Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ý nghĩa đằng sau của kiếm nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206 KB, 4 trang )

Ý ngh ĩa đằn g sau c ủa ki ếm Nh ật
Từ trước tới nay, theo quan niệm của người Nhật Bản, thanh kiếm Nhật biểu trưng cho lòng dũng
cảm, sự trung thành và tinh thần thượng võ của các võ sĩ Samurai Nhật. Thường thì chúng ta chỉ
nhìn thấy vẻ đẹp bên ngoài của thanh kiếm nhưng chắc có rất ít người biết được đằng sau những
thanh kiếm Nhật là những bí ẩn mà chỉ những nghệ nhân là nên những thanh kiếm Katana theo
đúng truyền thống cổ mới có thể giải thích được.
1. Biểu tượng đẳng cấp của thanh kiếm Nhật
Katana là thanh kiếm biểu thị cho đẳng cấp của võ sĩ Nhật Bản. Chỉ có những Samurai mới được
phép mang chúng – trải qua gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi
Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ. Kiếm Katana có
chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, kiếm được đeo với
lưỡi quay lên phía trên, (chiều cong hướng lên trên, ngược với cách đeo kiếm Tây Âu). Ngày nay
tuy không còn được sử dụng trong chiến tranh, kiếm Nhật vẫn được giới sưu tầm yêu chuộng –
loại kiếm cổ rất mắc tiền.

2. Biểu tượng của hoàng gia
Truyền thống rèn kiếm ở Nhật Bản đã có từ rất lâu đời. Đối với người Nhật Bản, kiếm, ngọc và
gương là 3 bảo vật truyền quốc, giống như biểu tượng của hoàng gia. Ngay từ thời đại Kofun và
Nara (300-794) đầu Công nguyên, nước Nhật đã sử dụng kiếm, hồi đó lưỡi kiếm thẳng và dài
chừng 80 cm theo mẫu mực của Trung Hoa và Triều Tiên. Đến thế kỷ 8, đầu thế kỷ 9 người Nhật
bắt đầu đúc kiếm có hình cong ở gần cán rồi dần dần cong hoàn toàn.


3. Biểu tượng của nghệ thuật
Thời đại Heian(794-1185), nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hóa phát triển khá rực rỡ. Xã
hội nhiều giai cấp trong đó giới võ sĩ (samurai), giới tăng nhân (warrior monks) trở thành những
lực lượng quan trọng được triều đình thuê mướn để bảo vệ lãnh thổ. Thanh kiếm Nhật đã không
chỉ là một võ khí mà đã trở thành một tác phẩm, vừa thanh tú vừa mỹ thuật. Người ta bắt đầu
chăm chút đến hình thức bên ngoài của thanh kiếm hơn: khắc tên vào chuôi kiếm, các hiệp sĩ
cũng mang theo những thanh kiếm nhỏ gọn hơn để thay đổi. Đối với người võ sĩ, thanh kiếm là
vật bất li thân, không được rời xa trong bất cứ trường hợp nào.




4. Biểu tượng của truyền thống văn hóa
Phong tục cổ truyền của Nhật Bản là khi gia đình sinh một đứa con trai, mỗi người dân làng sẽ
đến mừng cho quý tử một ít mạt sắt. Sắt đó sau này, khi cậu bé trưởng thành, sẽ được một kiếm
sư rèn thành kiếm cho cậu. Trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ kiếm sư cũng trai giới, cầu xin
thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để làm việc. Người ta nói rằng kiếm sư rèn kiếm không
còn là một công việc mà là một nghi lễ, thân tâm hợp nhất và tập trung toàn bộ tinh thần từ khi
bắt đầu cho tới khi hoàn tất.

Thanh kiếm của người Nhật không phải chỉ là một lưỡi dao dài dùng làm vũ khí mà mang theo
rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử để xem nó có đủ sắc
để xuyên qua nhiều lớp áo giáp bằng sắt mà có khi còn thí nghiệm ngay trên thân xác con người
để coi có “ngọt” hay không? Nét cong của thanh kiếm Nhật không phải chỉ do kỹ thuật rèn hay
đập mà còn là một biểu trưng văn hóa xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái
cong trên đền đài, chùa chiền, cung điện, kể cả thư pháp.
5. Rèn kiếm- nghi lễ huyền bí
Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những thể thức thanh tẩy và khi làm việc họ
mặt một bộ đồ trắng như một thiền sư, đạo sĩ. Việc rèn một thanh kiếm đã được nâng lên thành
một nghi lễ mang tính chất huyền bí. Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những
thể thức thanh tẩy và khi làm việc họ mặt một bộ đồ trắng như một thiền sư, đạo sĩ. Ngay từ thế
kỷ 13, kiếm Nhật đã nổi tiếng trên thế giới mà không nơi nào sánh kịp.


Theo những chuyên gia về luyện kim, mãi đến thế kỷ 19, người Âu châu mới đủ trình độ để tạo
được những hợp kim tốt như thép của Nhật trước đó 600 năm và cũng phần lớn là vì học hỏi
được phương pháp của xứ Phù Tang. Kiếm Nhật cũng nói lên một điều không thể thay đổi của
người dân nơi đây, làm việc gì cũng muốn đến chỗ tận thiện, tận mỹ.




×