Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

dich modern joseki and fuseki vol 1 parallel fuseki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.6 MB, 109 trang )

Modern Joseki And Fuseki

Vol 1
Parallel Fuseki
By

Sakata Eio, Honinbo - Judan

Translated And Edited by

Richard Bozulich

Vietnamese Translated And Edited by
Trần Quang Tuệ
/>
1


Phần I
Khai Cuộc Kiểu 1 : Đen Shimari ở
Góc Trên Bên Phải

2


Giới thiệu: Vấn đề khi trắng tấn công góc
Reference Figure for Part I.
Diễn tiến cho đến Trắng 4 là một ví dụ của khai cuộc kiểu song song. Đen chỉ chơi phần bàn bên phải và
Trắng chỉ chơi bên trái ( DG: Thật ngớ ngẩn là một vài ý kiến cho rằng khai cuộc kiểu chéo nhau là không tốt ).
Trắng 4 , ở vị trí tam-tam đã trở thành một cách chơi khá quen thuộc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, Trắng
có thể chơi nước này ở vị trí ‘a’ hoặc ‘b’, hình thể của Trắng trong lối chơi trên với quân đầu tiên ở 2 được gọi là


mukai komoku.
Với nước đi ở 5, là điều thông thường đối với Đen, dùng để tạo shimari ở phía trên bên phải bàn cờ.
( Ngoài ra còn có thể tạo shimari ở ‘c’. Ở hình cờ hiện tại, shimari này được gọi là kogeima shimari ( khi đen 5 ở
‘c’, nó được gọi là ikken shimari ). Tuy nhiên, Đen có thể đi ở vị trí khác, nhưng chúng ta sẽ học ở Phần 1 chỉ đối
với shimari ở phía trên bên phải cho Đen. Nước Trắng 4 cũng chỉ được học ở ‘a’, ‘b’, hay 4.

Dia. 1

Reference Figure for Part I

Dia. 1: Kogeima Kakari
Cho phép Đen tạo 2 hình shimari, gần như có nghĩa là, nếu không phải không tốt, thì cũng khá thụ động. Do
đó, Trắng thường sẽ tấn công hình kị mã ở 1, hay ‘a’, ‘b’. Trong thời kì trước, Trắng đánh ở 1 được xem là
không tốt, khi Đen có thể chơi 2 ( sangen hasami ), tạo liên kết tốt với 2 quân phía trên. Tuy nhiên, lý thuyết cờ
vây hiện đại đã không thừa nhận ý kiến này nữa. ( có khá nhiều kì thủ chuyên nghiệp chơi như vậy )

3


Dia. 2: Ogeima kakari
Khi người ta nghĩ rằng, Kogeima kakari là bất lợi, thì dẫn theo trắng 1 ở vị trí Ogeima kakari sẽ tốt hơn.
Khi trắng chơi như vậy, Trắng đã chấp nhận để đen lấy một ít thuận lợi nhất định, điều đó có nghĩa Trắng
chơi ở thế thụ động.
Sau nước Đen 2, Trắng mở rộng tới 3 để tránh Đen tấn công, nhưng ngay sau đó thì Đen có thể đánh 4 –
một nước khóa và mở đất lý tưởng. Tuy nhiên, cách chơi này vẫn thường dùng hiện nay.

Dia. 2

Dia. 3


Dial 4

Dia. 3: Ikken Tagakakari
Trong Dia này, Đen có hình ikken shimari ở phía trên bên phải, và bây giờ, cần phải cân nhắc rằng, nước
kogeima kakari ở ‘a’ sẽ đem lại hậu quả không tốt cho trắng. Nước đi thích hợp ở đây là Trắng 1 . Nguyên
nhân là …
Dia. 4: Tenuki
Bởi hình cờ của đen ở phía trên bên phải sau khi Đen hasami ở
, thật sai lầm khi Trắng tenuki. Nếu
Trắng đánh như thế, Đen sẽ tấn công theo cách trên, bây giờ Đen đã lấy được một thuận lợi lớn ở phía trên
bên phải, bên cạnh đó thì Trắng vẫn phải chú ý đến sự an toàn của 3 quân Trắng.

4


Dia. 5: Hình cánh đôi cho Đen
Vì thế, sau khi đen kẹp ở
, trắng cần phải tự ổn định ở góc trái dưới. Diễn tiến cho đến đen 6 thỏa đáng
cho Đen, bởi sau khi Trắng shimari ở 7, thì Đen lập tức lấy 8, tạo nên hình cánh đôi, bên cạnh việc lấy đất về
sau, Đen 8 còn giảm uy thế của Trắng shimari ở góc trên trái.
Đen không nên đánh ở 3 với nước 2, tránh những phức tạp không cần thiết

Dial 5

Dial 6

Dia. 6: Hình cánh đôi với kogeima shimari
Trong trường hợp này, đen không thể mong đợi một kết quả tốt đẹp như ở Dia. 5, bởi sau khi Đen mở rộng
ở 2, Trắng sẽ đánh 3, làm giảm bớt đất và ảnh hưởng của hình cánh đôi.
Cần lưu ý rằng trong hình 5, đen không có điểm yếu như vậy.


Dia. 7: Một khai cuộc dễ dàng cho Đen
Vì thế, Trắng sẽ chơi ở 1 để tránh Đen tạo hình cánh đôi lý tưởng, nhưng đây là một nước đi khá vội vã.
Bởi sau đó Đen 2, Trắng 3, Đen ‘a’ đủ để tạo nên một khai cuộc dễ dàng cho Đen
Tóm lại, khi Đen tạo hình ikken shimari ở phía trên bên phải, Trắng sẽ đánh nước Ikken takagakari như 1 ở
Dia. 3. Trái lại, khi Đen chơi tạo hình kogeima shimari ở góc, thì cả hai nước kogeima kakari và ikken takagakari
đều tốt.

5


Dial 7

Dial 8

Dia. 8: Đánh ở giữa
Đây cũng là một cách chơi trong trường hợp đặc biệt, nhưng để Đen tạo hai shimaris sẽ khiến Đen có
nhiều thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, sau khi Trắng 3, Đen có sente.

6


Chương 1: Kogeima Kakari
Reference Figure for Chapter 1
Trong chương này, chúng ta sẽ học nước Kogeima Kakari của Trắng 1. Đáp lại nước này, Đen phần lớn
chơi ở ‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’ và ‘e’. Bài học này sẽ chia làm 3 phần. 2 phần đầu gồm những nước ‘a’ , ‘b’. Tuy nhiên, ở
phần 3, đen không đánh trả Trắng 1 mà tấn công quân Trắng ‘A’ ở bằng ‘B’.
Những định thức liên quan đến ‘c’, ‘d’, ‘e’ sẽ được học ở bài khác, nhưng sau khi đọc xong quyển sách này,
hy vọng người đọc sẽ có những kiến thức cần thiết để sử dụng những định thức đó ở bất cứ trường hợp nào.


Reference Figure for Chapter 1

Dia. 1

Dia. 2

a) Sangen Hasami
Dia. 1: Sangen Hasami
Đen 2 được gọi là sangen hasami, chúng ta sẽ học về những biến thế của nước này trong phần đầu
Dia. 2: Tạo sống với 1
Đáp trả lại nước sangen hasami, nếu Trắng muốn sống, Trắng sẽ đánh nước kosumi-tsuke ở 1 và sau biến
thế đến 6, không có vấn đề nào xảy ra.
Dia. 3: Đánh bắt
Tuy nhiên, trắng phải chú ý đến thứ tự nước đi ở Dia. 2, vì nếu Trắng chơi 1 và 3 giống như hình này, Đen
sẽ đánh bắt ở 4, Trắng bất lợi. Đen 4 không phải là cách chơi tốt trong phong cách cổ, nhưng đó lại là nước đi
rất tự nhiên trong cách chơi hiện đại.
7


Dia. 4: Tiếp tục
Sau khi Trắng nối chéo ở 9. Đen có một hình cờ rất đẹp và mạnh ở góc, và mặc dù Trắng 9 nối, cờ trắng
vẫn tồn tại hai vị trí để điểm là ‘a’ và ‘b’ về sau. Vì vậy, chúng ta có thể thấy, quân Trắng vẫn nằm trong vòng tấn
công.

Dia. 3

Dia. 4

Dia. 5


Dia. 6

Dia. 5: Đen phản kháng
Nếu Đen chống lại Trắng 1 với nước đứng ở 2, Trắng khóa ở 3, Đen buộc phải cắt ở 4 bởi vì nếu Đen đánh
5, Trắng đơn giản kéo dài ở ‘a’ và vị thế của Đen trở nên quá thấp. Do đó, đáp trả lại nước cắt ở 4, Trắng cũng
đứng xuống ở 5. Biến thế trở nên phức tạp.
Dia. 6: Một trong những biến thế: đất đối đầu ngoại thế
Tiếp tục Dia. 5, sau khi diễn tiến đến Đen 16, kết quả cân bằng. Trắng có đất ở góc và đen có tường.
Dia. 7: Không thỏa mãn
Đánh trả lại nước Đen 2, Trắng đôi khi nhảy ở 3. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Đen chiếm được một ít
đất, kết quả không thuận lợi cho Trắng. Và quân sangen hasami thì đủ xa tường của Trắng để vô hiệu nó. Do
đó, với biến thế này, có thể nói đó là cách chơi không chắc chắn.

8


Dia. 7

Dia. 8

Reference Figure for Section b

Dia. 8: Niken Tobi
Nước nhảy 3 của Trắng 1 gần giống với cách chơi ở Dia. 7. Tuy nhiên, ý tưởng lại khác nhau. Trắng 1 chơi
để trắng Đen dễ dàng tấn công. Và khi Trắng có thể sống dễ dàng trong góc với ‘a’, nó có khác một chút so với
Dia. 7.

b) Niken Takahasami
Reference Figure for section b
Chống lại nước Đen 1, Trắng có thể chọn nhiều cách, từ ‘a’ tới ‘I’. Nhưng những lựa chọn thường dựa trên

thế cờ phía ngoài của toàn bàn.
Dia. 1: Niken Tobi
Nước nhảy ở 1 giúp đen thu được một ít lợi về thực địa. Nhưng cũng cùng lúc, nó làm giảm đi ảnh hưởng
của nước Niken Takahasami. Sau đó, nước kẹp ‘a’ tạo nên một trận chiến rất khó khăn. Nhưng khi Trắng chơi
1, Trắng phải thực sự chắc chắn về mục đích của mình.

9


Dia. 2: Một cách chơi tích cực.
Tuy nhiên, nếu Trắng có 2 quân shimari ở góc trên, Trắng 1 và 3 tận dụng được lợi thế để tấn công quân Đen.
Có thể thấy rằng khi so sánh Dia. 1 và 2, giá trị của định thức có sự khác biệt, phụ thuộc vào sự vị trí của các
quân cờ khác trên toàn bàn.

Dia. 1

Dia. 3

Dia. 2

Dia. 4

Dia. 3: Định thức
Đen có thể tấn công trực tiếp ở 2, nhưng sau khi so sánh thế cờ cho đến Trắng 11 so với 1, Trắng hài lòng
hơn với thế dày và mạnh, làm giảm ảnh hưởng của 2 quân Shimari phía trên.
Dia. 4: Tesuji
Vì vậy, cân nhắc với kết quả không tốt trong Dia. 3, Đen đánh 9. Trắng 10 là tesuji, và bây giờ trận đấu diễn
tiến cho đến Trắng 16, đây là một biến thế có thể chơi cho cả 2 bên.
Dia. 5: Không tốt cho Trắng
Nếu Trắng bỏ qua nước tesuji ở 10 như trong Dia. 4, và vào đó là nước 1 như hình này, Biến thế cho đến

Đen 16 rất tồi tệ cho Trắng.
Dia. 6: Một biến thế khác
Thay vì chơi 13 ở Dia. 4, Đen cũng có thể đánh ở 13 như trong hình này. Diễn biến cho đến Trắng 18 là bắt
buộc. và bây giờ, Đen chơi 19 xem ra khá miễn cưỡng khi Trắng sau đó có thể đơn giản nối dài ra ở 20. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào những trường hợp riêng biệt, đây là một biến thế có thế chơi.
Dia. 7: Cách đáp trả thứ 2: Kosumi-tsuke
Chống lại nước tấn công chéo của Trắng 1, Đen có thể đứng ở 2, nếu Trắng chơi 3, và 5, Anh ta sẽ được
đền bù cho thực lợi của Đen bằng khả năng tấn công ở biên phải. Nhưng nước giáp công lại là một vấn đề
khác.
10


Dia. 8: Thực lợi đối đầu với ngoại thế
Sau khi Trắng khóa ở 3. biến thế gần giống phần trên. Đen không có lựa chọn nào khác, nhưng có một điều
bù trừ cho đen là Trắng hậu thủ.

Dia. 9
Dia. 5

Dia. 7

Dia. 8
Dia. 10

Dia. 6

Dia.9: Trắng ổn định
Chống lại Trắng

, Đen có thể đánh 1, nhưng sau đó, Trắng dễ dàng trở nên ổn định với 2 và 4, đó chính


xác là điều mà Trắng mong đợi khi chơi ở vị trí

. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không tốt cho Đen.

Dia. 10: Cách đáp trả thứ 3: Áp sát
Lần này, Trắng đáp trả với quân áp sát ở 1. Đen 2 là nước tự nhiên, chống lại Trắng 3, nếu Đen đánh bắt ở
4, diễn biến cho đến 9 là bắt buộc. Sau đó, Đen có 2 chọn lựa để tấn công với ‘a’ và ‘b’. Nếu đen chơi 4 ở 5, thế
cờ quay ngược lại với Dia. 9. Mục đích của nước Kosumi-tsuke là tránh diễn biến như hình này.

11


Dia.11 :Nối
Nối dưới ở 1 và 3 là một chọn lựa tốt vì Đen

đang ở vị trí đẹp.

Dia. 12: Lựa chọn thứ tư: Hazama Tobi
Nước nhảy của Trắng 1 được gọi là hazama tobi. Diễn biến này rất quan trọng là cần phải nhớ. Sau Trắng 9,
‘a’ và ‘b’ là 2 điểm miai.
Dia. 13: Ổn định tình hình
Đen 1 và 3 ổn định, nhưng Đen không thể tránh nước nhảy rất lớn của Trắng ở ‘a’
Dia. 14: Bảo vệ góc
Nếu đen giữ góc với 1, Trắng 2 là thực sự cần thiết.

Dia. 12

Dia. 14


Dia. 16

Dia. 11
Dia. 13

Dia. 15

Dia. 17

Dia. 15: Thoát tiên
Trắng thoát tiên sau nước đen
, Đen có thể chơi 1, 3 và 5, và nếu Trắng đi ‘b’, thì Đen lập tức chiếm
điểm ‘a’. Vì vậy, Trắng bị chia làm 2 đám.
Dia. 16: Một biến thế khác
Trong biến thế này, Đen 6, Trắng cắt ở 7. Đen bắt được 2 quân, nhưng nước đánh bắt của Trắng 13 cũng
khá khó chịu cho đen. Tuy nhiên, đen có thể thỏa mãn với thực lợi không nhỏ trong góc.

12


Dia. 17: Kết quả tốt cho Đen
Thay vì chơi ‘a’, Trắng bẻ ở 2. Sau đó, Đen bắt quân Trắng với 3 trong khi bỏ qua quân Trắng 2. Bây giờ
Trắng có thể chơi thí quân bằng ‘a’, cho đến ‘f’, nhưng sau đó thì quân Trắng 2 là vô dụng.

Dia. 18: Đâm
Trắng 2 nước đi tự nhiên để đáp trả lại quân Trắng

, và sau khi biến thế đến 9. Đen

trở nên vô dụng


Dia. 19: Một cách đi vững chắc cho Trắng
Nếu Đen đáp lại bằng 3, 5. Trắng đơn giản lùi về ở 6 và có hình cờ chắc

Dia. 20: Sử dụng biên phải
Sau Trắng
, Có nhiều cách cho Đen để dùng biên phải bằng Đen 1. Tuy nhiên, vì nước Đen 3, Đen phải
chấp nhận nằm tại vị trí thấp với Đen 5 và 7.
Dia. 21: Nối
Thay vì đánh 5 như trong Dia. 20, Đen nối ở 1 và Trắng sẽ khóa ở 2. Sau nước đi ở 10. không ai có thể chắc
trắng rằng Trắng hay Đen đang lợi thế. Tuy nhiên, Trắng có tường khá vững chắc.
Dia. 22: Nước đáp trả thứ 5: Tấn công chéo
Đen đánh bình thường với 2, 4, và sau Trắng 9, khó có thể xác định kết quả trong phần đầu của trận đấu.

13


Dia. 23: Bò ở thấp
Có lý thuyết cho rằng Trắng bất lợi nếu theo bằng Trắng 1, khi Trắng bắt buộc phải bò ở dưới đường thấp vì
nằm ở vị trí cao

Dia. 24: Thuận lợi
Tuy nhiên, nếu Đen

nằm ở vị trí thấp như hình này, thì Trắng có thể chơi 9 mà không sợ gì cả

Dia. 25: Nước đáp trả thứ sáu: Phản giáp công ( Ikken Hasami )
Nước kẹp Trắng 1 có thể coi như một nước thí quân để tạo hình đẹp ở góc nếu biến thế đến 8
Dia. 26: Vô lý
Nước cắt ở 1 không nên chơi, vì Trắng


trở nên vô dụng sau khi Đen nối ở 4. Trắng 1 và nước vô lý.

14


Dia. 27: Thực địa đấu với ngoại thế
Nếu Trắng chỉ muốn góc, thì Trắng chỉ cần kéo dài ở 1. Cho đến Trắng 7, Trắng có thể lấy đất góc trong khi
Đen giành ngoại thế. Tuy nhiên, thay vì nối dài ở 6, vẫn còn cách khác.
Dia. 28: Biến thế khác
Trong biến thế này, Đen bẻ đôi ở 1. Và bẻ 5. Cuối cùng thì Đen lấy được góc, trắng được tiên, và kết quả
không có gì là không tốt cho cả 2 bên.
Dia. 29: Nước đáp trả thứ bảy: Phản giáp công ( Niken Hasami )
Có một sự khác biệt đáng kể giữa 2 nước đáp trả thứ 6 và thứ 7 là trong cách đáp trả này, Trắng 1 có quan
tâm đến biên dưới nhiều hơn. Sau khi Đen 2, Trắng nên chơi ở 3. Trắng 7 là tesuji và diễn biến cho đến 13 là
cách kết thúc trực tiếp của định thức này. Bây giờ đen có thể tấn công ở 14 và 16 nếu thấy cần.

Dia. 30: Biến thế
Khi Trắng chơi
để phát triển vùng trái, Trắng muốn tránh diễn tiến như Dia. 29. Vì thế, thay vì chơi 13
như vậy. Trắng sẽ mở rộng ở 1. Sau Đen 2. Trắng phải tạo sống với 3, 5. Bây giờ Đen có thể bẻ ở ‘a’ tiên thủ và
khoảng trống giữa 2 đám Đen ở biên phải khá lý tưởng.

15


Dia. 31: Cắt
Tuy nhiên, Đen không nên chơi ở 1 ngay tức thì ( thay vì chơi 12 như Dia. 29 ). Bởi vì sau nước cắt ở Trắng
2. Biến thế không tốt cho Đen. Trắng sống dễ dàng ở góc và bây giờ đơn giản là ngồi nhìn trận đấu phát triển
như thế nào.

Dia. 32: Tầm thường
Trắng 1 là một nước đi không tốt, Trắng nên chơi ở ‘a’.
Dia. 33: Vô lý
Đen có thể chơi 2 để đáp lại nước 1. Biến thế khá phức tạp.
Cho đến khi Đen kéo dài ở 22 thì tình thế đã hoàn toàn khó bảo vệ đối với Trắng.
Dia. 34: Không thỏa mãn
Chống lại nước nối chéo ở 1, Trắng cắt ở 2, biến thế cho đến 7 là tự nhiên. Nhưng Đen không thỏa mãn cho
lắm với kết quả này vì góc của Trắng khá lớn. Đen nên chơi 1 ở 4 mới là nước đi thích hợp.
Dia. 35: Điểm chủ chốt
Nước Trắng 1 bẻ không phải là tesuji. Đen đơn giản đánh trả lại bằng 2 và 4, bây giờ thì Đen
điểm chủ chốt ,vì thế kết quả không tốt cho Trắng. Do đó, Trắng 1 bắt buộc phải cắt ở điểm sao.

nằm ở

Dia. 36: Trao đổi
Mục đích hiển nhiên của Trắng 1 là để trao đổi. Sau nước khóa ở Đen 2, tình thế sẽ trở nên tốt hơn cho Đen
nếu xét cục bộ. Nhưng tùy vào thế cờ trên toàn bàn, khó có thể nói là ai đang chiếm phần hơn.
16


Dia. 37: Lối chơi lỏng lẻo
Nước chéo ở Đen 2 là cách chơi lỏng. Sau Trắng 3, Đen sẽ không hài lòng khi bắt buộc phải chơi ở 4. So
sánh với Dia. 36 rõ ràng là tệ hơn. Hơn nữa, nếu Đen đánh ‘a’, Trắng sẽ chơi ở ‘b’.

Dia. 38: Nước đáp trả thứ tám: Phản giáp công ( Niken Takahasami )
Cách đánh này có sự khác biệt rõ rệt so với cách thứ 7. Cho đến Đen 6, hình cờ giống nhau, nhưng sau khi
Trắng chơi tesuji ở 7. Đen nên đánh trả bằng nước kéo dài 8. Đen khóa ở 14, hình cờ đã ổn định và cả 2 nên
thoát tiên.
Dia. 39: Một biến thế
Nếu trắng kéo ra ở 1 , Đen lấy đất ở góc với 2, sau 3, 4, cả 2 bên thoát tiên.

Dia. 40: Không tốt
Như trước, Trắng 1 là một lối chơi tệ bởi vì sau 2 và 4, Trắng

trở nên vô dụng.

Dia. 41: Nước đáp trả thứ chín: Thoát tiên
Nếu trắng thoát tiên, Đen sẽ lập tức tấn công quân Trắng với 1. Nếu Trắng cũng có thể khóa ở ‘a’, thì hình cờ
này có tầm ảnh hưởng rất tốt.
17


Dia. 42: Tấn công chéo
Nước tấn công chéo ở Đen 1 cũng là một cách đánh khác. Nếu Trắng chơi ‘a’, Đen sẽ tấn công ở ‘b’ và rượt
đuổi đám Trắng ra vùng trung tâm. 2 cách chọn lựa ở Dia. 41 và 42 tất nhiên tùy thuộc vào cấu trúc của trận
đấu.
Reference Figure for Tenth Response: Kosumi
Để đáp lại nước chéo, ‘a’ là nước đi thông thường nhất, ngoài ra ‘b’, ‘c’, ‘d’ cũng có thể sử dụng. ‘e’ là một
cách đi mới do Go Seigen sáng tạo. Sẽ có một bài học kỹ càng hơn về biến thế này.
Dia. 1: Nước đáp trả thứ nhất: Kỵ mã
Sau Đen 3, hình cờ đã ổn định cho cả 2 bên. Đen 3 cũng có thể chơi ở ‘a’, nhưng ảnh hưởng hơi bị hạn chế,
sau ‘a’, Trắng có thể chơi ở ‘b’.
Dia. 2: Ít còn được sử dụng
Nước tấn công áp sát ở 2 là định thức cổ nhưng bây giờ thì không bao giờ được xài. Trắng đã ổn định,
nhưng Đen cũng đã tạo được hình cờ khá vững

18


Dia. 3: Điểm lớn
Trắng 1 trở thành một điểm rất lớn về sau, và như vậy thì Trắng 2 ở Dia. 1 là chọn lựa tốt hơn

Dia. 4: Bẻ ở góc
Tuy nhiên, nước móc của Trắng ở 1 không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng. Trắng 2 ở Dia. 2 rõ ràng là
có tác dụng lớn hơn.
Dia. 5: Đen tấn công
Đen 1 không phải là nước tấn công khẩn cấp. Thay vào đó, ‘a’ mới là nước nên dùng để tấn công. Vì vậy,
tóm lại, 3 Dia ở trên cho thấy rằng Định thức ở Dia. 2 đã bị bỏ quên.
Dia. 6: Cẩn trọng
Sau khi Trắng 3, Đen không được
bắt ngược ở 4. Bởi vì khi Trắng 5,
Đen 6 …

Dia. 7: Hình tốt
Sau khi nối ở 9, hình của trắng trở
nên rất mạnh và kết quả không tốt cho
Đen. Trắng đánh chéo ở
vì Trắng
muốn tránh định thức bắt ngược này.
Nó không được coi là một định thức
tốt, như đã trình bày bên cạnh

Dia. 8: Kẹp
Trước khi tự ổn định ở góc dưới,
Trắng có thể có cơ hội để kẹp ở 2.
Nước đi này xem ra có tầm ảnh
hưởng khá tốt nhưng Trắng sẽ bị tấn
công cả 2 phía sau Đen 3, 5, và 7.
Trắng 2 là nước mở mỏng vì nó
không có tác dụng nhiều bởi 2 quân
đen vây góc phía trên.
Dia. 9: Có thể chơi

Tuy nhiên, nếu Trắng
nằm ở
vị trí phía trên thay vì 2 quân Đen,
Trắng có thể đánh ở 2, Đen 3, Trắng
bảo vệ ở 4 và nhảy lên 6 sau Đen 5
tấn công.

19


Dia. 10: Nước đáp trả thứ hai: Kỵ mã lớn ( Ogeima )
Đen 1 Ogeima tùy vào cách chơi của từng người. Nước lót dưới ở 2 là vẫn là cách đánh thông thường nhất.
Trong tình huống góc dưới trái như vậy, nước kẹp ở 3 là điểm rất tốt.
Dia. 11: Điểm quan trọng
Nếu Đen có cơ hội để chơi 1, thì nước tấn công ở ‘a’ hứa hẹn một mảnh đất rất lớn cho đen

Dia. 12: Hình đẹp cho Đen
Nếu Trắng chơi 2, và 4, thì nước Ogeima ở 1 tạo với 3 quân góc hình đẹp. Vì vậy, Trắng cũng chỉ nên lót
dưới ở 6 thay cho 2
Dia. 13: Nhược điểm
Đen
có một nhược điểm là nước tấn công của Trắng tại 1, sau Đen 2, Trắng 3, Đen nên đơn giản là bỏ
lại quân góc aji.
Dia. 14: Nước đáp trả thứ ba: Mở 2 ( Niken Hiraki )
Nước mở 2 của Đen 1 với mục đích là hoàn tất biến thế ở góc chỉ với một nước đi. Trong trường hợp này,
Trắng cũng đánh 2. Tuy nhiên, khi Đen quyết định chỉ chơi 1 nước, nghĩa là Đen đã chấp nhận bị tấn công ở ‘a’.

20



Dia. 15: Kikashi
Không cần thiết phải chơi Đen 1, 3, 5 kikashi ngay lập tức. Nhưng nếu Trắng cảm thấy nó được việc thì cũng
có thể đánh như vậy.
Dia. 16: Nước đáp trả thứ tư: Áp sát chéo
Áp sát chéo như Đen 1 tùy thuộc vào từng trường hợp. Biến thế cho đến 7 cho Đen đất góc. Tuy nhiên, đó là
biến thế duy nhất của định thức này, hình cờ của Trắng an toàn. Hơn nữa, Đen
Trắng, Trắng nên nhanh chóng lên kế hoạch gặm nông góc trên.

hơi gần tường dày của

Dia. 17: Ví dụ từ một trận đấu
Để ví dụ cho định thức trên, chúng ta sẽ xem khai cuộc của một trận đấu giữa Sakata (Đen ) và Kitani (Trắng).
Trận đấu này không có komi, vì vậy Trắng thỏa mãn với việc chơi đơn giản như định thức này cho đên Đen 15,
lấy đất góc. Trắng lập tức kẹp ở 16. Với nước đi này, dường như là Trắng khá chú trọng đến biên phải. Đen 17
là nước đi tốt. Trắng có kế hoạch dẫn tới nước 22, Đen cần phải cẩn trọng. Đen 23 là một sai lầm nhỏ - đây là
nước đi mà Trắng chờ đợi khi chơi 22. Bây giờ Trắng nhảy lên với 24, và sau đó 26, không có cách nào đó Đen
ngăn chặn được việc Trắng chiếm đất bằng 30. Đây là kế hoạch của Trắng. Sau diễn biến này, Đen tần công ở
31 và Trắng kẹp 32.
Dia. 18: Đen nên đánh ở đâu
Thay vì Đen 23 như hình trên, Đen phải chặn ngay kế hoạch của Trắng bằng nước nhảy ở 1. Trắng bây giờ
đã bị cắt ra làm 2 đám và mặc cho Trắng 2 đánh bắt, hai đám của Trắng vẫn đang nằm trong tầm tấn công.

21


Reference Firuge for Fifth Response: Kado
Nước tấn công chéo ở Đen 1 mới được sáng tạo ở những thập kỷ gần đây. ‘a’ là nước đi tự nhiên nhất cho
Trắng, nhưng cũng là nước đi bất lợi nhất, ‘b’ và ‘c’ trở nên rất phức tạp.
Dia. 1: Ép
Nước ép ở 1 và 3 là thông thường, nhưng không tốt.Trắng đã không có đất mà ngược lại còn tạo điều kiện

cho Đen chạy một hàng dài trên đường 5 với 2 và 4. Trắng 5 chỉ khiến cho đen củng cố biên phải.
Dia. 2: Vẫn tệ
Sau Trắng
và Đen

, nếu Trắng cố gắng lấy góc với 3, 5, 7. Kết quả vẫn không tốt. Cuộc trao đổi giữa Trắng
theo bởi Đen 8 rất bất lợi cho Trắng.

Dia. 3: Tấn công chéo
Trắng 1 tấn công chéo là nước đi có lý. Trắng chặn ở 3, diễn biến đến 6 tạo cho Đen ngoại thế khá lớn,
nhưng Trắng có đất góc, trong khai cuộc này, Trắng sẽ chơi 7.

22


Dia. 4: Một biến thế khác
Đen bẻ đôi ở 4 là cách chơi mạo hiểm. Nếu Trắng ăn quân Đen với 5, 7. Mọi thứ sẽ trở nên tốt cho Đen với
nước mở rộng ở 12.
Dia. 5: Vấn đề cho Trắng
Sau khi Đen bẻ đôi ở 1, Nếu Trắng cố gắng bắt và kéo dài ở 2 và 4, Đen sẽ đánh 5, và không có điều gì là tệ
cho Đen. Mặt khác, Trắng có khá nhiều vấn đề cần xem xét.
Dia. 6: Bò dưới
Trắng 1 là nước cần chú ý khi Đen chơi bẻ đôi như Dia. 4. Đen gần như không thể chơi ở 2 bởi vì sau Trắng
3, vẫn còn nước cắt ở ‘a’. Vì vậy, thay vì chơi 2, có lẽ sẽ tốt hơn nếu đơn giản là khóa ở ‘b’.
Dia. 7: Tiếp cận
Theo phần lớn người chơi, nước áp sát ở 1 là bất lợi cho Trắng. Sau 3, Đen sẽ bắt ngược ở 4 và sau 6 …

Dia. 8: Bất lợi cho Trắng
Biến thế đến Đen 12 cho Đen thực lợi khá lớn. Tổng công có 3 cách để Trắng đối phó với Đen
cách tốt nhất là nước tấn công chéo như Dia. 3, những cách đi khác không đáng chú ý nhiều.


, nhưng

Dia. 9: Để Trắng ra ngoài
Nước tấn công chéo của Trắng 1 có nhiều biến thế. Nếu Đen để Trắng đi ra ngoài với 2 và 4, Trắng sẽ ổn định
với 5, 7 và 9 và diễn tiến kết thúc ở đây, bây giờ cả hai có thể thoát tiên.
23


Dia. 10: Một vị trí tốt
Về sau, Trắng 1 là một điểm khá lớn và Đen phải bảo vệ ở 2. Nếu Đen không chơi ở đây, Trắng sẽ lập tức
chiếm điểm 2, Đen khó chịu.
Dia. 11: Ngoại thế
Tuy nhiên, chơi ở 1 cũng là một cách tốt cho Đen, bởi vì sau khi đâm ra với 3, Đen dày.
Dia. 12: Bỏ qua nước cắt
Trước khi bảo vệ góc với 3, Trắng có thể chơi ở 1, đây là nước đi tốt cho Trắng khi Đen không thể mở rộng xa
hơn ‘a’. Tuy nhiên, khi Trắng chơi 1, nghĩa là Trắng đã quyết định bỏ qua nước cắt ở ‘b’.

Dia. 13: Ngoại thế
Với Đen 4, định thức dường như rất phức tạp, nhưng sau Trắng 5, nó sẽ trở nên đơn giản nếu Đen nối ở 6.
Và vì vậy, Trắng lấy đất, Đen 8 lấy thế.
Dia. 14: Phức tạp
Nhưng nếu Trắng 6 đáp lại nước bẻ ở 5, Trắng phải cắt ở 7- là một nước cắt tốt, và từ đó thế cờ trở nên rất
phức tạp.
Dia. 15: Giam
Đánh trả nước cắt ở 1, Đen không thể bỏ qua góc, vì thế Đen chơi 2 rồi tạo sống ở 4, 6. Sau Trắng 7, Đen sẽ
cố gắng khóa Trắng với 8.

24



Dia. 16: 50 – 50
Một cách đơn giản cho Trắng là lót phía dưới với 1. Nếu Đen ‘a’, trắng ‘b’ và trao đổi sau nước cắt ở ‘e’. Nếu
Đen đánh chéo ở ‘b’, Trắng sẽ chơi ‘a’, và sau khi Đen kéo dài ở ‘c’, Trắng ‘d’. Trắng cũng có thể đánh trả lại ‘a’
bằng ‘e’, Đen ‘b’, Trắng ‘f’, Đen ‘g’ và sau đó Trắng có thể dễ dàng tạo sống.
Dia. 17: Xoàng
Nếu Trắng cắt và ăn một quân Đen với 1 và 3, biến thế cho đến Đen 8 sẽ trở nên rất bất lợi cho Trắng. Kế
đến, Đen có một điểm tốt ở ‘a’ – không với mục đích giết trắng mà đơn giản là lấy đất tiên thủ. Bên cạnh đó,
Đen cũng có thể tấn công biên dưới.

Dia. 18: Tesuji
Trắng 1 là Tesuji, nhưng nước ép ở 2 cũng là một tesuji. Chuyện gì sẽ xảy ra ?
Dia. 19: Cân bằng
Sau 1, và 2, Nối ở 3 là cách tốt nhất cho Trắng. Sau Trắng 7, Đen khóa ở 8 và vì vậy Trắng phải tạo sống
bằng 9, 11. Biến thế sau Đen 12 là tự nhiên. Sau khi trắng bắt quân với 17, Trắng vẫn tiên thủ và phát triển
bằng nước 19 – một điểm chủ chốt. Kết quả cho đến bây giờ không tệ cho Trắng. Vẫn cân bằng.

25


×