Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Văn hoá cổ đại đất nước nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.54 KB, 4 trang )

Văn hoá cổ đại Đất nước
Nhật Bản đã có một lịch sử lâu đời, tuy nhiên việc xác định nguồn gốc dân tộc này còn nhiều tranh luận.
Nhưng theo phân tích các di chỉ khảo cổ học thì hơn một vạn năm về trước thuộc thời đại đồ đá cũ đã có
dân cư sinh sống trên đảo. Đến thời đại đồ đá mới khoảng 10 ngàn năm trước có ba nền văn hóa tiêu
biểu là văn hóa Jomon, văn hóa Yayoi và văn hóa Kofun.
Trong thời đại Jomon, người Jomon chủ yếu sống bằng nghề săn bắt, hái lượm và ở trong những ngôi
nhà hầm một nửa dưới đất gọi là tateana. Xã hội lúc này chưa có giai cấp, phân hóa giàu nghèo. Đặc
trưng của thời đại này là xuất hiện nhiều đồ gốm có hoa văn hình xoắn thừng.
Đồ gốm Jomon đại diện cho văn hóa thời đại đồ đá mới thời tiền sử, một sản phẩm vật chất được làm ra
không chỉ thể hiện tính sáng tạo độc đáo trong hoa văn và phong phú về hình dáng, mà còn thể hiện tín
ngưỡng và như sức sống mãnh liệt của người Jomon trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Tiến sĩ M.G
Munro đã nhận xét rằng: “Tài năng nghệ thuật của người Nhật sau này bắt nguồn từ trong quá khứ tiền
sử”[1].
Trải qua một thời gian dài, khi bước vào thời đại Yayoi, đồ gốm Jomon vẫn tồn tại và tiếp tục ảnh hưởng.
Tiếp theo thời đại văn hóa Jomon, cũng vào khoảng thế kỷ thứ III TCN có những nhóm người từ bán đảo
Triều Tiên di chuyển đến vùng Kyushu phía Nam Nhật Bản sinh sống, những người này đã mang đến
Nhật kỹ thuật canh tác lúa nước cùng kỹ thuật chế tác, sử dụng đồ dùng kim loại. Xã hội lúc này đã xuất
hiện giai cấp và phân hóa giàu nghèo. Cùng với sản xuất trồng lúa nước, các nghi lễ, phong tục tập quán
của một xã hội nông nghiệp cũng bắt đầu từ đây. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa
của người Nhật cho đến tận ngày nay.
Văn hóa Yayoi nối tiếp văn hóa Jomon, tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng đã phát triển thêm một
bước, đó là hình dáng đồ gốm được trau chuốt hơn và đặc biệt lúc này đã biết kỹ thuật pha màu. Nền
văn hóa này tồn tại đến hết thế kỷ thứ III và vào giai đoạn cuối lan rộng tới vùng Đông Bắc Nhật Bản.
Vào khoảng giữa thế kỷ thứ IV sau các cuộc giao tranh quyền lực của các cát cứ địa phương, một thế lực
hùng mạnh nhất đã thắng thế, thống nhất các tiểu vương quốc, lập nên vương quốc Yamato do nữ
hoàng Himiko trị vì. Thời kỳ này xuất hiện nhiều mộ gò có quy mô lớn nhỏ khác nhau với cấu trúc mặt
trước hình chữ nhật, mặt sau hình bán khuyên, có hào sâu bao bọc xung quanh. Sự xuất hiện mộ gò nổi
bật như một hiện tượng văn hóa nên được gọi là thời đại văn hóa Mộ gò (Kofun).
Trong thời đại văn hóa Mộ gò, bằng nhiều con đường khác nhau, chính quyền Yamto đã du nhập nhiều
tri thức và tiến bộ khoa học của Trung Quốc và Triều Tiên vào Nhật Bản. Đồng thời để củng cố chính
quyền, triều đình đã học tập cách xây dựng thể chế cai trị của Trung Quốc. Xã hội Nhật Bản lúc này lấy


quan hệ huyết thống làm nền tảng cho sinh hoạt cộng đồng theo đơn vị thị tộc.
Văn hóa Mộ gò được hình thành trên cơ sở xây dựng quy mô những ngôi mộ và được xây trên những
khu đất cao tự nhiên, kích thước to nhỏ thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị. Bên trong phần mộ có
hầm đá dựng quan tài bằng gỗ hoặc đất nung mai táng người chết kèm theo những đồ vật. Trên mộ


người ta đặt những tượng haniwa làm bằng đất sét nung với các hình khác nhau như ngôi nhà, con
thuyền, tượng nam nữ mặc áo dài tay, đeo trang sức, đội mũ, mặt tô đỏ với các động vật đặc biệt là
ngựa. Lăng mộ lớn nhất là của Thiên hoàng Nintoku nằm ở Osaka hiện nay trên khoảng 32 ha với chiều
dài 820m. Văn hóa Mộ gò
Vai trò và ý nghĩa của Mộ gò có sự thay đổi trong quá trình phát triển lịch sử. Khuynh hướng xây mộ cực
lớn phát triển mạnh vào giữa thế kỷ thứ V, sau đó kết thúc vào thế kỷ thứ VII và mất hẳn, thay vào đó là
các công trình kiến trúc chùa chiền. Có thể nói, trong thế kỷ thứ V, những kỹ thuật mới từ lục địa đưa
vào đã làm cho văn hóa Mộ gò phát triển toàn diện. Các kỹ thuật ứng dụng như sản xuất đồ sứ, đồ dệt,
đồ kim hoàn... từ trước đến nay chưa từng có ở Nhật đã góp phần cho văn hóa vật chất phát triển.
Không những thế ngay cả văn hóa tinh thần như Nho giáo, Phật giáo cũng được khích lệ. Nguồn động lực
làm thay đổi thể chế cũng được triển khai từ thời kỳ này.
Mặc dù văn hóa Mộ gò là văn hóa độc quyền của giai cấp thống trị, nhưng thông qua nó đã thể hiện một
bước phát triển mới của xã hội tiền cổ đại ở Nhật Bản. Nổi bật nhất về chính trị cũng như văn hóa trong
thời kỳ này là vai trò của thái tử Shotoku. Ông là một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Nhật Bản được nắm
quyền nhiếp chính điều hành chính trị đất nước. Mục tiêu của ông là xây dựng một nhà nước trung ương
tập quyền dưới sự cai trị của Thiên Hoàng.
Thái tử được coi là người sáng lập ra Phật giáo Nhật Bản và cũng là người đầu tiên xây dựng nên Hiến
pháp với 17 điều, hướng người dân tuân theo luật lệ Thiên hoàng đề ra, làm xã hội ổn định trật tự. Thời
đại này đặc biệt Nho giáo cũng như Phật giáo đều được tích cực du nhập. Ảnh hưởng của Phật giáo lan
rộng hơn và văn hóa Phật giáo giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển văn hóa Nhật trong các thời
kỳ tiếp.
1. Văn hoá Nara (710 784)
1.1. Bối cảnh lịch sử
Có thể nói, mặc dù đã xây dựng được một nhà nước riêng có luật lệ, nhưng Nhật Bản thời kỳ đó kinh

đô vẫn ở trong tình trạng luôn di chuyển, cứ mỗi triều đại mới hoàng cung lại xây dựng một nơi mới
trong một thái ấp nào đó. Năm 710 sau một thời gian giao lưu tích cực với Trung Quốc, ngoài du
nhập đạo Khổng, đạo Phật, hệ thống tư tưởng, cách xây dựchế xã hội... Nhật Bản còn du nhập cả về
lĩnh vực văn hóa vật chất trong đó có kiến trúc xây dựng kinh đô, dựa trên hình mẫu kinh đô Tràng
An của Trung Quốc. Kinh đô đầu tiên này được đặt ở Nara (thành phố Nara hiện nay và vùng phụ
cận) với hệ thống cung điện, lâu đài, công sở xen lẫn nhiều chùa chiền cổ kính.
Xã hội Nhật Bản lúc này về cơ bản vẫn là xã hội thị tộc, nhưng bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng các
thiết chế kiểu Trung Quốc mà chủ yếu là của nhà Tùy và nhà Đường. Tuy kinh tế đã có những bước
phát triển nhất định nhưng đời sống xã hội vẫn còn nhiều rối ren với các xung đột giữa tầng lớp quý
tộc cũ và quý tộc quan lại. Bên cạnh đó bất công xã hội với khoảng cách giàu nghèo càng thể hiện rõ.
Về chính trị, giai đoạn này quyền lực của đạo Phật phát triển nhanh, các thà tu hành Phật giáo đã thể
hiện nhiều tham vọng ở cung đình. Những đặc quyền được triều đình ban cho thể hiện trong việc
xây dựng Todaiji, ngôi chùa được coi là giàu nhất và có nhiều ảnh hưởng đối với các cơ sở tôn giáo ở


Nhật. Nền chính trị thời Nara có thể nói có hai hệ xu hướng, đó là với chính quyền, muốn xác lập
quyền cai trị, với thế lực đền chùa cố thể hiện sức mạnh của mình. Dòng họ Fujiwara, một dòng họ
có thế lực trong triều đình tuy bị thất thế bởi sự tranh chấp quyền lực của giới tăng lữ, nhưng một
trong những người của dòng họ này là hoàng đế Konin cũng đã đạt được những thành công nhất
định trong hoạt động chính trị của mình. Để tăng cường lực lượng chiến đấu, chế độ binh dịch lúc
này được thay thế bằng chế độ quân thường trực chuyên nghiệp và đó là mầm mống cho sự hình
thành tầng lớp chiến binh sẽ đạt tới đỉnh cao rực rỡ trong thời đại phong kiến sau này.
1.2. Đặc điểm văn hóa
Thời kỳ này, sự du nhập văn hóa Trung Hoa chính thức về mọi mặt, mở đầu là Phật giáo và Hán học.
Cuối thế kỷ thứ VI, đạo phật trở thành quốc giáo, việc sao chép kinh kệ trở nên thịnh hành, sử dụng
Phật giáo vừa là động cơ vừa là công cụ thúc đẩy nền văn hóa và củng cố quyền lực của giai cấp
thống trị.
Văn hóa Phật giáo phát triển mạnh đặc biệt là mỹ thuật. Cùng với mỹ thuật Phật giáo, thơ ca cũng
phát triển nở rộ. Nhiều kiệt tác thơ văn là những di sản văn học còn được lưu giữ đến ngày nay.
Trong giai đoạn văn hóa này có ba đỉnh cao của nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản là văn hóa Asuka, văn

hóa Hakuho và văn hóa Tempyo.
2. Văn hoá Heian (794 1179)
2.1. Bối cảnh lịch sử
Cuối thế kỷ thứ VIII, do nhiều lý do khác nhau, hoàng đế Kamu trị vì lúc này đã quyết định dời kinh
đô về Heiankyo (thành phố Kyoto ngày nay) và kinh đô này tồn tại cho đến cải cách Minh Trị (năm
1868). Nếu kinh đô Nara là những kiến trúc công sở của quan lại, đình chùa, nghệ thuật của Phật
giáo thì kinh dô Heian ngoài các cung điện cũ và dinh thự của quan chức nhà nước là các trung tâm
của các nhà khoa học như trường Đại học và các Viện nghiên cứu.
Cơ sở kinh tế của thời đại này chủ yếu dựa vào các điền trang và khi số lượng điền trang không đóng
thuế tăng lên làm cho chính quyền rơi vào tình trạng kiệt quệ. Những cuộc tranh giành quyền lực
chống lại dòng họ Fujiwara đã làm cho tình hình chính trị vô cung rối ren.
Do không đủ binh lính thường trực chiến đấu với các thế lực bên trong và bên ngoài lãnh địa, một
chính sách mới bãi bỏ luật quân dịch, thành lập tổ chức tự vệ địa phương có chế độ ưu đãi đặc biệt
tập trung cho việc quân sự. Từ đây có sự phân chia đẳng cấp và đặc quyền của người lính và sau này
là một trong những đặc trưng của thời kỳ phong kiến đầu ở Nhật Bản.
Xã hội Nhật Bản kể từ khi đời đô về Heian nhìn chung so với thời Nara đã có nhiều tiến bộ đáng kể.
Đời sống quý tộc sang trọng hơn, kinh đô thanh bình và tràn ngập bầu không khí văn học và nghệ
thuật các loại. Giới quý tộc và quan chức cao cấp ngày càng phát triển làm bá chủ kinh đô, xa rời
quần chúng. Họ ăn chơi xa hoa và chìm đắm trong các nghi lễ tốn kém. Đây thật sự là một xã hội
hưởng thụ phồn vinh xa rời cuộc sống thực tế của người bình dân. Điều này dẫn đến những cuộc
khởi nghĩa của nông dân.


Cuối thời Heian triều đình không còn duy trì nổi không khí bình yên của thủ đô, xã hội lúc này có xu
hướng chuyển sang chế độ phong kiến quân chủ do lực lượng vũ trang địa phương nắm quyền lực.
2.2. Đặc điểm văn hóa Có thể nói sau một thời kỳ tiếp thu ồ ạt văn hóa nước ngoài, đại diện là văn
hóa Trung Hoa, quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc tạm đình chỉ. Lúc này, người Nhật dành thời gian
xem xét lại những kiến thức đã học tập được của Trung Hoa. Họ lựa chọn, sắp xếp và biên soạn lại
những cái được du nhập làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh phong tục tập quán của dân tộc mình,
tách dần ảnh hưởng của Trung Hoa, xây dựng một nền văn hóa riêng độc lập. Vì vậy, thời kỳ này có

nhiều thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực tôn giáo, văn học, nghệ thuật và những lĩnh vực khác.



×