Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Cách viết thư bằng tiếng nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.86 KB, 12 trang )

Viết thư bằng tiếng Nhật
Viết thư bằng tiếng Nhật là một chủ đề “kinh điển” đối với bất cứ ai học tiếng Nhật, bởi vì nó không hề đơn
giản một chút nào hết. Muốn viết được một bức thư đúng cách, cần phải xác định thể thức viết, diễn đạt như
thế nào, cách viết chữ như thế nào, rồi thì mức độ thân mật, quan hệ giữa bạn với người nhận. Nó rất phức tạp,
đến nỗi mà ngay cả người Nhật nhiều khi cũng phải mua sách về chủ đề này để học cách viết thư đúng. Mục
đích của bài viết này giúp bạn hiểu cấu trúc thư Nhật Bản. Sau khi đọc xong bài viết, các bạn có thể hiểu được
lối hành văn trong thư tùy vào mối quan hệ giữa bạn với người nhận, thể thức của một bức thư Nhật (viết dọc
hoặc ngang), cách viết địa chỉ lên bì thư cũng như các cách biểu đạt, cách mở đầu một bức thư. Những thứ đó
sẽ giúp bạn đỡ lúng túng và khó khăn trong khi viết thư bằng tiếng Nhật
Viết cho ai ?

Như các bạn đã biết, Nhật Bản là nơi mà người dân rất coi trọng thứ bậc xã hội, phép tắc, lễ nghĩa. Chúng ta có
quan hệ sensei – senpai – kohai, rồi thì sếp – nhân viên, người già – người trẻ, con cái – cha mẹ… Mối quan
hệ. thứ bậc giữa bạn với người đối diện quyết định cách cư xử, cách nói chuyện, và tất nhiên là cả cách viết thư
nữa.
Để đơn giản, có 3 loại thư tùy vào quan hệ giữa bạn với người nhận.




Thân mật: Bạn bè, Senpai, Người có thứ bậc thấp hơn bạn
Bình thường: Giáo viên, Bạn bè (khi muốn nhờ vả), Người có thứ bậc cao hơn.
Trang trọng: Những người bạn không biết, Người có thứ bậc cao hơn (khi muốn nhờ vả)
Những mối quan hệ thân mật thường là những người cùng tuổi hoặc những người có cùng thứ bậc với bạn.
Cao hơn nữa là mức bình thường, những người thường lớn tuổi hơn bạn nhưng có quan hệ gần gũi với bạn
(thày cô giáo, senpai …); khi nhờ vả, dù là những người cùng thứ bậc thì bạn cũng nên dùng cách nói chuyện
trang trọng hơn (nhờ người ta giúp mà). Và cuối cùng là mức trang trọng, dành cho những người bạn không
thân quen lắm hoặc muốn nhờ người trên giúp làm gì đó, đơn giản vì như vậy dễ đạt được mong muốn của
mình hơn.



Thường thường bạn sẽ sử dụng thư ở mức Bình thường và Trang trọng, mấy bức thư như này mới nhiều quy
tắc, chứ ở mức Thân mật thường là ít hoặc không có.

Chuẩn bị

Khi đã biết mình cần phải viết thư cho ai rồi, chúng ta cần biết chuẩn bị những gì để viết. Ở Việt Nam thường
chỉ có một loại phong bì và bất kể thư loại gì cũng có thể nhét vô phong bì xanh đỏ đó và gửi đi, tuy nhiên,
Nhật Bản không đơn giản như vậy. Từ phong bì, thể thức viết thư, mực,… cũng khác nhau tùy vào mục đích
viết thư của bạn.








Thư thông thường, phong bì trắng, không có trang trí, thư viết tay, ngang/dọc đều được
Thư thương mại (gửi cho các đối tác làm ăn), viết ngang, đánh máy (kí tên bằng tay)
Thư cá nhân viết cho người trên, viết dọc, viết tay
Thư gửi cho người trên, dùng phong bì trắng
Nếu viết tay, sử dụng bút mực đen hoặc xanh
Không sử dụng bút chì hoặc bút dạ màu
Các phong thư chúc mừng (postcard) chỉ nên dùng vào đúng dịp lễ (ví dụ Noel hay có các phong thư
trang trí hình cây thông hay ông già tuyết), ngoài ra thì chỉ nên dùng các phong thư bình thường.
Sau khi xác định được những gì cần chuẩn bị để viết thư, điều bạn cần bây giờ là viết như thế nào (kính gửi,
đề, khổ, thể thức,…) và tất nhiên cái này có khá nhiều quy tắc.
Quy tắc viết thư
Nếu để ý ở trên, bạn sẽ thấy thư Nhật sẽ được viết dưới 2 dạng: viết dọc và viết ngang. Mỗi cái đều có vài
điểm khác nhau mà bạn nên để ý.

Thư dọc
Gần như khi viết thư dạng này bạn phải viết tay, và nó thường áp dụng cho các bức thư cá nhân, riêng tư.
Người Nhật cho rằng viết ngang mang lại cảm giác lạnh lùng và thiếu tính cá nhân. Bạn cũng sẽ bắt gặp rất
nhiều lần cách viết dọc này được sử dụng (như trong các bằng khen, báo,…)


mẫu thư dọc


Opening ( Mở đầu ): Mở đầu thư sẽ thường là “Kính gửi…”, trong tiếng Nhật là 拝啓 (はいけ



い) hoặc 前略 (ぜんりゃく). Mỗi cách mở đầu sẽ có cách kết thư khác nhau nên hãy cẩn thận.
Set Expression #1 ( Lời tựa mở đầu ): Ngay sau phần người nhận là phần đặt lời tựa. Đây thường là
những câu định trước liên quan đến thời tiết, sức khỏe, v.v… Cái này ta sẽ nói kĩ hơn ở phần sau.
Content ( Nội dung ): Viết những gì bạn muốn trình bày, chú ý đến cách sử dụng từ ngữ cho hợp lí
(thể lịch sự/ trang trọng). Đây là phần duy nhất không có mẫu nào để bạn bắt chước cả.
Set Expression #2 ( Lời tựa kết thúc ): Sau khi viết hết những gì bạn muốn trình bày, chúng ta lại
viết một câu tựa nữa. Thường là chúc sức khỏe người nhận và mong họ những điều tốt đẹp.
Closing ( Kết thư ): Đây là lúc viết “Trân trọng…“ Còn nhớ là mở đầu và kết thúc đi theo cặp



không. 拝啓 sẽ đi với 敬具 (けいぐ) ; 前略 sẽ đi với 草拝 (そうそう).
Date ( Ngày ): Phần ngày tháng sẽ viết nhỏ hơn những chữ bên tay phải, sử dụng hệ thống đếm của









Nhật, nên ghi bằng chữ thay vì số, ví dụ 十二月二十四日 ( tương đương 12月24日)
Your name ( Tên bạn/ người gửi ): Viết tên người gửi, viết lùi xuống dưới cùng.
Addressee’s Name ( Tên người nhận): Nằm ở bên trái phần ngày tháng và tên bạn, cỡ chữ lớn hơn
phần ngày tháng nhưng nhỏ hơn các chữ khác nằm bên tay phải.



PostScript ( Tái bút ): Đây là phần tùy chọn. Trong tiếng Nhật, “tái bút” viết là 追伸 (ついし
ん) hoặc 二伸 (にしん), được viết phía bên trái tên người nhận, thẳng hàng với phần nội dung chính.


Phần Tái bút không thường sử dụng trong lối văn trang trọng, các loại thư khác nếu không cần thiết thì
cũng không nên dùng.
Viết thư dọc quả là có nhiều điều đáng lưu tâm nhỉ. Viết thư ngang có vẻ dễ hơn chút.
Thư ngang



mẫu thư ngang
Date ( Ngày ): Nằm ở phía trên cùng bên phải. Sử dụng chữ số bình thường, ví dụ 12月25日
Addressee’s Name ( Tên người nhận ): Viết tên người nhận, đừng quên hậu tố (san, chan, sensei, …)
!
• Set Expression #1 ( Lời tựa mở đầu )
• Content ( Nội dung )
• Set Expression #2 ( Lời tựa kết thúc )
• Your Name ( Tên bạn/ tên người gửi ): Đây là lúc để bạn kí tên. Đối với các văn bản đánh máy,

phần này cũng nên được kí bằng bút mực, để thêm phần trang trọng.
Thư ngang trông dễ dàng hơn thư dọc rất nhiều, tuy nhiên nếu gửi chúng sai trường hợp thì sẽ bị coi là thô lỗ.
Tất nhiên, e-mail thì lại nằm trong một phạm trù hoàn toàn khác.



Đối với người Nhật, thư dọc được coi là mặc định, vì vậy mặc dù viết ngang dễ hơn nhưng bạn nền dành nhiều
thời gian hơn để tập viết thư dọc.

Lời tựa mở đầu
Đây chắc là phần khó nhằn nhất khi viết thư. May cho chúng ta là chúng thường có những mẫu nhất định. Tất
nhiên, bạn vẫn nên có một chút tùy biến ( tùy vào hoàn cảnh ). Phần này bạn có thể dùng các câu liên quan đến
mùa, thời tiết, các tháng trong năm, sức khỏe. Mỗi mùa, mỗi tháng lại có cách diễn đạt khác nhau. Dưới đây là
vài ví dụ:
Tháng 1:
Samusa hitoshio minishimiru kyōkonogoro
寒さひとしお身にしみる今日このごろ…
Thời gian này vẫn lạnh nhỉ…
Shinshun to wa mōshinagara, madamada samu-sa ga tsudzuite orimasuga
新春とは申しながら、まだまだ寒さが続いておりますが…
Năm mới đã đến rồi nhưng thời tiết vẫn lạnh nhỉ…
Mùa xuân:
Haru no hi Urara ka na kyōkonogoro
春の日うららかな今日このごろ…
Trong những ngày mùa xuân ấm áp này…
Nihon wa atatakaku natte iru korodeshou
日本はあたたかくなっているころでしょう…
Ở Nhật, thời tiết đang ấm dần lên phải không…
Tháng 8:
Kibishī zansho ga tsudzuite orimasuga

続しい続暑が続いておりますが…
Cái nóng ngột ngạt vẫn tiếp tục kéo dài nhỉ…
Tháng 12:


Kotoshi mo oshisemarimashitaga
今年も押し迫りましたが…
Năm cũ sắp kết thúc rồi nhỉ… (chỉ sử dụng sau ngày 20 tháng 12)
Sukkari aki rashiku natte mairimashita ga, ikaga osugoshi de irasshaimasu ka.
すっかり秋らしくなってまいりましたが、いかがお過ごしでいらっしゃいますか。
Thời tiết có vẻ đã vào thu rồi nhỉ, dạo này bạn thế nào?
Samui hi ga tsuzuite orimasu ga, ikaga osugoshi desu ka.
寒い日が続いておりますが、いかがお過ごしですか。
Trời vẫn lạnh đấy, dạo này bạn thế nào?
Những câu liên quan đến sức khỏe:
Ikaga osugoshite ira sha imasu ka
いかがお過ごしていらしゃいますか?
Dạo này bạn thế nào?
Watashi mo okage-sama de genki ni shite orimasu
私もおかげさまで元続にしております…
Thật may mắn, sức khỏe của tôi đang dần khá hơn (cảm ơn sự giúp đỡ của bạn)…
Ogenki de irasshaimasu ka. (rất lịch sự)
お元続でいらっしゃいますか。
Anh/ Chị khỏe không ạ?
Ogenki desu ka.
お元続ですか。
Bạn khỏe không ?
Ikaga osugoshi de irasshaimasu ka. (rất lịch sự)
いかがお過ごしでいらっしゃいますか。
Anh/ Chị dạo này thế nào ạ?

Ikaga osugoshi desu ka.
いかがお過ごしですか。
Bạn dạo này thế nào?
Okagesama de genki ni shite orimasu. (rất lịch sự)
おかげさまで元続にしております。
Nhờ trời tôi cũng rất khỏe.


Kazoku ichidou genki ni shite orimasu.
家族一同元続にしております。
Gia đình tôi đều khỏe mạnh cả.
Nagai aida gobusata shite orimashite moushiwake gozaimasen. (rất lich sự)
長い間ご無沙汰しておりまして申し続ございません。
Xin lỗi vì đã lâu không viết thư cho anh/chị.
Gobusata shite orimasu.
ご無沙汰しております。
Xin lỗi vì đã lâu không viết thư cho bạn.
Gobusata shite orimasu ga, ogenki de irasshaimasu ka.
ご無沙汰しておりますが、お元続でいらっしゃいますか。
Xin lỗi vì đã lâu không viết thư cho bạn, bạn vẫn khỏe chứ ?
Cách trả lời một bức thư
お手紙ありがとうございました…
Cảm ơn thư của bạn…
Những cách diễn tả trên có thể còn nhiều hơn nữa. Khác với cách hành văn của phương Tây khuyến khích sự
sáng tạo, người Nhật coi trọng phép tắc lên trên tất cả, nếu thiếu đi phần này bạn sẽ bị coi là thiếu tôn trọng,
bất lịch sự. Và việc sử dụng những câu mẫu này không có gì xấu cả.
Lời tựa kết thư
Đưa ra đề nghị
Dō ka yoroshiku onegaiitashimasu (rất lịch sự)
どうかよろしくお願い致します。

Rất mong bạn xem xét vấn đề này giúp tôi.
Douka yoroshiku onegai itashimasu.
どうかよろしくお願いします。
Xin hãy xem qua vấn đề đó giúp tôi.
Gửi lời hỏi thăm
Okusama ni yoroshiku onegaishimasu
続続に宜しくお願いします
Gửi lời hỏi thăm của tôi tới vợ bạn.
~ ni yoroshiku otsutae kudasai.
~によろしくお続えください。
Xin gửi lời cảm ơn của tôi đến ~.


Minasama ni douzo yoroshiku.
皆続にどうぞよろしく。
Xin gửi lời chào của tôi đến mọi người (trong gia đình).
Lời chúc sức khỏe
O samu-sa no ori kara o karada o o taisetsu ni
お寒さの折からお続をお大切に
Giữ gìn sức khỏe nhé, trời lạnh đấy!
Okarada o taisetsu ni.
お続を大切に。
Hãy bảo trọng.
Douzo ogenki de.
どうぞお元続で。
Nhớ giữ gìn sức khỏe nhé.
Mong được phúc đáp
Ohenji omachi shite orimasu.
お返事お待ちしております。
Mong sớm nhận được hồi âm từ bạn.

So với lời tựa mở đầu thì cái này dễ hơn hẳn, bạn hầu như chỉ sử dụng mấy cách trên là đủ xài rồi.

Ghi địa chỉ
Nhật Bản sử dụng đơn vị hành chính 都道府続 To-dou-fu-ken


Có một To 都 là 東京都 Toukyou-to



Có hai Fu 府 là 京都府 Kyouto-fu và 大阪府 Oosaka-fu



Có một Dou 道 là 北海道 Hokkaidou (Bắc Hải Đạo)



Có 43 Ken 続 ví dụ Saitama-ken, Chiba-ken, v.v… => Tương ứng với tỉnh Việt Nam

Nhỏ hơn ken là 市町村 Shi-chou-son. ở Tokyo có thêm Ku 続 là “quận”
Phần địa chỉ được ghi dưới dạng:


東京都 B 続 C x-y-z



東京都 B 市 C x-y-z




東京都 B 市 C x-y



[京都府/大阪府] [B 続/B 市] [C x-y-z / C x-y]




A 続 B 市 C x-y



[Tên tòa nhà] [Số phòng] + [Địa chỉ] (Trong đó X-Y-Z là 3 số bên trong khu phố: X là tên 丁目

(choume, khu phố số X), Y là tên 番地 (banchi, cụm số Y), còn Z là 続 (gou, địa chỉ cụ thể của
nhà/tòa nhà).
Sau khi biết cách ghi địa chỉ. đến lúc chọn phong bì gửi

Phong bì
Đối với thư dọc, các bạn sẽ gấp các bức thư dọc của mình ( gập dọc, khoảng 3 – 4 nếp gấp, tránh để nếp gấp
trùng vào chữ ), còn với thư ngang, các bạn nên gập ngang, độ rộng vừa phải và cũng tránh để trùng vào nếp
gấp. Sau khi gấp xong thì bỏ vào phong bì.
Phong bì dọc
Đây là phong bì có dạng dài, rất thường thấy ở Nhật Bản.


phong bì dọc

Có một số điều cần lưu ý. Bạn phải ghi mã bưu điện vào các ô trống. Ở mặt trước của phong bì, bạn sẽ viết Địa
chỉ người nhận (dọc) ở bên tay phải và Tên người nhận bên tay trái, viết to hơn một chút so với địa chỉ đễ dễ
phân biệt. Ở mặt sau bạn sẽ ghi Tên và Địa chỉ người gửi, kiểu cách tương tự như mặt trước, và điền mã bưu
điện nếu có ô trống.

Phong bì ngang
Có 2 cách viết trên phong bì


1. Bạn có thể xoay dọc bức thư ngang và ghi Tên và Địa chỉ tương tự như với phong bì dọc.
2. Viết ngang như bình thường. Địa chỉ người nhận viết mặt trước, địa chỉ ở trên, Tên người nhận ở bên
dưới, to hơn một chút. Ở các ô mã bưu điện, viết theo chiều ngang. (bạn phải xoay ngang trở lại nếu
chọn cách 1). Ở mặt sau phong bì, bạn sẽ ghi địa chỉ và tên người gửi xuống dưới cùng.
Gửi thư từ nước ngoài sang Nhật Bản
Khi muốn gửi thư từ nước ngoài sang Nhật Bản, bạn có thể sử dụng chữ romaji ( nếu viết đươc bằng tiếng
Nhật thì càng tốt ), và viết theo thể thức như ở nước sở tại. Nhớ ghi chữ “JAPAN” thật to ở dưới địa chỉ người
nhận, để người ta còn biết đường mà gửi.

Kết
Như các bạn có thể thấy, viết thư tiếng Nhật là điều khá quan trọng, một khi nắm được các quy tắc và luyện tập
để viết chúng, bạn có thể dễ dàng viết một lá thư bằng tiếng Nhật đúng quy cách.
Viết thư đòi hỏi một trình độ tiếng Nhật ở mức khá và có vốn hiểu biết sâu về văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản,
các bạn có thể tham khảo cuốn sách Writing Letters In Japanese được viết bằng tiếng Anh, ngoài những quy
tắc nêu trên, nó còn có vài ví dụ làm mẫu để bạn học hỏi. Với những bạn giỏi tiếng Nhật, các bạn có thể ghé
thăm trang web Midori-Japan’s 手紙の書き方. Bạn sẽ tìm được mọi thứ từ đó.
Đối với những người học tiếng Nhật, dù muốn hay không sẽ có lúc các bạn phải viết thư tiếng Nhật, học tiếng
gì cũng vậy thôi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.
————————————————




×