Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đồ án chuyên ngành điện tử HỆ THỐNG CẢNH BÁO CHÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.07 KB, 40 trang )

LỜI CAM ĐOAN
--
Chúng tôi xin cam đoan nội dung của đồ án này không phải là bản sao chép
của bất cứ đồ án hoặc công trình đã có từ trước. Nếu vi phạm chúng tôi xin chịu
mọi hình thức kỷ luật của Khoa.

Ngày 20 tháng 1 năm 2014
Sinh viên thực hiện

1


PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Vũ Tất Thành
-

Nghiên cứu các đề tài liên quan
Đề xuất mô hình tổng quan của hệ thống
Tìm hiểu về các linh kiện sử dụng trong mạch
Tính toán thiết kế mạch
Thi công mạch
Viết và tối ưu code
Kiểm tra và sửa lỗi hệ thống.

Nguyễn Văn Nhẫn
-

Nghiên cứu về các đề tài liên quan
Tìm hiểu về nội dung lý thuyết
Thi công mạch


Sửa code
Kiểm tra và sửa lỗi hệ thống

MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………………..1
Phân công nhệm vụ………………………………………………………………….2

2


Mục lục……………………………………………………………………………...3
Các từ viết tắt………………………………………………………………………..5
Mở đầu………………………………………………………………………………6
Chương 1: Tổng quan về hệ thống báo cháy………………………………………..7
1.1 Quy định chung về hệ thống báo cháy………………………………………….7
1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống báo cháy (Đối với khí gas)………………………8
1.3 Ý tưởng………………………………………………………………………...10
1.4 Sơ đồ khối……………………………………………………………………...11
1.5 Nguyên lý hoạt động…………………………………………………………...12
1.5.1 Nguyên lý hoạt động khối cảm biến…………………………………………12
1.5.2 Nguyên lý hoạt động khối xử lý trung tâm…………………………………..12
1.6 Lưu đồ thuật toán………………………………………………………………13
Chương 2: Giới thiệu các linh kiện sử dụng trong đề tài...………………………...17
2.1 Giới thiệu tổng quan về họ vi xử lý 8051……………………………………...17
2.1.1 Sơ đồ khối của AT89S52…………………………………………….………17
2.1.2 Những đặc trưng của AT89S52……………………………………………...18
2.1.3 Sơ đồ chân và chức năng của AT89S52……………………………………..18
2.2 Màn hình LCD HD44780……………………………………………………...22
2.2.1 Hình dáng và kích thước……………………………………………………..22
2.2.2 Chức năng các chân………………………………………………………….23

2.3 Cảm biến gas MQ-6……………………………………………………………24
2.4 Cảm biến nhiệt LM35………………………………………………………….26
2.5 LM358…………………………………………………………………………28
2.6 PC817 (Opto)…………………………………………………………………..29
2.7 Module thu phát RF……………………………………………………………30
Chương 3: Sơ đồ mạch và tính toán...……………………………….……………..31
3.1 Khối vi xử lý trung tâm………………………………………….……………..31
3.1.1 Ghép quang vi xử lý với module thu RF……………………….………….…31
3.1.2 Điều khiển chuông…………………………………………………………...32
3.1.3 Điều khiển Relay……………………………………………………………..33

3


3.2 Khối cảm biến………………………………………………………………….34
3.2.1 Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo…………………………………………..35
3.2.2 Sơ đồ mạch so sánh điện áp………………………………………………….36
3.2.3 Mạch ghép quang với module phát RF………………………………………37
Chương 4: Xây dựng code...……………………………………………………….38
Kết luận và hướng phát triển đề tài………………………………………………...39
Phụ lục……………………………………………………………………………...42

CÁC TỪ VIẾT TẮT
AD: Adress
CMOS: Complementary Metal-Oxide-Semiconductor
GND: Ground
ISP: Internet service provider
I/O: Input/Output

4



LCD: Liquid-crystal display
LEL: Lower Explosive Limit
LFL: Lower Flammable Limit
MCU: Multipoint control unit
MPU: MIDI Processing Unit
RAM: Random Access Memory
RF: Radio frequency
ROM: Read-only memory
UFL: Upper Flammable Limit

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại, việc phòng cháy chữa cháy đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu vì quanh ta luôn tồn tại những khu vực dễ cháy, có thể gây thiệt hại nặng
nề về người và của. Cho nên việc lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy có vai trò
rất quan trọng, giúp ngăn chặn và xử lý kịp thời các đám cháy khi con người chưa
thể can thiệp được.

5


Xuất phát từ nhu cầu trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Hệ thống cảnh báo và
chữa cháy”. Hệ thống sẽ giúp phát hiện các nguy cơ gây cháy từ sự rò rỉ gas, các khí
dễ cháy hoặc từ sự thay đổi nhiệt độ thông qua các cảm biến, từ đó sẽ có các hướng
xử lý như phát chuông cảnh báo hoặc ngắt điện, kích hoạt hệ thống chữa cháy.
Để thực hiện nội dung này, đồ án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống báo cháy
Chương 2: Giới thiệu các linh kiện sử dụng trong đề tài
Chương 3: Sơ đồ mạch và tính toán

Chương 4: Xây dựng code
Phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng xuyên suốt đề tài là xây dựng các lưu
đồ thuật toán, tính toán thiết kế mạch, viết code và thi công lắp ráp để kiểm chứng
tính đúng đắn của phần thiết kế, code và các lưu đồ thuật toán vừa xây dựng.
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Võ Tuấn Minh cùng những kiến thức đã học từ
các thầy cô, học hỏi từ bạn bè và tự tìm tòi trên Internet, nhóm chúng tôi đã hoàn
thành hệ thống cảnh báo và chữa cháy có vi xử lý giao tiếp RF với module cảm biến
cùng 3 chế độ cảnh báo được nhập từ bán phím, tự động ngắt điện và kích hoạt hệ
thống chữa cháy khi có cảnh báo nguy hiểm.
Chương 1: Tổng quan về hệ thống báo cháy
1.1 Quy định chung về hệ thống báo cháy
Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động phải tuân thủ các yêu cầu, quy
định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được cơ quan
phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền chấp nhận.
Hệ thống báo cháy tự động phải đáp ứng những yêu cầu sau:
-

Phát tín hiệu cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra

6


-

Chuyển tín hiệu phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những

-

người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp
Có khả năng chống nhiễu tốt

Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống
Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác được lắp đặt chung hoặc riêng

-

rẽ
Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện

-

ra cháy
Hệ thống báo cháy tự động phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải
thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót

Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không
được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
Hệ thống báo cháy tự động bao gồm các bộ phận cơ bản:
-

Trung tâm báo cháy
Đầu báo cháy tự động
Hộp nút ấn báo cháy
Các bộ phận liên kết
Nguồn điện

Tùy theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn có các bộ phận khác như thiết bị truyền tín
hiệu báo cháy, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động...
(Nguồn: TCVN 5738:2000)
1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống báo cháy (Đối với khí gas)
Các chất khí có khả năng cháy nổ cao đều rất nguy hiểm. Trong điều kiện

sinh hoạt, làm việc hàng ngày chúng ta thường tiếp xúc với các chất khí hóa lỏng
(gas nấu bếp) hoặc các chất dành cho các ngành công nghiệp như Hidro,
Axetylene...
Bản chất của quá trình cháy là do nguồn nhiên liệu (chất khí gây cháy) rò rỉ
và trộn lẫn vào không khí. Khi nồng độ này đến mức vừa đủ trong không khí (có
Oxi) thì nó có khả năng phát cháy nhanh, hoặc phát cháy khi có tác động của nguồn
nhiệt (tia lửa điện, sức nóng mặt trời...).

7


Nổ là quá trình cháy rất nhanh do đó tạo ra một khoảng áp suất rất lớn trong
phạm vi cháy và sẽ phát nổ. Vậy muốn cháy được nhanh phải có các điều kiện cần
và đủ là:
-

Chất gây cháy hoà trộn với tỷ lệ phù hợp trong không khí, hay nói cách khác

-

với Oxi có sẵn trong không khí
Được kích hoạt bởi tia lửa
Trong phạm vi hẹp

Hình 1.1: Mô phỏng sự lan tỏa của khí rò rỉ
Nếu có một điểm rò rỉ nào đó từ các ống dẫn khí, hay bình chứa khí... khí gas
sẽ dần lan tỏa ra xung quanh theo mô phỏng như hình trên. Nếu không có tác động
của gió, hoặc trọng lượng riêng của khí đó thì có thể nói rằng càng cách xa điểm rò
rỉ thì nồng độ khí gas gây cháy càng loãng.
Với nguyên tắc cháy, nếu không có không khí thì khí gas sẽ không cháy

được. Nồng độ Oxi quá ít hoặc quá nhiều cũng rất khó cháy.
Do đó khoảng không gian từ điểm rò rỉ đến điểm mà khí đó có đủ Oxi để
cháy vẫn là khoảng cách an toàn. Và, khoảng không gian có quá ít khí gas để cháy
cũng rất an toàn. Như vậy, vùng nguy hiểm thực sự sẽ là vùng bên trên ngưỡng có
thể phát cháy được (UFL) và bên dưới ngưỡng không thể cháy được (LFL).

8


Một số trường hợp trong kỹ thuật, người ta cần xác định rõ hơn điểm mà chất
khí đó có thể phát nổ được. Lúc đó ta thay từ LFL bằng LEL.
Tuy nhiên không phải chất khí nào cũng có UFL hay LFL, LEL giống nhau
do đặc tính lý hóa học của nó. Qua quá trình phân tích ta phải đưa ra một số thông
số chuẩn tại nhiệt độ 25oC và 1atm.

Sau đây là ví dụ cho vài loại khí gần với chúng ta khi nhiệt độ tai nơi đặt
cảm biến ở mức 47oC hoặc có sự gia tăng nhiệt độ 5 oC/phút trong diện tích 15 – 50
m2 với nhà ở sinh hoạt.
(Nguồn: TCVN 5738:2000)

Hình 1.2: Ngưỡng UFL và LFL của một số khí phổ biến

(Nguồn: />1.3 Ý tưởng
Dựa trên các thông số thực tế và các tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên, nhóm chúng
tôi sử dụng các cảm biến (khí gas, nhiệt độ, khói…) phát hiện sớm những trường

9


hợp có thể gây hỏa hoạn từ các module cảm biến, sau đó truyền tín hiệu bằng sóng

radio (RF) về nguy cơ cháy đến khối xử lý trung tâm. Khối này sẽ cảnh báo nguy cơ
cháy đến chủ nhà và thực hiện các biện pháp chữa cháy như đã được lập trình sẵn
(bật bơm chữa cháy, ngắt cầu dao tổng).
1.4 Sơ đồ khối

10


1.5 Nguyên lý hoạt động

11


1.5.1 Nguyên lý hoạt động khối cảm biến
Khi nhiệt độ cao, điện áp ra của cảm biến nhiệt tăng. Điện áp này được đưa
qua mạch khuếch đại không đảo, sau đó đưa vào mạch so sánh với áp đã chọn
trước đó. Nếu áp này cao hơn áp chuẩn thì đầu ra ở mức cao (khoảng 4V) làm
Opto dẫn kích cho mạch phát RF phát kênh 1.
Tương tự đối với cảm biến gas. Khi có khí gas, cuộn dây bên trong cảm biến
phản ứng với khí gas làm tăng nhiệt độ cuộn dây => trở kháng cuộn dây tăng
=> áp đầu ra tăng nhanh chóng. Lúc này áp đầu ra của cảm biến được đưa vào
mạch khuếch đại không đảo, sau đó đưa vào mạch so sánh với áp đã chọn trước
đó. Nếu áp này cao hơn áp chuẩn thì đầu ra ở mức cao (khoảng 4V) làm Opto
dẫn kích cho mạch phát RF phát kênh 2.
1.5.2 Nguyên lý hoạt động khối xử lý trung tâm
Mạch thu RF nhận tín hiệu từ module phát RF đưa vào Opto. Nếu có quá
nhiệt mạch thu RF nhận được tín hiệu từ kênh 1 làm opto dẫn kích mức cao
vào P0.0.MCU khi nhận được tín hiệu từ chân P0.0 lập tức phát tín hiệu cảnh
báo lên màn hình và thực hiện các chức năng đã được thiết lập (cắt nguồn điện,
bật bơm chữa cháy).

Mạch thu RF nhận tín hiệu từ module phát RF đưa vào Opto. Nếu phát hiện
rò rỉ gas mạch thu RF nhận được tín hiệu từ kênh 2 làm opto dẫn kích mức cao
vào P0.1.MCU khi nhận được tín hiệu từ chân P0.1 lập tức phát tín hiệu cảnh
báo lên màn hình và thực hiện các chức năng đã được thiết lập (cắt nguồn điện,
bật bơm chữa cháy).

1.6 Lưu đồ thuật toán

12


Hình 1.3: Lưu đồ chương trình chính

13


Hình 1.4: Lưu đồ cảnh báo nhiệt

14


Hình 1.5: Lưu đồ cảnh báo gas

15


Hình 1.6: Lưu đồ cảnh báo nguy hiểm

Chương 2: Giới thiệu các linh kiện sử dụng trong đề tài
2.1 Giới thiệu tổng quan về họ vi xử lý 8051

Họ vi điều khiển 8051 là một trong những họ vi điều khiển thông dụng nhất.
Đây là họ vi điều khiển được sản xuất theo công nghệ CMOS, có tốc độ cao và
công suất thấp, bộ nhớ Flash có thể lập trình được.

16


2.1.1 Sơ đồ khối của AT89S52

Hình 2.1: Sơ đồ khối của AT89S52
2.1.2. Những đặc trưng của AT89S52
-

4 Kbyte bộ nhớ Flash có thể lập trình lặp với 1000 chu kỳ đọc

-

xoá
Hoạt động tĩnh đầy đủ : từ 0 Hz đến 24 MHz
Khoá bộ nhớ chương trình ba cấp
128x8 bit RAM nội
32 đường xuất nhập lập trình được
Hai timer / counter không bit
Một port nối tiếp sang cổng có thể lập trình được
Mạch đồng hồ và bộ dao động trên chip

2.1.3 Sơ đồ chân và chức năng của AT89S52

17



Hình 2.2: Sơ đồ chân của AT89S52
Như vậy theo sơ đồ trên AT89S52 có 40 chân, mỗi chân có chức năng như
các đường I/O (xuất/nhập), trong đó 24 chân có công dụng kép, mỗi đường có thể
hoạt động như một đường I/O hoặc như đường điều khiển hoặc như thành phần của
bus điều khiển và bus dữ liệu.
Port 0 (P0.0- P0.7)
Port 0 gồm 8 chân, ngoài các chức năng xuất nhập, Port 0 còn là bus đa hợp dữ
liệu và địa chỉ (AD0 - AD7), chức năng này sẽ được sử dụng khi 8051 giao tiếp với
các thiết bị ngoài có kiến trúc bus như các vi mạch nhớ, mạch nhớ PIO…
Port 1 (P1.0 - P1.7)
Port 1 có chức năng xuất nhập theo bit và byte. Ngoài ra, ba chân P1.5, P1.6,
P1.7 được dùng để nạp ROM theo chuẩn ISP, hai chân P1.0 và P1.1 được dùng cho
bộ Timer 2.

18


Port 2 (P2.0 - P2.7)
Là một port có công dụng kép, là đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa
chỉ đối với các thiết bị đồng bộ nhớ mở rộng.

Port 3 (P3.0 - P3.7)
Mỗi chân trên Port 3 ngoài chức năng xuất nhập còn có chức năng riêng, cụ thể
như sau:

Bit

Tên


Chức năng

P3.0

RXD

Dữ liệu nhận cho port nối tiếp

P3.1

TXD

Dữ liệu truyền cho port nối tiếp

P3.2

INT0

Ngắt bên ngoài 0

P3.3

INT1

Ngắt bên ngoài 1

P3.4

T0


Ngõ vào của Timer/counter 0

P3.5

T1

Ngõ vào của Timer/ counter 1

P3.6

/WR

Xung ghi bộ nhớ dữ liệu ngoài

P3.7

/RD

Xung đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài.

Chân /PSEN (Program Store Enable)

19


/PSEN là chân điều khiển đọc chương trình ở bộ nhớ ngoài, nó được nối với
chân /OE để cho phép đọc các byte mã lệnh trên ROM ngoài. /PSEN sẽ ở mức thấp
trong thời gian đọc mã lệnh. Mã lệnh được đọc từ bộ nhớ ngoài qua bus dữ liệu
(Port 0) thanh ghi lệnh để được giải mã. Khi thực hiện chương trình trong ROM nội
thì /PSEN ở mức cao.


Chân ALE (Address Latch Enable)
ALE là tín hiệu điều chỉnh chốt địa chỉ có tần số bằng 1/6 tần số dao động của
vi điều khiển. Tín hiệu ALE được dùng để cho phép vi mạch chốt bên ngoài như
74373. 74573 chốt byte địa chỉ thấp ra khỏi bus đa hợp địa chỉ / dữ liệu (Port 0).

Chân /EA (External Access)
Tín hiệu /EA cho phép chọn bộ nhớ chương trình là bộ nhớ trong hay ngoài vi
điều khiển. Nếu EA ở mức cao (nối với Vcc) thì vi điều khiển thực hiện chương
trình trong ROM nội. Nếu /EA ở mức thấp (nối với GND) thì vi điều khiển thực
hiện chương trình từ bộ nhớ ngoài.
RST (Reset)
Ngõ vào RST trên chân 9 là ngõ Reset của 8051. Khi tín hiệu này được đưa
lên mức cao, các thanh ghi trong bộ vi điều khiển được tải những giá trị thích hợp
để khởi động hệ thống.
XTAL1, XTAL2
AT89S52 có một bộ dao động trên chíp, nó thường được nối với với bộ dao
động bằng thạch anh có tần số lớn nhất là 33MHz, thông thường là 12MHz.

20


Hình 2.3: Cách nối bộ dao động thạch anh
VCC, GND
AT89S52 dùng nguồn điện áp một chiều có dải điện áp từ 4V đến 5,5V được
cấp qua chân 20 và 40.
2.2 Màn hình LCD HD44780
Ngày nay, thiết bị hiển thị LCD (Liquid Crystal Display) được sử dụng trong
rất nhiều ứng dụng của vi điều khiển. LCD có nhiều ưu điểm so với các dạng hiển
thị khác. Nó có khả năng hiển thị kí tự đa dạng, trực quan (chữ, số và kí tự đồ họa),

dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng theo nhiều giao thức giao tiếp khác nhau, tốn rất ít
tài nguyên hệ thống và giá thành rẻ.
2.2.1 Hình dáng và kích thước
Có rất nhiều loại LCD với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, trên hình
2.7 là loại LCD thông dụng.

21


Hình 2.4: Hình dáng của loại LCD thông dụng
Khi sản xuất LCD, nhà sản xuất đã tích hợp chíp điều khiển (HD44780) bên trong
lớp vỏ và chỉ đưa các chân giao tiếp cần thiết. Các chân này được đánh số thứ tự và
đặt tên như hình 2.8

Hình 2.5: Sơ đồ chân của LCD
2.2.2 Chức năng các chân
Chân

Ký hiệu

Mô tả

1

Vss

Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân
này với GND của mạch điều khiển

2

3
4

VDD

Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân

VEE
RS

này với VCC = 5V của mạch điều khiển
Điều chỉnh độ tương phản của LCD.
Chân chọn thanh ghi (Register Select). Nối chân RS với
logic “0” (GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh ghi.
-

Logic “0”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi

22


lệnh IR của LCD (ở chế độ “ghi” - write) hoặc nối
với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” read)
-

5

R/W

Logic “1”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ


liệu DR bên trong LCD
Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write). Nối chân R/W
với logic “0” để LCD hoạt động ở chế độ ghi, hoặc nối

6

E

với logic “1” để LCD ở chế độ đọc
Chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt
lên bus DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1
xung cho phép của chân E.
-

Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển
vào (chấp nhận) thanh ghi bên trong nó khi phát
hiện một xung (high-to-low transition) của tín hiệu
chân E

-

Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0DB7 khi phát hiện cạnh lên (low-to-high
transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus đến

7 - 14

khi nào chân E xuống mức thấp
DB0 - DB7 Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với
MPU. Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này :

-

Chế độ 8 bit: Dữ liệu được truyền trên cả 8 đường,
với bit MSB là bit DB7

15

-

Chế độ 4 bit: Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ

DB4 tới DB7, bit MSB là DB7
Nguồn dương cho đèn nền

16
GND cho đèn nền
Ghi chú: Ở chế độ “đọc”, MPU sẽ đọc thông tin từ LCD thông qua các chân
DBx. Còn khi ở chế độ “ghi”, MPU sẽ xuất thông tin điều khiển cho LCD thông
qua các chân DBx.

23


2.3 Cảm biến gas MQ-6

Hình 2.6: Cảm biến gas MQ-6
Sơ đồ phân bố chân của cảm biến khí gas MQ-6 như hình 2.10. Cảm biến có
cấu tạo gồm ống gốm micro AL203, lớp cảm biến SnO 2, điện cực đo đạc và sợi
nung được gắn cố định trong lớp vỏ được làm bằng nhựa và lưới thép không gỉ. Sợi
nung cung cấp điều kiện làm việc cần thiết cho hoạt động của các thiết bị cảm biến.

MQ-6 có 6 chân, trong đó 4 chân được dùng để nhận tín hiệu, 2 chân còn lại được
dùng để tạo dòng cấp nhiệt.
Giá trị trở kháng của MQ-6 khác so với các loại còn lại. Khi dùng linh kiện
này, việc điều chỉnh độ nhạy là rất cần thiết. Để được kết quả tốt nhất, hiệu chỉnh
việc phát hiện khí gây cháy về 1000ppm trong không khí và sử dụng giá trị trở
kháng tải vào khoảng 20KΩ (trong khoảng 10KΩ đến 47KΩ). Khi đo đạc một cách
chính xác, mức gây báo động thích hợp đối với việc phát hiện khí gas nên được xác
định sau khi đã xem xét các ảnh hưởng về nhiệt độ và độ ẩm.

24


Hình 2.7: Sơ đồ phân bố chân của

Hình 2.8:Sơ đồ mạch đo các thông số của

MQ-6

MQ-6

2.4 Cảm biến nhiệt LM35

Hình 2.9: Cảm biến nhiệt LM35
Là vi mạch cảm biến nhiệt, điện áp đầu ra tỷ lệ với nhiệt độ.
Để đo dải nhiệt từ 0°C đến 150°C ta nối mạch như sau:

25



×