Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.55 KB, 5 trang )

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên
nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.
Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để
học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp
để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà
các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn,
từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy
đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.
Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ,
Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô
giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.
Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.
Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi
ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.
Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ
của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả
nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.
Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là
một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn
gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…
Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết.
Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước
đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.


Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật
lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà
ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá,
một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.
Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy
dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.
Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai
cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết.
Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.
Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bô đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi
ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.
Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ
của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả
nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng tôi cần học hỏi.
Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là
mội đứa con ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn
gàng và ngăn nắp. Sách vờ, đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…
Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

by


Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng
cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.
Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo
Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà
đẹp trai. Nhưng. Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn

còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể : ” Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có
khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”
Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy,
những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài
bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay hđếm hương thuê ở ngoài xóm . Có khi bạn chở rau
muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.
Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ
nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn
bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ
hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn
bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.
Nhà bạn ở Đội 1 – xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy
lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều
khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.
Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han,
giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em.
Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.
Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu :” Học sinh nghèo vượt
khó ” của trường em.
Bài làm của Nguyễn Thị Kiều Trang – Lớp 6 A3 – Trường THCS Kiền Bái – Thủy Nguyên – Hải Phòng
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt mà chúng ta cần phải nêu gương học hỏi. Đối với riêng tôi thì tấm gương
bạn cùng lớp tôi là bạn Dung để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng sâu sắc.
Tôi học với Dung tính đến nay đã được hơn một năm kể từ khi chung tôi học trung học. Phải nói Dung là một đứa học rất tốt đứng nhất nhì lớp tôi.
Nhưng với tính cánh trẻ con,tôi không ưa gì Dung và rất nhiều đứa trong lớp cũng như tôi bởi Dung là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Bố mẹ bạn bỏ bạn cho
người cô nuôi rồi bỏ đi không có tung tích gì. Ở trường Dung không có mấy bạn bè nếu không muốn nói là không có ai. giờ đây khi nghĩ lại tôi cũng
không hiểu tại sao mình lại có thái độ đó với Dung và tại sao lại không kết bạn với một người như thế ngay từ đầu. Nhưng tuổi trẻ mà ai cũng có lúc
dại khờ ai cũng có lúc không tốt để rồi sau đó mới biết trân trọng mới biết hối lỗi. Đó là thời gian khá khó khăn của Dung khi mà người cô nhận nuôi
Dung bị mất việc,khi đó Dung phải nghỉ học để ở nhà làm thêm kiếm tiền. Biết được điều đó tuy không ưa gì Dung nhưng chúng tôi cũng rất thương
cảm tình cảnh ấy của Dung nên chúng tôi mỗi người góp một ít để giúp đỡ Dung.

Sau khi ra về tôi mới sực nhớ ra là mình có để quên mất cặp sách ở nhà Dung,tôi vội quay lại để lấy,khi đi ra đến sân tôi mới kiểm tra tiền của mình
trong cặp thì đã không còn đồng nào cả. Đó là số tiền nộp học phí của tôi,tôi hốt hoảng để quay về hỏi lại Dung thì nói là không hề biết gì về số tiền
đó. Tôi khóc lóc không biết làm sao khi mà thủ phạm khi ấy tôi nghi ngờ nhất lại không chịu nhận là mình đã lấy cắp số tiền ấy. Hôm sau tôi quay lại
nhà Dung bởi tôi tin chỉ có Dung mới lấy cắp số tiền ấy. Đứng ở cổng tôi nghe thấy tiếng có người nói chuyện với nhau rất to tiếng. Đúng đó tôi nghe
là biết được rằng thì ra là cậu em của Dung đã lấy số tiền ấy. Thế nhưng tôi còn nghe được một tin sốc hơn đó là Dung đang bị ruột thừa và cần mổ
gấp. Tôi bỗng cảm thấy thương Dung quá bạn ấy dã bị cha mẹ bỏ roi cuộc sống vô cùng khó khăn vậy mà bệnh tật vẫn không chịu buông tha Dung.
Bỗng tôi thấy thương Dung quá và tôi bắt đầu cảm thông với Dung với những khó khăn mà Dung đang đối mặt. Bỗng tôi bất ngờ nghe thấy tiếng
Dung quát em phải trả lại tiền cho tôi nếu không dù có bao nhiêu tiền Dung cũng không chịu phẫu thuật. Sau một hồi cãi cọ tôi thấy không khí bỗng
lắng xuống tôi thấy không ai nói ai cầu gì,tôi ra về mà trong lòng nặng trĩu. Tôi đã trách nhầm Dung trách Dung là kẻ ăn cắp ,tôi thật xâu xa biết
nhường nào. Trong lòng tôi những suy nghĩ hỗn loạn lại ùa lên ,tôi không biết nên làm như thế nào cho đúng nữa. Sáng hôm sau Dung đến trường
trả lại tiền cho tôi,tôi không biết nói gò chỉ biết ôm Dung mà khóc,tôi thương nó lắm. Tôi kể chuyện của nó cho cả lớp và cô giáo để giúp đỡ nó. Sau
vài ngày quyên góp chúng tôi đã đủ số tiền để mổ cho Dung và ca mổ rất thành công.
Tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống và có thể cận kề cái chết Dung vẫn hiện lên là một người bạn tốt là một tấm gương người tốt mà
chúng tôi cần học hỏi. Từ đó trở về sau chúng tôi là đôi bạn rất thân cùng nhau học tập. Sau khi hiểu được con người Dung,rất nhiều bạn trong lớp
đã kết bạn với Dung. Dung Thường xuyên giúp chúng tôi học tập ôn bài cho chúng tôi. Bên cạnh đó Dung còn thường xuyên đến nhà kèm học cho
chúng tôi. Nhờ có Dung Mà thành tích học tập của tôi cao hơn hẳn, tôi thầm cảm ơn Dung rất nhiều cảm ơn vì tôi có một người bạn tốt như thế.
Không những là trong việc học tập mà Dung còn giúp chúng tôi rất nhiều trong những khúc mắc gia đình. Dung chính là một tấm gương ngời tốt việc
tốt mà còn là tấm gương giúp đỡ bạn bè trong học tập.
Đối với riêng tôi Dung giờ đây chính là một người bạn thân nhất giúp đỡ tôi nhiều nhất trong việc học tập. Dung chính là một tấm gương tốt mà tôi
luôn luôn phải học tập và noi theo.

ăm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy,
Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.
Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng
... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được


hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962,
Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất
sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy
báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song
Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.
Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập
truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).
Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định
(quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. (Ảnh dưới)

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã
nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ
giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là
giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những
câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố:
Đức tài rực sáng sao Khuê
Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời
Lấy dân làm đạo, làm vui,
Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang
Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện
Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu,
là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu
Nhà giáo ưu tú.
Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ
Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Thầy còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước. Từ trường tiểu học đến trường đại học, các bạn đều rất thích được
thầy tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà trường THCS, THPT, THCN là một con số
đáng nể phục! Chẳng thế mà một thầy giáo trẻ từng bày tỏ “Thầy Ký giao lưu một tiết bằng chúng em dạy giáo dục công dân cả năm…
Thầy đã thực sự truyền lửa và lòng nhiệt huyết đến các bạn trẻ”.
Ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ
những
câu

đố,
những
vần
thơ...
Ông
đã
được
kết
nạp
vào
Hội
Nhà
văn
Việt
Nam.
Tâm sự về nghề nghiệp, thầy nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được
nhiều cho xã hội."
Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một
người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến
với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam
hôm nay và cả mai sau.
ề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận về tấm gương học sinh nghèo vượt khó mà em biết và nêu cảm nghĩ của
mình.
Bài làm:
Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận
bất hạnh. Không ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người được ca ngợi trên báo chí,
được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được
ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình. Sau đây, em xin giới thiệu về hai tấm gương học sinh nghèo học giỏi mà em biết.Nhắc đến cái
tên Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai đậu ba trường đại học” chắc nhiều người còn nhớ vì cách đây vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị.
Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ

kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó chi dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở nhờ nhà bà
ngoại
ven
kênh
Nhiêu
Lộc.
Dưới
chị

mấy
đứa
em
còn
nhỏ.
Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán vé số. Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài
không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong lần áo ướt. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh
xao, mắt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường.Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh
dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rổ
khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa.Có điều lạ
là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự nhiên. Cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học không chỉ làm
chấn động xóm nghèo mà còn chấn động thành phố và cả nước. Rất nhiều người xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị
Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thỏa mãn ước mơ trở thành một
bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ, chị đã tốt nghiệp và là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.Tấm gương thứ hai là bạn Nguyễn
Ngọc Hiếu, cùng độ tuổi với em. Hiếu là học sinh lớp 9 trường Phan Sào Nam. Hoàn cảnh gia đình Hiếu vô cùng khó khăn. Cha mẹ đều
mù lòa, phải kiếm sống qua ngày bằng nghề làm chổi và bàn chải. Hiếu vừa học vừa giúp đỡ cha mẹ. Là con trai, lại là con một nên mọi
công việc lớn nhỏ trong nhà, Hiếu phải cáng đáng cả.Ngày ngày, Hiếu đem chổi và bàn chải gửi các sạp tạp hóa nhờ bán hộ rồi tranh thủ
đi xách nước thuê cho các bà, các chị hàng cá, hàng rau. Số tiền dành dụm được, Hiếu đưa cho mẹ phần lớn, phần còn lại để mua sách
vở. Quanh năm, Hiếu chỉ mặc một bộ quần áo cũ sờn và đi đôi dép đã khâu lại quai đến mấy lần.Căn phòng thuê chỉ hơn hai chục mét
vuông trong con hẻm nhỏ gần chợ Bàn Cờ luôn gọn gàng, ngăn nắp nhờ tay Hiếu. Tuy chật chội nhưng Hiếu vẫn dành một góc nhỏ cho
mình để học bài, làm bài. Sức học của Hiếu, nhiều bạn học trong lớp phải nể. Suốt mấy năm liền, Hiếu đều đạt danh hiệu Học sinh xuất

sắc.Quỹ dành cho học sinh nghèo hiếu học ở phường em đã cấp cho Hiếu một suất học bổng. Hiếu hứa sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để
không phụ lòng tin của cha mẹ và bà con lối xóm. Ước mơ cháy bỏng của bạn ấy là sau này trở thành một phóng viên. Hiếu sẽ viết về
cuộc sống của tầng lớp dân nghèo cùng với những nguyện vọng thiết tha của họ.Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều gương sáng học sinh


nghèo học giỏi của cả nước. Hiện nay, không ít bạn con nhà giàu sang, khá giả, đầy đủ mọi điều kiện nhưng lại không chịu nghiêm túc học
hành, thường tụ tập rủ rê nhau ăn chơi, quậy phá gia đình, xã hội. Nhìn vào những gương sáng như chị Gấm, như bạn Hiếu hoặc một số
bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, họ sẽ nghĩ gì?! Riêng em,
em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Em học được từ những gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích và điều thấm thía nhất là:
Kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công trên đường đời.

Đề bài: Bài học nào cho anh(chị) về tấm gương hiếu học
Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không
ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng
cũng có những người âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình.
Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân đó là thầy Nguyễn Ngọc Ký, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí
mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”.
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh
thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Thấy con ham học, năm Ký lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn
cậu đến trường. Cô giáo thương Ký lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Ký tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn
Ngọc Ký nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân,
Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Ký đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, Nguyễn Ngọc Ký không
những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản,
giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…
Tấm gương thứ hai là chị Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai thi đậu ba trường Đại học”, chắc nhiều người còn nhớ cách nay vài năm, báo chí đã viết
nhiều về chị. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ
kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó chỉ dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh
Nhiêu Lộc. Dưới chị còn có mấy đứa em nhỏ.
Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày bán vé số. Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm
lũi ghé vào từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong làn áo ướt. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, măt lại bị cận thị nặng, không ai

ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường.
Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan
học là chị về nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhò. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga
xe lửa.Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất lầ các môn tự nhiên. Cái tin "cô bé bán khoai thi đậu ba trường Đại học liền”
không chỉ làm chấn động xóm nghèo mà còn chấn động khắp thành phố và cả nươc, Rất nhiều người đã xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó
của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thoả mân ước mơ trở thành một bác sĩ
chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ chị đã tốt nghiệp và là bác sỹ chuyên ngành Lão khoa.
Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều gương sáng hiếu học của cả nước. Hiện nay, không ít bạn con nhà giàu sang, khá giả, đầy đủ mọi điều kiện nhưng lại
không chịu nghiêm túc học hành, thường tụ tập rù rê nhau ăn chơi, quay phá gia đình, xã hội. Nhìn vão những gương sáng như thầy Kỷ, chị Gấm hoặc
một số bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, họ sẽ nghĩ gì? Riêng em, em thấy
mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Em học được từ những gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích và điều thấm thía nhất là: Kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến
thành công trên đường đời.
Đề 9: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công(nh ư anh Nguy ễn Ng ọc Kí b ị h ỏng tay, dùng chân vi ết ch ữ; anh
Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Tr ọng Khơi bị b ại liệt đã tự học, tr ở thành nhà th ơ; anh Tr ần V ăn Th ước b ị tai n ạn lao
động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,...) Lấy nhan đề "Nh ững ng ười không ch ịu thua s ố ph ận", em hãy vi ết bài v ăn nêu suy
nghĩ của mình về những con người ấy.
=> Gợi ý:
I. Mở bài:
Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả rồi cũng s ẽ l ắng vào dòng cát b ụi th ời gian. Nên lá kia đâu th ể mãi màu
xanh tháng năm. Nên tuổi đời con người đâu thể “Hai l ần thắm l ại”. Cho nên là ng ười thì ph ải s ống m ột cu ộc đời có ý ngh ĩa. Ph ải có ý chí,
nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía tr ước. Gi ống nh ư anh Nguy ễn Ng ọc Ký, anh Hoa Xuân T ứ, anh
Đỗ Trọng Khôi… họ đều là những người không may mắn nhưng họ vẫn t ự mình v ươn lên. Họ là “nh ững ng ười không ch ịu thua s ố ph ận”,
là những tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học t ập.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bất h ạnh ( tàn tật, khiếm khuy ết,…) v ề th ể xác c ủa m ột ai đó. X ưa
nay, số phận thường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do tr ời định đoạt “Ng ẫm hay muôn s ự t ại tr ời” (Nguy ễn Du, “Truy ện
Kiều”) nên người có số phận bất hạnh thường có tâm lí cam ch ịu, tr ời ph ạt đành ch ịu…
- “Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, ngh ị l ực, ni ềm tin vào cu ộc s ống. H ọ không đầu hàng tr ước s ố
phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.

2. Biểu hiện:
- Những con người không chịu thua số phận là những con ng ười:


+ Có nhận thức đúng đắn về số phận ( họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay m ỗi con ng ười và h ọ quy ết tâm v ượt lên hoàn c ảnh, v ượt
lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành ng ười có ích…)
+ Có nhiều đóng góp cho xã hội ( họ tự phục vụ mình, làm ra c ủa c ải nuôi s ống b ản thân, gi ảm b ớt gánh n ặng cho gia đình, cho xã h ội,
cống hiến cho xã hội…)
+ Họ là những tấm gương sáng ( tấm gương vươn lên trên nỗi bất h ạnh c ủa mình để c ất lên nh ững ti ếng ca ca ng ợi cu ộc đời, nhen lên
niềm tin lẽ sống cho mọi người…)
- Nhắc đến “những người không chịu thua số phận”, trong chúng ta, ai c ũng vô cùng c ảm ph ục khi nói v ề nh ững t ấm g ương giàu ngh ị l ực
như:
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng th ầy v ẫn quy ết tâm đến tr ường, kiên trì h ọc vi ết b ằng chân, h ọc h ết đại
học, trở thành Nhà giáo Ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Từ ngh ị l ực và ý chí v ượt khó v ươn lên c ủa b ản thân, th ầy Nguy ễn Ng ọc Kí đã vi ết lên
trang huyền thoại cho chính cuộc đời mình và trở thành tấm g ương c ủa bi ết bao th ế h ệ h ọc sinh, thanh niên Vi ệt Nam.
+ Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, t ừ khi còn nh ỏ đã m ắc c ăn b ệnh hi ểm nghèo khi ến anh b ị li ệt toàn thân, nh ưng anh v ẫn
cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết t ật, giúp đỡ h ọ có m ột h ướng đi trong cu ộc đời mình, có ni ềm tin vào cu ộc
sống. Anh làm cho mọi người cảm phục bởi ý chí phi th ường v ươn lên trong cu ộc s ống, s ống có ích, có c ống hi ến cho xã h ội…
+ Hay Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ th ể không tay không chân, nh ưng đi ều đó không khi ến anh n ản chí. V ượt qua
những khiếm khuyết trên cơ thể mình, anh trở thành một diễn gi ả n ổi tiếng kh ắp th ế gi ới, được m ọi ng ười bi ết đến nh ư m ột t ấm g ương
của sự vượt khó…
=> Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một l ẽ sống đẹp, không ch ịu khu ất ph ục s ự nghi ệt ngã c ủa s ố ph ận.
3. Nguyên nhân: Nhờ đâu họ có sức mạnh để vượt lên số phận?
- Bởi vì họ có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh li ệt vào cu ộc sống. H ọ đã t ạo d ựng cu ộc s ống t ừ muôn vàn khó kh ăn,gian kh ổ, th ử
thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng s ố ph ận c ủa mình. H ọ là nh ững bông hoa h ướng d ương luôn h ướng v ề phía m ặt
trời.
- Bên cạnh đó, nhờ có sự động viên khích lệ của gia đình, b ạn bè xã h ội nên h ọ có đủ d ũng c ảm, t ự tin để v ượt qua hoàn c ảnh, s ố ph ận và
những chông gai ở phía trước.
4. Ý nghĩa:
- Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang v ẻ đẹp cho đời thêm s ắc, thì ngh ị l ực, không ch ịu thua s ố ph ận đã

mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số ph ận” giúp h ọ có tinh th ần, quy ết tâm v ượt lên hoàn c ảnh, v ượt lên chính mình
để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nh ưng không “ph ế”, b ằng kh ả n ăng c ủa mình h ọ
đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã h ội.
- Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài h ọc sâu s ắc v ề ngh ị l ực và ý chí v ươn lên. Chính nh ững t ấm g ương v ề
họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó kh ăn trong cu ộc s ống để th ực hi ện hoài bão ước m ơ. Không ai khác, h ọ là th ần t ượng
của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay.
5. Phản đề: Cuộc đời thì có 2 mặt: đúng – sai, phải - trái…cho nên, bên c ạnh ca ng ợi nh ững t ấm g ương v ượt khó thì chúng ta c ũng c ần
phê phán những cá nhân không kiên cường, nh ụt chí tr ước những chông gai cu ộc s ống. Mõi khi g ặp khó kh ăn th ường r ất d ễ n ản lòng,
chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi ho ặc ý lại, ho ặc phải ứng tiêu c ực…( H ọc sinh l ấy m ột vài d ẫn ch ứng tiêu
biểu ). Đó là những người hèn nhát, không dám đối diện v ới s ự th ật nên khó thành công trong m ọi vi ệc.
6. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không ch ịu thua số ph ận” là thông đi ệp cao c ả v ề l ối s ống có ích. Làm th ơ, vi ết
văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hi ến cho xã h ội như cây xanh làm đẹp cho đời, đi ểm tô cho cu ộc s ống
- Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn c ảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được s ống trong s ự yêu th ương, quan tâm c ủa cha
mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào t ệ n ạn xã h ội, l ối s ống vô ngh ĩa ăn ch ơi, h ưởng th ụ, không bi ết c ố
gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước.
- Họ là những tấm gương khiến chúng ta vô cùng khâm ph ục, trân tr ọng, quý m ến…
- Trách nhiệm của chúng ta:
+ Những người tàn tật cần được quan tâm, giúp đỡ hơn nữa. ( Phần l ớn nh ững ng ười may m ắn nh ư chúng ta đã bao gi ờ cho r ằng giúp
đỡ những người tàn tật là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa không? Và chúng ta đã làm được nh ững gì cho h ọ? )
+ Giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của cả cộng đồng ( Giúp đỡ h ọ không ch ỉ là trách nhi ệm c ủa nh ững t ổ ch ức nhân đạo, các c ơ quan
chính quyền mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta ).
+ Giúp đỡ người tàn tật là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng nhân ái.
III. Kết bài:
- “Những người không chịu thua số phận” mãi mãi được mọi người yêu quý, khâm ph ục và kính tr ọng.
- Rút ra được nhiều bài học bổ ích về lẽ sống, về ý chí, nghị lực, niềm tin, khát v ọng… ( trong b ất kì hoàn c ảnh nào, dù s ố ph ận có nghi ệt
ngã đến mấy vẫn quyết tâm vươn lên, vượt qua m ọi thử thách để sống có ích).
- Ngưỡng mộ họ, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ để họ bớt đi những đau đớn, nhọc nh ằn.




×