Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

VÀNG VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407 KB, 41 trang )

VÀNG VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG
Ở VIỆT NAM NĂM 2013
TS.Nguyễn Minh Phong

Thực tế cho thấy, độc quyền sản xuất vàng không thể giống độc
quyền sản xuất tiền của Chính phủ, càng không thể quản lý vàng theo
thương hiệu quốc gia như một dạng tiền tệ chính thức quốc gia. Nói
cách khác, không thể dùng quyền độc quyền vàng như một loại máy in
tiền; không thể biến việc chống “vàng hóa” thành việc “tiền tệ hóa”
vàng, nếu không muốn biến một quốc gia từ chỉ có một đồng bản tệ duy
nhất thành có 2 đồng tiền cùng lưu hành chính thức và độc quyền như
nhau.
1. Nguồn gốc, dự trữ và quản lý vàng trên thế giới
Đầu tháng 3/2013, các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland
(Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo
ra nhờ nước và động đất.
Kết quả nghiên cứu này vừa được đăng tải trên tạp chí Nature
Geoscience. Dion Weatherley, một nhà địa vật lý tại Đại học Queensland,
Australia và là tác giả chính của nghiên cứu tiết lộ: “Động đất gây ra
hiện tượng đứt gãy địa chất, tạo nên vô số các khe hở. Nước nhanh
chóng choán đầy những khe hở này. Điều đặc biệt xảy ra ở khoảng 10
km dưới lòng đất, nơi có áp suất và nhiệt độ cực kỳ cao”.
“Điều kiện môi trường như vậy, cộng với việc nước mang nồng độ
cao các chất carbon điôxít, silíc điôxít cùng một số chất cần thiết khác
sẽ giúp tạo ra vàng. Sau đó, dư chấn hoặc các trận động đất khác khiến
những khe hở mở rộng hơn làm áp suất giảm đột ngột, nước nhanh
chóng bay hơi và bất cứ hạt vàng nào tồn tại trong chất lỏng đều kết tủa
gần như ngay lập tức”.
185



Quá trình kiến tạo trong vỏ trái đất khiến động đất lặp đi lặp lại
giúp hình thành lớp vàng trầm tích (trầm tích cát vàng). Các nhà khoa
học cho biết vàng trên thế giới có nguồn gốc từ các mạch trầm tích hình
thành trong thời kỳ địa chất tạo núi diễn ra 3 tỷ năm trước đây. Vàng bị
nóng chảy từ trong lòng đất đã được đẩy lên theo sự vận động của vỏ
trái đất. Vàng có dạng thỏi do các khoáng chất kèm theo bị ôxi hóa bởi
thời tiết và việc rửa trôi bụi vào các con suối, dòng sông nơi vàng tích
tụ hoặc do hoạt động của nước liên kết lại. Nghiên cứu của các nhà địa
chất Australia cũng cho biết chấn động duy nhất sẽ không tạo ra vàng
có giá trị kinh tế. Để tạo thành một mạch chứa 100 tấn vàng sẽ mất
100.000 năm.
Phát hiện ra cơ chế hình thành vàng sẽ giúp ích cho con người trong
việc tìm kiếm, thăm dò những mỏ vàng mới trong tương lai. Người ta đã
tính được trữ lượng vàng trên thế giới đạt 250 ngàn tấn. Đến nay, loài
người đã khai thác khoảng 150 nghìn tấn vàng từ lòng đất. Sản lượng
khai thác hàng năm trung bình là 2.300 tấn thì quặng vàng sẽ cạn kiệt
vào năm 2050.
Ở Việt Nam, quặng vàng phân bố rải rác ở nhiều nơi với quy mô
nhỏ, tổng tài nguyên tính được khoảng vài nghìn tấn và trữ lượng chỉ
đạt vài trăm tấn. Đến nay đã phát hiện gần 500 điểm quặng và mỏ vàng
gốc (quặng vàng thực thụ và các loại quặng khác có chứa vàng),trong
đó có gần 30 nơi đã được tìm kiếm thăm dò và đánh giá trữ lượng với
số lượng khoảng 300 tấn vàng.
Năm 1931, chính phủ Anh đình chỉ đổi đồng bảng Anh lấy vàng.
Đầu năm 1968, Mỹ huỷ bỏ đạo luật dùng vàng dự trữ bảo đảm cho
25% tiền giấy lưu thông trong nước, đồng thời đình chỉ việc chuyển đổi
tiền đô la giấy lấy vàng cho tư nhân nước ngoài; năm 1971 thì đình chỉ
nốt việc đổi đô la giấy lấy vàng cho các chính phủ và ngân hàng trung
ương nước ngoài. Từ đó, chế độ bản vị đô la nói riêng và chế độ bản vị
vàng - hối đoái nói chung sụp đổ hoàn toàn. Chấm dứt vĩnh viễn việc

kết gắn giá trị của đồng tiền một nước bất kỳ vào một hàm lượng vàng
nhất định nào đó.
186


Trên thực tế, vàng là hàng hóa đặc biệt, vừa mang tính chất hàng
hóa phục vụ đời sống, sinh hoạt và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
dân; đồng thời, vàng vừa mang chức năng thước đo giá trị và chức năng
dự trữ như một loại ngoại hối đặc biệt; Cũng vì vậy, mỗi khi bối cảnh
thị truờng trong nước và quốc tế có biến động bất thuờng, vàng thuờng
được coi là sự lựa chọn hàng đầu để bảo toàn giá trị tài sản và thể hiện
sự giàu có của cả các quốc gia, ngân hàng và người dân các nước, trong
đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vàng chỉ còn có chức năng không đầy đủ
(tức chỉ có chức năng thước đo giá trị và dự trữ, mà không còn có chức
năng thanh toán và lưu thông) của tiền tệ quốc tế, nên vàng không phải
là tiền tệ thế giới, cũng không phải là đồng tiền quốc gia.
Theo IMF, vàng miếng được phân thành hai loại là vàng - tiền tệ
và vàng phi tiền tệ. Trong đó, vàng tiền tệ là vàng được nắm giữ bởi các
cơ quan quản lý tiền tệ như một phần của dự trữ chính thức của quốc
gia và các tổ chức quốc tế như IMF, BIS. Vàng phi tiền tệ là vàng được
sử dụng như tài sản tài chính và vàng hàng hóa được nắm giữ phục vụ
cho mục đích sản xuất (trang sức, công nghệ), tồn kho hoặc cất trữ và
phải được đối xử bình thường như với bất kỳ hàng hóa nào khác trong
nền kinh tế (IMF, 2006). Theo TS. Hoàng Công Gia Khánh, Trưởng
khoa Tài chính ngân hàng Trường ĐH Kinh tế - Luật - TP.HCM, ở hầu
hết các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản… đều đã tự do
hóa thị trường vàng từ rất lâu. Thị trường vàng ở các nước này hoạt
động theo các chuẩn mực rõ ràng, chủ yếu giao dịch các chứng chỉ vàng
thông qua sàn giao dịch tập trung. Việc giao dịch vàng không qua sàn
giao dịch (OTC) vẫn còn diễn ra sôi động ở Anh, Thụy Sĩ giữa các nhà

bán buôn. Các giao dịch này được tổ chức rất quy củ, minh bạch và chủ
yếu liên quan đến vàng lưu kho tại London thông qua thay đổi sở hữu
vàng của các bên liên quan tại kho vàng này.
Một số các nước ở Trung Đông, châu Á nơi dân chúng vốn có
truyền thống cất trữ vàng cũng đã tổ chức rất thành công giao dịch vàng
qua sàn giao dịch tập trung. Và sàn này bao gồm cả vàng vật chất và
vàng tài khoản. Cụ thể như Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc,
Hong Kong.
187


Ấn Độ và Trung Quốc vốn là hai thị trường tiêu thụ vàng vật chất
lớn nhất thế giới, chiếm hơn 42% nhu cầu vàng trên thế giới. Đồng thời
đây cũng là hai quốc gia đã từng trải qua thời gian dài kiểm soát rất chặt
thị trường vàng trong quá khứ nhưng sau đó phải tiến hành cải cách thị
trường vàng theo hướng tự do hóa và họ đã đạt được các thành công
đáng kể.
Tại Ấn Độ, với 90% lượng vàng tiêu thụ phải nhập khẩu. Đất nước
này phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc kiểm soát vàng
nhập khẩu để giảm thâm hụt cán cân thanh toán. Từ những năm 1963
đến 1964, Ấn Độ đã kiểm soát rất chặt thị trường vàng, cấm nhập khẩu
vàng… Tuy nhiên, trong suốt hàng chục năm sau đó mặc dù việc nhập
khẩu vàng phi chính thức diễn ra trầm trọng nhưng giá vàng trong nước
vẫn cao hơn từ 20% đến 50% so với giá vàng quốc tế. Tháng 6-1990,
Ấn Độ thừa nhận sự thất bại trong chính sách quản lý vàng chặt chẽ
khi bãi bỏ luật quản lý vàng 1963. Và ba năm sau đó bãi bỏ luật điều
tiết ngoại hối 1964. Các hạn chế sở hữu tư nhân về vàng đã giảm đi,
các thương nhân kinh doanh vàng không còn phải xin giấy phép, cho
phép nhập khẩu vàng nhằm gia tăng tỉ trọng nhập khẩu vàng chính thức
(giảm nhập lậu), tăng thu ngân sách thông qua việc thu được thuế nhập

khẩu vàng, kích thích sản xuất nữ trang xuất khẩu, phát triển ngành sản
xuất vàng và chế tác trang sức, khuyến khích tái chế vàng trang sức
trong nước. Sau đó Chính phủ Ấn Độ cũng đã đưa ra các tiêu chí cụ thể
để xác định ngân hàng nào đủ điều kiện được cấp phép nhập khẩu vàng.
Các tổ chức này được phép mua bán vàng trong nước và quốc tế không
giới hạn. Ngoài ra, họ còn được phép cung cấp các sản phẩm tiết kiệm
và cho vay liên quan đến vàng.
Giai đoạn từ 1998 đến 1999, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho phép
các ngân hàng thương mại trả lãi tiền gửi vàng vật chất, phát hành các
chứng chỉ vàng và các chứng chỉ này được phép chuyển nhượng, giao
dịch trên thị trường thứ cấp với mục tiêu phát triển thị trường chứng chỉ
vàng. Tuy nhiên, việc triển khai đã thất bại khi sau 12 tháng triển khai
chỉ huy động được tám tấn vàng so với 100 tấn theo kế hoạch. Điều này
188


cho thấy dân chúng vẫn thích nắm giữ vàng vật chất hơn là chứng chỉ
vàng. Bởi vậy từ năm 2003, Ấn Độ cho phép các ngân hàng giao dịch
hợp đồng vàng kỳ hạn trong nước hoặc quốc tế nhưng không được phép
giao dịch với các tổ chức phi ngân hàng. Đến cuối năm 2011, có bốn sở
giao dịch quốc gia thực hiện giao dịch vàng. Các sản phẩm phái sinh
vàng được cho phép giao dịch từ năm 2006 và cho đến nay sản phẩm
thông dụng nhất trong số các sản phẩm phái sinh vàng là ETF vàng.
Đến đầu năm 2012, ở Ấn Độ đã có 30 ngân hàng bao gồm cả ngân hàng
nhà nước, ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài được phép nhập
khẩu vàng, bạc để bán tại thị trường trong nước. Hiện nay họ có cả hai
thị trường vật chất và phi vật chất. Thị trường bán lẻ vàng thoi OTC
diễn ra phổ biến rộng rãi giữa nhà đầu tư với các tổ chức kinh doanh
vàng. Nhưng Ấn Độ không bắt buộc giao dịch vàng thoi phải diễn ra tại
các sàn giao dịch mà có thể thực hiện ở thị trường bán lẻ phân tán khắp

cả nước với trên 100.000 thợ kim hoàn và hơn 1 triệu cửa hàng bán lẻ.
Nhu cầu vàng ở Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ
và chiếm khoảng 16% tổng cầu vàng trên thế giới. Mặc dù Trung Quốc
là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đóng góp khoảng 13% tổng cung
vàng trên thế giới nhưng nước này vẫn phải nhập khẩu vàng. Trước năm
2002, thị trường vàng tại Trung Quốc được kiểm soát chặt chẽ từ khâu
sản xuất đến phân phối bán lẻ. Giá vàng và hạn ngạch đã được quyết
định bởi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) phối hợp với các cơ
quan khác ở trung ương. PBOC cấp giấy xuất khẩu vàng và nhập khẩu
vàng trang sức, mặt hàng này chịu mức thuế nhập khẩu 60% ở năm
1996, giảm so với mức 100% trước đó. Từ năm 1996, Trung Quốc đẩy
nhanh quá trình cải cách, dần dần tự do hóa và sau đó đã bãi bỏ việc nhà
nước độc quyền vàng, bãi bỏ hệ thống cấp phép bán lẻ, bán buôn, sản
xuất và không còn kiểm soát giá vàng. Tháng 10-2002, Sàn giao dịch
vàng Thượng Hải được thành lập để tổ chức giao dịch vàng thay thế
cho PBOC. Kể từ khi mở cửa thị trường vàng và sau khi Sàn giao dịch
Thượng Hải đi vào hoạt động, giá vàng tại Trung Quốc đã rất sát với giá
vàng thế giới từ năm 2000. Từ năm 2006, Trung Quốc đã cho phép các
ngân hàng thương mại giao dịch các sản phẩm đầu tư vàng với nhà đầu
189


tư cá nhân. Cũng trong năm này, hệ thống giao dịch vàng thoi hai giá
cũng đã được triển khai. Và đến năm 2007, các ngân hàng thương mại
được phép giao dịch vàng thoi vật chất, được tham gia giao dịch tại Sàn
giao dịch Thượng Hải, Sàn giao dịch hàng hóa giao sau Thượng Hải.
Về thị trường bán lẻ, Trung Quốc chỉ được phép bán vàng trang
sức qua các cửa hàng bán lẻ trang sức vốn chịu sự quản lý của chi nhánh
PBOC tại địa phương. Tất cả giao dịch vàng thoi đều phải được thực
hiện thông qua Sàn giao dịch vàng Thượng Hải.

Như vậy, sau cải cách, cơ quan nhà nước của cả Ấn Độ và Trung
Quốc vẫn quản lý sản xuất, bán buôn, bán lẻ vàng, nhưng đều được thực
hiện theo cơ chế minh bạch và hoàn toàn không có sự độc quyền, dù là
độc quyền nhà nước hay tư nhân. Việc quản lý nhập khẩu vàng được
thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở xử lý hài hòa giữa trạng thái cán
cân thanh toán và tình trạng nhập lậu. Ngân hàng trung ương hoàn toàn
không tham gia trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu, sản xuất. Chính sách
quản lý được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, thông thoáng nhằm
tạo được sự liên thông thị trường trong nước với thị trường nước ngoài
khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện. Các quốc gia này cũng đã quản
lý chặt chẽ chất lượng vàng kể cả vàng thoi và vàng trang sức, đồng
thời xem xét để cấp phép giao dịch các sản phẩm vàng thoi theo tiêu
chuẩn quốc tế được sản xuất bởi các nhà sản xuất có uy tín theo danh
sách công bố của Hiệp hội Vàng thoi London. Ngoài ra, các nước này
cũng đã tổ chức nhiều sàn giao dịch vàng với cơ chế tổ chức theo thông
lệ quốc tế với một số điều chỉnh để tương thích với đặc trưng của thị
trường trong nước.
Thực tế thế giới cũng cho thấy ngày càng hiếm có nước nào duy trì
chính sách chỉ độc quyền một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất
vàng miếng. Hiện nay, Ấn Độ đã thả nổi thị trường vàng và chỉ quản
lý bằng thuế suất nhập khẩu vàng khi nâng mức thuế lên 50%. Ngân
hàng Trung ương Ấn Độ vừa có thông báo chính thức trên website ngày
19/11/2012, yêu cầu các ngân hàng nước này không cho vay với mục
đích mua vàng vật chất như trang sức, vàng xu, vàng thanh hay các sản
phẩm tài chính có liên quan đến vàng như đầu tư vào quỹ tín thác.
190


Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), người dân Thổ
Nhĩ Kỳ hiện đang nắm giữ khoảng 5.000 tấn vàng, giá trị 302 tỷ USD,

lớn hơn của GDP của Ireland. Huy động được số vàng này trong dân,
Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm được nhập khẩu vàng cũng như vay nợ từ bên
ngoài. Các ngân hàng ở nước này đang tìm cách hút số vàng trên để
chuyển đổi thành tiền mặt. Thu hút vàng trong dân được xem là một
cách để Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn thứ
nhì thế giới, chỉ sau Mỹ. Trong năm 2011, thâm hụt cán cân vãng lai
của nước này đã vượt mức 77 tỷ USD. Theo số liệu của Ngân hàng
Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, từ đầu năm đến tháng 7/2013 vừa qua, số
tài khoản gửi vàng tại các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 15%, cao
gấp 5 lần tốc độ tăng của số tài khoản gửi tiết kiệm. Cũng từ đầu năm,
lượng vàng người dân gửi vào ngân hàng Yapi Kredi Bankasi của Thổ
Nhĩ Kỳ đã tăng 62%. Còn tại ngân hàng lớn nhất nước này về tài sản là
Turkiye Is Bankasi AS, lượng vàng người dân gửi vào tăng 10 lần trong
thời gian 2 năm tính đến hết tháng 6 năm nay. Khi mở tài khoản vàng,
khách hàng sẽ có được một lượng tiền mặt tương đương với giá trị của
số vàng mà họ giao cho ngân hàng. Khách có thể rút tiền mặt hoặc vay
vốn từ ngân hàng. Về phần mình, ngân hàng có thể nắm giữ hoặc bán
số vàng tùy theo chiến lược kinh doanh riêng. Các ngân hàng Thổ Nhĩ
Kỳ đang tung ra hàng loạt dịch vụ khác nhau để thu hút người dân gửi
vàng. Các ngân hàng Isbank và Turkiye Garanti Bankasi AS - ngân
hàng lớn nhất nước này về giá trị vốn hóa - cùng cung cấp các khoản
vay bảo đảm bằng vàng. Với dịch vụ này, khách hàng có thể mang nữ
trang hoặc tiền xu vàng tới ngân hàng để thế chấp vay vốn. Garanti
cũng phát hành thẻ tín dụng dựa trên tài khoản gửi vàng. Ngân hàng
này sẽ sớm cho phép khách hàng rút tiết kiệm bằng vàng, thay vì tiền
mặt hoặc ngoại tệ. Ngân hàng Hồi giáo Asya Katilim Bankasi AS thì tổ
chức những “ngày vàng” để khách hàng đem tiền xu và nữ trang vàng
đến cho các chuyên gia kiểm định. Ngân hàng này cho biết đã thu hút
được 3 tấn vàng thông qua những “ngày vàng” như vậy từ tháng 3/2012
đến nay. Số tài khoản tiết kiệm vàng trong ngân hàng này tính đến hết

tháng 7 đã tăng 22%. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có những biện pháp
191


để hỗ trợ các ngân hàng thu hút vốn vàng. Ngân hàng Trung ương nước
này ra quyết định cho phép các ngân hàng tăng tỷ lệ vàng trong dự trữ
lên mức 30% từ mức 25% trước đó. Ngoài ra, các nhà chức trách Thổ
Nhĩ Kỳ còn đang xem xét đưa ra các quy định cho phép người dân mua
hoặc bán vàng tại các chi nhánh ngân hàng hoặc chuyển vàng vào các
tài khoản khác. Tuy nhiên, kế hoạch này bị các tiệm vàng ở Thổ Nhĩ Kỳ
phản đối vì cho rằng, việc ngân hàng mua bán vàng sẽ khiến doanh thu
của các tiệm kim hoàn sa sút.
2. Quản lý vàng ở Việt Nam từ 1975-2013
Việt Nam có truyền thống tích trữ và giao dịch vàng trong dân
rất cao do kinh nghiệm đối phó với chiến tranh, loạn lạc và lạm phát
cao...
Theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính
phủ, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối
lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng
được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất, hoặc vàng
miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Từ sau năm 1975, ở Việt Nam, Nhà nước dùng các biện pháp hành
chính mạnh để kiểm soát và điều khiển giá vàng. Việc giao dịch vàng,
kể cả vàng trang sức lẫn vàng miếng, của tư nhân bị cấm; Việc dùng
vàng để định giá, thanh toán không được pháp luật thừa nhận. Nhưng
trên thực tế, vàng luôn được sử dụng làm thước đo giá trị, phương tiện
thanh toán và tài sản cất trữ.
Đến năm 1986, Việt Nam mới thực hiện chủ trương cho thành lập
mạng lưới các cửa hàng kinh doanh vàng bạc quốc doanh và đến năm
1989 mới chính thức cho phép tư nhân thành lập cửa hàng kinh doanh

vàng, bạc, đá quý. Từ đó, thị trường vàng mới bắt đầu có sự cạnh tranh.
Ngày 23.9.1993, Chính phủ ban hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP
về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, Nhà
nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá
nhân. Cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được quyền cất giữ, vận chuyển hoặc gửi vàng ở
192


ngân hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng được mua bán vàng các
loại; được chế tác, gia công, cầm đồ vàng.
Từ năm 1994, vụ Quản lý ngoại hối - NHNN cấp phép nhập uỷ
thác để công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam (VJC) nhập trực tiếp cho các
doanh nghiệp và Vụ Quản lý ngoại hối bán vàng cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, từ năm 1996, do tình hình ngoại tệ khan hiếm vì ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, NHNN tạm dừng việc cấp
phép nhập khẩu vàng.
Tháng 12.1999, Chính phủ ban hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP
quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thay thế Nghị định
63/1993/NĐ-CP. Cùng với Nghị định 63/1998/ NĐ-CP về quản lý ngoại
hối được ban hành ngày 17.8.1998, cơ chế quản lý vàng ở Việt Nam đã
chính thức tách bạch rõ việc quản lý vàng tiền tệ, và quản lý vàng phi
tiền tệ với sự nới lỏng đáng kể trong việc quản lý đối với vàng phi tiền
tệ tập trung vào các nội dung chính: phân định rõ vàng miếng, vàng
trang sức; quản lý xuất nhập khẩu; quản lý sản xuất, gia công; quản lý
kinh doanh giao dịch. Nhờ chính sách nới lỏng này, đã có bảy đơn vị
tham gia sản xuất, gia công vàng miếng theo dây chuyền công nghệ
hiện đại và hơn 12.000 cửa hàng kinh doanh vàng trên khắp cả nước.
NHNN cũng đã cho phép các tổ chức tín dụng đủ điều kiện được phép
kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, quy định cụ thể việc huy động

vàng và cho vay bằng vàng...
Sàn vàng ảo hay kinh doanh vàng tài khoản, sàn vàng đã một
thời nở rộ tại Việt Nam và trở nên phức tạp trong các năm 2008-2009
với hơn 20 sàn giao dịch trước khi Chính phủ ban hành lệnh cấm vào
cuối năm 2009. Thời điểm đó, cùng với chứng khoán, các sàn vàng hoạt
động rầm rộ, cho phép các nhà đầu tư kinh doanh vàng qua tài khoản
trực tiếp với thị trường quốc tế. Sàn vàng đã thu hút sự tham gia của
nhiều đơn vị: DN kinh doanh vàng, ngân hàng, thậm chí tổ chức không
có chức năng kinh doanh vàng… lôi kéo hàng chục ngàn nhà đầu tư
tham gia đã tạo nên một cơn sốt vàng ảo; kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy
đối với nhà đầu tư, DN và tổ chức tài chính, ảnh hưởng đến sự ổn định
193


trên thị trường vàng, ngoại hối và tiền tệ. Đối với rất nhiều nhà đầu tư,
sau một thời gian tham gia đầu tư vàng ảo, cụ thể hơn là kinh doanh
vàng trên tài khoản đã chuốc lấy thất bại, thua lỗ. Trong khi đó, không
ít DN và tổ chức tài chính dù ở góc độ người tổ chức kinh doanh hay
trực tiếp đầu tư thì cũng gánh chịu nhiều thiệt hại trước biến động của
giá vàng thế giới. Đã có những NH công bố con số thua lỗ hàng ngàn tỷ
đồng vì vàng. Sàn vàng đã kéo theo các công cụ hỗ trợ như: đòn bẩy tài
chính cho nhà đầu tư, hoạt động mua bán vàng liên tục với nước ngoài
thông qua tài khoản để cân bằng trạng thái, mua bán khống, mua bán
kỳ hạn… được thực hiện dưới nhiều hình thức và biến tướng, gây ra rủi
ro tiền ẩn cho các tổ chức tài chính và bất ổn vĩ mô. Thậm chí đã nảy
sinh nhiều tranh chấp, kiện cáo về những sự cố, rủi ro khi tham gia sàn
vàng. Khi rà soát lại, cơ quan quản lý cho biết kinh doanh sàn vàng là
một hoạt động chưa có các quy định quản lý, và những bất lợi của hoạt
động này gây ra, khiến sàn vàng đã bị cấm hoạt động. Mọi hoạt động
đầu tư vàng ảo chấm dứt. Đến nay, mọi hoạt động kinh doanh vàng qua

tài khoản của mọi các nhân, tổ chức đều bị cấm, tài khoản mua bán vàng
phục vụ xuất nhập khẩu của các NH cũng chấm dứt. Tuy vậy, trên thực
tế, kinh doanh vàng ảo chui vẫn còn rơi rớt. Có không ít tổ chức dùng
nhiều hình thức biến tướng để tiếp tục kinh doanh sàn vàng. Tất nhiên,
với hoạt động phi pháp thì luôn tiềm ẩn rủi ro và thua thiệt luôn đứng
về phía người đầu tư.
Giữa năm 2013, một ngân hàng đầu tiên đã công bố dịch vụ mua
bán vàng qua Internet Banking, hoạt động hoàn toàn dựa trên tiền thực
và vàng thực. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, sau khi thận trọng với
việc cấp phép đã cho rằng, đây là là giải pháp công nghệ mới và phù
hợp quy định. Theo các quy định hiện nay, gần như không có quy định
nào xác định ”vàng tài khoản” hay ”kinh doanh vàng trên tài khoản” là
gì. Trước đây, Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà
nước về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài có giải thích
chung chung: “Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài” là hoạt
động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngoài dưới
các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế. Từ thực tế hoạt động
194


của sàn vàng ảo trước đây có thể thấy một số đặc trưng sau, gọi là sàn
vàng, nhưng thực chất nhà đầu tư chỉ sử dụng một tài khoản để đầu
tư ‘vàng ảo” theo giá vàng quốc tế mà không bao giờ được nhận vàng
thực. Hoạt động đầu tư sàn vàng ảo trước đây có ba yếu tố đặc trưng:
thực hiện khớp lệnh định kỳ giữa người mua với người bán, cho phép
vay vàng đầu tư và mua bán khống cũng như giao dịch trạng thái kỳ
hạn. Đặc biệt, các ngân hàng và tổ chức kinh doanh sàn vàng cho phép
sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính trong đầu tư kinh doanh vàng. Vậy
mua bán vàng qua Internet Banking có là vàng ảo? Thực tế, ngân hàng
cung cấp dịch vụ chỉ đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ mua bán

vàng vật chất qua các giải pháp ngân hàng điện tử. Khi đặt mua, khách
hàng phải chuyển tiền và ngay sau đó sẽ được lấy vàng. Như vậy, tiền
thực chuyển đi và vàng thực sẽ được giao. Ngân hàng sẽ chỉ giữ hộ khi
khách có nhu cầu. Còn trong trường hợp bán vàng, nếu khách còn gửi
vàng tại ngân hàng thì có thể đặt qua mạng, còn không sẽ phải mang
vàng đến bán tại các điểm kinh doanh vàng như thông lệ. Như vậy,
trong mọi trường hợp, người mua và bán chỉ thông qua ngân hàng như
một nhà giao dịch hàng hóa và niêm yết giá. Hoàn toàn không có biểu
hiện của vàng ảo như thực hiện khớp lệnh giữa người mua với người
bán, không thực hiện mua bán khống, không thực hiện giao dịch trạng
thái kỳ hạn, không sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính. Mua vàng qua
mạng như trên giống như mọi hình thức giao dịch hàng hóa trực tuyến
khác. Vàng ở đây là vật chất, hàng hóa chứ không phải là một loại hình
đầu tư tài chính. Điểm khác biệt là chỉ là cho phép khách hàng thực hiện
giao dịch mua - bán vàng trực tuyến, thông qua kênh Internet Banking
và Mobile Banking. Người mua có thể “tranh thủ” mua vàng ở bất cứ
đâu theo giá niêm yết của ngân hàng, khách hàng không phải đổ xô xếp
hàng mua vàng những lúc cao điểm. Mua vàng qua mạng chỉ mở ra cơ
chế giao dịch mới giữa khách hàng với ngân hàng trong khi mô hình
sàn giao dịch vàng là giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau, qua khớp
lệnh. Các yêu cầu mua- bán vàng chỉ được xác định thông qua giá thực
tại thời điểm giao dịch mà không có các trạng thái kỳ hạn như sàn vàng.
Hơn nữa, với các quy định về giới hạn trạng thái vàng của Ngân hàng
195


Nhà nước, không được vượt quá 2% vốn tự có; không được cho vay
vốn, cho vay vàng để tạo giao dịch “ảo” như ở sàn vàng.
Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Hưng, PTĐ NHNN: Phải khẳng định
hoạt động sản vàng online là hoạt động bất hợp pháp. Theo quy định tại

Khoản 9 Điều 4 Nghị định 24, tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các
hoạt động kinh doanh vàng khác (gồm cả kinh doanh vàng tài khoản,
sản giao dịch vàng) sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và
được NHNN cấp phép. Do đó, tổ chức cá nhân thành lập và kinh doanh
trên sàn vàng online là trái với quy định của pháp luật. Nghị định 24
cũng quy định rõ các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp điều
tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng.
Trước khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định
24) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, hoạt động
mua bán vàng miếng được thực hiện tại khoảng 12.000 doanh nghiệp,
cửa hàng nhỏ lẻ kinh doanh vàng.
Bên cạnh đó, nhằm thu hút các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh
tế xã hội, năm 2000, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD)
có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động vốn bằng vàng. Với
việc triển khai chính sách này, tính đến ngày 02/11/2012, số dư huy
động vàng của các tổ chức tín dụng khoảng gần 97 tấn, tương đương
khoảng 120 nghìn tỷ VND, chiếm khoảng 3% tổng phương tiện thanh
toán (M2), đã giảm nhiều so với mức gần 6% vào cuối năm 2011. Như
vậy, quy định cho phép huy động vốn bằng vàng đã cho phép vàng
thực hiện một phần chức năng tiền tệ ở mức độ nhất định (có thể gọi
là “vàng hóa” chính thức trong hệ thống ngân hàng). Vàng gửi vào hệ
thống ngân hàng, rồi được cho vay ra đã tham gia vào hệ số tạo tiền của
các ngân hàng. Mặc dù mấy năm gần đây, tập quán sử dụng vàng làm
phương tiện thanh toán song hành với đồng Việt Nam đã dần mất đi,
vàng chủ yếu được sử dụng làm công cụ tích trữ, nhưng nhu cầu tích
trữ/gửi tiết kiệm vàng miếng của dân vẫn ngày càng tăng (một phần do
kỳ vọng giá thế giới tăng, một phần do các TCTD vẫn huy động vàng).
Việc đầu tư, đầu cơ có nguy cơ quá mức vào vàng đã gây nhiều hệ lụy
196



cho nền kinh tế - xã hội, rủi ro cho người dân mua vàng/ người vay
vàng, và các tổ chức kinh doanh vàng (trong đó có TCTD) khi giá vàng
liên tục tăng cao.
Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 ra đời đã khẳng định
NHNN có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành
chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo
thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh
doanh vàng theo quy định tại Nghị định này; bổ sung vàng miếng vào
Dự trữ ngoại hối Nhà nước; thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng
thông qua các biện pháp: (a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu
theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này; (b) Tổ chức và quản
lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm
sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong
từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào
chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; (c) Thực hiện mua, bán
vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo
quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ khẳng
định quyền sở hữu và giao dịch vàng miếng của tổ chức, cá nhân được
công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật. NHNN độc quyền sản
xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng
miếng, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm ổn định thị
trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ
nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của
pháp luật vì lợi ích chung, bảo đảm không biến quyền kinh doanh vàng
miếng thành độc quyền và mang lại khối lợi nhuận khổng lồ béo bở
cho bất kỳ doanh nghiệp hay một thương hiệu vàng nào. NHNN và các
tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vàng có liên qua phải bảo đảm chất
lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng vàng miếng, không gây ách tắc và

méo mó cung-cầu, giá cả thị trường vàng trong nước, bảo đảm những
nguồn lợi từ chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới phải
được quản lý chặt chẽ và quy tụ thành nguồn thu bổ sung cho NSNN
chung theo quy định của pháp luật.
197


Tính đến 10/1/2013, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép kinh doanh
vàng miếng cho 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh
doanh tại 63 tỉnh thành trên cả nước (TP HCM có khoảng 900 điểm
và Hà Nội khoảng 400 điểm). Những đơn vị chưa được cấp phép kinh
doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được mua bán vàng trang sức hoặc
chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác. Cửa hàng nào không có
giấy phép kinh doanh vàng miếng mà vẫn mua bán vàng miếng sẽ bị
phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP
ban hành năm 2011...
Theo Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 của NHNN
về hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong
nước, NHNN có thể tuỳ từng thời điểm để tổ chức đấu thầu (đấu thầu
theo giá hoặc theo khối lượng) và mua bán trực tiếp. Quy trình đấu thầu
(gồm 11 bước từ khi thông báo đến ký văn bản xác nhận, mua bán) và
mua bán trực tiếp (gồm 7 bước từ thông báo mua bán, tổ chức chuyển
tiền đặt cọc). Khi đấu thầu theo khối lượng, trường hợp tổng số lô vàng
miếng đặt thầu bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN mua hoặc bán thì
khối lượng trúng thầu bằng khối lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng
đặt thầu. Nếu số lô đặt thầu vượt quá khối lượng NHNN thông báo thì
mức trúng thầu xếp thứ tự từ cao nhất xuống thấp nhất. Trường hợp ở
mức khối lượng trúng thầu thấp nhất có nhiều đơn vị đặt mua hoặc bán
thì khối lượng còn lại chia đều cho tất cả. Khi đấu thầu theo giá, xét
theo thứ tự giảm dần từ giá trúng cao nhất cho tới thấp nhất mà tại đó

NHNN bán được khối lượng tối đa; hoặc xét theo thứ tự từ thấp đến cao
nếu NHNN mua được khối lượng tối đa. Giá trúng thầu của từng đơn vị
là giá đặt thầu của chính đơn vị đó.

198


Quy trình đấu thầu vàng và mua bán vàng trực tiếp
theo Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013
Đấu thầu
1. NHNN thông báo đấu thầu mua, bán vàng
miếng
2. TCTD, doanh nghiệp đặt cọc
3. NHNN kiểm tra và thông báo tư cách dự thầu
của TCTD, doanh nghiệp
4. NHH thông báo mua, bán (đối với đấu thầu
theo khối lượng) hoặc giá sàn và/ hoặc giá trần
(đối với đấu thầu theo giá)
5. TCTD, doanh nghiệp nộp phiếu dự thầu mua,
bán vàng miếng
6. NHNN xét thầu
7. NHNN thông báo hủy thầu (nếu có)
8. NHNN công bố kết quả đấu thầu
9. Xác nhận giao dịch
10. Thanh toán tiền và giao, nhận vàng miếng
11. Xử lý tiền đặt cọc

Mua bán trực tiếp

1. NHNN thông báo mua, bán vàng miếng

2. TCTD, doanh nghiệp đặt cọc
3. NHNN kiểm tra và thông báo tư cách tham gia
giao dịch của TCTD, doanh nghiệp
4. NHNN thông báo giá mua, bán
5. TCYD, doanh nghiệp đăng ký khối lượng mua,
bán (nếu có)
7. NHNN xác định, thông báo khối lượng mua,
bán với từng TCTD, doanh nghiệp
8. Xác nhận giao dịch
9. Thanh toán tiền và giao, nhận vàng miếng
10. Xử lý tiền đặt cọc

Ngày 28/3/2013, cơ chế đấu thầu giá vàng miếng đã được chính
thức khởi động ở Việt Nam với phiên đầu tiên mang tính thăm dò thị
trường. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tung ra gói thầu 26.000 lượng
vàng (gần 1 tấn vàng) với giá sàn là 43,81 triệu đồng/lượng (cao hơn
giá tham chiếu tính giá trị đặt cọc được ấn tính từ chiều hôm trước tới
210 nghìn đồng mỗi lượng, thậm chí cao hơn giá vàng bán ra vào giờ
mở cửa tới 330 nghìn đồng mỗi lượng tại SJC và 360 nghìn đồng mỗi
lượng ở Doji); tỷ lệ ký quỹ 10%. 21 đơn vị đăng ký tham gia phiên đấu
thầu chỉ được bỏ một mức giá, với mức đặt mua thấp nhất 5 lô (500
lượng) và cao nhất 20 lô (2.000 lượng). Kết quả có 2 đơn vị trúng thầu
với 2.000 lượng vàng miếng SJC được bán ra theo giá khá sát với giá
chào thầu.
Ngày 16/8/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đầu thầu bán
vàng miếng lần thứ 53 với khối lượng trúng thầu đạt 25.800 lượng trong
tổng số 26.000 lượng chào thầu. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là
37,56 triệu đồng/lượng, tương đương giá mua vàng ngoài thị trường của
199



các doanh nghiệp trong chiều nay. Mỗi đơn vị tham gia được đặt thầu
tối thiểu là 1.000 lượng và tối đa 3.000 lượng.
Từ ngày 28/3/2013 đến 16/8/2013, NHNN đã đấu thầu bán vàng
miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.426.400 lượng (tương đương
với 54,86 tấn) trên tổng số 1.530.000 lượng (tương đương với 56,84
tấn) chào thầu.
Tính đến sáng 17/8/2013, chênh giá trong nước so với giá quốc tế
quy đổi đã co về còn 3,1 triệu đồng/lượng; nếu tính đủ các loại chi phí,
chênh lệch chỉ còn khoảng 2,6-2,7 triệu đồng/lượng. Như vậy, sau hơn
một năm chênh lệch giá từng lên tới gần 20%, nay chỉ còn khoảng 7%.
Kết quả các phiên đấu giá vàng miếng cho thấy, quy trình đấu thầu
của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông suốt, đúng quy định tại
Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 và Quyết định số 563/
QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 của NHNN. Mục tiêu cao nhất của việc
NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng trước thời điểm 30/6/2013 với
tư cách là nguời kiến tạo và bảo đảm nguồn cung vàng miếng cho thị
trường đã được thực hiện tốt. Xét từ góc độ quy trình và các mục tiêu
đấu thầu vàng miếng, cho thấy phiên đầu là không thành công do đặt
giá chào bán cao hơn 500 nghìn đồng/lượng so với giá thị trường tại
cùng thời điểm, nên chỉ bán được dưới 8% lượng vàng chào bán và chỉ
có dưới 10% đơn vị tham gia trúng thầu. Tuy nhiên, các phiên đấu thầu
vàng về sau đã thành công hơn nhiều cả về quy mô vàng bán ra, cũng
như số đơn vị trúng thầu; đồng thời tạo nguồn thu mới cho NSNN…
Đánh giá việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới, các báo
cáo và phát ngôn chính thức của NHNN đều khẳng định: NHNN can
thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu lợi nhuận, đồng thời chỉ theo
đuổi mục tiêu ổn định thị trường, chứ không có mục tiêu ổn định hay
là làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp lại... Một
trong những nội dung bình ổn thị trường vàng mà Nghị định 24 đã làm

được là ổn định được giá vàng trong nước một cách tương đối, làm cho
động cơ để đầu cơ vào vàng khi giá thế giới biến động không còn hấp
dẫn như trước đây nữa và tránh được tác động lên xuống thất thường
200


của giá vàng nước ngoài mà từ đó ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Về tổng
thể, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường
vàng, quyền sở hữu, tích trữ, mua bán vàng miếng hợp pháp của người
dân được bảo vệ. Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản,
hoạt động ổn định và vàng không còn ảnh hưởng mạnh tới thị trường
ngoại hối như trước đây. Hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường, tỷ giá
ổn định, lạm phát được kiềm chế, ngoài ra đã mua lại được của dân
gần 100 tấn vàng. Có thể nói, đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường
vàng đã được thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực, ngoại trừ
thực tế giai đoạn 2012-2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và
thế giới ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Theo Thống đốc
NHNN, đến nay toàn bộ hoạt động nhập vàng do nhà nước đảm nhiệm
và toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là
thuộc về ngân sách nhà nước để đầu tư lại cho nền kinh tế, thực hiện các
công trình phúc lợi xã hội. Việc thu hẹp giá vàng trong nước và thế giới
không làm bình ổn thị trường vàng, không loại bỏ được các tác động
tiêu cực lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở các
chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại. Chính chênh lệch giá
vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình
thức đấu giá của NHNN đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường
vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá
vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm
lời của giới đầu cơ, và do vậy góp phần kiềm chế “vàng hóa” nền kinh
tế… Ngoài ra, thực hiện cơ chế quản lý vàng mới theo tinh thần Nghị

định 24/2012/NĐ-CP đã giúp tiết giảm nguồn ngoại tệ cho mục tiêu
nhập khẩu vàng. NHNN đã cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 5060 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Đồng thời, khối lượng
ngoại tệ NHNN sử dụng để nhập khẩu vàng (với 55 tấn vào khoảng 2,5
tỷ USD) là nhỏ hơn nhiều lần lượng ngoại tệ nền kinh tế phải bỏ ra để
nhập khẩu vàng trong những năm trước đây (khoảng trên dưới 10 tỷ
USD). Lượng ngoại tệ này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với lượng ngoại tệ
NHNN đã mua vào tăng dự trữ ngoại hối nhà nước trong thời gian qua.
Mục tiêu trước mắt và mục tiêu trực tiếp là bình ổn thị trường vàng nói
201


chung, trong đó có bình ổn giá vàng trong nước để tránh việc đầu cơ
trục lợi; tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện kéo giá vàng
trong nước và thế giới sát lại gần nhau hơn.
3. Những điểm nhấn triển vọng và giải pháp bình ổn thị trường
vàng thời gian tới
Mức giảm hơn 20% của vàng từ đầu năm tới 6/2013 là chuỗi ngày
tồi tệ nhất kể từ năm 1981. Ngày 19/6/2013, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) đã tuyên bố FEDsẽ giảm quy mô gói mua trái phiếu
trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng kể từ cuối năm nay và sẽ kết thúc chương
trình vào năm 2014. Tuyên bố này đưa vàng hướng tới năm giảm đầu
tiên kể từ năm 2000, đồng thời cũng làm hạ giá bạc, thị trường chứng
khoán Mỹ mất điểm, giá dầu lao dốc và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ
tăng vọt, trong đó lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất
kể từ tháng 8/2011…
Trong năm 2013, các nhà đầu tư thế giới đều đang giảm nắm giữ
vàng. Theo thống kê của Bloomberg, các quỹ ETF đã bán ròng gần 526
tấn vàng từ đầu năm 2013 - tới nay, trong đó riêng quỹ SPDR Gold
Trust bán ra xấp xỉ 360 tấn, đưa lượng nắm giữ xuống dưới 1.000 tấn
lần đầu tiên kể từ tháng 2/2009. Các tỷ phú lừng danh đều giảm nắm giữ

cổ phần trong các quỹ đầu tư vàng và các công ty khai mỏ khi họ nhận
thấy đà tăng kéo dài 12 năm của vàng đã đến lúc kết thúc.
Tuy nhiên, nhu cầu mua vào của Trung Quốc trong nửa đầu năm
2013 tăng khoảng 52% và đã vượt Ấn Độ để trở thành nước tiêu thụ
vàng nhiều nhất thế giới năm 2013.
Về tổng thể và trung hạn, giá vàng sẽ tiếp tục có những động thái
bất thường, không loại trừ sự gia tăng và sụt giảm nhanh với những biên
độ lớn và giật cục. Những nguyên nhân cội rễ lớn nhất và trực tiếp của
sự biến động này chính là những toan tính, chính sách và hành động có
chủ đích nhằm thao túng thị trường và tạo sức ép có lợi trong thương
mại và thương lượng chính trị quốc tế của một số nước lớn, các quỹ đầu
cơ vàng và cả là hệ quả của cuộc chiến tiền tệ trên thế giới, cũng như sự
thiếu lành mạnh tài chính - ngân hàng tiềm tàng trong nhiều nước trên
202


thế giới. Đặc biệt, yếu tố tâm lý và sự nhạy cảm giá vàng tùy thuộc tỷ lệ
thuận với độ “đóng cửa”, thiếu liên thông trực tiếp, nhanh nhạy và thiếu
minh bạch thông tin trên thị trường vàng trong nước. Vì vậy, việc bảo
đảm dòng chảy tự nhiên của vàng giữa thị trường trong nước và quốc
tế theo các nguyên tắc thị trường và sự phát triển đầy đủ, vận hành có
hiệu năng thực tế của các thể chế thị trường là hết sức cần thiết; Đồng
thời, việc tăng cường quản lý các hiện tượng buôn lậu, đầu cơ, tung tin
đồn thất thiệt và những hiện tượng lạm dụng để trục lợi cũng quan trọng
không kém trong hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường vàng...
Về khách quan, có thể nói, trên thực tế, thị trường vàng trong nước
hiện không có sự liên thông với thế giới và có mức giá vàng miếng
thường cao hơn so với giá quốc tế. Khoảng cách chênh lệch sau phiên
đấu thầu thứ nhất (28/3) là 3,2 triệu đồng/lượng so với mức lệch ngày
27/3 là 2,6 triệu đồng. Các phiên tiếp theo tăng dần lên mức là 4,1 triệu,

4,5 triệu... và có lúc lên tới gần 7 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân gây ra
sự chênh lệch cao, kéo dài giữa vàng trong nước và quốc tế là do nguồn
cung cho thị trường chủ yếu là nguồn vàng nhập khẩu và được định giá
sàn độc quyền cao có mục tiêu, trong bối cảnh các NHTM có nhu cầu
cao về vàng miếng để đáp ứng nhiệm vụ tất toán trạng thái vàng trước
30/6 theo yêu cầu của NHNN. Đồng thời, đó còn do hiện tượng các
NHTM và công ty kinh doanh vàng trúng thầu trì hoãn hoặc cố tình
giảm giá vàng chậm hơn cho lượng vàng mình tung ra thị trường so với
tốc độ sự sụt giảm mạnh bất ngờ, liên tục và khó đoán định của vàng thế
giới, cũng như e ngại rủi ro từ nguyên tắc “không liên thông” giữa thị
trường trong nước với thế giới mà NHNN đang cố gắng theo đuổi…
NHNN khẳng định: Thị trường còn nhu cầu, còn thiếu cung thì còn
tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng để tạo cung, để tránh thiếu cung có thể
gây bất ổn thị trường.
Trong thời gian tới, sẽ có nhiều chuyển động mới trên thị trường
vàng miếng, với 2 khả năng lớn sau:
Thứ nhất, giá vàng miếng trong nước sẽ biến đổi mạnh theo hướng
thu hẹp khoảng cách và bám sát giá vàng thế giới, cũng như rút ngắn
203


khoảng cách giữa hai đầu giá mua và bán, với ba lý do chính: (1).Nhu
cầu vàng miếng trên thị trường trong nước sẽ giảm thiểu; (2) NHNN vì
lời hứa của mình và theo yêu cầu của Quốc hội, sẽ đặt giá sàn các phiên
đầu giá trong thời gian từ đầu tháng 7/2013 thấp và sát với giá thế giới
hơn, chứ không chỉ dựa vào giá giao dịch thực tế bán lẻ vàng miếng
trong nước; (3) Vàng thế giới sẽ có sự giảm giá mạnh và liên tục cho
tới năm 2014-2015 theo nhiều dự báo của các tổ chức và chuyên gia
vàng trên thế giới, thậm chí sẽ chỉ còn khoảng 1100-1200 USD/oz so
với mức trên dưới khoảng 1300 USD/oz hiện nay.

Thứ hai, giá vàng miếng trong nước sẽ tiếp tục quán tính kéo dài
sự giãn cách cao như hiện nay, dù có thể giãn cách hai đầu mua - bán
vàng miếng của các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng trong
nước vẫn còn cao, nhưng giãn cách giá vàng trong nước với thế giới
sẽ có sự thu hẹp đáng kể (có thể còn từ 10-5% theo dự báo của HSBC
trong vòng từ 2-3 tháng tới; và lý tưởng nhất đối với người dân là chỉ
còn chênh lệch tối đa 400.000 đ/lượng như lời hứa còn nợ đọng của
Thống đốc NHNN hồi tháng 10/2011) do tổng cầu vàng miếng từ khối
các NHTM trên thị trường vàng trong nước sẽ có sự giảm mạnh đáng kể
từ tháng 7/2013 (trong giả định cần và đã được cung ứng thêm 4-6 tấn
vàng miếng SJC để bảo đảm tất toán nốt trạng thái vàng theo quy định
vào 30/6). Đồng thời, nhu cầu vàng trang sức và vàng miếng thương
hiệu phi SJC có thể không giảm nhiều, nhất là khi kinh tế trong nước có
sự khởi sắc đậm hơn vào nửa cuối năm 2013 và giá cả thế giới tiếp tục
đà rơi tự do như dự báo... Thực tế cho thấy, thị trường vàng Việt Nam
vẫn thiếu cung kéo dài như lời Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
trong lần trao đổi với báo chí gần đây, vàng trong dự trữ ngoại hối quốc
gia và vàng nhập khẩu về hơn 20 triệu lượng vàng miếng SJC đã được
đưa ra thị trường, nhưng phần lớn không trở lại giao dịch, dù chắc chắn
không chảy ra bên ngoài vì giá trong nước những năm gần đây luôn cao
hơn giá thế giới. Điều này cho thấy, vàng đã, đang và vẫn sẽ được coi là
một công cụ tích trữ và hình thức tài sản, thậm chí, một công cụ để rửa
tiền được ưa chuộng ở Việt Nam…
204


Gần đây, việc tất toán trạng thái vàng của các NHTM cơ bản đã
xong (theo đánh giá sơ bộ của NHNN, đến 28/6 đã có trên 98% hợp
đồng huy động vàng đã được tất toán, hay nói cách khác, số dư huy
động vàng chỉ còn 2%, các đơn vị này chủ yếu đều ở Thành phố Hồ

Chí Minh), NHNN giảm số vàng được phép mua tối đa để đảm bảo
khả năng tham gia của các NH và doanh nghiệp, hạn chế vàng đấu thầu
chảy vào túi các NH lớn gây đầu cơ, lũng đoạn giá bán lẻ. Số lượng
vàng tối đa mà mỗi đơn vị được phép mua qua mỗi phiên đấu thầu, từ
mức 15.000 lượng/phiên, giảm xuống mức 5.000 lượng và hiện nay còn
3.000 lượng. Hiện các NH được duy trì số vàng dương 2%. Tính tổng
vốn của 22 NH được phép kinh doanh vàng, các NH có thể duy trì số
dư vàng tương đương 70.000 lượng. Con số này không cao nhưng trong
một thời gian, nếu các NH dồn dập tung hàng ra thì có khả năng chỉnh
giá thị trường theo ý đồ của mình. Với tình trạng độc quyền cung và độc
quyền phân phối như hiện nay, người dân thường có tâm lý thủ, người
có vàng cũng không dám bán vì sợ không mua lại được. Tất cả các
phiên đấu thầu, NHNN chỉ bán ra chứ không mua vào được, từ đó làm
cho túi vàng trong dân ngày càng phình lên. Vấn đề gốc rễ không giải
quyết được mà làm cho tình trạng vàng hóa ngày càng trầm trọng thêm.
Tình trạng giá vàng bị đẩy lên vào những ngày NHNN không thực hiện
đấu thầu là do đầu cơ và thiếu nguồn cung…
Trong thời gian tới, để bình ổn thị trường vàng trong nước, đặc
biệt là quản lý thị trường vàng miếng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của NHNN theo quy định của Luật NHNN, theo đúng tinh thần Nghị
định 24/2012/NĐ-CP và Nghị định 86 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà
nước, Quyết định 16 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán vàng miếng
của NHNN trên thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn thi
hành hai nghị định nêu trên, cần có sự thống nhất nhận thức và đồng bộ,
nhất quán trong định hướng mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý thị
trường này. Theo đó, NHNN thực hiện chức năng quản lý và hoạch định
chính sách và từng bước chủ động vai trò là người kiến tạo và mua bán
cuối cùng trên thị trường; bảo đảm quyền lợi hợp pháp và hài hòa của
205



các chủ thể tham gia thị trường vàng miếng theo quy định; có những
giải pháp thích hợp để huy động được nguồn vàng trong dân cư phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động đấu thầu vàng miếng sẽ
được tiếp tục với sự tuân thủ các nguyên tắc thị trường ngày càng đầy
đủ hơn và sự tham gia rộng rãi, tự do hơn của các đối tượng và chủ thể
thị trường. Các yêu cầu về phương thức thanh toán và cung ứng vàng
trúng thầu cũng cần được nâng cao hơn để bảo đảm an ninh ngoại hối
và quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường này.
Đặc biệt, cần khẳng định mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước
đối với thị trường vàng miếng là góp phần ổn định và dễ dự đoán các
động thái thị trường vàng trong nước theo sát các động thái giá và xu
hướng thị trường vàng thế giới; theo yêu cầu của Quốc hội, cần gia tăng
sự liên thông thị trường của vàng trong nước với vàng quốc tế, từng
bước thu hẹp sự cách biệt giá trong nước và quốc tế; giải tỏa sức ép các
yếu tố tâm lý về sự khan hiếm vàng giả tạo, cũng như các hoạt động đầu
cơ, buôn lậu, găm giữ vàng và kỳ vọng tăng giá một chiều trong tương
lai; giảm dần giao dịch vàng miếng để chuyển sang giao dịch tập trung,
có tổ chức các sản phẩm khác của vàng với hệ thống các công cụ bảo
hiểm rủi ro; ngày càng hội nhập và tiếp cận được những sản phẩm tài
chính quốc tế; ưu tiên lợi ích ổn định vĩ mô và cân đối, bảo đảm an toàn
dự trữ ngoại hối; ngăn chặn các hiện tuợng liên kết làm giá, giữ giá, đẩy
giá trong và sau đấu thầu vàng miếng; giám sát việc sử dụng vàng và
giá bán lẻ đối với lượng vàng trúng thầu; giảm thiểu việc các tổ chức tín
dụng cho vay để kinh doanh vàng; nâng cao hơn các yêu cầu minh bạch
hóa và phòng chống rửa tiền trong kinh doanh vàng...
Hơn nữa, cần tránh ngộ nhận và đồng nhất việc độc quyền nhập
khẩu và dập vàng thương hiệu quốc gia giống như độc quyền sản xuất
tiền của Chính phủ, càng không thể quản lý vàng theo thương hiệu quốc
gia như một dạng tiền tệ chính thức quốc gia. Nói cách khác, không thể

dùng quyền độc quyền vàng như một loại máy in tiền; không thể biến
việc chống “vàng hóa” thành việc “tiền tệ hóa” vàng, nếu không muốn
biến một quốc gia từ chỉ có một đồng bản tệ duy nhất thành có hai đồng
tiền cùng lưu hành chính thức và độc quyền như nhau.
206


Chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định 24/2012/NĐCP để chống “vàng hóa” (nhất là coi vàng như công cụ thanh toán) là
đúng và cần thiết, bảo đảm hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia có
mục tiêu; song không vì thế mà ngộ nhận hoặc làm dụng trong quản lý
và kinh doanh vàng miếng, biến vàng miếng thành “đồng tiền quốc gia
thứ hai”, điều tự mâu thuẫn với yêu cầu chỉ được phép lưu hành một
đồng tiền duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, như mục tiêu đặt ra ban
đầu của quản lý nhà nước và phù hợp với thông lệ trên thế giới.
Đồng thời, cần thực hiện quản lý vàng thương hiệu quốc gia trên cơ
sở pháp lý đầy đủ, minh bạch, với giá được tính theo hàm lượng vàng,
được chuẩn hóa và bảo đảm bởi yêu cầu mang tính pháp định cao.
Hiện tượng cùng một miếng vàng có trọng lượng và hàm lượng
giống hệt nhau, những nếu chúng được dập thành thương hiệu quốc gia
thì giá sẽ cao hơn hẳn loại dập dưới thương hiệu khác chính là điển hình
của việc ngộ nhận vàng thương hiệu quốc gia là tiền quốc gia, khiến làm
tăng giá trị ảo của vàng miếng mang thương hiệu quốc gia, với tất cả
những hệ lụy nặng nề và gây thiệt hại cho người dân và những ai muốn
sở hữu vàng.
Sự bám sát giá vàng trong nước và thế giới là nguyên tắc của giá cả
thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa; cũng như là điều kiện để giảm
thiểu tình trạng đầu cơ, sốt giá và rủi ro kinh doanh vàng.
Được biết, với lý do bảo mật thông tin về vàng nhập khẩu, NHNN
đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung mặt hàng vàng nhập
khẩu của NHNN vào danh mục hàng hóa đặc biệt được áp dụng quy chế

miễn khai báo, miễn kiểm tra và miễn báo cáo thủ tục hải quan (cùng
danh mục hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng như tiền, vật tư, máy
móc, thiết bị phục vụ in, đúc tiền của NHNN đã được Thủ tướng chấp
thuận không phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan) vào Luật Hải
quan sửa đổi. Đồng thời, đề nghị các Bộ Công an, Giao thông vận tải,
Tài chính và Tổng cục Hải quan, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
phối hợp với NHNN thực hiện tổ chức tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển và
bảo vệ các chuyến hàng đảm bảo an toàn, bí mật. Có thể thấy, những đề
207


nghị và điều chỉnh trên, bên cạnh những tác động tích cực là tạo thuận
lợi và an toàn cho quản lý vàng theo yêu cầu nghiệp vụ và theo tinh thần
Nghị định 24/2012/NĐ-CP, song cũng cần có sự cân nhắc kỹ và nhất là
cần chủ động xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế kiểm soát, giám sát
và giải pháp phòng ngừa các tác động mặt trái, nhất là hiện tượng lạm
dụng, buôn lậu vì mục đích trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm, vi phạm
pháp luật, làm tổn hại lợi ích và an ninh quốc gia…
Đặc biệt, cần tránh những bất cập do ngộ nhận hoặc lạm dụng
sau đây về quản lý vàng trong nước:
Thứ nhất, độc quyền sản xuất vàng khác độc quyền sản xuất tiền.
Theo Điều 16 của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012,
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm
quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và
ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này; bổ sung
vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối nhà nước; thực hiện can thiệp, bình
ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp: (a) Xuất khẩu, nhập khẩu
vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này; (b)
Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn

mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng
phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được
hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; (c) Thực
hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy
động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ…
Về cả bản chất và tính chất, cũng như cơ sở pháp lý quốc gia và
quốc tế hiện nay, thì vàng đủ hàm lượng 99,99% dù của bất kỳ ai và
dưới dạng hình thức nào cũng cần được đối xử bình đẳng và cũng như
nhau về giá trị; tức không thể dùng ý chí chủ quan tạo sự chệnh biệt giá
cả lớn giữa vàng có “thương hiệu quốc gia” với vàng khác cùng hàm
lượng % vàng như nhau. Nếu coi vàng được gắn ‘thương hiệu quốc
gia” là vàng có giá trị chênh biệt cao hơn hẳn các vàng khác, thì vô tình
hay cố ý đã biến vàng thành tiền quốc gia, tương tự như việc Chính phủ
208


thông qua máy in tiền đã biến tờ giấy in bình thường thành đồng tiền
giấy quốc gia, dù với những công nghệ chống làm giả ngày càng tinh
vi hơn mà thôi.
Nói cách khác, chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định
24?2012/NĐ-CP để chống “vàng hóa” (nhất là coi vàng như công cụ
thanh toán) là đúng và cần thiết, bảo đảm hiệu qủa của chính sách tiền
tệ quốc gia có mục tiêu; song không vì thế mà ngộ nhận hoặc lạm dụng
trong quản lý và kinh doanh vàng miếng, biến vàng miếng thành “đồng
tiền quốc gia thứ hai”, điều tự mâu thuẫn với yêu cầu chỉ được phép
lưu hàng một đồng tiền duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, như mục
tiêu đặt ra ban đầu của quản lý nhà nước và phù hợp với thông lệ trên
thế giới.
Thứ hai, thương hiệu vàng quốc gia cần theo quy chuẩn hóa quốc
gia.

Thực tế đáng ngạc nhiên là xã hội bùng nổ làn sóng săn lùng vàng
SJC như thương hiệu vàng quốc gia sau tuyên bố của Thống đốc NHNN,
nhưng dường như cho đến nay người dân vẫn khó tìm thấy một văn bản
pháp lý nào trong đó quy định quy chuẩn chi tiết hình thức mẫu mã,
trọng lượng, chất lượng, cơ cấu sản phẩm vàng miếng, cùng các quy chế
giao dịch và bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng vàng
miếng, xử lý các tranh chấp có liên quan đến loại vàng miếng mới lên
ngôi này; đặc biệt, càng hiếm có những quy định bảo vệ quyền lợi thỏa
đáng của người dân sở hữu các loại vàng miếng khác nhau.
Nói cách khác, sẽ là tùy tiện và áp đặt nếu thực hiện quản lý vàng
thương hiệu quốc gia mà không có đủ cơ sở pháp lý minh bạch về vị
thế của nó.
Tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ
là bảo đảm Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng và quản lý tập
trung thị trường vàng, chống lại các hoạt động đầu cơ và gây rối loạn
thị trường vàng nói riêng, cũng như thị trường tài chính - tiền tệ và sự
ổn định kinh tế vĩ mô quốc gia nói chung. Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là Nhà nước cho phép duy ý chí trong việc đưa ra các công cụ pháp
209


×