Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Viếng lăng bác Viễn Phương ( ôn thi lớp )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.23 KB, 3 trang )

Viếng lăng Bác- Viễn Phương
I, Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1976, khi đất nước vừa được giải phóng, lăng Bác vừa mới được khánh thành, tác giả từ miền Nam ra
thăm lăng Bác.
II,Trình tự cảm xúc: từ ngoài( khổ 1,2 ) vào trong ( khổ 3) rồi lại trở ra ngoài lăng ( khổ 4).
III, Kiến thức và cảm nhận:
1, Kiến thức khổ 1:

a)
b)

Chép chính xác những câu thơ có hình ảnh hàng tre: câu 2,3,4 khổ 1 và câu cuối bài.
Với hình ảnh hàng tre tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật:
-Nhân hoá cây tre như con người: đứng thẳng hàng, trung hiếu
-Ẩn dụ: cây tre, hàng tre: chỉ người dân VN, dân tộc Vn.

c) Ý nghĩa: hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác:
-Biểu tưởng cho đất nước VN.
-Gợi nhiều phẩm chất quý kiên cường, vững vàng trước mọi giông bão.
-“Cây tre trung hiếu” là trung thành với lí tưởng của Bác có hiếu với nhân dân.
d) Tác phẩm viết về hình ảnh cây tre: “Cây tre Vn- Thép Mới”; bài thơ” Tre VN- Nguyễn Duy”
## Cảm nhận:



Gợi không khí thiêng liêng, thành kính nhưng ấm áp, gần gũi và cảm xúc của nhà thơ khi ở ngoài lăng.

Câu 1: -Ngắn gọn như 1 lời thông báo việc tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
-Tác giả sử dụng cách xưng hô” con” rất gần gũi, thân thiếtn thể hiện lòng thành kính, niềm xúc động của tác giả.
- Tác sử dụng từ”thăm” biên pháp nói giảm nói tránh như khẳng định Bác vẫn còn sống mãi với dân tộc VN.
Câu 2: -Hình ảnh hàng tre +)biểu tưởng cho dân tộc VN.
+)biểu tưởng cho những phẩm chất cao quý của con người VN:cần cù, bền bỉ, bất khuất, thuỷ chung.


Câu 3: - “xanh xanh” làm dịu đi vẻ tôn nghiêm, tăng cảm giác gần gũi, ấm áp đối với người đến thăm.
-Thán từ “ôi” biểu thị niềm vui, niềm xúc động tự hào, ấn tượng của tác giả về hình ảnh hàng tre.
Câu 4: Biện pháp nhân hoá” đứng thẳng hàng” -> Khẳng định phẩm chất cao quý của con người VN sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách.



Cả khổ thơ thể hiện rất tự nhiên mà cảm động khi tác giả lần đầu tiên đặt chân tới lăng Bác vời lòng thành kính, biết ơn sâu
sắc vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.

2, Kiến thức khổ 2:
a) Ý nghĩa hình ảnh sóng đôi:
-Từ” mặt trời” trong câu 1 là hình ảnh mặt trời thực, mặt trời mang ánh sáng, sự sống cho muôn loài.
-Từ” mặt trời” trong câu 2 là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác: Bác được ví với mặt trời là thiên thể vĩ đại, tạo nên sự sống, đem lại
ánh sáng cho dân tộc.
b) Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời tương tự: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”(Khúc hát ru...- Nguyễn Khoa Điềm).
## Cảm nhận:



Thể hiện niềm xúc động thiêng liêng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác.

Hai câu đầu: được tạo bởi cặp câu với hình ảnh sóng đôi và nghệ thuật đối:
-Hình ảnh” mặt trời” trong câu 1 là hình ảnh mặt trời thực, mặt trời mang ánh sáng, sự sống cho muôn loài.
-Hình ảnh” mặt trời” trong câu 1 là hình ảnh mặt trời ẩn dụ chỉ Bác vừa thể hiện sự vĩ đại vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân đối
với Bác. Bác như mặt trời mang hơi ấm nồng nàn, đem lại sự sống, độc lập tự do cho dân tộc. Cánh so sánh ngầm thật đẹp, Bác hiện lên
thật lớn lao, cao rộng, công ơn của Bác có thể sánh với “mặt trời” tồn tại mãi mãi.
-Màu sắc”rất đỏ” của mặt trời làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa gợi sự liên tưởng đến cách mạng , lòng yêu nước.
*Chuyển ý: Trước ánh sáng, sự vĩ đại của Bác,là con dân VN ai cũng mong đuọc gặp Bác, chiêm ngưỡng bày tỏ tình cảm của mình đối với
Bác, với thế mới có 2 câu” Ngày ngày mặt trời....”



Viếng lăng Bác- Viễn Phương
-Điêp từ”ngày ngày” thể hiện sự thường xuyên liên tục của thiên nhiên và con người ở quanh lang Bác
-Hình ảnh”dòng người” +) Là hình ảnh thực thể hiện niềm xót thương vô hạn của nhân dân đối với Bác.
+) Thương và nhớ đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc nhưng sao nghẹn ngào, đau đớn.
+) Nhịp thở chậm, giọng thơ trầm như bước chân của dòng người vào trog lăng viếng Bác.
-Câu cuối là hình ảnh ẩn dụ thật sáng tạo: dòng người xếp hàng vào lăng được ví như” tràng hoa” dâng lên người.
-Từ”dâng” được sử dụng thật tinh tế vừa thể hiện logf thành kính vừa thế hiện lòng biết ơn đối với Bác.
-Tác giả sử dụng từ” xuân” thay cho từ” tuổi” để gián tiếp khẳng định sự bất tử, trường tồn của Bác đẹp như những mùa xuân đất nước.



Khổ thơ với hình ảnh độc đáo, sáng tạo 1 lần nữa khẳng định tấm lòng thành kính sự bất tử, trường tồn như những mùa xuân
của đất nước.

3,Kiến thức khổ 3: -Sự thật ngườ i ra đi nhưng tác giả vẫn dùng từ ''thăm'' và cụm từ ''giấc ngủ bình yên'' vì:
+) Từ ''thăm'' th° lòng thành kính biết ơn của nd đvới Bác, Bác như vẫn sống mãi cùng non sông đất nướ c VN.
+)Cụm từ '' giấc nhủ bình yên'' là cách nói giảm nói tránh , tránh sự đau buồn tr ướ c s ự ra đi của Bác chỉ nh ư giấc ngủ ngàn thu
.
--Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Những câu thơ có hình ảnh trăng:
(1)Đầu súng trăng treo(Đồng chí- Chính Hữu)

(3)Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ(Ngắm trăng-HCM)

(2)Trăng cứ tròn vành vạnh(Ánh Trăng- Nguyễn Duy) (4) Khuya về bát ngát trăng ngàn đầy thuyền(Cảnh khuya-HCM).
## Cảm nhận:




Từ niềm biết ơn thành kính chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tgiả đc chiêm ngưỡ ng thi hài Bác trong
lăng .

Hai câu đầu: nhà thơ miêu tả Bác thật giản dị mà xúc động vô cùng
- Ở câu đầu: +) tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh, Bác ra đi chỉ như đi vào giấc ngủ ngàn thu nhẹ nhàng thanh
thản .
+)Bao xúc động trào dâng khi thỉa đc chiêm ngưỡ ng thi hài Bác để tr ở thành kỉ niệm quý giá trong đời.
-Câu hai :đã diễn tả chính xác , tinh tế, đặc sắc sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ trong lăng. +)Đây là nghệ
thuật tả thực khi tác giả miêu tả Bác nằm '' gi ữa vầng trăng sáng dịu hiền'' đó là ánh sáng của những ngọn đèn trong lăng .
+) Gợi cho ngườ i đọc liên tưở ng đến những vần thơ Bác viết về trăng .
+)Đó cúng là h/ả ẩn dụ đầy stạo gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, tr° sáng của Bác và nh ững công lao của Bác vẫn mãi tỏa sáng
-Câu 3:tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nướ c như '' trời xanh'' vĩnh hằng, như hóa
thân vào thiên nhiên đất trời.
+) Đến đâu nhà thơ uốn tạo, sử dụng 1 hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác: có lúc Bác ấm áp nh ư mặt tr ời, lúc dịu hiền nh ư
ánh trăng, lúc cao rộng như trời xanh để thr hiển lòng thành kính, biết ơn vừa khẳng định công lao to l ớn của Bác tồn tại mãi
mãi vĩnh hằng.
-Câu 4:Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu ngườ i dân VN vẫn đau xót và tiếc thươ ng tr ướ c sự ra đi của Ng ườ i. +)Cụm từ ''
nhói ở trong tim'' diễn tả cảm xúc trực tiếp: đau quặn thắt, tê tái, thổn thức trong sâu thẳm trái tim và tâm hồn ngườ i dân đất
Việt



Bằng lời thơ dung dị , tìnhcảm chân thành của Viễn Phươ ng đã giúp người đọc cảm nhận được sự thanh thản, ung
dung, và niềm xúc động khi tác giả ở trong lăng Bác.

4, Kiến thức khổ 4: -Hình ảnh cây tre được nhắc lại ở khổ cuối có ý nghĩa:
+)Tạo sự cân đối cho bài thơ bằng nghệ thuật đầu cuối tương xứng.
+)Hoàn thiện vể đẹp của cây tre đậm đà tình nghĩa, thuỷ chung.
+)Tạo dòng cảm xúc được trọn vẹn: là lời hứa thuỷ chung đi theo con đường Bác đã lựa chọn.
## Cảm nhận :




Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa lăng Bác của tác giả.

Câu đầu: -Như một lời giã biệt, lời nói giản dị nhưng tình cảm thật sâu lắng.
-Từ” trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nghỉ.


Viếng lăng Bác- Viễn Phương
-Bao nhiêu kìn nén đau thương” đi trong thương nhớ” “ nhói ở trong tim” giờ đọng lại trong 1 chữ” thương” đến” trào nước mắt :Nước
mắt của nhà thơ đã chảy với bao thương xót, đau đớn, nhói đau ẩn chứa nỗi ngậm ngùi và khao khát được mãi ở bên Bác.
Câu 2, 3, 4: Chứa đựng mong muốn thiết tha của tác giả muốn hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật quanh lăng để mãi được bên Người.
+) Tác giả mong được“ làm con chim hót” ;” đoá hoa toả hương” để làm vui làm đẹp cho Bác trong giấc ngủ ngàn thu.
+)Đặc biệt ước nguyện” làm cây tre trung hiếu”. –khiến kết cấu bài thơ được tương xứng, hình ảnh cây tre được hoàn thiện, cảm xúc của
nhà thơ được trọn vẹn. –là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành nguyện đi theo con đường của Bác. –đó là lời hứa thuỷ
chung của tác giả của nhân dân đối với Bác: trung thành với lí tưởng của Bác hiếu với nhân dân.
+) Điệp ngữ” muốn làm con chim hót” cùng các hình ảnh đẹp” chim hót”; “hoa toả hương”; “cây tre trung hiếu” thể hiện mong muốn thiết
tha, bay tỏ lòng thành kính của nhà thơ đối với Bác.



Khổ thơ là lời giã biệt thật giản dị mà chứ đựng lòng thành kính thiết tha, bịn rịn của nhà thơ khi rời lăng Bác.



×