomycetidae)
Lớp: Nấm đảm (Basidiomycetes)


2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC
2.1. Đặc điểm hình thái
Hình thái quả thể: Tai nấm có dạng một vành tai, thường không cuống, mềm
mại khi còn tươi và cứng dòn khi phơi khô. Mặt trên mũ có lông dày, mỏng hoặc
không lông.Màu sắc biến đổi từ trắng, cam, nâu, tím và đen.


2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC



Cánh mộc nhĩ chính là một khối keo. Tuỳ thuộc vào độ ngâm nước mà ở dạng khô hoặc ở
trạng thái trương lên (như khi còn tươi hoặc khi ngâm trong nước). Hai trạng thái này có
thể chuyển đổi nhau.


2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC




Đặc biệt ở mộc nhĩ có hệ enzyme xenluloaza rất khoẻ. Nhờ đặc tình này mà
chúng ta phát triển tốt trên các nguyên liệu giàu chất xenlulose, lignhin. Như vậy,
mộc nhĩ có thể trồng trên mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, lõi ngô, rơm rạ,…


2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC
2.2. Chu kỳ sống

Khi nấm trưởng thành, bào tử có thể phát tán vào không khí theo gió bám vào các
cành cây, thân gỗ mục,...... gặp điều kiện thuận lợi nảy mầm tạo thành sợi nấm sơ
cấp.
Các sợi sơ cấp kết hợp với nhau thành sợi nấm thứ cấp mọc sâu vào giá thể.



2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC
2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường




o
o
Nhiệt độ: nuôi sợi 25-28 C, giai đoạn quả thể 28-35 C.
Ánh sáng: Thời kỳ ủ sợi, ta cần để chúng trong bóng tối. Tới giai đoạn cây mộc
nhĩ mọc ra, ta nâng dần độ chiếu sáng để kích thích quá trình tạo cây mộc nhĩ.
Tới khi mộc nhĩ đã mọc mạnh, ta giữ mức sáng ở ngưỡng trong phòng có mở

cửa. Khi cánh mộc nhĩ có màu hồng thịt là tốt nhất.


2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC



Độ ẩm: môi trường mùn cưa ẩm độ 65-70%, ẩm độ không khí: 80-85%, khi nuôi
quả thể cần ẩm độ cao hơn 85%.



pH: pH thích hợp từ 4 - 12, như vậy là qúa rộng. Ở giai đoạn đầu - giai đoạn ủ
sợi nó cần môi trường axit yếu: 4 - 5. Giai đoạn hình thành quả thể, môi trường từ
trung tính tới kiềm yếu: thích hợp từ 7 – 8.


3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM

Quy trình trồng nấm mộc nhĩ trên mùn cưa
Xử lý nguyên liệu

Hấp khử trùng túi mùn cưa

Cấy giống và ươm túi mùn cưa

Rạch túi (rạch bịch) và chăm sóc, thu hái

Xử lý phế thải sau khi thu hoạch



3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM

(1) Xử lý nguyên liệu



Tiêu chuẩn nguyên liệu:
- Ta có thể trồng mộc nhĩ trên các loại mùn cưa khác nhau.
- Không dùng mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa các loại cây có tinh dầu hoặc các
loại cây gỗ cứng.
- Mùn cưa mới dùng ngay là tốt nhất.


3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM



Tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu, đóng túi:
Tạo ẩm mùn cưa bằng nước sạch, ủ thành đống, che đậy bằng nilon để mùn cưa
ngấm đủ nước và trương nở các tế bào gỗ. Sau 24h tiến hành phối trộn nguyên
liệu theo tỷ lệ:
- Mùn cưa đã tạo ẩm

:100kg

- Bột nhẹ CaCO3

: 1kg


- Hoặc vôi bột

: 0,5kg


3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM
(2) Hấp khử trùng túi mùn cưa
- Hấp cách thuỷ trong thùng phuy. Thời gian 10-12 giờ, nhiệt độ trong túi mùn
cưa đạt từ 95-1000C.
- Nồi áp suất (autoclave) hấp ở nhiệt độ 120-1250C, thời gian 120-150 phút.
- Hấp trong hơi nước bão hoà, thời gian từ 9-10 giờ bằng cách xây lò.
- Mỗi mẻ hấp từ 600-800 túi mùn cưa, tuỳ theo thể tích của buồng hấp nhỏ hay
lớn.


3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM



Sau khi đã hấp chuyển túi mùn cưa ra phòng cấy giống, để nguội rồi tiến hành cấy giống:
+ Cách 1: Nếu sử dung giống trên hạt ta dùng que sắt khều giống từ trong lọ thuỷ tinh hoặc
túi nilon sang túi mùn cưa. Tỷ lệ giống cấy 1,2% so với trọng lượng túi mùn cưa. Có nghĩa là
cứ một túi mùn cưa có trọng lượng 1,2-1,4kg ta cấy 12-15g giống nấm (một chai giống cấy
30-40 túi).
+ Cách 2: Nếu dùng giống mộc nhĩ cấy làm trên que gỗ ta dùng panh vô trùng kẹp nhẹ từng
que giống chuyển sang các lỗ cấy giống đã dùi từ trước trong túi mùn cưa.


3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM





Sau khi cấy giống nút miệng túi bằng nút bông và chuyển vào phòng ươm sợi.
Ươm trong phòng ươm có thể làm 4-5 tầng trên một giàn và mỗi tầng cách nhau
50cm. Nhiệt độ phòng ươm sợi thích hợp nhất là 25-300C. Không cần ánh sáng.
Thời gian ươm sợi từ 20-25 ngày. Ta sẽ thấy các sợi nấm màu trắng lan dần từ
trên xuống hoặc từ trong ra. Tới khi nào sợi nấm lan gần kín đáy, trông túi mùn
cưa có màu trắng như sợi bông là đạt yêu cầu.


3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM
(3) Rạch túi (rạch bịch) và chăm sóc, thu hái.
- Khi mộc nhĩ bắt đầu mọc, ta chuyển chúng sang khu vực chăm sóc: có thể xếp trong nhà
lán trại hoặc làm giàn treo
- Để tận dụng diện tích và khoảng không người ta dùng dây để treo các túi mùn cưa, mỗi dây
treo được 7 - 8 túi có độ cao 1,5 - 1,6m. Mỗi mét vuông treo được 25 dây.



3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM



Khi mộc nhĩ bắt đầu mọc, ta phải tưới nước và tưới liên tục. Mỗi ngày tưới 2-3
lần





Nước tưới yêu cầu phải là nước sạch, nếu là nước máy phải để bay hết mùi clo.
Giai đoạn thu hoạch kéo dài 30 - 45 ngày. Khoảng 20 ngày thu hái một lứa.



3. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM
(4) Xử lý phế thải sau khi thu hoạch hết mộc nhĩ để trồng nấm rơm hoặc phân bón.



Khi ta đã thu hết mộc nhĩ, chuyển các túi mùn cưa tập trung gọn lại. lột bỏ lớp nilon, phối trộn
thêm 15-20kg vôi bột/1tấn, ủ đống 10-15 ngày, đảo lại và đem nguyên liệu này để trồng nấm
rơm. Cách trồng tương tự như trồng nấm rơm trên rơm rạ.



- Nếu không dùng phế thải trên để trồng nấm rơm cần tiếp tục ủ thêm 15-20 ngày nữa sau đó
mới sử dụng làm phân bón cho cây trồng Lượng bón tương đương với phân chuồng loại tốt.


Bệnh hại mộc nhĩ và cách phòng chống



Bệnh sinh lý
Nấm mèo có thể biểu hiện một số bệnh không do nhiễm khuẩn như: tơ thưa, sợi
nấm mãnh, đầu hơi uốn khúc hoặc cuộn lại; tai nấm tạo cuống dài, kết chùm bông
cải, tai khô cứng, đổi màu sậm hoặc màu nhạt, mỏng manh, mau già... Các biểu
hiện trên thường liên quan đến yếu tố môi trường, như nơi trồng bị yếm khí
(ngộp), nước tưới bị phèn, bị chua, nhiệt độ cao, thiếu ánh sáng, bị lạnh đột ngột..



Bệnh hại mộc nhĩ và cách phòng chống



Bệnh sinh lý
Bệnh nhiễm
Phổ biến là do vi khuẩn, nấm bệnh... Tuy nhiên, côn trùng, tuyến trùng và nhện mạt
(mites) cũng là đối tượng gây thất thu nặng, chúng ăn và cắn phá tơ nấm, lây nhiễm
vi khuẩn, nấm mốc... Có thể diệt chúng bằng các thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi,
như : DDVP 2%, Azodrin 1%, nhiều nơi còn dùng Kelthan (Dicofol) 18,5%,
Endosulfan (Thiodan) 2,5%, Karate 0,05- 0,07%, Trebon 10ND...
Đối với tuyến trùng, sử dụng Formalin (Formol) 0,2- 0,3%, Furadan 3H, Mocap...


×