Tải bản đầy đủ (.pdf) (392 trang)

Thuật tâm lý hoàng xuân việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.29 KB, 392 trang )

THUẬT TÂM LÝ

THUẬT TÂM LÝ
Tác giả: Hoàng Xuân Việt
LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lý con người là vấn đề hết sức tế nhị và
cũng vô cùng phức tạp. Tâm lý có thể do di truyền
nhưng phần nhiều người có tâm lý đứng đắn, hợp
nhân tính, hợp khoa học đều phải đòi hỏi sự luyện tập,
có khi phải ở mức độ cao.
Cuốn THUẬT TÂM LÝ của tác giả Hoàng Xuân
Việt sẽ giúp người đọc, trước hết hiểu đặc điểm chung
của những vấn đề cơ bản thuộc tâm lý con người và có
hướng dẫn những cách luyện (bài thực tập) để giúp
tạo và tăng cường những tâm lý tốt, hạn chế và loại trừ
những nét tâm lý tiêu cực trong mỗi con người.
Tuy nhiên, hiểu hết là một chuyện, còn việc
luyện tập lại là chuyện khác, nó đòi hỏi có tinh thần tự


chủ, sự kiên trì. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ
ích cho mọi người cả trên phương tiện nghiên cứu và
rèn luyện tinh thần, nhân cách.
Đáp ứng nhu cầu của người đọc, chúng tôi tái
bản và giới thiệu tập sách này.
NHÀ XUẤT BẢN
MŨI CÀ MAU
DẪN NHẬP
1. “NGƯỜI”, CON VẬT “BÍ MẬT”.
Alexis Carrel nói con người là một sinh vật bí
mật. Ông nói không ngoa. Dưới cặp mắt quan sát


khoa học tàng trữ nhiều bài toán vô cùng hóc búa. Lịch
trình tiến hóa của nhân loại đã khá dài rồi. Khoa học
đã bước những bước tiến khả quan rồi. Nhưng,hiện tại
có ai đã dám tự hào am hiểu con người, đứng riêng
trong lò tâm lý học, chúng ta thấy con người hiện ra
như một vũ trụ âm u, huyền diệu mà nhờ những
phương pháp nội quan hay thực nghiệm, chúng ta chỉ
hiểu biết được chút ít chi tiết. Để cảm nhận sự bí mật
mà chúng tôi nói, bạn hãy tự đặt cho mình vài câu hỏi
giống vầy: Trong con người có bao nhiêu tế bào? Mỗi


tế bào có ảnh hướng gì đến từng tác động tâm lý. Cảm
xúc, ước vọng, tập quán… trí tuệ, ý chí, ký ức; tưởng
tượng, suy luận… tất cả là cái gì, kết quả của nguyên
do nào. Rồi tiềm thức, cái rừng hoang mà Freud mới
khai phá ở bìa chép đó, ảnh hưởng bao nhiêu trên
cuộc sống tâm lý của ta. Bergson đã chịu khó viết
riêng một quyển sách để bàn cho chúng ta vấn đề
“Cười”. Nhưng hiện giờ có ai dám bảo mình hiểu cái
cười cho thấu đáo về mọi phương diện, vân vân và vân
vân. Bạn có thể tự đặt cho mình trăm nghìn câu hỏi
khác về tâm lý con người. Càng tự vấn, bạn càng thấy
ý nghĩa thấm thía tên một văn phẩm của bác sĩ Alexis
Carrel: “Người, sinh vật bí mật”…
2. “NGƯỜI, CON QUÁI VẬT LO LẮNG”
Không phải chúng tôi nói đâu: chính C. Péguy
nói đấy. Trước bao nhiêu bài toán phức tạp của tâm lý
con người, con người hay bồn chồn, lo lắng tìm hiểu.
Hẳn có nhiều lần bạn ngạc nhiên hỏi mình: Tại sao tôi

chiêm bao thường quá? Tôi bị ác mộng nữa và khi bị
ác mộng tôi cũng cảm xúc như khi tôi tỉnh thức. Còn
giận là cái gì? Tại sao ông giáo của tôi mỗi lần nổi cơn
tam bành, mắt đỏ ngầu ngầu, môi run như cầy sấy và
hay nói những tiếng rất nghịch cùng bài luân lý người


dạy tôi lúc người điềm tĩnh? Cũng như bạn, chúng tôi
nhiều phen lo lắng tìm hiểu: Sợ cái gì? Rồi yêu nữa?
Yêu là cái gì? Sao nghe nó bí mật quá! Con người tự
nhiên ưa thích cái chi? Tại sao ta thường gây ác cảm?
Làm sao gieo thiện cảm? Làm sao biết tâm tính người
ta? Sao có nhiều người bình thường xem nhu mì, lừ
đừ mà lúc giận, cộc như gấu? Làm sao đọc tâm tính
kẻ khác xuyên qua những cái ngó, cái liếc, nét cười,
điệu bộ, lời nói họ? Rồi có những sự thật thường xảy
ra mà ta không biết tại sao. Tại sao một thanh niên
trước khi gặp tình nhân mình, chuẩn bị rất nhiều câu
chuyên tâm tình đường mật mà rồi khi gặp mặt kẻ yêu,
nói ra không đặng hay nói không hết?
“Chuyện lòng rộn rịp trên đầu lưỡi,
Song đến b ên nàng nghĩ lại thôi.”
Về nhà không thỏa mãn, tiếc và tức giận bể
ngực. Nghe con nít học nói hoài. Mà làm sao nó nói
được vậy? Rồi dần dần nó nói giỏi như ta nữa?
3. CẦN CÓ MỘT VỐN TÂM LÝ HỌC
Con người bí mật. Con người lo lắng tìm hiểu
tâm lý con người. Hai sự thật. Nhưng có một sự thật



nữa không kém minh hiển là con người cần có một
vốn tâm lý học. Nhu cầu này có do bản chất con người,
do sứ mạng và do cuộc sống xã hội. Ở trên, bạn đã
biết tự nhiên con người từ bản chất lo tìm hiểu những
hiện tượng tâm lý. Chúng tôi ở đây chỉ bàn cùng bạn
vấn đề sứ mạng con người và cuộc sống xã hội đòi hỏi
con người vốn kiến thức về tâm lý thôi.
4. CON NGƯỜI CẦN BIẾT TÂM LÝ ĐỂ TỰ
GIÁO LUYỆN
Một trong những nhiệm vụ cột trụ của con
người là làm người cho ra người. Mà muốn đến mục
đích này phải tự giáo luyện cách riêng về đường tâm
đức. Và việc tự giáo luyện này không thể hoàn bị, có
kết quả khả quan nếu người ta không hiểu biết chút ít
những hiện tượng tâm lý xảy ra trong đáy lòng con
người cũng như ở ngoại thân con người. Muốn luyện
não nhớ nên biết qua những yếu tố nào cấu thành ký
ức; kỷ niệm... Muốn tập tính điềm đạm cần biết, nguyên
do nào trong cơ thể khiến con người lóc chóc, vụt
chạc. Muốn tập can đảm cần hiểu nguyên căn nào
khiến ta hay sợ. Muốn thành con người chí khí trước
tiên phải biết ý chí là gì, đóng vai trò nào trong tòa nhà
tâm lý con người, ảnh hưởng trên cảm xúc, ý tưởng


làm sao. Biết tâm lý không phải liền trở thành người
đường hoàng song và điều kiện tất yếu để tu tâm luyện
tính.
5. BIẾT TÂM LÝ ĐỂ GIÁO DỤC NGƯỜI
Vốn tâm lý học cần thiết cho ta thi hành xong

sứ mạng tự giáo luyện của ta đã đành, mà nó còn giúp
ta giáo dục kẻ khác có kết quả khả quan khi ta có bổn
phận giáo dục. Nhờ quan sát chắc bạn dư biết nhiều
cha mẹ, thầy giáo hay các nhà giáo dục nào khác coi
việc giáo dục tâm lý không đến đâu. Họ dùng cường
lực, cường quyền. Họ hống hách rầy mắng, ó ré, đánh
đập. Họ cứ rắc rắc áp dụng kỷ luật. Họ lo lý phục và
bắc con trẻ quỳ mọp vâng lời như cái máy, miễn bên
ngoài con trẻ tỏ ra nhu mì, tuân luật, thưa dạ và vâng
hết mọi điều họ nói thì họ cho là thành công. Muốn có
cây tre ngay họ không cần biết măng là gì, học bất
chấp việc uốn nắn. Họ cứ ôm chày vồ lại nện vào
mông cho nó… ngay! Giáo dục con trẻ họ không cần
biết tâm tình con trẻ thuộc hạng loại nào, cần bí quyết
nào cho riêng từng trẻ. Bên trong con trẻ có những đòi
hỏi, nguyện vọng phản ứng nào? Họ bất chấp tìm hiểu.
Họ chỉ lo tỉ mỉ bắt nhặt, bắt thưa lỗi lầm. Họ chuyên
môn lo cấm, lo trừng trị mà quên phắt việc tích cực dãy


dỗ, khuyên lơn.
Hơn nữa, thường đóng vai trò giáo dục họ
chuyên chú việc “trí dục” mà cẩu thả việc “tâm dục”. Họ
có cao vọng cho đứa trẻ cường tráng với những bắp
thịt hồng hào, cho đứa trẻ thông minh với bộ óc chữ là
chữ. Còn khi bước chân ra trường đời, đứa trẻ có chí
khí hay không, giàu lương tri, có nghệ thuật xã giao, có
bí quyết dụng nhân, đắc nhân tâm, nói trước công
chúng, tiếp vật, đối phó với nghịch cảnh hay không, họ
bất cần.

Và kết quả quan niệm giáo dục của họ, là trên
đường đời có những đầu não thông thái thật, cấp bằng
nhiều thật, có chức quyền cao nữa, nhưng thường làm
công việc gì cũng thất bại, gieo ác cảm, oán thù, chia
rẽ…
Nguyên do gây thất bại cho họ là sự dốt nát
tâm lý con trẻ và vì đó là khi rẽ việc “tâm dục”. Muốn
giáo dục một con người thành người đường hoàng
nhà giáo dụ phải căn cứ tâm lý mà thi hành sứ mạng
mình. Phải tùy sức phát triển của các cơ quan, tài
năng. Phải am tường tâm tính con trẻ. Phải biết
nguyên do nào cấu thành cơ cấu sinh lý và tâm lý của


nó. Tiềm thức của nó sâu rộng không? Các cơ quan,
tài năng của nó hoạt động điều hòa và có kết quả
không? Con trẻ khi chịu giáo dục có những nguyện
vọng đòi hỏi gì? Chế độ giáo dục của ta gây ảnh
hưởng tâm lý nào cho nó? Nó có lý tưởng gì? Có
khiếu về môn học nào? Có khiếu mà sở trường
không? Nó có cảm mến, kính phục và tin cậy ta cách
chân thành không? Đấy là vài vấn đề mà một nhà giáo
dục chân chính cần lo giải quyết. Và trước khi giải
quyết nên nghiên cứu tâm lý chung của loài người
trước. Vẫn hiểu rằng mỗi cá nhân đều có cơ cấu tâm lý
riêng nhưng cách chung con người có những nét tâm
lý giống nhau. Nên biết đại yếu tâm lý nhân loại rồi
nghiên cứu thêm từng tâm lý con trẻ thì công việc giáo
dục mới có kết quả khả quan.
6. MỘT ĐIỀU KIỆN TỐI YẾU ĐỂ XỬ THẾ

THÀNH CÔNG
Trong cuộc sống xã hội muôn mặt muốn
thành công, chúng ta cần biết tâm lý kẻ sống chung
với ta. Dưới mái gia đình vợ chồng không biết tính tình
nhau, gia đình có thể biến thành một lò tra tấn. Tiếp
chuyện với ai cần biết kẻ ấy ưa vấn đề gì. Tìm hiểu coi
họ thích chuyện nghiêm hay chuyện trào phúng. Họ là


người khó tính hay dễ tính? Họ cẩn ngôn không? Ta có
nói gì phật lòng họ không? Muốn có người cộng tác
trung thành ta phải am tường nguyện vọng của kẻ giúp
ta. Ta phải tra cứu tính tình của họ. Họ là người thật
tâm hay giả dối. Họ có lương tâm nghề nghiệp chăng?
Trong đời sống bạn bè người nào ích kỷ, dua nịnh,
người nào trung thành, quảng tâm, quân tử. Làm sao
biết kẻ tiểu nhân để tránh, biết kẻ học uyên thâm để
làm giàu trí khôn.
Thưa bạn, cho đặng giải quyết những vấn đề
trên đây, chúng ta phải biết tâm lý con người. Ai rành
tâm lý con người nhất thì xử thế thành công nhất. Ai dốt
tâm lý con người thì đau thương thất bại.
7. MỘT PHƯƠNG THẾ TUYỆT DIỆU
Sau hết biết tâm lý con người bạn sẽ nâng
cao tâm trí suy nghĩ mình lên. Khi nghiên cứu những
hiện tượng vô cùng phức tạp, kỳ lạ của tâm hồn nhân
loại bạn sẽ chạm phải những vấn đề khiến bạn phải
băn khoăn suy nghĩ. Từ miếng đất tâm lý học với khí
cụ lý trí và phương pháp khoa học bạn sẽ bước tới bờ
cõi vô cùng bao la. Nói vậy không phải chúng tôi có ý

quảng cáo, mà chúng tôi chỉ đứng phạm vi khoa học


để nhìn vào một sự thật đáng suy nghĩ. Bạn sẽ gặp lại
vấn đề nào khi đọc về mấy phương pháp khoa học
như diễn dịch, qui nạp… bàn sau đây.
8. LÀM SAO CHO CÓ VỐN TÂM LÝ HỌC
a) Tóm lại chúng ta cần có một vốn tâm lý học
để làm người và xử thế thành công. Nhưng tiếc một
điều là xưa nay ở Âu Mỹ cũng như ở bên Đông, sách
dạy tâm lý thực hành không có bao nhiêu. Sách bàn về
tâm lý cổ điển dẫy đầy những lý thuyết, bác luận.. thì có
thể chất thành núi. Còn sách bàn về những hiện tượng
tâm lý ta gặp đi gặp lại thường ngày thì rất kém cỏi.
Nhưng kém cỏi không có nghĩa là không có. Ai gia
công nghiên cứu thì cũng có thể lượm lặt trong những
lò triết học cổ của Platon, Aristote, Socrate, Khổng,
Lão, và gần đây trong những tác phẩm của Freud,
Bergson, Janet… Ở nước ngoài việc sưu tầm thường
dễ dàng vì người ta gặp nhiều sách bàn về triết lý.
Trong đó rải rác có bàn về tâm lý thực hành. Song ở
nước ta, sách triết lý ít quá. Sách triết lý có chân giá trị
lại càng ít hơn nữa. Muốn tìm hiểu tâm lý thực hành
chúng ta làm sao? Hồi chưa học triết lý chúng tôi hy
vọng khi học sẽ biết được khá tâm lý thực hành.
Nhưng có ở đâu. Lượm lặt tâm lý thực hành ra trong


biển triết học của nhà trường là một công cực khổ mà
kết quả chẳng bao nhiêu.

Rồi khi bước chân ra khỏi nhà trường, thấy
vốn học tâm lý thực hành quá ư cần thiết chúng tôi
đành phải bươi quàu trong sách bàn riêng vấn đề này
để tự học. Chúng tôi như vậy và tưởng ai khác cũng
không làm cách nào hơn. Và muốn giúp nhiều bạn trẻ
về vốn học không có không được ấy chúng tôi cố gắng
cho xuất bản tác phẩm này.
b) Tưởng không cần nhắc lại cho bạn rằng
mấy trang sau đây không cố ý bàn về thứ tâm lý học ở
nhà trường. Mà là thứ tâm lý bạn cảm nhận mình có
rất thường, bạn nhận thấy kẻ khác có rất thường. Điều
bàn không dông dài, hoặc lý luận vô ích mà những mô
tả, định nghĩa, nguyên tắc và thí dụ thực hành. Những
điều trình bày có cái bạn bấy lâu biết là có thật song
không biết là cái gì, tại sao có, gây kết quá thế nào? Và
những hiện tượng ấy bạn đọc lấy làm thích thú bởi lẽ
nó mật thiết đến đời sống tâm lý thực tại của bạn. Bạn
đọc cũng không hao tốn thì giờ như khi đọc nhiều tác
phẩm giáo dục khác. Vì trong đây những điều bạn cần
thiết được tập trung trong mỗi trang. Bạn khỏi mất thời
gian đọc hàng mấy trang đủ thứ lý luận, ví dụ, để rồi


phải tóm lại một câu. Hơn nữa những điều bàn cùng
bạn ở đây có liên lạc chặt chẽ với nhau. Chương này
bổ khuyết chương kia, vấn đề này cắt nghĩa, vấn đề này
cắt nghĩa vấn đề nọ. Toàn quyển sách là một hệ thống
mà những yếu tố trì lôi nhau. Vì thế xin bạn đừng đọc
đứt khúc hay bỏ khúc. Bạn kiên nhẫn đọc từ đầu đến
cuối sách, chúng tôi tin bạn có một vốn kiến thức về

tâm lý học thực hành khả quan. Bạn sẽ biết qua nhiều
vấn đề thuộc tình cảm, tinh thần và tâm tình con người.
Rồi nhờ vốn kiến thức ấy bạn xây dựng cho mình cuộc
đời thành công và hạnh phúc.
c) Nếu bạn đã khá thông tâm lý thực hành, thì
quyển sách này có công cụ giúp bạn nhớ lại những
điều mình đã học hỏi: Nếu bạn chỉ có cái vốn triết học
để đi thi của nhà trường thì mấy trang sau đây giúp
bạn bổ khuyết tòa nhà triết học của mình. Nếu bạn chỉ
có học lực trung học thôi và đang đi tìm sách tâm lý để
học thì bạn có thể coi các chương sau này là tri âm
của bạn. Bạn sẽ thu lượm ở chúng nhiều kiến thức
giúp bạn có bộ óc sâu sắc hơn để ngó nhìn rộng hơn
về “con vật bí mật”. Bạn có thể đỡ tốn giờ đi đọc hàng
lố tiểu thuyết tâm lý mà thường không bàn tâm lý bao
nhiêu hay bàn sai lạc. Bạn có thể đỡ tốn tiền để coi


hàng lô phim hầu học tâm lý bằng cách đọc vài
chương sau đây. Sau hết chúng tôi cũng không nhằm
nhấn mạnh lại sự tối cần của vốn học tâm lý thực
hành. Thiếu nó chúng ta không thể sống sâu sắc,
không thể tự luyện, giáo dục, xử thế và đắc lực được.
d) Viết mấy dòng trên đây chúng tôi không có
ý quảng cáo cho C. Mélinaud. Giá trị ngòi bút của ông
ta trong mấy chương sau đây đủ quảng cáo cho ông
cách hùng biện rồi, không cần gì chúng tôi. Chúng tôi
viết cho bạn ít hàng trên là cố ý chuẩn bị cho bạn đọc
sách có kết quả như ý. Chúng tôi thông dịch y nguyên
văn của tác giả. Chúng tôi chỉ tóm lược đại ý và thêm

vào những kiến thức đơn mọn của mình rồi viết theo
tinh thần tiếng mẹ đẻ. Bạn đừng lấy làm lạ khi gặp
trong đây nhiều ví dụ, nhiều lý thuyết, quy tắc mới về
giáo dục tâm lý mà khi so sánh với nguyên văn bạn
không gặp. Cung hiến bạn quyển sách này chúng tôi
có ý cộng tác với tác giả, tập trung cho bạn nhiều
nguyên tắc tâm lý mang màu sắc Tây phương lẫn
Đông Phương. Nơi đây bạn gặp gỡ chẳng những
Socrate, Aristote, Janet mà cả Khổng, Lão… nữa. Làm
vậy chúng tôi trông cậy giúp bạn đỡ tốn thì giờ tìm đọc
nhiều sách vở. Và nhất là khỏi bị sai lạc theo nhiều


ngòi bút thiên vị, chủ quan.
đ) Khi đọc quyển sách này bạn vui lòng thực
tập những bài chúng tôi gởi bạn sau mỗi chương. Cần
thực tập., học vấn của mình mới bổ ích. Người ta nói
học hành mà! Phải vậy không bạn? Trong một tác
phẩm, quyển “Thuật sống dũng” chúng tôi có nhấn
mạnh vấn đề thi hành luân lý. Trong khoa học nào
người ta chỉ biết thôi còn được, chớ trong “vi nhân
học”, một khoa học cực kỳ khó khăn, người ta chẳng
những phải biết mà phải sống, phải thực hành hiểu
biết của mình nữa: Bí quyết chúng tôi chỉ cho bạn thực
tập đây căn cứ trên phương pháp “tự kỷ ám thị”. Nhờ
sự đọc đi đọc lại nhiều lần, nhồi nhét luôn những điều
chúng tôi cung hiến cho bạn, bạn sẽ ít nhiều thay đổi
được cuộc đời, canh tân nó và đưa đẩy nó đến chỗ
thiện mỹ hơn. Nếu có giáo sư tâm lý học và luân lý
học, thiết tưởng bạn nên cho học trò mình học thuộc

lòng những bài thực tập. Lúc học, có lẽ học viên nghe
khổ. Song sau khi bỏ ghế học trường để bước chân
vào chợ đời họ sẽ cảm quý ơn bạn.
Riêng bạn, bạn học thuộc lòng được càng
hay. Nhưng điều cốt tử là phải đọc chúng thường mỗi
tối hay mỗi sáng càng hay.


e) Bây giờ khởi sự đọc về tâm lý… Song trước
khi dẫn dắt bạn vào cung tương cõi hồn con người, đi
qua nào ý thức, tiềm thức, cảm xúc, trí tuệ, v.v… chúng
tôi muốn bạn có sơ vài khái niệm về định nghĩa tâm lý
học và về những phương pháp khoa học đã được áp
dụng để nghiên cứu tâm lý nhân loại từ đầu đến cuối
trong quyển sách này. Xin bạn hãy lấy bút mực và thẻ
văng ra, rồi… đọc và ghi nốt.
g) Người ta thường định nghĩa tâm lý học là
khoa học nghiên cứu những hiện tượng của tâm thần
như tâm tình, tư tưởng, ước vọng, dục tình… Đó là
định nghĩa cổ điển.
Ngày nay người ta có một định nghĩa mới.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu cách cư xử, hạnh
kiểm, nghĩa là các tác động của con người. Hai định
nghĩa này bổ khuyết cho nhau. Muốn am tường hạnh
kiểm con người cần biết các tâm trạng. Và muốn am
hiểu tâm trạng cần am tường những phản ứng ngoại
tại và xã hội của con người.
h) Cũng như các khoa học hiện tượng khác,
về mặt phương pháp, tâm lý học gồm hai công vụ gốc
rễ là mô tả và diễn nghĩa.



1. Nhà tâm lý học mô tả bằng nhiều phương
cách. Bằng quan sát nội tâm tức là nội quan. Bằng
quan sát khách quan. Người ta cũng dùng phương
pháp thí nghiệm. Việc trắc nghiệm là lợi khí sắc bén
thường dùng để quan sát chu đáo. Nhà tâm lý học
cũng dùng việc quan sát bệnh lý học để tìm hiểu tâm
trạng những bệnh nhân nhất là những kẻ đau thần
kinh hệ, đau óc não…
2. Cho đặng diễn nghĩa người ta nhằm trước
hết phương diện sinh lý. Những cơ quan đại hệ trong
cơ thể như óc não, thần kinh hệ… được đặc biệt
nghiên cứu và vạch rõ tác dụng, ảnh hưởng. Kế đó,
người ta cắt nghĩa những ảnh hưởng của hoàn cảnh
xã hội trên, các tâm trạng. Ngoài việc diễn nghĩa các
ảnh hường trên, nhà tâm lý học đặc biệt tìm hiểu chính
những tác động của tâm thần. Họ tìm hiểu bản chất,
cơ cấu của tình trạng. Nhờ tâm trạng này họ hiểu tâm
trạng kia.. Họ không quên ảnh hưởng của huyết tộc. Vì
đó có phương pháp nghiên cứu những di truyền và các
tập quán đặng truy căn tường tận.
Sau hết đi từ những hiện tượng tâm lý tự
nhiên nhà tâm lý học gặp một lực lượng huyền bí ảnh
hưởng chi phối các tác động tâm thần con người. Lực


lượng ấy họ chỉ nhìn nhận có và nhìn nhận là quan hệ
thôi. Còn việc tìm hiểu bản chất, tác động cách tỉ mỉ thì
thuộc nhà siêu hình học.

i) Tất cả những phương pháp trên đây được
áp dụng trong mấy chương sau này. Điều được chú
trọng bạn đọc những trang tâm lý thực dụng chứ
không phải là những lời bàn gọi là tâm lý học mà kỳ
thiệt chỉ là luận lý học hoặc luân lý học. Lỗi lầm này có
nhiều ngòi bút triết lý đã thường phạm. Họ không mô
tả, diễn nghĩa cho người đọc chính những sự kiện,
hiện tượng tâm lý như chúng xảy ra trong tâm hồn hay
ngoài thân con người, mà họ muốn, khiến chúng phải
như thế này, như thế nọ hay họ nói chúng có thể vầy có
thể khác. Đọc nát óc mà chả biết được bao nhiêu tâm
lý học. Lỗi lầm ấy chúng tôi đã xa tránh. Hy vọng bạn
sẽ dược thỏa mãn với những nghiên cứu chính thực
về tâm lý con người.
k) Bạn sẽ tuần tự tìm hiểu chu đáo những vấn
đề sau đây:
1. Những tác động gồm ý thức, tập quán thụ
động, ý chí.
2. Những xúc động gồm ước vọng, xu hướng,


cảm xúc, thịnh nộ, sợ hãi, nhát gan, dục tình, khoái lạc,
thống khổ.
3. Những sự kiện tinh thần gồm chú ý, tri giác
ngoại giới, ký ức, tưởng tượng, ý tưởng tổng quát,
phán đoán, suy luận, thác ngộ, ngôn ngữ.
Sau hết có một chương dành riêng cho một
vấn đề quan hệ là Nhân cách. Trong đó bạn sẽ nghiên
cứu cách riêng Bản ngã và Tâm tính con người. Nhờ
sự nghiên cứu các tâm trạng trong thấy chương trên và

sự nghiên cứu Nhân cách ở chương này, bạn có một
vốn tâm lý thực nghiệm gọi được là khả quan để sống
đời sâu sắc, bảo đảm cho thành công và hạnh phúc
của đời bạn.

CHƯƠNG
CHƯƠNG
CHƯƠNG
CHƯƠNG
CHƯƠNG
CHƯƠNG
CHƯƠNG
CHƯƠNG
CHƯƠNG
...

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
HÀNH VI VÔ THỨC
TẬP QUÁN THỤ ĐỘNG
Ý CHÍ

ƯỚC VỌNG
KHUYNH HƯỚNG
CẢM XÚC
THỊNH NỘ
SỢ HÃI

Created by AM Word CHM


Created by AM Word2CHM


CHƯƠNG 1. NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

THUẬT TÂM LÝ

I. Ý THỨC
1. Ý thức là gì?
Theo tâm lý học cổ điển, ý thức là sự kiện tâm
lý, là đặc tính chung của các hiện tượng tinh thần.
Song theo tâm lý học hiện đại nó là đặc tính chung của
các hiện tượng tâm lý, là sự cảm hiểu trực tiếp, nhanh
lẹ nhất. Bạn bị phỏng lửa. Tức tốc bạn cảm nhận rằng
bạn “đau”. Đấy, bạn có ý thức về đau rát nơi bạn đây.
Thấy biết sự vật gì là có ý thức rằng sự vật ấy
có hình ảnh trong óc não. Bao nhiêu những hiểu biết
khác sâu rộng hơn về sự vật ấy đều nhờ ý thức làm
trung gian. Ý thức có tính chất đặc biệt là chủ quản.
Chỉ có chủ thể cảm nhận, có ý thức những hình ảnh
hay cảm giác trong mình chớ không ai khác làm thế

được. Bạn nhức đầu. Bạn ý thức rằng bạn đau khổ,
khó chịu. Dầu tôi có thiện cảm với bạn cách mấy cũng
không làm sao ý thức thế bạn nổi nhức đầu.


Bởi vậy mỗi cá nhân, người ta có thể nói là
một vũ trụ đóng kín, bí mật. Trong người bạn xảy ra
bao nhiêu cảm tình, cảm giác, ý tưởng, ý muốn rồi
biến tan đi. Chỉ một mình bạn chứng kiến sự “sinh tử”
của chúng chớ không có ai khác cũng có ý thức được.
Nhiều khi người ta hiểu ý thức là tâm thần hay
tâm hồn. Như bạn nói: “Hiện tượng ấy ở trong ý thức
tôi, hay như chúng tôi nói “Hiện tượng ấy ở ngoài ý
thức bạn”. Ý thức đây hình như có nghĩa là tâm thần.
Song kỳ thiệt ý thức chỉ là tính chất của những sự kiện
tâm lý. Còn tâm thần là cơ quan chứa đựng ý thức.
Ý thức của chúng ta rất tùy thuộc đầu não
chúng ta. Bạn bị chụp thuốc mê để giải phẫu. Bạn
không có ý thức khổ đau của bạn vì đầu não hiểu là
trung tâm thần kinh hệ của bạn bị thuốc mê làm tê liệt
đi. Song không phải vì đó mà ta kết luận một cách vô lý
rằng bộ óc sáng tạo ra ý thức và cũng không phải là
không phán khoa học nếu ta chối rằng ý thức không
cần thiết óc não. Vật này không hẳn là mẹ đẻ của ý
thức nhưng là điều kiện tất yếu để nó nảy sinh. Ý thức
còn tùy thuộc một phần ở trạng thái đối nghịch của
những sự kiện tâm lý.. Tay của bạn vừa buông quyển
sách ra, đụng vật gì ở gần đó, bạn liền có ý thức ngay



rằng mình đang đá động một vật khác hơn là quyển
sách. Tại sao bạn biết không? Có lạ gì. Lúc bạn cầm
quyển sách ban đầu thì có ý thức. Song cầm lâu bạn
làm một việc liên tục, đều đều bất biến không đối
nghịch gì. Đến khi bỏ sách, rờ chạm vật khác, bạn đổi
việc làm trên. Sự thay đổi ấy khích giục bạn có ý thức,
nhưng không phải nó đẻ ra ý thức.
2. Ý thức mà chúng tôi bàn cùng bạn nãy giờ
có hai thể cách mà bạn cần phân biệt. Tức ý thức đơn
thuần cũng gọi là tự phát và ý thức hồi cố. “Ý thức đơn
thuần” là ý thức bạn cùng chúng tôi bàn luận trên. Còn
“ý thức hồi cố” là sự chú ý sự tập trung tinh thần để
nhận thức những hiện tượng tâm lý. Sự chú ý này
chúng ta ít làm, mà làm thường việc ý thức đơn thuần,
làm như cái máy và không cần tưởng đến.
II. TIỀM THỨC
1. Tiềm thức là gì?
– Vừa biết được ý thức chắc trong óc bạn
đâm ra câu hỏi: “Còn tiềm thức là gì? Thưa bạn, trong
hai ba thế kỷ trước, người ta cãi nhau để tìm coi có
tiềm thức không. Song từ đầu thế kỷ XVIII, từ ngày
Leibnitz đầu tiên chứng giải sự hiện hữu của tiềm thức


đến giờ, vấn đề cơ hồ như không còn ai băn khoăn
bàn cãi nữa. Người ta đã công nhận có một địa hạt
sâu kín trong vùng tâm lý của con người là Tiềm–thức.
Bạn nên biết nó. Các hiện tượng xảy ra trong
bạn hay xung quanh bạn, bạn thực hiện nhận với
nhiều trình độ khác nhau. Có hiện tượng rõ rệt, ý thức

chú ý, kỹ lưỡng, có hiện tượng bạn ý thức ít rõ rệt hơn,
mơ màng, hơi hơi vậy. Vài ví dụ đây giúp bạn rõ điều
chúng tôi nói. Bạn nghe một bài thơ hay. Chúng tôi nói
bạn có ý thức rõ rệt, ý thức chú ý về việc bạn cảm hiểu
hay. Bạn ý thức ý tưởng, tâm tình, âm điệu và các câu,
các vế của bài thơ.
Bạn đi qua lại nói chuyện chơi với bè bạn,
gặp miếng chai bể bạn tránh chân mình qua một bên.
Viết bài chính tả, bạn tránh lỗi. Chúng tôi nói bạn có ý
thức chú ý về những việc làm này. Tránh miếng chai
hay tránh lỗi không phải bạn không hay biết không ý
thức song ý thức không nhiều, không rõ rệt. Phải vậy
không bạn! Rồi ví dụ này nữa. Trên bàn giấy bạn có
đồng hồ đánh thức. Nó đi nghe ức tắc. Bạn ngồi viết cả
nửa giờ mà không nghe tiếng ức tắc này. Phải vậy
không? Tại sao thế? Tại vì bạn quá chăm chỉ việc của
mình. Những tiếng “ức tắc” vẫn có, vẫn dội vào tai bạn,


song bạn ý thức rất ít, rất kém. Nhưng sự vô thức nhất
thời hay ý thức không chú ý ấy sẽ thành ý thức rõ rệt
nếu bạn dùng ý chí gom tinh thần chú ý để nghe lắng
nghe.
Có những hiện tượng nữa mà bạn cố gắng
chú ý nhiều song rất khó ý thức. Bạn hãy đọc ví dụ này
của Leibnitz. Ông nói chúng ta dù cố gắng ý thức thế
nào cũng khó ý thức được việc nghe từng tiếng sóng
rền khi biển gào thét. Song dù ta không nghe, từng đợt
sóng vẫn động nhẹ và riêng biệt. Nếu không vậy thì
không có hiện tượng biển ba đào gào thét và các số

không cộng lại sẽ là mấy đó… chớ không phải vẫn số
không.
Hồi đó giờ, bạn học, bạn quan sát… bạn có
biết bao nhiêu kiến thức. Bạn bây giờ đâu có ý thức
chúng từng cái riêng biệt. Dù vậy chúng vẫn có trong
tâm não bạn. Nếu không vậy thì sao bạn biết được?
Xin bạn tự trả lời. Do ví dụ trí nhớ này, bạn có thể phân
biệt ý nghĩa riêng của mấy tiếng Tiềm thức và Vô thức.
Tiềm thức là những hình ảnh, tư tưởng tâm tình, v.v…
không lộ dạng, bạn không nhận thức song vẫn hiện
diện dưới ý thức của bạn, chực hờ ảnh hưởng, chi
phối ý thức bạn. Nhờ nó khi bạn nhớ mài mại vật gì,


người nào bỗng nhiên nhớ rõ được. Còn vô thức là
những kỷ niệm tâm tình, ý tưởng, v.v… chìm lặng trong
ta, nằm yên, không hiện diện trong đầu óc ta, chúng ta
không nhận thức nó được. Bạn có thể nói Vô thức là
cái gì không ý thức. Tiếng ấy chỉ có một ý nghĩa hoàn
toàn tiêu cực thôi, cũng như ý thức là cái gì mà bạn
nhận biết, có một ý nghĩa tích cực.
2. Trong mấy trang sau, bạn sẽ thấy chúng tôi
đề cập nhiều đến vấn đề vô thức. Bạn sẽ thấy nói về
cảm giác, cảm tình, ý tưởng, hình ảnh, luân lý, ước
vọng vô thức. Việc phân loại từ chi tiết những sự kiện
vô thức rất phức tạp mà không cần. Bạn chỉ nên biết có
hai hạng loại vô thức cột trụ là: a) Vô thức bình thường
và bị Vô thức bệnh hoạn.
A. Những sự kiện vô thức bình thường
1. Tập quán

– Bạn đọc bài, đi, viết, đánh đờn. Bạn làm
những việc này ban đầu với ý thức rõ rệt, với chú ý
song rồi theo thời gian bạn làm quen, bạn có tập
quán, thực hành chúng cách vô thức, gần như máy.
Thế là tập quán biến những tác động ý thức thành
những tác động vô thức mà bạn không hay dè.


×