Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nêu những hiểu biết của em về sự kiện Cách mạng tháng Tám và Tuyên ngôn độc lập năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.8 KB, 13 trang )

Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện Cách mạng tháng Tám và Tuyên
ngôn độc lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những đóng góp của quê hương
em cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em độc lập có ý nghĩa
như thế nào với một quốc gia?
Cách mạng tháng Tám là tên gọi được ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện
nay dùng để chỉ việc Việt Minh tiến hành khởi nghĩa buộc chính phủ Đế quốc Việt
Nam do vua Bảo Đại phê chuẩn, đượcNhật bảo hộ, bàn giao chính quyền trung
ương và các địa phương cho lực lượng này trong tháng 8 năm 1945. Việc chuyển
giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình,
ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,... ở một
số địa phương. Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể
trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng
minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, hơn nữa vua Bảo Đại và Thủ
tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân
đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh.[1]
Cũng trong thời điểm này các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân
đảng... cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam tại một số
ít địa phương trao quyền lực cho họ. Trừ một số địa phương tỉnh lỵ Hải Ninh (nay
thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên nằm trong tay Việt
Quốc, Việt Cách và quân Tưởng; còn lại chính quyền Việt Minh đã được thiết lập
trên toàn bộ các tỉnh lỵ (muộn nhất 28/8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên), hầu hết địa
phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng bức
rút quân Nhật (29/8), Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng
tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó Tưởng tràn vào, tháng 10 mới thành
lập chính quyền cách mạng), Vĩnh Yên (Quốc dân đảng nắm giữ), Hải Ninh - Móng
Cái (Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt,
Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt (quân Nhật còn kháng cự mạnh như
ngày 3/10)...
Kết quả chính phủ cũ giải tán và sau đó đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Namkhai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.


Bối cảnh lịch sử
Vào tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản
Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới
Việt-Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt
Nam gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi vắn tắt là Việt Minh. Tổ
chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22
tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang
tênViệt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân
đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng
chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh
vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc
Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng
3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật
- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật
cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời
kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính
quyền).Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn


đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây
dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân cướp các kho thóc Nhật.
Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân
Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc,
đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của
hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước trong mười mấy
ngày. Tại Châu Âu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6
tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki.
Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Do đó quân Nhật tại
Việt Nam dao động và tan rã. Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi
Nhật ngày 26 tháng 7, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ

tuyến 16, và do quân đội Anh từ nam vĩ tuyến 16.Trước tình hình đó Nhật bàn giao
cho Khâm sai Bắc Kỳ Phan Kế Toại bộ máy hành chính địa phương, sở Bảo An, Sở
Mật thám trung ương, sở Kiểm duyệt và một số công sở khác. Nhật chỉ giữ quyền
kiểm soát Ngân hàng Đông Dương và Phủ Toàn quyền. [2] Đầu tháng 8/1945, cán bộ
Việt Minh Đoàn Xuân Tín được giao nhiệm vụ gặp Phan Kế Toại để nắm bắt tư
tưởng và vận động ông ủng hộ Việt Minh, đồng thời thăm dò thái độ của chính phủ
Trần Trọng Kim[3] Sau đó Khâm sai Phan Kế Toại gặp Nguyễn Khang, người do Xứ
ủy Bắc Kỳ cử đến. Ông đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Bảo Đại và ngừng
các hoạt động chống Nhật nhưng Nguyễn Khang bác bỏ.[4]
Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt
Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn
Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tiếp theo đó, đất nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng nhà nước dân chủ
độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam,Hồ Chí Minh được 98% ủng hộ[cần dẫn nguồn].
Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn
Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch
Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ
Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của
Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo
Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc
tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc... Bài báo không nhắc đến
Đảng cộng sản[10].
Ý nghĩa
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan
xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại
của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp
trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai.
Ý nghĩa của độc lập của một quốc gia:
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia bởi chính
người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là cóchủ quyền tối cao. Độc lập sẽ giúp
cho nhân dân sống trong ấm no hạnh phúc,không sợ hãi về những gì chiến
tranh,sự xung đột, bạo loạngây ra.


Tổng khởi nghĩa Hà Nội
Sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo
các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc
mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh
niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt
Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!
Câu 2 : Hãy giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám (khoảng 12 trang A4). Theo em giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử
Giám được thể hiện ở những điểm nào?
Văn Miếu – Quốc Tử Giám(chữ Hán: 文文 – 文文文) là quần thể di tích đa dạng và
phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng
Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách
xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám
bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ
thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của
Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong
chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó
được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa
và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu,
Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo
hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan
của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh

xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc
biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Kiến trúc quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay
Lịch sử

Kiến trúc trước đây của quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chưa có Khuê Văn
Các)
Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh
Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Nhà xuất bản. Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1,
tr.234) chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu
Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến
đấy học." [1]. Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư
của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu
tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc
đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 tức là năm 8 tuổi lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông


Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có
thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng
cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử, người học đầu
tiên là hoàng tử Lý Càn Đức). (Việt sử thông giám cương mục. Nhà xuất bản. Văn
sử địa. 1957) chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà
Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó".
Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thànhQuốc
Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất
sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ
"Quý Sửu năm thứ ba(1253)... Tháng 6 lập Quốc Học Viện tô tượng Khổng Tử, Chu
công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các

nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư,lục kinh" (ĐVSKTT).
Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để
trông nom công việc học tập tại Quốc Tử Giám.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp
(hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được
vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho
dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra
năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa.
Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông(1460 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi.
Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã
dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng,
dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm
thứ 13).
Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được
đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục
cao cấp của triều đình.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây
là Văn Miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê
Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng
Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi
thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài
Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền
với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với
diện tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các công trình kiến trúc chính
làTiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng
theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.
Kiến trúc

Văn Hồ


Hồ Văn hay hồ Giám phía trước cổng vào Văn Miếu.
Phía nam, trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gian thường gọi
là hồ Giám. Chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng giải toả, nhưng hiện nay
diện tích cũng chỉ còn được 12297 m², giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán
Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo
ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu, là một bộ phận
khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm1863, trong dịp sửa nhà bia
Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc này còn ghi lại rõ ràng trên tấm
bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào
khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ)
làm 10 bài thơ vịnh Phán thuỷ để ghi lại cảnh đẹp... Mùa thu năm Quý Hợi niên
hiệu Tự Đức (1863) tôi [5] cùng Cao đàiĐặng Lương Phủ (Đặng Tá) dựng đình bia
Tiến sĩ và sửa sang khu hồ... Mùa thu năm Ất Sửu (1865), Đặng sứ quân lại xuất
tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn hồ đình.....
Ngày 12 tháng 2 năm 1998, trong khi nạo vét cải tạo hồ Văn đã tìm thấy tấm
bia Hoàn Văn hồ bi, soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942), do cử nhân khoa Quý
Mão Hoàng Huân Trung [6] soạn. Điều đặc biệt là mặt sau của bia khắc bản dịch chữ
Hán rachữ Quốc ngữ do đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch.
Cho biết hồ này và cả giải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu đều thuộc
quần thể khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 do
phân cách địa giới hành chính, khu vực Văn Miếu thuộc đất tỉnh Hà Đông. Khi đất
Văn Miếu - Quốc Tử Giám trao lại cho tỉnh Hà Nội thì bỏ sót lại khu hồ Văn, vì thế
năm 1939 các văn thân nho sĩ tỉnh Hà Nội đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin Công
sứ toàn quyền Bắc Kỳ trả lại hồ Văn vào địa phận Văn Miếu, văn bia có đoạn
viết: Hồ này ở ngoài tường cửa thứ ba Văn Miếu tên là hồ Minh Đường hay là Văn
hồ. Hồ rộng 1 vạn chín trăm thước vuông tây, trong hồ có gò tròn tên gọi Kim Châu
rộng hai trăm thước vuông tây

Văn Miếu Môn

Văn miếu môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất


Phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ mã hai bên đó là
mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng. Xưa kia dù công hầu hay khanh
tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất
từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia mới lại được lên xe lên
ngựa. Thế đủ biết Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm tới chừng nào. Tứ trụ được xây
bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê chầu vào. Quan niệm
tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện.
Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau. Tứ trụ có
đôi câu đối chữ Hán:
Đông, tây, nam, bắc do tư đạo
Công, khanh, phu sĩ, xuất thử đồ
Đại Trung Môn

Đại trung môn
Từ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo
đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn
bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Theo văn bản của ông Đỗ
Văn Ninh trước đây hai cổng tả môn và hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung
môn, Thánh Đức môn và Đại tài môn ở phía sau. Hiện nay hai bên là không gian
cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường
vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi
Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào
bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai
chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác
tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian,

xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở
giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn
then Đại Trung môn.Con đường thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại
vươn tiếp thẳng tới Khuê Văn Các. Từ hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa
Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng với con đường trục giữa,
chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng. Hai hồ nước được đào ở vị trí
tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất. Việc lặp lại một khu vực chỉ có cây
có cỏ, việc làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm lớp cửa ra vào, được các nhà kiến
trúc cho là rất thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu
vực kiến trúc.
Khuê Văn Các


Khuê văn các - Thiên quang tỉnh, nơi giao hoà của đất, trời
Khuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao
gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấnNguyễn Văn
Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một
nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để
bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc
Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của
trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi
và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần
trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền
cao.Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ
chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt
ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía.
Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của
sao [8]. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ 奎
奎 奎 (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hánthiếp
vàng. Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của

các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt
lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy
nước trong in bóng gác.
Giếng Thiên Quang, Bia Tiến sĩ

Toàn cảnh Thiên quang tỉnh (nhìn từ gác Khuê Văn), hai bên là hai khu nhà bia,
phía cuối hình là Đại thành môn dẫn vào không gian thứ ba

Nhà bia Tiến sĩ


Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì(Ao
Văn). Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây
dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức,
nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn. Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây
hàng lan can tới độ ngang lưng. Người xưa còn có quan niệm giếng hình vuông
tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả
trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm giữa chốn đế
đô này. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể dạo
quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2
bên.Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai
bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt
bia đều quay về phía giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông,
4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là
hai tòa đình thờ bia. Đại Thành Môn, khu điện thờ chính của di tích Quốc Tử Giám
- Văn Miếu. Cũng như cửa Đại Trung, cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian với
hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa. Chính giữa, trên giáp nóc có treo
một bức hoành khắc 3 chữ 奎 奎 奎 (Đại thành môn) theo chiều ngang, đọc từ phải
sang trái. Bên phải hai hàng chữ nhỏ dọc khắc Lý Thánh Tông, Thần Vũ nhị
niên, Canh Tuất thu, bát nguyệt phụng kiến có nghĩa là: "Tháng 8 mùa thu

năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2 đời Lý Thánh Tông vâng sắc xây
dựng" [14]. Bên trái một hàng chữ dọc khắc:Đồng Kháng tam niên, Mậu Tý trọng
đông đại tu có nghĩa là "Tháng 11 năm Mậu Tý niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 3
đại tu".[15] Bức hoành sơn thiếp giản dị, là sản phẩm của năm 1888, song nó là minh
chứng cho một lần tu sửa lớn vào thờiĐồng Khánh nhà Nguyễn, và cũng là một
bằng cứ gián tiếp cho năm khởi dựng Văn Miếu vào thời vua Lý Thánh Tông. Cửa
Đại Thành (cửa của sự thành đạt lớn lao), mở đầu cho khu vực của những kiến trúc
chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v... và cũng là
nơi giảng dạy của trường giám thời xưa, mang một cái tên đầy ý nghĩa tưởng không
còn có thể chọn một tên nào có ý nghĩa hay hơn.
Hai cửa nhỏ theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh là Kim Thành bên phải và Ngọc
Thành bên trái, hiện nay là Kim Thanh mônvà Ngọc Chấn môn nằm ngang với cửa
Đại Thành, song 2 cửa này không mở vào thẳng khu vực chính, mà để đi qua con
đường lát gạch phía sau 2 dãy Tả Vu và Hữu Vu để tiếp tục qua sang khu Khải
Thánh phía cuối cùng của di tích.

Bái đường Văn Miếu
Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát Tràng. Hai
bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái
Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu
hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và thuyền
thống. Sau Đại Bái Đường, song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có
quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện
bằng một Tiểu Đình hình vuông. Nếu tách riêng cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì


chúng được xây dựng theo hình chữ công mà Tiểu đình chính là nét sổ giữa và Đại
Bái Đường, Thượng Điện là 2 nét ngang trên và dưới.
Thượng Điện ở phía sau 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa bức bàn đóng
kín 5 gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Nhìn chung Thượng Điện

kín đáo và do đó cũng tối hơn Đại Bái, đó cũng là ý đồ của công trình sư muốn tạo
cho nơi đây một không khí thâm nghiêm, u tịch và họ đã thành công mỹ mãn. Nơi
đây là nơi thờ những vị tổ đạo Nho. Gian chính giữa có cái khám và ngai lớn để
trên một bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Cách 2 gian 2 bên tới
những gian khác cũng có bệ xây và cũng có khám, trong khám có ngai và bài vị.
Bên trái có 2 ngai thờ Tăng Tử vàMạnh Tử; bên phải có 2 ngai thờ Nhan Tử và Tử
Tư. Bốn vị được thờ trên đây tức là Tứ phối được quy định thờ từ ngày mới xây
dựng Văn Miếu. Ngoài bài vị ra cả 4 vị đều có tượng gỗ sơn thiếp rất uy nghi.
Hai gian đầu hồi cũng có 2 khám lớn xếp chầu vào gian giữa, thờ Thập Triết gồm
những vị: Mẫu tử, Nhiễm tử, Đoan mộc tử,Trang Tử, Bốc tử, Hữu tử, Tề tử, Ngân
tử, Suyền Tôn tử, Chu tử.
Tòa Đại Bái bên ngoài cũng xây 9 gian, nhưng chỉ xây 2 tường hồi còn mặt trước
mặt sau để trống. Tòa Đại Bái này có chức năng hành lễ trong những kỳ tế tự xuân
thu. Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác đều bỏ trống. Tại đây
treo khá nhiều hoành phi câu đối. Bức hoành gian giữa khắc 4 chữ Khang Hi ngự
thư và Đồng Khánh Mậu Tý trọng đông thuận đề (1888)
Cũng như Thượng Điện, Đại Bái đường mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu
Lê, kẻ bảy giản đơn không chạm trổ cầu kỳ, chồng đấu làm theo kiểu đấu đỡ cột
chồng rất Việt Nam, khác hẳn với phong cách kiến trúc đồng thời của những công
trình ở các nước láng giềng.
Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám

Khổng Tử (551TCN - 479TCN) Tượng thờ trong điện Đại thành được làm năm
1729 [16]
Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh
người ta có thể đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu, hoặc cũng
có thể từ sau lưng Thượng Điện qua cửa tam quan. Cửa này là cửa chính cũng xây 3
gian, có mái lợp và cánh cửa đóng mở. Từ bên ngoài vào đền Khải Thánh cũng có
thể qua một cổng nhỏ có cánh mở ở góc Đông Nam nơi tiếp giáp với bức tường
ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải Thánh. Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ Khổng

Tử tức là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Phần nửa diện tích của khu này là sân
phía trước. Sân bị con đường lát gạch ngăn đôi dẫn từ cửa tam quan lên chính giữa
đền thờ. Nửa sân bên trái có 2 tấm bia ghi đại lược như sau: Thăng Long là nơi đô
thành cũ; là nhà Thái Học xưa. Hai bên cửa Văn Miếu có dựng bia đề tên Tiến sĩ,
bắt đầu từ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo, tới khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh
Hưng, nay hiện còn 82 tấm, đó chỉ là một số nhỏ. Trong thời gian từ đó tới nay gió
táp mưa sa, cỏ lấp rêu phong, có tới hơn 10 tấm chữ khắc bị mòn, lỏng chỏng mỗi
nơi mỗi tấm, phần nhiều sứt mẻ không thể đọc được hết (奎 奎 奎 奎 奎 奎 奎, 奎 奎 奎


奎 奎 奎. Thập diện dư linh tinh tán lập, đa ban bác bất khả tốt độc)
. Tôi là Thanh đến làm quan ở đây, vẫn thường muốn làm việc ấy. Mùa thu năm
nay, công việc đỡ bận, tôi bàn với quan tổng đốc và quan án sát, bàn cách làm nhà
ngói mỗi bên 2 tòa nhà, mỗi tòa 11 gian. Tấm bia nào đổ lỏng chỏng thì đem xếp
lại, mặt bia nào bị sứt sở thì đem so sánh mà khắc lại. Cất giữ lấy vết tích xưa
vậy.... Thật sự 2 tấm bia này cũng là những tư liệu quý. Kiến trúc đền Khải Thánh
sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên và đền thờ ở giữa. Đền Khải Thánh
xưa vốn là Quốc Tử Giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại.
Năm 1946 quân Pháp đã bắn đại bác phá hủy sạch không còn lại một kiến trúc nào.
Kiến trúc ngày nay là hoàn toàn mới. Toàn bộ mái đều được lợp hai lớp ngói lót,
trên là một lớp chì dày 1,5mm rồi đến một lớp ngói lót nữa, và trên cùng là ngói
mũi hài. Phần giữa các cột nhà với chân đá tảng cũng đặt một tấm chì dày 1,5mm
để chống ẩm từ dưới lên. Nền sân đều được lát gạch bát kích thước 30x30x4cm.
Xung quanh nhà đều được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô kiến trúc khu Thái Học
mới rất bề thế, trang nghiêm và hài hoà với kiến trúc cảnh quan của khu Văn Miếu
phía trước.
Nhà Tiền đường, Hậu đường

Danh sư Chu Văn An
Đây là công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết kế tu bổ di tích - Bộ

Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật, nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học
khởi công xây dựng ngày 13 - 7 - 1999.Nhà Tiền đường 9 gian với 40 cột gỗ lim
chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài để trần không trát.
Gian đầu hồi và gian thứ ba mặt trước, mặt sau đều có cửa bức bàn chấn song con
tiện dẫn sang nhà Hậu đường.So với nhà Bái đường của khu Văn Miếu, cột cái của
nhà Tiền đường đều to và cao hơn, đường kính cột là 0,48m, chiều cao cột là 7m.
Tiền đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng
thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc.
Ống muống nối Tiền đường với Hậu đường vào với nhau và có hai cửa sang nhà
chuông, nhà trống.Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với
72 cột gỗ lim, trong đó 8 cột cái cao 11,5m đường kính 0,56m. Hai đầu hồi xây
tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài cũng để trần không trát. Phía trước là cửa
bức bàn chấn song con tiện, xung quanh là vách đố lụa. Gian đầu hồi mặt sau, gian
thứ 3 và gian thứ 7 mặt trước là cửa sổ chấn song con tiện.Tầng một là nơi tôn vinh
Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát
lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng những giá trị
sâu sắc của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát
huy di sản văn hoá dân tộc.Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước
có 5 cửa và mặt sau có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau.Tầng 2 là nơi tôn thờ


các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự
nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân T
ông
Ý nghĩa
Về mặt di tích mà nói thì 2 nhà bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo
tồn những di tích quý nhất của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn
có giá trị về nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự bản gốc duy nhất được lưu giữ
tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng.
1. nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những

tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài
được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di
tích ở những nơi không ghi niên đại.
2. nhà địa lý có thể tra cứu những địa danh cũ để tìm ra những vùng đất cổ liên
quan đến thời hiện tại.
3. nhà nghiên cứu triết học có thể tìm ở đây những chứng cứ để xác định vai trò
của Nho giáo ở Việt Nam
4. những người Việt Nam ở khắp nơi cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó
thuộc dòng họ nhà mình xưa đã có tên trong khoa bảng
5. đây còn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít nhất cũng trong vòng 3 thế kỷ
(từ 1484 tới 1780) về kỹ thuật điêu khắc đá. Nhà nghiên cứu mỹ thuật và các
nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa, hoa văn và các mô típ
chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát huy, áp
dụng vào những sáng tạo hiện đại.
6. đã có nhiều bài nghiên cứu viết về bia Tiến sĩ, song việc khai thác tư liệu của
2 nhà bia vẫn còn tiếp tục. Các nhà khoa học đều cho rằng văn bia tiến sĩ
xứng đáng là pho "sử đá" có nhiều giá trị độc đáo và hiếm có về văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật chế tác... không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới.
Câu 3 : Trong lịch sử Thăng Long – Hà Nội, em yêu thích nhất nhân vật lịch sử
nào ? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó.

Vua Trần Nhân Tông- vị vua hiền đức dưới đời nhà Trần
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 奎 奎 奎 ; 7 tháng 12, 1258 – 16 tháng 12, 1308), là
vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm
(1278 – 1293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một
trong những vị hoàng đế nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh
đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Lúc này,
quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc
Tuấn đã đánh tan tác quân đội hùng mạnh của Nhà Nguyên, bảo vệ bờ cõi Đại Việt
trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Ngay sau khi dẹp yên quân



giặc, ông cho giảm thuế, phát lương chẩn, tích cực khôi phục các công trình đã bị
quân Nguyên hủy hoại, mau chóng sau đó quốc gia hồi phục, Đại Việt dần lấy lại sự
hưng thịnh và phát triển cực thịnh thêm nữa.Năm 1293, Nhân Tông thoái vị,
nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (奎奎) kế vị, tức Anh Tông hoàng đế, ông lui
về làm Thái thượng hoàng, chuyên tâm vào nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã
thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Sau khi nhường ngôi, ông thường
hay lấy pháp hiệu là Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự.Bên cạnh là một vị hoàng đế tài
năng, Nhân Tông còn nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc của triều đại nhà Trần. Thơ
ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có
tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung
động tinh tế, lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ. Ở đấy cũng thể hiện sự
hoà hợp khó chia tách giữa một ngòi bút vừa cung đình vừa giản dị, có cả những
kiến thức sách vở uyên bác lẫn với sự từng trải lịch lãm.
Trần Nhân Tông đã có các tác phẩm Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi
tập, Tăng già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ và bộ Trung hưng thực lụcdo ông sai văn
thần biên soạn. Tuy nhiên, hiện chỉ còn tìm thấy 31 bài thơ, hai cặp câu thơ lẻ,
một bài minh và một bài tán. Ngoài ra, trong sách Thiền tông bản hạnh còn có hai
bài văn Nôm biền ngẫu ghi tên ông là tác giả. Ông tên thật là Trần Khâm (奎奎), là
con trai trưởng của Trần Thánh Tông, mẹ là Thiên Cảm hoàng hậu Trần Thiều, sinh
ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7
tháng 12 năm 1258).
Ngay từ khi sinh ra, ông được tả là được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo,
sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, và cha mẹ ông gọi ông
là Kim Tiên đồng tử (奎奎奎奎). Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8
tháng 11 năm 1278),ông được Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi, tự xưng là Hiếu
Hoàng (奎奎). Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi,
qua đời ở am Ngoạ Vânnúi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng (nay thuộc tỉnh Thái
Bình). Năm 1258, quân Mông Cổ từng thất bại ở Đại Việt trong việc tìm cách mở

một hướng từ phía Nam để đánh vào lãnh thổ Nam Tống.Năm 1279, Nam
Tống hoàn toàn bị Đại Nguyên thôn tính. Tháng 8 năm này, hoàng đế nhà Nguyên
là Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt và Nhật Bản.Bấy
giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều
việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các
quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và
quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ
năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.
Năm 1293, ông nhường ngôi cho con trưởng là Trần Thuyên để làm Thái thượng
hoàng, tôn hiệu là Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế (奎奎奎
奎 奎 奎 奎 奎 ), lui về phủ Thiên Trường theo lệ truyền thống của các Thượng
hoàng. Trần Thuyên lên ngôi tức Trần Anh Tông.
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân (tức 16 tháng 12 năm 1308),
được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa
Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa
Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng
Đế




×