Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Rực rỡ với diều nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.93 KB, 4 trang )

R ực r ỡv ới di ều Nh ật B ản
Diều một loại đồ chơi có từ rất lâu đời khoảng 2.000 năm và có nguồn gốc ở Trung Quốc. Vào
thời Heian (năm 794 - 1185) diều đã được du nhập vào Nhật Bản và trở thành món đồ chơi yêu
thích của cả trẻ con và người lớn ở Nhật Bản. Diều ở Nhật Bản khá đơn giản trên các con diều là
hình ảnh của những con quỷ, yêu quái trong văn hóa và truyền thuyết Nhật Bản.

Diều không đơn giản là một món đồ chơi. Vào thời Heian, điều đóng một vai trò rất quan trọng,
diều chủ yếu được dùng để trao đổi những thông tin, những lời nhắn gửi giữa nơi này với nơi
khác. Có nhiều thông tin cho rằng diều được sử dụng để trao đổi tin tức băng qua các hào luỹ và
vào trong các thành trì. Từ những ngày đầu được du nhập vào Nhật Bản cho đến hơn 1.000 năm
lịch sử ở Nhật Bản, diều đã có những sáng tạo và phát triền. Điều tạo nên sự đặc biệt cho diều
Nhật Bản chính là ở chất lượng giấy, tre, hồ dán,.... Song thời hoàng kim thực sự của diều là
triều đại Edo (1603 - 1868). Vào thời đó, giá của giấy đã rất cao đến nỗi chỉ có tầng lớp quý tộc
mới có thể chơi diều, song dần dần chúng được mở rộng ra cả trong giới thường dân. Với sự phát
triển của nghệ thuật in bằng bản khắc và sử dụng nhiều màu trong nghệ thuật in ukiyo-e, những
kỹ thuật này đã bắt đầu được áp dụng cho diều, mà thành quả là tạo ra vô số cánh diều với những
bức tranh rực rỡ màu sắc.


Có nhiều tài liệu cho biết rằng vào thời Edo diều được ưa thích đến nỗi người dân thường thả
chúng trên vùng đất của samurai, vì họ có thể tưởng tượng họ là người kiểm soát những ông chủ
của họ. Thực tế là, thú tiêu khiển này được ưa chuộng đến nỗi các quan chức thời Mạc phủ đã
từng ngăn cấm thả diều. Với một lịch sử phát triển diều lâu dài, có thể khẳng định Nhật Bản là
một trong những đất nước có số lượng và kiểu dáng diều nhiều nhất thế giới. Tại Nhật Bản diều
được thả vào những ngày đâu năm mới và cả trong những mùa lễ hội với hy vọng xua đuổi các
điều không may mắn. Khi thả diều diều bay vàng cao sẽ càng may mắn. Một ví dụ cho phong tục
này là tổ chức ngày lễ mùng 5 tháng 5 hàng năm (được sử dụng để kỉ niệm như Lễ hội các cậu
bé). Khi một bé trai mới sinh ra đã được tổ chức kỉ niệm Lễ hội cậu bé đầu tiên trong đời, các
ông bố bà mẹ đã viết tên con trai của họ lên một cánh diều được trang trí bức tranh của một chiến
binh trong truyền thuyết hay một vị anh hùng từ một chuyện kể của con trẻ, với hy vọng rằng
đứa trẻ sẽ lớn lên khoẻ mạnh và tài giỏi. Hình ảnh con rùa và con sếu cũng được yêu thích bởi đó


là biểu tượng cho cuộc sống dài lâu.


Trong căn hóa tâm linh diều được thả để tránh tai ương. Chúng thường được trang trí bộ mặt của
ma quỷ để cầu mong sự an lành cho cả gia đình, đảm bảo tránh khỏi bệnh tật và điều bất hạnh.
Một số diều có khuôn mặt với cái lưỡi dài nhô ra, kể từ đó điệu bộ này được hiểu là xua đuổi linh
hồn ma quỷ. Một nét đặc trưng khác, thả diều cũng là một trò chơi mà cắt đứt dây của một con
diều khác là một thắng lợi.
Với nhịp sống hiện đại ngày càng phát triển thì số lượng diều được thả không còn nhiều như
trước và với nhiều người thì thả diều đã trở thành một trò chơi dân gian. Tuy nhiên hình ảnh con
diều trong văn hóa Nhật Bản vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Hiện nay một vài địa
điểm cho phép thả diều, như ở các công viên lớn hay dọc theo bờ của những con sông lớn. Vì trẻ
em ngày nay rất say sưa trong việc xây dựng những mô hình bằng chất dẻo hay chơi trò chơi vi
tính, nên chúng không có thời gian dành cho việc làm diều hay thả diều, và chúng dường như đã
quên trò chơi truyền thống này.
Song gần đây, một vài lớp ở trường học đã bắt đầu dạy học sinh về các nghề thủ công trong
những tiết học dữ trữ của các hoạt động ngoại khoá, một trong những nghệ thuật họ đã dạy là
cách làm diều. Hơn nữa, những người chơi diều trên khắp đất nước ngày càng quan tâm đến việc
làm và thả diều truyền thống tại các địa phương. Hàng năm rất nhiều kiểu dáng diều mới và độc
đáo dựa trên các loại diều xưa được sáng tạo ra. Do đó, nghệ thuật làm diều không hề bị mai
một, mà thực tế đã có một sự phục hồi nho nhỏ.




×