Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giới thiệu biển trong nghệ thuật của người nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.41 KB, 4 trang )

Bi ển trong ngh ệthu ật c ủa ng ười Nh ật
B ản
Nói đến nghệ thuật Nhật Bản, chúng ta không thể không nhắc đến nghệ thuật tạo hình vườn
cảnh. Nhật Bản có rất nhiều vườn cảnh nổi tiếng nhưng tất cả đều được xây dựng trong sân của
các Thiền viện, trà thất và nhà ở. Đó là những nét khác lạ của vườn Nhật so với các vườn kiểu
khác trên thế giới. Nhưng giá trị quan trọng nhất của vườn cảnh Nhật không phải là vị trí mà là
thẩm mỹ Thiền nằm sâu trong nó. Chính giá trị thẩm mỹ Thiền ẩn dấu trong từng chi tiết đã
khoác lên vườn cảnh một vẻ đẹp đơn sơ mà cuốn hút khiến cả thế giới đang ra sức học hỏi vẻ
đẹp đó. Nhật Bản có lịch sử tạo vườn hơn 1300 năm. Theo ghi chép của Nihon Shoki, ngay dưới
triều Thiên hoàng Suiko (592 - 626) ngôi vườn đầu tiên của Nhật đã được hình thành. Đó là
vườn của Tể tướng Sagano Umako được thiết kế có "một hồ nước nhỏ đào ở sân trong, ở giữa có
hòn đảo nhỏ". Cuốn sách nổi tiếng bàn về việc thiết kế vườn cảnh do Tachibanano Toshitsumi
viết vào nửa sau thế kỷ XI cho chúng ta thấy người Nhật đã phát triển được một phong cách thiết
kế vườn riêng biệt. Họ bố trí ao hồ, những hòn đảo tí hon và các mô đất để tượng trưng cho biển,
đảo và núi. Các hòn đảo trong một cái ao phải được đặt lệch nhau với những đường nét uốn éo
trông giống như những mảng sương mù. Người Nhật tạo ranh giới giữa đất và nước bằng những
hòn cuội nhỏ, tượng trưng cho một bãi biển bằng cát. Bờ biển phải luôn có vẻ hoàn chỉnh và
ngay cả khi mặt nước chỉ lên xuống chút xíu. Vào thời Kamakura, mối giao lưu quan hệ văn hoá
Nhật Bản và Trung Quốc được khôi phục. Các nhà làm vườn rất say mê ứng dụng những khuynh
hướng mới nhất của Trung Quốc, trong đó có tranh Suibokuga (tranh thuỷ mạc). Dựa vào phong
cách vẽ tranh, các nhà làm vườn đã cố lựa chọn các hòn đá, khối đá có hình thù đặc biệt tượng
trưng cho núi non mọc lên trên một bãi cát trắng tượng trưng cho biển cả. Đó là kiểu vườn
Karesansui (sản thuỷ khô). Thời Muromachi, vườn "cảnh khô" sử dụng đá và cát trắng tạo thành
rất được thịnh hành tuy vẫn sử dụng kỹ thuật Sakuteiki thời Fujiwara với thực vật, nước và đá là
chủ yếu.


Hình ảnh điển hình cho một khu vườn Karesansui.
Vườn Karesansui, mà đại diện nhất là khu vườn nằm trong chùa Ryoanji, người làm vườn dùng
đá, sỏi, cát trắng để diễn tả về biển, núi và gợi lên vẻ đẹp đơn giản của Thiền. Những vườn có
phong cách giống vườn chùa Ryoan thường nhấn mạnh vẻ đẹp qua sự đơn giản nhưng thực chất


không phải như vậy. Một lớp sỏi hoặc cát trắng được trải rộng ra toàn bộ khu vườn để diễn tả
biển. Những đường lăn tăn, gợn sóng gợi lên hình ảnh những con sóng ngoài khơi. Những đường
cong nhỏ, mảnh, sít lại gần nhau diễn tả mặt biển êm, ít sóng; những đường cong lớn, rộng lại
gợi lên mặt biển dữ dội, đầy sóng to gió lớn. Trên một mặt phẳng nhỏ bé như vậy, người làm
vườn tạo rất nhiều kiểu sóng khác nhau để tạo ra, gây cảm giác về biển cả rộng lớn. Nhật Bản
lđược bao bọc tứ phía là biển vì vậy hình ảnh biển đối với việc thiết kế vườn có ý nghĩa rất lớn.
Và chắc chắn do chịu ảnh hưởng bởi những suy nghĩ cảm giác về vị thế của nước mình là một
hòn đảo nổi giữa biển mà việc bài trí các hòn đá để gợi lên hình ảnh các hòn đảo đá trở thành
phổ biến. Những hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề được sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao
thấp khác nhau nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển.
Những hòn đá này được xếp thành những nhóm ba, năm, bảy hoặc chín. Đó là những con số mà
theo triết lý Phật giáo được cho là những con số may mắn. Vườn chùa Ryoanji nổi tiếng vì cách
sắp xếp đá rất khéo léo tạo nên một bố cục không gian kỳ diệu của nó. Ngoài ra trên mặt biển cát
trắng xoá thường nổi lên những hòn đảo Kameshima (đảo rùa) và Tsurushima (đảo hạc). Rùa và
hạc là biểu tượng cho sự trường thọ, lâu dài theo triết lý Phật giáo. Loại vườn này không có cây,
hoa, cỏ, nước hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài cát và đá nhưng nó vẫn gợi lên được hình ảnh
những ốc đảo nhỏ trên mặt biển mênh mông.


Hình ảnh vô cùng độc đáo của khu vườn trong chùa Ryoanji theo phong cách Karesansui.
Một lĩnh vực nghệ thuật chịu ảnh hưởng của biển mà chúng ta không thể không nhắc đến, đó là
hội họa. Những người không chuyên sâu nghiên cứu về Nhật Bản, cũng có thể biết đến bức tranh
nổi tiếng : “ Sóng lừng ở Kanagawa” của danh họa Katsushika Hokusai. Đó là một trong 36 bức
vẽ cảnh núi Phú Sĩ của ông, và là bức nổi tiếng nhất. Ngoài ra còn có hai bức tranh cũng vẽ cảnh
núi Phú Sĩ nhìn từ biển, đó là bức “ Núi Phú Sĩ nhìn từ vịnh Noboto” và bức “ Núi Phú Sĩ nhìn từ
bãi biển Shichiri ở Sagami”. Tại sao bức tranh nổi tiếng nhất trong bộ tranh 36 cảnh núi Phú Sĩ
của Hokusai lại là bức vẽ núi Phú Sĩ nhìn từ trên biển ở Kanagawa? Có lẽ vì sóng biển đã quá
quen thuộc và là đặc trưng của Nhật Bản. Chúng ta đều biết Nhật Bản có tới ¾ diện tích là núi
non, nhưng xung quanh đều là biển. Một bức tranh vẽ ngọn núi nổi tiếng, nhưng nhìn từ trên biển
dậy sóng, thực sự rất tiêu biểu cho Nhật Bản. Qua đó, chúng ta cũng thấy được ảnh hưởng sâu

đậm của biển trong nghệ thuật Nhật Bản.


Bức họa “ Sóng lừng ở Kanagawa” vô cùng nổi tiếng của danh họa Katsushika Hokusai.
Như vậy, qua những dẫn chứng lý thú trên, chúng ta nhận thấy biển không chỉ là nguồn lợi kinh
tế dồi dào của Nhật Bản mà còn là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến văn hoá- đời sống của
người dân Nhật Bản, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của đất nước này. Người viết bài
này mong muốn sẽ được tìm hiểu sâu sắc và kỹ càng hơn về ảnh hưởng của biển trong văn hoá
Nhật Bản, giúp người đọc có thêm những thông tin thú vị và hữu ích.



×