Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lịch sử nhật bản top 20 nhân vật lịch sử nhật bản được yêu thích nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.51 KB, 14 trang )

Top 20 nhân vật lịch sử Nhật Bản được yêu thích
nhất
Trong chương trình “The top 100 Historical Persons” được tổ chức bởi Nippon TV năm 2006,
130 triệu người Nhật đã tham gia bình chọn ra nhân vật lịch sử (cả trong nước lẫn nước ngoài)
mà họ yêu thích nhất. Kết quả là vị trí dẫn đầu đã thuộc về Oda Nobunaga, người khởi đầu cho
công cuộc thống nhất nước Nhật thời Chiến quốc còn nhân vật ngoại quốc được yêu thích nhất
là nhà phát minh Thomas Edison. Sau đây là danh sách 20 người Nhật có vị trí cao nhất trong
danh sách: (Phần 1 từ vị trí số 20 đến số 11)
20. Yamamoto Isoroku

Yamamoto quê ở Nagaoka, Niigata và là đô đốc hải quân Nhật Bản trong thời kỳ 2 cuộc
chiến tranh thế giới. Ông nổi tiếng với tư cách người chỉ huy trong chiến dịch tấn công
Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng. Yamamoto Isoroku cũng được nhà nghiên cứu quân sự Cố
Vân Thâm xếp vào một trong 10 vị tướng lĩnh quân sự vĩ đại nhất lịch sử trong quyển
sách “Thập đại tùng thư”.


19. Murasaki Shikibu

Murasaki là nữ nhà văn trung đại Nhật Bản nổi tiếng với tiểu thuyết Truyện Genji (Genji
Monogatari), tác phẩm lớn nhất thời kỳ văn học trung đại ở Nhật Bản và là nguồn cảm
hứng bất tận cho các nhà văn Nhật về sau. Truyện Genji cũng là tiểu thuyết theo nghĩa
hiện đại đầu tiên của nhân loại được biết đến với những câu chuyện trong cung đình
nước Nhật và niềm bi cảm aware, đặc trưng của văn hóa Nhật. Thân thế của bà khá bí
ẩn, người ta chỉ biết bà thuộc dòng họ Fujiwara và mất tại Tokyo.
18. Takasugi Shinsaku

Ông là một trong những samurai đóng vai trò quan trọng nhất trong phong trào Minh Trị
Duy Tân. Ông quê ở phiên Chosu (nay là tỉnh Yamaguchi). Takasugi Shinsaku thường
được xuất hiện trong các manga/anime lấy bối cảnh thời Mạc mạt và Minh Trị Duy Tân
như Rurouni Kenshin, ông cũng được coi như là nguồn cảm hứng của nhân vật Takasugi


Shinsuke trong Gintama.


17. Natsume Soseki

Natsume Soseki sinh ra ở Edo (Tokyo) là một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật
Bản cùng Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke. Ông là một trong những nhà văn khởi
đầu của trào lưu hiện đại trong văn học Nhật đầu thế kỷ 20. Chân dung của ông được
in lên đồng 1000 yên trong khoảng thời gian 1984 đến 2004. Một số tác phẩm của
Natsume Soseki đã được dịch ra tiếng Việt là: Nỗi lòng (Kokoro), Mười đêm mộng
(Yume Juya), Gối đầu lên cỏ (Kusamakura),…
16. Ozaki Yutaka

Ozaki là ca sĩ nổi tiếng Nhật Bản sinh ra ở Setagaya, Tokyo. Cái chết bất ngờ của ông
năm 27 tuổi là một sự kiện chấn động nền giải trí Nhật Bản. Bài hát “I Love You” của
ông đã được cover bới hàng chục nghệ sĩ từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ hay Hàn Quốc.


15. Miyamoto Musashi

Ông là kiếm khách “Độc Cô Cầu Bại” trong lịch sử nước Nhật. Miyamoto sinh ra ở
Hyogo trong thời kỳ Chiến quốc và là người sáng lập ra môn phái Nhị Đao Nhất. Trong
suốt cuộc đời làm samurai của mình, ông chưa từng bại trận một lần nào. Ngoài ra, ông
cũng là một thiền sư danh tiếng và là một trong những người đầu tiên đem ảnh hưởng
của Thiền vào văn hóa samurai của Nhật.
14. Thánh Đức thái tử

Thánh Đức thái tử là con trai của thiên hoàng Dụng Minh. Ông là một trong những
người đầu tiên đã phổ biến Phật Giáo trong nước Nhật và là người đã khai sinh ra tư
tưởng gộp đạo: thống nhất Thần Đạo (Shinto) với Nho giáo và Phật giáo có một không

hai trên thế giới. Tư tưởng này đã là nét đặc trưng của tôn giáo Nhật. Ông cũng là
người xây dựng chùa Pháp Long (Horyu-ji) ở Nara và Tứ Thiên Vương tự (ShiTennnoji) ở Osaka. Chân dung của ông cũng từng được in lên đồng 10000 yên.
13. Tezuka Osamu


Được coi như là Walt Disney của nước Nhật, Tezuka Osamu là cha đẻ của anime. Ông
nổi tiếng với các hình tượng nhân vật Astro Boy và sư tử Kimba. Ông sinh ra ở
Toyonaka, Osaka và từng học ngành y rồi trở thành bác sĩ. Những kiến thức y học của
ông đã giúp ông vẽ nên tác phẩm nổi tiếng nhất của mình: Black Jack – Bác sĩ quái dị.
12. Minamoto no Yoshitsune

Minamoto no Yoshitsune là nhân vật chính trong cuộc chiến giữa hai gia tộc Taira và
Minamoto trong lịch sử Nhật Bản. Ông là người chỉ huy trận thủy chiến Dan-no-ura để
kết thúc cuộc chiến trong thắng lợi của gia tộc Minamoto giúp anh trai mình Minamoto
no Yoritomo lập ra mạc phủ Kamakura. Tuy nhiên sau khi kết thúc cuộc chiến, người
anh hùng Yoshitsune bị anh trai mình nghi kỵ và đẩy đến chỗ mổ bụng tự sát, bi kịch
của cuộc đời ông trở nên nổi tiếng và trở thành danh từ chung bi kịch phán quan (phán
quan là chức quan của Yoshitsune). Ông thường được so sánh với Thành Cát Tư Hãn
vì sống cùng thời và đều là thiên tài kỵ binh. Tên Kanji của ông có âm hán là
Gengikei(Nguyên Nghĩa Kinh) cũng đọc gần giống Genghis Khan của Thành Cát Tư
Hãn.


11. Yoshida Shigeru

Yoshida Shigeru là thủ tướng Nhật ngay sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc. Ông sinh ra ở
Kanagawa và tốt nghiệp đại học Tokyo. Yoshida nổi tiếng vì đã đưa kinh tế Nhật hồi
phục thần kỳ sau những tổn thương chiến tranh. Cháu ngoại ông Aso Taro sau này
cũng trở thành thủ tướng Nhật Bản.
10. Fukuzawa Yukichi


Fukuzawa Yukichi là người xuất hiện trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất của Nhật: tờ
10000 yên. Ông được coi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến xã hội Nhật


Bản. Tuy sinh ra ở Osaka trong một gia đình nhà nho truyền thống, Fukuzawa đã sớm
tiếp xúc với nền văn minh phương Tây với trở thành người khai sáng cho nước Nhật
vơi tư tưởng thoát Á thời kỳ đầu Minh Trị Duy Tân với những ý kiến cải cách toàn diện
từ văn hóa, kinh tế, chính trị cho đến giáo dục. Nhiều người Việt Nam biết đến
Fukuzawa Yukichi qua cuốn sách “Khuyến học” kinh điển và trường đại học tư lớn nhất
của Nhật – đại học Keio do ông sáng lập.
9. Misora Hibari

Misora Hibari là ca sĩ, diễn viên và biểu tượng văn hóa của Nhật. Misora có lẽ là nữ
danh ca vĩ đại nhất nền âm nhạc Nhật Bản và là người phụ nữ đầu tiên được trao giải
thưởng “Quốc dân vinh dự” (Kokumin Eiyo) do thủ tướng Nhật trao tặng. Hằng năm,
các bài hát kinh điển của Misora được xuất hiện trong một chương trình truyền hình và
phát thanh đặc biệt dành riêng cho việc tưởng niệm sự nghiệp của bà. Trong suốt sự
nghiệp nghệ thuật của mình bà đã thu âm hơn 1200 bài hát và bán được 68 triệu đĩa
nhạc và tham gia 166 bộ phim. Bà là biểu tượng cho sắc đẹp và trí tuệ của người phụ
nữ Nhật Bản thời kỳ hiện đại.
8. Saigo Takamori

Nổi tiếng với biệt danh “The Last Samurai”, Saito Takamori là thủ lĩnh cuộc nổi dậy
Satsuma chống chính phủ Minh Trị năm 1877. Do chán ghét sự phân chia bè phái giữa
các thành viên chính phủ mới thuộc các phiên thuộc khác nhau, ông đã lãnh đạo cuộc
nổi dậy tại chính quê hương mình Satsuma (nay là Kagoshima) và cùng đồng đội chiến
đấu như những samurai chân chính cuối cùng. Tuy mang tiếng phản tặc chống triều
đình nhưng ông lại được dân chúng kính trọng vì đạo đức samurai mẫu mực. Bộ phim
“The Last Samurai” với sự tham gia của Tom Cruise được xây dựng xung quanh câu

chuyện về cuộc nổi dậy của Saigo. Ông cũng là một trong Duy Tân Tam Kiệt, 3 lãnh tụ
kiệt xuất của phong trào Minh Trị Duy Tân trước khi quay lại chống đối chính phủ mới.


7. Hijikata Toshizo



Hijikata là cục phó của Shinsengumi, tổ chức huyền thoại thời kỳ Mạc mạt. Shinseng
umi (Tân Tuyển Tổ) là nhóm các samurai đặc biệt của gia tộc Tokugawa nhận nhiệm vụ bả
o vệ trị an cho Kyoto trong giai đoạn cuối của chế độ Mạc phủ. Hình tượng nhữn
g samurai chiến đấu anh dũng của Shinsengumi được rất nhiều người Nhật ưa thích. Hijik
ata Toshizo với phong cách nghiêm khắc, kỷ luật cùng với cục trưởng Kondo Isami và
Saito Hajime trở thành những nhân vật được hâm mộ nhất tron Shinse gumi. Ông là ng
uồn cảm hứng cho nhân vật Hijikata Toushirou trong Gintama và là nh
n vật chính trong

iều drama/manga/anime khác liên quan đến Shinsengumi.6. Noguchi HideyoCâu chuyệ
n về cuộc đời của bác sĩ Noguchi Hideyo là điển hình cho một nhà khoa học
Nhật Bản chân chính. Noguchi Hideyo sinh ra trong một gia đình nông dân ở Fukushima,
năm 2 tuổi ông bị ngã vào đống lửa và gần như bị hỏng tay trái. Vì bị tàn tật, cậu
bé Noguchi thường bị bạn bè trêu chọc nhưng với sự động viên của mẹ, ông đã cố gắng
trở thành người đứng đầu lớp để trả lời lại những lời châm chọc. Ôn
mang ước mơ
trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho những người nông dân nghèo như gia đình mình. Nh
ững nỗ lực của ông được đền đáp vào năm 20 tuổi, khi ông thi đậu trường y khoa
và 4 năm sau, ông được sang Hoa Kỳ để du học và trở thành một trong những chuyên gia
vi khuẩn học hàng đầu thế giới. Noguchi Hideyo qua đời khi sang châu Phi chữa bện
h sốt vàng da cho người
dân ở đây. Ông đượ


ả thế giới kính trọng vì tài năng và y đức của mình.5. Tokugawa IeyasuTokugawa
Ieyasu là người đã thống nhất nước Nhật sau thời kỳ cát cứ của các phiên bang thờ
i Chiến quốc. Ông lập ra Mạc phủ ở Edo và trên thực tế là người nắm quyền thống trị


nước Nhật thay cho Thiên Hoàng. Ông là người chỉ huy của quân đội đồng minh của
gia tộc Tokugawa chống lại gia tộc Toyotomi trong trận chiến cuối cùng của thời Chiến
quốc và là trận chiến có ý nghĩa quyết định nhất thời kỳ trung đại của nước Nhật – trận
Sekigahara. Cùng với 2 người tiền nhiệm của mình trong công cuộc thống nhất nước
Nhật là Toyotomi Hideyoshi và Oda Nobunaga, Tokugawa Ieyasu được tôn vinh như là
người đã đặt nền móng cho nền hòa bình lâu dài trên toàn quần đảo Nhật Bản trong
gần 300 năm. Vì có vai trò quá quan trọng trong lịch sử nước Nhật, có rất nhiều truyền
thuyết và huyền thoại xung quanh cuộc đời huy hoàng của ông.
4. Matsushita Konosuke

JAPAN – JANUARY 31: (JAPANESE NEWSPAPERS OUT) Konosuke Matsushita is seen on January
31, 1975 in Japan. (Photo by Sankei Archive via Getty Images)

Ông là người sáng lập ra tập đoàn Matsushita, tiền thân của Panasonic và được coi
như là ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật. Ông cũng được coi như là anh
hùng dân tộc của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất vì những đóng góp to lớn
cho nên kinh tế Nhật Bản. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó, ông là biểu
tượng cho sự nỗ lực kiên cường của các doanh nhân Nhật thời kỳ đầu với việc xây
dựng nên một tập đoàn kinh tế khổng lồ từ hai bàn tay trắng. Một câu nó nổi tiếng của
ông là: “Trong công ty của tôi mọi người đều là chỉ huy” thể hiện rõ tư tưởng lãnh đạo
xoay quanh chữ “nhân” của ông. Matsushita cũng không sa thải bất kỳ nhân viên nào
trong thời kỳ chiến tranh khó khăn. Ông đã được Nhật Hoàng trao tặng huân chương
cao quý nhất nước Nhật – huân chương Húc Nhật Đại Thụy.
3. Toyotomi Hideyoshi


Toyotomi Hideyoshi là đã kế thừa lãnh chúa của mình Oda Nobunaga trong công cuộc


thống nhất nước Nhật. Hieyoshi là người xuất thân từ giai cấp bình dân nhưng mau
chóng thăng tiến lên vị trí cánh tay phải của lãnh chúa hùng mạnh nhất nước Nhật Oda
Nobunaga bằng sự khôn ngoan và dũng cảm của mình. Sau khi Oda Nobunaga bị
Akechi Mitsuhide ép tự sát ở Kyoto, Hideyoshi đã tấn công Akechi để trả thù cho chủ và
trở thành nhiếp chính cho con trai của Nobunaga rồi từng bước thâu tóm quyền lực của
gia tộc Oda. Sau khi chiếm quyền hành của nhà Oda, Hideyoshi được ban chức quan
nhiếp chính và nắm quyền thống trị Nhật Bản. Ông chết khi vẫn đang dang dở giấc
mộng xâm lược Triều Tiên và Trung Quốc. Con trai nhỏ của ông lên kế vị và bị thuộc hạ
của ông là Tokugawa Ieyasu đánh bại trong cuộc tranh giành quyền thống trị nước
Nhật. Tên tuổi của Hideyoshi thường gắn liền với thành Osaka, pháo đài kiên cố nhất
nước Nhật.
2. Sakamoto Ryoma


Ryoma là samurai vĩ đại nhất lịch sử nước Nhật. Ông quê ở Kouchi và là một bậc thầy
về kiếm thuật ở vùng này. Chán ghét sự thối nát của chế đọ phong kiến Nhật Bản thời
kỳ Mạc mạt, ông sớm nhìn ra được một hình ảnh nước Nhật hiện đại từ giấc mơ Mỹ:


“Tất cả mọi người đều bình đẳng”, ông đã trở thành lãnh đạo của phong trào chống đối
Mạc phủ Tokugawa, mở đầu cho phong trào Minh Trị Duy Tân. Ryoma được coi như là
cha đẻ của hải quân Nhật Bản hiện đại khi xây dựng đội quân trên biển của 2 phiên
thuộc Chosu và Satsuma để chống lại Mạc phủ Tokugawa. Sakamoto Ryoma bị ám sát
năm 33 tuổi tại Kyoto và cuộc đời ngắn ngủi đầy huyền thoại của ông trở thành cảm
hứng của rất nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh và truyện tranh.
1. Oda Nobunaga


Oda Nobunaga là người khởi đầu cho sự nghiệp thống nhất nước Nhật thời Chiến quốc
và là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản. Nobunaga thường được biết đến
như một lãnh chúa không sống theo quy tắc cổ điển của Nhật Bản: thuở nhỏ ông là kẻ
chơi bời lêu lổng và thiếu kỷ luật, khi nắm quyền thống lĩnh gia tộc Oda ông xây dựng
quân đội từ nông dân trong lãnh địa và những tên lính đánh thuê du thủ du thực, ông
cũng trọng dụng thuộc hạ theo tài năng mà không màng đến xuất thân với ví dụ tiêu
biểu là Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu. Oda cũng nổi tiếng với sự ngông
cuồng của mình khi dám đối đầu với Phật giáo khi ấy là tôn giáo có ảnh hướng nhất ở
Nhật Bản. Ông đã từng nổi giận và đốt trụi chùa Enryaku-ji trên núi Hieizan và giết sạch
tăng nhân vì dám trái lệnh ông. Khi nhận xét về tính cách của 3 nhân vật đã thống nhất
nước Nhật, có 3 câu nói nổi tiếng:
Nếu con chim cúc cu không hót, giết nó – nói về Nobunaga với sự tàn bạo và ngông
cuồng của ông.
Nếu con chim cúc cu không hót, hãy vuốt ve nó – nói về Hieyoshi với sự khôn ngoan và
tháo vát.
Nếu con chim cúc cu không hót, đợi cho nó hót – nói về Ieyasu với sự kiên nhẫn.
Một số nhân vật nước ngoài xếp hạng cao trong danh sách: Thomas Edison, mẹ Teresa, công
nương Diana, Albert Einstein, Leonard Da Vinci, Beethoven, Napoleon, Gia Cát Lượng,
Mahatma Gandhi,…
Một số người Nhật khác trong danh sách: thủ lĩnh của Shinsengumi Kondo Isami, tướng
quân Độc Nhãn Long Date Masamune, ông tổ trà đạo Sen no Rikyu, 2 thiên tài quân sự chuyên
đối đầu nhau thời Chiến quốc Uesugi Kenshin và Takeda Shingen, Honda Soichiro của tập đoàn
Honda, nhà thơ Haiku Matsuo Basho,…



×