Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TRONG “NHỮNG ĐỨA CON RẢI RÁC TRÊN ĐƯỜNG” CỦA HỒ ANH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.07 KB, 121 trang )

NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TRONG
“NHỮNG ĐỨA CON RẢI RÁC TRÊN ĐƯỜNG” CỦA HỒ ANH THÁI

1


A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau năm 1986, trong xu thế và không khí chung của thời kỳ đổi mới, toàn bộ nước
ta bước vào quá trình thay da đổi thịt trong mọi lĩnh vực. Tiểu thuyết đương đại Việt Nam lúc
này có sự lột xác mãnh liệt khi những giá trị truyền thống cũ đòi hỏi được làm mới. Các nhà
văn từ bỏ thói quen đối chiếu giữa cuộc sống thực bên ngoài với câu chuyện được kể lại mà
bắt đầu suy tư về chính cái hiện thực dù có hay không có thật trong cuộc sống mà nhà văn
muốn gửi gắm. Xã hội ngày càng phát triển với sự ra đời của khoa học công nghệ thông tin
kéo theo đó là hệ quả của việc văn học bị mất dần ưu thế trong cuộc sống con người. Trong
khi thơ ca không còn được ưu ái như trước thì văn xuôi ít nhiều vẫn còn sức hấp dẫn, đặc
biệt là tiểu thuyết.
Tiểu thuyết đương đại Việt nam đang ngày một thay đổi mình cùng sự vận động của
xã hội. Thực tế, từ sau năm 1975 tới nay qua những sáng tác của đội ngũ nhà văn đương đại
cho thấy tiểu thyết với lối viết đặc trưng mang tính truyền thống đã được cách tân một cách
mạnh mẽ trên tất cả bình diện: kết cấu, nhân vật, đề tài, nghệ thuật, quan điểm sáng tác…
Hồ Anh Thái là một cái tên tác giả nổi lên trong việc chuyển biến, cách tân của tiểu
thuyết đương đại. Những tác phẩm Hồ Anh Thái viết đã thể hiện rõ nét điều đó. Ông khởi
nghiệp văn chương khi mới mười tám tuổi. Giữa cái buổi nền văn học nước nhà vẫn chưa hết
say sưa ca ngợi những năm tháng chiến tranh thì Hồ Anh Thái xuất hiện như một cơn gió lạ
xua tan cái bầu không khí trầm lắng bấy lâu của nền văn học nước nhà. Bên cạnh những tập
truyện ngắn tạo ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, bằng sự tìm tòi, sáng tạo không mệt
mỏi vì nghệ thuật, Hồ Anh Thái đã cho ra đời nhiều tiểu thuyết mang đậm dấu ấn riêng. Đặc
biệt, tác phẩm những đứa con rải rác trên đường xuất bản tháng 7 năm 2014 với 428 trang,
do Nhà xuất bản trẻ phát hành đã tạo được ấn tượng mạnh trong lòng độc giả, thể hiện đúng
quan điểm sáng tác, quan điểm nghệ thuật của tác giả. Tuy có nhiều ý kiến tranh luận khác


nhau về cuốn tiểu thuyết này, nhưng chung quy lại, hầu hết độc giả cũng như những nhà phê
bình văn học đều nhận thấy một diện mạo mới, sự lạ hóa đối với thể loại văn học này trong
tác phẩm. Cái lạ hóa đó thể hiện trong việc tác giả đã thay đổi, cách tân lối tiểu thuyết truyền
thống trong truyện.
2


Chọn đề tài “những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết trong tác phẩm những đúa con rải
rác trên đường” của Hồ Anh Thái chúng tôi muốn thể hiện những nét mới của tác giả trong
tác phẩm trong việc đi tìm con đường mới cho nghệ thuật tiểu thuyết. Với cách thức tiếp cận
như vậy, đề tài đã cho thấy những nỗ lực đổi mới của nhà văn trong quá trình sáng tác, đồng
thời cũng đánh giá đúng vai trò, vị trí của Hồ Anh Thái trong diện mạo tiểu thuyết đương đại.
Đồng thời qua đề tài này chúng ta có một cái nhìn thực tế hơn về cái gọi là “tiểu thuyết hậu
hiện đại”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Hồ Anh Thái là nhà văn ngày càng có nhiều công chúng, các tác phẩm của ông ngày
càng gây được nhiều sự chú ý của dư luận và bạn đọc. Để có cơ sở cho một cái nhìn sâu sắc,
bao quát đối với nghệ thuật tiểu thuyết, vừa không dẫm dấu chân người đi trước, vừa đảm
bảo tính khách quan, khoa học luận văn xin lược khảo lịch sử những nghiên cứu, đánh giá về
những quan niệm sáng tác, phong cách nghệ thuật của Hồ Anh Thái.
2.1. Lịch sử nghiên cứu về Hồ Anh Thái nói chung
Trong văn học Việt Nam đương đại, Hồ Anh Thái là nhà văn có chỗ đứng khắ vững
chắc. Bước vào làng văn khá sớm (17 tuổi), Hồ Anh Thái cũng sớm để lại ấn tượng và gặt
hái được những thành công nhất định. Cho đến nay, ông được xem là một nhà văn chuyên
nghiệp có sức viết mạnh mẽ với thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc. Rất nhiều bài viết
đánh giá cao bút lực, tài năng cũng như thái độ lao động nghệ thuật của ông.
Trong các bài nghiên cứu: Nhà văn Hồ Anh Thái: một mình qua đường (Thiên Ý),
Đừng tò mò, tôi không phải là người các bạn nghĩ (Xuân Anh), Nhà văn Hồ Anh Thái: sáng
tạo bứt phá trên từng con chữ (Ngọc Anh), Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái (Ánh Chi),
Người còn đi dài với văn chương (Lê Minh Khuê), Người đi qua bóng mình, Lấy chữ mà

chơi (Lê Hồng Lâm)..... các Tác giả đã chỉ ra quan điểm sáng tác mới trong tiểu Thuyết Hồ
Anh Thái. Trong những bài nghiên cứu đó chúng ta cũng thấy được tác người viết đã nhìn
nhận Hồ Anh Thái như là một “hiện tượng văn chương”, vai trò, vị trí của anh trong tiểu
thuyết đương đại.
Diệu Hường trong bài Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái khẳng định: “Hồ Anh
Thái là một trong những nhà văn sung sức nhất và được đón đọc nhiều nhất ở Việt Nam hiện
nay. Ông viết văn như một thứ lao động nghiêm ngặt, ông chăm chút cho từng câu chữ với
3


tinh thần không chấp nhận cái gì sẵn có, không thụ động chờ đợi, cái mà rất nhiều nhà văn
khác vẫn quen gọi là cảm hứng” . Cùng quan điểm đó, tác giả Ngọc ánh trong bài viết Hồ
Anh Thái - Sáng tạo, bứt phá trên từng con chữ cũng cho rằng: “Văn chương với Hồ Anh
Thái là một nghiệp với đa tầng phong cách biểu hiện, với một tiềm năng đọc mới và thấu
suốt cuộc sống, con người, những gì mà với nhiều người khác đã trở nên cũ kỹ. Anh biết
vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện thực một cách
đơn giản để nhìn cuộc đời”.[…..]
Là người sớm phát hiện và quan tâm đến sáng tác của Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị
Minh Thái cũng cho rằng: “Quan niệm viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được kiến trúc trên
sự tự ý thức triết học về cái viết, diễn ra đồng thời với quá trình hành động nhằm đổi mới tư
duy và cách ứng xử ngày càng hiện đại hơn với tiếng Việt, trên một tảng nền đầy đặn về văn
hoá sống và văn hóa viết. Với Hồ Anh Thái, viết văn là một nghề hẳn hoi, chứ không phải là
thứ lao động tài tử, nghiệp dư, một cuộc ghé chơi tình cờ như khá nhiều người lầm lầm
tưởng”.[…..]
Nghiên cứu về phương diện nghệ thuật tác phẩm Hồ Anh Thái, Nguyễn Đăng Điệp
trong bài Hồ Anh Thái - Người mê chơi cấu trúc có nhiều khám phá mới mẻ và những nhận
định sắc sảo về cây bút này: “Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một thế giới vừa giống thực
bằng nhiều chi tiết ngỡ nhặt được từ đời sống ồn tạp vừa tạo nên một thế giới ngập đầy biểu
tượng. Thông điệp của nhà văn không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình huống, qua các biểu
tượng thấm đầy chất ảo”.[…..]

Một số nhà xuất bản và nhà phê bình nước ngoài cũng có những nhận xét, đánh giá
cao tác giả Hồ Anh Thái. Nhà thơ George Evans cho rằng: “Hồ Anh Thái là nhà văn dũng
cảm. Sự hài hước và ngọt ngào của tác phẩm, nghệ thuật tinh tế ở trong đó, biểu lộ sự thấu
hiểu và bày tỏ một cách sâu sắc những điều xảy ra khi thế giới thảm bại đi qua chiến tranh
và sự đổi thay văn hoá. Chút dí dỏm là nguồn ánh sáng hữu hiệu, nhưng tác phẩm của anh
không hề cầu kỳ hoặc chỉ đơn giản dừng lại ở văn phong, đó là sự tao nhã tràn ra từ cây
bút” [……. ].
Các bài viết trong và ngoài nước đã có được cái nhìn khái quát về hiện tượng văn học
Hồ Anh Thái, đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa gợi mở.
4


2.2. Lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Các sáng tác của Hồ Anh Thái luôn có sức thu hút lớn. Nhiều bài viết về tác phẩm của
ông được đăng tải trên các báo, báo điện tử, tạp chí chuyên ngành, một số công trình luận
văn… Ngoài ra, đằng sau mỗi cuốn tiểu thuyết có phần Dư luận, trong đó tập hợp các bài
viết đánh giá về tác phẩm.
Những bài nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Anh Thái như: Hồ Anh Thái- người lúc nào
cũng đang viết (Hoài Nam), Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái (Diệu Hường), Một
chiêm nghiệm “cõi người”(Trần Thị Hải Vân), Cái ác ở phía bất ngờ nhất (Ngô Thị Kim
Cúc), Cõi người rung chuông tận thế từ góc nhìn Phật giáo (Võ Anh Minh), Giọng tiểu
thuyết đa thanh (Nguyễn Thị Minh Thái), Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc (Nguyễn
Đăng Điệp), Đọc “Mười lẻ một đêm”: Ngả nghiêng trần thế (Sông Thương), Mười lẻ một
đêm, cái nhìn hắt sáng từ phía sau (Nguyễn Thị Minh Thái), Chất hài hước nghịch dị trong
Mười lẻ một đêm (Hoài Nam), Nỗ lực được đền đáp (Lê Thị Oanh), Những cách tân quan
niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (Bùi Thanh Truyền và Lê Biên
Thùy)…So với những tác giả viết về Hồ Anh Thái ở trên, những bài chuyên viết về tiểu
thuyết Hồ Anh Thái đã tập trung nghiên cứu những vấn đề như: quan điểm về con người, về
nghệ thuật, những yếu tố lạ hóa trong các tác phẩm...
Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Người và xe chạy dưới ánh trăng là

ba thành công đầu đáng kể của Hồ Anh Thái trên hành trình sáng tạo tiểu thuyết. Ba cuốn
tiểu thuyết chính là những góc hiện thực sinh động của xã hội Việt Nam thời kì hậu chiến
bộn bề, phức tạp.
Wayne Karlin trong lời giới thiệu cho bản in nhà xuất bản Washinhton cuốn tiểu
thuyết Người đàn bà trên đảo có khẳng định: “Tiểu thuyết mở ra một cách cửa vào một nền
văn hoá đang phải đấu tranh để định nghĩa mối quan hệ của mình với quá khứ và tương lai
của chính mình” [….. ].
Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra là tác phẩm lạ trên mặt bằng văn học đương
thời, thu hút được sự quan tâm của độc giả nước ngoài. Nhận diện chủ đề tư tưởng tác phẩm,
Jennifer Eagleton (ĐH Tổng hợp Trung Quốc) cho rằng: “Dường như cuốn tiểu thuyết bày tỏ
niềm khao khát được quay nhìn lại quá khứ, cái quá khứ đã được kí ức đóng khung và tôn
kính. Hiện thực chìm đi trong huyền thoại chiến tranh, được thế hệ hậu thuộc địa, hậu chiến
5


ghi nhớ vĩnh viễn ở mức độ cao hơn là những người thực sự nếm trải (…). Sự tái tạo huyền
thoại này đã thành công với sự giản dị, trong sáng của ngôn ngữ và cả yếu tố kì lạ” [ …….].
Tác giả Diệu Hường trong bài Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái cũng đồng
thuận: “Với tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã làm được một sự khác
trên mặt bằng văn học đương thời. Trước hết là một cốt truyện kì lạ, đầy chất huyễn tưởng,
một thứ của hiếm trong văn xuôi bấy giờ (…). Đưa nhân vật của mình trở lại với hai mươi
năm trước, Hồ Anh Thái đã làm một cuộc mổ xẻ quá khứ và góp lời giải cho những băn
khoăn trước tương lai của con người thời Đổi mới” .
Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế là sự nối tiếp thành công trên hành trình nỗ
lực tự làm mới mình của Hồ Anh Thái. Hàng loạt bài viết đánh giá cao nét mới mẻ cả về nội
dung và hình thức tác phẩm. Trong lời giới thiệu, nhà xuất bản Đà Nẵng đã khái quát nội
dung tác phẩm: “Với tác phẩm này, lại một vấn đề của con người - nhân loại được đề cập:
thiện - ác. Tác giả chọn cách đứng trên cỗ xe cái ác, gần gũi, tòng phạm, hóa thân của cái ác
… chỉ ra căn nguyên sâu xa hình thành cái ác (…). Có thể nói tác phẩm đã góp một tiếng nói
đầy tâm lí, trăn trở cùng ý nghĩa cảnh báo cần được nhìn nhận, mổ xẻ nghiêm túc” […..].

Nghiên cứu giọng điệu tác phẩm, Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: Cõi người rung
chuông tận thế là tiểu thuyết ngắn, cốt truyện khá giản dị, với điểm nhìn tiểu thuyết độc đáo,
giọng kể “đa thanh trên nền suy tưởng trữ tình” [ … ].
Trên lộ trình sáng tác từ 1995 đến nay, giọng điệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái có sự
chuyển hướng, nghiêng về màu sắc trào lộng, giễu cợt, mỉa mai. Tiểu thuyết Mười lẻ một
đêm là một thử nghiệm mới. Hầu hết các bài viết đều đánh giá cao tác phẩm ở chất hài hước,
nghịch dị, tiêu biểu có bài Hài hước và trữ tình (Lê Hồng Lâm), Chất hài hước nghịch dị
trong Mười lẻ một đêm (Hoài Nam). ở bài Mười lẻ một đêm - cái nhìn hắt sáng từ phía sau,
Nguyễn Thị Minh Thái đánh giá cao lối viết mới, giọng kể mang tính thông tấn, “góc nhìn ở
vị thế hắt sáng, từ phía sau, từ bản thể, giọng tiểu thuyết giễu nhại, thâm sâu” [….]. Đồng
thời tác giả bài viết cho thấy mặt hạn chế, cái giá của việc thử thách cách viết mới: “Người
đọc không dễ tính khó có thể tìm được sự thống nhất nội tại phải có giữa cái nhìn báo chí
bên ngoài và giọng kể bên trong của một tiểu thuyết chỉ thông qua một tình huống đó đã
được Hồ Anh Thái tìm thấy và biện hộ một cách thông minh” […..].
6


Đức Phật, nàng Savitri và tôi là tiểu thuyết mới nhất của Hồ Anh Thái với nhiều luồng
ý kiến đánh giá khác nhau. Hoài Nam trong bài Phật sử và hư cấu văn chương cho cái mới
của tác phẩm là “quan điểm cá nhân của tác giả về Đức Phật và từ đó, là cách tác giả xử lí
những tư liệu liên quan xa gần đến đức Phật” [….] và thành công của tiểu thuyết là ở khả
năng tưởng tượng, hư cấu văn chương, chủ yếu ở chương Savitri.
Trong bài Hồ Anh Thái có sợ “giải thiêng”, Phạm Xuân Thạch chỉ ra mặt ưu của tiểu
thuyết là lối kết cấu bộ ba với khả năng soi chiếu lẫn nhau của các nhân vật: Đức Phật, nàng
Savitri và tôi nhưng Hồ Anh Thái chưa đi đến tận cùng của ý tưởng khiến cho tác phẩm chỉ
mới dừng lại ở mức độ là mầm mống của một ý tưởng lớn.
Dù có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về các tác phẩm nhưng tiểu thuyết vẫn là địa hạt
thể hiện rõ năng lực sáng tạo của Hồ Anh Thái, khẳng định sức sáng tạo dồi dào, những bứt
phá, nỗ lực kiếm tìm làm mới đầy riết róng của ông trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
2.3. Về cách tân nghệ thuật trong tác phẩm “những đứa con rải rác trên đường”

của Hồ Anh Thái.
Đây là vấn đề còn mới, chưa được nghiên cứu. Là nhà văn bản lĩnh, không ngừng làm
mới mình trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.
Đáng chú ý là bài viết “những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu
thuyết Hồ Anh Thái. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những cái mới mẻ trong quan điểm nghệ
thuật trong các tác phẩm và nhận định “con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái phức tạp,
đa dạng, và đều là những lát cắt chân thực về cuộc sống đương đại với đầy đủ cung
bậc”[……]. Nhiều đề tài luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau trong
nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái như: “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái” của Nguyễn Thanh Tâm Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc
sĩ ngành: Văn học Việt Nam(2011), “Những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Bùi Thanh Truyền,Trường Đại học sư phạm Huế…
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về Hồ Anh Thái cũng như tiểu thuyết của ông. Các
công trình nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh nổi bật khác nhau trong sáng tác của
nhà văn này. Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề trên chúng ta có thể nhận thấy: chưa có
nhiều công trình nghiên cứu những cách tân nghệ thuật của Hồ Anh Thái, bao gồm cả tiểu
thuyết Những đứa con rải rác trên đường. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu những
7


cách tân nghệ thuật tiểu thuyết trong sáng tác Hồ Anh Thái nói chung và trong tiểu thuyết
những đứa con rải rác trên đường có thể xem là một hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa
khoa học và giá trị thực tiễn cao.
3. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường của Hồ Anh
Thái và phạm vi khoa học của đề tài là đặc điểm của sáng tác này nhìn từ phương diện nghệ
thuật.
Ngoài ra để có cái nhìn toàn diện và đa chiều luận văn còn tham khảo thêm các tiểu
thuyết khác của ông như: Người và xe chạy dưới ánh trăng (Nhà xuất bản Hội nhà văn,
1987), Người đàn bà trên đảo (Nhà xuất bản Phụ nữ, 1988), Cõi người rung chuông tận thế

(Nhà xuất bản Trẻ, 2013), Mười lẻ một đêm (Nhà xuất bản Trẻ, 2013), Đức Phật, nàng
Savitri và Tôi (Nhà xuất bản Thanh niên, 2009), SBC là săn bắt chuột (Nhà xuất bản Trẻ,
2011).
Chúng tôi cũng tham khảo một số tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài để so
sánh và đối chiếu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài luận văn đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thống kê, miêu tả: thống kê các tác phẩm của Hồ Anh Thái, cũng như
những tác phẩm của các tác giả khác trong văn xuôi Việt Nam sau 1975,các công trình
nghiên cứu đi trước và nhiêu đánh giá, nhận xét. Trên cơ sở đó để ta có một cái nhìn khách
quan, tổng thể hơn về vấn đề.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: cùng với việc thống kê cần phải có một óc phân
tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra những dẫn chứng để phân
tích, mổ xẻ vấn đề.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm phân biệt sự giống và khác nhau trong
phong cách sáng tác nói chung và những cách tân nghệ thuật của tác phẩm Nững đứa con rải
rác trên đường so với các tác phẩm khác của Hồ Anh Thái, đồng thời là với các nhà văn
khác.
8


4.4. Vận dụng lý thuyết thi pháp học: vận dụng các khái niệm,các phương pháp và các
tri thức trong thi pháp học để làm rõ hơn quan niệm nghệ thuật về nhân vật,ngôn ngữ... trong
các tác phẩm văn học. Đặc biệt là đối với tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường của
Hồ Anh Thái.
5. Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những nghiên cứu của những người đi trước. Luận văn
làm sáng tỏ hơn diện mạo tiểu thuyết đương đại nói chung và phong cách nghệ thuật tiểu
thuyết Hồ Anh Thái nói riêng.

Đặc biệt, đây là đề tài mới, luận văn đã mổ xẻ, đi sâu vào những cách tân nghệ thuật
trong tác phẩm “những đứa con rải rác trên đường” trên nhiều khía cạnh mà những tác giả
trước đây ít đề cập đến hoặc chưa đi sâu nghiên cứu.
Những nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở, nền tảng cho những tác giả nghiên cứu những
vấn đề khác của tiểu thuyết đương đại nói chung và phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ
Anh Thái nói riêng qua những tác phẩm khác.
6. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này được cấu trúc thành 3 chương:
-

Chương 1: Khái quát về tiểu thuyết và tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên

-

đường của Hồ Anh Thái
Chương 2: Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết trong “Những đứa con rải rác
trên đường” trên bình diện quan niệm về nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con

-

người, quan niệm về hiện thực
Chương 3: Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết trong “Những đứa con rải rác
trên đường” trên bình diện kết cấu, nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ.

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA CON RẢI RÁC
TRÊN ĐƯỜNG CỦA HỒ ANH THÁI
9



1.1.

Khái niệm và đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết
1.1.1.
Khái niệm
Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với
hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách của các thánh
nhân viết như Kinh Thư, Kinh Thi của Khổng Tử, đó là loại sách mang nặng tính triết học,
gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các hiền sư, sử
gia thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên. Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt,
đời thường. Những chuyện ấy cùng với cổ tích, ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu
thuyết phương Đông. Thuỷ Hử và Hồng Lâu Mộng là một trong những số đó.
Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật Bản, tiểu
thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm chí là "vi
hình tiểu thuyết" (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay "truyện trong lòng bàn tay" và tiểu
thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc
giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.
Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết có nguồn gốc từ tiếng Latinh, mang
nghĩa chuyện mới (novel).
Song song với tiến trình này, văn học hiện đại thế giới cũng cho thấy những nguyên lý
của tiểu thuyết chi phối hầu hết các tác phẩm tự sự khác nên sự phân biệt bản chất thể loại ở
các truyện cụ thể trở nên ngày càng khó khăn.
Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn phải đến những năm 30 của thế kỷ 20 văn
học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại.
Cùng phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những bước tiến
vượt bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác: những cây bút nổi tiếng của Tự
Lực văn đoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như Nhất Linh, Khái
Hưng, Thạch Lam; và những nhà văn hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng.

Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ các nhà tiểu
thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo (Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình
Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc). Ít nhiều tiểu thuyết Việt Nam có
thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết - sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung
10


lượng đồ sộ, mà một trong số đó là Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi. Sau 1986, lịch sử tiểu
thuyết Việt Nam sang trang mới với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo
Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương có nội dung sâu sắc hơn về
thân phận con người và hình thức có dấu hiệu hình văn chương hậu hiện đại.
Thế nào được gọi là tiểu thuyết? Định nghĩa tiểu thuyết là một việc rất khó. Ở phương
Tây, có người đã từng định nghĩa tiểu thuyết là “tác phẩm hư cấu có độ dài nhất định, dùng
hình thức văn xuôi để viết thành”. Banzac gọi tiểu thuyết là “lời nói hư cấu trang nghiêm”.
Warren, Wellek nói: “Văn học mang tính tưởng tượng thì gọi là tiểu thuyết (fiction), là hư
cấu”, “toàn bộ hiện thực mà tiểu thuyết thể hiện gọi là ảo giác của hiện thực” “các nhà tiểu
thuyết vĩ đại đều có một thế giới riêng của mình, mọi người có thể từ đó mà thấy được toàn
thế giới, thấy được sự trùng hợp với kinh nghiệm của mình”[….] Lapikefu, nhà văn Nga lưu
vong, trên cơ sở nhấn mạnh “không có một tác phẩm nghệ thuật nào không phải là một sáng
tác mới do trời đất độc lập sáng tạo ra” đã nói: “Trên thực tế, mọi tiểu thuyết hay đều là một
thần thoại tuyệt vời”[…..]. Nói cho cùng, tiểu thuyết là một loại tác phẩm tự sự hư cấu. Nó là
sáng tạo nghệ thuật của nhà tiểu thuyết. Đây là một loại sáng tạo nghệ thuật, một mặt muốn
trình bày một số tư liệu đời sống trong lịch sử, trong hiện thực và thừa số nào đó của tài liệu
ấy, mặt khác lại muốn khi sắp xếp lí tưởng xã hội, lí tưởng thẩm mĩ của bản thân, tiến hành
giải thích, gia công, tổ hợp, bổ khuyết, giả định, giả thiết, kéo dài, phát triển những tài liệu và
thừa số đó, vận dụng sức tưởng tượng nghệ thuật, năng lực kết cấu, dựa trên logic cuộc sống,
logic nghệ thuật để sáng tạo ra một loại cuộc sống mới, một thế giới mới. Thế giới này vượt
lên trên thế giới lịch sử và hiện thực, vừa có quan hệ với lịch sử và hiện thực, vừa không
giống thế giới của lịch sử và hiện thực[……]
Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự điển hình nhất. Tiểu thuyết truyền thống lấy nhân vật, tình

tiết, hoàn cảnh làm ba nhân tố không thể thiếu, đặc điểm của nó liên quan mật thiết với ba
yếu tố đó.
Như vậy: Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn
cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con
ngưởi biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo
những chủ đề xác định.
11


Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ
ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của
một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai
triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân
cách[……] Susanne K.Langer nói: “Tiểu thuyết là loại hình văn học phong phú nhất, đặc
điểm phồn tạp nhất, lưu hành rộng rãi nhất, nhưng nó lại là hiện tượng xuất hiện tương đối
muộn, hình thức nghệ thuật vẫn đang phát triển, kết cấu hoàn toàn mới và thủ pháp nghệ
thuật của nó khiến các nhà phê bình cảm thấy kinh ngạc”[…….].
Tiểu thuyết là thể loại năng động và nhanh nhạy bậc nhất, có khả năng thu phát mọi tín
hiệu của đời sống, của cái hiện tại chưa hoàn thành. Trong các tiểu thuyết đáng chú ý của
năm qua, những vấn đề của xã hội được đề cập đến từ các góc nhìn đa chiều. Những sự kiện
chính trị xã hội quốc tế và trong nước làm khơi dậy ý thức trách nhiệm với xã hội, đất nước,
và tiểu thuyết, với tư cách là một thể loại văn chương, có khả năng xuyên qua sự kiện bề mặt
để đi sâu vào thế giới tinh thần của mỗi cá nhân, soi chiếu hiện tại và quá khứ, lịch sử và số
phận con người. Tiểu thuyết không chỉ là kể lại một câu chuyện mà thông qua câu chuyện và
cách kể chuyện, mang lại cho người đọc cảm nhận về cuộc sống.
1.1.2. Đặc trưng

Cũng như các thể loại khác, tiểu thuyết cũng có những đặc trưng riêng của mình.Nói
đến tiểu thuyết chúng ta thường biết nó mang tính chất văn xuôi như là một đặc trưng tiêu
biểu nhất. Ngoài ra tiểu thuyết còn mang những đặc trưng khác như khả năng phản ánh toàn

vẹn hiện thực, nghệ thuật kể chuyện, Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ, nghệ thuật hư cấu
và bản chất tổng hợp.
Tính chất văn xuôi: Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn
xuôi, vì vậy, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất đó đã tạo nên
trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng
trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép
tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.
Nghệ thuật kể truyện: Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa,
tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác
phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại
12


đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều
thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về
phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng "tôi", cũng có thể
là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật. Hiện
nay, một trong những xu hướng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêm các điểm nhìn ở
tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng "tôi" được "san sẻ" cho
nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm.
Khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực: Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả
năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện
thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát
lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở
rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình.
Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép
mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự
kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám
phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
Hư cấu nghệ thuật: Hư cấu nghệ thuật cũng được coi là một đặc trưng của thể loại, là

một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Hư cấu cho
phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu, không hiện
thực như sử học, và những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời
như những tác phẩm thuộc thể ký. Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn
ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trước tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những
biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc,
tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc
lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn.
Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Các thể
loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng
của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái
lý tưởng. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện
thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ
13


khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên
cạnh cái hài v.v.
Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Nó có
thể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn
học khác như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống);
các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm
nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức màn
hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học,đạo đức
học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. v.v. Nhiều thiên tài nghệ
thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với tiểu
thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết anh hùng catrữ tình, Roman Roland với tiểu thuyết-giao hưởng v.v.
Quan niệm chung về “hình thức thể loại truyền thống” của tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại: Thông qua tiến trình phát triển với những khuynh hướng, những thành tựu đã được
khẳng định - định hình và đã có thể gọi là “giá trị cổ điển” của tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ

XX (đặc biệt với các đỉnh cao: tiểu thuyết hiện thực và lãng mạn 1930 - 1945, tiểu thuyết
cách mạng 1945 - 1985), chúng ta có thể đưa ra một số nhận định về quan niệm chung đối
với “hình thức thể loại truyền thống” của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Thứ nhất, về bản chất loại hình: tiểu thuyết là những tác phẩm được biết bằng văn xuôi
và mang “tính văn xuôi” rõ nét trong cả hình thức ngôn ngữ và nội dung biểu hiện, phản ánh
một cách đầy đủ và trung thực những trải nghiệm trong đời sống con người. Thứ hai, về
phương thức tự sự (cấp độ ngôn ngữ): cấu trúc tự sự của tiểu thuyết phải dựa trên sự hợp lý,
logic, liền mạch và hấp dẫn trong cốt truyện, kết cấu,…, cụ thể hơn là giữa các phân đoạn,
các bộ phận, các tình tiết trong đó. Nhìn chung, đó là “đòi hỏi” về một tổng thể nhất quán và
hoàn thiện trên phương diện hình thức tự sự nhằm tái hiện rõ nét nhất nội dung hiện thực của
tác phẩm. Thứ ba, về hình tượng nhân vật và không - thời gian (cấp độ hình tượng): sự tồn
tại của nhân vật và tính cách nhân vật, sự tồn tại của không - thời gian và tính chất không thời gian đều đòi hỏi phải có sự nhất quán, hợp lý và gắn liền với cốt truyện, với diễn trình
của tác phẩm. Những gì vượt ra ngoài khuôn hình và khả năng “có thể lý giải”, “có thể dung
nạp” của cốt truyện, của diễn trình tự sự đều có thể coi là lạc lõng, dư thừa. Nói một cách cụ
14


thể hơn, “nhân vật” hay “không - thời gian” bao giờ cũng chịu sự chi phối trọn vẹn, mạnh mẽ
bởi những dự liệu và ý tưởng của tác giả, của “đáng tối cao” đã được cụ thể hóa, mô hình
hóa trong cốt truyện, trong bố cục tác phẩm. Thứ tư, về vấn đề dung lượng và quy mô tác
phẩm: tất nhiên “độ dài một tác phẩm bao nhiêu thì được gọi là tiểu thuyết” ở đây chỉ mang
tính tương đối, song xét một cách toàn diện, theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết thường
có một dung lượng lớn (vài trăm trang trở lên) và đặc biệt có một quy mô đồ sộ, bề thế, là
những “đại tự sự” về xã hội, lịch sử và con người…
1.2.

Khái quát về tiểu thuyết Hồ Anh Thái
1.2.1. Quá trình sáng tác
Hồ Anh Thái quê gốc ở Nghệ An, sinh năm 1960. Học xong đại học, làm việc tại Hà
Nội, rồi trở thành nhà văn. Khi cuộc chiến tranh chống Mỹ lan ra miền Bắc, Hồ Anh Thái lên

5 tuổi, được gia đình đưa đi sơ tán ở nông thôn. Chiến tranh nhanh chóng mở rộng tới các
làng quê, nơi dự trữ rất nhiều sức người, sức của để cung cấp cho mặt trận. Vậy là, ngay từ
thơ ấu, hiểu biết về nông thôn của Hồ Anh Thái là thông qua những đợt đi sơ tán, đã chứng
kiến máy bay Mỹ dội bom xuống xóm làng, thấy lửa cháy và những cái chết. Những ấn
tượng đầu đời này rất sâu đối với một người sau này trở thành nhà văn. Cùng những ấn
tượng như vậy, theo thời gian, những câu chuyện kể, bao cuộc gặp gỡ những người từng ra
mặt trận, trực tiếp thấu hiểu những mất mát hy sinh của các gia đình họ hàng, thân quen, Hồ
Anh Thái nghĩ nhiều về cuộc chiến tranh khốc liệt. Nó đã khiến rất nhiều người bị thương
tổn, bị chết, bị mất tích; nhưng nó cũng đào luyện, thử thách tất cả những người Việt Nam.
Hồ Anh Thái có thói quen đọc rất nhiều ngay từ thời niên thiếu, nên anh sớm hiểu về cuộc
chiến tranh trên quê hương mình ở phương diện văn hóa - xã hội. Anh viết văn vào giai đoạn
mà hầu hết các nhà văn Việt Nam đang hăng hái viết về cuộc chiến tranh. Nhiều nhà văn trẻ
cùng lứa tuổi Hồ Anh Thái cũng rất hăng hái viết về cuộc chiến tranh, viết về chiến tích của
cha, anh. Đó là xu thế chung của nên văn chương hiện thực thô sơ ở nước ta nửa sau thế kỷ
XX.
Năm 1978, khi mới vào tuổi hai mươi, đang là sinh viên trường Đại học Ngoại giao,
Hồ Anh Thái đã là tác giả văn xuôi có truyện ngắn đăng đều trên báo Văn Nghệ, tạp chí Văn
nghệ Quân đội… Bút pháp mới mẻ Hồ Anh Thái có được hết sức tự nhiên, như do trong hồn,
trong máu anh, trong tư duy của anh nó đã vậy. Nó không như trường hợp những năm sau
15


này một số nhà văn săn tìm những hình thức tân kỳ để văn mình được “mới hơn”. Những
truyện ngắn ban đầu của Hồ Anh Thái, tiêu biểu là các truyện Chàng trai ở bến đợi xe, Nói
bằng lời của mình, Mảnh vỡ của đàn ông…đã được người đọc chú ý bởi bút pháp mới và bởi
sự sống trong truyện cũng thật tươi mới. Hồi đó, Hồ Anh Thái vóc dáng có phần gầy yếu so
với những thanh niên cùng tuổi, tính tình khiêm nhường, rất chịu nghĩ ngợi về chuyện đời,
và đọc rất nhiều, như một con mọt sách
Về làm việc ở Bộ Ngoại giao một thời gian ngắn, Hồ Anh Thái đi bộ đội. Cũng dịp
này, tập truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe được xuất bản. Trước khi hết thời gian làm

nghĩa vụ quân sự, Hồ Anh Thái đã viết xong cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, đề cập
những chấn thương về thể chất và tinh thần của những người phụ nữ đi qua cuộc chiến tranh,
trở thành quá lứa, lỡ thì. Sau chiến tranh, những nữ cựu chiến binh đó đến làm việc trong
một lâm trường trên đảo Cát Bạc. Đây là câu chuyện cuộc chiến đấu tiếp tục của họ, hoặc là
đau đớn chống lại những ham muốn nhục dục, hoặc là nhẫn nhục thèm khát có một chút con
làm nơi nương tựa cuối đời. Dù là nhà văn trẻ, chưa nhiều từng trải, nhưng Hồ Anh Thái đã
đặt vấn đề tình dục, về bản năng con người và nhu cầu làm tròn thiên chức người phụ nữ.
Đặc biệt, đề tài của tiểu thuyết thực sự táo bạo, là cái giá thật ghê gớm mà những nữ cựu
chiến binh phải trả trong cuộc chiến tranh! Còn tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, từ
cuộc sống hiện tại nhà văn nhận thức lại quá khứ, cuộc sống thời chiến, có cả cái tốt, cả cái
xấu. Xã hội con người muôn đời là như vậy. Qua tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, ta
thấy Hồ Anh Thái nhìn đời thật thoải mái mà dung thứ. Anh hiểu sâu sắc rằng, con người vốn
rất đa dạng về nhân cách, nên không kỳ vọng về con người, nhưng bao giờ anh cũng trân
trọng con người với tất cả sự phức tạp trong họ.
Năm 1986, Hồ Anh Thái lại xuất bản tiểu thuyết Vẫn chưa tới mùa đông. Và trong
năm này, anh cũng viết xong thiên tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng. Sức viết của
anh dồi dào, rất hiếm thấy trong các nhà văn thời ấy và cả hiện nay. Trong Người và xe chạy
dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái hai mươi sáu tuổi thể hiện một ý tưởng khá sâu sắc rằng, con
người ta đi vào đời với đôi bàn tay trắng, sạch sẽ và lương thiện. Nhưng rồi càng đi càng
phải giữ mình cho trong sạch, vậy mà đời cứ luôn muốn nhấn người ta vào sắc dục, vào
những chỗ không được lương thiện lắm. Cuộc sống xã hội ta thời gian đó với những xô dập
ghê gớm. Các nhân vật trong tiểu thuyết đều còn trẻ, Toàn, Hiệp, Trang, Minh… mỗi người
16


một thân phận, bị cuộc sống xô dạt về những nẻo khác nhau và họ phải vật lộn với số phận
trên con đường của cuộc đời mình. Với Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái đã
khẳng định được một vị trí trong văn chương Việt Nam hiện đại. Anh đã có ý thức trách
nhiệm của một nhà văn trước đời sống. Điều đó thể hiện qua cách tạo dựng những nhân vật
có cá tính đa dạng, có nhân cách phức tạp, nhất là nhân vật Toàn; thể hiện trong cách nêu vấn

đề khá nhân bản rằng, hết chiến tranh tưởng chừng con người không còn mất mát gì nữa, vậy
mà chúng ta lại phải chịu thêm nhiều mất mát khác, và cũng thể hiện qua ngôn ngữ nghệ
thuật trong sáng, đa cảm, có sức biểu đạt thật sống động của nhà văn.
Năm 1988, Hồ Anh Thái sang học tập và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại ấn Độ,
sống tại đất nước này sáu năm. Đây là một bước quan trọng trên đường đời nhà văn. ấn Độ là
xứ sở của những tư tưởng rất minh triết và cũng hết sức siêu hình, là quê hương của những
trí tuệ hiền minh bậc nhất nhân loại từ cổ đại đến cận, hiện đại, như Phật Thích Ca, M.
Gandhi, R. Tagore. Đây là cái nôi sinh ra nhiều truyền thuyết cùng những pho sử thi vĩ đại, là
quê hương của nền văn hóa Phật giáo với những bộ kinh điển vừa sâu sắc vừa huyền bí và
đầy mê hoặc. Hồ Anh Thái đến đây vào thời kỳ cao trào của cuộc hội nhập thế kỷ giữa nền
văn hóa Tây phương và nền văn hóa cổ truyền của xứ sở này. Anh ngưỡng mộ nền văn minh
ấn Độ vĩ đại. Nhưng anh cũng ngỡ ngàng trước những tấm sari và nhiều con người đói rách
trên đất nước này. Lập tức anh có một tình yêu lớn dành cho Ấn Độ với tất cả sự phức tạp có
trong nó. Bởi vậy, anh muốn khám phá nó. Hồ Anh Thái dành nhiều thời gian đi tới rất nhiều
vùng quê trên đất nước này, đến những đền chùa danh tiếng, rong ruổi khắp miền Bắc và
Trung ấn, những nơi thuộc Vương quốc Phật thời cổ đại. Đây là cuộc khám phá văn hóa ấn
Độ trong đời sống xứ sở này, khám phá kiến trúc của tôn giáo này cùng những kinh điển
Phật học… Anh trở thành nhà ấn Độ học khi tuổi đời còn rất trẻ. Vào tuổi 31, anh tốt nghiệp
Học viện Hindi, và nhận hàm Bí thư thứ ba Sứ quán Việt Nam tại ấn Độ. Trở thành nhà ấn
Độ học cũng chỉ để anh làm nhà văn tốt hơn. Nghiên cứu văn hóa ấn Độ, Hồ Anh Thái cũng
hiểu rằng, ấn Độ kiêu hãnh đã thấm mệt sau biết bao năm tìm kiếm những chân lý siêu hình,
và có lẽ do vậy, đã không quan tâm lắm đến những vấn đề về con người. Thêm nữa, trên
hàng ngàn dặm đường cát bụi mà Hồ Anh Thái từng đi qua, có biết bao mảnh đời người ấn
phiêu dạt… Với tình yêu lớn dành cho ấn Độ, anh viết, đầu tiên là những truyện ngắn. Và,
những truyện ngắn đó, còn một thời gian nữa mới thành sách in ở Việt Nam thì đã lần lượt
17


được bạn đọc ở nhiều nước rất hoan nghênh trên báo chí Anh ngữ tại ấn Độ, và qua bản dịch
ở Pháp, ở Mỹ. Đặc biệt tại ấn Độ, như K. Pandey, Tiến sĩ văn học người ấn đã coi đó là

“những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính cách ấn Độ”, khiến họ đã “nhìn
thấy đúng cái bóng đang quẩn dưới chân mình”.
Loạt truyện ngắn viết về Ấn Độ, sau này thành một tuyển tập xuất bản tại Việt Nam, đã
thực sự chiếm lĩnh tâm hồn bạn đọc trong nước, đó là tập Tiếng thở dài qua rừng kim tước.
Qua từng truyện, những chân dung Ấn Độ hiện lên đậm nét và có gì thật gần gũi với bạn đọc
Việt Nam. Có lẽ, Hồ Anh Thái là một tâm hồn Việt Nam, và có lẽ, ấn Độ cũng là một đất
nước nông nghiệp, như Việt Nam, đang cố gắng thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo. Đó là những
câu chuyện về vẻ đẹp như thực, như hư của ấn Độ cổ đang bị nắng mưa thời gian xói mòn.
Sức khái quát của những truyện ngắn đạt tới tầm cổ điển, mà ngôn ngữ mô tả thật hiện đại,
sau những khe chữ là nụ cười minh triết và sống động của thực tại. Mỗi tác phẩm viết về Ấn
Độ là một tình yêu của Hồ Anh Thái dành cho xứ sở này. Đến bây giờ, nhìn nhận hiện tượng
Hồ Anh Thái, chúng tôi cho rằng, duyên may đã đưa anh đến với Ấn Độ và Phật giáo. Và, cơ
duyên này khiến tài năng của anh đạt tới một tầm mức mới.
Bây giờ nhìn nhận hiện tượng Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy rất rõ, anh là nhà văn của
một thời đại văn chương mới, thời đại của các nhà văn, coi văn chương là mục đích của văn
hóa. Bằng sự hiểu biết có chiều sâu về lịch sử xã hội, anh viết về cuộc sống tươi nguyên
đang cuồn cuộn chảy trước mắt. Thấu hiểu văn chương truyền thống, nhưng anh không phụ
thuộc vào nó. Là nhà văn của thời đại văn chương mới không theo nghĩa Hồ Anh Thái được
viết trong thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta, mà đơn giản, anh là một tài năng mới
không giống các tài năng văn chương cũ. Năm 2001, nhà văn Lê Minh Khuê có nhận xét về
tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng mà Hồ Anh Thái viết từ năm 1986: “Có lẽ ngay
từ ngày ấy, tác giả này đã ý thức rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập được với dòng văn
học chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện thực giản đơn”. Chỉ
nhận xét qua một tác phẩm, mà thấy Hồ Anh Thái đã ý thức được về sự hòa nhập với dòng
chảy chung của thế giới! Những năm tiếp theo, với lao động sáng tạo liên tục và mang tính
chuyên nghiệp, anh đã thể hiện bản lĩnh của một nhà văn hàng đầu ở Việt Nam trong thời đại
văn chương nước ta hội nhập với văn chương thế giới. Có thể nói, Hồ Anh Thái là nhà văn
đã chuẩn bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá trị văn chương,
18



không chỉ văn chương nước ta, mà cả văn chương thế giới. Và càng dấn thêm trên con đường
văn chương, nhà văn càng thấy phải hiểu biết sâu hơn về văn hóa. Anh là nhà văn của cuộc
sống đang cuồn cuộn trước mắt. Anh khám phá những vỉa, những tầng trong nó và nêu lên
những vấn đề của nó. Lúc mới cầm bút viết văn Hồ Anh Thái đã vậy.
Mấy năm sau Ấn Độ, Hồ Anh Thái bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Văn hóa phương
Đông tại Mỹ, rồi về làm việc trong nước. Trước mắt anh lại là cuộc sống xô bồ, ngổn ngang
trăm mối. Xã hội ta bây giờ lắm loại người quá, nhiều kiểu sống quá. Những thanh niên mới
lớn thì tự do, buông tuồng, trong họ nảy sinh không ít thói dị bợm. Đời còn nhiều người
nghèo khó, nhưng cũng đã thấy lắm kẻ giàu phất lên. Những người bán báo rong len lỏi vào
các ngõ ngách chào mời đọc các vụ án… Năm 1996, Hồ Anh Thái viết tiểu thuyết Cõi người
rung chuông tận thế. Trong cõi đời, kẻ làm ác luôn có cơ hội để trở về lương thiện… Đây là
tiểu thuyết luận đề, nhưng hết sức dồi dào chi tiết sống, nên rất sinh động và cuốn hút người
đọc.
Đến tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, người đọc phải bật cười rất nhiều. Tên cuốn tiểu
thuyết khiến chúng tôi có nhớ tới tác phẩm vĩ đại Ngàn lẻ một đêm của người Ba Tư. Với trí
tưởng tượng vô cùng phóng túng, người Ba Tư xưa kể những câu chuyện nhiều khi bất chấp
logic, mà có sức cuốn hút không người đọc nào cưỡng lại được. Mười lẻ một đêm cũng có sự
phóng túng trong tưởng tượng của nhà văn, lại có lối bố cục liên tiếp mở ra những câu
chuyện, mở ra nhiều khung cảnh sống. Nhưng đây là cuộc sống Việt Nam hiện tại, chứ
không phải là thế giới cổ tích của Ba Tư xưa. Cũng khác với các nhân vật cổ tích, nhân vật
trong Mười lẻ một đêm là những mẫu người dị bợm và lố bịch trong cuộc sống nước ta
những năm đầu thế kỷ XXI. Bằng cách cười mà kể cho đời cười, thì nhẹ lòng hơn Riêng việc
chọn lối văn chương hoạt kê để viết về phần cuộc sống lố lăng trước mắt mình đã biểu hiện
phẩm chất dung thứ và minh triết trong văn chương Hồ Anh Thái. Anh hơn người ở chỗ đó!
Càng dấn thêm trên hành trình văn chương, Hồ Anh Thái càng hiểu sâu hơn về văn
hóa Việt Nam cũng như văn hóa nhân loại. Ngôn ngữ văn chương của anh có cả sự trong
sáng ngọt ngào và lối mô tả sắc nét; có khi câu văn thâm trầm, thương cảm sâu xa; có nhiều
hình ảnh tượng trưng, và siêu thực nữa; nhiều khi trào lộng chua cay, đôi khi hài hước mà khi
gấp sách lại thì thấy buồn thấm thía… Đó là văn hóa, đã nhuần nhuyễn trong tư duy và cảm

xúc của nhà văn. Trường hợp tiêu biểu về văn hóa đã trở thành một bộ phận của tài năng Hồ
19


Anh Thái, là thiên tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi (NXB Đà Nẵng, 2007). Đây là
một đề tài lớn cho văn chương nhiều dân tộc trên thế giới; và là vấn đề lớn của đời sống hôm
nay, sẽ nhìn nhận thế nào đây về lịch sử, về Đức Phật qua màn sương mù mịt của 26 thế kỷ?!
Từ đầu tác phẩm, nhà văn như đã cho người đọc có cảm giác cần phải tự tin để vượt qua cái
màn sương mù mịt ghê gớm vùng biên giới ấn Độ – Nepal, và vượt qua là sẽ có cơ hội nắm
bắt được lịch sử. Xuyên suốt thiên tiểu thuyết là cuộc đời 80 năm của Đức Phật. Sáng tạo
đầu tiên có tính chìa khóa để mở ra mọi vấn đề, là Hồ Anh Thái đã tạo được mối liên kết
giữa lịch sử và thực tại. Mảng truyện Ấn Độ của Hồ Anh Thái gây kinh ngạc vì sự hiểu biết
cặn kẽ, thấu đáo cuộc sống, tâm tình của người dân một đất nước có nhiều sắc tộc, nhiều tôn
giáo, nhiều huyền thoại huyền tích, nhưng mạnh mẽ, sâu xa hơn là cái cách nhà văn biết nhìn
ra những vấn đề chung của cõi người và con người trong những sự khác biệt, độc đáo. Vốn
văn hóa từ cả tri thức sách vở và kinh nghiệm thực tế hoà quyện nhau trên từng trang viết đã
đem lại cho các tác phẩm của Hồ Anh Thái giai đoạn Ấn Độ một sức cuốn hút lạ lùng. Đọc
chúng, người đọc được nhập mình vào một không gian lịch sử văn hóa xa lạ nhưng tò mò và
quyến rũ thôi thúc phải khám phá, tìm hiểu.
Tiểu thuyết Dấu về gió xóa (2013) đáng được chú ý về cách viết và nội dung. Bối
cảnh của cuốn truyện là đảo Xanh, một đảo quốc ngoài khơi Ấn Độ Dương, nơi nghe đồn
đoán có một nhà tù bí mật giam giữ nhiều nhân vật quan trọng nổi tiếng của thế giới mất tích
lâu nay, do đó đây là chốn gặp gỡ va chạm của nhiều loại người đến từ khắp nơi trên hành
tinh.
Hồ Anh Thái là một nhà văn chuyên nghiệp bậc nhất Việt Nam hiện nay. Chuyên
nghiệp từ quan niệm văn chương đến cách thực hành văn chương. Chuyên nghiệp từ việc
viết đến việc đọc. Chuyên nghiệp trong ứng xử với thị trường và độc giả. Tóm lại, chuyên
nghiệp như một người viết. Anh viết thường xuyên, liên tục, cứ hết sách này lại đến sách
khác. Anh viết về nhiều đề tài, nhiều vấn đề, nhiều nhân vật. Anh thay đổi, biến hóa cách
viết, biết tôn trọng độc giả và cũng biết giễu cợt độc giả. Văn anh được tìm đọc, tìm mua,

được bàn luận khen chê, và anh có lượng độc giả trung thành khá đông đảo của mình ở cả
trong và ngoài nước. Cuốn sách mới nhất của anh là tiểu đứa con rải rác trên đường (Nhà
xuất bảnTrẻ, 2014) đang gây dư luận. Tác phẩm được kết cấu là một truyện dài bằng ba
truyện vừa, thực chất đó là ba phần của một chỉnh thể được liên kết bằng nhân vật anh lái xe
20


trong chiến tranh với các quan hệ mở ra nhiều mối nhiều chiều với quyền lực, đàn bà, gia
đình, con cái. Cuốn tiểu thuyết là một bức tranh xã hội Việt Nam mấy chục năm qua chiến
tranh, hòa bình, thị trường. Cuối sách tác giả còn ghi lại cả gia hệ của mười mấy người con
khiến người đọc tưởng đây là chuyện thật của một gia đình. Hồ Anh Thái là nhà văn nhanh
chóng thấu hiểu bản chất sự sống đang diễn ra trước mắt, điều đó khiến anh viết được rất
nhiều. Bút lực của anh luôn dồi dào. Nhà văn Ma Văn Kháng như thốt lên khi nhận xét về
Hồ Anh Thái: “Thành ra những truyện ngắn trong Tự sự 265 ngày, tiểu thuyết Cõi người
rung chuông tận thế vừa có tính đại chúng, gần gũi vừa uyên bác trí tuệ. Dễ mấy ai đã làm
được điều này!”[…..]. Hồ Anh Thái không chỉ viết văn chương luận đề, một loại văn hiếm
hoi của nền văn chương nước ta. Anh còn tỏ ra có tài trong văn chương hoạt kê, là thứ còn
hiếm hơn. Các tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và diễn là thứ
văn chương trào lộng thật sâu. Những thói quen thời bao cấp kéo dài cùng thói học đòi thời
mở cửa, đâu có thiếu gì trong cuộc sống hôm nay. Nhà văn nắm bắt rất nhanh, và bằng văn
chương, anh điểm đúng huyệt nó.
Như vậy: Hồ Anh Thái là một nhà văn luôn miệt mài lao động nghệ thuật. Viết văn là
một phần không thể thiếu trong cuộc đời tác giả. Thực tế, Những tác phẩm ra đời gần như
lien tục, xuyên suốt trong suốt quãng đường hoạt động nghệ thuật của ông đã minh chứng
điều đó. Đó là những đóng góp to lớn của Hồ Anh Thái đối với nền văn học đặc biệt ở thể
loại tiểu thuyết. Qua những tác phẩm đó chúng ta thấy tác giả đã thổi một ngọn gió mới vào
tiểu thuyết đương đại trên tất cả bình diện. Thấy được Quan niệm sáng tác, quan điểm nghệ
thuật “lạ hóa” của Hồ Anh Thái.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật.


Với Hồ Anh Thái “nghề văn là một nghề cao quý, nhưng không thể nói là cao quý
hơn những nghề khác”. Tử tế trong quan niệm của Hồ Anh Thái chính là lương tâm trách
nhiệm của người cầm bút, Hồ Anh Thái luôn trăn trở về điều này trong mỗi sáng tác của
mình. Hồ Anh Thái không “đặt văn chương vào tháp ngà mà để nó chung sống với những
vấn đề nhạy cảm của xã hội”, tác phẩm văn học phải phản ánh được sự phức tạp của “cõi
người”, cõi đời chứ “không thể viết văn mà lời lẽ kềnh càng, rườm rà hoặc cố tỏ ra đao to
búa lớn để thu hút sự chú ý của mọi người” bởi đó chỉ là hình thức lao động nghệ thuật “lên
gân”, cố hét thật to để người ta biết đến mình. Chính vì vậy nhà văn không cho phép mình
21


cẩu thả trong khi cầm bút, mỗi con chữ nhà văn viết ra đều là những con chữ sáng tạo, nhà
văn tâm niệm người viết phải là người “phu chữ”. Ý thức sâu sắc về tác hại của việc “hiểu
nhầm phong cách qua một cái vỏ ngoài bất biến và ngoan cố” Hồ Anh Thái đã khẳng định:
“một nhà văn thực sự có phong cách là có nhiều phong cách và cần thay đổi phong cách của
mình cho phù hợp với từng đề tài và từng tác phẩm”. Mỗi tác phẩm của Hồ Anh Thái là một
cuộc phiêu lưu trải nghiệm mới đầy thú vị. Hồ Anh Thái cũng quan niệm “hiện thực là những
gì ta nghe ta thấy, ta trải nghiệm là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm thấy nữa. Những gì
tồn tại ở thế giới bên ngoài đều có thể tìm thấy ở thế giới bên trong mỗi con người, ở trong
tâm và trí của họ. Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện thực, không ai dám nói đã đào sâu
thấu hiểu cái thế giới ấy”. Với ông “tái hiện đời sống con người mà chỉ dùng mỗi công cụ
hiện thực là không đủ, như thế là tự làm nghèo trang viết của mình”. Bởi Hồ Anh Thái cho
rằng “tiểu thuyết là một giấc mơ dài, gấp sách lại người ta vừa mừng rơn vừa thoát khỏi cơn
ác mộng, lại vừa nuối tiếc vì phải chia tay với những điều mà đời thực không có”. Những
giấc mơ đó còn thật hơn cả cuộc đời, khiến người đọc đứng giữa mơ và thực. Những quan
niệm khác nhau về nghệ thuật của Hồ Anh Thái được thể hiện bằng tác phẩm cụ thể, chính
những quan niệm đó là cơ sở để hình thành phong cách sáng tác độc đáo của nhà văn.
Ý thức về sự đổi mới quan niệm nghệ thuật của chính mình Hồ Anh Thái miệt mài
trên từng con chữ, không ngừng sáng tạo tìm tòi, luôn có ý thức làm mới tư tưởng của mình,
Hồ Anh Thái luôn đặt mục tiêu mỗi con chữ viết ra là những con “chữ sáng tạo”, người cầm

bút đích thực phải là người “tử tế”, mỗi tác phẩm phải chứa những điều mới lạ và khác
thường Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, ý thức về quan niệm sáng tác của Hồ Anh Thái được
lộ rõ nét dần lên bằng những cuộc tìm kiếm mới cho cả nội dung và hình thức biểu hiện của
tác phẩm. Tạo cho mình một lối đi riêng không giống ai, Hồ Anh Thái có cái nhìn về cuộc
đời, về con người về cuộc chiến của dân tộc bằng cái nhìn sâu sắc. Nhà văn bóc trần tất cả
những nhơ nhớp của cuộc đời lên từng trang viết của mình. Con người với tất cả sự lố bịch,
quái gỡ kệch cỡm được nhà văn tô vẻ một cách chân thực sống động. Ngôn ngữ văn chương
của Hồ Anh Thái cũng đầy tính sáng tạo. Khắt khe trong mỗi con chữ viết ra, dù ở truyện
ngắn hay tiểu thuyết, Hồ Anh Thái đều tạo ra được những vẻ đẹp riêng, mang phong thái
riêng. Coi sáng tác văn chương như làm một diễn viên nên hệ thống nhân vật trong sáng tác
của ông hết sức phong phú và đa dạng, nhà văn cũng không ngại đụng chạm đến những vấn
22


đề nhạy cảm trong xã hội. Rõ ràng, Hồ Anh Thái luôn ý thức được sự vận động và phát triển
trong quan niệm sáng tác của mình để mỗi sáng tác là một cuộc tìm kiếm mới. Ý thức về sự
đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Hồ Anh Thái giúp ông tiếp cận và chiếm lĩnh thế
giới rộng hơn, sâu hơn, khiến cho những sáng tác của ông ngày càng độc đáo. Với một quan
niệm mới mẻ về phong cách sáng tác, Hồ Anh Thái đã âm thầm sống, âm thầm viết và để
chứng minh mình không nói suông. Hằng năm, ông đều cho ra đời những tác phẩm mới cả
nội dung lẫn hình thức. Những dấu ấn riêng của ông trong từng thể loại chính là minh chứng
của sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Hồ Anh Thái. Sự vận động trong quan niệm
nghệ thuật của Hồ Anh Thái chính là cơ sở quan trọng để nhà văn đạt được những thành quả
sáng tạo đáng trân trọng
Hồ Anh từng quan niệm tiểu thuyết như một giấc mơ dài. "Tiểu thuyết như là một giấc
mơ ẩn chứa những điều không có thực ở ngoài xã hội. Thực chất tiểu thuyết là một câu
chuyện bịa đặt nhưng nó còn thật hơn cả sự thực"[18] Với khát vọng kể những câu chuyện
thực hơn cả sự thực ấy, Hồ Anh Thái đã miệt mài trên những trang giấy để viết lên những câu
chuyện của riêng mình về cuộc sống: Phía sau cổng trời, Cõi người rung chuông tận thế …
và gần đây là Mười lẻ một đêm, những đứa con rải rác trên đường - một tác phẩm gây xôn

xao văn giới. Đó là một câu chuyện rộng lớn về cuộc sống thể hiện một cái nhìn bao quát,
khả năng phản ánh và phân tích những tồn tại trong xã hội, một tài bút hài hước kiểu mới của
tác giả. Tác phẩm một lần nữa khẳng định vị trí của Hồ Anh Thái, thể hiện những bước tiến
dài của ông trong nghệ thuật tiểu thuyết.
1.3. Tiểu thuyết đương đại và vị trí của tiểu thuyết Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết
đương đại
1.3.1. Diện mạo tiểu thuyết đương đại
Nhìn vào tiến trình của văn xuôi Việt Nam hiện đại, chúng ta có thể nhận thấy tính
phong phú, phức tạp của thi pháp tự sự trong tất cả các thể loại của nó: vừa như là định
hình vừa như là luôn vận động biến đổi. Đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, với sự luân chuyển
của các ngôi kể cùng sự đan xen của các điểm nhìn; với sự phong phú, đa dạng các giọng
điệu trần thuật cùng sự pha trộn, chuyển đổi bất ngờ các loại lời người trần thuật...đã tạo
nên sự mới mẻ về cấu trúc thể loại của tiểu thuyết. Nhìn khái quát, những chuyển động
phong phú và đa dạng đó không đơn thuần là vấn đề nghệ thuật viết tiểu thuyết mà nó liên
23


quan chặt chẽ đến những nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật và thế giới nhân vật của
tác phẩm.
Khái niệm “Văn xuôi Việt Nam hiện đại” ở đây được hiểu là văn xuôi Việt Nam từ
đầu Thế Kỷ XX với khởi đầu Tiểu thuyết là Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách cho đến
nay (2015). Với thời gian là 90 năm - gần một thế kỷ (1925-2015), văn xuôi Việt Nam hiện
đại đã trải qua những chặng đường đầy biến động và đó là một đề tài rất lý thú đối với công
việc nghiên cứu, phê bình văn học bởi có không ít những vấn đề chưa được “làm rõ”! Bài
viết này giới hạn sự quan sát chỉ ở các thể loại tiểu thuyết (và chủ yếu ở đề tài đương đại) từ
1975 đến nay (1975-2015), tức 40 năm, tuy chỉ là một chặng đường ngắn nhưng có những
biến động rất lớn. Trong thời gian 40 năm ấy, có thể chia nhỏ thành hai chặng: từ 1975 đến
1990, và từ 1990 đến 2015. Chặng 1 gắn liền với hai sự kiện lịch sử lớn từ bên trong: đất
nước Thống nhất (1975) và sự nghiệp “Đổi mới” (1986). Chặng 2 bị tác động bởi hai sự kiện
lịch sử lớn từ bên ngoài: sự tan vỡ của hệ thống XHCN và Việt Nam “Mở cửa” hội nhập thế

giới. Nếu như ở chặng 1 là sự vận động tự thân bằng nội lực, thì ở chặng 2, yếu tố “ngoại lai”
là nhân tố quyết định. Vấn đề “phân kỳ lịch sử văn học” này hẳn là sẽ chưa thể thống nhất
bởi khoảng hai chục năm trở lại đây nhiều người dùng thuật ngữ “Hậu hiện đại” để nói về
văn học Việt Nam đương đại. Có người còn “thận trọng” ở mức độ mới chỉ là “dấu ấn”, “cảm
quan” hậu hiện đại…Nhưng cũng có người khẳng định ở Việt Nam đã có “Chủ nghĩa hậu
hiện đại” hoặc “Thi pháp hậu hiện đại”. Đây là một vấn đề lý luận phức tạp, hi vọng bài viết
sẽ làm thỏa mãn phần nào đòi hỏi của bạn đọc với ý tưởng khái quát rằng: Tiểu thuyết hiện
đại ở giai đoạn 1975-2015 có những chuyển động đa dạng và phức tạp trên nhiều bình diện
chủ chốt, thậm chí cả về phương pháp sáng tác (quan điểm mỹ học và nguyên tắc điển hình
hóa). Do số lượng tác giả và tác phẩm khá lớn cho nên bài viết không thể “điểm danh” đủ
mặt, đủ số mà chỉ ưu tiên chú ý đến những tác giả, tác phẩm có sự Đổi mới đích thực, có sự
tác động mạnh đến tiến trình của tiểu thuyết hiện đại từ 1975 đến nay (2015).
Tiểu thuyết từ sau 1975 cho đến đầu năm 1980, tuy có một số biến đổi như mở rộng
đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề hơn… nhưng về cơ bản vẫn gần với đặc điểm của văn xuôi
giai đoạn trước năm 1975. Nghĩa là ở những sáng tác này, cảm hứng sử thi vẫn giữ một vai
trò quan trọng trong tư duy nghệ thuật. Đây là giai đoạn “bản lề” của sự chuyển động văn
học cho nên người ta cũng chưa đòi hỏi những tác phẩm phải có những đột phá lớn. Tuy
24


nhiên, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã báo hiệu một tư duy nghệ thuật mới đang
vận động…Đến những năm 1980 và 1990, văn xuôi mới thật sự có những bước chuyển lớn,
nhất là từ sau cao trào “Đổi mới” (1986). Trước hết là sự tự đổi mới của các nhà văn lão
thành. Trong tác phẩm của Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng,
Xuân Thiều, Nguyễn Trọng Oánh, Lệ Lựu, Nguyễn Minh Châu… đã có những đổi mới. Sự
đổi mới không chỉ ở phạm vi đề tài, vấn đề mà còn là ở tư duy nghệ thuật, cảm hứng, cách
viết… Lê Lựu có Thời xa vắng, Ma Văn Kháng cóMùa lá rụng trong vườn, Đám cưới
không có giấy giá thú... Trong “cao trào Đổi mới” được chính thức phát động từ
năm 1986, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Nguyễn Minh Châu là một tên tuổi lớn đã
mang đến sự đổi mới rất sớm trong những tác phẩm đầy suy tư của mình. Bên cạnh sự làm

mới mình của các nhà văn lão thành, là sự xuất hiện của nhiều cây bút mới đã làm thay đổi
hẳn diện mạo của tiểu thuyết đương đại. Các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập,
Tạ Duy Anh, Triệu Xuân, v.v… đã đem đến cho văn xuôi những sắc thái mới mẻ. Đọc những
tác giả này, người ta có thể phê phán, trao đổi lại nhiều vấn đề, nhưng không thể phủ nhận
những gì mà họ đã đem đến trong văn xuôi giai đoạn này là rất mới. Trên đà đổi mới đó,
sang đầu những năm 2000, văn xuôi đương đại lại có những chuyển động mới ngoạn mục
với những gương mặt đa dạng và độc đáo làm chấn động văn đàn: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn
Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Danh Lam,Hồ Anh Thái v.v… Dù chưa thật toàn
mỹ, nhưng phải ghi nhận những chuyển động của văn xuôi ở đầu Thế kỷ 21 đã thực sự
trưởng thành và hứa hẹn những thành tựu lớn…
Sau khi đã nhìn khái quát tình hình tiểu thuyết sau 1975 đến nay, có thể nêu lên một
số đặc điểm để thấy rõ hơn bước phát triển của tiểu thuyết giai đoạn này. Cần khẳng định
tiểu thuyết từ sau 1975 đến nay đã có những phát triển mạnh mẽ và phát triển này không chỉ
ở chỗ đội ngũ các nhà văn ngày càng đông đảo, ngày càng nhiều tác phẩm mới ra đời, mà cái
quan trọng hơn, sự phát triển của tiểu thuyết được ghi nhận ở việc đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới hệ đề tài và phương thức thể
hiện… Trước hết có thể thấy rất rõ bước phát triển của tiểu thuyết trên bình diện tư duy
nghệ thuật. Văn xuôi Việt nam hiện đại từ sau 1975 đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư
duy tiểu thuyết. Sự phân biệt giữa tư duy tiểu thuyết và tư duy sử thi về đặc trưng thể loại
không nhằm phân biệt thang bậc giá trị. Có những đề tài, vấn đề có khi tiếp cận bằng tư duy
25


×