Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ grim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.81 KB, 82 trang )

hướng dẫn đọc toàn văn báo cáo KQNC

!
!

Bạn muốn đọc nhanh
những thông tin cần thiết ?
Hy đọc qua Mục lục bên tay trái bạn trước khi
đọc báo cáo ( với Acrobat 4.0 trở lên, cho trỏ chuột vào
mỗi đề mục để đọc toàn bộ dòng bị che khuất )

! Chọn đề mục muốn đọc và nháy chuột vào đó
!
!

Bạn muốn phóng to hay thu nhỏ
trang báo cáo trên màn hình ?
Chọn, nháy chuột vào 1 trong 3 kích th
thưước
có sẵn trên thanh Menu

, hoặc

! Mở View trên thanh Menu, Chọn Zoom to
! Chọn tỷ lệ có sẵn trong hộp kích th
thưước
muốn,, Nhấn OK
hoặc tự điền tỷ lệ theo ý muốn

Chúc bạn hài lòng
với những thông tin đđưược cung cấp




Lêi c¶m ¬n
Xin chân thành cảm ơn trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện
thuận lợi để em học tập và nghiên cứu. Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
sư phạm Tiểu học – Mầm non đã trang bị những kiến thức về lý luận dạy
học nói chung và các phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học nói riêng để em
có điều kiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn cô giáo ThS. Trần Thị Mỹ Hồng đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp các thông tin, tài liệu để em hoàn thành khóa
luận.
Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,
động viên em trong thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Thị Tố Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Tố Nga


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
4.1. Phương pháp khảo sát - thống kê ................................................................. 4
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp ............................................................... 4
4.3. Phương pháp so sánh ................................................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 5
NỘI DUNG ........................................................................................................ 6
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ
TRUYỆN CỔ GRIM.......................................................................................... 6
1.1. Nhân vật văn học ......................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 6
1.1.2. Phân loại nhân vật .................................................................................. 10
1.1.3. Vai trò của nhân vật trong các tác phẩm văn học .................................... 13
1.2. Truyện cổ Grim ......................................................................................... 15
1.2.1. Tác giả.................................................................................................... 15
1.2.2 Tác phẩm ................................................................................................. 17
1.2.2.1. Hoàn cảnh sáng tác .............................................................................. 17
1.2.2.2. Nội dung Truyện cổ Grim.................................................................... 20
CHƯƠNG II: CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM .......... 25
2.1. Nhân vật loài vật ....................................................................................... 25
2.2. Nhân vật đồ vật – cây cối .......................................................................... 30
2.2.1. Nhân vật đồ vật ...................................................................................... 31


2.2.2. Nhân vật cây cối ..................................................................................... 32
2.3. Nhân vật con người ................................................................................... 34

2.4. Nhân vật thần thánh – lực lượng siêu nhiên ............................................ 43
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM ................................................................ 48
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật..................................................... 48
3.2. Hành động nhân vật ................................................................................ 51
3.3. Ngôn ngữ nhân vật .................................................................................... 56
3.3.1. Khái niệm ngôn ngữ nhân vật ................................................................. 56
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua đối thoại .......................................... 58
3.3.3. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua độc thoại nội tâm ............................ 65
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 72
PHỤ LỤC
BẢNG KHẢO SÁT NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tuổi thơ của chúng ta có lẽ ai cũng từng đọc, từng nghe những câu chuyện
cổ tích như Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cô bé lọ lem, Nàng công chúa ngủ
trong rừng... Những câu chuyện ấy đã để lại trong mỗi kí ức tuổi thơ thật đẹp đẽ,
thánh thiện và lãng mạn, cho chúng ta những hoài bão về một thế giới biết bao
điều kì diệu, huyền bí. Trong tiềm thức xa xưa của những đứa trẻ ước ao mình
sẽ trở thành những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử khôi ngô.
Những câu chuyện cổ tích ấy nuôi ta lớn theo từng ngày. Hạnh phúc khi được
nằm trong nôi nghe những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ và trong đó có
những câu chuyện cổ Grim.
Hai anh em Grim bắt đầu sưu tầm truyện kể dân gian từ khoảng năm 1807,
khi nhu cầu tìm hiểu truyện dân gian ở Đức bắt đầu phát triển. Từ năm 1810, hai
người bắt đầu sưu tập bản thảo, những câu chuyện này được anh em Grim ghi
lại bằng cách mời những người kể chuyện dân gian đến nhà và ghi chép lại

những gì họ kể. Trong số những người kể chuyện này không chỉ có những người
nông dân mà còn có những người thuộc tầng lớp trung lưu và học giả, những
người sở hữu những câu chuyện nghe được từ người thân của họ.
Truyện cổ Grim từ rất lâu rồi đã in sâu vào tâm hồn trẻ thơ và tâm trí độc
giả nhỏ tuổi không chỉ ở Đức mà còn lan rộng trong tâm hồn tuổi thơ những bạn
nhỏ trên khắp mọi miền các dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta.
Có biết bao thế hệ độc giả nhỏ đã mê đọc và chẳng ai có thể quên được những
nàng công chúa chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng như Cô bé lọ lem, Nàng Bạch
tuyết, Cô bé chăn ngỗng, Nàng lida…hay những nhân vật rất thông minh, rất
đáng yêu như chú mèo (Chú mèo đi hia), bảy chú dê con (Chó sói và bảy chú dê
con)… hay đôi khi nó chỉ là những vật vô tri vô giác bình thường mũi quay, thoi
và kim, ngọn đèn xanh…những nhân vật này đã để lại những ấn tượng sâu sắc
trong lòng độc giả.
Truyện cổ Grim được các bạn nhỏ coi như là kho báu, càng đọc truyện các
em như được đi sâu hơn vào một thế giới cổ tích kì diệu. Vì thế mà đã có nhiều
1


tạp chí đề cập đến truyện cổ Grim, tuy nhiên chỉ nói về tác giả hay nhắc tên một
tác phẩm chứ chưa đề cập đến nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật.
Nghiên cứu “nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ Grim” giúp
người viết hiểu rõ hơn về nhân vật, từ đó vận dụng vào quá trình học tập cũng
như dạy học của bản thân sau này một cách hiệu quả. Đồng thời nó còn giúp
tôihiểu sâu sắc về truyện cổ về cuộc sống và con người trong xã hội xưa. Hơn
thế nữa nghiên cứu còn cho tôi thấy rõ giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật
mà anh em Grim đã đóng góp cho văn học Đức nói riêng và kho tàng truyện cổ
nói chung. Là một giáo viên Tiểu học trong tương lai, nhiệm vụ không chỉ cung
cấp kiến thức cho các em mà bằng cách nào đó phải giúp các em hoàn thiện
nhân cách. Các bài học rút ra từ truyện cổ Grim là những công cụ sắc bén đối
với tuổi thơ. Hiểu được những giá trị đích thực từ truyện cổ đặc biệt là nghệ

thuật xây dựng nhân vật rất đặc sắc giúp chúng tôi có cái nhìn đa dạng hơn về
những điều mà tác giả muốn phản ánh, muốn quan tâm. Từ đó làm cơ sở vững
chắc cho công tác giáo dục trẻ phát triển mọi mặt.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong truyện cổ Grim” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tác phẩm
văn học là vấn đề lí luận được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay đã
có nhiều công trình, bài viết về nhân vật, cách xây dựng nhân vật văn học. Đầu
tiên có thể kể đến công trình “Lý luận văn học” của Hà Minh Đức. Trong công
trình, tác giả đề cập đến những yếu tố nghệ thuật tạo thành một tác phẩm văn
học chỉnh thể, trong đó có yếu tố nhân vật nghệ thuật. Tác giả cho rằng: “văn
học không thể thiếu nhân vật vì đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát
hiện thực một cách hình tượng”. Công trình đã cho chúng ta nhìn nhận đúng về
nhân vật văn học. Đây cũng là cơ sở cho chúng tôi xác định rõ vai trò nhân vật
trong truyện. Thứ hai, có thể kể đến “Văn học” giáo trình đào tạo giáo viên tiểu
học. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử có bàn đến thi pháp nhân vật. Tác giả cho
rằng, nhân vật văn học là hình thức thể hiện con người trong văn học, có cấu
2


trúc riêng với những yếu tố hợp thành nó. Đó là yếu tố chân dung - ngoại hình,
là hành động - việc làm cũng như ngôn ngữ nhân vật. Đồng thời tác giả cũng
cho rằng “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nhà văn xây dựng
bằng chính tài nghệ của mình”. Đây cũng là cơ sở cho chúng tôi có hướng nhìn
đúng đắn về nhân vật trong các tác phẩm truyện trong chương trình Tiểu học.
Cũng phải nhắc đến Đào Duy Hiệp trong bài báo Nghiên cứu truyện cổ
Grim từ lí thuyết đến hiện đại (đăng trên tạp chí nghiên cứu văn học số 3 năm
2011), giúp ta thấy được cấu trúc truyện cổ Grim và cũng trên tạp chí ấy tác giả
đã chọn truyện “Chim ưng thần” để phân tích và làm rõ các lớp cấu trúc của

chuyện.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Trang trong bài viết Nét đặc sắc về nghệ thuật
truyện cổ Grim giúp ta thấy được những nét độc đáo về nghệ thuật mà tác giả đã
sử dụng. Tuy nhiên những bài viết về truyện cổ Grim người ta chỉ chú trọng về
nội dung, nghệ thuật hay giá trị của truyện chứ chưa đi sâu về phương diện nghệ
thuật xây dựng nhân vật.
Có thể nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu về nhân vật, nghệ thuật
xây dựng nhân vật chúng tôi đã đề cập ở trên nhưng chủ yếu tìm hiểu về nhân
vật trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam. Nghiên cứu “nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong truyện cổ Grim” không phải là mục đích của những công trình
trên. Qua việc tìm hiểu những công trình đó giúp đề tài có cái nhìn nhận về nhân
vật trong các tác phẩm văn học nước ngoài. Mỗi nghiên cứu đều là nguồn tài
liệu tham khảo quan trọng để giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ Grim.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát tập truyện Truyện cổ Grim - Hữu Ngọc (dịch) - Nhà
xuất bản Phương Đông, năm 2008.

3


4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi có kết hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp khảo sát - th ố ng kê
Dùng để khảo sát và thống kê các tác phẩm trong truyện cổ Grim. Từ đó
xác định tầm quan trọng và vị trí của từng kiểu nhân vật trong truyện.
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích các loại nhân vật trong các tác phẩm truyện của Grim để thấy
được đặc điểm các nhân vật từ đó tổng hợp, khái quát và đưa ra kết luận chung
về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
4.3. Phương pháp so sánh
Để tìm thấy điểm chung và điểm khác biệt giữa nét đặc sắc nghệ thuật xây
dựng hệ thống các nhân vật trong các tác phẩm văn học với nghệ thuật xây dựng
hệ thống các nhân vật trong tác phẩm truyện. Từ đó, đưa ra cái nhìn về nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm truyện rõ nét hơn với học sinh Tiểu học.
Tất cả những phương pháp trên đều phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm rút
ra những ý cơ bản nhất liên quan đến đề tài. Trên cơ sở những kiến thức về tâm
lí học, giáo dục học và những quan điểm, chuẩn mực, quy phạm đạo đức của xã
hội. Những tác phẩm văn học, lí luận và văn học đại cương, lí luận đến đặc điểm
ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ…của các nhân vật.
5. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các
tác phẩm truyện cổ Grim, từ đó phân loại, làm rõ các vấn đề về đặc điểm, nét
đặc sắc trong xây dựng các kiểu nhân vật. Những nhân vật ấy bắt nguồn từ cuộc
sống và chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đề tài còn góp thêm tiếng nói mới
vào vấn đề nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học và nhân vật trong
truyện nói riêng. Ngoài ra, đề tài cũng làm nổi bật được vai trò của các tác phẩm
truyện nước ngoài vào giáo dục học sinh Tiểu học nhằm phát triển nhân cách
cho trẻ, bồi dưỡng, thắp sáng ước mơ trong tâm hồn trẻ thơ.

4


- Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập,
nghiên cứu, giúp cho các giáo viên Tiểu học vận dụng vào giảng dạy.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa

luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về nhân vật văn học và truyện cổ Grim
Chương 2: Các loại nhân vật trong truyện cổ Grim
Chương 3: Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ
Grim

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT
VĂN HỌC VÀ TRUYỆN CỔ GRIM
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm
Trong mỗi tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là
phương tiện cơ bản đế nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng.
Nhà văn sáng tạo nhân vật để thế hiện nhận thức của mình về một cá nhân,
một loại người về những vấn đề của cuộc sống.
Nhà văn hào người Đức W.Goethe có nói: “Con người là điều thú vị
nhất đối với con người và con người cũng chỉ hứng thú với con người”. Do
đó con người là nội dung quan trọng nhất của văn học. Đọc bất cứ văn bản
nào trước hết người đọc đều bắt gặp những con người được miêu tả, trần
thuật cụ thể và đó chính là nhân vật văn học.”
“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con
người một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật
ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các
loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con
người.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không
đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với

những nét rất gần với nguyên mẫu có thật, có những dấu hiệu để nhận biết tên
gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng…Thông
thường đó là những cái tên như Trương Phi, Chí Phèo, chị Sứ…Những dấu hiệu
đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của
nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó.Việc giới thiệu Thúy
Vân, Thúy Kiều khác nhau cũng báo trước về số phận của mỗi người sau này.
Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật
văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời
vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong các tác phẩm
6


bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của
nhà văn nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn
học thì không thể thiếu nhân vật văn học.
Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là
khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết,
những ao ước và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo về nhân vật là để thể
hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách
khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các
quan niệm về chúng.
Tính cách trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất là sự thể hiện các phẩm chất
xã hội lịch sử con người qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất sinh lí
của họ. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung xã
hội lịch sử. Nhưng người ta chỉ gọi là tính cách những người mà sự thống nhất
kia biểu hiện một cách nổi bật phẩm chất xã hội lịch sử của nó. Tính cách ấy là
hiện tượng nổi bật của đời sống con người. Trong Nghệ thuật thi ca, Arixtot
viết: “Tôi hiểu tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một cái tên
nào đó. Nhân vật sẽ là có tính cách, nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một
khuynh hướng ý chí nào đó, bất kể nó tốt xấu thế nào”. Trong các tính cách bao

giờ cũng cần tìm thấy một tính tất yếu hay một tính khả nhiên, mà theo đó, một
ai đó nói hoặc làm gì, hoặc việc gì đó xảy ra với họ đều tuân theo tính tất nhiên,
khả nhiên đó. Trong các ý kiến đó, ta thấy tính cách được hiểu như là đặc điểm
nhân vật. Đó là nhận thức chung nhất về tính cách như là nội dung của mọi nhân
vật văn học. Tính cách đó được thể hiện trong toàn bộ sự miêu tả nhân vật,
nhưng trước hết là trong các công thức và dấu hiệu đặc điểm nhận biết mà ta đã
nói ở trên.
Tuy nhiên, tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện
thực khách quan. Do đó chức năng của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử.
Trong thời đại cổ xưa, khi nhiệm vụ của xã hội con người là chinh phục thiên
nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc, chống ngoại xâm thì các nhân
vật thần thoại như Nữ Oa, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hoặc các nhân vật anh
7


hùng mang tầm cỡ địa phương hay quốc gia. Ứng với xã hội phân hóa giai cấp
trên cơ sở chế độ tư hữu, nhân vật văn học lại khái quát các tính cách đối kháng
về mặt phẩm chất. Đó là các nhân vật cổ tích với các tính cách kẻ giàu, người
nghèo, người ác, người thiện có ý nghĩa xác định những chuẩn mực giá trị trong
quan hệ xã hội giữa người với người.
Nhân vật Phoonclo nói chung do đặc điểm truyền miệng thường mang nội
dung tính cách cô đọng, đơn giản mặc dù có giá trị khái quá cao và bền vững.
Nhân vật văn học viết ngay từ đầu có khả năng khái quát tính cách đày đăn,
nhiều mặt, chi tiết. Chẳng hạn nhân vật anh hùng ca của Hoome. Theo Heeghen,
Asin trong Iliat đã khái quát một tính cách đa dạng, nhiều mặt: yêu mẹ Teetit,
khóc thương cho số phận cô Bredeit khi nàng bị cướp, dám nổi giận chống
Agamemnông khi danh dự bị xúc phạm. Asin vui tươi, dũng cảm, thương bạn
đồng thời cũng rất nóng nảy, hung hăng, tàn bạo với kẻ thù. Heeghen cho rằng
có thể nói đólà một con người và mỗi nhân vật loại đó là một thế giới riêng biệt,
sinh động. Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa sâu xa

sẽ là những nhân vật điển hình.
Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách. Vì mỗi tính
cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn là người dẫn dắt ta
vào một thế giới đời sống. Nhân vật là công cụ, cho nên việc tìm ra nhân vật
mới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới.
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con
người, nó chỉ có được xây dựng dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật
văn học chủ yếu có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học
là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn,
một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung về
nhân vật văn học có thể về ho phép nêu lên những hiện tượng văn học như văn
học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX ), văn học về “thế hệ vứt đi”
(ở Mĩ thế kỉ XX).
Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Khái niệm
nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một bộ phận
8


con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Chẳng hạn có thể nói nói nhân dân là nhân vật chính trong “Đất nước đứng lên”
của Nguyên Ngọc.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng, nhân vật trong tác
phẩm văn học chính là con người hoặc con vật, các loài cây, các sinh thể hoang
đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa
con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm
mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người.
Nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống
một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống,
nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương
phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước

lệ không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học
nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong
các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan
với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiện miêu tả, mà
suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Mị, Tràng, Thúy Kiều,
Thúy Vân…) có thể là những người không tên (như người vợ nhặt, người đàn bà
hàng chài…) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một nhân vật xưng
tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại như mình - ta trong ca dao…).
Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhâ vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm
chỉ một hiện tượng nào đó nổi bật trong tác phẩm. Chẳng hạn người ta nói đến
nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của
L.Tônxtôi, chiếc quan tài trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công
Hoan. Nhà văn Tô Hoài nhận xét: “Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của
Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài.
Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án
tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc”. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một
thứ nhân vật.
9


Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ
thuật khác. Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì
vậy, nó đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại
một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. Đọc một tác
phẩm văn học cái đọng lại sâu săc nhất trong tâm hồn độc giả là những số phận,
tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy
Tô Hoài đã nhận định rằng: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết
thảy trong mọi sáng tác”.
Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Đọc tác phẩm,

cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện nhân vật.
1.1.2. Phân loại nhân vật
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được
xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là sáng tạo độc đáo, không
lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả…
có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác
nhau. Để hiểu được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân
loại ở nhiều góc độ khác nhau.
1.1.2.1. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật
Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật
phản diện (nhân vật tiêu cực).
Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong
xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với
những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp,
một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống...có
thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng
với nhân vật lí tưởng hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn
toàn theo chủ quan của nhà văn. Ở đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của
sự thể hiện.
Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái
ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án.
10


Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần
thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản
diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây
dựng thành hai tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân
vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện

thì hoàn toàn ngược lại.
Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện,
đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng
hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất
thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể
đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu...Những nhân vật như
Chí Phèo, Thị Nở... là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là
phẩm chất duy nhất của nhân vật. Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong
bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường
lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc. Chính vì vậy, ở đây sự
phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào
loại nào để nghiên cứu cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời
phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai
đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn
Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ
có một phẩm chất chính diện hoặc phản diện.
1.1.2.2. Xét từ góc độ kết cấu (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong
tác phẩm).
Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành
các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và
triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ
ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật
chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong
11


tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm
mĩ.
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và

những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật
chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi
là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật
trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ:A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện
Kiều của Nguyễn Du...
Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những
nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so
với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện
chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng
không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các
nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân
vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh.
1.1.2.3. Xét từ góc độ thể loại
Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân
vật kịch.
1.1.2.4. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả
Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình.
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm.
Ởđây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành
động...cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét.
Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như
một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn
vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật.
Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa
cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể...Nói một cách nghiêm ngặt,
thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.
12



Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm
khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng hạn, khái niệm nhân
vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con người
trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện
đại chủ nghĩa ở phương Tây.
Người ta đã đưa ra nhiều tiêu chí để phân loại và với mỗi tiêu chí ấy thấy
xuất hiện một loạt danh sách loại nhân vật khác nhau. Ở trên đây mới chỉ là một
số loại cơ bản, thường gặp. Điều cần nói là mọi sự phân loại chỉ có tính chất
tương đối, bởi thực tiễn sáng tác cực kì phong phú, loại nhân vật này có thể bao
hàm một số yếu tố của nhân vật kia. Không có gì khó hiểu khi ta thấy một nhân
vật cụ thể nào đó có mặt trong nhiều “danh sách” khác nhau. Cũng rất phổ biến
là hiện tượng trong cùng một tác phẩm thấy xuất hiện nhiều nhân vật mang
những đặc điểm loại hình không giống nhau. Toàn bộ thực tế ấy đòi hỏi việc
nghiên cứu nhân vật phải tránh sự cứng nhắc mà trong đó việc tuân thủ một số
nguyên tắc không loại trừ việc phối hợp nhiều góc độ nhìn để nhận ra bản chất
đích thực, sống động của đối tượng. Việc định giá giá trị thẩm mĩ của hình
tượng nhân vật không chấp nhận thái độ thiên kiến. Loại nhân vật nào cũng có
vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng của nó. Ở đề tài này, chúng tôi tạm chia nhân vật
thành một số tiểu loại như sau:
Nhân vật loài vật
Nhân vật đồ vật – cây cối
Nhân vật con người
Nhân vật thần thánh – lực lượng siêu nhiên
1.1.3. Vai trò của nhân vật trong các tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật văn học. Bởi nhân vật là linh
hồn của tác phẩm, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực. Nhà
văn sáng tạo ra văn học là để thể hiện nhận thức về con người cũng như quy luật
của cuộc sống. Một tác phẩm văn học được đánh giá là có giá trị, có chiều sâu,
có cuộc sống lâu bền khi tác phẩm ấy khắc họa rõ nét, chân thực và sinh động
hình tượng nhân vật. Có lẽ vì vậy mà người đọc không thể quên hình ảnh của

13


một nàng Kiều, một chị Dậu, một Chí Phèo…Họ là những điển hình bất hủ của
văn học.
Nhân vật văn học là chủ thể phản ánh của tác phẩm văn học. Nhân vật văn
học được xem là linh hồn của tác giả gửi gắm trong đó những ý tưởng để truyền
đạt bức thông điệp vui, buồn, mãn nguyện, bất lực, giả tạo…để nói lên lăng kính
của tác giả với đời thường. Nhân vật văn học có vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội và là chủ thể nhận thức của tác giả đưa đến cho người đọc những
cảm nhận nhận thức lí tính và mang tính hình tượng cao. Trong bất cứ một tác
phẩm văn học nào cũng đi với nó ít nhất một nhân vật để tác giả phản ánh đời
sống, gửi gắm bức thông điệp mang tính xã hội vào trong cuộc sống để mỗi
người có những điều chỉnh về nhận thức của mỗi cá thể trong cộng đồng. Nhân
vật Dế Mèn phiêu lưu kí là một ví dụ, nó đại diện cho lớp thanh niên đầy sức
sống, có lí tưởng cao đẹp, luôn hướng đến một cuộc sống phóng khoáng, công
bằng, luôn đấu tranh bảo vệ kẻ yếu và bài trừ cái xấu.
Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là
khái quát quy luật cuộc sống con người, những suy nghĩ, ước ao, kì vọng của
con người cho nên nhà văn xây dựng nhân vật là thể hiện những cá nhân nhất
định và quan niệm đánh giá về cá nhân đó. Nhân vật là phương tiện khái quát
tính cách số phận con người (tính cách nhân vật là một hiện tượng xã hội lịch sử
xuất hiện trong một hiện thực khách quan) qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với
đời sống xã hội.
Nhân vật là quan niệm tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Nhân vật không
phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đời mà còn phải đặt
trong mối quan hệ tình huống truyện và ý nghĩ của nhà văn. Khi xây dựng nhân
vật, nhà văn luôn gắn liền nó với những vấn đề muốn đề cập đến trong tác phẩm.
Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính
cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn

mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn khi nhắc đến một nhân vật người ta
thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân
phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn
14


đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu
tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí…Trong “Chí Phèo” của Nam Cao,
nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân
trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ
tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước
mơ tốt đẹp của con người.
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống
và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả
nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần
thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy,
không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân
tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ hơn
về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng
Núp trong Đất nước đứng lên, chị Sứ trong Hòn Đất…) nhưng cũng cần luôn
luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với
ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc
sống. Betong Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không
phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là những hình
tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”.
Nói tóm lại, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học.
Tất cả tinh thần, tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm đều được thể hiện
qua hệ thống nhân vật. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu và làm nên
thành công của tác phẩm.
1.2. Truyện cổ Grim

1.2.1. Tác giả
Jacob Ludwig Karl Grim (1785 – 1863) và Wilhelm Karl Grim (1786 –
1859) là hai anh em người Đức. Họ đều là những nhà ngôn ngữ học và nghiên
cứu văn học dân gian thế kỉ XIX.
Người anh Jacob Ludwig Karl Grim sinh ngày 04 tháng 01 năm 1785 còn
người em trai Wilhelm Karl Grim sinh ngày 24 tháng 02 năm 1786 tại Hanau,
15


một thành phố nhỏ thuộc bang Hessen, gần thành phố Frankfurt am Main ở Đức.
Họ là hai trong số 9 người con của ông Philipp Wilhelm Grim. Năm Jacob lên
11 tuổi thì ông Philipp qua đời, cả gia đình phải chuyển từ vùng làng quê yên
bình lên một căn hộ chật hẹp ở thành phố. Hai năm sau gia đình Grim lại càng
lâm vào cảnh khốn khó sau cái chết của ông Philipp Wilhelm Grim. Theo một số
nhà tâm lý học hiện đại, hoàn cảnh sống này đã ảnh hưởng tới những câu truyện
cổ tích của anh em Grim, trong đó người cha thường được lý tưởng hóa và bỏ
qua mọi lỗi lầm, người có quyền lực cao hơn cả lại là các bà mẹ kế độc ác, tiêu
biểu là bà hoàng hậu, mẹ kế của Nàng Bạch Tuyết hay bà mẹ kế của Cô bé lọ
lem.
Trong lịch sử văn học, hiếm có trường hợp như anh em Grim, cả hai người
đều có những sở thích chung, những khuynh hướng chung, cả về chính kiến, gắn
bó với nhau vì những hoài bão và sự nghiệp chung. Hai anh em mồ côi sớm,
thời thanh niên của họ khó khăn. Họ đều học luật rồi cùng theo con đường
nghiên cứu ngôn ngữ, văn học, dạy học. Hai anh em Grim theo học phổ thông
Gymnasium Friedrichs ở Kassel, sau đó cả hai cùng theo học luật tại Đại học
Marburg. Khi Jacob và Wilhelm bước sang tuổi 20, hai anh em bắt đầu nghiên
cứu ngôn ngữ học mà thành quả lớn nhất sau này là Luật Grim trong ngành ngôn
ngữ do hai người phát triển. Mặc dù việc nghiên cứu ngôn ngữ là công việc
chính của anh em nhà Grim, họ lại được biết tới rộng rãi hơn nhờ những câu
chuyện cổ tíchvà dân gian được hai người sưu tập và kể lại theo cách của họ.

Họ thường được xếp vào trường phái lãng mạn Đức Hai-đơn-bec
(Heidelberg). Họ tránh được nhiều điểm tiêu cực của trào lưu lãng mạn Đức và
tiếp thu được nhiều điểm tích cực của nó, đề cao tinh thần dân tộc, khai thác vốn
cổ, trở về với nhân dân, chuẩn bị tư tưởng cho nhân dân bước vào cuộc chiến
tranh giải phóng chống quân xâm lược Pháp của Hoàng đế Na-pô-lê-ông I. Hai
anh em Grim nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ Đức thời cổ đại và Trung cổ. Năm
1837, Ja-cốp viết xong cuốn Ngữ pháp Đức (1819-1837). Hai anh em bắt tay
vào soạn Bộ từ điển Đức là đỉnh cao sự nghiệp ngôn ngữ học của họ. Năm 1851,
bộ sách ra được đến tập 4. Mỗi từ được nghiên cứu tỉ mỉ, từ nguồn gốc qua quá
16


trình phát triển, hình thức áp dụng. Ja-cốp và Vin-hem đã sáng tạo ra khoa ngữ
văn Đức. Hai anh em, nhất là em còn mất nhiều công phu sưu tầm truyền thuyết
và truyện cổ dân gian và truyện cổ tích Đức (Anh hùng ca cổ Đức-1829).
Ngoài hoạt động nghiên cứu sáng tác, anh em Grim còn nêu một tấm
gương anh dũng của những người tri thức lương thiện. Năm 1837, họ cùng năm
vị giáo sư khác có tên tuổi ở trường Đại học Gơt-tin-gơn (Goettingen) ra một
bản tuyên bố phản đối vua xứ Han-nô-vơ (Hannover) xé bỏ hiến pháp. Cả bảy
người bị trục xuất, anh em Grim đi Bec-lin dạy đại học và trở thành viện sĩ Viện
Hàn lâm khoa học.
1.2.2. Tác phẩm
1.2.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Đầu thế kỷ XIX là thời kỳ văn học lãng mạn Đức. Chủ nghĩa lãng mạn Đức
không kế thừa và phát huy được các truyền thống nhân đạo của thời kỳ Khai
sáng, nó trốn tránh thực tại tìm về với cuộc sống tinh thần của thời trung cổ bằng
việc sưu tầm truyện cổ dân gian, dân ca… Cũng xuất phát từ nguyên nhân đó
anh em nhà Grim đã bắt đầu sưu tầm truyện cổ dân gian.
Thực ra, sự nghiệp của anh em Grim lúc đầu cũng chưa có gì đáng kể. Họ
cùng với Brentano sưu tầm nghiên cứu truyền thống Nibelung và Dieterich.

Brentano sưu tầm truyện cổ tích Đức và có ý định sẽ cho xuất bản truyện cổ tích
vào năm 1809 nhưng kế hoạch ấy bị bỏ. Từ công việc sưu tầm truyện cổ tích
Đức ông lại chuyển hướng sang sáng tác truyện nhái theo lối truyện cổ tích.
Ngược lại, anh em Grim từ chỗ sưu tầm truyện cổ tích lúc đầu chỉ là nguồn vui
trong lúc nhàn rỗi lại trở thành một công việc nghiêm túc đi cùng với hai ông
trong suốt cuộc đời.
Jacob Grim đã đưa nguyên tắc khoa học của một nhà nghiên cứu trong việc
xuất bản cuốn sách (nghe được như thế nào để nguyên như vậy cho in) rồi anh
em cứ tưởng người đọc cũng hiểu những truyện cổ tích ấy như mình hiểu nó.
Brentano không hài lòng với văn phong của tập sách, ông viết thơ cho
Arnim.“Kể ra tập sách có nhiều truyện thật nhưng tôi không được vui như tôi
mường tượng. Vì quá trung thành với lời nghe kể nên tôi thấy những truyện cổ
17


tích ấy sao nó rời rạc không được trau chu ố t. Cũng vì vậy mà có những truyện
trở nên buồn tẻ, mặc dù những truyện ấy ngắn. Tại sao những truyện đó không
thể kể hay hơn được. Về thể loại mà nói thì nó là một thể loại hoàn chỉnh cơ
mà”.
Brentano và Arnim có trao đổi thư từ về việc này với anh em Grim. Nếu ta
so sánh bản xuất bản đầu tiên vào năm 1802 với xuất bản lần chót đời anh em
Grim lần thứ bảy vào năm 1857, ta sẽ thấy ở bản thứ nhất mang dấu ấn của rụt
rè, rời rạc. Qua mỗi lần tái bản tập truyện cổ tích lại được Wilhelm Grim biên
tập lại nên văn phong sinh động, tế nhị, trau chuốt hơn, những rườm rà được cắt
gọt, câu văn được mài dũa kỹ lưỡng nhưng vẫn giữ lối kể chuyện dân gian.
Gorres một người bạn của anh em Grim viết thư cho Wihelm như sau “Tập
sách đã thỏa mãn lòng mong đợi của đám trẻ con, lúc nào chúng cũng cắm cúi
đọc, tay không rời khỏi sách. Đứa con lớn của tôi còn đem cho trẻ con hàng
xóm xem nhờ. Một hôm đứa trẻ con hàng xóm mang dồi rán sang cho con tôi và
xin mượn quyển sách. Bây giờ t ố i nào vợ tôi cũng đọc truyện cho trẻ con nghe”.

Có thể nói tập sách, có chỗ đứng xứng đáng của nó và nó để lại một dấu ấn
mạnh mẽ trong đời sống đám trẻ con.Mặc dù được lưu truyền qua nhiều thế kỷ
và ở mỗi dân tộc truyện cổ dân gian lại có những nét riêng độc đáo của nó,
nhưng mỗi khi đọc người ta dễ quên đi nơi có xuất xứ người ta bị thu hút ngay
vào câu chuyện vì gốc rễ những chuyện này ăn sâu vào tất cả đáy lòng mọi
người ở đâu cũng thế. Trẻ em say mê truyện bởi những điều kỳ lạ hợp với ước
vọng mình, người lớn bị thu hút vào truyện bởi những triết lý đơn giản nhưng
sâu sắc, người già vỗ tay tiếc rằng mình giờ mới thấy hết sự phong phú của cuộc
sống.
Khi đã 65 tuổi, Hermann Grim mới công bố những di sản của bố và bác Wilhelm và Jacob Grim. Trên cơ sở tài liệu này và những tài liệu đã công bố
trước đó chúng ta mới biết những ai đã kể truyện cổ tích cho anh em Grim
nghe.Anh em Grim đã bỏ nhiều công sức đi thu thập các truyện. Trước tiên, họ
dựa vào kỉ niệm thời thơ ấu. Họ lại tìm hỏi những cụ già trong các tầng lớp nông
dân và thợ thủ công, đồng thời miệt mài tra cứu mọi nguồn tài liệu có thể có
18


được. Trong số những người kể truyện phải kể đến người chăn cừu trên đỉnh núi
Brunsberg ở Hoexter, bác giữ ngựa Krause ở một làng gần Kassel, bàViehman,
bà Marie Mueller và một số người thân quen với anh em Grim.
Do may mắn trong lần đầu đi nghe mà bà Viehman lại có cả chú em út
Emil Grim - họa sĩ nên chúng ta có được bức tranh Jacob và Wilhelm Grim ngồi
nghe bà kể chuyện.Bà Viehman là con một chủ quán, chồng bà là bác thợ may
Nikolaus Viehman, bà có sáu người con và bà đã trên 50 tuổi, người khỏe mạnh,
có bộ mặt phúc hậu, có cái nhìn sắc bén toát ra từ đôi mắt sáng long lanh, và có
lẽ thời con gái bà cũng là một trong những hoa khôi của làng Zwehren. Bà nhớ
rất rõ từng chi tiết trong truyện cổ tích như chính bà nói, trí nhớ dai ấy là trời
cho - bà kể say sưa những mẩu chuyện ấy và mọi người há hốc mồm ra nghe,
chính vì thế nên có lúc phải xin bà kể lại cho nghe lần thứ hai mới ghi chép được
những gì bà kể. Và không những từng chi tiết, mà từng lời, từng chữ bà nhớ như

in trong đầu và kể lại cho chúng tôi nghe ghi (theo lời Wihelm Grim). Trong số
truyện bà Viehman kể có “Bác sĩ vạn năng”, “Cô gái chăn ngỗng”…
Bà Marie Mueller là quản gia cho gia đình “Hiệu thuốc Mặt trời” ở Kassel.
Bà thường kể chuyện cổ tích cho hai cô con gái của gia đình chủ hiệu thuốc là
Dorothea Wild và Magareta Wild nghe. Hai cô là bạn thân của “Lotte bé bỏng”.
Chính vì thế nên Wilhelm thường lui tới gia đình “Hiệu thuốc Mặt trời”. Trong
số truyện bà Marie Mueller kể có “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Công chúa ngủ trong
rừng”.Mọi người trong gia đình “Hiệu thuốc Mặt trời” thường kể cho Wilhelm
nghe truyện cổ tích ở trong vườn, lúc trời giá lạnh thì ở bên lò sưởi. Dorothea
Wild đã kể một số truyện cho Wilhelm Grim nghe trong đó có “Bà chúa tuyết”,
“Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi”.
Từ sưu tầm truyện cổ tích đến thân quen, tình yêu giữa Wilhelm với cô
Dorothea hình thành tự nhiên theo năm tháng và năm 1825 Wilhelm Grim đã
làm lễ thành hôn với cô con gái hiệu thuốc Dorothea Wild.
Trong cuộc hành trình sưu tầm và viết truyện cổ khó nhất là ghi sao cho các
truyện vẫn giữ nguyên vẹn hình thức, chữ và từ ngữ, cái tươi mát và hồn nhiên
của truyện dân gian (công lao này chính là của Vin-hem). Ngay cả khi sử dụng
19


những nguồn văn chương bác học, anh em Grim vẫn cố lọc lại được tính chất
dân gian. Đó là một sáng kiến tuyệt vời, chống lại khuynh hướng tô vẽ thêm
truyện cổ. Việc xuất bản Truyện cổ Grim là một sự kiện văn học lớn của thế kỉ
XIX vì tác phẩm nhanh chóng trở thành tác phẩm cổ điển của thanh niên Đức,
đóng góp vào việc đào tạo những thế hệ tiếp nhau. Bren-ta-no và Phon Ac-nim
không tán thành cách biên soạn của anh em Grim, họ quan niệm văn chương dân
gian có một cái đẹp nghệ thuật và một hơi thở thi ca hơn hẳn văn chương bác
học, cần giữ lại tính chất đặc thù của nó.
Tập Truyện cổ dân gian Đức của anh em Grim được xuất bản dưới tên
Truyện cổ tích kể cho trẻ em và trong gia đình (Kinder-und Hausmarchen,1812).

Tuyển tập được bổ sung dần đến lần xuất bản cuối cùng (1857) gồm 216 truyện.
1.2.2.2. Nội dung Truyện cổ Grim
Truyện cổ Grim “Những câu chuyện tưởng tượng được kể cho trẻ nhỏ nghe
để thức tỉnh trong tâm hồn thơ ngây trong trắng của các em những suy nghĩ và
động lực của con tim và để cho những cái đó phát triển trong tâm hồn các em.
Chất thơ mộc mạc gần gũi làm cho chúng ta thấy đời vui, sự thật trong truyện
có thể răn người đời”.
Tác dụng của bộ sách “Truyện cổ tích kể cho trẻ em và trong gia đình” lớn
hơn nhiều điều anh em Grim tưởng tượng, nó đã có tiếng vang rất lớn trong đời
sống tinh thần hồi bấy giờ, nó hướng mọi người trở về với sức mãnh liệt vốn
tiềm tàng trong nhân dân và bắt nguồn từ nhân dân, nó kích động được tinh thần
dân tộc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của Napoleon. Rồi từ
khắp nơi trong nước Đức hồi bấy giờ người ta gửi thư tới anh em Grim, rồi có
những đợt quyên góp tiền, sách để cổ vũ và tạo điều kiện vật chất cho anh em
Grim thực hiện những công trình khoa học lớn hơn.
Công trình khoa học của anh em Grim nhiều nhưng nổi tiếng và quen thuộc
nhất với mọi tầng lớp nhân dân vẫn là bộ sách “Truyện cổ tích kể cho trẻ em và
trong gia đình”. Truyện cổ tích dân tộc nào cũng có nhưng tại sao tập Truyện cổ
tích Đức của anh em Grim lại được ưa thích và nổi tiếng như chúng ta vẫn biết.
Từ khi xuất bản lần thứ nhất năm 1812 tới khi xuất bản lần thứ 7 vào năm 1857,
20


×