Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD.
1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc bồi dưỡng.
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục tư tưởng,
đạo đức, các em vừa được bồi dưỡng và phát huy năng khiếu vừa có ý thức
học tập và học tập nghiêm túc các môn học khác.
- Phải có kế hoạch bồi dưỡng và nghiên cứu, soạn nội dung bồi
dưỡng một cách cụ thể.
- Phải động viên được sự quan tâm của tập thể học sinh, nhất là giúp
đỡ ,động viên của gia đình đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời
bản thân học sinh, phải phát huy được vai trò tích cực đối với việc học tập .
2. Nắm chắc kiến thức, nội dung chương trình và nôi dung thi.
* Trước hết giáo viên dạy bộ môn phải nắm vững chương trình, nội
dung sách giáo khoa, trọng tâm và yêu cầu trong giờ dạy.
Ở lớp 8,9: Nội dung giảng dạy gồm 2 phần ( Đạo đức và pháp luật).
- Mỗi bài dạy gồm 3 phần:
+ Đặt vấn đề
+ Nội dung bài học.
+ Bài tập.
* Đối với những bài học đạo đức cần thực hiện 4 yêu cầu trong giờ
dạy
- Cung cấp kiến thức: khái niệm, những biểu hiện đúng, biểu hiện
trái với đạo đức, ý nghĩa, trách nhiệm của nhà nước và công dân.
- Bồi dưỡng ý thức và đạo đức cho học sinh.
- Hình thành tình cảm, đạo đức cho học sinh.
- Hình thành ở học sinh ý chí đạo đức.
Cần tận dụng những tri thức đã có ở học sinh, sau đó giáo viên hệ
thống củng cố, lý giải và nâng cao ( Lưu ý: kết quả bài dạy đạo đức thể
hiện ở hành vi đạo đức của học sinh)
* Đối với những bài giảng dạy về pháp luật: cần chỉ rã đau là nội
dung và đâu là hình thức của pháp luật. Cần lưu ý 3 yêu cầu trong giờ dạy:
- Cung cấp, củng cố kiến thức pháp luật cho học sinh.
- Bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho học sinh.
- Rèn kỹ năng, thói quen chấp hành pháp luật ở học sinh. Vì Thực
hiện mục đích dạy pháp luật là dạy hiến pháp để nâng cao hiểu biết, ý thức
thực hiện pháp luật của công dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp
quyền. Mọi người sống và làm việc theo pháp luật, đảm bảo kỷ cương, trật
tự xã hội, tiến tới gia đình hạnh phúc, dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
* Giảng dạy bộ môn GDCD phải làm rõ mối quan hệ qua lại giữ đạo
đức và pháp luật. Đạo đức là cơ sở, tiền đề cho học sinh nắm bắt pháp luật,
còn pháp luật nhằm củng cố, bảo vệ và làm rõ thêm các chuẩn mực đạo
đức.
* Xác định được nội dung thi học sinh giỏi.
Theo quy định của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hàng năm vẫn
triển khai nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ môn học trong năm thì nội dung
thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 là chương trình học kỳ II lớp 8 và
chương trình lớp 9 đến thời điểm thi. Giáo viên cần nắm chắc nội dung này
để có kế hoạch dạy trên lớp cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ GDCD.
GDCD không phải là bộ môn học sinh quan tâm. Nên theo tôi điều
đầu tiên khi bước vào lớp học chúng ta phải tạo cho các em một sự thoải
mái, vui tươi. Có thể đó là một nụ cười đầy thân thiện cho buổi đầu tiên
gặp mặt và cũng có thể là những câu chuyện vui tươi hóm hỉnh hay những
lời nói từ tốn nhẹ nhàng đầy cuốn hút. Trên bục giảng người giáo viên còn
là một nhà tâm lý chúng ta phải chịu khó lắng nghe các em nói, tìm hiểu
những điều các em đang muốn, giải thích những vướng mắc của các em,
tạo nên sự gần gũi thân thiết với các em .Đây là lứa tuổi đang phát triển
nhân cách các em đang ngày càng hoàn thiện bản thân mình và ở tuổi của
các em sẽ có một bệnh gọi là “ Thần tượng ”. Các em sẽ thần tượng một ai
đó có thể là giáo viên, trên thực tế có nhiều em không thích học môn học
ấy nhưng vì em rất ấn tượng và đã “ Thần tượng ” giáo viên dạy môn đó
nên em đã cố gắng học tập thật tốt. Có thể các em thần tượng giáo viên
mình ở một khía cạnh nào đó như khả năng giảng bài cuốn hút, sự hiểu biết
uyên bác hay luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư học sinh, luôn giúp đỡ
học sinh lúc gặp khó khăn hay một tài năng nào đó chẳng hạn. Chính vì lẽ
ấy ấn tượng ban đầu của học sinh đối với người giáo viên cũng rất quan
trọng ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em. Tại sao em lại thích học
bộ môn này? Tại vì em thích giáo viên dạy môn này cô ấy rất vui, học giờ
của cô em không thấy chán và lớp em cũng vậy rất thích tiết học do cô
dạy!
Qua những lời tâm sự của học sinh phần nào thấy được vai trò của
việc tạo hứng thú trong tiết học có sức ảnh hưởng đến động cơ học tập của
học sinh.
4. Phát hiện khả năng học sinh và tổ chức bồi dưỡng.
* Phát hiện khả năng:
Đây là công việc đầu tiên của người giáo viên dạy bồi dưỡng. Mỗi
giáo viên phải nắm được năng lực của từng học sinh trong đội tuyển: Tiếp
thu bài và vân dụng tốt, có trí nhớ tốt, học thuộc bài, nắm chắc kiến thức
bài học, năng lực diễn đạt,...Công việc này được tiến hành bằng cách giáo
viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp. Sau khi đã có bài giáo
viên chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả, phân loại chất lượng học sinh
để có kế hoạch bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy người thầy phải quan
tâm theo dõi để nắm được sự cố gắng và sự phát triển đặc biệt của học
sinh. Từ đó có biện pháp động viên, khuyến khích để học sinh phát huy
năng lực cá nhân; sau đó lựa chọn những học sinh có năng lực để bồi
dưỡng. Cụ thể là ngoài bài tập sách giáo khoa thì sau mỗi bài dạy giáo viên
giao thêm cho học sinh những bài tập có nâng cao. Bên cạnh đó phải tăng
cường kiểm tra, đánh giá, động viên, khích lệ học sinh.
Sau khi phát hiện được những học sinh có khả năng lập danh sách các
đội tuyển. Từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy.
* Lập kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng:
- Đầu năm trên cơ sở kế hoach nhà trường, giáo viên xây dựng kế
hoạch chuyên môn của cả năm, cụ thể hóa từng tháng, từng tuần. Giáo viên
xây dựng kế hoạch cá nhân với các chỉ tiêu cụ thể, kế hoạch giảng dạy và
kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch thi chon đổi tuyển.
- Họp với các tổ chuyên môn bàn kế hoạch thực hiện một cách dân chủ.
5. Tiến hành bồi dưỡng.
5.1- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh.
Sở dĩ phải có bước này bởi một yêu cầu đối với học sinh giỏi là phải
nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần nền, rồi mới mở rộng kiến thức
và những hiểu biết ngoài xã hội. Đây là biện pháp có tính phương pháp,
thậm chí gần như một nguyên tắc trong dạy học cho học sinh giỏi.
5.2 - Cung cấp những kiến thức về pháp luật và hiểu biết xã hội.
* Kiến thức về pháp luật.
Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy, ở lớp 8 và lớp 9 học sinh
được học những kiến thức về pháp luật. trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp
huyện và thành phố thì kiến thức về pháp luật cũng chiếm số điểm khá
nhiều trong bài thi. Nếu học sinh chỉ nắm kiến thức trong sách giáo khoa
không thì chưa đủ. Giáo viên cần cung cấp, mở rộng cho học sinh như
Hiến pháp và những Điều luật mới được bổ sung.
* Những hiểu biết xã hội.
Vấn đề xã hội cũng không thể thiếu trong quá trình giảng dạy GDCD
và đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây chính là sự mở rộng kiến thức
từ bàì học và sự liên hệ ngoài xã hội của học sinh. Vấn đề xã hội thì nhiều
nhưng giáo viên phải biết chọn lựa những vấn đề mang tính thời sự mà cả
xã hội đang quan tâm như: Vấn đề an toàn giao thông, môi trường, văn
hóa, tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ và các chất độc hại…Hầu như
năm học nào cũng vậy các đề thi đều có một phần kiến thức về hiểu biết xã
hôi. Năm học 2010-2011 đề thi thành phố hỏi về giao thông cụ thể là cách
đi trên đường có vòng xuyến. Năm học 2011- 2012 đề thi hỏi về di sản văn
hóa và những di sản phi vật thể, năm học 2012- 2013 đề thi có hỏi về việc
sửa đổi Hiến pháp. Tôi thấy những vấn đề trên được hỏi trong đề thi đều
mang tính thời sự ở thời điểm đó. Chính vì vậy giáo viên dạy cần nắm chắc
điều này, thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức xã hội để bổ
sung cho bài dạy của mình. Việc làm này không chỉ phục vụ cho công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi mà nó còn là việc làm cần thiết cho giờ học
GDCD
5.3 - Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài.
Sau khi cung cấp những kiến thức cơ bản và kiến tức mở rộng, giáo
viên tiến hành hướng dẫn học sinh kỹ năng phương pháp làm bài. Giáo
viên cần hướng dẫn cụ thể từng bước cho học sinh bởi tuy là học sinh giỏi
nhưng ngay cả những cách trình bày kiến thức học sinh cũng còn có nhiều
vướng mắc. Một số giáo viên và học sinh vẫn nhầm tưởng việc trình bày
giống như môn Ngữ văn. Bài viết của các em có bố cục: mở bài, thân bài,
kết luận, diễn đạt bằng những lời văn hoa mĩ mà quên đi việc trình bày ý.
Chính vì thế mà nhiều em học sinh có khả năng viết tốt, nhưng không có
kỹ năng làm bài thi theo đặc trưng bộ môn nên bài làm mất nhiều thời
gian, viết dài mà không hiệu quả. Vì vậy mà giáo viên phải dành một
khoảng thời gian nhất định hướng dẫn học sinh cách làm bài.
VD trong đề thi hỏi câu hỏi: Thế nào là tệ nạn xã hội? Chúng có tác
hại như thế nào? Theo em những nguyên nhân nào khiến con người sa vào
tệ nạn xã hội? Hãy nêu những quy định cơ bản của pháp luật về phòng
chống tệ nạn xã hội?
Học sinh chỉ cần trả lời đầy đủ các ý sau:
* Tệ nạn xã hội:
Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt đối với
đời sống xã hội.
* Tác hại:
- Làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Gây rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
- Là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS.
* Nguyên nhân:
- Chủ quan:
+ Lười lao động, ham chơi, đua đòi với bạn bè xấu.
+ Do tò mò, thiếu hiểu biết về tác hại của tệ nạn xã hội.
- Khách quan:
+ Do hoàn cảnh éo le, cha mẹ nuông chiều, buông lỏng việc giáo dục
con cái.
+ Do các tiêu cực trong xã hội, bị dụ dỗ, bị ép buộc hoặc khống
chế.
+ Do bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê mà không biết tự chủ.
* Những qui định của pháp luật:
- Cám đánh bạc dưới mọi hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh
bạc.
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ
chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Người
nghiện ma túy bắt buộc phải đi cai nghiện.
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm…
- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các
chất kích thích có hại cho sức khỏe.
- Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em
sử dụng
Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu, chính xá là các em sẽ có điểm tối
đa.
5.4 - Tìm hiểu các dạng đề và rèn kỹ năng phân tích đề.
* Các dạng đề thi học sinh giỏi
Đề hỏi về kiến thức cơ bản và vận dụng:
VD:+ Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân thực hiện tự do ngôn luận
của mình như thế nào? Để sử dụng quyền tự do ngôn luận có hiệu quả, công
dân phải làm gì?
+ Bảo vệ hòa bình là gì? Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình?
Để bảo vệ hòa bình, chúng ta phải làm gì?
+ Quyền khiếu nại, tố cáo là gì ? Em sẽ làm gì khi biết bạn em bị
bọn người xấu dụ dỗ, ép buộc ăn trộm tiền của bố mẹ, để theo chúng ăn
chơi, cờ bạc ?
+ Hợp tác là gì? Trong cuộc sống, hợp tác có lợi như thế nào?
Trong giờ kiểm tra, do ngồi cạnh nhau nên Tùng và Tú đã giúp đỡ, hỗ trợ
nhau hết mình để hoàn thành đề bài. Theo em, điều đó có được coi là hợp
tác hay không? Tại sao?
* Dạng bài tập tình huống
VD: + Khi phát hiện thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Lam vượt quá thẩm quyền, ông
Lân (hàng xóm nhà chị Lam) đã viết đơn khiếu nại Quyết định trên của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện.
a. Theo em trong trường hợp trên ông Lân khiếu nại là đúng hay
sai? Vì sao?
b. Em hãy cho biết thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo?
+ Hậu lười học nên thường xuyên bị điểm kém. Mỗi lần nhận bài
kiểm tra, cậu ta lại tỏ ý bực tức và oán trách cô giáo quá khắt khe. Thấy
vậy, bạn Lan cùng tổ nói: “Cậu hãy chú ý nghe cô giáo giảng và chăm chỉ
làm bài tập, cô sẽ cho cậu điểm tốt ngay thôi. Cô nghiêm khắc thì cậu mới
tiến bộ được chứ!”
Hỏi:
a. Em hãy nhận xét thái độ và việc làm của Hậu ?
b. Em có tán thành ý kiến của Lan không? Vì sao?
* Dạng bài tập điền khuyết
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây:
Hiến pháp năm 1992:
Điều 54: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ…..trở
lên đều có quyền……và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền……
vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của……”
* Dạng bài phân tích, chứng minh
+ Trong bối cảnh quốc tế hiện nay đang đứng trước những vấn đề
bức xúc có tính toàn cầu không có một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự
mình giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất
yếu….”
Bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ nhận định trên?
+ Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn
hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người
xung quanh.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
* Dạng bài trắc nghiệm
Em hãy đánh dấu Đ vào phương án mà em cho là đúng trong các
phương án sau:
1. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ được vượt qua dải phân cách.
2. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải
phân cách
3. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ được vượt qua dải phân cách
ở những nơi ít phương tiện qua lại.
Em đồng ý với ý kiến nào sau
+ Kết hôn khi nam 20 tuổi nữ 18 tuổi trở lên
+ Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm
+ Gia đình chỉ có hạnh phúc khi xây dựng trên cơ sở tình yêu chân
thành
+ Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự gia đình
6b. Các hành vi vi phạm pháp luật sau sẽ phải chịu trách nhiệm pháp
lí nào?
+ Em tán thành hay không tán thành những quan niệm dưới đây ?
(đánh dấu X vào ô tương ứng)
Quan niệm
Tán
thành
Không
tán thành
A. Lao động là một sự bắt buộc và nhàm chán.
B. Không có công việc nào là thấp hèn, chỉ
những người lười nhác, không chịu lao động mới
đáng xấu hổ.
C. Lao động chân tay thì không có gì đáng tự
hào.
D. Người ta không thể sống mà không có lao
động.
E. Nên chọn hình thức lao động nào nhàn hạ mà
có thu nhập cao.
G. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, không phải
lao động.
H. Trẻ em con nhà nghèo mới phải lao động.
* Dạng bài chọn và nối cột A- B
Hãy chọn nội dung ở cột A tương ứng với cột B.
A
B
A.
Dù ai nói ngã nói nghiêng
1. Dân chủ
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba
chân.
B.
Bề trên ở chẳng kỉ cương
2. Chí công vô tư
Để cho kẻ dưới lập đường mây
mưa.
C. Quan sơn muôn dặm một nhà
3. Tình hữu nghị và hợp tác
Bốn phương vô sản đều là anh
em
D.
Trống chùa ai vỗ thì thùng
4. Tự chủ
Của chung ai khéo vẫy vùng nên
riêng
Như vậy qua một số dạng đề bài trên ta có thể thấy rằng, đề thi học
sinh giỏi môn GDCD có ở tất cả các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, đáng giá, phân tích và sáng tạo. Vì vậy giáo viên yêu cầu học sinh
khi làm bài phải tuyệt đối theo yêu cầu của đề ra. Học sinh phải đọc thật kỹ
đề để có một cái nhìn khái quát nhất . Chú ý không để sót một chữ nào một
chi tiết nào. Tránh hiểu sai đề dẫn đến làm lac đề Khi đọc xong phải gạch
chân những từ, những chỗ quan trọng.
Ví dụ như ở bài tập tình huống học sinh rất hay nhầm cách trả lời như:
sau khi đưa ra tình huống câu hỏi là: việc làm của nhân vật đó đúng hay sai?
Nhưng cũng có đề hỏi: Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của nhân
vật trên? Với cách hỏi thứ nhất giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời đúng
hoặc sai rồi mới đi lí giải vì sao. Còn ở cách hỏi thứ 2 giáo viên cần hướng
dẫn học sinh nhận xét về nhân vật bám vào chủ đề đã học sau đó mới đi lí
giải tại sao.
- Phân tích đề : Một đề ra cho học sinh là đặt học sinh trước một tì nh huống
có vấn đề. Nghĩa là phát hiện ra được vấn đề cần được giải quyết nằm trong
đề bài.
6.5 - Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng.
Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng cho học
sinh là một công việc cần thiết. Song, giáo viên phải xây dựng có hệ
thống,phân chia theo mảng, chuyên đề, chủ đề không được dạy tràn lan,
chung chung, thích chỗ nào dạy chỗ ấy. Dĩ nhiên hệ thống câu hỏi phải
bám sát chương trình nội dung kiến thức mà các em đã được học.
VD
Câu hỏi về đạo đức
Câu hỏi về quyền của công dân
Câu hỏi về nghĩa vụ của công dân
Câu hỏi về Hiến pháp, pháp luật
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo chuyên đề, hệ thống
câu hỏi.
Từ những chuyên đề, chủ đề trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực
hành dưới hình thức ra đề bài yêu cầu học sinh thực hành, sau đó chấm
chữa, nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của từng học sinh, giúp
học sinh nhận ra được những lỗi sai của mình, những thiếu sót phải bổ
sung. Đồng thời hướng dẫn học sinh cách làm bài một cách tỉ mỉ .
Lưu ý khi ra đề ôn tập cũng như thi chọn, giáo viên phải ra theo ma
trận để học sinh có kỹ năng làm các dạng bài cũng như kiểm tra, đánh giá
chính xác khả năng học sinh và việc chọn học sinh đi thi cũng chắc chắn
hơn.
PHÒNG GIÁO DỤC &
ĐÀO TẠO THANH
OAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2012-2013
Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3 điểm)
Pháp luật là gì? Như thế nào gọi là kỷ luật?
Theo em bản nội quy của nhà trường là pháp luật hay kỷ luật? Vì
sao?
Tính kỉ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập,
trong sinh hoạt hằng ngà, ở nhà trường và cộng đồng?
Câu 2. (4 điểm) Theo qui định tại Điều 173 Bộ luật dân sự: chủ sở hữu
có quyền gì đối với tài sản của mình? Tôn trọng quyền sở hữu của người
khác được thể hiện qua những hành vi nào, thể hiện phẩm chất đạo đức
nào của công dân? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác?
Câu 3. (4.0 điểm) Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Hãy nêu một ví dụ
về sự hợp tác? Hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích gì cho nhân loại, cho Việt
Nam và cho bản thân em?
Câu 4. ( 3,5 điểm) Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc? Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần
làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Câu 5.( 2,5 điểm) Lan và Hà là đôi bạn thân. Lan là lớp trưởng. Hôm
nay, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn, Hà làm thiếu bài tập,
nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hà làm bài đủ.
Em hãy nhận xét hành vi của Lan. Nếu là Lan, em sẽ cư xử như
thế nào?
Câu 6. (2,0 điểm)
Tình huống: Ông Quang gửi đơn tới Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện,
tố cáo một cán bộ của Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện đã có hành vi
nhận hối lộ. Trong đơn tố cáo có ghi rõ tên mình và cung cấp các chứng cứ
liên quan tới việc nhận hối lộ này.
a. Ông Quang tố cáo là đúng hay sai theo quy định của pháp luật?
b. Đơn tố cáo trên có gửi đúng người có thẩm quyền xét tố cáo hay
chưa?
Câu 7: (1điểm) Hãy nối nội dung ở cột A tương ứng với cột B.
A
B
A.
Dù ai nói ngã nói nghiêng
1. Dân chủ
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba
chân.
B.
Bề trên ở chẳng kỉ cương
2. Chí công vô tư
Để cho kẻ dưới lập đường mây
mưa.
C. Quan sơn muôn dặm một nhà 3. Tình hữu nghị và hợp tác
Bốn phương vô sản đều là anh
em
D.
Trống chùa ai vỗ thì thùng
4. Tự chủ
Của chung ai khéo vẫy vùng nên
riêng
- - - Hết - - PHÒNG GD&ĐT
THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI THI
HSG
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Câu 1: 3đ Học sinh trả lời được các ý sau:
- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban
hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo
dục,thuyết phục, cưỡng chế. 0,5 đ
- Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng về những hành
vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt
chẽ của mọi người. 0,5đ
- Bản nội quy của nhà trường không phải là pháp luật mà là kỷ luật. 0,5đ
- Vì bản nội quy đó không phải do Nhà nước ban hành.0,5đ
- Tính kỉ luật của học sinh được thể hiện :
+ Trong học tập : Tự giác, đi học đúng giờ, đều đặn, làm bài tập đầy đủ,
không quay cóp, không sử dụng tài liệu khi kiểm tra, khi thi, chú ý nghe
giảng bài, giữ trật tự trong giờ học …0,5đ
+ Trong sinh hoạt hằng ngày, ở nhà trường và ở cộng đồng : Hoàn thành
trách nhiệm được giao, giúp đỡ bố mẹ, có trách nhiệm với công việc
chung, có lối sống lành mạnh …0,5đ
Câu 2: (4 điểm)
Theo qui định tại Điều 173 Bộ luật dân sự chủ sở hữu có ba quyền đối với
tài sản của mình:
- Quyền chiếm hữu:Là quyền trực tiếp nắm giữ,quản lí tài sản. 0,5đ
- Quyền sử dụng:Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng
lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó. 0,5đ
-
Quyền định đoạt:Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán,
tặng, cho,để lại thừa kế...0,5đ
Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác được thể hiện qua những
hành vi:
-
Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ
quan có trách nhiệm sử lí theo quy định của pháp luật.0,5đ
- Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận,
sử dụng xong phải trả lại, nếu hư phải sửa chữa hoặc bồi thường.0,5đ
- Nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo qui định của pháp luật.0,5đ
- Tôn trọng tài sản của người khác là thể hiện phẩm chất đạo đức:Thật thà,
liêm khiết, tự trọng, trung thực của công dân.0,5đ
- Phải tôn trọng tài sản của người khác vì đó là nghĩa vụ của công dân, xâm
phạm tài sản của người khác là vi phạm pháp luật và bị xử lí theo luật
định.0,5đ
Câu 3: (4,5đ)
Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn
nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
0,5đ
- Lấy được ví dụ về sự hợp tác như: Nước ta hợp tác với Liên bang Nga
trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ
sở hạ tầng, ...0,5đ
Hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản
thân em:
* Đối với nhân loại:
- Để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toan cầu:
hạn chế bùng nổ dân số. khắc phục tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi
trường….0,5đ
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển. 0,25đ
- Để đạt được mục tiêu hòa bình cho nhân loại.
0,25đ
* Đối với Việt Nam:
- Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta các điều kiện sau:
+ Thu hút được vốn đầu tư, giải quyết việc làm ...0,5đ
+ Học hỏi được kinh nghiệm, tiếp thu được những thành tựu khoa học
– công nghệ, kỹ thuật...0,5đ
+ Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 0,5đ
* Đối với bản thân:
- Hiểu biết rộng hơn, tiếp cận với sự tiến bộ, trình độ khoa học kỹ
thuật và văn minh của các nước.0,5đ
- Có thể giao lưu với bạn bè các nước, đời sống vật chất, tinh thần
của bản thân và gia đình được nâng cao. 0,5đ
Câu 4: (3,5đ)
-
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ
gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng
phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. 1đ
- Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì
đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và
cả dân tộc. 1đ
* Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói
chung, học sinh nói riêng cần :
- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực.
0,5đ
- Tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống.0,5đ
- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền
thống.0,5đ
Câu 5. (2,5đ)
- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư. 0,5đ
- Vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp.
Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải. 1đ
- Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu
sót của Hà và sau đó sẽ gặp Hà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì
sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và
động viên Hà cố gắng sửa chữa thiếu sót.1đ
Câu 6 : (2,0đ)
- Trong trường hợp này ông Quang tố cáo là đúng pháp luật.0,5đ
- Vì ông đã thực hiện quyền tố cáo của công dân là: Báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán
bộ Ủy ban nhân dân huyện.1đ
- Đơn tố cáo của ông Quang đã được gửi đến đúng địa chỉ, đúng người
có thẩm quyền giải quyết tố cáo, theo quy định của luật khiếu nại tố
cáo.0,5đ
Câu 4: (1,0 đ): Nối mỗi nội dung đúng đạt 0,25 điểm.
Nối
A - 4;
Phßng GDĐT Thanh Oai
B - 1;
C - 3;
D-2
Đề thi chọn hsg lớp 9 năm học 2013-2014
Môn GDCD
Thời gian:150 phút (Không kể thời
gian giao đề)
Câu 1( 2,0 điểm).
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy kể các truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
Câu 2: (4đ)
Hợp tác là gì? Vì sao trong tình hình hiện nay hợp tác là một vấn đề
quan trọng và tất yếu? Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hợp
tác quốc tế. Nêu một ví dụ về hợp tác quốc tế ở địa phương mà em biết?
Câu 3: (4 điểm)
Trong xu thế hội nhập hiện nay, hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu của mỗi
quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và
đang trở thành một trong những điển hình của xu thế đó.
Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy làm rõ nhận định trên.
Câu 4: (5 điểm)
T nn xó hi l gỡ ? Tỏc hi ca cỏc t nn xó hi ? Em hóy nờu mt s
quy nh ca phỏp lut v phũng chng cỏc t nn xó hi ?
* Tỡnh hung:
Hựng l mt hc sinh gii, gia ỡnh ca Hựng khỏ gi v nm hc va
qua Hựng thi tt nghip t loi gii v thi u vo trng i hc kinh t
TPHCM. B m v gia ỡnh dũng h v bn bố u hónh din v Hựng.
Lờn thnh ph c mt nm, Hựng bt u quen c nhiu bn bố v t
ú Hựng b bn bố r rờ t tp n chi, mt ln Hựng c bn mi hỳt th
ma tỳy, t ln ú Hựng b nghin ma tỳy luụn, bao nhiờu tin ba m cho n
hc Hựng u dn ht cho vo cỏc cuc chi thõu ờm v ma tỳy, ht tin
Hựng bỏn c xe cú tin hỳt ma tỳy. Hựng b bờ vic hc v u nm
hc th hai Hựng b thi li nhiu mụn v b nh trng ui hc vỡ b phỏt
hin hỳt ma tỳy.
- Theo em, cú nhng nguyờn nhõn no dn n Hựng b nghin ma
tỳy ?
- Em hiu bit gỡ v ma tỳy?Phỏp lut cú nhng qui nh gỡ i vi
ngi s dng trỏi phộp cht ma tỳy ?
- Nu em l Hựng em s lm gỡ khụng sa vo ma tỳy v hc tp tt
?
Cõu 5: (5 im) Giải thích câu ca dao:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững nh kiềng ba chân
Câu ca dao nói lên phẩm chất đạo đức nào?
Theo em, phẩm chất đó th hin nh th no? Em hóy nờu cỏch rốn
luyn phẩm chất đó ca bn thõn?
Đáp án: HSG cd
Cõu 1 (2,0 im):
2013- 2014
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần, hình
thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. (1,0 điểm)
- Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam : (1,0 điểm)
+ truyền thống yêu nước
+ Truyền thống nhân nghĩa
+ Truyền thống cần cù lao động
+ Truyền thống đoàn kết
+ Truyền thống tôn sư trọng đạo
+ Văn hóa ứng sử mang đậm bản sắc dân tộc.
Câu 2: (4đ)
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công
việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung (0,5đ)
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống
còn của toàn nhân loại (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố
quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo...) để giải quyết những vấn đề đó cần phải
có sự hợp tác quốc tế, không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự
giải quyết được. Do đó hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu
(1,5đ).
- Học sinh nêu được:
+ Tăng cường hợp tác quốc tế
+ Tuân theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng cùng có lợi.
+ Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình
+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép áp đặt, cường quyền
(1,5đ)
- VD: Trung tâm Việt Hàn, DHA,...
(0,5đ)
Câu 3 Yêu cầu trình bày các ý như sau:
4đ
- Làm rõ được tính tất yếu: Bất cứ quốc gia dân
1đ
tộc nào cũng phải tham gia nếu không sẽ tụt hậu.
- Lợi ích:
1đ
+ Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề
bức xúc có tính toàn cầu, làm phong phú thêm
nền văn hoá nhân loại
+ Việt Nam:Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành
tựu khoa học- kĩ thuật…
* Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm…
* Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế.
- Thực tế chứng minh ở Việt Nam:
1đ
+ Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này
thể hiện bằng các chủ trương, chính sách…
+ Thành tựu:
* Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như:
ASEAN, WTO…
- Liên hệ bản thân: Ra sức học tập, hợp tác với
1đ
mọi người trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng
ngày.
Câu 4: (5 điểm)
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời
sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma
tuý, mại dâm. (1 đ)
* Tác hại:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vở
hạnh phúc gia đình, suy thoái giống nòi, rối loạn trật tự xã hội và làm giảm
sút nền kinh tế gia đìng, đất nước. (0,25 đ)
- Gây đại dịch AIDS, dẫn đến cái chết. (0,25)
* Những quy định của pháp luật:
- Cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
(0,25)
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức
sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. Những người
nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện. (0,25đ)
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dổ hoặc dẫn dắt mại dâm.(0,25đ)
- Trẻ em không được đánh bạc, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại
cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu,
hút thuốc, dùng chất kích thích, nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại
dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi
hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. (0,25đ)
* Tình huống:
- Theo em, có những nguyên nhân dẫn đến Hùng bị nghiện ma túy :
(0,5đ)
+ Hùng thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy.
+ Không tự chủ bản thân.
+ Hùng tò mò muốn tìm thử cảm giác lạ.
+ Hùng bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.
- Theo em ma túy là một chất gây nghiện khi xâm nhập vào cơ thể chúng
ta nó sẽ kích thích trung ương thần kinh tạo ra nhiều ảo giác làm cho con
người không tự chủ được bản thân, là chất dễ gây nghiện dù chỉ thử một
lần, là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh AIDS, gây ra cái chết trắng
nếu thiếu hiểu biết về ma túy. (0,5)
* Pháp luật có những qui định gì đối với người sử dụng trái phép chất ma
túy. (0,75đ)
+ Bộ luật hình sự năm 1999, điều 199 “ Tội sử dụng trái phép chất ma
túy”
1. Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kì hình thức nào, đã
được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lí hành chánh bằng biện pháp đưa
vào cơ sở chữa bệnh bắt buột mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma
túy thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
* Nếu em là Hùng em sẽ không chơi và không nghe theo lời dụ dỗ của
những bạn bè xấu, luôn phải biết tự chủ bản thân, không tò mò và phải
luôn tìm hiểu tác hại của ma túy để không xa vào ma túy, khuyên bạn bè
và mọi người không nên sử dụng ma túy, tố giác những nơi buôn bán, tàng
trữ, tổ chức sử dụng chất ma túy cho cơ quan chính quyền để kịp thời xử lí.
(0,75 đ)
Câu 5:
-Giải thích câu ca dao:(1 điểm)
Câu ca dao có ý nói khi con ngời đã có quyết tâm thì dù bị ngời khác
ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình
-Câu ca dao nói về ngời có phẩm chất đạo đức:Tự chủ(0,5 điểm)
-Nêu đợc đúng, đủ khái niệm:(1 điểm)
Tự củ là làm chủ bản thân. Ngời biết tự chủ là ngời làm chủ đợc suy
nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc
sống
-Tớnh t ch th hin:
(1,5 im - mi ý ỳng cho 0,5 im)
- Luụn cú thỏi bỡnh tnh, t tin;
- ễn tn, nhó nhn trong giao tip;
- Hnh vi l , lch s, ỳng mc.
- Mi hc sinh cú nhng cỏch rốn luyn tớnh t ch khỏc nhau, yờu cu nờu
c 2 ý trong cỏc ý sau:
(1 im - mi ý ỳng cho 0,5
im))
- Suy ngh k trc khi hnh ng;
- Sau mi vic lm xem li thỏi , li núi, hnh ng ca mỡnh l
ỳng hay sai v kp thi rỳt kinh nghim, sa cha;
- Tp thúi quen c x cú vn hoỏ: bỡnh tnh, ụn ho, l ;
- Khụng theo li r rờ, lụi kộo lm nhng vic xu;
- V. v........
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
Họ và tên: ………………………..
Lớp:…..
Ngày….. .tháng 12 năm 2014
THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2014- 2015
MÔN: CÔNG DÂN 6 ( 45 phút)
ĐIỂM
Lời phê
Chữ kí GT 1
Chữ kí GT 2
I/ TRẮC NGHIỆM ( 3điểm ) : Khoanh tròn câu đúng nhất
Câu 1. Hành vi nào sau đây giúp em rèn luyện tính siêng năng , kiên trì ( 0,25 đ)
A .Luôn say mê với công việc .
C. Luôn làm mọi việc đến nơi đến chốn .
B . Luôn tìm việc để làm .
D . Cả A ,B,C đều đúng .
Câu 2. Trong lớp có bạn học sinh rất ít nói chuyện và luôn xa lánh mọi người. Em sẽ làm gì ?
( 0,25 đ )
A . Không quan tâm.
C. Thường xuyên nói chuyện và trao đổi học tập.
B . Chỉ nói với bạn khi cần thiết .
D. Xin đổi chỗ ngồi không ngồi gần bạn
Câu 3. Sức khoẻ giúp chúng ta : ( 0,25 đ )
A . Tích cực phòng bệnh .
C .Giu gìn vệ sinh cá nhân .
B . Học tập lao động có hiệu quả .
D. Luyện tập thể dục thể thao .
Câu 4. Việc làm thể hiện lòng biết ơn ( 0,25 đ)
A . Từ chối viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ.
B. Cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng
C . Gặp thầy cô giáo cũ không chào .
Câu 5. Khi thấy bạn ngồi kế bên chửi thề , em sẽ làm gì ? ( 0,25 đ)
A . Quay mặt đi coi như không nghe thấy .
B . Nhìn bạn nhưng không nói gì .
C . Nhắc nhở bạn và khuyên nhủ bạn không nên như vậy .
Câu 6. Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất (0,25 đ)
A . Học để kiếm được việc làm nhàn hạ ,có thu nhập cao .
B Học để khỏi thua kém bạn bè .
C . Học vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc.
D. Học vì danh dự của gia đình .
Câu 7 : Hãy điền chữ Đ tương ứng với câu đúng,chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống
trong bảng (1đ )
Đ
S
A. Trồng nhiều cây xanh
B .Đốt rừng làm nương rẫy .
C .Săn bắt động vật quý hiếm .
D . Đánh bắt cá bằng nổ mìn .
Câu 8 : Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học : ( 0,5 đ
)
" Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng tình cảm và những việc
làm ..................................................đối với những người đã ..........................................., với những
người có công với dân tộc, đất nước .
II /TỰ LUẬN (7điểm )
Câu 1: Khi thấy một bạn trong lớp xả rác ngoài hành lang em sẽ làm gì ? ( 1đ )
Câu 2 : Em hãy cho biết nhiệm vụ chủ yếu của học sinh là gì ? ( 1,5 đ )
Câu 3 : Thiên nhiên bao gồm những gì ? Hãy nêu việc làm thể hiện bảo vệ thiên nhiên ? ( 2 đ )
Câu 4 : Cho tình huống sau : ( 2,5 đ )
Bạn Hồng đi học về , trong nhà có khách là Bác Hải bạn của ba mẹ Hồng. Hồng đi thẳng
vào nhà không chào hỏi bác Hải với lý do không biết bác Hải là ai
- Em có nhận xét gì về hành vi của bạn Hồng ?
- Nếu em là Hồng thì em sẽ làm gì trong tình huống trên ?
BÀI LÀM
…………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
Họ và tên...................................
Lớp :.....................
Ngày......tháng 12 năm 2014
ĐỀ THI HỌC KỲ I ( 2014-2015)
MÔN: GDCD 7
THỜI GIAN: 45 phút ( không kể phát đề)
Điểm
Nhận xét
Chữ ký giám khảo
Chữ ký giám thị
A/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm )
I/ Khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu câu em cho là đúng:(Mỗi câu 0.25đ)
Câu 1 :Hành vi nào sau đây thể hiện thiếu trung thực ?
A . Sống ngay thẳng, thật thà.
B. Không quay cóp trong kiểm tra
C. Quay cóp trong kiểm tra
D. Dũng cảm nhận lỗi
Câu 2: Trong những câu ca dao tục ngữ sau, câu nào thể hiện tôn sư trọng đạo?
A. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
B. Không thầy đố mầy làm nên
C. Ân trả nghĩa đền
D. Thương người như thể thương
thân
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây góp phần xây dựng gia đình văn hóa là:
A. Gia đình không hòa thuận
B. Mọi người đều hoàn thành
nhiệm vụ
C. Gia đình có con cái hư hỏng
D. Không hiện tốt kế hoạch hóa
gia đình
Câu 4 : Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người ( 0,25 đ )
A . Chỉ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt khi có người đến vận động, quyên góp .
B . Giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh mình để khi mình gặp khó khăn thì họ sẽ
giúp đỡ lại .
C . Gíup đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua được khó khăn, có cuộc sống tốt hơn.
D . Nhận nuôi người tàn tật , người cô đơn để được tiếng tốt và nhiều người tài trợ.
II/ Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống. ( 1 đ )
- Đoàn kết tương trợ là sự ......................................................và có việc làm.................
.......................................
- Đoàn kết tương trợ là truyền thống.............................của ...........................................
III/ Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng (1đ)
Cột A
1.Khoan dung
2.Yêu thương con người
3.Đoàn kết, tương trợ
4.Trung thực
Cột B
A. Quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt
B. Lớp 7a phân các bạn học giỏi giúp đỡ hướng dẫn
những bạn học yếu
C. Bạn Nam đạt điểm thấp hay điểm cao đều về báo
cho cha mẹ.
D.Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Đ.Tha thứ cho bạn khi bạn nhận lỗi.
Nối
1+.....
2+....
3+....
4+.....
B/ TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Thế nào là gia đình văn hóa ? Là học sinh em phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình
văn hóa ( 2 đ )
Câu 2: Thế nào là yêu thương con người ? Nêu việc làm thể hiện yêu thương con người mà em
đã làm ? (2đ)
Câu 3: Thế nào là khoan dung ? Nếu chúng ta không có lòng khoan dung thì chúng ta trở thành
người như thế nào ? ( 1,5đ )
Câu 4: Xử lý tình huống :
Hôm nay theo lịch phân bạn Tý trực quét lớp, nhưng trên đường đi học Tý bị hư xe nên vào
trực quét lớp trễ. Thấy vậy bạn Hoa, bạn Huyền tiếp bạn Tý quét lớp và rủ bạn An tiếp bạn Tý quét
lớp, nhưng bạn An trả lời việc đó là việc của bạn Tý
Em có nhận xét gì về bạn Hoa, bạn Huyền và bạn An ? ( 1,5 điểm )
BÀI LÀM
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................