Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giới thiệu các loại kịch cổ điển nổi tiếng của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.94 KB, 5 trang )

Các loại kịch cổ điển nổi tiếng của Nhật Bản
1. Kịch Noh (能楽)
Đây là một sân khấu nghệ thuật cách điệu có lịch sử 700 năm. Kịch Noh có biểu tượng
rất đa dạng, được bắt nguồn từ nghi lễ của đạo Shinto cổ xưa và được thực hiện trên một
sân khấu lợp mái giống như một ngôi đền Shinto. Diễn viên đeo mặt nạ, khoác trên mình
trang phục lộng lẫy và sang trọng với những chuyển động rất nhẹ nhàng uyển chuyển
theo một phong cách rất riêng.


Theo truyền thống, diễn viên kịch Noh và nhạc công không bao giờ luyện tập cùng nhau.
Thay vào đó, mỗi diễn viên, nhạc công, và dàn hợp xướng tập riêng những động tác, bài
hát, điệu múa cơ bản của mình hay dưới sự dạy bảo của những người đi trước. Do đó,
nhịp độ của buổi diễn không bị bất kỳ cá nhân nào chi phối mà là sự phối hợp giữa tất cả
mọi người. Theo đó, Nō là một ví dụ cho nền mỹ học truyền thống Nhật .
Hình thức nghệ thuật cổ điển này được biểu diễn tại Nhà hát quốc gia Noh ở Tokyo,
Nohgakudo Hosho, Nohgakudo Kanze, và Nohgakudo Kita. Trong vùng Kansai, kịch Noh
được dàn dựng và tổ chức tại Kaikan Kanze ở Kyoto và Osaka Nohgaku Kaikan. Tuy
nhiên, kịch Noh được đánh giá cao nhất là tại các buổi biểu diễn ngoài trời tại các ngôi
chùa được tháp đuốc sáng rực.


2. Kabuki (歌舞伎)
Kabuki là chương trình kịch cổ điển thế tục của Nhật Bản với gương mặt được trang điểm
sinh động, trang phục đẹp mát và cảnh dựng lôi cuốn cộng với hành động gây cấn đầy
kịch tính như đấu kiếm, khiêu vũ và thậm chí các diễn viên còn bay từ phía khán giả vào
sân khấu và ngược lại.

Ngày nay, kabuki vẫn tương đối được ưa chuộng —nó là loại hình kịch truyền thống Nhật


Bản được ưa chuộng nhất- và các ngôi sao thường xuất hiện với các vai trên TV hay màn


ảnh rộng. Kabuki đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền
khẩu của nhân loại vào ngày 24 tháng 11, 2005.
Ở Tokyo, nơi lý tuởng nhất để xem kịch Kabuki là Kabukiza ở Ginza. Nhà hát này luôn có
những vở diễn quanh năm. Tương tự, ở Ginza cũng có Shimbashi Embujo là Nhà hát
Quốc gia gần Cung điện Hoàng gia thỉnh thoảng tổ chức cho các công ty du lịch.
3. Bunraku (文楽)
Bunraku (文楽 "Văn lạc"), còn được gọi là Ningyō jōruri (人形浄瑠璃, Nhân hình tịnh lưu ly),
là một thể loại kịch rối truyền thống Nhật Bản, khởi phát ở Osaka năm 1684. Đây là nghệ
thuật kịch rối chuyên nghiệp của Nhật Bản. Các con rối bằng gỗ và gốm trong vai các
nhân vật chính sẽ do 3 người điều khiển kết hợp với một người kể chuyện và một người
đệm đàn Shamisen.
Nhà viết kịch Bunraku nổi tiếng nhất là Chikamatsu Monzaemon. Với sự nghiệp hơn một
trăm vở kịch, đôi khi ông được gọi là Shakespeare của nước Nhật


Osaka là nhà của đoàn kịch do chính phủ tài trợ tại Nhà hát Bunraku Quốc gia. Đoàn kịch
thường diễn từ năm vở trở lên mỗi năm, mỗi vở diễn trong vòng từ 2 đến 3 tuần ở Osaka
trước khi chuyển đến Tokyo diễn tại Nhà hát Quốc gia. Đoàn kịch Bunraku Quoocsi gia
cũng lưu diễn trên toàn nước Nhật và đôi khi cũng ra nước ngoài.
Địa điểm biểu diễn:
Bunraku được biểu diễn tại Nhà hát Quốc gia Bunraku ở Osaka và Nhà hát Quốc gia ở
Tokyo.



×