Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp : Thực trạng công tác văn thư tại Báo Thanh tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.75 KB, 42 trang )

B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình đào tạo sinh viên chính quy của Học Viện Hành Chính
Quốc Gia, thì thực cuối khóa là một khâu vô cùng quan trọng, nó quan trọng
không chỉ vì số trình mà công đoạn này tương đương với 10 đơn vị học trình
mà quan trọng đây là quá trình trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế,
những kỹ năng thực hành trong công việc của các cơ quan hành chính nhà
nước những kiến thức mà chỉ có trong quá trình thực hành thực tế mới có
được. Và cũng thông qua quá trình này, những sinh viên đã hiểu về tổ chức và
hoạt động vủa bộ máy hành chính, cơ cấu chức năng nhiệm vụ, nắm vững quy
trình công vụ trong quá trình thực tập, nẵm vững các thủ tục hành chính trong
các cơ quan nhà nước.
Thực hiện sự phân công của nhà trường, đoàn thực tập chúng tôi thuộc
đoàn số 17 và được phân công ở Thanh Tra Chính Phủ và được phân công ở
Báo Thanh Tra. Trong quá trình thực tập ở đây được sự giúp đỡ rất nhiệt
tình, cùng với sự quan tâm của các cán bộ nhân viên trong phòng đã giúp
chúng tôi hoàn thành quá trình thực tập này. với những hiểu biết nhất định về
cơ quan sự nghiệp này.
Với những kiến thức đã học được trong nhà trường và cùng với những
kiến thức thực tế ở cơ quan thực tập. đã đượcTôi thể hiện dưới đề công tác
văn thư của Báo Thanh Tra. Có nội dung gì chưa phù hợp xin các Thầy,cô bổ
xung và chỉ bảo.Tôi xin chân thành cảm ơn.

1


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

CHUƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ.
Trong quá trình hoạt động của cơ quan, bất kể cơ quan đó là hành


chính Nhà nước hay là hành chính sự nghiệp thì Văn phòng luôn giữ một vị
trí đặc biệt quan trọng. Nó có chức năng tham mưu, tổng hợp, giúp việc, quản
trị hậu cần của một cơ quan tổ chức. Xây dựng Văn phòng mạnh là yếu tổ rất
quan trọng giúp cho cơ quan, tổ chức đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối
làm việc, nâng cao chất lượng của công tác lãnh đạo. Chính vì vây, việc tăng
cường xây dựng và tổ chức cải cách hoạt động Văn phòng trong bất kỳ cơ
quan nào cũng phải được đặc biệt quan tâm.
Hoạt động của Văn phòng rất phong phú nó bao gồm các tác nghiệp và
thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động quản trị công sở. Sự am hiểu
thuần thục các kỹ thuật , nghiệp vụ hành chính Văn phòng là cơ sở để tiến
hành có hiệu quả các hoạt động công vụ khác, trong đó hoạt động Văn thư
được coi là một nội dung không kém phần quan trọng để tạo nên sự thành
công trong hoạt động cho Văn phòng nói riêng và của cả cơ quan nói chung.
1. Khái niệm về công tác Văn thư:
Công tác Văn thư là toàn bộ các công việc xây dựng và ban hành văn
bản ( sọan thảo và ban hành văn bản) trong các cơ quan và việc xây dựng,
quản lý, giải quyết văn bản trong các cơ quan đó.
2. Vị trí, ý nghĩa của công tác Văn thư.
2.1. Vị trí:

2


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Công tác Văn thư là một mặt gắn liền với bộ máy quản lý và là một nội
dung quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy công tác Văn
thư có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý cũng như hiệu quả hoạt
động của cơ quan, do đó công tác Văn thư có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan.
2.2. Ý nghĩa:

Công tác Văn thư Giúp cho việc giải quýêt công việc của cơ quan được
nhanh chóng và chính xác, có năng xuất và chất lượng, đúng đường lối, chính
sách, nguyên tắc và chế độ, đồng thời bảo đảm quản lý công việc của cơ quan
đựoc chính xác và chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả và thành tích hoạt
động của cơ quan.
Đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt
động của cơ quan một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, đồng thời giữ gìn
được bí mật của cơ quan, hạn chế bệnh quan liêu giấy tờ, góp phần cải cách
thủ tục hành chính phục vụ cho công cuộc đổi mới.
Làm tốt công tác này, Góp phần tiết kiệm được công sức, nguyên, vật
liệu chế tác các trang thiết bị dùng trong quá trình ban hành văn bản.
Góp phần giữ lại các giấy tờ, bằng chứng về hoạt động của các cơ
quan, của các cá nhân, tập thể phục vụ tho hoạt động Thanh tra, kiểm tra.
Góp phần giữ gìn những tài liệu giá trị về mọi lĩnh vực phục vụ cho
công tác tra cứu thông tin quá khứ.
3. Những yêu cầu đối với công tác Văn thư.
Xuất phát từ vai trò, vị trí, ý nghĩa của công tác Văn thư đối với cơ
quan, tổ chức, văn thư giúp cho quản lý công việc của cơ quan nhanh chóng,

3


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
đảm bảo cho việc cung cấp thông tin cho hoạt động của các cơ quan được đầy
đủ. Từ đó giúp cho Văn phòng làm nhanh chóng công việc của mình, giúp
cho quá trình tham mưu cho lãnh đạo, quản lý hậu cần được tốt hơn. Do đó,
công tác Văn thư đòi hỏi những yêu cầu rất chặt chẽ sau:
3.1. Nhanh chóng.
Trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào thì yêu cầu nhanh chóng có ý
nghĩa quan trọng trong quyết định sự thành công của cơ quan, tổ chức. Nhưng

đối với công tác Văn thư thì yêu cầu nhanh chóng được coi như là một
nguyên tắc trong hoạt động của cơ quan. Quá trình giải quyết công việc của
cơ quan phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của công tác Văn thư, nếu quá
trình này diễn ra nhanh chóng thì thông tin sẽ đến kịp thời với các đơn vị giải
quyết văn bản và nó sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giải quyết công việc
của cơ quan.
3.2. Chính xác.
Cùng với yêu cầu nhanh chóng trong quá trình hoạt động Văn thư của
cơ quan, tổ chức thì yêu cầu chính xác cũng không kém phần quan trọng.
Nội dung của văn bản phải chính xác tuyệt đối theo yêu cầu giải quyết
công việc không trái với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, văn
bản ban hành phải có đầy đủ các thành phần thể thức do Nhà nước quy định.
Về quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ, tất cả các khâu kỹ thuật nghiệp vụ của công
tác Văn thư phải đảm bảo chính xác từ viêc soạn thảo, đánh máy, đăng ký,
chuyển giao đến tổ chức giải quyết và quản lý văn bản đều phải theo những
quy định của pháp luật.
3.3. Bí mật.

4


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Do xuất phát từ đặc thù của một số lĩnh vực hoạt động nhất định, nên
trong hoạt động của mình công tác Văn thư đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu bí
mật để cho hoạt động của cơ quan được hiệu quả và giữ gìn được bí mật Nhà
nước.
Trong quá trình xây dựng văn bản của cơ quan, tổ chức việc giải quyết
văn bản, bố trí làm việc của các cán bộ Văn thư của cơ quan phải đảm bảo
yêu cầu đã quy định trong bí mật Nhà nước. Giữ gìn bí mật của cơ quan tổ
chức là sự thàng công của mỗi cơ quan đó

4. Hình thức tổ chức Văn thư.
Hình thức tổ chức Văn thư có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ
quá trình xử lý văn bản, giấy tờ cơ quan đến kết quả hoạt động của cơ quan
đến kết quả hoạt động của cơ quan, do đó trong từng cơ quan, tổ chức phải
lựa chọn hình thức công tác Văn thư cho phù hợp trên cơ sở phân tích cơ cấu
tổ chức, số lượng văn bản đi và đến, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
Có rất nhiều hình thức tổ chức công tác Văn thư nhưng thông thường
người ta áp dụng ba hình thức tổ chức là hình thưc tổ chức tập trung, hình
thức tổ chức phân tán và hình thức tổ chức hỗn hợp.
Hình thức Văn thư tập trung: được áp dụng hầu hết các tác nghiệp
chuyên môn, công tác Văn thư được tập trung giải quyết ở một đơn vị, hình
thức này thông thường được áp dụng tại một cơ quan, đơn vị có cơ cấu ít
phức tạp, có quy mô nhỏ, số lượng văn bản ít.
Hình thức Văn thư phân tán: được áp dụng khi hầu hết các khâu nghiệp
vụ được giải quyết ở các sở đơn vị, tổ chức trực thuộc cơ quan, đơn vị có cơ
cờu phức tạp, nhiều văn bản đi và đến có nhiều cơ sở cách xa nhau.

5


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Hình thức Văn thư hỗn hợp: được áp dụng khi một số khâu nghiệp vụ
chủ yếu nhưu đánh máy, sao, in, đăng ký văn bản, tổ chức thực hiện ở một số
nơi, còn các khâu nghiệp vụ như theo dõi, giải quyết văn bản lưu trong quá
trình thực hiện ở các đơn vị, bộ phận khác của cơ quan, hình thức này thông
thường được áp dụng tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành pháp quản
lý hành chính Nhà nước.
Ở đơn vị Báo Thanh tra qua tìm hiểu về công tác văn thư cũng như tiếp
cận với công việc ở đây, thì tôi thấy Báo Thanh tra đã áp dụng hình thưc tổ
chức Văn thư tập trung, hình thức tổ chức công tác Văn thư này có nhiều phù

hợp với đặc thù hoạt động của Báo Thanh tra, nó đã đem lại nhiều thành công
trong hoạt động của Báo Thanh tra nói riêng và đóng góp vào thành tích
chung của Thanh tra Chính phủ nói chung
II.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC KHÂU NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG
TÁC VĂN THƯ.
Nội dung công tác Văn thư bao gồm các nội dung sau: Xây dựng và

ban hành văn bản, tổ chức giải quyết Văn bản đi, văn bản đến, văn bản nội bộ,
tổ chức và sử dụng, quản lý con dấu và công tác lập hồ sơ.
1. Nghiệp vụ quản lý văn bản đến
a ) Tíêp nhận văn bản
Văn bản đến là tất cả văn bản (kể cả văn bản mật),bao gồm văn bản quy
phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành, văn bản khác và
các đơn thư do các cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức gọi là văn bản đến.
Theo điều 13 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính
phủ về công tác văn thư quy định: “văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải
tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký.

6


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Những văn bản không được đăng ký tại văn thư, các đơnvị, cá nhân không có
trách nhiệm giải quyết”.
Khi tiếp nhận văn bản do bưu điện, giao liên hoặc do cán bộ trong cơ
quan trực tiếp gửi đến văn thư phải kiểm tra sơ bộ về số lượng, tình trạng bì…
đối với văn bản mang bí mật Nhà nước phải kiểm tra đối chiếu với nơi gửi
nhằm phát hiện những sai sót, hư hỏng trước khi nhận và ký nhận.

Nếu bì văn bản bị bóc, bị rách, bị mất bì, bị mất hoặc bị tráo đổi văn
bản bên trong thì phải báo ngay với Chánh Văn phòng và Trưởng phòng Hành
chính. ở những nơi cơ quan tổ chức không có văn phòng hoặc người đứng
đầu cơ quan, tổ chức giao trách nhiệm, trong trường hợp cần thiết phải lập
biên bản với người đưa văn bản.
Đối với văn bản được chuyển qua máy fax hoặc qua mạng, văn thư
cũng phải kiẻm tra sơ bộ về số lượng văn bản, số lượng trang của mỗi văn bản
và nơi nhận… Trường hợp phát hiện sai sót, phải kịp thời thông báo cho nơi
gửi hoặc báo cáo người được giao trách nhiệm xem xét, giải quyết.
b) Phân loại sơ bộ.
Sau khi tiếp nhận văn bản các bì văn bản được phân loại sơ bộ như sau:
Loại không bóc bì bao gồm:
Các văn bản đến trên có đóng dấu, ký hiệu các độ mật theo quy định tại
Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13/9/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định
số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, văn thư không được giao nhiệm vụ bóc bì
văn bản mật
Những bì văn bản gửi cho các đơn vị, cá nhân trong cơ quan, tổ chức.

7


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Bì văn bản, giấy tờ gửi cho tổ chức Đảng, gửi cho các đoàn thể như
Công đoàn, Đoàn Thanh niên của các cơ quan, tổ chức và thư riêng.
Loại bóc bì bao gồm tất cả các văn bản giấy tờ gửi cơ quan, tổ
chức(ngoài bì ghi tên cơ quan, tổ chức hoặc ghi chức danh người đứng đầu cơ
quan, tổ chức), kể cả các bì văn bản có đóng dấu chữ ký độ “mật” và “tối
mật”, nếu văn thư được giao nhiệm vụ bóc bì, đăng ký loại văn bản đó.
c) Đăng ký văn bản đến

Văn bản đến có thể được đăng ký vào sổ đăng ký văn bản hoặc các
công cụ khác như thẻ đăng ký hoặc các cơ sở dữ liệu quản lý văn bản trên
máy vi tính.
Đăng ký văn bản đến bằng sổ.
Lập sổ đăng ký văn bản đến. Tuỳ theo số lượng văn bản mỗi nhóm văn
bản đến hàng năm mà quyết định lập các loại sổ đăng ký cho phù hợp.
Đối với những cơ quan tổ chức có số lượng văn bản đến dưới 2000 văn
bản một năm cần lập ít nhất hai sổ sau là sổ đăng ký văn bản đến loại thường
và sổ đăng ký văn bản loại mật.
Những cơ quan có số lượng văn bản đến có số lượng 2000 đến 5000
văn bản một năm cần lập các sổ sau: sổ đăng ký văn bản đến ( loại thường)
của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; sổ đăng ký văn bản đến( loại thường)
của các cơ quan khác; sổ đăng ký văn bản đến (loại mật)
Đăng ký văn bản bằng máy vi tính sử dụng chương trình quản lý văn
bản: yêu cầu chung đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đến
thực hiện theo bản hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin trong văn thư

8


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
lưu trữ ban hành kèm theo công văn số 608/LTNN-TTNC ngày19/11/1999
của Cục Lưu trữ Nhà Nước ( nay là Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước).
Việc đăng ký (cập nhập) thông tin đầu vào của văn bản đến vào cơ sở
dữ liệu quản lý văn bản đến được sử dụng theo hướng dẫn sử dụng chương
trình phần mềm của cơ quan tổ chức cung cấp chương trình phần mềm đó.
d) Trình và chuyển giao văn bản đến.
Trình văn bản đến.
Sau khi đăng ký văn bản đến phải được kip thời trình cho người cơ
quan, tổ chức, cấp Phó của người đứng đầu, Chánh Văn phòng hoặc người

đựơc người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao trách nhiệm xem xét cho ý kiến
phân phối giải quyết văn bản.
Người có thẩm quyền, căn cứ nội dung của văn bản đến, quy chế làm
việc cơ quan tổ chức, chức năng, nhiệm vụ kế hoạch công tác được giao cho
đơn vị, cá nhân …
Đối với văn bản liên quan đến nhiều đơn vị, cá nhân cần xác định rõ
đơn vị cá nhân chủ trì cần giải quyết, những đơn vị cá nhân tham gia và thời
hạn giải quyết của mỗi đơn vị, cá nhân.
Ý kiến phân phối giải quyết được ghi vào khoảng giấy trống phía trên
lề trái của văn bản, hoặc cập nhật trực tiếp vào cơ sở dữ liệu quản lý văn bản.
Trong trường hợp cần thiết ý kiến phân phối được ghi cập nhật hoặc ghi vào
phiếu riêng.
Chuyển văn bản đến.

9


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Văn bản đến được chuyển giao cho đơn vị hoặc cá nhân giải quyết căn
cứ ý kiến của người có thẩm quyền. Việc chuyển giao văn bản đến trong cơ
quan, tổ chức cũng như các đơn vị khác phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Nhanh chóng: văn bản đến( loại khẩn) phải chuyển giao ngay cho đơn
vị cá nhân có trách nhiệm giải quyết.
Đúng đối tượng: văn bản đến (loại mật) phải chuyển đến tận tay người
nhận.
Chặt chẽ.: khi chuyển giao văn bản đến phải tiến hành kiểm tra đối
chiếu và người nhận văn bản phải ký nhận, đối với văn bản đến có đóng dấu
thượng khẩn và hoả tốc thì phải ghi rõ thời gian nhận.
Văn thư của đơn vị hoặc người được Thủ trưởng đơn vị giao trách
nhiệm, sau khi tiếp nhận phải vào sổ đăng ký văn bản đến của đơn vị, trình

Thủ trưởng đơn vị xem xét cho ý kiến phân phối giải quyết. Căn cứ vào ý
kiến phân phối của Thủ trưởng đơn vị văn bản chuyển cho cá nhân trực tiếp
phân phối giải quyết.
e) Giải quyết văn bản đến
Sau khi tiếp nhận văn bản đến các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm
nghiên cứu giải quyết kịp thời theo dõi thời hạn pháp luật quy định hoặc theo
quy định cụ thể của cơ quan tổ chức; đối với các văn bản có đóng dấu các đô
khẩn phải giải quyết khẩn trương không chậm trễ.
Khi giải quyết liên quan đến các đơn vị cá nhân khác đơn vị hoặc cá
nhân chủ trì giải quyết phải gửi văn bản, bản sao văn bản đó kèm phiếu giải
quyết văn bản để tham khảo ý kiến của đơn vị cá nhân.
Theo dõi, đôn đốc giải quyết văn bản đến.

10


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Tất cả văn bản đến có ấn định thời hạn giải quyết theo quy định của
pháp luật hoặc của cơ quan tổ chức đều phải theo dõi đôn đốc về thời gian
giải quyết.
Văn thư có trách nhiệm lập sổ theo dõi, giải quyết văn bản đến và
thường xuyên tổng hợp số liệu về văn bản đến.
Đối với tài liệu văn bản đến có đóng dấu “tài liệu thu hồi”, văn thư có
trách nhiệm theo dõi, thu hồi hoặc gửi trả lại nơi gửi theo đúng quy định.
2. Nghiệp vụ quản lý văn bản đi
a) Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày
tháng của văn bản
Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày.
Căn cứ theo quy định của pháp luật Văn thư có nhiệm vụ kiểm tra lại
thể thức, hình thức trình bày văn bản trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo

để phát hành văn bản; trường hợp phát hiện có sai sót, kịp thời báo cáo người
được giao trách nhiệm xem xét giải quyết.
Ghi số, ngày tháng văn bản.
Việc đánh số văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của
Pháp luật hiện hành. Số của văn bản hành chính là số thứ tự đăng ký văn bản
do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm hoặc một nhiệm kỳ được đánh
riêng cho từng loại hoặc đánh chung một số loại văn bản hành chính. Tuỳ
theo tổng số văn bản và số lượng của mỗi loại văn bản của cơ quan tổ chức
ban hành hàng năm mà lựa chọn các phương pháp đăng ký và đánh số văn
bản cho phù hợp

11


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Ngày, tháng của Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội, Uỷ ban
Thường vụ Quốc Hội, Hội đồng nhân dân ban hành là ngày, tháng, năm văn
bản được thông qua.
Ngày, tháng của văn bản quy phạm pháp luật khác và văn bản hành
chính là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành và vào sổ đăng ký.
b) Đóng dấu cơ quan và mức độ khẩn, mật.
Đóng dấu cơ quan: Việc đóng dấu cơ quan lên chữ ký trên văn bản và
đóng dấu cơ quan trên phụ lục kèm theo văn bản được thực hiện theo quy
định tại điều6 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 củâ Chính
phủ về công tác văn thư.
Việc đóng dấu giáp lai trên văn bản và phụ lục theo văn bản chính do
người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định. Dấu được đóng vào khoảng
giữa, mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ
giấy, mỗi lần đóng dấu lên không quá 05 tờ giấy liền kề.
Đóng dấu độ khẩn, Mật.

Việc đóng dấu các độ khẩn ( “Hoả tốc”, “ thượng khẩn” và “ khẩn”)
trên văn bản được thực hiện theo quy định của

pháp luật hiện hành. Việc

đánh dấu các độ mật (“ tuyệt mật”, “ tối mật” và “ mật”), dấu của tài liệu thu
hồi trên văn bản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 của Thông tư
12/2002/TT-BCA ngày 13/9/2002 của Bộ Công an.
c) Đăng ký văn bản đi.
Đăng ký văn bản đi bằng sổ.
Lập sổ đăng ký văn bản đi. Căn cứ tổng số và số lượng của mỗi văn
bản đi hàng năm của các cơ quan, tổ chưc, Quyết định việc lập sổ đăng kỹ cho

12


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
phù hợp. Tuy nhiên, không nên lập nhiều sổ mà có thể sử dụng một hoặc một
số loại sổ đăng ký chung trong đó được chia ra nhiều phần để đăng ký, các
loại văn bản khác nhau.
Đăng ký văn bản đi bằng máy vi tính, sử dụng chương trình quản lý
văn bản.
Yêu cầu chung đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi
thực hiện theo bản hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
Văn thư- Lưu trữ ban hành kèm theo công văn số 608/LTNN-TTNC ngày
19/11/1999 của Cục Lưu trữ Nhà nứơc ( nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nứơc).
Việc đăng ký cập nhật thông tin đầu vào của Văn bản đi vào cơ sở dữ
liệu quản lý văn bản đi đượ thực hiện theo hướng dẫn sử dụng chương trình
phần mềm quản lý văn bản của cơ quan, tổ chức cung cấp chương trình phần

mềm đó.
d) Làm thủ tục chuyển phát, theo dõi việc chuyển văn bản đi.
Làm thủ tục phát hành văn bản.
Lựa chọ bì. Tuỳ theo số lượng độ dày của khổ giấy của văn bản mà lựa
chọn loại bì và kích thước cụ thể của mỗi loại sao cho phù hợp đảm bảo kích
thứoc của mỗi chiều của bì phải lớn hơn kích thứơc của văn bản, khi đựoc vào
bì ở dạng nguyên khổ giấy hoặc khi được gấp lại từ 10 mm trở lên có thể vào
bì một cách rõ ràng.
Vào bì và dán bì. Tuỳ theo số lượng, độ dày của văn bản sẽ được vào bì
mà lựa chọn cách gấp văn bản cho phù hợp. Khi gấp văn bản cần lưu ý để mặt
giấy không có chữ ở bên ngoài.

13


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Chuyển phát văn bản đi.
Đối với trong nội bộ cơ quan, tổ chức. Tuỳ theo số lượng văn bản đi
đựoc chuyển giao trong nội bộ hàng năm, hàng ngày và cách tổ chức chuyển
giao các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể việc lập sổ riêng hoặc sử dụng sổ
đăng ký văn bản để chuyển giao văn bản. Khi chuyển giao văn bản trong nội
bộ người nhận văn bản phải ký nhận vào sổ.
Đối với chuyển phát trực tiếp do giao liên cơ quan, tổ chức thực hiện.
Văn bản đi do giao liên cơ quan, tổ chức chuyển trực tiếp cũng phải được
đăng ký vào sổ khi chuyển giao văn bản, phải yêu cầu người nhận ký vào sổ.
Chuyển phát văn bản qua bưu điện. Tất cả văn bản đi được gửi qua bưu
điện đều hoàn thành thủ tục phát hành và đăng ký vào sổ, khi giao bì văn bản
phải yêu cầu nhân viên bưu điện kiểm tra, ký nhận và đóng vào sổ.
Theo dõi văn bản đi. Văn thư có trách nhiệm theo dõi, chuyển phát văn
bản đi trong trường hợp cần thiết phải lập phiếu gửi để theo dõi chuyển phát

văn bản đến nơi nhận. Trường hợp văn bản bị thất lạc phải kịp thời báo cáo
người được giao trách nhiệm xem xét giải quyết.
e) Lưu văn bản.
Văn bản đi được lưu tại Văn thư phải được sắp xếp theo thứ tự đăng ký,
những văn bản đi được đăng ký. Tại văn thư phải có phương tiện bảo vệ, bảo
quản an toàn bản lưu, Văn thư có trách nhiệm lập sổ theo dõi phục vụ kịp thời
yêu cầu khai thác, sử dụng bản lưu mà mình quản lý theo yêu cầu của pháp
luật và quy định của cơ quan tổ chức.
3. Nghịêp vụ quản lý văn bản nội bộ.

14


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Những văn bản, giấy tờ, sổ sách dùng trong nội bộ cơ quan do chính
cơ quan ban hành thì được gọi là văn bản nội bộ.
Văn bản nội bộ bao gồm các quyết định nhân sự, chỉ đạo, thông báo,
giấy công tác, giấy mời, giấy giới thiệu của cơ quan.
Mỗi loại văn bản nội bộ khi phát hành phải vào sổ đăng ký, trong đó
nêu rõ số, ký hiệu, ngày tháng năm, người ký trích yếu nội dung, người nhận,
nơi nhận, ký nhận.
Văn bản nội bộ trong quá trình chuyển giao cũng phải vào sổ chuyển
văn bản. Các cán bộ đơn vị, trong cơ quan khi nhận văn bản nội bộ đều phải
ký nhận vào sổ chuyển giao văn bản.
4. Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu.
Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong công tác Văn thư, bởi lẽ con dấu khẳng định giá trị pháp lý của
các văn bản, thủ tục hành chính trong các quan hệ hành chính Nhà nước.
Con dấu được giao cho một nhân viên Văn thư quản lý việc sử dụng
con dấu theo quy định của Nhà nước về quản lý con dấu

Việc quản lý và sử dụng con dấu trong cơ quan, tổ chức được quy định
tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và sử
dụng con dấu.
Việc đóng dấu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nội dung con dấu phải trùng với tên cơ quan ban hành văn bản
Con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sâu khi đã có chữ ký
của cấp có thẩm quyền

15


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Không được đóng dấu vào văn bản không hợp lệ, văn bản khống chỉ
hoặc văn bản chưa ghi nội dung, dấu được đóng rõ nét lên các văn bản và
trùm lên 1/3 chữ ký bên trái
Mực dấu thống nhất là mầu đỏ cở do Bộ Công an hướng dẫn trừ trường
hợp đóng dấu mầu khác có quy định riêng. Trường hợp có các bản phụ lục
hay các bản dự thảo thì đóng dấu treo
Dấu đóng mờ thì phải đóng lại.

5. Công tác lập hồ sơ.
Hồ sơ là một tập hợp (hoăc một) văn bản, tài liệu có liên quan với nhau
về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một đặc điểm
thể loại hoặc về tác giả… được hình thành trong quá trình giải quyết công
việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, một cá nhân.
Công tác lập danh mục hồ sơ.
Danh mục hồ sơ là bản liệt kê có hệ thống tên gọi các hồ sơ mà cơ quan
cần phải lập trong năm và duyệt theo một chế độ nhất định.
Quy trình lập danh mục hồ sơ.
Bước 1.Xác định danh mục hồ sơ, tuỳ theo tình hình thực tế của cơ

quan mà xác định cần phải lập danh mục hồ sơ tổng hợp hay theo đơn vị tổ
chức.
Bước 2. Xây dựng đề cương đề cương phân loại hồ sơ.
Theo vấn đề. Mỗi vấn đề là một mục lớn bao gồm các mục nhỏ, mỗi
hồ sơ có thể bao gồm cả vấn đề hoặc từng vấn đề.

16


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Theo đơn vị tổ chức. Mỗi đơn vị tổ chức là một mục lớn, các để mục
nhổ là các hồ sơ hoặc đơn vị nhỏ hơn.
Bước 3. Dự kiến hồ sơ và đặt tiêu đề hồ sơ.
Tiêu đề dự kiến phải phản ánh được nội dung hồ sơ rõ ràng, ngắn gọn,
phản ánh đầy đủ các mặt một hoạt động của cơ quan hình thành theo từng
vấn đề cụ thể phù hợp với tình hình thực tế.
Bước 4.Quy định ký hiệu hồ sơ.
Các mục lớn, nhỏ từng hồ sơ trong danh mục đều phải có sổ, ký hiệu để
xác định vị trí của chúng thuận tiện hơn cho việc tra cứu và sử dụng.
Bước 5. Phân công người lập hồ sơ.
Trong danh mục lập hồ sơ thì phải ghi rõ tên người lập hồ sơ nhằm
làm cho người lập hồ sơ biết mình phải lập hồ sơ gì trong năm để chủ động
công tác, đồng thời giúp cho lãnh đạo cơ quan đơn vị văn được quản lý công
việc của cấp dưới.
Bước 6. Xác định thời hạn bảo quản hồ sơ.
Mỗi hồ sơ phải ghi rõ thời hạn bảo quản trước khi giao nộp vào phòng
lưu trữ của cơ quan. Xác định thời hạn bảo quản cũng chính là việc đánh giá
giá trị của cơ qua

17



B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI
BÁO XƯA VÀ NAY
I. GIỚI THIỆU VỀ BÁO XƯA VÀ NAY
1. Quá trình thành lập Báo Xưa và Nay.
Ngày 05/01/1992 Báo Xưa và Nay ra số đầu tiên với số lượng phát
hành 02 tuần một số, số lượng là 08 trang trên một số và in mầu trắng đen.
Báo Xưa và Nay được cấp giấy phép Xuất bản Báo chí theo Quyết định
số 180/BC-GPXB ngày 4/11/1993, của bộ Văn hoá Thông tin.
Cho đến ngày 10/11/1994 tại Quyết định số 1192/QĐ-TTNN của
Tổng Thanh tra Nhà nước (nay là Tổng Thanh tra Chính phủ) Báo Xưa và
Nay đã chính thức được thành lập.
Từ đó cho đến nay, cùng với sự đóng góp của các bạn đọc cả nước,
cùng các cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là sự quan tâm của Tổng
Thanh tra Báo Thanh tra đã không ngừng hoàn thiện mình để đáp ứng nhu
cầu của đọc giả và ũng để đọc giả thấy rõ đường lối chính sách của Đảng nói
chung và Thanh tra Chính phủ nói riêng
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của báo Xưa và Nay.
2.1. Vị trí và chức năng.
Báo Xưa và Nay là cơ quan ngôn luận của Hội khoa học và lịch sử
Việt Nam hoạt động theo luật Báo chí có chức năng thông tin chịu sự quản lý
trực tiếp của Hội khoa học và lịch sử Việt Nam và quản lý Nhà nước về hoạt
động xuất bản của Bộ Văn hóa – Thông tin.

18



B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Báo Xưa và Nay là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.
Trụ sở của Báo Xưa và Nay đặt tại Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Báo Xưa và Nay
Báo Xưa và Nay là một cơ quan báo chí, cơ quan ngôn luận của Thanh
nên Báo Xưa và Nay có đầy đủ những nhiệm vụ, quyền hạn của một cơ quan
Báo chí đã được quy định trong Luật Báo chí, ngoài ra Báo Xưa và Nay còn
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Xuất bản báo chí đảm bảo tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy
phép hoạt động do Bộ Văn hóa – Thông tin cấp.
Thông tin chính xác, khách quan trung thực, kịp thời hoạt động tình
hình chính trị, văn hóa- xã hội trong nước và ngoài nước.
Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của
Nhà nước và quy định chỉ đạo, triển khai.
Phán ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, nâng cao ý thức của nhân dân
về lĩnh vực báo.
Phát hiện và biểu dương những gương tốt, ngưòi tốt, việc tốt, những
nhân tố mới đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và những hiện
tượng tiêu cực của xã hội.
Tổ chức phát hành báo chí và các ấn phẩm khác của báo theo cơ quan
Nhà nước cấp, hoạt động quảng cáo trên báo và các ấn phẩm khác theo quy
định của Pháp luật và Luật Xuất bản báo chí.

19


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng
quý, hàng năm của báo Xưa và Nay.

Nhiệm vụ quản lý và sử dụng tài chính, tài sản được giao, quản lý hành
chính, chuyên môn đối với công chức, viên chức và người lao động của báo
theo chế độ Nhà nước.
2.3. Tổ chức bộ máy và chế độ trách nhiệm của Báo Xưa và Nay.
Về đội ngũ nhân sự Báo Xưa và Nay từ chỗ chỉ có 05 – 06 người
chuyển từ Tạp chí Xưa và Nay sang rồi đạt đến 26 cán bộ, phóng viên, biên
tập viên, 23 người trong số này đã qua Đại học, 15 người đã tốt nghiệp Đại
học báo chí trong đó có 07 người được tặng Huy chương vì sự nghiệp báo chí
(2002)
Đến nay Báo Xưa và Nay có số nhân sự đã tăng lên 31 người trong đó
có 25 người thuộc biện chế và đa số là đạt trình độ đại học.
Tổ chức bộ máy của báo gồm :
Ban Biên tập gồm có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập. Lãnh
đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của cơ quan theo đúng chức
năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích, quy định của Hiến pháp, pháp luật và acơ
cơ quan chủ quản.
Phòng Phóng viên kinh tế xã hội gồm: 01 Trưởng phòng và 02 Phó
phòng và các Phóng viên chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong phòng họat
động theo đúng Pháp luật và các chế độ quy định của cơ quan của ngành, chỉ
đạo tổ chức thực hiện nội dung tuyên truyền kinh tế xã hội theo định hướng
của Ban Biên tập và yêu cầu tuyên truyền của từng lỳ báo. Đảm bảo đúng, kịp
thời, sát hơi hơi thở cuộc sống, chính xác về văn phong, chính tả, tư liệu sử
dụng tham gia công tác phát hành và làm kinh tế báo chí.

20


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Phòng Phóng Viên nội chính gồm : 01 Trưởng Phòng, 01 Phó phòng
và Phóng viên chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự trong hoạt động theo đúng

pháp luật và các chế độ quy định của cơ quan, của ngành. Chỉ đạo tổ chức
thực hiện đúng nội dung tuyên truyền về thời sự, chính trị, các vấn đề lịch sử
theo định hướng của ban Biên tập và yêu cầu tuyên truyền của từng kỳ báo.
Bảo đảm đúng, kịp thời, sát hơi thở cuộc sống, chính xác về văn phong chính
tả và tư liệu. chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, phân loại đơn thư, đề xuất
kế hoạch điều tra, viết bài hoặc chuyển đến các cơ quan liên quan xem xét,
giải quyết.
Phòng Thư ký tòa soạn: gồm 01 Trưởng phòng và01 Phó phòng và các
Biên Tập viên, Phóng viên thường trú, phóng viên trình bày báo và nhân viên
xếp chữ, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong phòng và hoạt động theo
pháp luật các quy định của cơ quan, của ngành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
công tác tiếp nhận tin, bài ảnh của các phòng phóng viên kinh tế xã hội,
phòng nội chính, văn phòng đại diện phía nam. Thông tin trên mạng và cộng
tác viên gửi đến Ban biên tập để biên chế quyết định quản lý, chỉ đạo các
phóng sự tham gia công tác phát hành báo, làm kinh tế báo.
Phòng Trị sự : gồm 01 trưởng phòng và đang khuyết phó phòng và các
nhân viên trong phòng. chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong phòng hoạt
động theo pháp luật và các chế độ hoạt động theo cơ quan, theo ngành, tham
mưu giúp Ban biên tập làm tốt công tác hành chính trị sự, tài chính của cơ
quan, phối hợp chặt chẽ với các đối tác làm tốt công tác thông tin phát hành
báo theo đúng chế độ quy định hiện hành.
Văn phòng đại diện phía nam : gồm 01 Trưởng phòng và 01 Phó phòng
và các nhân viên, phớng viên phát hành .

21


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong phòng hoạt động theo đúng
quy định của pháp luật và các chế độ quy định của cơ quan của ngành. chỉ đạo

tổ chức thực hiện theo đúng nội dung tuyên truyền công tác phát hành báo,
công tác thông tin quảng cáo trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, cá Tỉnh
Nam Trung Bộ theo định hướng của Ban biên tập theo yêu cầu nhiệm vụ hàng
tháng, hàng quý
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA BÁO XƯA VÀ NAY

TỔNG BIÊN TẬP
PHÓ TỔNG BIÊN
TẬP

Phòng
phóng
viên
kinh
tế xã
hội

Phòng
thư ký
tòa
soạn

Phòng
trị sự

Phòng
PV
nội
chính


Văn
phòng
phía
nam

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI BÁO XƯA VÀ
NAY
Do đặc thù Báo Xưa và Nay là cơ quan ngôn luận của Hội khoa học
lịch sử Việt Nam nên số lượng công việc và công tác hành chính ở đây là rất
lớn, số vụ việc hành chính cần giải quyết là khổng lồ, đòi hỏi bộ máy quản lý
hành chính của Báo phải làm việc với một cường độ cao và khối lượng lớn.
Chính vì thế số lượng văn bản đi và văn bản đến ở Báo đã tiếp nhận và xử lý
là rất lớn. Cứ trung bình mỗi năm có trên 10 000 đầu văn bản đi và đến mà

22


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
phòng cần giải quyết và mỗi năm do tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát
triển, tình hình trong nước và ngoài nước có nhiều thay đổi nên đã có sự tăng
lên về số lượng văn bản hàng năm, từ 15% đến 20% lượng văn bản cần giải
quyết so với năm trước. Theo báo cáo tổng kết hết năm của Báo Xưa và Nay
thì năm vừa qua thì báo đã tiếp nhận và xử lý các đầu văn bản đến, văn bản đi
cũng như văn bản nôi bộ như sau.
Năm

Văn bản đến

Văn bản đi


Văn bản nội bộ

2004

3520

5467

523

2005

3954

6215

587

Vì là cơ quan ngôn luận của Hội khoa học lịch sử Việt Nam lại có trụ
sở đặt tại Thủ đô Hà Nội nơi có nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
tương đối đồng bộ và hiện đại có một nguồn nhân lực, tài lực nên Phòng Trị
sự đã tận dụng lợi thế đó để đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào hầu hết các
khâu trong quá trình quản lý hành chính văn phòng.
Hầu hết các quy trình, nghiệp vụ quản lý văn bản đi, văn bản đến được
thực hiện trên hệ thống máy tính với các phần mềm quản lý được xây dựng và
được đưa vào áp dụng thực tiễn từ khi thành lập và qua mỗi năm được chỉnh
sửa, hoàn thiện, nâng cấp phù hợp với đặc thù công việc và yêu cầu của sự
đổi mới. Đây là những phần mềm chuyên dụng được xây dựng phục vụ cho
công tác quản lý văn bản đi, văn bản đến, được nối mạng intenet để tiếp nhận,
chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác quản lý hành chính Nhà nước, cơ sở dữ

liệu quản lý văn bản đi, đến được thực hiện theo hướng dẫn về ứng dụng công
nghệ thông tin trong Văn thư – Lưu trữ ban hành kèm theo công văn số
608/LTNN-TTNC ngày 19/11/1999 của Cục Lưu trữ Nhà nước ( nay là Cục
Văn thư – Lưu trữ Nhà nước).

23


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
1. Quy trình xư lý văn bản đến của Báo Xưa và Nay
a) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến.
Văn bản do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Báo Xưa và Nay giải
quyết được chuyển đến thẳng Phòng Trị sự, sau khi tiếp nhận song, tiếp tục
phân loại và xử lý
Văn thư làm công tác quản lý văn bản đến gồm 01 đồng chí (Đàm Thị
Hạnh) , sau khi tiếp nhận văn bản đến tiến hành phân loại sơ bộ thành 03 loại
các văn bản gửi trực tiếp lãnh đạo, các văn bản yêu cầu hồ sơ, thủ tục xử lý
công việc, sau khi phân loại xong, Văn thư làm công tác bóc bì văn bản.
Văn bản đã được bóc bì sẽ được đóng dấu đến, sau đó Văn thư làm
công tác phân công từng loại văn bản cho lãnh đạo xử lý. Đây là một công tác
khó khăn, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ về công tác hành chính cao vì thế phải
phân loại sơ bộ, từng loại lĩnh vực văn bản nào sẽ thuộc phòng nào có trách
nhiệm giải quyết. Thông thường Văn bản đến thuộc lĩnh vực phân công cho
các lãnh đạo và các phòng là Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các Trưởng
Phòng và các Phó Trưởng phòng như Phòng Phóng viên kinh tế xã hội,
Phòng Trị sự, Phòng Nội chính, Văn phòng phía nam.
Sau khi làm công tác phân loại Văn thư chuyển qua công tác đăng ký
văn bản bằng máy tính, đảm bảo đầy đủ thông tin như; Lãnh đạo xử lý; Nơi
gửi văn bản; khu vực gửi văn bản; mức độ mật; mức độ khẩn; loại văn bản; số
ký hiệu; ngày ký; ngày nhận; lĩnh vực văn bản; đính kèm văn bản nếu có; hạn

giải quyết văn bản nếu có. Sau khi điền đầy đủ các thông tin trên vào màn
hình xử lý văn bản máy vi tính, văn thư thực hiện lệnh xác nhận, máy tính sẽ
tự động hiện số đến của văn bản vừa tiếp nhận; văn thư làm công tác ghi số
đến va ngày đến của văn bản, sau khi đăng ký xong văn thư kẹp theo phiếu xử

24


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
lý văn bản vào mỗi đầu văn bản và đưa vào các ô tiếp nhận văn bản của từng
chuyên viên trong phòng.
Phiếu xử lý văn bản là căn cứ để xử lý văn bản trong đó có ghi số văn
bản, ngày, tháng, năm,cơ quan gửi, ý kiến của Trưởng và các Phó Trưởng
phòng, ý kiến đề xuất của chuyên viên trực tiếp xử lý.
b) Trình văn bản đến.
Sau khi được đăng ký, văn bản được kịp thời chuyển cho nhân viên có
trách nhiệm trực tiếp giải quyết theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Các
nhân viên sau khi nhận được văn bản, sau khi xem xet nghiên cứu. Căn cứ
vào chức năng,nhiệm vụ,kế hoạch được giao ghi ý kiến phân phối văn bản
cho đơn vị và cá nhân, ý kiến chỉ đạo giải quyết và thời hạn giải quyết theo
nội dung của văn bản.
Ý kiến phân phối, giải quyết được ghi vào phiếu xử lý văn bản sau đó
được cập nhật trực tiếp vào cơ sở dữ liệu quản lý văn bản trong máy vi tính
thông qua văn thư.
Sau khi có ý kiến phân phối, giải quyết của người có thẩm quyền, văn
bản được trả về bộ phận văn thư và được đăng ký bổ xung vào cơ sở dữ liệu
quản lý văn bản trong máy vi tính của văn thư.
c) Chuyển giao văn bản đến
Văn bản đến được chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm
giải quyết căn cứ các ý kiến của nhân viên đã ghi trong phiếu xử lý văn bản.

d) Giải quyết và theo dõi, đôn đốc giải quyết văn bản đến.
Sau khi nhận văn bản đến các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm nghiên
cứu, giải quyết kịp thời theo thời gian đã được pháp luật quy định. Đặc biệt

25


×