Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cách xưng hô trong tiếng nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.06 KB, 3 trang )

Cách xưng hô trong tiếng Nhật – tiếng Nhật giao
tiếp
Cách xưng hô trong tiếng Nhật thực chất không khó, có điều giống như tiếng Việt, người Nhật cũng phân
chia thành các cách xưng hô khác nhau khi gặp những đối tượng và hoàn cảnh khác nhau. Nếu so sánh
về cách xưng hô trong tiếng Việt với cách xưng hô trong tiếng Nhật thì cách xưng hô trong tiếng Nhật có
phần dễ hơn Ví dụ khi gọi một người trong họ, người Việt chia ra đủ kiểu : chú, cậu, bác (người Nhật gọi
chung là : (((((, hoặc mợ, cô, bác(người Nhật gọi chung là : (((((. Cách xưng hô trong tiếng
Nhật dễ hơn tiếng Việt thì dễ hơn thật, nhưng bởi nó cũng chia ra rất nhiều trường hợp, nên để ghi nhớ
và sử dụng thành thạo cũng mất khá nhiều thời gian. Làm sao để nhớ được hết các cách xưng hô trong
tiếng Nhật? đó là câu hỏi mà Tự học online đã đặt ra và sẽ đưa ra 1 phương án trả lời trong bài viết này.
Nếu liệt kê tất cả các cách xưng hô trong tiếng Nhật, rồi ngồi học list đó thì thực sự rất khó học. Để
thuận tiện cho các bạn trong việc tự học tiếng Nhật, Tự học online xin đưa ra các tình huống thông dụng
cho dễ nhớ, các bạn hãy đặt mình vào tình huống đó để nhớ, các bạn

Cách xưng hô trong gia đình Nhật :
Ngôi thứ 1 :
boku : tôi, dùng cho con trai, mấy cậu nhóc trong nhà thì hay dùng cách này, còn ông bố thì ít khi dung.
ore : tao Dùng cả nam lẫn nữ, nhiều ông bố cũng xưng là ore với vợ hoặc con cái, các này khá suồng sã,
nên cũng có gia đình không dùng.
watashi : tôi. Dùng chung cho cả nam và nữ.
otousan : bố,
okaasan : mẹ.
Đôi lúc bố hoặc mẹ dùng otousan và okaasan để chỉ bản thân mình.
Ví dụ :
okaasan to asobini ikanai ? đi chơi với mẹ không?
Ngôi thứ 2 :
mấy đứa em : gọi tên chúng hoặc tên + kun (với em trai) hoặc chan (với em gái và cả e trai).
Ví dụ : maruko, hoặc marakochan.
Chị : neesan/ oneesan/ oneue (cách này ít dùng hơn) – Có thể thay san = chan



Anh : niisan/ oniisan/ oniue – Có thể thay san = chan
Bố : tousan/ otousan/ chichioya jiji (ông già) – Có thể thay san = chan
Mẹ : kaasan/ okaasan/ hahaoya – Có thể thay san = chan
Ông (nội, ngoại) : jiisan, ojiisan – Có thể thay san = chan
Bà (nội, ngoại) : baasan, obaasan – Có thể thay san = chan
Cô, Dì, Bác (gái) : basan, obasan – Có thể thay san = chan
Chú, cậu, bác (trai) : jisan, ojisan – Có thể thay san = chan
omae : mày (anh em gọi nhau, bố gọi các con hoặc vợ)
Ngôi thứ 3 : dùng như ngôi thứ 2
Cách xưng hô trong trường học :
Bạn bè với nhau :
Ngôi thứ 1 :
watashi/boku hoặc xưng tên của mình (thường con gái).
ore (tao)
Ngôi thứ 2 : gọi tên riêng/ tên + chan, kun (bạn trai), kun.
kimi (đằng ấy, cậu : dùng trong thường hợp thân thiết Omae (mày), Tên + senpai (gọi các anh chị khoá
trước).
Với thầy cô : Trò với thầy :
Ngôi thứ 1 : watashi/ boku (tôi dùng cho con trai khi rất thân)
Ngôi thứ 2 : Sensei/ tên giáo viên + sensei/ senseigata : các thầy cô.
Hiệu trưởng : kouchou sensei.
Thầy với trò
Ngôi thứ 1 : sensei (thầy)/ boku (thầy giáo thân thiết)/ watashi
Ngôi thứ 2 : tên/tên + kun/ tên + chan/ kimi/ omae
Cách xưng hô trong công ty Nhật
Ngôi thứ 1 : watashi/ boku/ ore (dùng với người cùng cấp hoặc dưới cấp)


Ngôi thứ 2 : Tên (dùng với cấp dưới hoặc cùng cấp).
tên + san (dùng với cấp trên hoặc senpai).

Tên + chức vụ (dùng với người trên : tanaka buchou : trường phòng Tanaka).
Chức vụ :
buchou (trường phòng), shachou (giám đốc).
Tên + senpai (dùng gọi senpai – người vào công ty trước).
Omae : mày (dùng với đồng cấp hoặc cấp dưới).
Kimi (cô, cậu : dùng với đồng cấp hoặc cấp dưới).
Cách xưng hô trong giao tiếp xã giao :
Ngôi thứ 1 : watashi/ boku/ ore (tao : suồng sã, dễ cãi nhau)/atashi (thường dùng cho con gái, dùng cho
tình huống thân mật, điệu hơn watashi :D)
Ngôi thứ 2 : Tên + san/ tên + chức vụ/ omae (mày : suồng sã, dễ cãi nhau),
temae (tên này -> dễ đánh nhau :D), aniki (đại ca, dùng trong băng nhóm hoặc có thể dùng với ý trêu
đùa), aneki (chị cả, dùng giống như aniki)
1 số lưu ý :
Ngôi thứ 3 : Tên + san/kun/chan/ chức vụ (khi nói về 1 người trong cty mình với công ty khác thì chỉ
dùng tên)/sama (ngài : dùng cho cả nam và nữ trong tình huống trang trọng, lịch sự, thể hiện sự tôn
trọng).
Khi nói về người thân thì dùng haha (mẹ tôi), chichi (bố tôi), ani (anh tôi), ane (chị gái tôi), imouto (em
gái tôi) ototo (em trai tôi). Trong kính ngữ và khiêm nhường ngữ, có 1 số sự khác biệt nhất định.



×