Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giới thiệu nhật bản lễ hội đầy tháng của em bé ở nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.21 KB, 2 trang )

L ễh ội đầy tháng c ủa em bé ở Nh ật
B ản
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, bởi vậy, những nghi lễ liên quan tới trẻ em sau sinh có sự
khác biệt về số lần tiến hành theo phong tục của mỗi dân tộc. Chẳng hạn như lễ 3 ngày sau sinh,
3 tháng 10 ngày sau sinh, lễ đặt tên gọi hồn.... Tuy nhiên, nghi lễ không thể thiếu được đối với
trẻ em sau sinh đó là lễ đầy tháng và lễ đầy năm.
Lễ đầy tháng hay còn gọi là cúng đầy tháng là thời điểm theo quan niệm truyền thống của Việt
Nam, đứa trẻ vừa được tròn một tháng sau sinh. Sự kiện này bao hàm nhiều ý nghĩa như: kết
thúc giai đoạn khó khăn nhất không chỉ đối với người con mà còn với cả bà mẹ thời hậu sản
(phải kiêng khem ở cữ); Đứa trẻ đã qua thời trứng nước tức tính được phần lớn những rủi ro
trong năm đầu tiên của cuộc đời; Thông báo cho tổ tiên về việc ra đời và đầy tháng tuổi của một
thành viên mới trong gia đình. Song, bao trùm lên hết thảy, nghi lễ đầy tháng chính là chứng
nhận của xã hội về sự hiện hữu của một con người - một thành viên mới trong gia đình và xã hội
để qua đó khẳng định vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với thành viên mới, thế hệ
tương lai.


Việc tổ chức, trình tự tiến hành trong lễ đầy tháng của người Việt Nam rất đa dạng bởi còn phụ
thuộc vào quy định theo phong tục tập quán của từng dân tộc. Điều này thể hiện ở lễ vật dâng
cúng, người chủ trì hoặc thực hành nghi lễ, thời gian, cách thức từ khi bắt đầu đến kết thúc nghi
lễ... Tuy nhiên, điểm chung của nghi lễ đầy tháng thường được tổ chức không bó hẹp trog phạm
vi gia đình mà còn có sự tham gia của dòng họ, bạn bè, láng giềng thân cận, khách mời. Nội
dung của những lời khấn nguyện (khi tiến hành nghi lễ) không gì khác hơn là mong muốn sự phù
trợ từ các đấng bề trên (tổ tiên, bà Mụ, Đức ông, ma nhà...) cho đứa trẻ luôn khỏe mạnh, mau
lớn, hiền ngoan... Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà (hoặc tiền lì xì) của những người tham
gia cho đứa trẻ và gia đình.

Ở Nhật Bản, đứa trẻ sau khi sinh được 30 (hoặc 31 ngày) 51 ngày, 101 ngày cũng được quan tâm
thông qua các nghi lễ song dường như đây chỉ là những dấu mốc chứ không phải là sự kiện lớn
như quan niệm của người Việt Nam. Chính vì lẽ đó, lễ đầy tháng thường chỉ tiến hành trong
phạm vi gia đình hoặc có sự tham gia của ông bà ngoại đứa trẻ. Điểm nhấn của nghi lễ này là


đứa trẻ được đưa đến đền thờ làm lễ cầu may mong muốn nhận được sự phù hộ cùng những điều
tốt đẹp từ các thần.



×