Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 9 Tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.11 KB, 4 trang )

Câu 1:
Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta
chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn
nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta
thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào
quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta
khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của
người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi
chỉ buồn chứ không nỡ giận."
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Câu 2:Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.
Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề
trên.
Câu 3:
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật
Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương,
ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh
được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ
Nương?
Câu 4:
Kết thúc truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" Nguyễn Dữ viết :
" ...Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau đến năm
mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình
chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ dần rồi biến mất."
Nêu cảm nhận của em về cách kết thúc câu chuyện trên
Câu 5:


Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục
đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em
bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại
gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em
bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ.
Con chỉ để ông ấy khóc."
(Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)


Câu 6:
Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một
triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức
tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng
tỏ nhận định trên.
Câu 7 (4 điểm)
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng
như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.
Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng
bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây
là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong
xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được
xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này...
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông
Jordan. Nước sông Jorda chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng
cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ
Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jorda rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và

sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây
cối, muông thú và con người.
(Trích "Bài học làm người " - Nhà xuất bản giáo dục)
Qua câu chuyện Hai biển hồ trên, đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống.
Câu 8 :
Cảm nhận của em về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ "Đồng chí"
(Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật).
Câu 9 :
Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật ông Hai qua các đoạn trích sau:
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con
làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
... Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má."
(Trích "Làng", Kim Lân)
Câu 10 :
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm
hoa thật đẹp.
Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết không quá 02 trang giấy
thi).
Câu 11.


Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa
cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc
khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: "Cháu sống thật
hạnh phúc".
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong
tiếng hát. Họ đã"Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng".

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình,
âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền
đánh cá của Huy Cận, hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên?
Câu 13 :Nhận xét về truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có ý kiến
cho rằng:
"Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người
lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có
nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những
con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao
động tự giác, về con người và về nghệ thuật".
Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Câu 14:
Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được nhà thơ Nguyễn Du viết:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả Truyện
Kiều lại viết:
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Em hãy so sánh hai câu thơ trên và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo
trong những câu thơ đó.
Câu 15:
Trong câu chuyện "Lỗi lầm và sự biết ơn" (Ngữ văn 9 – Tập 1 – Trang 160) có
câu:
"Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có
thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người"
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên ? (Viết thành văn bản khoảng một trang

giấy thi).
Câu 16:


Cảm nhận của em về "Sự giao thoa giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm
hứng về lao động" trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (SGK Ngữ văn
9 , tập một).
Câu 14:
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện,
chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra
đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài
chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ
xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu
kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì
quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ
và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya
sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên
được bài học từ buổi tối hôm đó.
Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 18: Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ
là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn
học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Trích
Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó?
Câu 19:
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật
Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương,
ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh
được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ

Nương?
Câu 20. Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong bài Việt Bắc,
Tố Hữu đã viết:
"Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?"
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Những dòng thơ trên gợi cho em liên tưởng đến lời tâm sự của tác giả nào trong
một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1? Em hãy chỉ rõ
điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và tâm sự của nhà thơ đó. Hãy phân tích
niềm tâm sự sâu kín của tác giả trong bài thơ em đã tìm được.



×