Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đường lối DDCSVN : Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng trong thời kì đổi mới để xây dựng văn hóa kinh doanh hoặc xây dựng lối sống, nếp sống cho sinh viên ở bậc đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.7 KB, 10 trang )

Đề tài: Vận dụng quan điểm “ Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng trong thời kì đổi mới để xây dựng văn hóa kinh
doanh hoặc xây dựng lối sống, nếp sống cho sinh viên ở bậc đại học.”
Lời nói đầu
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động, sáng tạo, đấu tranh
kiên cường, dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết
quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới. Trong giai đoạn
hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế mở, hội
nhập với thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại biến chuyển
nhanh chóng, đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá, sự hội nhập khu vực và thế giới
với một tốc độ rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền
văn hoá. Trong khi chú trọng giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hoá tinh thần
tốt đẹp của dân tộc, văn hóa Việt Nam cần từng bước mở rộng giao lưu quốc tế,
tiếp thụ những tinh hoa văn hoá thế giới và thời đại. Nền văn hóa của chúng ta sẽ
đa dạng hơn, phong phú hơn, tiên tiến hơn nhờ hấp thụ được những yếu tố lành
mạnh của văn hoá thế giới. Tuy nhiên, một mặt toàn cầu hoá một mặt tạo cho các
quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để thúc
đẩy kinh tế, mặt khác quá trình toàn cầu hoá có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về
văn hoá các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói
mòn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá. Bởi vậy, việc đặt ra những định
hướng trong việc hội nhập, tiếp thu những tinh hoa trong văn hoá của các nước
một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết. Trong đó, bản sắc dân tộc giữ một
vai trò không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới. Mỗi một quốc gia đều có những
truyền thống, những bản sắc riêng của mình, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản
sắc dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước,
một mặt giúp chúng ta “hoà nhập chứ không hoà tan”. Vì lẽ đó vấn đề giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với Đảng và Nhà
nước mà đó là nhiệm vụ của toàn dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên
Việt Nam nói chung và thế hệ sinh viên nói riêng.



I. Cơ sở lý luận
1. Quan điểm “ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tôc.”
Văn hóa : Có rất nhiều quan niệm đã được đưa ra vì mỗi cá nhân, mỗi tác giả lại
đứng trên một góc độ khác nhau để nhìn nhận về văn hóa. Có người cho rằng, văn
hóa gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa là tổng thể những nét
riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính chất một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Cũng có người cho rằng, văn hóa theo
nghĩa rộng là, toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, gồm tám lĩnh vực: tư tưởng,
đạo đức, lối sống; giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; văn học nghệ thuật; giao
lưu văn hóa; thông tin đại chúng; thể chế văn hóa; đời sống văn hóa. Nghĩa hẹp
gồm nếp sống, lối sống; văn học nghệ thuật; thông tin đại chúng; xuất bản báo chí;
phong tục tập quán; đạo đức xã hội và chuyên ngành nghiệp vụ văn hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã
nói: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Như vậy, lao động
sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa. Để trở thành văn hóa đích thực thì
những sáng tạo đó phải hướng về các giá trị nhân văn, hoàn thiện nhận thức,
nhân cách con người. Các giá trị quý báu đó góp phần làm nên bản sắc riêng của
mỗi cộng đồng, dân tộc.
Tiên tiến là gì?
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ngày
16-7-1998 về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”, đã giải thích: Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển
phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá
nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư
tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội

dung.


Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hợp các giá trị văn hóa truyền thống bền vững
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ
quốc. Đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù,
sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trở thành mục tiêu của xã
hội chủ nghĩa, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh
tế, thể chế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia; nó cũng phát triển theo quá
trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác
và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy, chúng ta chủ trương
xây dựng và hoàn thiện các giá trị và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến còn khắc phục sự suy
thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống hiện nay. Đặc biệt là trong bối cảnh đi vào kinh
tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước càng đòi hỏi phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, chọn lọc
những cái hay, cái tiến bộ của các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời
đại và loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán về lề thói cũ
và những yếu tố phản động, tiêu cực, không phù hợp trong quá trình giao lưu văn
hóa, toàn cầu hóa hiện nay.
2. Vận dụng quan điểm của Đảng đề xây dựng lối sống, nếp sống cho sinh viên bậc
đại học
2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên đối với việc xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Văn hóa học đường có vị trí hàng đầu trong quá trình hình thành nhân cách văn

hóa cho các thế hệ người việt nam hơn 60 năm qua. Trong xã hội hiện đại ngày
nay, khi mà tri thức ngày càng trở nên quan trọng hơn, thì môi trường nhà
trường- văn hóa học đường ngàu càng chiếm giữ ưu thế, có ý nghĩa quyết định
nhất đối với tương lai phát triển của xã hội. Những thành tựu và tính ưu việt
trong xây dựng nhân cách văn hóa của nền giáo dục, của hệ thống nhà trường của


môi trường văn hóa học đường là điều đã được khẳng định. Phầ n lớn sinh viên,
thanh niên tri thức hiệ n nay vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành
mạnh, khiêm tốn, luôn cầ n cù sáng tạo trong học tập. Không nhữ ng vậ y, sinh viên
trong thờ i đạ i mớ i ngà y cà ng số ng có bản lĩnh, có trí lập thân lập nghiệp, năng
động nhạy bén, dám đổi mặt với những khó khăn thử thách, dá m là m dám chịu,
dá m thể hiệ n mì nh, không ỉ lại, chây lười; luôn gầ n gũ i với nhân dân, đổng hành
cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh. Sinh viên hiệ n nay biết sống kính trên nhường dưới, hiếu thảo với
ông bà cha mẹ, anh, chị em, thầy cô; số ng hò a đồ ng vớ i bạ n bè và mọ i ngườ i xung
quanh.
Trong các giờ kiểm tra, thi cử , đa số sinh viên chấp hành nghiêm túc cuộc vận
động “nói không với tiêu cực, trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động triến khai trong các giờ học, tích cực tham gia
xây dựng bài về nhà, chủ động nghiêm cứ u, tìm tòi và đọ c thêm cá c tà i liệ u củ ng
cố thêm kiế n thứ c cá c môn họ c trên giả ng đườ ng. Sinh viên tí ch cự c làm các đề tài
nghiên cứu, đề án khoa học và đã có nhiều đề tài được áp dụng thành công trong
thực tế. Nhiều sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn biết cố gẳng
vươn lên, khắc phục khó khăn đó và đạt nhiều thành tích cao trong học tập như
già nh đượ c họ c bổ ng, đượ c tặ ng giấ y khen đoà n viên xuấ t sắ c,…. Không nhữ ng
vậ y, sinh viên ngà y cà ng số ng có trá ch nhiệ m hơn, tí ch cự c tham gia tì nh nguyệ n,
thự c hiệ n nghĩa cử cao đẹp của sinh viên Việt Nam: tí ch cự c tuyên truyề n, vậ n
độ ng và tham gia hoạt động hiến máu cứu người; tham gia tình nguyện giú p đỡ
nhữ ng cụ già , nhữ ng em họ c sinh có hoà n cả nh khó khăn; tham gia hướ ng dẫ n

tiế p sứ c mù a thi, hướng dẫ n giao thông; giú p đỡ sinh viên học tập, sống làm theo
khuôn khố pháp luật chấp hành cuộc vận động “văn hóa giao thông”.
Sinh viên Việt Nam đang không ngừng học tập, rèn luyện tu dưỡ ng đạo đức, cố lối
sống lành mạnh, gián dị, đẩ y lùi, bài trừ các tệ nạn xã hộ i để góp phần xây dựng
nước nhà có thể sánh vai cường quốc năm châu” như lời dạy của Bác Hồ.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng trong bối cảnh khủng hoảng của nền giáo
dục hiện nay, môi trường văn hóa học đường cũng đang có những biểu hiện không
bình thường. Đó là sự tụt hậu, sự khập khiễng của chương trình giáo dục, sự
không minh bạch trong công tác dạy, học và thi cử là nạn bạo lực trong nhà
trường.


Nổi cộm hiện nay còn là vấn đề không minh bạch, gian dối trong học tập, trong thi
cử thể hiện ở việc đi học hộ, thi hộ vẫn diễn ra dù đã biết sẽ bị kỷ luật hoặc thận
chí là đình chỉ học; thể hiện tiếp ở việc mang tài liệu khi thi cử, quay cóp vẫn diễn
ra trong các kỳ thi. một bộ phận sinh viên.thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi nghiện
hút ma túy …. Coi nhẹ giáo dục đào đức thẩm mỹ các môn chính trị xã hội và nhân
văn; sa vào chủ nghĩa cá nhân, có lối sống thờ ơ, vô cảm trước những hoàn cảnh
gặp khó cần giúp đỡ; sự vô trách nhiệm cũng được thể hiện rõ ở việc gây tai nạn
nhưng bỏ chạy..v.v

Truyền thống “ tôn sư trọng đạo” vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc ta nhưng ngày nay truyền thống đó đang mất dần bởi một số trường hợp sinh
viên có thái độ thiếu tôn trọng thầy cô, thậm chí mâu thuẫn dẫn đến những hành
vi trái với đạo đức, vi phạm pháp luật.
Một bộ phận sinh viên chưa có tinh thần xây dựng, thể hiện ở việc chưa có tinh
thần ý chí vươn lên, vượt khó của cha ông, hễ gặp vấn đề khó là bỏ cuộc, bài khó là
bỏ qua, không chịu khó suy nghĩ dẫn đến sự thụt lùi trong học tập, kết quả thấp.
Thêm nữa, về vấn đề giao tiếp và ứng xử giữa sinh viên với nhau trong thời gian
gần đây đã có nhiều thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau nơi công

cộng. Nếu để ý lắng nghe những cuộc đối thoại của nhiều sinh viên (cả nam và
nữa) ta sẽ dễ dàng nhận thấy một điều là ngày nay các bạn thường sử dụng nhiều
từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau mà nếu không phải là người trong cuộc thì khó
mà hiểu được. Rồi những câu nói tục, những đoạn thơ, đoạn nhạc được cải biên lại
luôn xuất hiện, những từ “đệm” vào nghe không có ý nghĩa gì trong câu nói cứ
đượclặp đi lặp lại như là sự mở đầu cho mọi câu nói. Sự cẩu thả trong giao tiếp
bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh thế trong lựa chọn ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ
ngữ mới chẳng những không làm phong phú thêm vốn từ của các nhân mà đôi khi
còn nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng và sự trong sáng của
tiếng Việt, đồng thời còn tạo thêm không khí mang tính “chợ búa” ngay tại môi
trường giáo dục đại học.
Một điều hạn chế nữa của sinh viên phải kể đến là về trang phục và cách ăn mặc
của sinh viên hiện nay. Vẫn còn bộ phận sinh viên thích thể hiện mình, không mặc
đồng phục trường, quần áo phải thật khác bạn bè, tóc để quá dài hoặc nhuộm


nhiều màu không tự nhiên, nhiều khi lên giảng đường còn mặc váy quá ngắn, áo
quá mỏng.. v.v. Trang phục đẹp là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Trang phục
có thể làm cho người ta trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, che lấp đi một số khuyết
điểm trên cơ thể. Trang phục đẹp không những phù hợp với cơ thể của ng mặc mà
còn phải thể hiện được tính chất lịch sự, trang trọng phù hợp với môi trường xung
quanh, với tính chất công việc và đáp ứng được quan niệm thẩm mỹ của cộng
đồng “ Cái răng cái tóc là góc con người.” Những tiêu cực trong văn hóa học
đường đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự suy giảm về đạo đức, lối sống của
một bộ phận sinh viên hiện nay.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ
quan
Khách quan:
Do hội nhập với thế giới, các nền văn hóa, trào lưu, lối sống khác du nhập ồ ạt vào
nước ta, cộng thêm việc sinh viên không biết chọn lọc những điều tốt đẹp, tinh hoa

của nhân loại.
Do nền giáo dục của nước nhà có nhiều lỗ hổng, chưa thực sự phát triển.
Do sự bùng nổ của thông tin, các mạng xã hội.
Công tác tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động văn hóa cộng
đồng còn nhiều yếu kém, chưa mang tính phổ biến.
Do nhịp độ sống ngày càng nhanh.
Chủ quan:
Do thiếu nhận thức về vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc
dân tộc, thiếu ý thức trong việc xây dựng nền văn hóa.
Do thói a dua, học đòi đã được hình thành từ lâu.
2.3. Giải pháp xây dựng lối sống, nếp sống cho sinh viên bậc đại học
Sinh viên cần làm gì để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc :


Bản sắc văn hoá dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con người bước
ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quan
trọng khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với
thế giới trong xu thế toàn cầu hoá. Bởi vậy, việc giữ gìn, củng cố và phát triển tính
chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong
quá trình phát triển đất nước. Là một sinh viên, một bộ phận quan trọng của dân
tộc, là trụ cột tương lai của nước nhà, cần phải nhận thức rõ được tầm quan trọng
đối với nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, phải có nhận thức đúng đắn
về các giá trị văn hóa dân tộc từ đó nâng cao trách nhiệm bản thân về bảo vệ và
phát triển văn hóa cội nguồn.
Trước hết, đối với góc độ là một công dân Việt Nam, phải luôn tin tưởng vào
đường lối của Đảng, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn
lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; cần có lối sống lành mạnh, nếp sống văn
minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước

của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Đối với góc độ là một người sinh viên, phải biết “tôn sư, trọng đạo”, giữ gìn đạo
đức, nhân cách của bản thân; có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích
chung; thường xuyên học tập trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết, trình độ
chuyên môn của mình, thường xuyên tìm hiểu về văn hóa cội nguồn dân tộc để có
cái nhìn đúng đắn về văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, cần mở rộng giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế. Tiếp thu có chọn
lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Tích cực giới thiệu rộng
rãi những tinh hoa, bản sắc văn hóa Việt Nam, những thành tựu to lớn của hơn
hai mươi năm đổi mới đất nước và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà
nước ta, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Coi trọng kế thừa
phát huy truyền thống văn hoá dân tộc là việc làm cần nhân rộng không chỉ riêng
cho bản thân, mà còn cần cho tất cả mọi người xung quanh.
- Nhà trường, các cơ quan chức năng, xã hội cần làm gì để xây dựng lối sống văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong sinh viên.?


1. Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành
mạnh cho sinh viên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực sự đã
lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, có tác động rất tích cực đến sinh viên Việt Nam.
Chúng ta cần phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về hoạt động này. Cần
đẩy mạnh tuyên truyền thông qua website, thông qua phát thanh, qua bản tin nội
bộ... Tăng cường giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoại khoá.
Kết hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với giáo dục truyền thống, bản sắc văn hoá
Việt Nam tới sinh viên. Có thể thông qua Hội sinh viên, Liên chi đoàn các khoa để
xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm, diễn đàn để trao đổi, giải đáp thắc mắc các
vấn đề về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Cần kết hợp giữa giáo dục những phẩm
chất truyền thống như yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần, kiệm... với
các giá trị đạo đức mới như chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, vượt khó.

2. Phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội, phát huy truyền thống gia
đình, xã hội để giáo dục đạo đức, văn hóa lối sống cho sinh viên
Gia đình là nơi nuôi dưỡng hình thành nhân cách đầu tiên cho mỗi con người, là
môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho sinh viên. Gia đình là nơi hội tụ của
truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, thế hệ ông bà, cha mẹ
phải làm gương về đạo đức, giữ gìn nề nếp gia phong, có lối sống mẫu mực cho
con cái noi theo.
Nhà trường được xem như là gia đình thứ hai của mỗi con người, là cầu nối giữa
gia đình và xã hội trong quá trình rèn luyện cá nhân. Nhà trường không chỉ dạy
kiến thức, dạy nghề mà còn là nơi dạy làm người. Bên cạnh việc trang bị kiến thức
chuyên môn, tay nghề nhà trường cần quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống khơi
gợi cho sinh viên những lí tưởng cao đẹp, khát khao cuộc sống.
Bên cạnh gia đình, nhà trường, sinh viên cũng ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt
tiêu cực từ môi trường xã hội bên ngoài. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các ban
ngành trong nhà trường và xã hội cần quan tâm định hướng tạo môi trường
thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành.
3. Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp


cho sinh viên
Cùng với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các môn học chính
khóa, việc tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cũng
được tích cực triển khai ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thông qua các hoạt
động sinh hoạt câu lạc bộ dưới nhiều hình thức sẽ giúp sinh viên hình thành kĩ
năng sống và mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Nên tập hợp, thu hút sinh viên vào
các hoạt động bổ ích, thiết thực như câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, hội thi nữ
sinh thanh lịch, các hội thi khoa học như Hành trình vì khát vọng Việt, Khởi
nghiệp…, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống dân tộc và các mạng, hoạt động
văn hóa thể thao, như cuộc thi Rung chuông vàng, các hoạt động từ thiện … Qua

các hoạt động đó có thể xã hội hóa giáo dục, cá thể hóa nhân cách lối sống của
sinh viên. Kêu gọi sinh viên tham gia các phong trào tình nguyện như: “Thanh niên
lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè
xanh”… Kết thúc các hoạt động cần nêu gương, biểu dương các tấm gương xuất
sắc, điển hình để khuyến khích sinh viên có lối sống tích cực.
4. Khuyến khích, biểu dương hoạt động tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức,
lối sống của sinh viên
Sinh viên là những người đầy sự nhiệt tình hăng say, hứng thú với cái mới. Vì vậy,
khuyến khích hoạt động tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống sẽ giúp sinh viên
nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Trước hết mỗi sinh viên cần phải tự hình
thành cho mình nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện, có ý thức học hỏi, cầu tiến,
vươn lên tự khẳng định mình. Nhà trường cần điều kiện thuận lợi để sinh viên
phấn đấu, rèn luyện; các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên cần thường xuyên theo dõi,
kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh viên. Nếu nhà trường và
khoa quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên về vật chất, tinh
thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng lực đặc điểm tâm, sinh lý của
sinh viên, đây sẽ là điều kiện tốt để sinh viên rèn luyện đạo đức, lối sống. Bên cạnh
đó, sinh viên cần phải tự ý thức, tự xây dựng lý tưởng, hoài bão, khát khao vươn
tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người biết vượt qua những cám dỗ lôi kéo và
tiêu cực xã hội, loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng.
Những tấm gương sáng trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào của sinh
viên được nêu gương, khen thưởng kịp thời sẽ khuyến khích, giúp sinh viên có
thêm động lực để tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân


III. Kết luận
Tóm lại, các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch
sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc. Các thế hệ ông cha đã
sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công
việc của con cháu, của thế hệ sinh viên hôm nay.




×