Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ung thu dai cuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.4 KB, 10 trang )

GIÁO TRÌNH

ƯNG THU ĐẠI CƯƠNG


NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH UNG THƯ
Mục tiêu học tập:
1. Mô tả được bản chất của bệnh ung thư.
2. Phân biệt được sự khác nhau của các loại ung thư.
I. BẢN CHẤT CỦA BỆNH UNG THƯ:
Ung thư là một bệnh được loài người nói đến rất sớm nhưng cho đến nay ung thư vẫn là một vấn
đề thời sự bởi vì người ta cũng chưa biết một cách đầy đủ về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh cũng chưa
biết định nghĩa chính xác thế nào là một bệnh ung thư. Tuy nhiên có một số nét cơ bản sau đây đã được
biết một cách tương đối đầy đủ.
Ung thư là gì:
- Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng
sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.
Đa số người bệnh ung thư đều hình thành các khối u. U ác tính hoàn toàn khác với khối u lành
tính.
+ U lành tính: chỉ phát triển tại chổ thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh nên ranh giới rõ, mật
độ thường mềm hoặc chắc, không xâm lấn, không di căn, khi bóc đi sẽ khỏi bệnh.
+ U ác tính: thường phát triển nhanh, u thường không có ranh giới rõ, xâm lấn ra xung quanh và
thường di căn xa theo đường bạch mạch và đường máu.
Đa số các bệnh ung thư thường có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển lâu dài
qua nhiều giai đoạn trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em tiến triển nhanh do đột biến gien từ lúc bào thai.
Theo UICC (Tổ chức chống ung thư quốc tế) thì tỷ lệ ung thư trẻ em là 1/600.
Theo thống kê ung thư Hà Nội (1988-1990) thì các ung thư sau đây thường gặp ở trẻ em:
+ Ung thư hạch bạch huyết: 35,5%
+ Ung thư hệ thần kinh trung ương: 11%
+ Ung thư xương, ung thư mô mềm: 11,4%
+ U lymphô ác: 10%


+ Ung thư hốc mắt: 8,5%
Các ung thư người lớn đều qua giai đoạn tiềm tàng có khi hàng chục năm, đặc biệt là ung thư
tuyến giáp, ung thư cổ tử cung, ung thư da...
Khi khối u lớn phát triển nhanh mới có các triệu chứng lâm sàng. Đau thường là triệu chứng của
bệnh ung thư ở giai đoạn cuối.
II. SỰ KHÁC NHAU CỦA CÁC LOẠI UNG THƯ:
Ung thư có thể phát sinh và phát triển ở tất cả các cơ quan và bộ phận trên cơ thể. Có những ung
thư xuất phát từ các tổ chức nông của cơ thể nên dễ phát hiện sớm ngược lại có những ung thư xuất phát
ở các tổ chức sâu nên rất khó phát hiện.
Cho đến nay người ta đã biết được trên 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể. Các loại ung thư này có
những điểm giống nhau về cơ bản nhưng cũng có những đặc điểm khác nhau.
1. Khác nhau và nguyên nhân
Về nguyên nhân gây ung thư, các tác giả chia ra làm 2 nhóm chính: tác nhân bên trong (chủ yếu do
yếu tố di truyền và nội tiết) và tác nhân bên ngoài.
Qua các nghiên cứu dịch tể học của R. Doll và Petro 80% các nhân sinh ung thư là bắt nguồn từ môi
trường sống (tác nhân bên ngoài) trong đó hai tác nhân chính là: 35% do chế độ ăn uống gây nhiều loại
ung thư đường tiêu hóa và khoảng 30% ung thư do thuốc lá là nguyên nhân của 90% ung thư phổi và là
thủ phạm chính gây ung thư đường hô hấp trên, ung thư vùng đầu cổ...


Một số tác nhân thường gặp khác:
+ Tia phóng xạ: thường gây ung thư máu, ung thư tuyến giáp.
+ Tác nhân virút: cũng được nói đến nhiều trong các nguyên nhân gây ung thư. Có 4 loại virút
được nhắc đến:
1. Virus Epstein-Barr: gây ung thư vòm họng, U lymphô ác tính.
2. Virus viêm gan B (HBV) là tác nhân gây ung thư gan nguyên phát.
3. Virus gây u nhú (HPV) gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, ung thư dương vật.
4. Virus gây bệnh bạch cầu dòng lympho T ở người (HTLV)
2. Khác nhau về tiến triển
Ung thư thường xuất phát từ hai loại tổ chức chính của cơ thể:

+ Ung thư biểu mô (carcinoma) chiếm hơn 90% các ung thư trong cơ thể.
+ Ung thư tổ chức liên kết (sarcoma).
Thực tế, từ thời Hypocrates đã mô tả 2 loại ung thư này. Loại sùi ra ngoài nhiều và xâm lấn ra xung quanh
như càng cua là ung thư thuộc loại carcinoma và một loại phát triển vào sâu là sarcoma.
Ung thư thường tiến triển khác nhau trong từng loại, trong mỗi cá thể khác nhau xu hướng tiến triển cũng
rất khác nhau:
+ Có loại ung thư tiến triển nhanh: ung thư máu, hạch, ung thư hắc tố, các ung thư liên kết...
+ Có nhiều loại ung thư tiến triển chậm: ung thư da tế bào đáy, ung thư giáp trạng, ung thư cổ tử
cung...
Con đường di căn chủ yếu cũng khác nhau:
+ Ung thư biểu mô thường di căn sớm tới các hạch khu vực.
+ Ung thư liên kết (xương, phần mềm) thường di căn sớm theo đường máu tới các tạng ở xa như
gan, phổi, xương...
Thông thường ung thư càng ở giai đoạn muộn, càng hay có di căn ra hạch khu vực và di căn xa nhưng đôi
khi có di căn rất sớm, thậm chí từ lúc chưa phát hiện thấy u nguyên phát.
Tốc độ phát triển của ung thư cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn.
+ Giai đoạn sớm (insitu, giai đoạn I) ung thư tiến triển chậm.
+ Giai đoạn muộn (giai đoạn 3,4) ung thư tiến triển nhanh.
+ Ung thư ở người càng trẻ tiến triển càng nhanh.
3. Khác nhau về phương pháp điều trị
Trong y văn có nói đến một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1/10.000) ung thư tự khỏi. Người ta cho rằng các
cá thể này có hệ thống miễn dịch tự điều chỉnh, tiêu diệt được các tế bào ung thư.
Còn lại nếu ung thư không được điều trị thì chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong.
Càng điều trị ung thư ở giai đoạn sớm, bệnh nhân càng có nhiều cơ may khỏi ung thư.
Ở những giai đoạn muộn, việc điều trị nhằm kéo dài cuộc sống hoặc cải thiện chất lượng sống cho bệnh
nhân ở giai đoạn cuối.
Cho đến nay, việc điều trị ung thư dựa vào 5 phương pháp chính:
- Phẫu thuật.
- Tia xạ.
- Hóa chất.

- Nội tiết.
- Miễn dịch.
Tuy nhiên áp dụng phương pháp nào để điều trị có hiệu quả còn tuỳ thuộc vào giai đoạn, vào sức chịu
đựng của cơ thể, vào khả năng của cơ sở điều trị và một phần vào kinh nghiệm của thầy thuốc chuyên
khoa.
4. Khác nhau về tiên lượng bệnh
Tiên lượng ung thư phụ thuộc rất nhiều yếu tố trên từng bệnh nhân. Những yếu tố chính là:


- Giai đoạn ung thư: càng sớm tiên lượng càng tốt và ngược lại.
- Loại ung thư: ung thư ở bề mặt có tiên lượng tốt hơn vì dễ phát hiện, dễ điều trị.
- Tính chất ác tính của tế bào ung thư: độ ác tính càng cao tiên lượng càng xấu.
- Thể trạng của bệnh nhân ung thư: ở người già ung thư thường tiến triển chậm hơn nhưng
do sức chịu đựng kém nên khó thực hiện được phác đồ điều trị một cách triệt để nên càng già yếu tiên
lượng càng xấu.

III. CÓ THỂ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC NHIỀU LOẠI UNG THƯ
Do biết được nguyên nhân gây ung thư chủ yếu do môi trường ngoài (80%) nên có thể chủ động
phòng ngừa được bằng các biện pháp tích cực như:
- Ngăn chặn các tác nhân tác động từ bên ngoài
- Ngừng hút thuốc lá.
- Chế độ dinh dưỡng vệ sinh an toàn hợp lý.
- Chống lạm dụng các hóa chất công nghiệp, ô nhiểm môi trường, phòng các bệnh nghề
nghiệp.
- Một số ung thư có liên quan đến virút, co thể phòng ngừa bằng tiêm vaccine đặc biệt là
vaccine phòng viêm gan B.
- Tích cực điều trị các tổn thương tiền ung thư.
- Sàng lọc phát hiện sớm để điều trị ở giai đoạn sớm các ung thư như ung thư vú, cổ tử
cung, khoang miệng, đại trực tràng.
IV. CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH UNG THƯ Ở GIAI ĐOẠN SỚM

Do không nắm được bệnh lý của ung thư nên trong nhân dân trước đây và hiện nay đang có một số
quan niệm sai lầm: bệnh ung thư là vô phương cứu chữa, không được dùng dao kéo để điều trị. Quan niệm
này cũng bắt nguồn từ một thực tế khách quan là từ trước đến nay phần lớn bệnh nhân đến khám và điều
trị ở giai đoạn muộn nên không có chỉ định phẫu thuật triệt để hoặc phẫu thuật sai kỹ thuật.
Trên thực tế ở các nước có nền y học tiên tiến, phần lớn bệnh nhân đến khám và điều trị ở các giai đoạn
sớm nên 50% bệnh nhân được chữa khỏi bệnh.
Hy vọng trong tương lai không xa với sự hiểu biết của người dân được nâng cao, với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật sẽ có 3/4 bệnh nhân ung thư được chữa khỏi.

Tài liệu tham khảo:
1. Alani R.M and Munger. Human Papilloma Viruses and Associated Malignancies. J clin Oncol
1998; 16: 330-337.
2. Chambers AF, Hill RP. Tumor Progression and Metastasis in: The Basic Scinece of Oncology
rd
3 editon. The MacGrawHill. 1998; chaper 10, 219-239
3. Đại học Y Hà Nội, Bài giảng ung thư học, nhà xuất bản Y học 1999, trang 7-13.
4. Lê Đình Roanh, Bệnh học các khối u, nhà xuất bản Y học, trang 5-9.
5. Nguyễn Chấn Hùng và CS. Diễn biến tự nhiên của bệnh ung thư. Trong: Ung thư học lâm sàng,
tập I, tái bản lần thứ nhất, Trường Đại học Y Dược Tp HCM 1986, 79-112.
6. UICC, Ung thư học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học 1995, trang 22-44.


DỊCH TỂ HỌC MÔ TẢ CÁC BỆNH UNG THƯ
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được các khái niệm thường dùng trong dịch tể học mô tả
2. Mô tả được xu hướng của bệnh theo thời gian và theo không gian.
3. Kể được các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến sự dao động của tỉ lệ mới mắc.
I. ĐẠI CƯƠNG
Ung thư ở người gồm khoảng 200 loại bệnh, nguyên nhân của các ung thư cũng khác nhau và do
đó mỗi quần thể có nguy cơ khác nhau đối với mỗi loại ung thư và phụ thuộc vào những đặc điểm địa lý,

văn hóa và các thói quen của quần thể đó.
Dịch tể học (DTH) là môn học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với các bệnh cùng
với những yếu tố quy định sự phân bố đó.
Dịch tể học gồm 2 bộ phận chủ yếu là DTH mô tả và DTH phân tích.
DTH mô tả: Mô tả bệnh trạng với sự phân bố tần số của chúng với các góc độ chủ thể con
người, không gian và thời gian trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể với các yếu tố nội
sinh, ngoại sinh nhằm bộ lộ ra những yếu tố căn nguyên của bệnh trạng trong quần thể để có phác thảo,
hình thành những giả thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh.
DTH phân tích: Có nhiệm vụ phân tích, kiểm định những giả thuyết hình thành từ DTH mô
tả để từ đó có những kết luận rõ ràng về nguyên nhân.
II. NHỮNG KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG DỊCH TỂ HỌC MÔ TẢ
1. Tỉ lệ mới mắc
Được tính bằng số trường hợp mới mắc trong quần thể trên 100.000 dân tính trong một năm. Đây
là chỉ số tốt nhất của tần suất mắc bệnh ung thư.
Người ta ước lượng tổng số ca ung thư mới mắc trên thế giới như sau:
Năm 1980:
6,4 triệu.
Năm 1985:
7,6 triệu
Năm 2000:
10 triệu
Tỉ lệ mới mắc thường được dùng để cung cấp những dữ liệu về sự xuất hiện ung thư trong quần thể
dân cư theo nhóm tuổi, giới tính, chủng tộc...người ta có thể tính tỉ lệ mới mắc cho toàn bộ dân cư hoặc
từng bộ phận của quần thể dân cư với những đặc trưng phân bố khác nhau.
Ung thư phổi, dạ dày, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và gan là 5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam
giới. Ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, dạ dày là những ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, 52% số
ca nói trên xảy ra ở các nước đang phát triển.
Thống kê ung thư trên thế giới và Hà Nội hằng năm có sự giống nhau và khác nhau như sau:
- Giống nhau về tỉ lệ các ung thư ở các vị trí: phổi, dạ dày, vú, trực tràng, thân tử cung.
- Nhiều hơn thế giới: các ung thư gan, họng miệng, vòm, u lympho ác, bệnh bạch cầu.

- Ít hơn: các ung thư tiền liệt tuyến.
2. Tỉ lệ tử vong
Được tính bằng số ca tử vong trên 100.000 dân mỗi năm.
Tỉ lệ này cũng được phản ánh cho toàn bộ dân cư hay cho từng giới tính, nhóm tuổi…
Tình hình tử vong do ung thư:
Các nhà DTH đã ghi nhận năm 2000, trên thế giới có 6,2 triệu ca tử vong do ung thư, là
nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở các nước phát triển sau bệnh tim mạch và đứng thứ ở các nước đang
phát triển sau bệnh nhiễm trùng và bệnh tim mạch.
Tỉ lệ tử vong do ung thư ngày càng cao phụ thuộc vào hai nguyên nhân chính:
- Yếu tố nhân chủng học:tuổi thọ của con người ngày càng tăng mà số ung thư hay


gặp ở những người có tuổi.
- Khả năng về chẩn đoán tiến bộ hơn nhờ đó mà nhiều loại ung thư được chẩn đoán
trước lúc chết.
Tuy nhiên, ở nhiều nước, các thống kê chính thức chưa công bố mọi loại tử vong.
Ở các nước phá triển, tỉ lệ tử vong do ung thư ở nam cao hơn nữ giới do phân bố giải phẩu
của ung thư hai giới:
- Nam giới thường mắ các loại ung thư khó chữa khỏi cao hơn ( ung thư phổi, dạ
dày, thực quản, tiền liệt tuyến ).
- Nữ giới thường mắc các loại ung thư dể chữa khỏi hơn ( ung thư vú, cổ tử cung )
3. Tỉ lệ mắc bệnh toàn bộ
Là con số ước tính về số người mắc ung thư (ở tất cả các vị trí ung thư hay gộp lại ở một vị trí nào
đó ) và những người này sống tại một thời điểm nhất định hoặc một thời điểm nhất định trong khoảng thời
gian xác định.
Được tính bằng số ca ung thư trên 100.000 dân nếu căn cứ vào số dân nói chung hoặc được biểu
thị như một tỉ lệ nếu căn cứ vào số ca bệnh được thống kê ở bệnh viện.
Chỉ số này dùng để đánh giá gánh nặng về bệnh tật của cộng đồng.
Tăng theo tỉ lệ mới mắc và khoảng thời gian trung bình mà bệnh kéo dài.
III. SỰ DAO ĐỘNG CỦA TỈ LỆ MỚI MẮC

1. Xu hướng của bệnh theo thời gian
Trong vòng 50 năm qua, ở các nước phát triển đã có những thay đổi rõ rệt tình hình mắc một số
loại ung thư với sự tăng lên rõ rệt của ung thư phổi và sự giảm đi của ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung.
Sự gia tăng của ung thư phổi được quy kết do tăng tiêu thụ thuốclá. Xu hướng giảm ung thư cổ tử cungmột
phần do sự áp dụng rộng rãi xét nghiệm tế bào cổ tử cung, tăng cường các điều kiện vệ sinh cho phụ nữ,
sinh đẻ có kế hoạch và tỉ lệ cắt tử cung toàn bộ tăng lên. Sự giảm đi của ung thư dạ dày chưa được giả
thích rõ ràng và có thể điều đó liên quan đến sự cải thiện vệ sinh dinh dưỡng, điều trị có hiệu quả vi khuẩn
Helicobacter Pylori cũng như ăn nhiều thức ăn chứa các chất chống oxy hoá.
2. Xu hướng của bệnh theo không gian
Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về tình hình mắc của từng loại ung thư giữa các vùng
khác nhau trên thế giới. Sự khác biệt này có khi lên đến hàng trăm lần giữa các vùng có tỉ lệ thấp nhất và
cao nhất. Ví dụ: ung thư môi: 150 lần; ung thư vòm: 100 lần; ung thư da: 185 lần và ung thư hắc tố: 154
lần. Sự khác biệt này đã cho thấy có sự khác nhau rất lớn về các yếu tố tác động tới tính mẫn cảm ung thư
của các quần thể dân cư hoặc có sự khác biệt lớn về các đặc điểm môi trường trong đó bao gồm cả yếu tố
dinh dưỡng, các tập tục văn hóa và thói quen cá nhân. Khi các số liệu về các yếu tố này có sẵn, sẽ có khả
năng tiến hành những nghiên cứu tương quan rất quan trọng cho việc hình thành các giả thuyết về nguyên
nhân.
Sự khác biệt về tình hình ung thư giữa các vùng khác nhau trong một nước cũng khá rõ rệt như khi
so sánh giữa các nước với nhau. Ví dụ: tình hình mắc ung thư cổ tử cung giữa ha miền Nam và miền Bắc
Việt Nam.
Sự khác biệt về tình hình mắc ung thư giữa thành thị và nông thôn rất phổ biến đối với phần lớn
ung thư đã cho thấy vai trò của yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới ung thư quan trọng thế nào.
3. Sự dao động của tỉ lệ mới mắc theo các yếu tố nhân khẩu học
3.1. Tuổi
Là yếu tố quan trọng nhất xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đối với hầu hết ung thư loại tế bào
biểu mô thì tỉ lệ mới mắc tăng rõ rệt theo tuổi.
Mối quan hệ giữa tuổi và tỉ lệ mới mắc biểu thị hiệu quả tích lủy qua quá trình tiếp xúc với các tác
nhân sinh ung thư theo thời gian.
Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng quan sá được hiện tượng này.
- Tỉ lệ mới mắc của bệnh bạch cầu lympho có đỉnh cao ở tuổi 3-4.

- Đối với ung thư vú, sự gia tăng chậm dần sau tuổi mãn kinh và tỉ lệ mới mắc ung thư cổ
tử cung rất thấp sau 50 tuổi.


Khi so sánh tỉ lệ mới mắc của các bệnh ung thư giữa các quốc gia đòi hỏi tỉ lệ này phải được chuẩn
hóa theo một quần thể dân cư thuần nhất và cấu trúc tuổi của các nước rất khác nhau, dân số chuẩn được
sử dụng rộng rãi nhất là dân số thế giới. Đây là một quần thể dân cư giả định có cấu trúc tuổi nằm giữa
quần thể “ già “ của các nước phát triển và quần thể “ trẻ “ của các nước đang phát triển.
3.2. Giới
Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư cao hơn nữ giới đối với phần lớn các loại ung thư ngoại trừ ung thư
tuyến vú, đường mật, mắt, đại tràng và tuyến nước bọt. Sự khác biệt này thường được quy kết do sự khác
biệt về tính mẫn cảm mà cơ chế chưa giải thích được.
3.3. Chủng tộc
Sự khác biệt về tình hình mắc ung thư của các chủng tộc khác nhau trong cùng một quốc gia cho
thấy tính mẫn cảm di truyền và các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư. Phối hợp các
nghiên cứu di cư có thể phân lập được vai trò của từng loại yếu tố này.
3.4. Tôn giáo
Những người theo một tôn giáo nào đó có những nếp sống đặc biệt ảnh hưởng tới đặc điểm bệnh
ung thư ở nhóm người này. Ví dụ tỉ lệ mắc ung thư vú cao ở các nữ tu sĩ và các bà xơ. Ung thư dương vật
và ung thư cổ tử cung rất thấp ở người Do Thái do luật cắt bao quy đầu lúc còn trẻ.
3.5. Nghề nghiệp
Viện ung thư quốc gia về an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ năm 1978 đã công bố rằng 30% bệnh ung
thư có liên quan đến môi trường làm việc, trong đó 4-8% trường hợp ung thư là do môi trường công
nghiệp. Ở Pháp, hàng năm có thêm 7000-8000 trường hợp ung thư mới mắc do nghề nghiệp.
Mỗi người nên thực hiện đúng quy tắc bảo hộ lao động của nghề mình đang làm sẽ hạn chế được
nguy cơ mắc ung thư.
3.6. Hoàn cảnh kinh tế xã hội
Gồm nhiều yếu tố quan hệ tương hỗ: nền giáo dục, mức thu nhập, chế độ ăn uống, môi trường sống
và làm việc, chất lượng các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khoẻ…cũng chưa chứng minh một cách rõ rệt
các chỉ số về hoàn cảnh ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh ung thư.

3.7. Các nghiên cứu trên các quần thể di cư
Cho thấy sự kết hợp vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường đối với nguy cơ ung thư dựa
vào việc so sánh nguy cơ ung thư của nhóm nhập cư với quần thể gốc và quần thể nơi nhập cư.
IV. NGUỒN SỐ LIỆU
Việc xác định tình hình mắc bệnh ung thư chỉ có thể có được từ những ghi nhận ung thư dựa vào
quần thể, thu thập một cách liên tục và có hệ thống các thoôg tin về mọi trường hợp ung thư mới xuất
hiện trong quần thể dân cư xác định.
Việc xác định tình hình tử vong do ung thư trước hết phải có hệ thống thống kê tử vong và số liệu
dân tộc học đáng tin cậy để có thể tính toán được tỉ lệ tử vong. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, chứng
nhận tử vong thường khoôg có chứng nhận của thầy thuốc về nguyên nhân tử vong. Vì vậy, tại những nơi
này không thể tính toán được tỉ lệ tử vong do ung thư hoặc do nguyên nhân khác, những số liệu đưa ra
thấp hơn thực tếât nhiều. Từ năm 1950-1955, Tổ chức Y tế Thế giớiđã tiến hành thu thập các số liệu về
tình hình tử vong do ung thư từ nhiều quốc gia và trình bày trong “World Health Statistics Annual “.
Hiện nay trên thế giới có trên 200 trung tâm ghi nhận ung thư dựa vào quần thể đang hoạt động
trên cùng một nguyên tắc chuyên môn do Hiệp hội Ghi nhận Ung thư Quốc tế đưa ra và đã xuất bản cuốn
sách “ Tỉ lệ mắc ung thư ở năm châu “, xuất bản 5 năm một lần. Những nơi không có điều kiện ghi nhận
ung thư quàn thể thì có thể ghi nhận ung thư dựa vào số liệu của bệnh viện.
Dịch tể học mô tả đã có những tiến bộ to lớn trong những năm gần đây đã cho chúng ta nhận
thức ngày một rõ hơn về sự phân bố của ung thư và các yếu tố ảnh hưởng. Điều cần thiết là phải phát
triển những trung tâm ghi nhận ung thư ở Châu Á, Châu Phi và có những hướng nghiên cứu mới, sâu hơn
về sự phát triển của ung thư trong quần thể.


Tài liệu tham khảo
1. American Cancer Society. Cancer fáct and figures 2003.
2. Bài giảng ung thư học, Đại học Y Khoa Hà Nội-Bộ môn ung bướu, Nhà xuất bản Y học 1999.
Trang 13-17.
3. Jensen, O.M.Parkin, D.M. Maclennan, R. Muir, C.S and Skeet, R.G (eds). Cancer Registration:
Principles and methods. IARC Scientific Publication, Lyon 1991.
4. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng, Chương trình phòng chống ung thư giai đoạn 2002-2010,

Tài liệu tập huấn ghi nhận ung thư, Bộ Y tế và Bệnh viện K tổ chức, Huế tháng 5-2002.
5. Phạm Thụy Liên, Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư, Nhà xuất bản Đà Nẵng 1999.
6. Oxford Handbook of Oncology 2002, pages 3-11.
7. Vincent T.DeVita, Principles & Practice of Oncology, 1997, pages 196-216.


CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN
CỦA BỆNH UNG THƯ
Mục tiêu học tập
1. Kể được các đặc tính của tế bào ung thư
2. Mô tả được các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư.
I. TẾ BÀO UNG THƯ
Muốn nghiên cứu bệnh sinh của bênh ung thư, trước hết phải nghiên cứu tế bào ung thư và cơ sở
sinh học phân tử của ung thư
1. Nguồn gốc của tế bào ung thư
Có một số thuyết khác nhau nhằm giải thích các quan sát quần thể về tế bào ung thư.
1.1. Thuyết đơn dòng
Là quan niệm kinh điển cho rằng: Khối u phát sinh từ một tế bào mẹ nhân lên. Ví dụ : Ở bệnh
bạch cầu tủy trên phụ nữ da đen thấy đồng nhất loại tế bào thương tổn nhiểm sắc thể số 10. Các tế bào
đều tiết men gluco 6 phosphate Dehydroglubuline.
1.2. Thuyết đa dòng tế bào
Khi quan sát hình thái và chức năng thì thấy:
- Tổ chức ung thư có nhiều loại tế bào nên chẩn đoán tế bào học dễ nhầm lẫn.
- Về chức năng: Có nhiều chất chỉ điểm sinh học.
1.3. Thuyết về kém ổn định gen của tế bào ung thư
Có thể ban đầu là một dòng, do gen ung thư không ổn định nên có các tế bào biến dị sinh ra hàng
loạt các tế bào hổn hợp.
Ví dụ:
+ U lymmphô ác tính tế bào lớn, tế bào nhỏ.
+ Các loại ung thư phổi thể hổn hợp, ung thư liên kết thể hổn hợp.

2. Đặc tính của tế bào ung thư
2.1. Về hình thái học
Có sự thay đổi về nhân: Nhân tăng kích thước, đa dạng, nhiều thùy, đặc biệt có những nhân khổng
lồ, phân chia mạnh gọi là nhân quái, nhân chia. Màng nhân dày lên, đường viền không đều.
Có sự thay đổi giữa tỷ lệ nhân và nguyên sinh chất: nhân to lên, nguyên sinh chất hẹp lại.
Có sự thay đổi của nguyên sinh chất: trong nguyên sinh chất có những tổn thương thoái hóa: có
nhiều hang, hốc. Nguyên sinh chất chứa các chất chế tiết, chất vùi.
Có sự thay đổi của mối quan hệ giữa các tế bào: có nhiều tế bào non, kích thước lớn, khổng lồ
nhưng chức năng kém.
Không còn khả năng ức chế tiếp xúc nên dễ bong ra khỏi u.
2.2. Về chức năng
Biệt hóa kém, không làm được chức năng bình thường, dễ hoại tử.
Đôi khi tiết ra những chất lạ, gọi là chất chỉ điểm: µFP, CA125 (K buồng trứng), CA25 (K đại
tràng), HCG (K rau, tinh hoàn)...
3. Cơ sở sinh học phân tử của tế bào ung thư
3.1. Phần quy định sinh sản của DNA của nhân tế bào
Trong ung thư, việc thay đổi DNA dẫn đến sự sinh sản vô tổ chức là hậu quả của quá trình đột
biến gen.
Những chất gây đột biến gen chính là các yếu tố lý, hóa gây ung thư.
Ngược lại những tác động gây ung thư cũng gây nên đột biến gen.
3.2. Gen ung thư (oncogen)


Cho đến nay người ta đã tìm ra 40 gen. Có ba giả thuyết giải thích việc hình thành các oncogen.
Oncogen là những gen phát triển của tế bào. Những gien này do rối loạn cơ chế điều hành các yếu
tố tăng trưởng hoạt hóa mạnh kích thích hình thành các oncogen.
Oncogen là những đoạn AND bị thương tổn bởi các tác nhân gây ung thư. Cơ thể đã sửa chữa
AND nhưng không hoàn hảo, nên có người bị ung thư , người không bị ung thư.
Những Oncogen do virút bơm vào cơ thể giống với AND của virus.
3.3. Điều hòa và điều trị gen ung thư

Người ta tìm thấy trên cơ thể con người trên 50.000 loại gen do chiếc xuất AND Southern Blot và
kỹ thuật thủy phân các đoạn Nucleotide bằng men Transcriptase.
Người ta cũng tìm ra trên 40 loại Oncogen và cũng từng ấy gen kiềm chế Oncogen và những loại
Proteine hoạt hóa gọi là yếu tố tăng trưởng.
Nguyên tắc điều trị là: thủy phân Oncogen, thay thế một loại gen bằng kỹ thuật men Transcriptase.
Tuy nhiên vấn đề này còn đang được nghiên cứu.
Tóm lại cơ chế bệnh sinh ung thư là:
Sự phát triển vô tổ chức của các tế bào ngoài sự kiểm soát của cơ thể. Nguồn gốc của sự phát triển
gen ung thư là những ổ gen ung thư với những cơ chế điều hòa phức tạp đang được nghiên cứu.
II. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA UNG THƯ.
1. Giai đoạn khởi phát
Bắt đầu từ tế bào gốc do tiếp xúc với các tác nhân gây đột biến, làm thay đổi không phục hồi của
tế bào.
Quá trình diễn ra nhanh và hoàn tất trong một vài giây và không thể đảo ngược được. Tuy nhiên
người ta chưa xác định được ngưỡng gây khởi phát.
Trong cuộc đời một con người thì có nhiều tế bào trong cơ thể có thể trải qua quá trình khởi phát,
nhưng không phải tất cả các tế bào đều phát sinh bệnh. Đa số các tế bào khởi phát hoặc là không tiến
triển, hoặc là chết đi, hoặc là bị cơ chế miễn dịch vô hiệu hóa.
2. Giai đoạn tăng trưởng, thúc đẩy, chuyển biển
Đây là các giai đoạn sau giao đoạn khởi phát; bao gồm sự chọn lọc dòng tề bào, sự thay đổi thể
hiện ở gen, sự tăng sinh của tế bào khởi phát. Sự tăng sinh của tế bào ung thư còn ở mức độ nhỏ, cư trú ở
một mô nhỏ nào đó.
3. Giai đoạn lan tràn
Tiếp theo các giai đoạn trên, ung thư có thể chuyển sang giai đoạn lan tràn. Giai đoạn này
có thể ngắn vài tháng và cũng có thể kéo dài vài năm. Ở giai đoạn này khối u bành trướng, gia tăng có thể
từ 100 tế bào đến 1 triệu tế bào. Tuy nhiên vẫn còn quá nhỏ để phát hiện bằng phương pháp phân tích
được.
4. Giai đoạn tiến triển - xâm lấn- di căn
4.1. Giai đoạn tiến triển
Đặc trưng của giai đoạn này là sự tăng lên của kích thước khối u. Ở người bình thường số lượng tế

bào được tạo ra bằng số tế bào chết và luôn giữ ở mức hằng định (khoảng 1012 triệu tế bào chết mỗi ngày
và cần được thay thế)
Khi bị ung thư, tế bào sinh sản vô hạn độ dẫn đến sự phá vỡ mức hằng định.
Trong giai đoạn tiến triển, chia ra hai giai đoạn nhỏ.
+ Giai đoạn tiền lâm sàng: đây là giai đoạn đầu, có thể rất ngắn vài tháng như u lympho
Burkit, cũng có thể kéo dài nhiều năm: Ung thư trực tràng, ung thư phổi, bàng quang, giai đoạn này có thể
kéo dài 15- 20 năm, có khi 40, 50 năm, chiếm 75% thời gian phát triển của bệnh. Tuy chưa có biểu hiện
lâm sàng, nhưng cũng có thể phát hiện dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Giai đoạn lâm sàng: Trên lâm sàng chỉ phát hiện khi khối u có kích thước trên 1cm3
(khoảng 1 tỷ tế bào), cần phải có 30 lần nhân đôi.
4.2. Giai đoạn xâm lấn và di căn
4.2.1. Giai đoạn xâm lấn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×