Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN CHU văn AN LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.4 KB, 9 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
CHU VĂN AN LẠNG SƠN

ĐỀ THI HÙNG VƯƠNG LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN THI : SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Câu 1: Thành phần hóa học của tế bào (2,0 điểm)
a. Dựa vào cấu tạo hóa học và đặc tính của nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
- Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để trong ngăn mát tủ lạnh chứ không để trong
ngăn đá.
- Giọt nước thường có hình cầu.
b. Tại sao khi trời rét, người ta thường bón tro bếp để tránh cho cây chết rét?
Câu 2: Thành phần hóa học của tế bào (2,0 điểm)
a. Ngày hè nóng nực, mẹ pha cho bạn An một cốc nước sắn dây để uống cho mát, nhưng
An chê khó uống vì cốc nước toàn các hạt trắng lơ lửng. Mẹ An đành mang cốc nước sắn dây
đó đun lên, cho thêm một số nguyên liệu khác để thành một cốc chè sóng sánh, trong veo ngon
lành khiến An rất thích thú.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích sự thay đổi trạng thái của cốc nước sắn dây
nói trên.
b. Cho axit amin glycin có có công thức cấu tạo như hình vẽ. Hãy giải thích tại sao axit
amin này có tính “bảo thủ” cao nhất trong tiến hóa.
O
H2N

CH


C

OH

H

Câu 3: Cấu trúc tế bào và di truyền phân tử (2,0 điểm)
a. Plasmid là gì? Chức năng của plasmid?
b. Ý nghĩa của cấu trúc chuỗi xoắn kép trong phân tử ADN?
Câu 4: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2,0 điểm)
a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hoá và tăng tốc phản ứng bằng những cách nào?
b. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế một enzym “X”. Tuy nhiên,
khi thử nghiệm trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ không mong muốn vì nó
ức chế cả một số enzym khác.
* Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên.
* Hãy thử đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym X nhưng lại không gây tác
động phụ không mong muốn. Giải thích.
Câu 5: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2,0 điểm)
a. Chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác chuỗi truyền electron
trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
b. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp
ATP theo cơ chế hóa thẩm?
Câu 6: Sự truyền tin + phương án thực hành (2,0 điểm)
1. Truyền tin

1


a. Chất truyền tin thứ hai là gì? Mục đích của sự tạo thành chất truyền tin thứ hai trong cơ
chế truyền tin?

b. Hãy trình bày cơ chế cơ bản của hệ truyền tin mà dùng canxi như một chất truyền tin thứ hai?
2. Thực hành
Khi đã làm xong tiêu bản nhiễm sắc thể tạm thời hoặc đã có sẵn tiêu bản cố định nhiễm
sắc thể. Em hãy nêu các bước làm tiếp theo để có thể quan sát và đếm được số lượng nhiễm sắc
thể?
Câu 7: Phân bào (Lý thuyết + bài tập) (2,0 điểm)
1. Thế nào là vi ống thể động và vi ống không thể động? Các vi ống thể động hoạt như thế nào
trong hoạt động hướng cực của các NST? Chức năng của các vi ống không thể động là gì?
2. Ở một cơ thể đực của 1 loài gia súc, theo dõi sự phân chia của 2 nhóm tế bào: Nhóm 1 gồm
các tế bào sinh dưỡng, nhóm 2 gồm các tế bào sinh dục ở vùng chín của tuyến sinh dục. Tổng
số tế bào của 2 nhóm tế bào là 16. Các tế bào của nhóm 1 nguyên phân một số đợt bằng nhau,
các tế bào sinh dục thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Khi kết thúc toàn bộ các quá trình phân
bào thì tổng số tế bào con của 2 nhóm là 104 tế bào và môi trường nội bào cung cấp nguyên
liệu tương đương với 4560 nhiễm sắc thể đơn cho sự phân chia của 2 nhóm tế bào này.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể của loài?
b. Tổng số nhiễm sắc thể đơn của nhóm tế bào sinh dưỡng nói trên tại kì sau lần nguyên
phân cuối cùng là bao nhiêu?
Câu 8: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (2 điểm)
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh
màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
b. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau :
C12H22O11................> CH3CHOHCOOH.
(1)
CH3CH2OH + O2 .............> CH3COOH + H2O (2)
Theo em bạn đó viết đúng không ? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân
gây ra hiện tượng trên.
Câu 9: Sinh trưởng ở vi sinh vật ( 2,0 điểm)
Dùng vi xạ khuẩn, khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào ống
nghiệm chứa môi trường thạch đứng sẽ thấy hiện tượng gì ? Giải thích ?
Câu 10: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2,0 điểm)

a. Vì sao các bệnh do vi rút gây ra thường nguy hiểm?
b. So sánh phân tử MHC-I và MHC-II trong trình diện kháng nguyên?
---------------- Hết------------

2


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
CHU VĂN AN LẠNG SƠN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLIMPIC TRẠI HÈ
HÙNG VƯƠNG NĂM 2016
Môn: Sinh học - LỚP 10
(Hướng dẫn chấm gồm 07 trang)

Câu 1: Thành phần hóa học của tế bào (2,0 điểm)
a. Dựa vào cấu tạo hóa học và đặc tính của nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
- Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để trong ngăn mát tủ lạnh chứ không để trong
ngăn đá.
- Giọt nước thường có hình cầu.
b. Tại sao khi trời rét, người ta thường bón tro bếp để tránh cho cây chết rét?
Câu
Nội dung
Điểm
a. - Khi để trong ngăn đá, nước ở trạng thái đóng băng, toàn bộ các liên
kết hidro giữa các phân tử nước đều là nhiều nhất, khoảng cách giữa các
1
0.5
phân
tử

nước
lớn
nhất

thể
tích
tế
bào
tăng

phá
vỡ
cấu
trúc
tế
bào

(2,0
điểm) rau, củ, quả bị hỏng.
- Nước có tính phân cực  các phân tử nước hình thành liên kết
0.5
hidro với nhau tạo nên mạng lưới nước, các phân tử nước ở bề mặt tiếp
xúc với không khí hút nhau và bị các phân tử ở phía trong hút tạo nên lớp
màng phin mỏng, liên tục ở bề mặt nước nên giọt nước thường hình cầu.
b.
- Trời rét: độ nhớt của chất nguyên sinh tăng, khiến các hoạt động
0.5
sống trong tế bào không diễn ra được.
- Bón tro bếp (chứa K+): làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh
0.5

và tăng hấp thu nhiệt  tế bào hoạt động trở lại.
Câu 2: Thành phần hóa học của tế bào (2,0 điểm)
a. Ngày hè nóng nực, mẹ pha cho bạn An một cốc nước sắn dây để uống cho mát, nhưng
An chê khó uống vì cốc nước toàn các hạt trắng lơ lửng. Mẹ An đành mang cốc nước sắn dây
đó đun lên, cho thêm một số nguyên liệu khác để thành một cốc chè sóng sánh, trong veo ngon
lành khiến An rất thích thú.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích sự thay đổi trạng thái của cốc nước sắn dây
nói trên.
b. Cho axit amin glycin có có công thức cấu tạo như hình vẽ. Hãy giải thích tại sao axit
amin này có tính “bảo thủ” cao nhất trong tiến hóa.
O
H2N

CH

C

OH

H

Câu
2
(2,0
điểm)

Nội dung
a.
- Bột sắn dây có thành phần chủ yếu là tinh bột – không tan trong
nước, nên khi pha với nước sẽ tạo dạng huyền phù gồm nhiều nhiều hạt

tinh bột lơ lửng trong nước.
- Nước sắn dây khi được đun lên: Dưới tác dụng của nhiệt độ cao
làm biến tính tinh bột, gây ra hiện tượng hồ hóa tinh bột, khiến dung dịch

Điểm
0.5

3


biến đổi thành dạng gel (sóng sánh) và các phân tử tinh bột biến tính tan
hoàn toàn trong nước (trong veo).
b. Về axit amin Glycin
- Từ công thức cấu tạo của glycin nhận thấy gốc R là H. Gốc R qui định
tính đặc trưng của từng axit amin xác định.
- Gốc R của glycin chỉ là một nguyên tử H, nên xét về mặt hóa học rất
khó tham gia phản ứng để thay đổi tính chất của gốc R (axit amin glycin).
Do đó theo lý thuyết tiến hóa nó phải sinh ra trước và bảo thủ, sau đó mới
sinh ra các axit amin tiếp theo.
Câu 3: Cấu trúc tế bào và di truyền phân tử (2,0 điểm)
a. Plasmid là gì? Chức năng của plasmid?
b. Ý nghĩa của cấu trúc chuỗi xoắn kép trong phân tử ADN?
Câu
Nội dung
3
a. – Plasmid:
+ Plasmid là những phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, mạch kép nằm trong tế
(2,0
điểm) bào chất của vi khuẩn, có khả năng nhân đôi, sao mã, giải mã độc lập với
NST của vi khuẩn

+ Mỗi tế bào có từ một đến vài chục plasmid và là thành phần không bắt
buộc của tế bào nhân sơ
- Chức năng:
+ Mang những gen thiết yếu giúp vi khuẩn kháng lại các yếu tố bất lợi
của môi trường như kháng chất kháng sinh hoặc giúp vi khuẩn phân giải
hay đồng hóa một số chất tốt hơn.
+ Nhiều plasmid là các yếu tố giới tính tham gia hình thành cầu tiếp hợp
trong sinh sản của vi khuẩn
b. Phân tử ADN thường có cấu trúc chuỗi xoắn kép. Cấu trúc này là một
cấu trúc ổn định:
- Trong chuỗi xoắn kép, các đường pentose và các nhóm phosphate xoay
ra ngoài, hình thành liên kết hydro với nước đảm bảo tính ổn định cho
phân tử.
- Chuỗi xoắn kép cho phép các base purine và pyrimidine có cấu trúc
phẳng xếp chồng khít lên nhau bên trong phân tử ADN, hạn chế sự tiếp
xúc của chúng với nước. Nếu hai mạch đơn tách rời nhau, các base kị
nước sẽ phải tiếp xúc với nước, điều này sẽ đặt chúng vào một tình thế
bất lợi, không ổn định.
- Hai mạch đơn bắt cặp với nhau nhờ các liên kết bổ sung giữa một bên là
purine (A và G cùng kích thước lớn) và bên kia là pyrimidine (T và C
cùng kích thước bé hơn). Điều này đảm bảo cho hai mạch đơn luôn đi
song song.
- Mỗi phân tử ADN có một số lượng liên kết hydro rất lớn nên dù chuyển
động nhiệt có làm phá vỡ các liên kết nằm hai đầu phân tử thì hai mạch
đơn vẫn được gắn với nhau bởi các liên kết ở vùng giữa. Chỉ trong những
điều kiện rất khắc nghiệt, ví dụ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sinh lý nhiều
lần, thì mới có sự phá vỡ đồng thời quá nhiều liên kết hydro khiến phân
tử bị biến tính, không còn giữ được cấu hình ban đầu.

0.5


0.5
0.5

Điểm
0.25

0.25

0.25
0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

4


Câu 4: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2,0 điểm)
a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hoá và tăng tốc phản ứng bằng những cách nào?
b. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế một enzym “X”. Tuy nhiên,
khi thử nghiệm trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ không mong muốn vì nó
ức chế cả một số enzym khác.
* Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên.
* Hãy thử đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym X nhưng lại không gây tác

động phụ không mong muốn. Giải thích.
Câu
Nội dung
Điểm
4
a.
(2,0
- Tạo khuôn cho các cơ chất liên kết trên trung tâm hoạt động có thể tiếp
0,25
điểm) xúc với nhau theo hướng hợp lý để phản ứng giữa chúng có thể xảy ra.
- Kéo căng và bẻ cong các liên kết hoá học trong phân tử cơ chất làm
chúng dễ bị phá vỡ ngay ở nhiệt độ và áp suất bình thường.
0,25
- Do cấu trúc đặc thù của vùng trung tâm hoạt động đã tạo ra vi môi
trường có độ pH thấp hơn so với trong tế bào chất nên enzim dễ dàng
0,25
truyền H+ cho cơ chất.
- Các vị trí hoạt động trong trung tâm hoạt động của enzim trực tiếp tham
gia vào trong phản ứng hoá học bằng cách hình thành các liên kết cộng
hoá trị tạm thời với cơ chất. Cuối phản ứng các vị trí hoạt động này lại
0,25
được khôi phục như thời điểm trước phản ứng.
b.
- Cơ chế tác động: Thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều
loại enzym khác nhau, vì thế thay vì chỉ ức chế enzym X nó ức chế luôn
một số enzym quan trọng khác gây nên các tác động phụ không mong
0,5
muốn.
- Cải tiến thuốc: Để thuốc có thể ức chế riêng enzym X chúng ta nên sử
dụng chất ức chế không cạnh tranh đặc hiệu cho enzym X. Chất ức chế

không cạnh tranh sẽ liên kết dị lập thể (với vị trí khác không phải là trung
tâm hoạt động của enzym) nên không ảnh hưởng đến hoạt tính của các
0,5
enzym khác.
Câu 5: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2 điểm)
a. Chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác chuỗi truyền electron
trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
b. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp
ATP theo cơ chế hóa thẩm?
Câu
Nội dung
Điểm
Đặc điểm
Sinh vật nhân sơ
Sinh vật nhân thực
5
0.25
Vị trí chuỗi chuyền electron Nằm ở màng sinh chất Nằm ở màng trong ti
(2,0
thể
điểm)
Về chất mang (chất truyền Đa dạng hơn => thích Kém đa dạng hơn
điện tử)
nghi nhiều loại môi
trường hơn
Về chất nhận electron cuối Rất khác nhau: nitrat, Oxi
cùng
sunfat, oxi, fumarat,

0.25


5


CO2..
+

Không có oxi để nhận electron, Ion H không được bơm vào khoang ti
thể => hóa thẩm không xảy ra, photphoryl hóa dừng lại và không tổng
hợp được ATP

0.5
1.0

Câu 6: Sự truyền tin + phương án thực hành (2,0 điểm)
1. Truyền tin
a. Chất truyền tin thứ hai là gì? Mục đích của sự tạo thành chất truyền tin thứ hai trong
cơ chế truyền tin?
b. Hãy trình bày cơ chế cơ bản của hệ truyền tin mà dùng canxi như một chất truyền tin thứ hai?
2. Thực hành
Khi đã làm xong tiêu bản nhiễm sắc thể tạm thời hoặc đã có sẵn tiêu bản cố định nhiễm sắc
thể. Em hãy nêu các bước làm tiếp theo để có thể quan sát và đếm được số lượng nhiễm sắc thể?
Câu
Nội dung
Điểm
6
1. Truyền tin
(1,0
a.
điểm)

- Chất truyền tin thứ hai là các chất nội bào có chức năng chuyển thông
0,25
tin từ thụ quan đến tế bào đích.
- Mục đích của sự tạo thành chất truyền tin thứ hai là khuếch đại lượng
0,25
thông tin làm tăng các phản ứng chức năng lên nhiều lần.
b.
– Thụ quan tiếp nhận tín hiệu từ các tế bào khác hoạt hóa protein G
0,25
- Protein G hoạt hóa enzim photpholipaza C, enzim này xúc tác phản ứng
tổng hợp inositon triphotphat (IP3)
- IP3 đến lưới nội chất và liên kết với kênh Ca++ làm mở kênh và cho phép
0,25
Ca++ đi từ lưới nội chất và tế bào chất gây nên biến đổi trong tế bào.
2. Phương án thực hành
Các bước tiếp theo:
- Đặt tiêu bản lên kính hiển vi rồi nhìn từ ngoài (chưa qua thị kính) để
0,5
điều chỉnh cho mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.
- Quan sát toàn bộ tiêu bản từ đầu này đến đầu kia dưới vật kính 10X để
sơ bộ xác định vị trí của những tế bào có NST. Chỉnh vùng tế bào có NST
0,5
vào giữa trường kính để quan sát dưới vật kính 40X.
Câu 7: Phân bào (Lý thuyết + bài tập) (2 điểm)
1. Thế nào là vi ống thể động và vi ống không thể động? Các vi ống thể động hoạt như thế nào
trong hoạt động hướng cực của các NST? Chức năng của các vi ống không thể động là gì?
2. Ở một cơ thể đực của 1 loài gia súc, theo dõi sự phân chia của 2 nhóm tế bào: Nhóm 1 gồm
các tế bào sinh dưỡng, nhóm 2 gồm các tế bào sinh dục ở vùng chín của tuyến sinh dục. Tổng
số tế bào của 2 nhóm tế bào là 16. Các tế bào của nhóm 1 nguyên phân một số đợt bằng nhau,
các tế bào sinh dục thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Khi kết thúc toàn bộ các quá trình phân

bào thì tổng số tế bào con của 2 nhóm là 104 tế bào và môi trường nội bào cung cấp nguyên
liệu tương đương với 4560 nhiễm sắc thể đơn cho sự phân chia của 2 nhóm tế bào này.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể của loài?

6


b. Tổng số nhiễm sắc thể đơn của nhóm tế bào sinh dưỡng nói trên tại kì sau lần nguyên
phân cuối cùng là bao nhiêu?
Câu
Nội dung
Điểm
7
1.
0,25
(2,0 - vi ống thể động: là vi ống bám vào thể động.
điểm) - vi ống không thể động: vi ống không bám vào thể động.
Hoạt động của vi ống: có 2 cơ chế
0,25
+ Các protein động cơ đã cõng các NST bước đi dọc theo vi ống và các
đầu thể động của vi ống giải trùng hợp khi các protein đi qua.
+ Các NST bị guồng bởi các protein động cơ tại các cực của thoi và các vi
ống phân dã sau khi đi qua các protein động cơ.
- Chức năng của các vi ống không thể động:
0,5
+ Chịu trách nhiệm về sự dài ra của cả tế bào ở kì sau.
+ Cơ chế: các vi ống không thể động phát sinh từ các cực đối lập lồng vào
nhau trong kì giữa, kì sau các đoạn lồng vào nhau ngắn đi khi các protein
động cơ đẩy chúng ra xa nhau nhờ ATP  khi chúng đẩy nhau, các cực
của thoi cũng bị đẩy ra xa làm tế bào dài ra.

2.
a.Xác định bộ NST của loài:
- Gọi x là số tế bào sinh dưỡng ban đầu, y là số tế bào sinh dục ở vùng
chín, k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dưỡng( x,y,k nguyên
dương)
- Theo bài ra ta có:
x + y = 16 (1) -> y = 16 – x (1)
x.2k + 4y = 104 (2)
x.2n.( 2k - 1) + y.2n.( 21 - 1) = 4560 (3)
Thay (1) vào (2) ta có: x.2k + 4( 16 - x) = 104 -> x( 2k-2 - 1) = 10
+ Nếu x( 2k -2 - 1) = 10 = 5.2 -> x = 2 và (2k -2 - 1) = 5 (loại)
0,75
+ Nếu x( 2k -2 - 1) = 10.1 -> x = 10 và (2k -2 - 1) = 1-> k = 3 (nhận)
0,25
- Thay k = 3 vào (3) ta có: 2n = 60
b. Số NST đơn ở kì sau trong các tế bào con của nhóm tế bào sinh dưỡng
đang thực hiện lần nguyên phân thứ 3 là: 10.60.2.22 = 4800(NST)
Học sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa!
Câu 8: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (2 điểm)
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh
màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
b. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau :
C12H22O11................> CH3CHOHCOOH.
(1)
CH3CH2OH + O2 .............> CH3COOH + H2O (2)
Theo em bạn đó viết đúng không ? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân
gây ra hiện tượng trên.
Câu
Nội dung
Điểm

8
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi

7


(2,0
điểm)

khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
Điểm so sánh
Chất cho e
Sự thải oxi
Sắc tố
Hệ quang hóa

Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục. Tảo, vi khuẩn lam
H2A (A không phải oxi)
H2O
Không thải oxi
Có thải oxi
Khuẩn diệp lục
Diệp lục tố và sắc tố khác
Có hệ quang hóa I
Có hệ quang hóa I và II.

b. Bạn HS đã có sự nhầm lẫn
- Ở phản ứng (1) : quá trình lên men lactic ( lên men kị khí )do đó cơ
chất phải là đường đơn glucozo chứ không phải đường đôi saccarozo.
- Ở phản ứng (2) : quá trình oxy hóa, không thể coi là sự lên men kị khí

nên không phù hợp với đề bài.
Tác nhân :
- Phản ứng (1) : chất tạo thành là axit lactic do vây cần có tác nhân là vi
khuẩn lactic.
- Phản ứng (2) : chất tạo thành là axit axetic nên cần có vi khuẩn axetic.

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
0.25

Câu 9: Sinh trưởng ở vi sinh vật ( 2,0 điểm)
Dùng vi xạ khuẩn, khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào ống
nghiệm chứa môi trường thạch đứng sẽ thấy hiện tượng gì ? Giải thích ?
Câu
Nội dung
Điểm
9
- Ở ống nghiệm cấy xạ khuẩn : chúng chỉ mọc lớp trên vì xạ khuẩn là vi
0,5
sinh vật hiếu khí bắt buộc.
(2,0
điểm) - Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn tả : chúng mọc cách lớp bề mặt một chút vì
0,5
vi khuẩn tả là VSV vi hiếu khí.

0,5
- Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn lactic : chúng mọc suốt chiều sâu ống
nghiệm vì vi khuẩn lactic là VSV kị khí chịu oxi.
0,5
- Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn sinh metan : chúng chỉ mọc ở đáy ống
nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là VSV kị khí bắt buộc
Câu 10: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2,0 điểm)
a. Vì sao các bệnh do vi rút gây ra thường nguy hiểm?
b. So sánh phân tử MHC-I và MHC-II trong trình diện kháng nguyên?
Câu
Nội dung
10 (2,0 a. Bệnh do vi rút gây ra thường nguy hiểm vì:
điểm) - Vi rút kí sinh bên trong tế bào nên hệ thống miễn dịch của tế bào không
thể phát huy tác động. Muốn tiêu diệt vi rút phải phá hủy cả tế bào chủ.
- Khi xâm nhập được vào tế bào chủ, vi rút điều khiển toàn bộ hệ thống
sinh tổng hợp của tế bào chủ chuyển sang tổng hợp các thành phần của vi
rút làm rối loạn hoạt động sống của tế bào, có thể dẫn đến phá hủy tế bào.
- Vi rút có phương thức sinh sản đặc biệt nên nhân lên rất nhanh chóng và
lây lan nhanh.
- Vi rút rất dễ phát sinh biến dị (đặc biệt là các vi rút có ARN và các
Retrovirus) làm xuất hiện các chủng vi rút mới. Do đó việc sản xuất vắc

Điểm
0,25

0,25
0,25
0,25

8



xin thường theo sau sự xuất hiện các chủng vi rút mới.
b. So sánh phân tử MHC-I và MHC-II trong trình diện kháng nguyên?
- Cả hai phân tử này đều gắn với kháng nguyên phức hợp đưa ra bề mặt để
trình cho tế bào T.
- MHC-I gắn với kháng nguyên nội sinh tức là kháng nguyên tạo thành bên
trong tế bào để trình cho tế bào T8 (VD Tc) tham gia đáp ứng miễn dịch tế
bào.
- MHC-II gắn với kháng nguyên ngoại sinh tức là kháng nguyên được đưa
vào tế bào rồi trình cho tế bào TH (VD Tc) tham gia đáp ứng miễn dịch thể
dịch.

0,5
0,25

0,25

---- HẾT ---

9



×