Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 148 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢỚC LỢ VÙ NG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CƢ̉U LONG ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN 2030

-Hà Nội, 11/2015-


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢỚC LỢ VÙ NG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CƢ̉U LONG ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN 2030

ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƢ
TỔNG CỤC THỦY SẢN

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
VIỆN KINH TÊ VÀ QH THỦY SẢN

-Hà Nội, 11/2015-

ii


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ VII
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ VIII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... IX
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết lập quy hoạch ...................................................................................... 1
2. Những căn cứ pháp lý ............................................................................................. 3
3. Phạm vi nghiên cứu của dự án ................................................................................ 3
3.1. Phạm vi không gian .............................................................................................. 3
3.2. Phạm vi thời gian ................................................................................................. 3
3.3. Đối tượng quy hoạch ............................................................................................ 4
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƢỚC LỢ................................. 5
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – môi trường ảnh hưởng đến vùng quy hoạch........ 5
2.1.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................... 5
2.1.2. Đánh giá diện tích tiềm năng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL .... 9
2.1.3. Đánh giá thực trạng môi trường nước trong nuôi tôm nước lợ ................. 10
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường đến sự phát triển nuôi
tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................ 14
2.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến nuôi tôm nước lợ vùng
ĐBSCL ...................................................................................................................... 15
2.2.1. Đánh giá tổ ng quan điều kiện kinh tế xã hội toàn quốc ............................. 15
2.2.2. Đánh giá tổ ng quan điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long liên quan đến phát triển nuôi tôm nước lợ ................................................. 16
2.2.3. Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội đến sự phát triển nuôi tôm
nước lợ vùng ĐBSCL................................................................................................... 18
2.3. Hiê ̣n tra ̣ng phát triể n nuôi tôm nư ớc lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2005-2014 ......................................................................................................... 19
2.3.1. Phân tích, đánh giá diễn biến về diện tích nuôi theo đối tượng nuôi tôm
nước lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 - 2014.......... 19
2.3.2. Phân tích, đánh giá diễn biến về sản lượng, năng suất, giá trị theo đối

tượng nuôi tôm nước lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) và hiệu quả sản xuất theo
chuỗi giá trị ................................................................................................................. 26
2.3.3. Đánh giá tình hình khoa học, công nghệ và hoạt động khuyến ngư trong
nuôi tôm nước lợ.......................................................................................................... 38
iii


2.3.4. Đánh giá nguồn nhân lực cho nuôi tôm nước lợ ........................................ 39
2.3.5. Đánh giá hiê ̣n trạng về điề u kiê ̣n di ̣ch vụ hậu cầ n phục vụ cho nuôi tôm
nước lợ ......................................................................................................................... 39
2.3.6. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi: thực trạng về khả năng đáp ứng điện, giao
thông, thủy lợi phục vụ nuôi tôm nước lợ ................................................................... 43
2.3.7. Đánh giá hiện trạng chế biến, thương mai của đối tượng tôm nước lợ: hệ
thống thu mua, phân phối, tiêu thu sản phẩm; các sản phẩm chế biến, giá trị gia
tăng, phụ phẩm ............................................................................................................ 47
2.3.8. Đánh giá hiện trạng về tổ chức, quản lý sản xuất và cơ chế chính sách
hỗ trợ phát triển nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL ..................................................... 51
2.3.9. Tổng hợp các quy hoạch, chương trình, đề tài dự án liên quan đến phát
triển nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL đã phê duyệt .................................................. 53
2.3.10. Tổng hợp các yêu cầu khoa học kỹ thuật cần thiết trong việc phát triển
bền vững nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung ........... 54
2.3.11. Đánh giá chung về hiê ̣n trạng nuôi t ôm nước lợ ở vùng ĐBSCL : những
thuận lợi, kế t quả đã đạt được; những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân ................. 56
PHẦN III: PHÂN TÍ CH, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI
TÔM NƢỚC LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN 2030 .............................................................................................. 59
3.1. Dự báo nhu cầ u thi ̣trường tiêu thu ̣ tôm nuôi ở trong và ngoài nước ................ 59
3.1.1. Dự báo nhu cầ u thi ̣ trường tiêu thụ tôm trên thế giới đế n năm 2030 ......... 59
3.1.2. Dự báo nhu cầ u tiêu thụ tôm nước lợ ở Viê ̣t Nam đến năm 2030............... 67
3.1.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm tôm nước lợ của Viê ̣t Nam so

với một số nước trên thế giới và trong khu vực........................................................... 67
3.2. Đánh giá phân tích dự báo về tiềm năng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng
ĐBSCL đến năm 2020 .............................................................................................. 69
3.3. Dự báo tác đô ̣ng môi trường sinh thái , biế n đổ i khí hâ ̣u , nguồ n nước đế n phát
triể n nuôi tôm nước lơ ̣............................................................................................... 70
3.3.1. Dự báo tác động của nuôi tôm nước lợ đế n môi trường sinh thái.............. 70
3.3.2. Dự báo tác động của BĐKH đế n nuôi tôm nước lợ.................................... 72
3.3.3. Dự báo tác động của nguồ n nước đế n nuôi tôm nước lợ ........................... 74
3.4. Dự báo các tiến bộ khoa học và công nghệ nuôi, thu hoa ̣ch, bảo quản, chế biế n
tôm nước lơ.̣ ............................................................................................................... 76
3.4.1. Dự báo tiế n bộ khoa học công nghê ̣ nuôi ................................................... 76
3.4.2. Dự báo tiế n bộ khoa học công nghê ̣ thu hoạch .......................................... 80
3.4.3. Dự báo tiế n bộ khoa học công nghê ̣ bảo quản ........................................... 80
iv


3.4.4. Dự báo tiế n bộ khoa học công nghê ̣ chế biế n ............................................. 81
3.4.5. Dự báo công nghệ sản xuất thức ăn ........................................................... 81
3.4.6. Dự báo công nghệ sản xuất giống tôm sạch bệnh ứng phó với bệnh tôm .. 82
3.5. Dự báo phát triể n KT-XH tác đô ̣ng đế n nuôi tôm nước lơ ̣................................ 82
3.5.1. Các tác động tích cực.................................................................................. 82
3.5.2. Các tác động không tích cực....................................................................... 83
PHẦN IV: QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢỚC LỢ VÙNG ĐỔNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 ................................ 86
4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 ......................................... 86
4.1.1 Quan điểm quy hoạch................................................................................... 86
4.1.2. Định hướng phát triển ................................................................................. 86
4.1.3. Mục tiêu quy hoạch ..................................................................................... 87
4.2. Phương án quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu

Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 ................................................................... 88
4.2.1. Luận chứng xây dựng và lựa chọn phương án ưu tiên phát triển .............. 88
4.2.2. Xây dựng tiêu chí để xác đi ̣nh, lựa chọn vùng nuôi theo các mức ưu tiên . 91
4.2.3. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020 tầm nhìn đến
2030 ............................................................................................................................. 92
4.2.4. Nhu cầ u về giố ng, thức ăn và nguồ n nhân lực.......................................... 100
4.2.5. Quy hoạch hạ tầng cơ sở và dịch vụ hậu cần ........................................... 101
4.2.6. Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư và nhu cầu ................................ 103
4.3. Đánh giá sơ bô ̣ hiê ̣u quả quy hoa ̣ch ................................................................. 103
4.3.1. Hiệu quả về kinh tế ................................................................................... 103
4.3.2. Hiệu quả về xã hội..................................................................................... 104
4.3.3. Hiệu quả về môi trường sinh thái ............................................................. 105
4.3.4. Hiệu quả về quốc phòng an ninh .............................................................. 105
PHẦN V: NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH......... 106
5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................ 106
5.2. Giải pháp về khoa ho ̣c công nghê ̣, khuyế n ngư ............................................... 107
5.3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại .............................................. 108
5.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuấ t......................................................... 110
5.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường ....................................................................... 112
v


5.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế ............................................................................ 114
5.7. Giải pháp về đầu tư .......................................................................................... 115
5.8. Giải pháp về tổ chức thực hiện......................................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 119
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 120

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diễn biến DT nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014.. 21
Bảng 2.2: Diễn biến diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 –
2014 ......................................................................................................................... 22
Bảng 2.3: Diện tích các hình thức nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 . 24
Bảng 2.4: Diễn biến DT nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014 .. 25
Bảng 2.5: Diễn biến SL nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 .. 27
Bảng 2.6: Diễn biến SL nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014 ...... 29
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất tôm Sú giai đoạn 2005 – 2014 ...................................... 32
Bảng 2.8: Diễn biến sản lượng nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn
2005 – 2014 ............................................................................................................. 34
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất tôm TCT giai đoạn 2008 – 2014 ................................... 36
Bảng 2.10: Kết quả lợi nhuận trên 1 kg tôm nuôi ................................................... 37
Bảng 2.11: Lao động nuôi tôm nước lợ .................................................................. 39
Bảng 2.12: Tình hình sản xuất tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ...... 40
Bảng 2.13: Thiệt hại do dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL năm 201442
Bảng 2.14: Tỉ lệ mặt hàng chế biến và xuất khẩu tôm giữa các tỉnh vùng ĐBSCL 49
Bảng 3.1: Dự báo lươ ̣ng cung tôm xuấ t khẩ u top 10 quố c gia hàng đầ u thế giới đế n
năm 2030 ................................................................................................................. 60
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầ u tiêu thu ̣ tôm nước lơ ̣ ở Viê ̣t Nam đế n năm 2020 .......... 67
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu nguyên liệu tôm nước lợ ở Việt Nam đến năm 2030 ... 67
Bảng 3.4: Năng lực cạnh trang về giá tôm xuất khẩu bình quân của Việt Nam so
với một số nước ....................................................................................................... 68
Bảng 3.5: Năng lực cạnh tranh về giá sản phẩm tôm sú và tôm thẻ chân trắng của
Việt Nam so với một số nước trong khu vực và trên thế giới ở thị trường Mỹ trong
9 tháng năm 2015 .................................................................................................... 69
Bảng 3.6: Tải lượng ô nhiễm ước tính trên 1 ha tôm Sú/tôm TCT thâm canh ....... 71
Bảng 3.7: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 kịch bản phát thải

trung bình (B2) ........................................................................................................ 72
Bảng 3.8 : Dự báo sản lươ ̣ng tôm nước lơ ̣ bi ̣thiê ̣t ha ̣i do tác đô ̣ng của BĐKH đế n
năm 2030 ................................................................................................................. 73
Bảng 3.9: So sánh hiệu suất nuôi mong đợi của hệ thống nuôi Biofloc với hệ thống
nuôi tự dưỡng truyền thống ..................................................................................... 77
Bảng 3.10: Lượng thải ô nhiễm sinh hoạt của dân đô thị các tỉnh ven biển năm
2009 ......................................................................................................................... 84
Bảng 4.1: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA1) 88
Bảng 4.2: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA2) 89
Bảng 4.3: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA3) 90
Bảng 4.4: Tăng giảm và tốc độ tăng trưởng của 3 phương án ................................ 91
Bảng 4.5: Quy hoạch diện tích nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030 ......................................................................................... 94
Bảng 4.6: QH diện tích các mô hình nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 .......................................................................... 96
vii


Bảng 4.7: Sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030 ......................................................................................... 99
Bảng 4.8: Giá trị sản xuất tôm nước lợ ................................................................... 99
Bảng 4.9: Nhu cầu con giống tôm nước lợ vùng ĐBSCL .................................... 100
Bảng 4.10: Nhu cầu về thức ăn nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL ......................... 100
Bảng 4.11: Nhu cầu về nhân lực nuôi tôm nước lợ .............................................. 101
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL.............................................................. 5
Hình 2.2: Nhiệt độ trung bình năm (°C) các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL 05 năm
gần đây....................................................................................................................... 6
Hình 2.3: Cơ cấu (%) diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong diện tích đất
chuyên NTTS 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2014 .................... 10

Hình 2.4: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt hiện nay ......................... 11
Hình 2.5: Phân tích mô hình DPSIR đánh giá thực trạng chất lượng nước phục vụ
nuôi tôm nước lợ hiện nay....................................................................................... 13
Hình 2.6: Diễn biến DT nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 .. 20
Hình 2.7: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL năm 2014 .................. 20
Hình 2.8: Diễn biến DT nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 .......... 21
Hình 2.9: Cơ cấu diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ............ 22
Hình 2.10: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm 2014 . 23
Hình 2.11: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm 2014 . 23
Hình 2.12: Diễn biến DT nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2014 ..... 25
Hình 2.13: Cơ cấu diện tích nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ....... 26
Hình 2.14: Diễn biến sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ĐBCSL giai đoạn 2005 –
2014 ......................................................................................................................... 27
Hình 2.15: Cơ cấu SL nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBCSL năm 2014 ........... 28
Hình 2.16: Diễn biến SL nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 ........ 28
Hình 2.17: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ........ 29
Hình 2.18: Diễn biến sản lượng nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 –
2014 ......................................................................................................................... 33
Hình 2.19: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ..... 34
Hình 2.20: Sơ đồ chuỗi giá trị tôm nước lợ vùng ĐBSCL ..................................... 36
Hình 2.21: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý trong nuôi tôm nước lợ .......................... 53
Hình 3.1: Dự báo lươ ̣ng cung tôm nuôi toàn cầ u đế n năm 2030 ............................ 59
Hình 3.2: Dự báo lươ ̣ng cầ u tôm nuôi toàn cầ u đế n năm 2030 .............................. 61
Hình 3.3: Cân bằng thị trường tôm toàn cầ u đế n năm 2030 ................................... 62
Hình 3.4: Nhu cầ u nhâ ̣p khẩ u tôm vào thi ̣trường Mỹ đế n năm 2030 .................... 62
Hình 3.5: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường Mỹ
đến năm 2030 .......................................................................................................... 63
Hình 3.6: Nhu cầ u tiêu thu ̣ tôm ta ̣i thi ̣trường Nhâ ̣t đế n năm 2020 ........................ 64
Hình 3.7: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường Nhật
Bản đến năm 2030 ................................................................................................... 64

viii


Hình 3.8: Nhu cầ u nhâ ̣p khẩ u tôm vào thi ̣trường EU đế n năm 2020 .................... 65
Hình 3.9: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường EU
đến năm 2030 .......................................................................................................... 65
Hình 3.10. Dự báo biế n đô ̣ng giá bán tôm biǹ h quân ở mô ̣t số thi ̣trường chiń h trên
thế giới đế n năm 2030 ............................................................................................. 66
Hình 3.11: Tiềm năng phát triển nuôi mặn, lợ toàn quốc đến năm 2020 ............... 70
Hình 3.12: Cơ cấ u sử du ̣ng nguồ n nước ở Viê ̣t Nam trong thời gian qua .............. 76
Hình 4.1: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020 ........... 92
Hình 4.2: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 ........... 93
Hình 4.3: Diện tích nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030 (ha)................................................................................................... 93
Hình 4.4: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ven biển ĐBSCL đến năm
2020 ......................................................................................................................... 97
Hình 4.5: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL tầm
nhìn đến 2030 .......................................................................................................... 98
Hình 4.6: Sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030 (tấn) ................................................................................ 98

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTC

Bán thâm canh

CBTSXK

Chế biến thủy sản xuất khẩu


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NMCB

Nhà máy chế biến

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCCT

Quảng canh cảnh tiến

TC


Thâm canh

TCT

Thẻ chân trắng

TCTS

Tổng cục Thủy sản

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Ngành nuôi tôm nước lợ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế ngành thủy sản Việt Nam hơn 10 năm qua. Cùng với quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và chuyển đổi đất nông nghiệp, đất làm muối
năng suất thấp sang nuôi tôm ở các tỉnh ven biển, nhờ vậy mà ngành tôm có sự
tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể: (i) Về
diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt 699.725 ha (ĐBSCL chiếm 91% diện tích
nuôi tôm của cả nước) tăng gấp 1,13 lần so với năm 2010, bình quân tăng
3,12%/năm. Trong đó, diện tích nuôi tôm Sú đạt 604.130ha (ĐBSCL chiếm
93,73%) giảm 1,2% so với năm 2010, bình quân giảm 0,3%/năm; diện tích nuôi
tôm Thẻ chân trắng đạt 95.594 ha (ĐBSCL chiếm 74,35%) tăng gấp 13,04 lần so
với năm 2010, bình quân tăng 90,03%/năm. (ii) về sản lượng nuôi tôm nước lợ
năm 2014 đạt khoảng 661.074 tấn (ĐBSCL chiếm 80,61%) tăng 1,5 lần so với
năm 2010, bình quân tăng 10,59%/năm. Trong đó, sản lượng tôm Sú đạt 269.711
(ĐBSCL chiếm 85,46%) giảm 16,79% so với năm 2010, bình quân giảm
4,49%/năm; sản lượng tôm Thẻ chân trắng đạt 391.363 tấn (ĐBSCL chiếm

71,15%), tăng gấp 3,32 lần so với năm 2010, bình quân tăng 35%/năm. (iii) về kim
ngạch xuất khẩu tôm năm 2014 đạt 3.952,9 triệu USD chiếm 50,45% tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản toàn quốc, tăng gấp 1,56 lần so với năm 2010, bình quân
tăng trưởng 17,04%/năm (2010-2014). Trong đó, mặt hàng tôm Sú đạt 1.385,5
triệu USD chiếm 35,05%, mặt hàng tôm Thẻ chân trắng đạt 2.310,5 triệu USD
chiếm 58,45%. (iv) Giải quyết việc làm cho khoảng trên 1,5 triệu người (ĐBSCL
chiếm trên 90%). Mặc dù tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế ngành tôm năm sau luôn
cao hơn năm trước nhưng chất lượng tăng trưởng còn nhiều hạn chế thể hiện trên
nhiều mặt khác nhau. Cụ thể:
Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của ngành thủy sản
Việt Nam hơn 10 năm qua, với hai sản phẩm chính là tôm Sú và tôm Thẻ chân
trắng. Đặc biệt là tôm Thẻ chân trắng, nếu trước năm 2008 còn bị hạn chế nuôi bởi
nhiều quan điểm cho rằng phát triển nuôi tôm chân trắng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn
dịch bệnh Toura cho tôm Sú bản địa. Tuy nhiên, với lợi thế thời gian nuôi ngắn,
năng suất nuôi cao, tôm Thẻ chân trắng dần thay thế con tôm Sú, đứng trước tình
hình này Bộ NN&PTNT có Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về
việc cho phép phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng ở các tỉnh ĐBSCL nhằm đa dạng
đối tượng nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, vì vậy mà cơ cấu nuôi tôm ở Việt Nam
có sự thay đổi rất lớn, tôm Sú có xu hướng giảm xuống và thay thế vào đó là đối
tượng tôm Thẻ chân trắng có xu hướng tăng lên cả diện tích, sản lượng và giá trị
kim ngạch xuất khẩu.
Cơ sở hạ tầng hệ thống thủy lợi, điện, giao thông v.v. phục vụ nuôi tôm
nước lợ thời gian qua chưa được đầu tư thích đáng; hiện nay hạ tầng thủy lợi được
đầu tư chủ yếu là đầu tư hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ cho trồng lúa là chính;
hầu hết các vùng nuôi tôm chưa có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, chưa có hệ
thống xử lý nước thải, hệ thống giao thông và điện được đầu tư nhưng còn nhiều


hạn chế. Vì vậy, nghề nuôi tôm vẫn chủ yếu tận dụng từ các công trình thủy lợi của
ngành nông nghiệp dẫn đến nguồn nước không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường,

dễ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Sản xuất và cung ứng giống còn nhiều bất cập, mặc dù là một trong những
quốc gia sản xuất và xuất khẩu tôm lớn trên thế giới, song khả năng cung ứng tôm
giống sạch bệnh cho người nuôi của nước ta đạt thấp. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều kẽ
hở trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh tôm giống, sản xuất giống vẫn phụ thuộc
rất lớn vào nguồn tôm bố mẹ tự nhiên, chất lượng không đồng đều.
Quản lý môi trường, dịch bệnh trong nuôi tôm còn nhiều hạn chế, tình trạng
tôm chết ở nhiều địa phương trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân như
thiếu hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo,
nhiều nơi mương cấp nước chung với nước thải; chất lượng con giống chưa đảm bảo,
không tuân thủ lịch thời vụ... đã dẫn tới lây lan dịch bệnh. Mặc dù đã có quy trình
nuôi VietGap nhưng thực tế người dân chưa áp dụng mà chỉ biết nuôi theo quy trình
của các công ty bán giống, thức ăn, chế phẩm sinh học tổ chức tập huấn tận vùng
nuôi. Các quy trình này đều hướng người nuôi đến sử dụng sản phẩm của họ càng
nhiều càng tốt nên tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất rất phổ biến, làm ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng tới chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Chưa chủ động sản xuất thức ăn và thuốc thú ý thủy sản phục vụ nhu cầu người
nuôi tôm nên chúng ta thường xuyên bị động trong sản xuất mỗi khi có biến động lớn
về giá thức ăn, thuốc và hóa chất các loại bởi vì thức ăn chiếm tới gần 80% giá thành
sản phẩm. Trong khi đó hiện nay, thị trường thức ăn nuôi tôm, thuốc và hóa chất các
loại phụ thuộc trên 80% vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Có thể nói giai đoạn 2010-2014 là giai đoạn cách mạng của con tôm Thẻ
chân trắng, với sự tăng trưởng quá nóng, nhất là khu vực ĐBSCL tình trạng phát
triển nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch diễn ra ở hầu khắp các địa phương
trong vùng, vượt xa khả năng chịu đựng về cơ sở hạ tầng hiện có cũng như trình độ
quản lý gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, tình
trạng nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch còn tạo sự mất cân bằng các yếu tố
đầu vào cho sản xuất như giống, thức ăn, thuốc và hóa chất các loại tăng lên sẽ đẩy
giá lên cao, tạo cơ hội cho việc buôn bán các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất
nuôi tôm kém chất lượng, đặc biệt là tôm giống chất lượng thấp... Ngoài ra, nó còn

làm mất cân bằng cung cầu nguyên liệu sẽ đẩy giá bán giảm sâu và người chịu
thiệt hại đầu tiên chính là người dân. Việc phát triển ngoài vùng quy hoạch sẽ phá
vỡ những quy hoạch sẵn có của các địa phương, tạo lên nhiều hệ lụy xấu về môi
trường sinh thái và các vấn đề an sinh xã hội.
Đứng trước tình hình trên việc “Xây dựng quy hoạch nuôi tôm nƣớc lợ
vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030” là cần thiết và cấp bách, nhằm cơ
cấu và tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý, xác định được những bước đi và giải
pháp phù hợp để chủ động trong tận dụng lợi thế, cơ hội. Đồng thời giải quyết được
các khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đưa ngành tôm tiếp tục phát triển ổn
định, bền vững chủ động thích ứng với những biến đổi khí hậu.
2


2. Những căn cứ pháp lý
Luật thủy sản năm 2003;
Luật đất đai năm 2013;
Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 và Nghị định 04/2008/NĐCP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chức lâ ̣p , thẩ m đinh,
̣ phê duyê ̣t, điề u chỉnh và công
bố quy hoa ̣ch tổ ng thể phát triể n kinh tế xã hô ̣i ; quy hoa ̣ch ngành , lĩnh vực và sản
phẩ m chủ yế u;
Chỉ thị số 228/2008/CT-BNN ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNN về việc phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng ở các tỉnh Nam bộ;
Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020;

Quyết định số 1887/QĐ-BNN-KH, ngày 14/8/2013 của Bộ trưởng Bộ NN và
PTNT về việc “Phê duyệt danh mục và phân giao nhiệm vụ quản lý các dự án điều
tra cơ bản và quy hoạch mở tới năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn”;
Quyết định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn
2030;
Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 469/QĐ-TCTS-KHTC, ngày 29/8/2013 của Tổng cục trưởng
Tổng cục thủy sản về việc “Giao nhiệm vụ xây dựng đề cương, dự toán và kế
hoạch lập Quy hoạch nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;
3. Phạm vi nghiên cứu của dự án
3.1. Phạm vi không gian
Quy hoạch trên vùng đất tiềm năng và khả năng thích hợp cho phát triển
nuôi tôm nước lợ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án được triển khai quy hoạch trên phạm vi 08 tỉnh ven biển ĐBSCL
(Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà
Mau).
3.2. Phạm vi thời gian
3


Đánh giá hiện trạng nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2005-2014.
Mốc quy hoạch được xác định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3.3. Đối tƣợng quy hoạch
Đối tượng quy hoa ̣ch là tôm nước lợ : tôm Sú (Penaeus monodon) và tôm
Thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).


4


PHẦN II
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƢỚC LỢ
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – môi trƣờng ảnh hƣởng đến vùng quy hoạch
2.1.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Hình 2.1: Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ, là phần lãnh
thổ của Việt Nam, nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong. Sông Mekong có chiều
dài tổng cộng 4.880 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 795.000 km2, bắt nguồn từ
Trung Quốc (chiếm 21% diện tích lưu vực), chảy qua Lào (25%), Mianmar (3%),
Thái Lan (23%), Campuchia (20%) và Việt Nam (8%) rồi đổ ra biển Đông (Đoàn
Văn Tiến, 2003).
Giới hạn địa lý của vùng này được xác định từ vĩ độ 8º30’N – 10º40’N và
kinh độ 104º26’E – 106º40’E.
Địa giới hành chính của vùng được xác định bởi 12 tỉnh và 1 thành phố:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Tp. Cần Thơ. Trong đó, các
5


tỉnh giáp biên giới Campuchia gồm có: Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên
Giang; các tỉnh ven biển giáp vịnh Thái Lan: Kiên Giang, Cà Mau; các tỉnh ven
biển giáp biển Đông: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau.

Tổng diện tích tự nhiên vùng ĐBSCL là 4.046.400 ha, trong đó 80,3% diện
tích dành cho nông nghiệp - thủy sản. ĐBSCL có chiều dài bờ biển khoảng 780
km, chiếm 23,92% chiều dài bờ biển cả nước, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng
360.000 km (chiếm 37,1% tổng diện tích đặc quyền kinh tế của cả nước). Toàn
vùng ĐBSCL có 22 cửa lạch lớn nhỏ với diện tích vùng triều khoảng 600.000 –
800.000 ha.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
a) Nhiệt độ
ĐBSCL có nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm giữa các
tỉnh ven biển không chênh lệch nhiều, dao động trong khoảng 26-28°C thống kê
trong 05 năm gần đây (hình 1.2). Biên độ nhiệt năm trong vùng khoảng 2 - 3°C;
biên độ nhiệt cùng thời gian giữa các năm trong khoảng 2 - 3°C; biên độ nhiệt
ngày thấp nhất (tháng 9 - 10) khoảng 6 - 7°C và cao nhất (mùa khô) khoảng 10°C.

ºC

Hình 2.2: Nhiệt độ trung bình năm (°C) các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL 05
năm gần đây
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
b) Số giờ nắng
Các tỉnh ven biển trong vùng ĐBSCL có số giờ nắng trung bình cả năm dao
động từ 1.868 - 2.658 giờ, trong đó tháng 2–3 có số giờ nắng lớn nhất (8-9
giờ/ngày), tháng 9 có số giờ nắng ít nhất (5 giờ/ngày).
c) Độ ẩm
Độ ẩm ĐBSCL liên quan mật thiết đến chế độ mưa và gió mùa:

6


 Mùa khô: độ ẩm không khí thấp, giá trị trương đối trung bình dưới 80%.

Độ ẩm xuống thấp nhất vào khoảng tháng 2-4, có thể đạt giá trị dưới
40%.
 Mùa mưa: độ ẩm không khí tăng lên, giá trị tương đối trung bình đều
vượt 80%. Độ ẩm cao nhất vào các tháng giữa mùa mưa có thể đạt 8388%.
Phân bố độ ẩm tương đối đồng nhất giữa các vùng trong ĐBSCL, tuy nhiên
cũng có sự chênh lệch nhỏ và có xu hướng tăng dần theo hướng Đông - Tây và Bắc
- Nam.
d) Chế độ mưa
Mùa mưa thường bắt đầu cuối tháng 4 - đầu tháng 5 và kết thúc khoảng
tháng 10 - tháng 11. Lượng mưa phân bố giảm dần theo hướng Tây Nam - Đông
Bắc. Các tỉnh phía Tây Nam ĐBSCL có lượng mưa năm lớn hơn, mùa mưa kéo dài
hơn và ổn định hơn các tỉnh phía Đông Bắc. Lượng mưa bình quân năm ở ĐBSCL
khoảng 1.607 mm, lượng mưa tập trung 90% vào các tháng mùa mưa (tháng 5 tháng 11) và tập trung cao điểm vào tháng 8-10 (15-25 ngày mưa/tháng) với lượng
mưa bình quân tháng khoảng 250-350 mm.
e) Chế độ gió – bão
Gió ở ĐBSCL ảnh hưởng của chế độ gió mùa rõ rệt. Tháng 5 đến tháng 9
(mùa mưa): hướng gió chính là Tây - Nam đến Tây Tây - Nam. Cuối tháng 9 đến
tháng 10: gió giảm dần, và đổi hướng Tây - Nam đến Đông Đông - Bắc. Tháng 12
đến tháng 2 năm sau: gió thổi hướng Đông - Bắc đến Đông - Nam. Tháng 3 đến
tháng 5: gió thổi theo hướng Đông đến Đông Đông - Nam.
Tốc độ gió khác nhau theo mùa: vùng biển Đông, tốc độ gió mùa khô cao
hơn mùa mưa khoảng 0,5-1,0 m/s; vùng vịnh Thái Lan, tốc độ gió mùa mưa cao
hơn mùa khô khoảng 0,5-1,0 m/s.
Bão và áp thấp nhiệt đới vùng ven biển Nam Bộ ít xảy ra hơn nhiều so với
vùng biển miền Trung và miền Bắc. Tốc độ gió mạnh thường thấy trong các cơn
giông mạnh hay lốc, nhưng cũng không vượt quá 20 m/s (tháng 12 đến tháng 4
năm sau) hay không quá 25-30 m/s (mùa mưa).
2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi, thuỷ văn
a) Hệ thống sông ngòi
Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu sự chi phối hoàn toàn của sông Mekong.

Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước trước khi chảy vào Việt
Nam rồi đổ ra biển Đông. Phần lưu vực sông Mekong chảy ngang qua Việt Nam
được gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.
Hệ thống sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ, hệ thống sông chính
như sau:

7


 Sông Hậu: chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh
giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần
Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước
kia bằng ba cửa. Hiện nay cửa Ba Thắc đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn
hai cửa biển.
 Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân
Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bến Tre đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển
bằng sáu cửa.
Bên cạnh hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số sông lớn khác
như: hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Sở Thượng và Sở Hạ đều bắt nguồn từ
Campuchia, sông Mỹ Thanh, sông Cái Lớn và Cái Bé và một số hệ thống kênh đào
cấp I, kênh cấp II, kênh nội đồng,… Tất cả những sông kênh này tạo thành hệ
thống sông kênh chằng chịt ở ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thoát
lũ. Bên cạnh đó, hệ thống sông kênh rạch này cũng góp phần làm cho nguồn lợi
thuỷ sản vùng ĐBSCL đa dạng và phong phú. Tổng chiều dài của hệ thống sông
ngòi ở ĐBSCL được ước tính dài khoảng 4.900 km.
b) Chế độ triều, xâm nhập mặn
Chế độ triều ven biển
ĐBSCL có chế độ triều tương đối khác nhau giữa vùng biển phía Đông (từ
Vũng Tàu đến Cà Mau) và vùng biển phía Tây (vịnh Thái Lan).

+ Khu vực biển phía Đông: Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400
km chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ
triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa 3,5 m, đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ
19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m.
+ Khu vực biển phía Tây: Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Ở khu
vực này chịu chi phối bởi thủy triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái
Lan, đoạn gần mũi Cà Mau bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Biên độ trung
bình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m, trung bình khoảng
0,7 - 0,8 m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên độ.
Sự truyền triều vào sông Cửu Long
Thuỷ triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu
giảm dần khi truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều
trong hệ thống sông rất lớn. So với các sông chính trên thế giới, mức độ truyền
triều vào sông Cửu Long khá sâu, có thể lên đến 350 km, tức đến điểm trên thủ đô
PhnomPenh (Campuchia).
Trên sông Tiền, đỉnh triều xuất hiện tại Tân Châu chậm hơn 4 - 6 giờ so với
đỉnh triều ở cửa biển. Trên sông Hậu, đỉnh triều tại Châu Đốc cũng chậm hơn đỉnh
triều ở biển Đông một thời gian tương tự.
8


Tốc độ truyền sóng triều cũng như sông Hậu trung bình khoảng 25 km/giờ.
Lưu lượng triều đạt giá trị cực đại vào tháng 4, thời gian này sóng triều có thể lên
đến Campuchia đi qua đoạn Mỹ Thuận - Tân Châu trên sông Tiền và Cần Thơ Châu Đốc trên sông Hậu. Trong các tháng 2 và 6 thì sự truyền triều có giảm đi,
triều chỉ có thể lên đến Campuchia khi xuất hiện kỳ nước cường trong chu kỳ 1/2
tháng. Lưu lượng truyền triều trung bình đo được tại Cần Thơ là 1.500 m3/s và tại
Mỹ Thuận khoảng 1.600 m3/s. Tổng lượng nước triều hằng năm qua Tân Châu và
Châu Đốc lên đến gần 50 tỷ m3 nước. Trong chu kỳ năm, tác động triều ở biển
Đông mạnh nhất vào tháng 12 tới tháng 1, rồi yếu đi trong các tháng 3, tháng 4 rồi
mạnh lại vào tháng 5 đến tháng 7 và yếu đi trong tháng 8 tới tháng 9 dương lịch.

Mùa lũ tốc độ dòng chảy trên sông Cửu Long lên đến 2,5 m/s (9 km/h), mùa
cạn tốc độ dòng chảy phụ thuộc nhiều vào dòng triều, khi triều rút, nước chảy xuôi
và ngược lại. Dòng triều trong sông có thể đạt giá trị trung bình 1 m/s, mạnh nhật
lúc triều rút trong mùa lũ, có thể đạt tới 1,5 - 2,0 m/s. Trong các mùa khác, tốc độ
lớn nhất ứng với triều cường vào khoảng 0,5 - 1,25 m/s.
Xâm nhập mặn
ĐBSCL bị ảnh hưởng mặn bởi biển phía Đông và biển phía Tây. Do chế độ
bán nhật triều không đều ở biển Đông nên việc truyền mặn từ các vùng biển này
vào các cửa sông cũng theo nhịp điệu của quá trình triều. Vào cuối mùa lũ, khi
nguồn nước từ thượng lưu về trong sông giảm dần, mặn từ biển bắt đầu lấn dần
vào vùng cửa sông và theo triều xâm nhập vào sâu lên thượng nguồn.
Các vùng dọc theo các nhánh hệ thống sông Cửu Long cách biển khoảng 2035 km sẽ có đường đẳng mặn 4 g/l quanh năm, cá biệt có năm có thể lấn sâu đến
50-60 km. Đi dọc theo hướng các nhánh sông Cửu Long, độ mặn giảm dần và tỉ lệ
nghịch với khoảng cách đến biển Đông. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào lưu
lượng nước phân bố giữa các nhánh sông cũng như chế độ lũ.
Nhìn chung, mức độ xâm nhập mặn lớn nhất là vào tháng 4-5 hàng năm trên
các nhánh sông và yếu nhất vào tháng 10. Từ tháng 6, do ảnh hưởng của sự gia
tăng nước ngọt thượng nguồn vào những tháng đầu mùa lũ và mùa mưa tại đồng
bằng, nước mặn bị đẩy ra xa vùng ven biển.
2.1.2. Đánh giá diện tích tiềm năng phát triển nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL
+ Năm 2010: Tổng diện tích đất chuyên NTTS của 08 tỉnh ven biển vùng
ĐBSCL năm 2010 là 476.523 ha (chưa bao gồm diện tích nuôi kết hợp), chiếm
16,36% tổng diện tích tự nhiên và 19,37% tổng diện tích đất nông nghiệp của 08
tỉnh (theo kiểm kê sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh). Diện
tích đất chuyên NTTS trong 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, tỉnh Cà Mau có diện
tích lớn nhất 203.944 ha, kế đến là tỉnh Bạc Liêu 114.161 ha, diện tích này ít nhất
ở tỉnh Tiền Giang 7.180 ha.
+ Năm 2014: Tổng diện tích đất chuyên NTTS của 08 tỉnh ven biển vùng
ĐBSCL phân bổ đến năm 2014 là 483.977 ha (chưa bao gồm diện tích nuôi kết
hợp) tăng 7.454 ha so với năm 2010, chiếm 16,62% tổng diện tích tự nhiên và

9


19,77% tổng diện tích đất nông nghiệp của 08 tỉnh (theo kiểm kê sử dụng đất của
Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh).

Hình 2.3: Cơ cấu (%) diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong diện tích
đất chuyên NTTS 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2014
Đất nuôi tôm mặn lợ 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL tính đến năm 2014
khoảng trên 600.000 ha, bao gồm cả đất nuôi tôm mặn lợ chuyên và đất nuôi tôm
kết hợp (ruộng lúa, rừng,…). Cơ cấu diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong
tổng đất nuôi tôm ở 08 tỉnh từ năm 2010 đến 2014 chiếm từ 10,15% đến 14,93%;
cơ cấu này trong quỹ đất chuyên NTTS từ năm 2010 đến 2014 là 12,56% đến
18,66%. Nhìn chung, diện tích đất nuôi tôm mặn lợ tăng qua các năm.
Theo đánh giá của Đề án đầu tư nuôi trồng thủy sản, thì tổng diện tích có
khả năng phát triển nuôi mặn, lợ toàn quốc khoảng 990.000ha, trong đó vùng
ĐBSCL khoảng 886.249 ha chiếm 89% tổng diện tích tiềm năng nuôi mặn, lợ toàn
quốc. Đây là cơ sở tính toán quỹ đất mở rộng trong thời kỳ quy hoạch nuôi tôm
nước lợ vùng ĐBSCL.
2.1.3. Đánh giá thực trạng môi trƣờng nƣớc trong nuôi tôm nƣớc lợ
Hiện nay, hệ thống sông, kênh chính ở các tỉnh ven biển đều chịu ảnh
hưởng, áp lực của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Theo thống kê,
các nguồn gây ô nhiễm chính hiện nay như sau:

10


Nguồn thải từ sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề

Nguồn thải từ chợ và
các cơ sở dịch vụ

Nguồn thải từ hệ thống
canh tác nông nghiệp
(phân bón, thuốc BVTV)

Nguồn thải chính
gây ô nhiễm

Nguồn thải từ các cơ
sở y tế
Nguồn thải từ hoạt động
du lịch

Nguồn thải từ chăn
nuôi gia súc, gia cầm
Nguồn thải từ nuôi
trồng thủy sản

Nguồn thải từ các hoạt
động sinh hoạt của
con người

Nguồn thải từ hoạt động
giao thông trên sông, rạch

Hình 2.4: Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt hiện nay
Tác động của NTTS, nuôi tôm nƣớc lợ đến nguồn nƣớc: Trong những
năm qua, diện tích nuôi tôm mặn lợ ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL ngày càng

phát triển dẫn đến sự gia tăng chất thải vào môi trường.
Hầu hết các diện tích NTTS nói chung cũng như nuôi tôm mặn lợ nói riêng
đều chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải và bùn thải tập trung. Nước thải
sau quá trình nuôi được thải trực tiếp ra môi trường kênh rạch dẫn nước, kết hợp
với việc dẫn nước mặn phục vụ nuôi thông qua hệ thống kênh mương đã góp phần
gây ô nhiễm nguồn nước trong vùng.
Nitơ (N) và Photpho (P) là những nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt
nguồn từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, nước không ổn định, thức ăn dễ tan,
thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì N..., là những yếu tố liên quan với nước
thải có chứa nhiều N và P. Thức ăn thừa, chiếm tỷ lệ lớn (30 - 40%) của ô nhiễm
nitơ. Người ta ước lượng rằng, có khoảng 63 - 78% nitơ và 76 - 80% P cho tôm ăn
bị thất thoát vào môi trường. N dưới dạng protein được tôm hấp thu và bài tiết dưới
dạng Ammoniac. Tổng khối lượng N và P sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm bán
thâm canh có sản lượng 2 tấn, tương ứng khoảng 113 kg và 43 kg. Ðương nhiên,
trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối lượng này tăng gấp từ 7 - 31 lần.
Chất thải bắt nguồn từ thức ăn không ăn hết, phân và chuyển hóa dinh
dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm ở các trại nuôi tôm quản lý
kém. Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho và các chất dinh
dưỡng khác, gây nên sự phú dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở
rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm
ôxy hòa tan và tăng BOD, COD, Sulfit hydrrogen, Ammoniac và hàm lượng
Methan trong vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là
sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước
tù.
Việc sử dụng kháng sinh đã gây nên sức chống chịu thuốc ở vi sinh vật và
có vết trong mô của ký chủ. Sử dụng thuốc điều trị và hóa chất gây tác động bất lợi
11


đối với sinh vật phù du và sinh vật đáy do ảnh hưởng độc tố sinh thái học

(ecotoxic) của chúng.
Tác động của các hoạt động khác ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc: Phát triển
công nghiệp góp phần đáng kể đến ô nhiễm nguồn nước, thường gây ô nhiễm cục
bộ. Thành phần chất thải từ hoạt động công nghiệp có xu hướng gia tăng nồng độ
các chất ô nhiễm. Hiện nay, việc xử lý chất thải ở các khu công nghiệp chỉ mới
dừng lại ở xử lý cuối nguồn, dạng phân tán là chủ yếu, do đó khó kiểm soát được
mức độ gây ô nhiễm cũng như việc đảm bảo hệ thống xử lý nước thải đúng quy
chuẩn đầu ra.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoài nhu cầu sử dụng nước để tưới, canh
tác lúa, hoa màu, việc tác động đến nguồn nước chủ yếu là phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật. Lượng phân bón dư thừa hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đi vào
nguồn nước qua các hệ thống chảy tràn, kênh mương thủy lợi gây ảnh hưởng đáng
kể đến chất lượng môi trường nước.
Chăn nuôi cũng là hoạt động tác động lớn gây ô nhiễm nguồn nước cục bộ.
Hiện nay, bên cạnh một số hộ, trang trại vận hành hệ thống xử lý chất thải tốt vẫn
còn tồn tại một số hộ chăn nuôi thải chất thải không qua xử lý ra môi trường.
Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ đã làm
gia tăng nhu cầu sử dụng nước cũng như tăng lượng nước thải cho môi trường
nước, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nguồn nước.
Nguồn nước thải y tế, bệnh viện với mức độ ô nhiễm vi sinh cao, đặc biệt là
sự hiện diện của nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ
các khâu giải phẫu, xét nghiệm, khám chữa bệnh, giặt giũ, vệ sinh của nhân viên y
tế, bệnh nhân,...
Du lịch phát triển kéo theo các hoạt động dịch vụ cũng phát triển. Trong
những năm gần đây, hạ tầng cơ sở để phục vụ du lịch được đẩy mạnh đầu tư.
Đường sá, cầu cống được nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, khách sạn, nhà cao
tầng được quy hoạch và xây dựng khá hiện đại. Ngành du lịch thu hút nhiều khách
tham quan, do đó lượng nước thải phát sinh nhiều hơn nhưng các công trình phục
vụ cho công tác bảo vệ môi trường chưa được đầu tư như: xử lý rác thải, nước
thải… làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và gây tác động đến sức khỏe

của cộng đồng dân cư nằm trong khu vực.
Ngoài ra, các hoạt động giao thông thủy, chợ, nước rỉ rác, khai thác khoáng
sản,… cũng làm gia tăng áp lực chất thải lên môi trường nước.

12


Động lực-Driver

Áp lực- Pressure

Tình trạng-State

Tác động-Impact

- Phát triển nuôi tôm các
nước trong khu vực; cả nước;
vùng ĐBSCL.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
(địa hình bằng phẳng, hệ
thống sông, kênh rạch chằng
chịt, khí hậu ôn hòa,…)
- Nuôi tôm nước lợ mang đến
lợi nhuận kinh tế cao.
- Diện tích nuôi mở rộng
- Phát triển kinh tế: công
nghiệp, nông nghiệp, gia tăng
dân số,…

- Nhu cầu nước cho nuôi tôm,

đặc biệt là nuôi tôm thâm
canh, bán thâm canh
- Diện tích nuôi mở rộng dẫn
đến tăng nhu cầu nước
 Sức ép nguồn tài nguyên
nước sử dụng cho các lĩnh
vực, ngành nghề kinh tế trong
vùng và sức ép tiếp nhận các
nguồn chất thải.

 Các sông, kênh lớn (sông
Tiền, sông Hậu,…) lưu lượng
dòng chảy lớn đáp ứng được
nhu cầu nước.
 Hệ thống xử lý nước cấp,
nguồn thải các khu nuôi chưa
đảm bảo.
 Nguồn thải từ các hoạt
động sản xuất khác ra kênh,
sông.
 Nguồn nước ô nhiễm: hữu
cơ, vi sinh.

- Chất lượng nước kém ảnh
hưởng nguồn nước cấp cho
nuôi tôm, tạo mầm bệnh ảnh
hưởng đối tượng nuôi.
- Suy giảm diện tích nuôi tôm
do tình hình dịch bệnh.
- Thiệt hại chi phí người nuôi

- Ảnh hưởng nguồn nước cấp
cho các ngành nghề khác.
- Tốn kém chi phí khắc phục
ô nhiễm môi trường.

Đáp ứng - Respone
- Bộ ngành: xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường trong nuôi tôm.
- Quản lý nhà nước: xử lý, phạt hành chính các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
- Các vùng nuôi tôm: Đánh giá tác động môi trường; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
- Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường ở các vùng nuôi tập trung, nguồn ô nhiễm tập trung.
- Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phân vùng xả thải trong nuôi tôm và các ngành nghề sản xuất khác.
- Địa phương: Rà soát lại QH tổng thể KT-XH, QH thủy sản, nông nghiệp, tài nguyên nước,…  Quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Hình 2.5: Phân tích mô hình DPSIR đánh giá thực trạng chất lƣợng nƣớc phục vụ nuôi tôm nƣớc lợ hiện nay

13


2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên , môi trƣờng đến sự phát triển
nuôi tôm nƣớc lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Điểm mạnh
Vùng ĐBSCL được bao bọc phía Đông, phía Tây là biển Đông và vịnh
Thái Lan, có 8 tỉnh giáp biển, cửa biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi
các loài thủy sản mặn lợ trong đó có nuôi tôm nước mặn lợ.
Điều kiện khí tượng, thời tiết ôn hòa: nền nhiệt độ cao, ổn định trong năm,
độ ẩm tương đối,… là thuận lợi chung cho các tỉnh ĐBSCL phát triển sản xuất
thủy sản trong đó có nuôi tôm mặn lợ. Địa hình đồng bằng bằng phẳng, diện tích
tiềm năng nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển lớn, tạo điều kiện hình thành các
vùng nuôi tập trung lớn.
Hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cung cấp nước phục vụ

nuôi tôm mặn lợ.
Hệ thống sông Tiền, sông Hậu, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn,… lưu lượng
dòng chảy lớn, cùng với chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây góp phần chuyển
tải chất thải các sông kênh và làm sạch môi trường nước.
Điểm yếu
Nuôi tôm thời gian qua đã làm thay đổi môi trường đất, nước do hệ thống
canh tác làm lớp đất bề mặt sinh phèn từ các tầng phèn tiềm tàng trong đất và
quá trình xả thải rửa trôi phèn vào các nguồn nước.
Xâm nhập mặn vào mùa khô làm đất sản xuất bị nhiễm mặn cao, đặc biệt
là các vùng ven biển, cửa sông, mặn đẩy lên sâu vào nội đồng và thượng lưu
thông qua các hệ thống sông, kênh làm thiếu nước ngọt để sản xuất.
Một số vùng nuôi tôm nước mặn lợ gần khu canh tác lúa, hoa màu chồng
lấn trong việc sử dụng cống ngăn mặn và lấy nước mặn phục vụ nuôi tôm.
Do địa hình khá bằng phẳng và vì vậy được dự báo là vùng sẽ chịu ảnh
hưởng lớn bởi BĐKH, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế và
trình độ dân trí còn thấp để ứng phó giảm thiểu những tác động.
Cơ hội
Quỹ đất tiềm năng phát triển nuôi tôm nước mặn lợ của vùng ĐBSCL, đặc
biệt ở các tỉnh ven biển khá lớn, nhiều vùng tập trung là cơ hội để quy hoạch
nuôi tôm nước lợ theo hướng ngành hàng sản xuất và trở thành đối tượng thủy
sản chủ lực.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng gia tăng xâm nhập mặn lên các vùng đất
phía thượng nguồn tạo sự dịch chuyển mở rộng các vùng canh tác thủy sản mặn
lợ.
Thách thức
Các ảnh hưởng của BĐKH như : làm gia tăng các trận mưa trái mùa làm
nhiệt độ, độ mặn ao tôm giảm thấp đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
14



triển tôm nuôi; nhiệt độ tăng cao vào giữa mùa khô cũng làm bất lợi đến sự sống
của tôm và góp phần gây ra các bệnh trên tôm.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây nguy cơ mất đất cho các tỉnh ven
biển, ảnh hưởng đến diện tích nuôi tôm mặn lợ của các hộ dân.
Xây dựng đập thủy điện ở các nước thượng nguồn sông Mekong góp phần
làm giảm lưu lượng dòng chảy, thiếu nước ngọt cung cấp sản xuất vào mùa khô.
Đô thị hóa, phát triển công nghiệp ngày càng tạo ra lượng lớn chất thải,
gây sức ép đến sức tải môi trường của sông Cửu Long.
2.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến nuôi tôm nƣớc lợ vùng
ĐBSCL
2.2.1. Đánh giá tổ ng quan điều kiện kinh tế xã hội toàn quốc
2.2.1.1. Dân số
Theo Tổng Cục Thống kê, dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước
tính 90,73 triệu người, tăng 4,57 triệu người so với năm 2008, tốc độ tăng khoảng
1,06%/năm. Năm 2014, dân số thành thị khoảng 30,04 triệu người và dân số nông
thôn khoảng 60,69 triệu người. Tỉ lệ dân số nam chiếm 49,33% dân số cả nước và
tỉ lệ dân số nữ chiếm 50,67% dân số cả nước.
2.2.1.2. Lao động và việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm
01/01/2015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm
trước, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng
lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,75 triệu người,
tăng 333,7 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó nam chiếm
53,7%; nữ chiếm 46,3%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm
2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
46,6% tổng số (Năm 2012 là 47,4%; năm 2013 là 46,8%); khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch
vụ chiếm 32,0% (Năm 2012 là 31,4%; năm 2013 là 32%).

Số người có việc làm trong quý I năm nay ước tính là 52526,2 nghìn người,
tăng 616,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 52838,4 nghìn người,
tăng 436,1 nghìn người; quý III là 53258,4 nghìn người, tăng 520,7 nghìn người;
quý IV là 53471,1 nghìn người, tăng 678 nghìn người.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là
2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013, trong đó khu
vực thành thị là 1,18% (Năm 2012 là 1,56%; năm 2013 là 1,48%); khu vực nông
thôn là 3,01% (Năm 2012 là 3,27%; năm 2013 là 3,31%). Tỷ lệ thiếu việc làm có
xu hướng tăng vào cuối năm (Quý I là 2,78%; quý II là 2,25%; quý III là 2,3%;
quý IV là 2,46%) và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn (Quý I là 3,37%; quý II là
2,77%; qúy III là 2,83%; quý IV là 3,08%).
15


Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% (Quý I là
2,21%; quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%), trong đó khu vực
thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông thôn là
1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao
hơn mức 6,17% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn
mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ năm 2013.
Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn
mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức
2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm
2013.
Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm
2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao
động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các
quý trong năm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng
lên.

2.2.1.3. Tăng trƣởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với
năm 2013. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và
mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong
mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào
mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều
mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ
tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản tăng 6,53%,
đóng góp 0,21 điểm phần trăm.
2.2.1.4. Thủy sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước tính đạt 6.332,5 nghìn tấn tăng 37,6% so
với năm 2008.
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2014 ước tính đạt 3.413,3 nghìn tấn
tăng 32,8% so với năm 2008, trong đó nuôi tôm đạt 631,5 nghìn tấn tăng 62,6%
so với năm 2008. Sản lượng tôm nuôi tăng mạnh chủ yếu do nhiều địa phương
thực hiện chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm Sú sang nuôi tôm Thẻ chân
trắng, đồng thời tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, giảm dần diện
tích nuôi quảng canh. So với năm 2013, diện tích thu hoạch tôm Sú giảm 19 nghìn
ha, diện tích thu hoạch tôm Thẻ chân trắng tăng 28 nghìn ha. Sản lượng tôm Thẻ
chân trắng tăng mạnh, ước tính đạt 349 nghìn tấn, tăng 36,3% so với năm 2013,
trong khi sản lượng tôm Sú thu hoạch trong năm 2014 đạt 252 nghìn tấn, giảm
8,7% so với năm 2013.
2.2.2. Đánh giá tổ ng quan điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long liên quan đến phát triển nuôi tôm nƣớc lợ
16



×