Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề án thành lập trường mầm non tư thục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.42 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------oOo----------

ĐỀ ÁN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
TRƯỜNG MẦM NON SAO KHUÊ
I.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Trong những năm gần đây, việc đổi mới chính sách phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt là việc tập trung và ngân cao hoạt động giáo dục đào tạo là mục tiêu chính của Nhà
nước và toàn xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng
một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế, xã
hội đất nước ta kể từ khi mở cửa và đặc biệt sau khi hội nhập vào WTO đã và đang phát
triển nhanh chóng. Vấn đề giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt, nhất
là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu giao lưu, hội nhập với
các nước khu vực và quốc tế để nâng tầm nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thực hiện và triển khai các Quyết định của thủ tướng chính phủ như Quyết định số
161/2002/QĐ-TTg quy định một số chính sách mới trong giáo dục mầm non, Quyết định
149/2006/QĐ-TTG phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015,
Quyết định 239/QĐ-TTG phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai
đoạn 2012 – 2015, ngành Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đã có
những bước phát triển đáng kể. Các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu quy hoạch phát
triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu phát
triển giáo dục mầm non. Theo số liệu Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 cả nước có
13.741 trường (tăng 295 trường so với năm học trước). Trong đó, công lập 12.098 trường
(tăng 636 trường), dân lập 109 trường (giảm 3 trường), tư thục 1.437 trường (tăng 101
trường), bán công 97 trường (giảm 439 trường). Tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường
ở tất cả độ tuổi đều tăng so với năm học trước, trong đó trẻ nhà trẻ đạt tỷ lệ 23% (tăng
0,3%); trẻ mẫu giáo đạt tỷ lệ 86,5% (tăng 2,1%). Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường


đạt tỷ lệ 99,7% (tăng 1,1%). Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh, hiện nay có 3.331
trường đạt chuẩn.
Chương trình giáo dục mầm non đã được thực hiện ở 13.707 trường (đạt tỷ lệ
99,8% - tăng 1,4% so với năm học trước); có 162.277 nhóm – lớp (đạt tỷ lệ 97,3%).
Trong đó, đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi có 55.878 lớp, đạt tỷ lệ 99% (tăng 5,6%). Tỷ lệ trẻ
được học chương trình giáo dục mầm non đạt 97,2% trong đó mẫu giáo 5 tuổi đạt 98,8%
(tăng 4,9%). Chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ ngày càng được củng cố và nâng cao.

1


Cấp học mầm non thành phố Hà Nội cũng ngày càng được phát triển cả về quy mô
cũng như chất lượng. Trong năm học 2012 – 2013, Hà Nội có 903 trường thực hiện
chương trình giáo dục mầm non đạt 100% (tăng 43 trường so với cùng kỳ năm học trước,
tăng 497 trường so với năm học 2009 – 2010), 14.231 nhóm – lớp (đạt 100%, tăng 5,8%
so với cuối năm học trước, tăng 11.031 nhóm – lớp đạt 70,9% so với năm học 20092010). Trong đó 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện chương trình giáo dục mầm non và
được học 2 buổi/ngày. Số trẻ được học Chương trình giáo dục mầm non: 423.632 trẻ, đạt
100% (tăng 3,7% so với cùng kỳ năm học trước, tăng 275.704 trẻ đạt 55,7% so với năm
học 2009 – 2010).
Trong những năm gần đây, tại các đô thị đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội,
Hồ Chí Minh, hệ thống các trường từ mầm non tới trung học phổ thông đã phát triển
mạnh mẽ và với cách làm năng động như xin mở các loại hình tăng cường ngoại ngữ đã
chứng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, nhu cầu giáo dục theo
mô hình chất lượng cao ngày càng gia tăng. Tại văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2013 – 2014 của cấp học mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ một trong
các nhiệm vụ là Tổ chức thí điểm mô hình trường mầm non sử dụng các phương pháp
chăm sóc, giáo dục trẻ tiên tiến tại một số trường mầm non ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Đối với thành phố Hà Nội, chương trình số 07-Ctr/TU ngày 04.08.2006 của Thành
ủy Hà Nội về phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006 –
2010 có đoạn ghi: “Phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tất cả

các ngành học, bậc học. Xây dựng Hà Nội là trung tâm giáo dục đào tạo trình độ, chất
lượng cao của cả nước. Phát triển các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài”, “đầu tư xây
dựng một số mô hình giáo dục trình độ cao ở bậc trung học phổ thông và giáo dục
chuyên nghiệp”.
Theo chủ trương trên, chúng tôi xin được đầu tư thành lập Trường mầm non Sao
Khuê với mục đích mang đến cho trẻ em chương trình giáo dục mầm non chuẩn mực và
các chương trình, hoạt động ngoại khóa đa dạng như tổ chức các hoạt động làm quen với
tiếng Anh, nghệ thuật (múa, đàn, nhạc), thể chất (võ); đưa ra các chương trình học quan
tâm nhiều đến phát triển kỹ năng sống cho trẻ thông qua sử dụng các phương pháp giáo
dục tiên tiến, hiện đại; tổ chức các hoạt động học tập và giải trí tương thích theo khả năng
tiếp nhận cá nhân. Mục tiêu chính của Đề án này là tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được
phát triển theo đúng khả năng của trẻ, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng công tác
chăm sóc giáo dục nói chung và thực hiện chủ trương xây dựng giáo dục đào tạo chất
lượng cao nói riêng.
II.

THÔNG TIN VỀ KHU VỰC XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON SAO KHUÊ
Địa chỉ: Khu đô thị mới Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội

Địa điểm xây dựng trường mầm non thuộc khu đô thị đang phát triển, nhiều cơ
quan, văn phòng, tòa nhà chung cư cao tầng dân sinh. Vì vậy, việc xây dựng trường tại
2


khu vực này sẽ đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của của người dân đang sinh sống trong khu
vực cũng như của người dân sẽ chuyển tới sinh sống khi các dự án xây dựng hoàn thành.
Theo báo cáo quy hoạch của quận Hà Đông về “Mạng lưới trường học phổ thông và
mầm non đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” thì đến năm 2020 số học sinh mầm non và
tiểu học sẽ lên đến 95.000 học sinh và nhu cầu cần có trường mầm non, tiểu học là 149
trường. Trong khi đó, hiện nay có 24 trường mầm non công lập, 8 trường mầm non tư

thục và 24 trường tiểu học. Như vậy, theo Đề án số trường mầm non và tiểu học quận Hà
Đông sẽ xây dựng mới là 81 trường.
Trường mầm non Sao Khuê được xây dựng tại khu vực này sẽ hỗ trợ giảm tải số
học sinh đang quá đông trong một số trường mầm non, đáp ứng được nhu cầu của các gia
đình.
Trong chỉ đạo về công tác giáo dục, quận Hà Đông rất chú trọng đến việc quản lý,
chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ và cũng là một trong các quận mạnh
của Hà Nội về chất lượng chuyên môn. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông luôn
khuyến khích các trường mầm non sáng tạo, áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào
việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Việc thành lập các trường tư thục với tư tưởng giáo
dục hiện đại, năng động như trường mầm non Sao Khuê sẽ góp phần không nhỏ trong
việc đạt được tiêu chí này của quận, cũng như thúc đẩy các hoạt động giao lưu – hỗ trợ
về chuyên môn giữa các trường trên địa bàn.
III. THÔNG TIN VỀ NHÀ TRƯỜNG
Tên trường

: TRƯỜNG MẦM NON SAO KHUÊ

Hiệu trưởng

:

Họ và tên

: Phạm Thị Ngọc Thủy

Ngày sinh

: 06/11/1953


Quốc tịch

: Việt Nam

Số CMND

: 011007755 ngày cấp: 20/2/2012

Địa chỉ thường trú

: Số 48, ngõ 47, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, t/p Hà Nội

Địa chỉ hiện tại

: Số 48, ngõ 47, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, t/p Hà Nội

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
Nhà trường được tổ chức hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản của Nhà
nước về quản lý giáo dục, quản lý hệ thống các trường mầm non tư thục, cụ thể các
văn bản liên quan đến giáo dục mầm non:
˗ Điều lệ trường mầm non (theo QĐ số 14/QĐ-BGDĐT) ngày 14/04/2008;
3


˗ Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non;
˗ Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/07/2008 về Ban hành quy chế tổ chức và
hoạt động trường mầm non tư thục;
˗ Thông tư số: 28/2011/TT-BGDĐT ngày 15/07/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục;
˗ Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/04/2005 và nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày

08/06/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục;
˗ Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 về Quy định danh mục thiết bị đồ
dùng đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non;
˗ Các văn bản quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Ban, Ngành liên
quan đến quản lý Nhà nước về giáo dục.
1.

Tổ chức quản lý trẻ:
Trường có các nhóm lớp như sau:

˗ Nhóm trẻ (18 – 36 tháng): 01 nhóm (sĩ số tối đa 20 cháu với 3 giáo viên)
˗ Mầm non bé (37 – 48 tháng): 03 lớp (sĩ số tối đa 30 cháu với 2 giáo viên)
˗ Mầm non nhỡ (49 – 60 tháng): 04 lớp (sĩ số tối đa 30 cháu với 2 giáo viên)
˗ Mầm non lớn (61 – 72 tháng): 04 lớp (sĩ số tối đa 30 cháu với 2 giáo viên)
Trẻ được chăm sóc giáo dục theo chế độ sinh hoạt và chương trình giáo dục mầm
non mới với độ tuổi và mức độ phát triển của từng trẻ.
Nhà trường quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục từ 08 giờ đến 17 giờ hàng
ngày, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần. Phụ huynh có thể đăng ký gửi trẻ muộn sau 17
giờ hàng ngày. Năm học bắt đầu từ tháng 09 đến hết tháng 05 năm sau.
Nhà trường có thể tổ chức các lớp chăm sóc và giáo dục trẻ ngoài giờ hoặc tổ chức
đưa đón trẻ theo yêu cầu của phụ huynh. Kinh phí đóng góp theo thỏa thuận giữa cha me
trẻ và nhà trường.
2.

Tổ chức nhân sự

a)

Hội đồng quản tri: gồm 03 người, là những cổ đông góp vốn đầu tư xây dựng
trường, 01 người là Chủ tịch Hội đồng quản trị và 02 người là thành viên hội đồng

quản trị.

b)

Ban giám hiệu: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà
trường theo các văn bản quy định của Nhà nước. Mọi thành viên trong nhà trường
thực hiện theo đúng Điều lệ trường mầm non quy định.

˗ Hiệu trưởng: 01 người, do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông công
nhận theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường. Hiệu trưởng là người
chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà
4


trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non và Quy chế tổ chức và hoạt động
của trường mầm non tư thục.
˗ Hiệu phó chuyên môn: 01 người, do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà
Đông công nhận theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường. Hiệu phó
là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng theo quy
định tại Điều lệ trường mầm non và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm
non tư thục.
˗ Đội ngũ giáo viên: 25 người, thực hiện công tác chuyên môn theo đúng chức năng
quyền hạn của giáo viên.
Trong năm đầu tiên, nhà trường dự kiến sẽ có 11 giáo viên có trình độ cao đẳng sư
phạm mầm non, đại học/cao đẳng ngoại ngữ có chứng chỉ sư phạm mầm non.
c)

Bộ phận gián tiếp:

˗ Tổ nuôi: 3 người, có trình độ trung cấp nấu ăn, chịu trách nhiệm nấu ăn cho trẻ theo

thực đơn, đảm bảo khẩu phần, định lượng cho trẻ, đảm bảo nuôi trẻ theo khoa học.
˗ Kế toán – tài chính: 02 người, lên kế hoạch tài chính, đề xuất các phương án tài
chính; lập và báo cáo kế toán; thu học phí; chi các khoản thanh toán của trường;
quản lý quỹ.
˗ Hành chính – nhân sự: 02 người, quản lý hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ
và chính sách về nhân sự theo đúng luật lao động; thực hiện các công việc đối nội
và đối ngoại của nhà trường; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ theo yêu cầu
của ban giám hiệu.
˗ Y tế: 01 người, có chứng nhận chuyên môn Nhi, chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường.
˗ Bảo vệ: 03 người, kiểm soát nhân sự ra vào trường, kiểm tra an ninh toàn khu vực nhà
trường, hỗ trợ các công việc khi có yêu cầu.
˗ Văn thư, nhân viên phòng máy tính: 02 người
Tất cả đội ngũ giáo viên, công nhân viên phục vụ làm theo chế độ hợp đồng theo
thỏa thuận giữa nhân viên và nhà trường về chế độ làm việc, lương tháng và những quyền
lợi khác của người lao động được hưởng theo bộ luật lao động của Nhà nước Việt Nam.
3.

Chương trình dạy trẻ

a)

Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

Trường tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo
Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) là một
chương trình giáo dục trẻ mang tính tích hợp, vận dụng sáng tạo các mô hình giáo dục
tiên tiến phù hợp với trẻ, luôn quan tâm đến giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ.
b)

Nội dung giáo dục

(1) Phát triển giáo dục thể chất
(2) Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
5


(3) Phát triển ngôn ngữ
(4) Phát triển nhận thức
(5) Phát triển thẩm mỹ
c)

Tổ chức thực hiện chương trình

Với phương pháp dạy hiện đại, mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm nhằm tạo điều
kiện cho học sinh có được nền tảng để phát triển mạnh mẽ cảm xúc, trí tuệ và thể chất,
chúng tôi không chỉ cung cấp một chương trình dạy kiến thức khởi động trí tuệ học sinh
mà còn xây dựng những chương trình hoạt động thực tiễn và thể chất tạo nên một thế hệ
học sinh có thể lực tốt và kỹ năng sống.
Chương trình giáo dục được thực hiện theo hướng tích hợp theo chủ đề, lấy trẻ làm
trung tâm, kế hoạch giáo dục được xây dựng phù hợp với khả năng và sự phát triển của
từng trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ.
Chú trọng tới việc tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm
trong cuộc sống thực để phát triển toàn diện, không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức
một cách máy móc, áp đặt.
Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ với
chất lượng tốt nhất.
Trong quá trình giáo dục trẻ khuyến khích sự hợp tác chặt chẽ của phụ huynh và
mọi người trong cộng đồng.
d)

Áp dụng phương pháp giáo dục Montessori


Nhà trường hướng tới áp dụng phương pháp giáo dục Montessori vào tổ chức các
hoạt động cho trẻ. Đây là phương pháp mà giáo viên có điều kiện tiếp cận dạy cá nhân,
phát huy hết khả năng của từng trẻ để nâng cao tính tích cức của trẻ nhiều nhất và luôn
tôn trọng những việc trẻ làm được nhiều nhất. Lớp học áp dụng phương pháp này được
xây dựng theo tiêu chí mở, cung cấp cho trẻ các kỹ năng vận động và tư duy thông qua
các bài học thực hành được xây dựng đa dạng và khoa học.
e)

Các hoạt động ngoại khóa

Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa: nhạc, họa, múa, đàn, võ, làm quen
với tiếng Anh, tham quan – dã ngoại.
Chúng tôi xin cam kết rằng mọi nội dung giảng dạy sẽ hoàn toàn tuân thủ mọi quy
định của luật pháp Việt Nam, không vi phạm và đi ngược lại các quy định về văn hóa,
lịch sử cũng như thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
4.

Tổ chức nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ
6


Thực đơn hàng ngày cho các bé được nghiên cứu và xây dựng dựa trên nhu cầu
phát triển của từng lứa tuổi, đảm bảo cân đối tỷ lệ các chất lipid, glucid và protit cung cấp
đủ năng lượng cần thiết cho trẻ. Thực đơn được thay đổi đa dạng hàng tuần và phù hợp
theo mùa đảm bảo luôn đủ dinh dưỡng và hấp dẫn với trẻ. Thực đơn được công bố công
khai ở bảng tin nhà trường để phụ huynh học sinh tham khảo và góp ý.
Tổ chức bữa ăn theo hình thức ăn tự chọn (buffet) định kỳ theo tuần/tháng để tập
cho trẻ khả năng tự phục vụ, biết nhường nhịn và tiết kiệm đồng thời giúp trẻ thể hiện sự
mạnh dạn, sở thích, tự tin.

Bếp ăn phục vụ bữa ăn cho trẻ tổ chức theo mô hình “bếp một chiều” với tiêu chí
bắt buộc: vệ sinh – an toàn thực phẩm – an toàn phòng cháy chữa cháy. Hệ thống sổ sách
bếp ăn được ghi chép đầy đủ và minh bạch, công khai công tác thu – chi, thức ăn được
lưu nghiệm đầy đủ theo quy định.
Trẻ được theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ miễn phí.
5.

Lịch học
Trường khai giảng vào tháng 09 và kết thúc vào cuối tháng 05 của năm tiếp theo.

Nhà trường đón trẻ từ 08 giờ đến 16 giờ 30 hàng ngày, từ thứ hai đến thứ bảy hàng
tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước).
Lịch học, hoạt động văn hóa văn nghệ, lịch nghỉ (lễ, tết…) luôn được cập nhật
thường xuyên và đầy đủ trên bảng thông báo và trên website của Nhà trường.
6.

Thời gian biểu

Mỗi lớp sẽ có một lịch học cụ thể phù hợp với từng độ tuổi của trẻ và từng giai đoạn
trong năm học.
7.

Các hoạt động khác

Mở các hội thảo, lớp đào tạo ngắn hạn, tham quan và học tập tại trường cho các
giáo viên trường bạn và cha me trẻ trong và ngoài trường.
Tư vấn về các chương trình tuyển sinh, các chương trình của lớp học, các chế độ
nuôi dưỡng trẻ cho phụ huynh.
V.


ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ TRƯỜNG

1.

Tổng quan về cơ sở vật chất

Trường được xây dựng trên lô đất có diện tích 5.768 m2 trong khu đô thị mới Văn
Khê, ao gồm sân ngoài trời 3.478 m2 và 03 khu nhà:
Khu A: khu hành chính, hiệu bộ
7


˗ Diện tích xây dựng: 750 m2, tổng diện tích sàn ~ 1.500 m2
˗ Kiến trúc: 2 tầng, chiều cao/tầng ~ 3,9m
˗ Công năng sử dụng: khu sảnh đón/trả trẻ, khu bếp, phòng y tế, phòng tiếp khách, khu
vệ sinh, sân chơi trong nhà, sảnh và hành lang.
Khu B: khu lớp học mẫu giáo
˗ Diện tích xây dựng: 770 m2, tổng diện tích sàn ~ 1.540 m2
˗ Kiến trúc: 2 khối nhà, mỗi khối 2 tầng, chiều cao/tầng ~ 3,9 m
˗ Công năng sử dụng: lớp học có ban công và khu vệ sinh riêng biệt khép kín, sân chơi,
khu rửa tay, thang bộ, sảnh và hàng lang
Khu C: khu lớp học nhà tre
˗ Diện tích xây dựng: 770 m2, tổng diện tích sàn ~ 1.540 m2
˗ Kiến trúc: 2 khối nhà, mỗi khối 2 tầng, chiều cao/tầng ~ 3,9m
˗ Công năng sử dụng: lớp học có ban công và khu vệ sinh riêng biệt khép kín, sân chơi,
khu rửa tay, thang bộ, sảnh và hàng lang
2.

Trang thiết bị lớp học
Khu phòng học chính: Có diện tích trung bình 52 m2 đến 88 m2 / phòng


Trong giai đoạn 2014 – 2017, trường tổ chức 12 phòng học cho 12 lớp học ở các độ
tuổi. Mỗi phòng học được chia ra làm phần lớp học – tổ chức sinh hoạt chung cho trẻ và
phần phòng ngủ – có giường ngủ cố định cho trẻ ngủ nghỉ. Phòng được chú trọng thiết kế
nhiều cửa sổ đảm bảo cung cấp nhiều ánh sáng tự nhiên cũng như độ thông thoáng. Hệ
thống cửa chính và cửa sổ được sử dụng đồng bộ bằng cửa nhựa lõi thép gia cường, giúp
giảm tiếng ồn và tác động của nhiệt độ của bên ngoài, dễ dàng vệ sinh và an toàn với trẻ.
Bàn ghế, tủ/giá đựng đồ chơi, học liệu và các vật dụng dùng cho lớp học được làm bằng
gỗ tự nhiên với thiết kế an toàn và tương thích với mô hình lớp học có các góc chủ đề.
Đồ chơi và học liệu cho trẻ đều được lựa chọn trên tiêu chí: chất liệu an toàn, hình
thức đa đạng, dễ dàng vệ sinh.
Mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ quạt, điều hòa không khí, ti vi màn hình
lớn, đầu đọc đĩa CD/VCD/DCD…và hệ thống camera giám sát để quản lý các lớp học.
Khu phòng học chức năng: Bao gồm phòng học múa/nhạc, phòng máy tính, phòng
học tiếng Anh, phòng học phương pháp Montessori, phòng đọc sách…
Mỗi phòng học được cung cấp đầy đủ vật dụng đúng với chức năng của từng lớp,
được sắp xếp một cách khoa học và thẩm mỹ, giúp đạt tối đa tính tương tác với trẻ.
Hội trường và nhà ăn tập thê: Có diện tích lớn để phục vụ các hoạt động tập thể
của nhà trường khi có các sự kiện văn hóa văn nghệ và các hoạt động khác theo kế hoạch
của nhà trường.
8


Khu vệ sinh: Mỗi lớp có khu nhà vệ sinh riêng biệt với đầy đủ các thiết bị vệ sinh
chất lượng: bồn rửa tay, bệ xí, vòi tắm, vòi xịt, giá phơi khăn, giá treo bàn chải và kem
đánh răng, …
Khu vực sân chơi và hành lang: Nhà trường rất quan tâm việc xây dựng một môi
trường xanh – sạch – đep cho trẻ vui chơi và học tập. Do đó, sân trường được ưu tiên sử
dụng diện tích khá rộng rãi 3.478 m2 với nhiều cây xanh tạo bóng mát, được chia ra nhiều
khu sử dụng: khu vực chơi cát, khu trò chơi, khu xe đạp, khu nhà phao…

Khu sân chơi kết hợp với hành lang rộng và an toàn đem đến cho trẻ nhiều không
gian vận động và cũng rất tiện lợi trong việc tổ chức các hoạt động ngoài trời của nhà
trường.
Khu phòng phục vụ học tập: Phòng mỹ thuật và phòng thể chất có các trang thiết
bị phù hợp với việc học tập và các hoạt động thể chất của trẻ.
Thư viện của trường với khoảng 2.000 đầu sách bao gồm cả Tiếng Việt, Tiếng Anh
và sách song ngữ của các tác giả/nhà xuất bản nổi tiếng trong và ngoài nước; các bộ từ
điển Anh – Việt bằng tranh phục vụ chương trình giảng dạy Tiếng Anh theo chủ đề tại
trường.
Khu nhà bếp: Là một khu vực rất quan trọng, được đầu tư 85 m 2 theo mô hình bếp
một chiều., được trang bị đầy đủ hệ thống tủ bếp, lò nướng, tủ lạnh đảm bảo vệ sinh và
an toàn cháy nổ. Bộ đồ dùng bát, đĩa, khay ăn bằng inox được hấp tiệt trùng hằng ngày.
Hệ thống bếp ga, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy sấy, máy khử trùng ozone đạt tiêu chuẩn. Hệ
thống giá, tủ chế biến thực phẩm nguyên liệu và chia/bảo quản đồ ăn sống , chín riêng
biệt.
Khu văn phòng hành chính quản tri: Văn phòng nhà trường gồm: 06 phòng hành
chính, mỗi phòng có diện tích khoảng 23 m 2; 01 phòng hiệu trưởng diện tích 26 m 2; 01
phòng hiệu phó diện tích 23 m 2; 01 phòng họp diện tích 46 m2; 01 phòng giặt là diện tích
23 m2. Ngoài ra còn có các khu vệ sinh nằm ở hai đầu khu nhà đảm bảo kín đáo, thuận
tiện. Hệ thống giao thông chính bao gồm 02 thang bộ và hệ thống sảnh và hành lang cầu
liên kết toàn khu.
VI. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH VÀ HỌC PHÍ:
1.

Kế hoạch tuyển sinh
Nhà trường dự kiến sẽ tuyển sinh hàng năm theo kế hoạch như sau:
Năm học

2014


2015

2016

2017

Số lượng học sinh dự kiến

150

200

300

300

9


Ba năm sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, hoạt động của trường sẽ đi
vào ổn định và mức cố định tuyển sinh cho mỗi năm học là 300 cháu.
2.

Mức thu học phí

a)

Phí nhập học

Phí nhập học là 1.000.000 VND, chỉ thu một lần duy nhất khi trẻ vào trường, và

không được hoàn lại nếu trẻ không tiếp tục học ở trường.
b)

Mức thu chính của Nhà trường như sau
Khoản thu

Học phí hàng tháng

Tiền học phí

3.

1.500.000 VND/tháng

Tiền ăn bán trú

30.000 VND/ngày

Ưu đãi cho trẻ thứ hai của gia đình

Giảm 20% học phí

Chương trình ưu đãi khi khai giảng năm học đầu tiên

˗ Giảm 20% - 50% học phí cho 50 trẻ đầu tiên hoàn thành thủ tục nhập học.
˗ Tổ chức khám sức khỏe toàn diện miễn phí cho trẻ đăng ký nhập học.
˗ Các hoạt động hội thảo, tư vấn sức khỏe và tâm lý trẻ, tư vấn các chương trình và
phương pháp giáo dục tiên tiến nhất.
VII. NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Tổng mức tài chính cần thiết cho hoạt động của trường là 23.239.000.000 VND

(Hai mươi ba tỉ hai trăm ba mươi chín triệu đồng Việt Nam), được phân bổ cho các hạng
mục chi phí cơ bản sau đây:
˗ Xây dựng trường
˗ Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
˗ Chi khác

18.700.000.000 VND
2.800.000.000 VND
439.000.000 VND

(Chi hoạt động giáo dục, trả lương cho người lao động trong thời gian đầu, ...)
˗ Quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng

500.000.000 VND

˗ Dự trữ, dự phòng

800.000.000 VND

TRƯỜNG MẦM NON SAO KHUÊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
10


Nguyễn Thị Vân Trang

11




×