Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: BỐN MÙA CỦA BÉ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.13 KB, 3 trang )

Thứ

ngày

tháng

năm 2016

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: BỐN MÙA CỦA BÉ.
I.

II.

-

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được đặc điểm,đặc trưng của 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông),biết được 1
năm có 4 mùa.
- Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các mùa.
- Trẻ trả lời rõ ràng, chính xác các câu hỏi của cô.
- Qua bài học trẻ biết lợi ích và tác hại của các hiện tượng thời tiết của các mùa
trong năm, giáo dục trẻ biết mang trang phục phù hợp theo thời tiết. Tiết kiệm
nước.
CHUẨN BỊ:
* Đồ dung của cô:
- Hình ảnh pp các đặc điểm nổi bật của các mùa ( xuân, hè, thu, đông)
- Tranh ảnh liên quan tới 4 mùa.
- Máy tính, tivi, que chỉ, hồ dán.
4 tranh cô chuẩn bị sẵn cho trẻ làm triển lãm tranh.
* Đồ dung của trẻ:


- Tranh lô tô.
III. TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và cả lớp cùng hát bài “ bốn mùa em yêu”
- C/c vừa hát bài hát gì nè? Bài hát nhắc đến mùa nào trong năm vậy con? ( cho
trẻ kể tên)
- À! Đúng rồi! ở Việt Nam chúng ta miền Nam thì có 2 mùa: mùa nắng và mùa
mưa còn miền Bắc thì có 4 mùa: Mùa xuân, mà hạ( mùa hè) mùa thu và mùa
đông đó c/c.
- Vậy hôm nay cô cháu mình cùng nhau khám phá các mùa trong năm nhé!
*Hoạt động 2: Bé thích khám phá.
- Cô đã chuẩn bị 4 ngôn nhà: xuân, hè, thu, đông, trẻ lấy hình ảnh mà trẻ thích
sau đó về dán vào ngôi nhà phù hợp với ảnh mà trẻ chọn. Cho trẻ ngồi xem và
hội ý giới thiệu về những hình ảnh nói về mùa của mình.
- C/c đã xem kỹ các hình ảnh mà c/c chọn chưa?C/c có biết 1 năm bắt đầu từ
mùa nào không? ( mùa xuân)
- Vậy còn chần chờ gì nửa chúng ta cùng ghé thăm ngôi nhà mùa xuân nhé!
* Mùa xuân:- Cô xin mời 1 bạn đại diện cho nhóm mùa xuân lên giới thiệu
những hình ảnh đặc trưng mà con biết về mùa xuân nào! (khí hậu mùa xuân ấm
áp, có ngày tết nguyên đán có hoa mai hoa đào,được lì xì, mang áo mới, cây cối
thì đâm chồi nảy lộc)


* Cô tóm lại: mùa xuân thì khí hậu ấm áp, có mưa phùn, cây cối đâm chồi nảy
lộc, mọi người rất phấn khởi khi mùa xuân mang đến những ngày tết nguyên
đán rất vui tươi và rộn ràng bên gia đình. Mùa xuân bước qua thì đến mùa gì
vậy con?(mùa hè)
- Nào! Bây giờ chúng ta hãy đến với 1 mùa hè thật sôi động c/c có đồng ý
không nè?.( cô mở nhạc “mùa hè đến” dẫn dắt trẻ tới ngôi nhà mùa hè.
* Mùa hè: - Cô mời 1 bạn của nhóm mùa hè lên giới thiệu về những đặc trưng

của mùa hè nè! (mùa hè khí hậu nóng, được nghĩ học, được đi chơi,về quê thăm
ông bà, tắm biển)
- Vậy với khí hậu nóng bức như thế này thì các con sẽ lựa chọn những bộ trang
phục như thế nào để phù hợp với mùa hè? ( áo dây, quần đùi, trang phục mát
mẽ)
* Cô tóm lại: mùa hè đến khí hậu nóng bức,đôi khi có những cơn mưa rào, vì
thời tiết nóng bức c/c nên mang đồ mát mẽ và uống nhiều nước nhé!mùa hè c/c
được nghĩ học, được đi tắm biển, đi chơi rất nhiều nơi phải không nè.
- Mùa hè đã đi qua thì chúng ta sẽ bước tiếp mùa gì vậy con? ( mùa thu)
* Mùa thu: - Cô mời 1 bạn đại diện của nhóm mùa thu lên giới thiệu về những
bức tranh mà nhóm mình chọn nè! ( mùa thu thì mát mẽ, có mưa nhiều, có ngày
tết trung thu, lá vàng rụng)
- Khi tết trung thu thì c/c được làm gì?
=> GD: Khi mùa thu đến còn có những cơn mưa rào, vậy khi trời mưa thì con
phải làm gì? ( mang áo mưa, che dù…) nếu không mang áo mưa thì chuyện gì
xảy ra?
*Cô tóm lại:mùa thu khí hậu mát mẻ, nhiều mưa, có ngày tết trung thu, cây cối
rụng lá.
- Bây giờ chúng ta cùng đến với mùa đông nhé!
* Mùa đông: - Cô mời 1 bạn lên giới thiệu về mùa đông nè! ( mùa đông rất
lạnh, có tuyết, có ngày giáng sinh, cây cối rụng hết lá)
- Thời tiết mùa đông lạnh như vậy thì c/c mang những trang phục như thế nào?
* Cô tóm lại: mùa đông khí hậu rất lạnh,có tuyết nên mang trang phục giữ ấm
cơ thể, có ngày giáng sinh, cây cối rụng hết lá.
- Bây giờ c/c hãy cùng cô xem lại các hình ảnh các mùa trong năm nhé!( Cô
chiếu pp cho trẻ xem) Bạn nào nhắc lại cho cả lớp xem 1 năm có mấy mùa? Đó
là những mùa nào?
* GD: Vì mùa xuân và mùa hè rất ít mưa và nắng nóng kéo dài thì sẽ dẫn đến
thiếu nước vì vậy c/c cần làm gì để tiết kiệm nước vậy con?
* Tác hại: Bên cạnh những đặc trưng thì các mùa trong năm còn xảy ra một số

hiện tượng như: hạn hán, lũ lụt, bão…
*So sánh: Mùa xuân và mùa thu
- Bạn nào cho cô biết mùa xuân và mùa thu có gì giống và khác nhau?
* Khác nhau:
+ Mùa xuân: khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, có ngày tết nguyên đán.


+ Mùa thu: Khí hậu mát mẽ, nhiều mưa, cây cối rụng lá vàng, có ngày tết trung
thu.
* Giống nhau: đều là các mùa trong năm.
* So sánh : mùa hè và mùa đông
* Khác nhau: +mùa hè khí hậu nóng, mang trang phục mát mẻ,được nghĩ hè.
+ Mùa đông khí hậu lạnh, mang trang phục giữ ấm, có ngày gián sinh, cây cối
rụng hết lá.
* Giống nhau : đều là các mùa trong năm.
* TC “ làm theo hiệu lệnh” cô nói mùa xuân- ấm áp ( trẻ trả lời) tương tự mùa
hè, mùa thu, mùa đông.
* Hoạt động 3 :* Trò chơi: “Về đúng nhà”
- Cô mở nhạc theo mùa, khi nhạc dừng nghe hiệu lệnh “về đúng nhà” của cô thì
trẻ chạy về nhà có mùa tương ứng với bài hát.
- Cho trẻ tiến hành chơi.
- Cô quan sát trẻ chơi.
* Trò chơi “bốn mùa bé yêu”
- Cô chuẩn bị mỗi nhóm có nhiều hình ảnh về xuân – hè – thu – đông, nhiệm vụ
của mỗi đội là sắp xếp theo đúng trình từ 4 mùa trong 1 năm. Kết thúc bài hát
nhóm nào hoàn thành đúng và nhanh sẽ dành chiến thắng.
- Cho trẻ tiến hành chơi.
- Cô bao quát sửa sai.
* KẾT THÚC: nhận xét tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày

• Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
• Thái độ trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
• Kiến thức kỹ năng của trẻ:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................



×