Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kế hoạch hoạt động y tế năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.56 KB, 25 trang )

SỞ Y TẾ XYZ
TRUNG TÂM Y TẾ ABCD
Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - hạnh phúc

/TTYT-KH

ABCD, ngày

tháng 7 năm 2016

KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM Y TẾ ABCD NĂM 2017
Phần I
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2016
A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2016, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẢ NĂM 2016.
A1. HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG
I. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản:

1
2
3
4
5
6
7
8
9


10
11
12
13
14
15
16

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động
Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ công tác
Tỷ lệ trạm y tế xã có hộ sinh hoặc y sỹ sản
nhi
Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế
Tỷ lệ dân số tham gia BHYT
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng
đầy đủ
Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi (cân
nặng/tuổi)
Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé
gái)
Tỷ suất tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ
sống
Tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ
sống
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên
1.000 trẻ đẻ sống
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên
1.000 trẻ đẻ sống
Tỷ suất sinh
Quy mô dân số (Dự ước)

Mức giảm tỷ lệ sinh
Tỷ lệ tăng dân số

1

%
%

100
100

100
68

100
100

%

100

100

100

%
%

92
80


72
81

92
82

%

95

51,48

95

%

15,0

13

13

trẻ

107

108

108


Bà mẹ

0

0

0



1,8

1,8

1,8



3,8

0,7

1,4



1,0

0,14


0,26


người

%

16,3

8,01

16,1

142.017 141.178 142.017

0,3
1,1

0,3
0,5

0,3
1,0


17 Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng

%


0,14

0,14

0,14

II. Các kết quả đạt được của công tác y tế 6 tháng đầu năm 2016:
1. Công tác Y tế dự phòng:
1.1. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm:
Công tác phòng chống dịch luôn được quan tâm và được triển khai rộng
trên trên toàn huyện có sự tham gia vào cuộc của các cấp các ngành và chính
quyền địa phương như trong các chiến dịch tẩm màn phòng chống bệnh Sốt rét,
Tiêm chủng mở rộng....
Trung tâm Y tế đã xây dựng các kế hoạch cụ thể trong công tác chủ động
phòng chống dịch bệnh. Luôn luôn chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư
và các trang thiết bị cần thiết sẵn sàng đối phó khi có dịch xảy ra và luôn thực
hiện tốt việc giám sát dịch tại các xã, nắm bắt đầy đủ các thông tin dịch tễ, có kế
hoạch chỉ đạo các Trạm Y tế xã làm tốt công tác phòng chống các bệnh lưu hành.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn huyện không có dịch lớn (tiêu chảy
cấp, cúm A(H5N1, H7N9...), Sốt xuất huyết,...) xảy ra, không có trường hợp tử
vong do dịch bệnh gây ra.
1.2. Dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm:
Công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm như: Phòng chống ung
thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính luôn được duy
trì, công tác truyền thông về phòng chống bệnh, tư vấn về chế độ chăm sóc cho
bệnh nhân được được thực hiện thường xuyên thông qua các công tác khám chữa
bệnh ở các cơ sở Y tế tại tuyến huyện và tuyến xã, các bệnh nhân có dấu hiệu
nghi ngờ của bệnh được khám sàng lọc ngay từ ban đầu.
Bên cạnh đó Trung tâm cũng đã phối hợp với một số bệnh viện tuyến trên
(Bệnh viện Nội tiết tỉnh, Bệnh viện mắt Sài Gòn...) tổ chức các đợt chiến dịch tại

cộng đồng khám sức khỏe, sàng lọc bệnh miễn phí cho người dân, đặc biệt là
người cao tuổi.
1.3. Thực hiện các Chương trình mục tiêu y tế:
Trung tâm đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và phân chỉ tiêu các
Chương trình cho Trạm Y tế các xã, thị trấn.
Thực hiện giám sát, chỉ đạo thường xuyên trong hoạt động các Chương
trình. Tổ chức hướng dẫn trong các hoạt động, các chiến dịch được triển khai.
Thực hiện phối hợp, kết hợp tốt với các Ban ngành cấp huyện, xã trong
triển khai, lồng ghép hoạt động các Chương trình Mục tiêu Y tế Quốc gia.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, các chương trình Y tế Quốc gia có mục tiêu
và các chiến dịch chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã được triển khai có hiệu quả,
đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch
bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.
1.3.1. Chương trình phòng chống HIV/AIDS
Tăng cường công tác truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về cách
phòng, tránh lây nhiễm HIV. Trong 6 tháng đầu năm 2016 TTYT tiếp tục cử cán
bộ chuyên trách và cán bộ điều trị về Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh XYZ để dự

2


các lớp tập huấn kỹ năng tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV và chăm sóc, điều trị
bệnh nhân HIV/AIDS.
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể từ huyện đến xã, dưới sự chỉ đạo của
Ban chỉ đạo P/C HIV/AIDS của huyện tổ chức triển khai các hoạt động truyền
thông lồng ghép qua nhiều kênh hưởng ứng tháng hành động “Phòng lây nhiễm
HIV từ mẹ sang con”.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, triển khai chương trình mục tiêu 90-90-90 về
tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS và điều trị bệnh nhân HIV. Trung tâm Y
tế ABCD đã xét nghiệm phát hiện mới 10 ca nhiễm HIV. Lập sổ quản lý, điều trị

cấp phát thuốc ARV cho 39 bệnh nhân
1.3.2. Chương trình phòng chống Lao
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống Lao, truyền thông
sâu rộng trong quần chúng nhân dân về các dấu hiệu nhận biết và các biện pháp
phòng chống. Hướng dẫn trạm y tế các xã lấy đờm xét nghiệm tìm vi khuẩn lao
phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho người bệnh.
Số bệnh nhân Lao các thể phát hiện: 36 bệnh nhân
Tổng số AFB (+) mới: 15 bệnh nhân
Tổng số AFB (-) mới: 10 bệnh nhân
Lao ngoài phổi mới: 11 bệnh nhân.
1.3.3. Chương trình phòng chống Sốt Rét.
Quản lý tốt các đối tượng có nguy cơ, đối tượng đi vùng có sốt rét lưu hành
về; Tổ chức lấy lam máu xét nghiệm tìm KST SR tại 7 điểm kính, phát hiện sớm
các trường hợp có sốt và liên quan đến các yếu tố dịch tế để kiểm soát dịch Sốt rét
trên địa bàn huyện.
Triển khai chiến dịch tẩm màn phòng chống Sốt Rét cho một số xã thuộc vùng
trọng điểm của huyện. Kết quả đạt 97% so với kế hoạch đề ra.
1.3.4. Chương trình phòng chống Sốt xuất huyết
Tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh Sốt xuất huyết cho
toàn dân. Triển khai các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, thu gom phế liệu,
loại bỏ nơi đọng nước không cho muỗi đẻ trứng, triệt phá các ổ bọ gậy.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn không có
trường hợp mắc sốt xuất huyết.
1.3.5. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng
- Thực hiện tốt công tác Quản lý và cấp phát thuốc, theo dõi điều trị cho bệnh
nhân tâm thần trên toàn huyện. Đưa 372 bệnh nhân ổn định, hòa nhập cộng đồng.
1.4. An toàn vệ sinh thực phẩm:
Phối hợp với các ban ngành liên quan tăng cường công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực VSATTP.
Công tác tuyên truyền VSATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm được

triển khai thường xuyên được trên hệ thống loa phát thanh huyện, xã.
Tổ chức khám sức khỏe tập trung theo cụm cho các cá nhân và tổ chức kinh
doanh buôn bán thực phẩm trên toàn huyện đạt 720/600 so với chỉ tiêu kế hoạch
đề ra và thành lập các đoàn thanh tra liên ngành tuyến huyện và tuyến xã tiến
hành thanh kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh buôn bán thực phẩm

3


trong tháng hành động vì chất lượng An toàn vệ sinh thực phẩm, và thanh kiểm
tra đảm bảo ATVSTP trước thềm đại hội của Hội đồng nhân dân huyện và xã.
Trong 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn không có vụ ngộ độc thực phẩm
nào xảy ra và cũng không có bệnh nhân nào phải tử vong do ngộ độc thực phẩm.
1.5. Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Phối hợp với ngành Văn hóa, Giáo dục, phát thanh truyền hình và các ban
ngành đoàn thể từ huyện đến xã tổ chức phát bài tuyên truyền, cung cấp kịp thời
thông tin, kiến thức về CS&BVSK cho nhân dân. Đồng thời huy động đội ngũ Y tế
thôn, bản thực hiện công tác truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình và tại cộng đồng.
- Trong 6 tháng đầu năm 2016, ngành Y tế huyện đã tham mưu tổ chức tốt
tháng hành động VSATTP; Lễ mít tinh ngày Thế giới P/c Lao; Lễ ra quân thực
hiện “Tuần lễ VSAT Lao động”; P/c HIV/AIDS; Tháng công nhân,…
- Tăng cường công tác truyền thông, tư vấn cho các đối tượng ưu tiên như:
Phụ nữ có thai; Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Bà mẹ nuôi con nhỏ; Người cao
tuổi; Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao,…
2. Công tác Dân số và Kế hoạch hoá gia đình:
- Các chỉ tiêu cơ bản: Tốc độ tăng dân số (1,1%) ; Tỷ lệ hộ gia đình sinh
con thứ ba trở lên (13%); Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng, đang sử
dụng BPTT hiện đại (64,53%).
TTYT đã tổ chức phối hợp với TTDSKHGĐ tổ chức chiến dịch chăm sóc
sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tại 10 Trạm Y tế xã giúp người dân tiếp

cận được các biện pháp kế hoạc hóa gia đình hiện đại an toàn, hiệu quả.
Công tác truyền thông giáo dục đã được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức
truyền thông qua loa, tư vấn trực tiếp, thăm hỏi hộ gia đình và được triển khai
định kỳ theo kế hoạch.
3. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em:
- Phòng chống suy dinh dưỡng: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể
nhẹ cân (13,9%), thể thấp còi (17%); tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2.500g (8%).
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung tâm đã phối hợp với Trạm Y tế các xã,
thị trấn triển khai các hoạt động về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em lồng
ghép thông qua các hoạt động chiến dịch ”Ngày vi chất dinh dưỡng”: 100% trẻ
trong độ tuổi được uống Vitamin A và được cân đo, theo dõi bằng biểu đồ tăng
trưởng. Bên canh đó tổ chức lớp tập huấn thực hành dinh dưỡng cho cán bộ
chuyên trách dinh dưỡng của 25 trạm y tế xã, thị trấn giúp củng cố và nâng cao
kiến thức.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai 3 lần
trong 3 kỳ của thai sản (69,9%); tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh
42 ngày đầu sau đẻ (91%).
4. Một số chương trình y tế khác:
4.1. Chương trình y tế học đường
Tổ chức quản lý và khám sức khỏe định kỳ cho học sinh 3 cấp; tẩy giun
cho học sinh tiểu học, mầm non; tiêm phòng Vắc xin uốn ván cho học sinh nữ các
Trường TH cơ sở; Tiêm Vắc xin Sởi-Rubella cho học sinh THPT. Kết quả đều đạt
chỉ tiêu kế hoạch giao.

4


Ngoài ra Trung tâm Y tế còn phối hợp với Phòng Y tế, Phòng giáo dục và
các trường học triển khai chương trình sữa học đường, triển khai trên 26 trường
mầm non và 27 trường tiểu học với hơn 9.004 học sinh tiểu học và 6.592 các cháu

mầm non được uống sữa hàng ngày tại trường.
4.2. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
Đào tạo về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn cộng đồng trong việc xây dựng
nhà tiêu hợp vệ sinh cho cán bộ Trạm Y tế xã, thị trấn.
Trong 6 tháng đầu năm 2016 với số liệu thống kê 3 Công trình vệ sinh
trong hộ gia đình hợp vệ sinh đạt > 75% ; Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh
hoạt hợp vệ sinh đạt 85%.
5. Một số công tác khác:
5.1. Công tác Kế hoạch:
Chỉ đạo các khoa, phòng xây dựng kế hoạch hoạt động theo đặc thù chuyên
môn riêng và triển khai hoạt động của đơn vị theo đúng lộ trình của các kế hoạch
năm, kế hoạch theo từng giai đoạn.
5.2. Công tác Tổ chức cán bộ và đào tạo:
+) Cơ cấu nhân lực (Phụ lục 1)
+) Đào tạo dài hạn:
Tính đến hết tháng 06/2016 Trung tâm Y tế có: 07 cán bộ đang đi học liên
thông Y sỹ lên Bác sỹ, 01 YSĐY học lên BSĐY, 02 cán bộ đi đào tạo CKI(01 DS
CKI, 01 BS CKI), Trạm Y tế xã, thị trấn có 05 Y sỹ đào tạo lên Bác sỹ.
Triển khai xây dựng Kế hoạch đào tạo liên thông lên cao đẳng đối với Điều
dưỡng Trung học và Hộ sinh Trung học.
Phối hợp với Trường Trung cấp Việt Anh tổ chức đào tạo Lớp Y tá thôn
bản cho 49 học viên.
+) Đào tạo ngắn hạn:
- Tiếp tục cử cán bộ đi đào tạo ngắn hạn về các chuyên ngành như: Hồi sức
cấp cứu, Ngoại khoa, Sản phụ khoa, Nội khoa, KSNK, quản lý Y tế… theo kế
hoạch của các dự án như: Dự án GAVI, Wash – Sup,....
- Phối hợp với Đại học Y khoa Vinh tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ Xét
nghiệm cho cán bộ Trạm Y tế xã.
+) Đào tạo khác:
Để phù hợp với tình hình thực tiễn đơn vị đồng thời để đào lại nâng cao

trình độ chuyên môn cho cán bộ tuyến xã, TTYT đã cử một số Bác sỹ, điều dưỡng
từ các TYT xã, thị trấn lên học tập và làm việc tại các khoa, phòng trực thuộc
TTYT huyện.
5.3. Công tác Thanh tra, kiểm tra:
- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện thường xuyên, đơn
vị luôn duy trì tốt hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, thanh tra Thủ trưởng.
Tiếp nhận và xử lý kịp thời ý kiến phản ánh của nhân dân về chất lượng dịch vụ
Khám chữa bệnh.
- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ sở y tế tuyến xã được thực
hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt là công tác kiểm tra hoạt động các chương
trình mục tiêu Y tế quốc gia.

5


5.4. Công tác tài chính:
Năm 2016 về nguồn lương và chi hoạt động thường xuyên được Sở Y tế,
Sở Tài chính, UBND tỉnh, UBND huyện ABCD cấp từ nguồn ngân sách nhà
nước. Nguồn thu tại đơn vị chủ yếu đáp ứng nhu cầu phục vụ Khám, chữa bệnh
và các hoạt động liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Do
điều kiện nguồn thu ít, thông tuyến BHYT nên đơn vị chưa bố trí được nguồn
kinh phí mua sắm Trang thiết bị Y tế, thu nhập tăng thêm của cán bộ đang còn
thấp so với mặt bằng chung.
Đơn vị đã được UBND huyện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2015. Tuy nhiên do kết cấu giá
dịch vụ Y tế thay đổi và thông tuyến BHYT nên nguồn thu tại Trung tâm Y tế
ABCD trong 6 tháng đầu năm 2016 còn thấp
5.5. Công tác Dược, trang thiết bị, xây dựng cơ bản:
Trong 6 tháng đầu năm 2016 Trung tâm đã thực hiện tốt công tác cung ứng
thuốc, vật tư y tế và các trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho hoạt động khám chữa

bệnh; phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trong địa bàn đầy đủ.
Dự án đầu tư cơ sở vật chất xây dựng Trung tâm Y tế huyện ABCD được
chủ đầu tư – UBND huyện ABCD đầu tư xây dựng dự kiến hoàn thành và đưa
vào sử dụng trong Quý IV năm 2016.
Trang thiết bị Y tế hiện có tại đơn vị đáp ứng cơ bản nhu cầu Khám chữa
bệnh cho nhân dân. Mỗi loại thiết bị mới chỉ có 01, chủ yếu do Sở Y tế và các Dự
án trang cấp. Đơn vị chưa có nguồn kinh phí để mua sắm, bổ sung thường xuyên.
5.6. Công tác triển khai, áp dụng công nghệ thông tin:
Thực hiện Kế hoạch số 2901/KH-SYT ngày 18/11/2015 của Sở Y tế XYZ
về việc triển khai mở rộng Đề án ứng dụng CNTT trong quản lý KCB và thanh
toán BHYT tỉnh XYZ.
Trung tâm Y tế ABCD đã tiến hành triển khai và đưa vào ứng dụng phần
mềm VNPT His tại đơn vị và 25 Trạm Y tế xã, thị trấn trực thuộc, thành lập Tổ
triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý KCB và thanh
toán BHYT tại Trung tâm. Đồng thời có các chỉ đạo quyết liệt về công tác triển
khai, ứng dụng CNTT cho đơn vị trực thuộc. Đến nay các cán bộ nhân viên Y tế
huyện ABCD và Trạm Y tế các cơ bản đã tiếp thu, nắm bắt các kiến thức, thao tác
thực hành thành thạo.
5.7. Công tác An ninh - quốc phòng, bảo vệ chính trị nội bộ:
Trong 6 tháng đầu năm tình hình an ninh luôn được ổn định và giữ vững, do
làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự nên không có các vụ việc gây mất trật tự
xẩy ra tại đơn vị.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ luôn được CBVC trong toàn đơn vị thực
hiện một cách nghiêm túc, mọi thông tin bảo mật luôn được bảo đảm.
5.8. Nghiên cứu khoa học:
Trong năm 2016 toàn đơn vị có 13 công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở. Thực hiện việc sinh hoạt Hội đồng Khoa học kỹ thuật theo định kỳ.
5.9. Quy chế hoạt động, quy chế dân chủ:
Ngay từ đầu năm đơn vị đã xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động, Quy
chế dân chủ trong cơ quan Trung tâm Y tế. Nên việc thực hiện Quy chế dân chủ

6


rất nghiêm túc và đạt hiệu quả cao, đơn vị có phòng tiếp dân và phân công cán bộ
trực tiếp công dân vào ngày 15 hàng tháng. Do thực hiện tốt Quy chế dân chủ mọi
vấn đề trong đơn vị đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận và thống nhất biểu quyết
ra chủ trương thực hiện.
Do thực hiện tốt Quy chế dân chủ nên trong 6 tháng đầu năm tình hình tư
tưởng của CBVC luôn được ổn định, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán
bộ viên chức cũng như nhân dân trên địa bàn.
5.10. Quản lý y tế xã.
Tiến hành phân công, phân nhiệm các đồng chí trong Ban Giám đốc phụ
trách chỉ đạo Trạm Y tế các xã, thị trấn từ đó đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo tuyến.
Trung tâm đã phân công cán bộ giám sát hoạt động của tuyến xã, tổ chức
kiểm tra giám sát hỗ trợ tuyến xã trong công tác chuyên môn cũng như củng cố hệ
thống hồ sơ sổ sách.
Có văn bản chỉ đạo kịp thời việc thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc
gia về Y tế để triển khai các Chương trình một cách đồng bộ, có hiệu quả.
Các đơn vị Y tế xã phải cập nhật thông tin và báo cáo kết quả hoạt động
định kỳ hàng tuần, hàng tháng, quý theo quy định. Báo cáo việc xây dựng kế
hoạch hoạt động hàng tháng về TTYT huyện để thực hiện kế hoạch giám sát.
Thành lập Tổ chỉ đạo xã xây dựng Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế. Giao trách
nhiệm cho Tổ chỉ đạo thực hiện tốt chỉ đạo, giám sát hỗ trợ Trạm Y tế các xã xây
dựng xã bộ tiêu chí quốc gia về Y tế trong năm 2016 cũng như toàn bộ các Trạm
Y tế trong toàn huyện, góp phần hoàn thành mục tiêu của UBND huyện về xã về
đích “Nông thôn mới”.
Trong 6 tháng đầu năm 2016 ngành Y tế huyện đã chỉ đạo và giám sát 5 xã
theo kế hoạch xây dựng Đạt chuẩn Quốc gia theo Bộ tiêu chí mới năm 2016 và
các xã đã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế năm 2012, 2013 sẽ thẩm định lại. Tiến
độ: Dự kiến trình SYT thẩm định xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế vào tháng

10/2016.
Về cơ sở vật chất Trạm Y tế: Tại huyện ABCD đã tiến hành xây dựng hoàn
tiện 07 TYT được phê duyệt xây dựng, nâng cấp và sửa chữa theo Quyết định
52/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh XYZ.
A2. CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH
1. Chất lượng Khám chữa bệnh:
- Trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Y tế ABCD đã tích cực triển
khai công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện nghiêm túc các quy
định của ngành đề ra, đảm bảo giờ giấc làm việc, quy chế trực. Trong 6 tháng đầu
năm không có trường hợp tai biến đáng tiếc xảy ra, không có trường hợp tử vong
do sai sót chuyên môn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm.
- Với mục tiêu giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi khám, chữa
bệnh của người dân, Trung tâm đã triển khai Đề án nâng cao chất lượng Khoa
Khám bệnh, phân công cán bộ đón tiếp hướng dẫn bệnh nhân đến khám.
- Tích cực ghi nhận những ý kiến phản ánh của người dân, giám sát thực
hiện quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, tổ chức khen thưởng, động
viên kịp thời những tấm gương tốt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
7


- Tại Trung tâm và Trạm Y tế tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo
đức nghề nghiệp của cán bộ y tế theo Chỉ thị 03/CT-BYT về việc tăng cường các
giải pháp thực hiện tốt quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Quyết định 2151/QĐ-BYT.
Tuy nhiên chất lượng khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế và Trạm Y tế
chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhân dân do triển khai các dịch vụ
kỹ thuật ít,.. nên tổng số bệnh nhân tới khám và điều trị còn thấp. Tại trung tâm Y
tế, trong 6 tháng đầu năm: tổng số lượt bệnh nhân khám bệnh là 14.853 (đạt
37,1%), số lượt điều trị nội trú là 2.394 (đạt 48%), Công suất sử dụng Giường
bệnh 97%, Ngày điều trị Trung bình: 6,5. (Phụ lục 3).

2. Phát triển kỹ thuật (Lâm sàng, cận lâm sàng)
Trong 6 tháng đầu năm 2016 đơn vị chưa phát triển được thêm các kỹ thuật
về lâm sàng và cận lâm sàng.
3. Nâng cao Y đức, thái độ phục vụ tiến tới sự hài lòng của người bệnh;
thực hiện quy chế bệnh viện.
- Ban Giám đốc, cấp ủy và Công Đoàn đã quán triệt sâu rộng, tổ chức tuyên
truyền về Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và
các văn bản quy định khác của ngành.
- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, y đức, tinh thần, thái
độ phục vụ người bệnh cho cán bộ, công chức, viên chức. Chống các biểu hiện
tiêu cực làm xói mòn đạo đức, lối sống của người thầy thuốc. Xây dựng môi
trường đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau trong cán bộ, nhân viên toàn ngành. Đẩy
mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc "học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh".
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy
chế bệnh viện.
- Duy trì hoạt động của hòm thư góp ý và đường dây nóng, kịp thời nắm bắt
phản ánh và ý kiến đóng góp của người dân.
- Phân công cán bộ làm công tác đón tiếp với nhiệm vụ đón tiếp, hướng
dẫn, chỉ dẫn người bệnh, gia đình người bệnh khi đến bệnh viện.
III. Trọng tâm công tác y tế 6 tháng cuối 2016
1. Triển khai có hiệu quả hoạt động Khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tập trung thu dung và điều trị nhân đạt chỉ
tiêu, kế hoạch đề ra.
2. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện tốt các Chương
trình mục tiêu Y tế Quốc gia. Không để dịch lớn xẩy ra và lây lan trên địa bàn
huyện.
3. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia
về Y tế; trình Sở Y tế và các cấp có thẩm quyền thẩm định và công nhận xã đạt

Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế trong tháng 10/2016.

8


B. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2016.
1. Ưu điểm
Trung tâm Y tế ABCD cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2016
mà cấp trên giao phó. Đảm bảo tốt công tác Khám chữa bệnh, cấp cứu và điều trị
kịp thời cho người dân, không để xảy ra tai biến trong công tác chuyên môn. Làm
tốt công tác Y tế dự phòng và chương trình mục tiêu Y tế quốc gia, không để dịch
bệnh bùng phát và lây lan trên địa bàn huyện.
2. Hạn chế, tồn tại, nguyên nhân
* Hạn chế, tồn tại
- Chất lượng khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện còn nhiều hạn chế.
Tổng số bệnh nhân tới khám bệnh và điều trị còn thấp. Việc trả kết quả cận lâm
sàng và kê đơn thuốc điều trị Ngoại trú cho bệnh nhân, sự hài lòng của người
bệnh do công tác đón tiếp cũng như chất lượng Khám chữa bệnh chưa cao và bền
vững, kỹ năng tư vấn của cán bộ Y tế chưa tốt.
- Công tác tiếp đón, làm thủ tục hành chính, lập hồ sơ vào viện điều trị cho
người bệnh còn chậm, chưa đồng bộ từ Khoa khám bệnh đến Khoa điều trị.
- Chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại một số Trạm Y tế xã, thị trấn chưa
cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân do thiếu cán bộ có chất lượng
chuyên môn.
- Hoạt động giám sát, chỉ đạo Trạm Y tế chưa được thực hiện thường
xuyên.
- Công tác Y tế dự phòng còn chưa được triển khai đồng bộ, toàn diện. Việc
triển khai hoạt động một số chương trình như: Y tế lao động, truyền thông giáo
dục sức khỏe,... còn gặp nhiều khó khăn.
* Nguyên nhân

- Khách quan:
+ Tiếp nhận chuyển giao phần mềm quản lý Khám chữa bệnh của VNPT
còn gặp nhiều bất cập.
+ Nguồn nhân lực còn thiếu nhiều so với quy định do đó chưa kịp thời đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ và quy mô giường bệnh của TTYT ABCD.
+ Nhu cầu của người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng cao.
Đồng thời chính sách thông tuyến BHYT cũng gây một số khó khăn cho đơn vị
do là đơn vị mới hình thành, đang còn hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật cũng như
cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Chủ quan:
+ Thiếu Bác sỹ có trình độ chuyên khoa sâu như: Hồi sức cấp cứu, Nhi
khoa, Truyền nhiễm, Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Đông Y,...
+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Y tế chưa đáp ứng được nhu
cầu Khám chữa bệnh của nhân dân, chưa đồng bộ, chưa có nhiều kinh nghiệm
chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp.
+ Khả năng thu hút nguồn nhân lực của đơn vị còn nhiều hạn chế, đặc biệt
là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm. Chỉ số thu hút
nhân lực có trình độ cao của đơn vị còn thấp.

9


+ Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, tuy nhiên do nhu
cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi nhu cầu chuyên môn
cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng thời Bệnh viện chưa có dịch vụ kỹ
thuật cao, Phòng khám điều trị theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu người bệnh cho
nên tỷ lệ bệnh nhân tới khám và điều trị còn thấp.
3. Bài học kinh nghiệm
- Cần phải có Kế hoạch đào tạo nhân lực đại học và sau đại học hợp lý, đảm
bảo có nguồn nhân lực làm việc tại đơn vị và nguồn nhân lực đi đào tạo.

- Cần phải siết chặt và có sự giám sát, đánh giá việc thực hiện các Quy
định, quy chế chuyên môn cũng như quy chế đơn vị.
- Cần có định hướng chiến lược cụ thể cho sự phát triển. Việc xây dựng Kế
hoạch cần bám sát nguồn lực và khả năng hiện có của đơn vị.
Phần II
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2017
I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Thuận lợi:
Trung tâm Y tế hoạt động đã đi vào nề nếp, trình độ cán bộ, công chức,
viên chức đang được củng cố và nâng cao, tinh thần thái độ phục vụ và đáp ứng
sự hài lòng của người bệnh ngày càng được cải thiện. Cơ sở vật chất cơ bản đáp
ứng được nhu cầu của bệnh viện hạng III, có đủ khoa và giường bệnh cho bệnh
nhân điều trị đảm bảo không để người bệnh nằm ghép. Công tác ứng dụng khoa
học công nghệ và các khoa học kỹ thuật mới luôn được quan tâm phát triển, triển
khai và áp dụng có hiệu quả.
2. Khó khăn, thách thức:
- Nguồn nhân lực tại đơn vị chưa đảm bảo cho hoạt động của cả Hệ điều trị
và Dự phòng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kinh
nghiệm về làm việc tại đơn vị.
- Đang còn thiếu một số trang thiết bị phục vụ các dịch vụ chất lượng cao
- Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp;
nguy cơ bùng phát dịch, các bệnh không truyền nhiễm xu hướng phát triển, các
bệnh dịch mới, bệnh lạ khó lường trước có tỷ lệ tử vong cao.
- Nhu cầu của người dân trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày
càng cao đòi hỏi ngành Y tế cần có sự nâng cao hơn nữa về chất lượng cũng như
sự phục vụ.
- Các nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ, chương trình mục tiêu
Y tế quốc gia có xu hướng cắt giảm do đó gây khó khăn cho hoạt động của các
Chương trình.
- Thông tuyến trong Khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế; khó khăn trong quản

lý, theo dõi mô hình bệnh tật tại cơ sở.
10


3. Các dự báo:
- Tình hình bệnh tật của nhân dân trên địa bàn huyện khá phức tạp và đa
dạng. Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng, mô
hình dịch bệnh diễn biến trên địa bàn huyện ngày càng khó kiểm soát. Các bệnh
mãn tính ngày càng gia tăng, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng nhiều, nhất là
bệnh Tăng huyết áp và một số bệnh khác như tiểu đường, ung thư... Bên cạnh đó
tai nạn thương tích nói chung, tai nạn giao thông nói riêng ngày càng có xu hướng
tăng cao và khó kiểm soát.
- Trong năm 2017: Trung tâm được hoàn thiện về cơ sở hạ tầng đảm bảo tốt
cho hoạt động chuyên môn.
- Các nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ, chương trình mục tiêu
Y tế quốc gia có xu hướng cắt giảm.
4. Căn cứ xây dựng KH:
- Quyết định 122/QĐ - TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai
đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030;
- Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 04/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế tỉnh XYZ đến 2020;
- Quyết định 97/2010/QĐ.UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh XYZ về
việc “Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới Khám chữa bệnh tỉnh XYZ giai
đoạn 2011 - 2020”;
- Quyết định 2010/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
XYZ về việc Ban hành “Đề án phát triển Y tế Miền tây tỉnh XYZ giai đoạn 20152020”;
- Nghị quyết Đảng bộ Huyện ABCD khoá XXVIII.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao dịch vụ khám, chữa bệnh và Y học dự phòng, hoàn thành các chỉ
tiêu được giao. Nâng cao và cải tiến tinh thần thái độ phục vụ, đổi mới phong
cách, đáp ứng sự hài lòng người bệnh. Thực hiện Bộ tiểu chí đánh giá chất lượng
Bệnh viện phấn đấu cuối năm chấm điểm đạt điểm trung bình ≥2,5.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Công tác khám chữa bệnh:
- Hoàn thành các chỉ tiêu về KCB ngoại trú và điều trị nội trú.
- Hoàn thành việc tiếp nhận chuyển giao và sử dụng có hiệu quả phần mềm
VNPT His.
- Cải tiến qui trình khám bệnh, đơn giản các thủ tục hành chính để giảm
thời gian chờ đợi của bệnh nhân theo quyết định 1313/QĐ-BYT.
- Từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
- Tiếp tục thực hiện chỉ thị 06/CT- BYT, Quyết định 2151/QĐ-BYT của Bộ
Y tế vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh BHYT…
- Hạn chế chuyển viện, chuyển tuyến.
- Thực hiện tốt các ca phẩu thuât ngoại – Sản ( Viêm ruột thừa, Thủng dạ
dày, kết hợp xương, Mổ lấy thai, …) và các phẫu thuật loại I, II, III khác.
11


- Thực hiện tốt các trường hợp cấp cứu nội khoa (Cơn Hen PQ cấp nặng ,
đợt cấp COPD, tai biến mạch máu não….) các chấn thương về ngoại khoa…
- Bước đầu điều trị có hiệu quả các trường hợp sơ sinh bệnh lý (Nhiễm
trùng sơ sinh, vàng da tăng Bilirubin….).
- Triển khai thành công đơn vị Hồi sức cấp cứu – Chống độc.
2.2. Công tác dự phòng:
Triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, không
để dịch xảy ra trên địa bàn. Có biện pháp xử lý, giám sát dập tắt kịp thời khi dịch
bệnh xảy ra, không để dịch lây lan trên diện rộng.
Thưc hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các chương

trình mục tiêu y tế khác, các hoạt động phòng chống bệnh xã hội, phòng chống
thiên tai, thảm họa….
Hoàn thành các chỉ tiêu về sức khỏe sinh sản, cung cấp dịch vụ KHHGĐ,
không để xảy ra tai biến sản khoa cũng như tai biến về KHHGĐ trên địa bàn.
2.3. Công tác Y tế cơ sở, xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế
Các Trạm Y tế xã, thị trấn thực hiện hoàn thành các Chỉ tiêu, nhiệm vụ
được giao về công tác Khám chữa bệnh cũng như Y học dự Phòng.
Trong năm 2017 xây dựng 01 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã, nâng
tổng số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế lên 24/25 xã (đạt 96 %).
3. Các chỉ tiêu chủ yếu:
3.1. Khám chữa bệnh
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Các chỉ tiêu chủ yếu
Giường bệnh kế hoạch
Giường bệnh thực kê
Số lượt khám bệnh
Số bệnh nhân ngoại trú
Số bệnh nhân điều trị nội trú
Ngày điều trị trung bình
Công suất SDGB
Tỷ lệ bệnh nhân chuyển viện


KH
2016
90
161
35.000
24.000
5.000
6,5
90%
6%

Ước
thực
hiện
2016
90
161
31.000
23.000
4.900
6,5
97%
5%

KH
năm
2017
90
161

32.000
24.000
5.000
6,5
100%
5%

3.2. Y tế Dự phòng
TT

Chỉ tiêu

KH 2016

1
2

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động (%)
Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động (%)
Tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi
(%)
Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (%)

100
100

3
4
5


12

Ước thực Kế hoạch
hiện 2016 2017
100
100
68
100

100

100

100

95
92

95
92

96
92


TT
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Chỉ tiêu

KH 2016

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (%)
80
Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết
40
hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (%)
Tuổi thọ trung bình (tuổi)
76
Tỷ suất chết mẹ (100.000 trẻ đẻ ra sống)
0
Tỷ suất tử vong sơ sinh (1.000 trẻ đẻ sống)
1,8
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra
3,8
sống)
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra

1,0
sống)
Quy mô dân số (người)
142.017
Tỷ lệ sinh thô (%)
2,03
Tỷ lệ chết thô (%)
0,9
Mức giảm tỷ lệ sinh (%o)
0,3
Tốc độ tăng dân số (%)
1,1
Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)
107

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân
nặng/tuổi) (%)
20 Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)
Tỷ lệ các trường hợp mắc HIV/AIDS được điều
21
trị( %)
19

Ước thực Kế hoạch
hiện 2016 2017
81
82
40

40


76
0
1,8

76
0
1,8

0,7

1,4

0,14

0,26

141.178
8,01
0,3
0,3
0,5

142.000
1,6
0,9
0,3
1,0

108


107

15,0

13

12,9

0,14

0,14

0,14

90

90

90

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2017
1. Phòng chống dịch bệnh
- Mục tiêu: chủ động giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, ngăn chặn
tối đa tác hại của dịch bệnh.
- Giải pháp:
+ Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch, tăng cường công tác truyền
thông, giáo dục để người dân hiểu và chủ động thực hiện tốt các biện pháp tự
phòng chống bệnh dịch.
+ Chủ động giám sát dịch tễ, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Tăng cường

năng lực hệ thống giám sát dịch bệnh.
+ Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống dịch bệnh, đặc biệt
là các dịch bệnh nguy hiểm, bệnh truyền từ động vật sang người.
+ Xây dựng Phương án về nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang
thiết bị đảm bảo cho công tác phòng chống dịch trong tình huống có dịch xảy ra
trên địa bàn.
+ Thực hiện thông tin báo cáo kịp thời ở toàn hệ thống từ huyện đến xã theo
Thông tư 48/2010/TT-BYT về hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh
truyền nhiễm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh truyền nhiễm.
+ Đẩy mạnh hoạt động công tác tiêm chủng và truyền thông về tiêm chủng
mở rộng.
13


2. Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế
2.1 Chương trình tiêm chủng mở rộng:
+ Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và an toàn tiêm chủng.
+ Chỉ tiêu: Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 95%, tiêm
phòng uốn ván cho phụ nữ có thai trên 80%, phụ nữ sinh đẻ >85%; tiêm VNNB
đạt >95%, tiêm nhắc sởi, DPT >80%.
+ Giải pháp: Thực hiện tốt công tác tiêm chủng thường xuyên; tăng cường
công tác kiểm tra giám sát thực hiện Tiêm chủng mở rộng tại các điểm tiêm trên
địa bàn huyện.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về Tiêm chủng, thực hiện quản lý tốt đối
tượng. Từ đó xây dựng kế hoạch tiêm và nhu cầu Vắc xin, vật tư đảm bảo cho
công tác tiêm chủng.
2.2 Chương trình phòng, chống bệnh lao:
+ Mục tiêu: 100% xã triển khai thực hiện tốt giám sát, phát hiện sớm bệnh
lao và quản lý điều trị tốt nhằm hạn chế nguồn lây trong cộng đồng.
+ Chỉ tiêu: Quản lý điều trị >95% bệnh nhân lao, xét nghiệm phát hiện

bệnh nhân lao đạt tỷ lệ 7-10‰.
+ Giải pháp: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về Phòng chống
và điều trj bệnh Lao. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày “Thế giới phòng
chống lao, 24/3” có hiệu quả. Tăng tỷ lệ khám phát hiện bệnh lao qua giới thiệu
của y tế thôn bản và trạm y tế.
Cải tiến, nâng cao chất lượng Khoa Cận lâm sàng. Tăng cường công tác
giám sát, kiểm tra. Tiếp tục triển khai quản lý điều trị lao đồng nhiễm HIV, phòng
tư vấn lao-HIV. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới phòng chống lao qua đào tạo và
ổn định đội ngũ chuyên trách.
2.3 Chương trình phòng, chống bệnh sốt rét:
+ Mục tiêu: Duy trì có hiệu quả hoạt động chương trình Phòng chống Sốt
rét. Không có bệnh nhân mắc Sốt rét trên địa bàn.
+ Giải pháp: Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới phòng chống sốt rét
từ huyện đến các xã, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế thôn bản
tham gia phòng chống sốt rét.
Tăng cường công tác giám sát dịch tễ, giám sát côn trùng nhất là các xã
vùng trọng điểm; nâng cao chất lượng họat động công tác xét nghiệm để phát hiện
sớm và điều trị kịp thời.
Quản lý, cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân Sốt rét lâm sàng và bệnh nhân đi
từ vùng nguy cơ cao, vùng dịch tễ sốt rét về. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên
truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống sốt rét.
2.4. Chương trình phòng, chống bệnh phong – Da liễu
+ Mục tiêu: Quản lý thực hiện công tác phòng chống phong, không có
thêm bệnh nhân phong mới.
+ Chỉ tiêu: 100% bệnh nhân phong được quản lý, Bệnh nhân mắc mới bệnh
Phong: 0.
+ Giải pháp: Điều tra, giám sát phát hiện bệnh phong 02 xã vùng có nguy
cơ cao; tổ chức khám bệnh da theo kế hoạch, khám phát hiện sớm bệnh phong;
quản lý và điều trị tốt các bệnh lây qua đường tình dục. Tăng cường công tác
14



tuyên truyền phòng chống bệnh phong và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
cho 100% học sinh trường THCS và THPT.
2.5. Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em:
+ Mục tiêu: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân
xuống <13%, thể thấp còi <17%.
+ Giải pháp: Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng
chống suy dinh dưỡng – béo phì. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát suy dinh
dưỡng mỗi năm ít nhất 2 lần/xã. Xây dựng các lớp thực hành dinh dưỡng cho các
bà mẹ và người chăm sóc trẻ. Thực hiện quản lý tốt trẻ em suy dinh dưỡng, béo
phì trên địa bàn.
2.6. Chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng:
+ Mục tiêu: Tăng cường khám phát hiện bệnh nhân mới, quản lý cấp thuốc
điều trị ổn định trên > 80% bệnh nhân tâm thần phân liệt.
+ Giải pháp: Nâng cao chất lượng hoạt động chương trình, đẩy mạnh công
tác kiểm tra giám sát hoạt động tại các xã triển khai Dự án; cung cấp và quản lý
đúng theo các quy định thuốc tâm thần gây nghiện. Nâng cao chất lượng hoạt
động cộng tác viên, chú trọng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tâm thần.
Đẩy mạnh công tác khám phát hiện bệnh nhân tâm thần tại Trạm Y tế xã.
2.7. Chương trình phòng, chống ung thư:
+ Mục tiêu: Triển khai có hiệu quả công tác phòng chống bệnh ung thư tại
cộng đồng. Nâng cao nhận thức cho nhân dân hiểu biết các yếu tố nguy cơ gây
bệnh ung thư giúp thay đổi hành vi, phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư.
- Chỉ tiêu: 100% các xã triển khai chương trình và có cán bộ chuyên trách
được tập huấn chuyên môn.
- Giải pháp: Củng cố mạng lưới cán bộ chuyên trách phòng chống ung thư
từ huyện đến xã; Quản lý, thống kê tỷ lệ mắc các bệnh ung thư, quản lý số bệnh
nhân ung thư đang sống tại cộng đồng.
Tổ chức các hình thức tuyên truyền các kiến thức cơ bản về phòng chống ung

thư; triển khai kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện chương trình thường xuyên.
2.8. Chương trình phòng, chống sốt xuất huyết:
+ Mục tiêu: Không có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trên địa bàn huyện,
giám sát chặt chẽ, kịp thời tình hình diễn biến của dịch.
+ Giải pháp: Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về công
tác Phòng chống Sốt xuất huyết. Triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường,
diệt lăng quăng tại cộng đồng. Nâng cao chất lượng giám sát dịch tễ, giám sát côn
trùng để cảnh báo sớm đáp ứng nhanh, kịp thời.
2.9. Chương trình phòng, chống đái tháo đường:
+ Mục tiêu: Phát hiện sớm các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường để
hướng dẫn điều trị giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây biến chứng.
+ Chỉ tiêu: 90% bệnh nhân ĐTĐ được quản lý; khám sàng lọc ĐTĐ 2000
người.
+ Giải pháp: Tổ chức khám sàng lọc phát hiện đối tượng có yếu tố nguy cơ
mắc bệnh đái tháo đường, tư vấn dinh dưỡng và tập luyện, nhằm làm giảm tỉ lệ
mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng. Triển khai phòng tư vấn đái tháo
đường tại Trung tâm Y tế.
15


2.10. Chương trình phòng, chống tăng huyết áp
+ Mục tiêu: Phát hiện sớm các đối tượng mắc bệnh, quản lý và điều trị tốt
bệnh nhân mắc tăng huyết áp.
+ Giải pháp: Tổ chức khám sàng lọc phát hiện đối tượng có yếu tố nguy cơ
mắc bệnh. Nâng cao chất lương công tác khám và điều trị cho bệnh nhân tại
Trung tâm Y tế. Tuyên truyền giáo dục về phòng tránh Tăng huyết áp, tư vấn cho
người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị để phòng ngừa các tai
biến nguy hiểm do bệnh Tăng huyết áp gây nên. Thực hiện tốt công tác quản lý
đối tượng tại Trạm Y tế.
3. Công tác Khám chữa bệnh

* Mục tiêu:
Thực hiện thu dung và điều trị tốt cho bệnh nhân, nâng cao tinh thần và thái
độ phụ vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Hạn chế được tỷ lệ tử vong và
chuyển tuyến. Thực hiện Bộ tiêu chí Quản lý chất lượng bệnh viện, điểm trung
bình đạt ≥2,5.
* Giải pháp:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu dung người bệnh, cải tiến quy trình khám
bệnh, rút ngắn thời gian chờ khám, tạo thuận lợi cho người bệnh.
- Đẩy mạnh công tác cấp cứu trong viện và ngoại viện, hạn chế bệnh nhân
tử vong và chuyển tuyến.
- Thực hiện tốt quy tắc ứng sử, đổi mới phong cách của nhân viên y tế
hướng tới đáp ứng sự hài lòng người bệnh. Tuân thủ 12 điều y đức và các quy chế
bệnh viện, quy chế chuyên môn.
- Tiếp tục cử cán bộ đi đào tạo các chuyên khoa sơ bộ và chuyên khoa sâu
để đáp ứng với yêu cầu về thực hiện công tác khám chữa bệnh.
- Công tác báo cáo, thống kê, lập kế hoạch hoạt động được duy trì thường
xuyên và chính xác, kịp thời.
- Thực hiện tốt các chính sách đối với người bệnh như BHYT, chế độ bệnh
nhân nghèo, và các chính sách đối với người bệnh.
- Triển khai kịp thời các văn bản của cấp trên, tổ chức kiểm tra, tập huấn,
hội thảo, bình bệnh án, hội chẩn bệnh, họp Hội đồng thuốc và điều trị theo đúng
quy trình và thời gian quy định.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động quy chế chuyên
môn, quy chế bệnh viện, hạn chế tối đa các sai sót chuyên môn.
- Triển khai hoạt động công tác Dược lâm sàng, đảm bảo nâng cao hiệu quả
sử dụng thuốc và điều trị.
- Tiếp tục cải tiến, xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện. Khắc phục những tồn tại của năm 2016, lập kế hoạch cụ thể dựa
theo Bộ tiêu chí và kết quả kiểm tra cuối năm cho năm 2017;
- Đổi mới và củng cố hệ thống tổ chức quản lý chất lượng Bệnh viện, triển

khai các hoạt động can thiệp, cải tiến chất lượng Bệnh viện. Hội đồng quản lý
chất lượng Bệnh viện hoạt động tối đa và xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra các
biện pháp can thiệp sớm để cải cách nâng cao chất lượng Bệnh viện, phấn đấu
chất lượng Bệnh viện theo Bộ tiêu chí tăng > 10% so với năm 2016.
4. Công tác Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
16


+ Mục tiêu: Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản,
duy trì vững chắc xu thế giảm sinh, thực hiện có hiệu quả chính sách dân số kế
họach hóa gia đình. Giảm tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa, nhất là phụ nữ vùng nông
thôn, giảm tỷ lệ tử vong,
+ Chỉ tiêu: tăng tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai: >70 %,
75% phụ nữ từ 15-49 được khám phụ khoa; >90% bà mẹ được thăm khám sau đẻ,
>80% phụ nữ có thai khám đủ 3 lần. Hạn chế tối đa tai biến sản khoa tại đơn vị.
+ Giải pháp: Tăng cường phối hợp hoạt động với Trung tâm Dân sốKHHGĐ trong triển khai truyền thông và các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh
sản và kế hóa gia đình; duy trì tổ chức giao ban Nữ hộ sinh hàng qúy.
Nâng cao chất lượng cung cấp các gói dịch vụ về CSSKSS – KHHGĐ.
Khoa Sản thực hiện tốt công tác thu dung các trường hợp đến sinh và điều
trị tại khoa, sàng lọc và tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu theo
đúng quy định của Bộ Y tế.
Khoa Nhi phối hợp với khoa Sản thực hiện tốt công tác chăm sóc đơn
nguyên sơ sinh, phát huy tối đa tác dụng của lồng ấp, đồng thời nâng cao kiến
thức về cấp cứu trẻ nhi sơ sinh.
Công tác tuyên truyền cho các bà mẹ nuôi con bú và tư vấn dinh dưỡng
nuôi con bằng sữa mẹ được hoạt động thường xuyên.
5. Công tác phòng, chống HIV/AIDS
+ Mục tiêu: Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS, giảm tác hại do HIV/AIDS
gây ra đối với xã hội.
+ Chỉ tiêu: 90% người nhiễm HIV/AIDS được quản lý, 90% người nhiễm

HIV biết được tình trạng bệnh của mình, 90% người biết tình trạng bệnh được
điều trị ARV, 95% phụ nữ có thai được xét nghiệm dự phòng lây truyền Mẹ con.
+ Giải pháp: Thực hiện tốt công tác quản lý và cấp thuốc điều trị bệnh
nhân tại phòng khám – Trung tâm Y tế ABCD. Triển khai công tác tuyên truyền
trong học sinh PTTH, học sinh nghề, các ban ngành đoàn thể. Thông qua mạng
lưới cộng tác viên, giáo dục viên đồng đẳng tăng cường tiếp cận trực tiếp đối
tượng nguy cơ cao, thực hiện tư vấn, khám sàng lọc phát hiện HIV.
Nâng cao chất lượng hoạt động phòng khám và điều trị ngoại trú ARV, tiếp
tục triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
6. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Mục tiêu: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe
nhân dân, giảm ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
+ Chỉ tiêu: Quản lý 90% cơ sở thực phẩm trên địa bàn (kể cả thức ăn
đường phố); 90% cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm có giấy phép kinh doanh
đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; khống chế tối đa ngộ độc thực phẩm.
+ Giải pháp: Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, phổ biến triển khai
thực hiện Luật an toàn thực phẩm và công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiển khai có hiệu quả tháng hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm. Huy động sự
phối hợp của các cấp, các ngành đặc biệt là chính quyền địa phương trong quản lý
và thanh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường hiệu quả hoạt động của
mạng lưới cộng tác viên an toàn VSTP, công tác kiểm tra ở các xã, thị trấn.
7. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em
17


- Mục tiêu:
Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh thông qua cải thiện tình trạng sức khỏe
bà mẹ và trẻ sơ sinh, ưu tiên các xã còn nhiều khó khăn, các nhóm đối tượng dẽ bị
tổn thương đặc biệt phụ nữ nghèo, phụ nữ và trẻ sơ sinh, người dân tộc thiểu số.
- Giải pháp:

+ Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại
Khoa sản. Tập trung đào tạo cán bộ theo kíp đáp ứng yêu cầu của từng gói dịch vụ
kỹ thuật về cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh (phẫu thuật cấp cứu sản khoa;
chăm sóc, điều trị, cấp cứu và hồi sức sơ sinh).
+ Nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ về Y học dự phòng và Khám
chữa bệnh phục vụ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
+ Tham mưu cho UBND huyện huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã
hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào công tác chăm sóc sức
khỏe bà mẹ, trẻ em.
+ Tâp huấn, đào tạo cho đội ngũ làm công tác thống kê, báo cáo nhằm nâng
cao chất lượng báo cáo.
+ Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc thực hiện tin
học hóa hệ thống thống kê báo cáo.
+ Duy trì nguồn cung các thuốc cần thiết cho phụ nữ có thai, bà mẹ và cho
trẻ sơ sinh, đặc biệt là các thuốc cấp cứu ở tuyến xã.
+ Cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông
trên các phương tiện truyền thông tại đơn vị. Kết hợp giữa truyền thông tại cộng
đồng và truyền thông tại các cơ sở cung cấp dịch vụ. Đào tạo kỹ năng truyền
thông trực tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ các tuyến và truyền thông
viên tại cộng đồng.
8. Một số chương trình y tế khác:
* Chương trình y tế học đường:
- Mục tiêu: Thực hiện có hiệu quả hoạt động công tác Y tế học đường, từ
đó giảm thiểu mắc các bệnh liên liên quan đến học đường góp phần nâng cao sức
khỏe, tinh thần và trí tuệ cho trẻ học tập tốt hơn.
- Chỉ tiêu: 100% học sinh các Trường trên địa bàn được Khám sức khỏe định
kỳ; 90% các trường học trên địa bàn được kiểm tra điều kiện vệ sinh trường học.
- Giải pháp: Tiếp tục duy trì công tác khám phát hiện bệnh cho học sinh
các trường học; đẩy mạnh công tác kiểm tra Y tế trường học; Tăng cường công
tác truyền thông về bệnh học đường, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Phòng chống

HIV/AIDS đối với học sinh, nhà trường.
* Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường:
- Mục tiêu: Nâng cao tỷ lệ Hộ gia đình sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp
vệ sinh trên địa bàn huyện.
+ Chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh trên 80 % và tỷ lệ
hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh trên 70 %.
- Giải pháp: Phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường; phối hợp kiểm
tra vệ sinh môi trường, kiểm tra tình hình thu gom, xử lý rác thải tại các chợ, khu
18


vực công cộng; tham gia triển khai tốt các tuần lễ bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh
công tác tiếp thị vệ sinh tại các xã.
Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân xây dựng, bảo quản và sử dụng tốt
nguồn nước sạch, sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
* Chương trình An toàn vệ sinh lao động:
+ Chỉ tiêu: Đảm bảo 80 % doanh nghiệp phân cấp được quản lý được
hướng dẫn các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Khám sức khỏe định kỳ, đo
kiểm môi trường hàng năm 20 % doanh nghiệp.
+ Giải pháp: Tăng cường quản lý lập hồ sơ vệ sinh lao động; triển khai
tuần lễ An toàn lao động-PCCN có hiệu quả; phối hợp liên ngành kiểm tra về vệ
sinh lao động. Phát huy có hiệu quả các Trang thiết bị đã được trang cấp.
Triển khai quản lý công tác an toàn lao động các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại xã Nghĩa Long, Nghĩa Lộc.
9. Công tác quản lý chỉ đạo, hoạt động y tế xã:
- Mục tiêu:
+ Trong năm 2017 xây dựng 01 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai
đoạn 2015 – 2020 do Bộ Y tế ban hành nâng tổng số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia
về Y tế lên 24/25 Trạm (đạt 96%).
+ Phấn đấu 60% Trạm Y tế xã, thị trấn có Bác sỹ công tác;

+ Nâng cao chất lượng hoạt động các Trạm Y tế xã, thị trấn.
- Giải pháp:
+ Xây dựng các văn bản chỉ đạo trong công tác xây dựng Trạm Y tế xã, thị
trấn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế cũng như trong hoạt động chuyên môn;
+ Tiếp tục thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế về việc cử Bác sỹ tăng cường
cho tuyến xã đối với các Trạm Y tế xã chưa có Bác sỹ;
+ Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn, công tác quản lý
cho cán bộ Trạm Y tế;
+ Thực hiện giám sát thường xuyên hoạt động của Trạm Y tế các xã, lồng
ghép hoạt động giám sát trong hoạt động của các Chương trình mục tiêu Y tế
Quốc gia;
+ Hỗ trợ về chuyên môn, trang cấp, bổ sung một số trang thiết bị phục vụ
công tác chuyên môn cho Trạm Y tế xã;
+ Tham mưu cho cấp trên về công tác xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang
thiết bị.
10. Một số công tác khác:
10.1. Công tác Kế hoạch:
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch: Công
tác Khám chữa bệnh, Phòng chống dịch bệnh, Phòng chống thiên tai thảm họa;
phòng chống tai nạn thương tích; chương trình mục tiêu y tế Quốc gia và các
chương trình y tế khác….
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược của Trung tâm,
các đề án dự án đã được phê duyệt.
- Củng cố công tác thống kê Y tế từ Trung tâm đến cơ sở; từng bước hoàn
thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn.
- Giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế năm 2016.
19


10.2. Công tác Tổ chức cán bộ và đào tạo:

- Xây dựng kế hoạch về công tác đào tạo cụ thể tùng chuyên ngành và từng
loại hình đào tạo: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho cả năm. (Phụ lục 2)
- Cử cán bộ tham gia đầy đủ các Chương trình đào tao, tập huấn do Sở Y tế
và các đơn vị Y tế tuyến trên tổ chức.
- Liên hệ, phối hợp với các trường đại học Y trong cả nước về việc tiếp nhận
nguồn nhân lực tuyển dụng đặc biệt là thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao
và liên kết đào tạo.
- Đào tạo tại chỗ theo hình thức cầm tay chỉ việc đối với Trạm Y tế xã;
- Mở các lớp đào tạo, đào tạo lại tại Trung tâm cho cán bộ tuyến xã và Trung
tâm Y tế như: TCMR, kỹ năng truyền thông GDSK, Tin học, Kỹ năng giao tiếp
ứng xử và đạo đức nghề nghiệp...
10.3. Công tác Thanh tra, kiểm tra:
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Trạm Y tế các xã, thị trấn.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra công tác An toàn vệ
sinh thực phẩm và Y dược tư nhân theo Kế hoạch.
10.4. Công tác tài chính:
- Quản lý sử dụng tốt các nguồn ngân sách của nhà nước, viện phí, dự án và
các nguồn kinh phí khác, đảm bảo công bằng, minh bạch, công khai.
- Hoạt động tài chính có hiệu quả, tăng ngân sách hoạt động năm, phấn đấu
tăng thu ngân sách so với năm 2016 từ các nguồn thu hợp pháp của đơn vị. Thực
hiện các hoạt động dịch vụ có hiệu quả và đúng quy chế.
- Thực hiện tốt các chính sách khám, chữa bệnh cho người bệnh có BHYT và
các đối tượng khác, hạn chế tối đa vượt trần, vượt quỹ.
- Tổ chức triển khai thu viện phí đúng theo quy định, đảm bảo công khai
minh bạch.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính đối với Trạm Y tế xã, thị trấn.
10.5. Công tác Dược, trang thiết bị, xây dựng cơ bản:
- Chủ động xây dựng danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao theo
danh mục đấu thầu đã được phê duyệt; Tổ chức đấu thầu thuốc theo đúng quy
định. Thực hiện quy trình kiểm nhập thuốc – vắc xin, bảo quản, xuất thuốc, cấp

phát thuốc theo quy định, quản lý sử dụng thuốc gây nghiện, tiền chất dùng làm
thuốc hướng thần tốt. Cung ứng thuốc, vật tư, thiết bị y tế đầy đủ kịp thời cho
người bệnh nội trú, ngoại trú có BHYT, thực hiện kiểm kê thuốc định kỳ, đảm
bảo không có thuốc quá hạn. Theo dõi quản lý tác dụng không mong muốn của
thuốc trong Bệnh viện. Hội đồng thuốc được duy trì hoạt động thường xuyên có
hiệu quả. Tổ thông tin thuốc hoạt động đều đặn và kịp thời. Triển khai hoạt động
công tác dược lâm sàng tới các Khoa, phòng có hiệu quả và có báo cáo hàng
tháng cho Ban Giám đốc.
- Các khoa, phòng chủ động có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị
và cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu điều trị và thu dung người bệnh.
10.6. Công tác triển khai, áp dụng công nghệ thông tin:
Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Chuyên
môn như: Khám chữa bệnh, báo cáo bệnh truyền nhiễm, quản lý tài chính, dược.
Tập huấn, đào tạo kỹ năng tin học cho cán bộ Trung tâm và Trạm Y tế xã.
20


10.7. Công tác An ninh - quốc phòng, bảo vệ chính trị nội bộ:
- Tăng cường sự quản lý, lãnh đạo của Cấp ủy, Ban Giám đốc đối với công tác
an ninh Quốc phòng - bảo vệ chính trị nội bộ. Chấp hành nghiêm nguyên tắc tập
trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nâng cao năng lực điều hành.
- Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho Đảng viên, cán bộ
viên chứctrong đơn vị. Gắn công tác An ninh Quốc phòng – Bảo vệ chình trị nội
bộ với giáo dục chính trị, tư tưởng; quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Thực
hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương đơn vị.
10.8. Nghiên cứu khoa học:
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng chất lượng các đề tài
nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến khoa học kỹ thuật.
- Tổ chức sinh hoạt Hội đồng Khoa học kỹ thuật định kỳ tại Trung tâm Y tế
01 lần/ Quý, ở các Trạm Y tế duy trì chế độ sinh hoạt chuyên môn.

10.9. Quy chế hoạt động, quy chế dân chủ:
- Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các Quy chế của đơn vị như Quy
chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Nắm bắt và sửa đổi kịp thời khi phát sinh các vướng mắc trong quá trình
thực hiện.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của lãnh đạo:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và điều hành hệ thống y tế
tuyến huyện để thực hiện thành công bản Kế hoạch này.
- Thực hiện giám sát, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời đảm bảo các giái
pháp/ hoạt động được triển khai có hiệu quả.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động và triển khai phương hướng
nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, cuối năm và các cuộc vận động thi đua khác.
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện khoa, phòng bộ phận:
- Các Khoa, Phòng chức năng, các Trạm y tế xã, thị trấn trong toàn huyện
căn cứ kế hoạch hoạt động y tế năm 2016, xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết và
bàn các giải pháp, tổ chức triển khai kế hoạch đạt mục tiêu, chỉ tiêu của đơn vị.
- Tổ chức đánh giá, báo cáo số liệu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đều
đặn đúng theo quy định. Các khoa, phòng báo cáo số liệu hàng tháng, 3, 6, 9,12
tháng về phòng Kế hoạch tổng hợp để tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định.
- Chủ động xây dựng kế hoạch khám cộng đồng và thực hiện luân phiên có
thời hạn bác sỹ đến hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới theo quy định.
- Triển khai, lập kế hoạch, thực hiện các chương trình do Sở Y tế và các cơ
quan ban ngành tổ chức, phát động.

21


Phần IV

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
- Phê duyệt bổ sung biên chế cho đơn vị đầy đủ theo quy định tại Thông tư
08/2007/TTLT.BYT - BNV ngày 05/6/2007, để đơn vị đảm bảo nhân lực hoàn
thành nhiệm vụ cấp trên giao phó.
- Đề nghị UBND tỉnh, Sở Y tế và UBND huyện hỗ trợ trang cấp hoặc điều
chuyển từ các đơn vị khác cho Trung tâm Y tế ABCD một số loại trang thiết bị
thiết yếu như sau: Máy thở, Máy kéo dãn cột sống, Máy sấy thuốc, Máy sắc
thuốc, Máy Monitoring, Bơm tiêm điện, Máy nội soi tiêu hóa, Máy Xquang kỹ
thuật số.
- Cấp kinh phí mua sắm Trang thiết bị văn phòng khi tiếp nhận cơ sở vật
chất xây dựng đưa vào sử dụng vào năm 2017.
2. Sở Y tế XYZ
- Sở Y tế và các đơn vị Y tế và các đơn vị Y tế tuyến tỉnh tiếp tục tăng
cường công tác hỗ trợ chuyên môn cho đơn vị theo Đề án 1816.
3. Ủy ban nhân dân huyện
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng để sớm đưa vào sử dụng, phục
vụ tốt nhất cho nhu cầu của nhân dân. Tăng cường công tác giám sát đối với quá
trình xây dựng các phòng chuyên môn như: Xquang, Xét nghiệm, Phòng Mổ,…
đảm bảo các tiêu chuẩn về bức xạ, tiêu chuẩn vệ sinh theo đúng quy định của Bộ
Y tế./.

Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Sở Y tế;
- UBND huyện,
- Ban Giám đốc;
- Các Khoa, Phòng, Trạm Y tế;

- Lưu VT, KHTH./.

Vi Văn Quế

PHỤ LỤC 1
CƠ CẤU NHÂN LỰC
1. Nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện: (Tính đến hết ngày
30/5/2016)
Năm 2016 Trung tâm Y tế hoạt động theo hệ thống gồm 14 khoa phòng và
tổng số cán bộ viên chức làm việc tại TTYT: 99 người/106 biên chế được phê
duyệt.

22


Chức danh
1. Bác sỹ CKII
2. Bác sỹ CKI
3. Bác sỹ đa khoa
4. Bác sỹ Y học cổ truyền
5. Bác sỹ Y học dự phòng
6. Cử nhân Y tế công cộng
7. Dược sĩ đại học
8. Cử nhân Điều dưỡng
9. Đại học khác
10. Y sĩ đa khoa
11. Y sĩ Đông Y
12. Hộ sinh Trung học
13. Cao đẳng điều dưỡng
14. Trung học điều dưỡng

15. Cao đẳng điều dưỡng PS
16. Dược sĩ Trung học
17. Kỹ thuật viên đại học
18. Kỹ thuật viên cao đẳng
19. Kỹ thuật viên Trung học
Tổng cộng

Số lượng
2
7
10
1
3
3
3
3
9
20
1
1
13
5
6
3
1
3
5
99

Ghi chú


01 học CKI Dược

07 YSĐK đang học BSĐK
01 YSĐY đang học BSYHCT

+) Tổng số nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68: 12 người bao gồm: (04
Bảo vệ kiêm trông giữ phương tiện, 02 lái xe, 01 cán bộ hành chính phục vụ. 04
Nhân viên vệ sinh và hộ lý, 01 Kỹ thuật điện nước).
2. Nguồn nhân lực tại TYT: 141/144 biên chế
Chức danh
1. Bác sỹ đa khoa
2. Bác sỹ Y học Dự phòng
3. Y sĩ đa khoa
4. Y sĩ Đông Y
5. Y sĩ sản nhi
6. Hộ sinh Trung học
7. Điều dưỡng Sơ cấp
8. Điều dưỡng Trung cấp
9. Cao đẳng điều dưỡng PS
10. Dược sĩ Trung học
Tổng cộng

Số lượng
12
1
38
10
14
18

5
35
2
6
141

23

Ghi chú

05 YSĐK đang học BSĐK
02 YSĐY đang học BSYHCT


24


PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NĂM 2017
1. Trung tâm Y tế

Đào tạo chuyên môn dài hạn

BSCKI
1(CĐHA,
1 (HSCC)

CKI
YTCC


CNĐD

1

CĐĐD

HSCĐ


Dược

KTV


5

1

1

1

Đào tạo
CM
ngắn
hạn
Tham
dự các
lớp tập
huấn CB


15

Đào tạo khác

Tổng

CT

QL
NN

QL
BV

2

2

3

30

2. Trạm Y tế xã, thị trấn
Đào tạo CM
ngắn hạn

Đào tạo khác



Dược

Tham dự các
lớp tập huấn CB

CT

QLNN

5

40

2

2

Đào tạo chuyên môn dài hạn
Bác sỹ
2

CĐ ĐD

HSCĐ

25

Tổng
51



×