Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích đầy đủ bài Làng của Kim Lân (ôn thi lớp )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.71 KB, 4 trang )

Làng – Kim Lân
@@ Hai tác phẩm viết về đề tài nông thôn và người nông dân là : “ Lão Hạc”- Nam Cao ; “Tắt đèn”Ngô Tất Tố
I,Hoàn cảnh sáng tác :Sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II,Giải thích nhan đề : -“Làng chợ Dầu” chỉ 1 địa danh ,1 ngôi làng cụ thể.
-“Làng” danh từ chung, chỉ mọi làng quê VN trên mọi miền đất nước.Vì vậy lấy tên truyện là
“Làng”có ý nghĩa rộng lớn hơn, khái quát hơn.
+”Làng” là nơi gần gũi , gắn bó với người nông dân, không chỉ nhân vật ông Hai yêu làng , yêu nước
mà mọi người dân VN đều có tình cảm như ông Hai.
+Trong nhan đề “Làng” đã bao trùm cả “Làng chọ Dầu” đều có tinh thần kháng chiến, có lòng yêu
nước, yêu quê hương.
III,Ngôi kể: -Truyện được kể theo ngôi thứ 3:
Tác dụng:- Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai 1 cách khái quát.
-Làm nổi bật tình yêu làng,yêu nước của ông Hai hay chính là mọi ngời người dân VN.
IV, Tóm tắt: Ở nơi tản cư, ông Hai hì hục vỡ thêm vạn đất nhưng lúc nào cũng nhớ và khoe về
làng.Hôm ấy,ông Hai đi đến phòng thông tin nghe tin đọc báo mà ruột gan cứ múa cả lên vì quân ta
diệt nhiều quân địch. Như thường lệ , ông Hai đến quán nước gặp mấy người tản cư lên , ông nghe
tin sét đánh làng chợ Dầu theo Tây . Ông đau xót xấu hổ vô cùng. Ông đánh trống lảng ra về mà tủi
thân nhục nhã lo sợ không ai chứa chấp. Chiều hôm ấy, không khí gia đình ông nặng nề,không ai dắm
cất tiếng nói. Tối hôm ấy, ông trằn trọc không thở dài lo sợ mụ chủ nhà biết tin sẽ đuổi đi. Những
ngày sau đó, ông không dám đi đâu, lúc nào cũng chột dạ nơm nớpvà cuối cùng điều ông sợ nhất đã
đến: mụ chủ ngỏ ý đuổi gia đình ông đi. Ông suy nghĩ nhiều và tâm sự với con và đi đến quyết định
“ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Hôm ấy, ông Hai đi một lúc rồi trở về
vui sướng, phấn khởi đi khoe tin cải chính với mọi người.
V, Tình huống: Có 2 tình huống:
-TH1: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
Tác dụng: tạo điểm thắt nút, thử thách lòng yêu nước của ông Hai.
-TH2: Ông Hai nghe tin cải chính
Tác dụng: mở nút cho câu chuyện, khẳng định ông Hai và người dân làng chợ Dầu thuỷ chung với
cách mạng,với đất nước.
VI, Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
Đoạn :” Cổ ông lão nghẹn ắng lại ....hở bác ?Hay chỉ lại...”


Đây là tâm trạng đột ngột ,sững sờ, xấu hổ, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
+) Vừa từ phòng thông tin về nghe tin sét đánh làng chợ Dầu theo Tây.
+) Ông đột ngột sững sờ:”Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại” như ai chặn ngay cổ họng ông.
+) Ông xấu hổ vô cùng :”Da mặt tê rân rân” như có hàng nghìn mũi kim đâm, như những người tản
cư lên biết ông là người làng chợ Dầu đang chửi ông.
+) Ông đau đớn đến lặng hẳn đi tưởng như không còn sự sống, không còn thở được nữa, như ai
đang bớp nghẹt trái tim ông.
 Càng yêu làng bao nhiêu ông lại càng đau khổ vì cái tin ấy.
+) Nhưng làng chợ Dầu mà ông yêu tinh thần lắm cơ mà. Không thể tin được, cần phải xác minh lại.
+) Cố nuốt đau khổ vào trong “rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ” ông cất tiếng hỏi mà giọng lạc
hẳn đi.
 Bao yêu thương, nhung nhớ về cái làng ấy giờ đã tan vỡ trong trái tim ông, ông rơi xuống
vực thẳm của
sự đau đớn và tủi hổ.
+) Từ đỉnh cao của sự củ niềm tin kháng chiến ông như bỗng rơi xuống vực thẳm.
+)Ông không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông còn mất đi hạnh húc riêng, niềm vui riêng của
mình.
Bằng thủ pháp đòn bẩy Kim Lân đã thể hiện hết sức sâu sắc, cảm động về tình yêu làng quê của
người nông dân đôn hậu, chất phác trong tình huống thử thách làng theo Tây
Đoạn:”Về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con ... khốn nạn bằng ấy tuổi đầu”.


Làng – Kim Lân
-Vị trí : Nằm ở phần sau khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo Tây và về đến nhà.-Ông Hai có
tâm trạng như vậy vì: +) ông Hai hết sức đau đớn, tủi hổ,khi nghe tin làng mình theo Tây.+)Ông tủi
thân vì và thương lũ con con còn nhỏ mà phải mang tiếng là người làng theo Tây.
-Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ đọc thoại nội tâm.Tác dụng: diễn tả mạnh mẽ sự day dứt,
đau đớn của nv để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
## Cảm nhận:
Nỗi ám ảnh day dứt về cái tin dữ khiến ông lão đau đớn, tủi hổ,nhục nhã như chính ông và con ông là

một tên bán nước theo Tây và hơn hết là lòng yêu thương những đứa con của mình cũng bị mang
tiếng.
Đoạn:”Nhưng sao lại...không biết họ đã rõ cái cớ sự này chưa?
-Xác định các kiểu câu xét theo mục đích nói:( 11 câu)
(1):câu nghi vấn dùng để hỏi.
(2):câu trần thuật.
(3)(4):câu nghi vấn dùng để khẳng định.
(5)(6):câu cảm thán.
(7)(8)(9):câu nghi vấn dùng để bọc lộ cảm xúc.
(10):câu trần thuật.
(11):câu nghi vấn dùng để hỏi.
 Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn có tác dụng trong việc diễn tả những suy nghĩ:băn
khoăn, dằn vặt, đau khổ, lo lắng không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.
*Đoạn văn có sử dụng hình thức”độc thoại nội tâm”. Tác dụng: Thể hiện 1 cách sâu sắc nỗi ám ảnh
trong tâm trí nhân vật ông Hai cùng tâm trạng đau đớn, nhục nhã, thất vọng ê chề của nv ông Hai.
## Cảm nhận:
 Thể hiện 1 cách sâu sắc nỗi ám ảnh trong tâm trí nhân vật ông Hai cùng tâm trạng đau đớn,
nhục nhã, thất vọng ê chề của nv ông Hai.
-Nghe tin ông đột ngột sững sờ,đau xót khiến ông về đến nhà ý nghĩ ấy cứ ám ảnh, day dứt khiên
ông nửa tin nửa ngờ và kiểm điểm lại.-Ông bắt buọc phải tin vì có bằng chứng xác thực”Thằng Chánh
bệu” và”không có lửa làm sao có khói”.-Ông đau đớn xót xa.-Ông đau đớn ,xót xa.-Ông cảm thấy
nhục nhã”Chao ôi!Cả làng Việt gian”. –Ông thất vọng ê chề vì làng chợ Dầu tinh thần lắm giờ“đổ
đốn”ra thế. –Rồi ông lo sợ, sợ người ta “ghê tởm, thù hằn cái giống Việt gian, bán nước”. –Rồi ông
rơi vào bế tắc vì lo sợ mình và những người làng mình ở các nơi sẽ không có chỗ dung thân.
 Một đoạn văn sử dụng thích hợp các câu nghi vấn đã diễn tả hết sức sâu sắc tâm trạng băn
khoăn, đau khổ,lo lắng của ông Hai.
d) Đoạn”Ông Hai trằn trọc không sao ngủ được...Ông lão nín thở lặng tai nghe bên ngoài”
*Đoạn trích trên sử dụng hàng loạt dấu(...) và câu hỏi:
-Nếu lược bỏ dấu chấm lửng và dấu chấm hỏi thì cách miêu tả nhân vật không thay đổi tâm trạng
nhân vật vẫn được thể hiện qua cử chỉ, hành động và đọc thoại nôi tâm.

-Tuy nhiên, giá trị biểu cảm của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng: tâm trạng lo lắng, bồn chồn, sợ hãi và
nghe ngóng của ông Hai không còn nữa, tốc độ tâm trạng nhanh hơn bị mất đi.
* Trong truyện Kiều cũng có 4 câu thơ dung câu hỏi để diễn tả tâm trạng là: 8 câu cuối-Kiều ở lầu
Ngưng Bích.
## Cảm nhận:
 Đoạn văn trên thể hiện tâm trạng lo lắng, buồn bã, sợ hãi và ám ảnh day dứt đến độ bồn
chồn được thể hiện hết sức sâu sắc.
-Ông lo lắng vì tin đồn không aii chứa chấp dân làng theo Tây khiến ông trằn trọc, “hết trở mình bên
này lại trở mình bên kia” mà không sao ngủ được.
-Ông buồn bã, chán nản chi tiết “thở dài”. +)Cái thở dài mới não ruột làm sao?
-Rồi ông sợ hãi,sợ đến “lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra tưởng chừng không thể cất lên được” rồi đến
nỗi ”trống ngực đập thình thịch”cchỉ vì tiếng của mụ chủ.
-Sự sợ hãi của ông vì sợ mụ chủ nhà đuổi gia đình ông đi.
-Nỗi sợ hãi biến thành ám ảnh day dứt đến độ bồn chồn ”ông lão nín thở, lắng tai nghe ra ngoài”.
+)Ông nghe ngóng từng âm thanh, từng cử chỉ không chỉ mụ chủ nhà mà còn mọi người.+)Ông cảm
thấy có lỗi khi cái làng của ông theo Tây phản cách mạng nên nghe ngóng tin tức mà tâm trạng rối
bời.


Làng – Kim Lân
 Kim Lân đã khắc hoạ những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật ông Hai.
e) Đoạn ông Hai tâm sự với đứa con út”Húc kia! Thầy hỏi...có bao giờ dám đơn sai”
Trong tâm trạng dồn nén, bế tắc, ông Hai đã trút hết nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với
con.
*Qua đoạn đối thoại, ta thấy tâm trạng ông Hai có điều đặc biệt:
-Vì quá bế tắc tuyệt vọng vì không còn chỗ dung thân, không ai chứa chấp ông Hai đã tâm sự với đứa
con út để giãi bày nỗi lòng, tự minh oan cho mình, khác với những diễn biến tâm trạng của ông Hai
chủ yếu được thể hiện qua độc thoại nội tâm còn lần này là đối thoại.
*Điều trên đã thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật vẫn yêu làng nhưng tình yêu làng đặt trong tình
yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến yêu đất nước.

## Cảm nhận:
 Thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật vẫn yêu làng nhưng tình yêu làng đặt trong tình yêu
cụ Hồ, yêu kháng chiến yêu đất nước.
-Ông Hai nói với con thực chất là đang tự giãi bày nỗi lòng mình cho vơi bớt tủi hổ xót xa và phần
nào như tự minh oan cho mình.
-Đầu tiên, ông giáo dục con về nguồn gốc xuất thân( con ai? ở đâu?).
-Có lẽ,ông vẫn hướng về quê hương, vẫn tin vào những điều tốt đẹp ở quê hương.
-Sau đó, ông hỏi con ủng hộ ai, đứa con ông dù nhỏ nhưng đã trả lời rất “mạnh bạo”,”rành rọt” :”ủng
hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” như trong sâu thẳm, tiềm thức của nó đã hướng về cụ Hồ về kháng
chiến như chính ông Hai cũng vậy.
+)Khi đứa conn trả lời như vậy” nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng” nhưng nỗi đau khi làng
mình theo giặc phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ vần luôn thường trực trong ông.
+)Tâm sự với con, ông Hai như muốn nhắc nhở con, cũng là tự nhắc nhở mình” ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ
cách mạng”
+)Tiếng nói như 1 lời thề nguyền đinh ninh, bền vững” chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.
+)Ông vẫn yêu làng nhưng ông đã quyết định yêu kháng chiến,yêu đất nước, yêu cụ Hồ lên trên tình
yêu làng.
 Qua đoạn trích Kim Lân đã khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong tình yêu làng quê, yêu Bác
Hồ, yêu kháng chiến, yêu đất nước của nhân vật ông Hai.
f) Đoạn ông Hai nghe tin cải chính
*Cùng nói với ông chủ nhà, vậy mà ông Hai vừa mới xưng” tôi” rồi ngay sau đó là xưng” em” . Vì
-Tôi là ngang hàng, em là bề dưới .
-Xưng em với người nói chuyện là thói quen thể hiện sự tôn trọng người khác của người dân VN .
-Cách xưng hô có sự thay đổi như vậy cho tâm trạng nhân vật ông Hai không ổn định, ông quá vui
mừng đến không làm chủ được mình, chỉ muốn khoe cái tin ấy với mọi người.
*Nói”làng chợ Dầu” là dùng cách nói theo phương thức hoán dụ lấy làng chợ Dầu để chỉ người dân
sống trong làng chợ Dầu.
*Trong lời khoe của ông Hai có sử dụng sai 1 từ đó là “toàn sai sự mục đích”, lẽ ra phải nói là” mục
kích” nghĩa là nhìn thấy, chứng kiến. Tác dụng: để khắc hoạ nét cá tính riêng biệt của ông Hai là
người thích chơi chữ lại dùng sai chữ.

## Cảm nhận:
 Tâm trạng nhân vật ông Hai như được sống lại lần nữa.
-Niềm vui trở lại tràn đầy trên gương mặt, cử chỉ, dáng vẻ,điểm ánh mắt rạng rỡ, nụ cười tươi sáng
của ông Hai.
-Ông hoan hỉ đi khoe tin với mọi người.
-Ông như muốn chia sẻ niềm vui khẳng định vẻ đẹp, bản chất của người nông dân.
-Ông cứ múa tay lên khoe và nói đi nói lại câu:” Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt nhẵn”
+) Nét đẹp tâm trạng này không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực.
+) Dường như đó là một minh chứng hùng hồn cách mạng quê hương, xóm làng ông đã dũng cảm
đứng lên chiến đấu chống quân thù.
+) Trong sự cháy rụi của ngôi nhà có sự hồi sinh của làng chợ Dầu có sự vẻ vang của gia đình ông.


Làng – Kim Lân
+) Căn nhà ông bị đốt cháy như là 1 chiến sĩ anh dũng ngã xuống.
+) Khoe tin ấy ông Hai như quên đi nỗi đau, sự mất mát riêng để tự hào, vui sướng.
 Ông Hai tự hào vui sướng khi nghe tin cải chính.



×