Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA, TỔNG HỢP CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT BỊ THOÁI HÓA THUỘC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.67 KB, 83 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Tµi liÖu híng dÉn
§IÒU TRA, tæng hîp CHØ TI£U THèNG K£ DIÖN
TÝCH §ÊT BÞ THO¸I HãA THUéC HÖ THèNG CHØ
TI£U THèNG K£ QUèC GIA

Hà Nội, năm 2012


MỤC LỤC
PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1
PHẦN II
TRÌNH TỰ, NỘI DUNG ĐIỀU TRA THOÁI HÓA ĐẤT 2
BƯỚC 1
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2
I. MỤC TIÊU 2
II. SẢN PHẨM 2
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
IV. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN 2
BƯỚC 2
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG CỦA DỰ ÁN 2
I. MỤC TIÊU 2
II. SẢN PHẨM 2
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
IV. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG THỰC HIỆN 3
1. Thu thập tài liệu 3
2. Cập nhật, chỉnh lý thông tin điều tra lên bản đồ 4


3. Đánh giá, lựa chọn các thông tin đã thu thập 15
BƯỚC 3
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BAN ĐẦU VÀ KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA
THỰC ĐỊA 16
I. MỤC TIÊU 16
II. SẢN PHẨM 16
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 16
IV. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG THỰC HIỆN 16
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu và bản đồ phục vụ điều tra thực địa 16
2. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa 21
BƯỚC 4
ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 23
I. MỤC TIÊU 23
II. SẢN PHẨM 23
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 23
IV. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN 23

i


1. Điều tra phục vụ chỉnh lý bản đồ đất và xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất
23
2. Điều tra phục vụ xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp 24
3. Điều tra xác định các loại hình thoái hóa 28
I. MỤC TIÊU 33
II. SẢN PHẨM 33
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 33
III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN 33
1. Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp 33
2. Xây dựng bản đồ thoái hóa đất hiện tại 34

3. Đánh giá thực trạng thoái hóa đất 42
4. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả dự án. (theo mẫu tại phụ lục 3) 42
PHẦN 3
ĐỀ XUẤT CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THOÁI HÓA ĐẤT THEO LOẠI HÌNH
THOÁI HÓA VÀ LOẠI ĐẤT 43
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 43
1. Mục đích thống kê thoái hóa đất 43
2. Nguyên tắc thực hiện thống kê thoái hóa đất, xây dựng bản đồ thoái hóa đất
43
3. Tổng hợp số liệu trong thống kê thoái hóa đất 43
4. Kết quả thống kê thoái hóa đất 43
II. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THOÁI HÓA ĐẤT 43
1. Chỉ tiêu thống kê thoái hóa đất theo mức độ 43
2. Chỉ tiêu thống kê thoái hóa đất theo loại hình thoái hóa 44
3. Chỉ tiêu thống kê thoái hóa đất theo loại đất 44
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN THỐNG KÊ THOÁI HÓA ĐẤT 45
1. Biểu thống kê thoái hóa đất và việc lập biểu 45
2. Bản đồ thoái hóa đất 62
Phụ lục 1: Phiếu lấy mẫu đất i
Phụ lục 2: Phiếu điều tra tình hình sử dụng đất ii
Phụ lục 3: Đề cương báo cáo tổng hợp kết quả dự án iv
Phụ lục 4: Quy định màu các bản đồ chuyên đề vi
Phụ lục 5: Quy định màu cho các dạng thoái hóa trong bản đồ thoái hóa viii
Phụ lục 6: Cách xác định khu vực đồng bằng, ven biển và khu vực trung du
miền núi xi
ii


iii



PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tài liệu hướng dẫn điều tra tổng hợp chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị
thoái hóa quy định trình tự, nội dung điều tra thống kê diện tích đất bị thoái hóa
của các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Tỷ lệ bản đồ thoái hóa đất được lập cho các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh.
3. Quy định về bản đồ sử dụng trong điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh:
- Bản đồ sử dụng trong điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh là bản đồ cấp huyện
có cùng tỷ lệ với bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ điều tra thu thập thông tin là bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc
bản đồ thổ nhưỡng đã khoanh vẽ các thông tin điều tra, tham vấn tại các cơ quan
chuyên môn của địa phương.
- Bản đồ điều tra thực địa là bản đồ thể hiện các thông tin về địa hình, loại
đất, hiện trạng sử dụng đất và các dạng thoái hóa đất.
4. Các quy định cụ thể khác
Theo quy định tại Thông tư số 14/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Quy định kỹ
thuật điều tra thoái hóa đất.

1


PHẦN II
TRÌNH TỰ, NỘI DUNG ĐIỀU TRA THOÁI HÓA ĐẤT
BƯỚC 1
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp tổ chức để

triển khai công tác điều tra thoái hóa đất.
II. SẢN PHẨM
1. Dự án đầu tư điều tra thoái hóa đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các tài liệu, số liệu, bản đồ điều tra ban đầu.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
2. Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu
IV. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
Theo trình tự và nội dung quy định tại Thông tư số 14/TT-BTNMT ngày
26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành
Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất.

BƯỚC 2
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
I. MỤC TIÊU
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ
cho điều tra thoát hóa đất.
- Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu thu thập.
II. SẢN PHẨM
1. Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập phục vụ cho điều tra
thoái hóa đất. (file số, file giấy)
2. Báo cáo kết quả điều tra thu thập thông tin.
2


3. Bản đồ điều tra thu thập thông tin.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp
2. Phương pháp chuyên khảo

3. Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu
IV. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thu thập tài liệu
1.1. Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và thoái hóa đất
1.1.1. Tài liệu, số liệu, bản đồ về đất và thoái hóa đất
- Báo cáo thuyết minh và bản đồ thoái hóa đất cấp vùng (nếu có);
- Báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ đất của cấp tỉnh;
- Báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ đất của cấp huyện (nếu có);
- Tài liệu và bản đồ khác có liên quan đến đất và thoái hóa đất.
1.1.2. Tài liệu, số liệu, bản đồ về khí hậu
- Tài liệu, số liệu về khí hậu trung bình nhiều năm của các trạm đo trên
địa bản tỉnh và khu vực lân cận (số liệu khí hậu chi tiết đến từng tháng về nhiệt
độ, độ ẩm, cường độ mưa, lượng mưa trung bình/trận mưa...);
- Tài liệu, số liệu có liên quan về biến đổi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa, tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan,…);
- Bản đồ về các yếu tố khí hậu (nếu có).
1.1.3. Tài liệu, số liệu, bản đồ về thủy lợi, thủy văn nước mặt
- Tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan về thủy lợi, thủy văn nước mặt, bao
gồm: chế độ tưới tiêu, phân vùng tưới, khô hạn; sạt lở, lũ quét, lũ lụt, bão, ngập
úng, sạt lở theo các lưu vực sông...;
- Tài liệu, số liệu liên quan về xâm nhập mặn;
- Tài liệu, số liệu và bản đồ liên quan về ngập triều và chế độ ngập triều
(đối với tỉnh, huyện ven biển).
1.2. Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế - xã hội và tình hình
quản lý, sử dụng đất của cấp tỉnh và cấp huyện

3



1. 2.1. Tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Tài liệu, số liệu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng
phát triển của các ngành nông, lâm, thủy sản...
- Tài liệu, số liệu về lao động việc làm, phân bố dân cư, tình trạng du canh
du cư và chuyển đổi cơ cấu lao động...
- Tài liệu về định hướng phát triển kinh tế - xã hội
- Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội
1.2.2. Tài liệu, số liệu, bản đồ về sử dụng đất
- Tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
- Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chuyên ngành (quy
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng; quy hoạch phân vùng sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản; quy hoạch 3 loại rừng; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
quy hoạch phát triển thủy sản;...)
- Tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến các loại hình sử dụng đất, các kiểu
sử dụng đất; biện pháp canh tác, phương thức sử dụng đất;
- Tài liệu, số liệu, bản đồ về hiện trạng và biến động diện tích, chất lượng
rừng;
- Tài liệu, số liệu về các mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình.
2. Cập nhật, chỉnh lý thông tin điều tra lên bản đồ
2.1. Các thông tin về thoái hóa đất
Tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn tại
địa phương để xác định sơ bộ diện tích, vị trí các khu vực (khoanh đất) xuất hiện
các loại hình thoái hóa và khoanh vẽ lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
huyện dạng giấy.
a. Đất bị xói mòn (các khu vực có địa hình dốc, không có thảm thực vật
che phủ hoặc thảm thực vật đã bị phá hủy, xuất hiện các mương rãnh và khe xói)
- Xác định và khoanh ranh giới các khu vực bị xói mòn theo ranh giới loại
sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng và lựa theo đường bình độ.
+ Trường hợp thông tin tham vấn được xác định cụ thể đến từng khoanh
đất trên bản đồ thì tiến hành khoanh lên theo ranh giới loại sử dụng đất đã có.


4


+ Trường hợp thông tin tham vấn chỉ xác định được đến các khu vực (xứ
đồng, khu đồi, cánh rừng...) hoặc đơn vị hành chính cấp xã thì lựa và khoanh
theo ranh giới các loại hình sử dụng đất có nguy cơ bị xói mòn (đất nương rẫy,
đất rừng phục hồi, đất đồi núi chưa sử dụng, đất rừng tự nhiên bị khai thác
mạnh...).
- Ghi kí hiệu và phân mức vào mỗi khoanh đất:
+ Xói mòn nhẹ: thường phân bố trên địa hình có độ dốc từ 3 0 - 150 (địa
hình có độ dốc cấp I đến cấp II), có biểu hiện thiệt hại nhẹ kết cấu bề mặt đất,
thảm thực vật hầu như chưa bị tác động
+ Xói mòn trung bình: thường phân bố trên địa hình có độ dốc từ 8 0 - 250
(địa hình có độ dốc cấp II đến cấp III), có biểu hiện thiệt hại kết cấu bề mặt đất
như mất kết cấu bề mặt, vỡ vụn, không có thảm thực vật hoặc thảm thực vật bị
mất đi nhiều, trên bề mặt xuất hiện các khe rãnh nhỏ.
+ Xói mòn mạnh: thường phân bố trên địa hình có độ dốc từ 15 0 đến trên
250 (địa hình có độ dốc cấp III đến cấp IV), có biểu hiện vỡ hết cấu trúc bề mặt
lớp đất mặt, không có thực vật che phủ hoặc thảm thực vật che phủ bị thiệt hại
mạnh, trên bề mặt xuất hiện các khe rãnh lớn, có khi thành mương.
b. Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa (các khu vực không có
mưa, thời tiết khô hạn diễn ra từ 3 tháng liên liên tiếp trở lên trong một năm, khu
vực đất bị bỏ hoang không canh tác do thiếu nguồn nước tưới);
- Xác định và khoanh ranh giới các khu vực bị khô hạn, hoang mạc hóa
lựa theo ranh giới hành chính:
+ Trường hợp thông tin tham vấn được xác định cụ thể đến từng khoanh
đất trên bản đồ thì tiến hành khoanh lên theo ranh giới loại sử dụng đất đã có
+ Trường hợp thông tin tham vấn chỉ xác định được đến các khu vực hoặc
đơn vị hành chính cấp xã thì lựa và khoanh theo ranh giới các loại hình sử dụng

đất thường xuất hiện khô hạn (cây bụi thưa thớt, có gai, xương rồng, cỏ ưa mặn,
cây chịu hạn hoặc cây bụi trong hốc đá, các khu vực không còn độ che phủ thực
vật... và vùng núi đá vôi).
- Ghi kí hiệu và phân mức vào mỗi khoanh đất:
+ Khô hạn nhẹ: các khu vực trung bình nhiều năm có dưới 3 tháng không
mưa, thường là vùng canh tác cây hàng năm.

5


+ Khô hạn trung bình: các khu vực trung bình nhiều năm có 3 - 5 tháng
không mưa, không còn độ che phủ rừng hoặc có rừng tái sinh nghèo, rừng khộp
nghèo, đất trống có cỏ, đất trống có cây bụi, đất trống có cây gỗ mọc rải rác, đất
trồng cây hàng năm canh tác nhờ nước trời.
+ Khô hạn nặng: các khu vực trung bình nhiều năm có trên 5 tháng không
mưa và không có hệ thống tưới. Thảm thực vật thường là cây bụi thưa thớt, có
gai, xương rồng, cỏ ưa mặn, cây chịu hạn hoặc cây bụi trong hốc đá... và vùng
núi đá vôi.
+ Các khu vực xuất hiện hoang mạc hóa: lượng mưa bình quân nhiều năm
dưới 800 mm, thực vật chỉ thị thường là cây bụi thưa thớt, có gai, xương rồng,
cây chịu hạn, đất trống đồi núi trọc.
- Chú dẫn các nội dung đã hiệu chỉnh lên bản đồ.
c. Đất bị kết von, đá ong hóa (các khu vực trong đất xuất hiện các hạt kết
hay cục nhỏ có hình dạng tròn, phiến dẹt, củ gừng, củ ấu);
- Tham chiếu chuyển thông tin về kết von từ các bản đồ đất cấp huyện và từ
các nguồn khác lên bản đồ hiện trạng sử dung đất cấp huyện: theo vị trí xuất hiện,
loại đất; khái lược hoặc chi tiết hình dạng khoanh đất theo tỉ lệ bản đồ.
+ Trường hợp chuyển từ bản đồ giấy thì khoanh theo ranh giới khoanh đất
+ Trường hợp có bản đồ số không cần chú dẫn.
- Xác định và khoanh ranh giới các khu vực bị kết von theo ranh giới

khoanh đất thổ nhưỡng:
+ Kết von nhẹ: số lượng các hạt kết hoặc cục nhỏ < 5% kích thước mịn,
kết von dưới 6 mm và xuất hiện ở tầng đất dưới 70 cm trở xuống.
+ Kết von trung bình: số lượng kết von 5 - 15% kích thước trung bình,
xuất hiện ở tầng đất dưới 30 - 70 cm trở xuống.
+ Kết von nặng: số lượng kết von > 15%, kích thước kết von thô, vết đốm
gỉ ≥ 20 mm và xuất hiện ở tầng đất 0 - 30 cm hay toàn bộ phẫu diện.
- Chú dẫn các nội dung đã hiệu chỉnh lên bản đồ.
d. Đất bị mặn hóa, phèn hóa (khu vực bị ảnh hưởng của nước biển
theo chu kỳ hoặc bất thường; khu vực chuyển từ canh tác nước ngọt sang

6


nước mặn, lợ; khu vực sản xuất nông nghiệp thường xuyên sử dụng nguồn
nước tưới bị mặn)
- Tham chiếu chuyển thông tin về xâm nhập mặn từ các nguồn có liên
quan lên bản đồ: theo vị trí xuất hiện, loại đất; khái lược hoặc chi tiết hình dạng
khoanh đất theo tỉ lệ bản đồ.
+ Trường hợp chuyển từ bản đồ giấy thì khoanh theo ranh giới khoanh đất
+ Trường hợp có bản đồ số không cần chú dẫn.
- Xác định và khoanh ranh giới các khu vực bị ảnh hưởng của nước mặn
xâm nhập:
+ Trường hợp có bản đồ xâm nhập mặn thì khái lược hoặc chi tiết hình
dạng khoanh đất theo tỉ lệ bản đồ theo ranh giới xâm nhập mặn.
+ Trường hợp thông tin tham vấn chỉ xác định được sơ bộ khu vực bị xâm
nhập mặn chỉ khoanh các khu vực sử dụng nguồn nước mặn để tưới.
+ Các khoanh đất đã chuyển từ canh tác nước ngọt sang nước mặn, lợ và
ngược lại (thời gian chuyển đổi trong 5 đến 10 năm gần đây).
- Xác định và khoanh ranh giới các khu vực có tầng phèn tiềm tàng do

quá trình sử dụng đất của con người đã làm xáo trộn.
- Chú dẫn các nội dung đã hiệu chỉnh lên bản đồ.
e. Đất bị suy giảm độ phì: các khu vực có lớp đất mặt bị bạc màu, cấu trúc
rời rạc hoặc cục tảng, nhiều đá lẫn... hoặc cây trồng phát triển cằn cỗi hay xuất
hiện của thực vật chỉ thị (sim, mua,…), năng suất cây trồng cây trồng giảm so
với trước đây, đất có bị nén chặt không;
- Tham chiếu chuyển thông tin về suy giảm độ phì từ các nguồn có liên
quan lên bản đồ: theo vị trí xuất hiện, loại đất; khái lược hoặc chi tiết hình dạng
khoanh đất theo tỉ lệ bản đồ.
+ Trường hợp chuyển từ bản đồ giấy thì khoanh theo ranh giới khoanh đất
+ Trường hợp có bản đồ số không cần chú dẫn.
- Xác định và khoanh ranh giới các khu vực bị suy giảm độ phì theo ranh
giới loại sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng.

7


+ Trường hợp tham vấn xác định theo ranh giới loại sử dụng đất thì
khoanh vẽ theo hiện trạng loại sử dụng đất.
+ Trường hợp tham vấn xác định theo các khu vực (xứ đồng, khu đồi,
cánh rừng...), đơn vị hành chính: thì lựa và khoanh theo ranh giới các loại hình
sử dụng đất có nguy cơ bị suy giảm độ phì (đất nương rẫy, đất rừng phục hồi,
đất đồi núi chưa sử dụng, đất rừng tự nhiên bị khai thác mạnh...).
- Chú dẫn các nội dung đã hiệu chỉnh lên bản đồ.
2.2. Các thông tin về khí hậu, thủy lợi, thủy văn
- Tham chiếu chuyển thông tin về khí hậu, thủy lợi, thủy văn từ các nguồn
có liên quan lên bản đồ: theo khu vực xuất hiện, khái lược hoặc chi tiết hình
dạng khoanh đất theo tỉ lệ bản đồ.
- Tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý và cán bộ chuyên môn
tại địa phương để xác định sơ bộ:

+ Vị trí của các trạm khí tượng và phạm vi ảnh hưởng (đến đơn vị hành
chính cấp huyện).
+ Xác định sơ bộ diện tích, vị trí các khu vực (khoanh đất) được tưới, tiêu
chủ động, bán chủ động và không được tưới.
+ Xác định sơ bộ diện tích, vị trí các khu vực (khoanh đất) bị ngập triều
(ngập thường xuyên hay ngập theo thời gian nhất định trong năm...).
- Chú dẫn các nội dung đã hiệu chỉnh lên bản đồ.
2.3. Các thông tin về hiện trạng sử dụng đất
- Tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn tại
địa phương để xác định sơ bộ diện tích, vị trí và khoanh vẽ lên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cấp huyện các khu vực (khoanh đất) có sự biến động về sử dụng đất
(chỉ thể hiện các khu vực có diện tích trên 4 ha):
+ Xác định và khoanh vẽ khu vực chuyển đổi giữa 3 loại rừng hoặc
chuyển đổi từ đất rừng sang sử dụng vào mục đích khác (loại cây trồng, năm
chuyển đổi, theo quy hoạch hay không theo quy hoạch);
+ Xác định và khoanh vẽ các khu vực đã chuyển đổi từ đất sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản và ngược lại (cần làm rõ các khu
vực được chuyển đổi theo quy hoạch và không theo quy hoạch);

8


+ Xác định và khoanh vẽ các khu vực đã chuyển đổi trong nội bộ đất sản
xuất nông nghiệp.
+ Xác định và khoanh vẽ các khu vực đã chuyển đổi từ đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp và ngược lại.
- Tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn tại
địa phương để xác định sơ bộ lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện các
kiểu sử dụng đất.
- Tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn tại

địa phương để xác định sơ bộ diện tích, vị trí và khoanh vẽ lên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cấp huyện các khu vực đất có thời gian bị bỏ hóa trên 3 năm.
- Chú dẫn các nội dung đã hiệu chỉnh lên bản đồ.
2.4. Chú dẫn các nội dung ghi trên mỗi khoanh đất trên bản đồ điều tra
Mỗi khoanh đất được khoanh vẽ trên bản đồ điều tra tại các phòng ban
phải đảm bảo truyền tải đầy đủ các thông tin về loại đất, hiện trạng sử dụng đất
đến các kiểu và các loại hình thoái hóa.
Các thông tin điều tra trên mỗi khoanh đất được thể hiện theo thứ tự như
sau: độ dốc - loại đất - xói mòn - khô hạn - kết von - suy giảm độ phì - mặn hóa
- phèn hóa - kiểu sử dụng đất.
Các thức ký hiệu thông tin trên khoanh đất như sau:
- Độ dốc/địa hình tương đối
Phân cấp
Độ dốc
0 - 8o
8 - 15o
15 - 25o
>25o

Ký hiệu
I
II
III
IV

Phân cấp
Ký hiệu
Địa hình tương đối
Cao
1

Vàn
2
Thấp
3

- Loại đất
Stt

Phân cấp

Ký hiệu

I

Bãi cát cồn cát và đất cát

C

1

Bãi cát bằng ven biển ven sông

Cb

2

Cồn cát trắng, vàng

Cc


4

Cồn cát đỏ

Cd

9


Stt

Phân cấp

Ký hiệu

5

Đất cát biển

C

6

Đất cát giồng

Cz

7

Đất cát Gley


Cg

II.

Đất mặn

M

8

Đất mặn, sú vẹt, đước

Mm

9

Đất mặn nhiều

Mn

10

Đất mặn trung bình và ít

M

11

Đất mặn kiềm


Mk

III.

Đất phèn

S

Đất phèn tiềm tàng

Sp

III.1
12

Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn

Sp1Mm

13

Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nhiều

Sp1Mn

14

Đất phèn tiềm tàng nông, mặn TB và ít


Sp1M

15

Đất phèn tiềm tàng nông

16

Đất phèn tiềm tàng sâu dưới rừng ngập mặn

Sp2Mm

17

Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn nhiều

Sp2Mn

18

Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn TB và ít

Sp2M

19

Đất phèn tiềm tàng sâu

III.2


Đất phèn hoạt động

Sp1

Sp2
Sj

20

Đất phèn hoạt động nông, mặn nhiều

Sj1Mn

21

Đất phèn hoạt động nông, mặn TB và ít

Sj1M

22

Đất phèn hoạt động nông

23

Đất phèn hoạt động sâu, mặn nhiều

Sj2Mn

24


Đất phèn hoạt động sâu, mặn TB và ít

Sj2M

25
III.3
.
26

Sj1

Đất phèn hoạt động sâu

Sj2

Đất phèn thuỷ phân

Stp

Đất phèn thủy phân

Stp

IV.

Đất phù sa

P


27

Đất phù sa được bồi trung tính ít chua

Pbe

28

Đất phù sa được bồi chua

Pbc

29

Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua

Pe

30

Đất phù sa không được bồi chua

Pc

31

Đất phù sa Gley

Pg


10


Stt

Phân cấp

Ký hiệu

32

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Pf

33

Đất phù sa úng nước

Pj

34

Đất phù sa ngòi suối

Py

35

Đất phù sa phủ trên nền đất cát biển


P/C

36

Đất phù sa phủ trên nền đất đỏ vàng

P/f

V.

Đất lầy và than bùn

T

37

Đất lầy

J

38

Đất than bùn

T

39

Đất than bùn phèn


TS

VI.

Đất xám và bạc màu

X;B

40

Đất xám trên phù sa cổ

X

41

Đất xám trên đá Macma axít và đá cát

Xa

42

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

B

43

Đất xám bạc màu trên đá mác ma axit và đá cát


Ba

44

Đất xám Gley

Xg

45

Đất xám bạc màu Gley

Bg

VII

Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn

46

Đất đỏ vàng bán khô hạn

Dk

47

Đất xám nâu vùng bán khô hạn

Xk


VIII Đất đen

DK&XK

R

48

Đất đen trên secpentin

Rr

49

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của Bazan

Rk

50

Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan

Ru

51

Đất đen cacbonat

Rv


52

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat

Rdv

IX

Đất đỏ vàng

F

53

Đất nâu tím trên đá Bazan

Ft

54

Đất nâu tím trên đá sét màu tím

Fe

55

Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính

Fk


56

Đất nâu vàng trên đá mác ma bazơ và trung tính

Fu

57

Đất đỏ nâu trên đá vôi

Fv

58

Đất nâu vàng trên đá vôi

Fn

59

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Fs

60

Đất vàng đỏ trên đá macma axít

Fa


11


Stt

Phân cấp

Ký hiệu

61

Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

62

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

63

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Fl

X


Đất mùn vàng đỏ trên núi

H

64

Đất mùn đỏ vàng trên đá mácma trung tính

Hk

65

Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi

Hv

66

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét

Hs

67

Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit

Ha

68


Đất mùn vàng nhạt trên đá cát

Hq

XI

Đất mùn trên núi cao

A

69

Đất mùn vàng nhạt trên núi cao

A

70

Đất mùn vàng nhạt có nơi Pôtzôn hoá

Ao

71

Đất mùn thô than bùn núi cao

At

XII


Đất thung lũng

D

72

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

73

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ trên bazan

Dk

74

Đất cacbonat

K

XIII Đất xói mòn trơ sỏi đá
75

E

Đất xói mòn trơ sỏi đá

E


XIV

Đất lập liếp

N

76

Đất lập liếp

N

- Xói mòn
Mức độ xói mòn

Ký hiệu

Không

1

Yếu

2

Trung bình

3


Mạnh

4

Xuất hiện xói mòn, không xác định được mức độ

5

12


- Khô hạn
Mức độ khô hạn

Ký hiệu

Không hạn

1

Hạn nhẹ

2

Hạn trung bình

3

Hạn nặng


4

Sa mạc hóa

5

Xuất hiện khô hạn, không xác định được mức độ

6

- Kết von
Mức độ kết von

Ký hiệu

Không

1

Nhẹ

2

Trung bình

3

Nặng

4


Xuất hiện kết von, không xác định được mức độ

5

- Mặn, phèn hóa
Mức đánh giá
Các khu vực bị ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập
Các khu vực có tầng phèn bị xáo trộn do sử dụng đất của
con người
Các khu vực bị ảnh hưởng cả nước mặn xâm nhập và cả
tầng phèn bị xáo trộn

Kí hiệu
1
2
3

- Suy giảm độ phì
Mức đánh giá

Ký hiệu

Các khu vực không suy giảm

1

Các khu vực có suy giảm

2


13


- Hiện trạng sử dụng đất
Stt

Kiểu sử dụng đất

Ký hiệu

1

Lúa 1 vụ

K1

2

Lúa 2 vụ

K2

3

1 lúa - 1 màu

K3

4


1 lúa - 2 màu

K4

5

Chuyên màu

K5

6

Sắn

K6

7

Mía

K7

8

Ngô

K8

9


Lúa nương

K9

10

Ngô nương

K10

11

Sắn nương

K11

12

Cây ăn quả

K12

13

Cà phê

K13

14


Cao su

K14

15

Cây lâu năm khác

K15

16

Rừng giàu

K16

17

Rừng trung bình

K17

18

Rừng nghèo

K18

19


Đất trống cỏ

K19

20

Đất trống cây bụi, rú cát

K20

21

Đất trống cây gỗ

K21

22

Rừng phục hồi

K22

23

Rừng trồng thời kỳ kiến thiết cơ bản

K23

24


Rừng trồng thời kỳ kinh doanh

K24

25

Rừng non tái sinh chưa ổn định

K25

26

Đất cát

K26

27

Đất bằng chưa sử dụng,

K27

28

Đồi núi chưa sử dụng

K28

29


Nuôi trồng thủy sản lợ

K29

30

Nuôi trồng thủy sản ngọt

K30

...

....

.....

Ví dụ: Khoanh đất có kí hiệu trên bản đồ như sau: IIHs31202 K5
14


Trường hợp này thể hiện khoanh đất có độ dốc cấp II từ 8 - 15 0, loại đất là
đất mùn đỏ vàng trên đá sét. Thông tin điều tra thể hiện là khoanh đất có xói
mòn ở mức độ mạnh, khô hạn ở mức độ nhẹ, kết von ở mức trung bình, không
bị suy giảm độ phì, mặn hóa, phèn hóa ở mức trung bình. Kiểu sử dụng đất là
đất chuyên màu (kiểu K5).
3. Đánh giá, lựa chọn các thông tin đã thu thập
3.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự
của thông tin đã thu thập.
3.2. Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể sử dụng, xác

định những thông tin cần điều tra bổ sung.

15


BƯỚC 3
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BAN ĐẦU VÀ KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA
THỰC ĐỊA
I. MỤC TIÊU
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ điều tra thực địa.
- Xây dựng kế hoạch điều tra thực địa.
II. SẢN PHẨM
1. Báo cáo thuyết minh cơ sở dữ liệu ban đầu.
2. Bản đồ điều tra thực địa.
2. Báo cáo kế hoạch điều tra thực địa.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu
2. Phương pháp xây dựng bản đồ
IV. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu và bản đồ phục vụ điều tra thực địa
1.1. Xử lý, tổng hợp, chỉnh lý các loại bản đồ chuyên đề (bản đồ đất;
bản đồ khí hậu; bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt):
- Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố
dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề đã thu thập được.
Các yếu tố và chỉ tiêu được phân cấp chi tiết tại phụ lục 7
- Chỉnh lý các loại bản đồ chuyên đề:
+ Đối với tài liệu thu thập được dạng giấy (hoặc dạng ảnh): scan, nắn
chỉnh, ghép mảnh, số hóa.
+ Đồng nhất các loại bản đồ chuyên đề với bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp huyện (tỷ lệ bản đồ; mức độ đầy đủ, rõ ràng và chi tiết của thông tin thể hiện

trên bản đồ)
+ Xác định cơ sở toán học (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 3o) và các yếu tố
chung (ranh giới, địa vật, giao thông, thủy văn, bình độ, điểm độ cao...) cho bản đồ;
+ Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung chính (thửa đất, chữ chú dẫn

16


giải thích...) của bản đồ;
+ Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ (chỉnh sửa hoàn thiện các
lớp thông tin: khung bản đồ, lưới chiếu, thủy văn, ranh giới, giao thông, các đối
tượng dạng điểm...)
+ Chuyển kết quả cập nhật, chỉnh lý từ bản đồ điều tra thu thập thông tin
(dạng giấy) lên bản đồ số.
1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu và bản đồ điều tra thực địa
1.2.1. Xác định hệ tọa độ sử dụng cho bản đồ là VN2000 múi chiếu 3 độ;
xác định ranh giới chuẩn cho bản đồ.
1.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu.
a. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất (tệp tin chuẩn *.dgn)
- Chuyển đổi các bản đồ ở các định dạng khác nhau về chung một định
dạng (nên sử dụng 2 định dạng chính là tệp tin có dạng *.tab của Mapinfo và
*.shp vì đây là hai định dạng phổ biến nhất của khuôn dạng dữ liệu GIS chuẩn,
mặt khác hệ thống các kiểu đường được thiết kế gần giống nhất theo quy phạm
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất).
+ Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất (theo định dạng *. dgn của phần
mềm Micro Station) ta có thể dùng IRASC hoặc bộ MGE trong mapping office
để kiểm tra bản đồ hiện đang thể hiện ở hệ tọa độ nào
+ Đối với bản đồ hiện trạng ở dạng tệp tin *.tab của phần mềm Mapinfo
hoặc *.shp của phần mềm ArcGIS thì sử dụng các công cụ của các phần mềm
Mapinfo và ArcGIS hoặcphần mềm FME Workbench để kiểm tra.

+ Chuyển dữ liệu về khuôn dạng thống nhất (có thể sử dụng các phần
mềm như FME, Mapinfo, ArcGIS hoặc phần mềm khác...)
- Tách các lớp đối tượng từ tệp tin đã chuyển đổi định dạng thành 4 nhóm
đối tượng là: điểm, đường, vùng, text. (gồm các lớp Cell, khung_text, Giao
thông_text, Thủy văn_text, Text_chuyên đề, Text_cơ sở, Bình độ_text,
Khung_line, Bình độ_line, Ranh giới, Giao thông, Thủy văn_line, Thủy
văn_polygon, CSDL_không điều tra, CSDL_điều tra, Bo)
- Chỉnh sửa các lớp thông tin cho bản đồ nền

17


+ Kiểm tra các lỗi về thửa đất và các đối tượng dạng vùng trong các lớp
thông tin (Sử dụng công cụ Check Regions trong MapInfor hoặc các phần mềm
khác như ArcGIS ....)
+ Sửa lỗi cho các lớp thông tin. Tập trung vào các lỗi Topology như
chồng đè (Overlaps), khuyết thiếu (Gaps).
- Tạo các trường chứa thuộc tính cần thiết cho các lớp thông tin
+ Với các lớp thông tin (thường là 15 lớp) không bao gồm cơ sở dữ liệu
điều tra thì mã hóa các kiểu điểm, đường, vùng khác nhau theo các thửa đất (ID)
khác nhau để tiện cho bước biên tập bản đồ.(Ví dụ: tạo trường Level trong lớp
thông tin Ranh giới với các thuộc tính như biên giới Quốc gia là level=1, ranh
giới tỉnh là level=2…)
+ Với lớp thông tin cơ sở dữ liệu điều tra cần bổ sung và hoàn chỉnh các
trường thuộc tính: ID, Xã, Huyện, Mã hiện trạng.
- Bổ sung thông tin còn thiếu trong các trường thuộc tính
+ Kiểm tra thuộc tính của các lớp thông tin và bổ sung các thông tin còn
thiếu đến từng đối tượng của lớp.
+ Bổ sung thông tin bằng cách tham khảo tài liệu và kết quả điều tra và
dựa vào bản đồ gốc hoặc kết quả điều tra.

+ Đảm bảo không còn trường thông tin có thuộc tính trống.
- Điều chỉnh diện tích của các khoanh đất có sự biến động sử dụng đất
trong lớp cơ sở dữ liệu điều tra so với kết quả thống kê:
+ So sánh hai kết quả diện tích của mã hiện trạng, tìm ra tỷ lệ chênh lệnh
và điều chỉnh lại vào lớp cơ sở dữ liệu điều tra
+ Xác định diện tích đến từng thửa đất trong cơ sở dữ liệu điều tra
- Thiết kế thêm trường kiểu sử dụng (KSD) và nhập thông tin điều tra ban
đầu vào cơ sở dữ liệu như bảng sau.
Stt
1
2
3
4
5

Kiểu sử dụng đất
Lúa 1 vụ
Lúa 2 vụ
1 lúa - 1 màu
1 lúa - 2 màu
Chuyên màu

Ký hiệu
K1
K2
K3
K4
K5

18



Stt
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
...


Kiểu sử dụng đất
Sắn
Mía
Ngô
Lúa nương
Ngô nương
Sắn nương
Cây ăn quả
Cà phê
Cao su
Cây lâu năm khác
Rừng giàu
Rừng trung bình
Rừng nghèo
Đất trống cỏ
Đất trống cây bụi, rú cát
Đất trống cây gỗ
Rừng phục hồi
Rừng trồng thời kỳ kiến thiết cơ bản
Rừng trồng thời kỳ kinh doanh
Rừng non tái sinh chưa ổn định
Đất cát
Đất bằng chưa sử dụng,
Đồi núi chưa sử dụng
Nuôi trồng thủy sản lợ
Nuôi trồng thủy sản ngọt
..............

Ký hiệu
K6

K7
K8
K9
K10
K11
K12
K13
K14
K15
K16
K17
K18
K19
K20
K21
K22
K23
K24
K25
K26
K27
K28
K29
K30
...........

b. Bản đồ đất và các dạng thoái hóa đất ban đầu
- Chuyển đổi định dạng dữ liệu của các bản đồ liên quan đến đất về khuôn
dạng thống nhất (định dạng *.tab và *.shp).
- Tạo lớp thông tin CSDL: Thiết lập các trường: tên đất, độ dốc (hoặc địa

hình tương đối), tầng dầy, xói mòn, khô hạn, suy giảm độ phì, kết von...
- Chuyển kết quả cập nhật, chỉnh lý từ bản đồ điều tra thu thập thông tin
(dạng giấy) vào cơ sở dữ liệu (Scan bản đồ giấy, nắn chỉnh, số hóa, chuyển đổi
định dạng, điều chỉnh ranh giới, nhập các nội dung thông tin điều tra)

19


- Sửa lỗi cho lớp CSDL đất
+ Kiểm tra lỗi cho lớp CSDL đất (sử dụng các công cụ trong Mapinfor
hoặc ArcGIS)
+ Sửa các lỗi topology như lỗi chồng xếp, lỗi vùng bị thủng…
- Bổ sung thông tin còn thiếu trong các trường thuộc tính: kiểm tra các
trường thuộc tính và bổ sung các thông tin còn thiếu
- Thống kê lại diện tích từng loại thổ nhưỡng theo kết quả điều tra thu
thập thông tin ban đầu
c. Nhóm bản đồ khí hậu
- Chuyển đổi định dạng dữ liệu của các bản đồ liên quan đến khí hậu về
khuôn dạng thống nhất (định dạng *.tab và *.shp).
- Tạo các trường thuộc tính trong lớp CSDL
- Xử lý số liệu sinh khí hậu
+ Dựa vào các kết quả thu thập được về số liệu sinh khí hậu của các trạm
đo để xác định: nhiệt độ trung bình năm (T), tổng lượng mưa trung bình năm R,
độ ẩm trung bình năm U, số giờ nắng trung bình năm S, lương bốc hơi khả năng
E0 và số tháng khô hạn K1
+ Chuyển vị trí các trạm đo và nhập kết quả điều tra lên CSDL.
+ Sử dụng phương pháp nội suy Krigging trong ArcGIS để nội suy phạm
vi ảnh hưởng của các trạm đo theo các giá trị T,R,U,S,K1
+ So sánh, đối chiếu kết quả nội suy với kết quả điều tra phạm vị ảnh
hưởng của các trạm đo để lựa chọn kết quả phù hợp

- Chuyển các thông tin (T,R,U,S,K1) vào cơ sở dữ liệu.
d. Nhóm bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt
- Chuyển đổi định dạng dữ liệu của các bản đồ liên quan đến thủy lợi,
thủy văn nước mặt khuôn dạng thống nhất (định dạng *.tab và *.shp).
- Tạo lớp thông tin CSDL thủy lợi, thủy văn nước mặt: Thiết lập các
trường: chế độ tưới, chế độ thủy văn nước mặt…
- Chuyển kết quả cập nhật, chỉnh lý từ bản đồ điều tra thu thập thông tin
(dạng giấy) vào cơ sở dữ liệu (Scan bản đồ giấy, nắn chỉnh, số hóa, chuyển đổi
định dạng, điều chỉnh ranh giới, nhập các nội dung thông tin điều tra)

20


- Sửa lỗi cho lớp CSDL thủy lợi, thủy văn nước mặt
+ Kiểm tra lỗi cho lớp CSDL thủy lợi, thủy văn nước mặt (sử dụng các
công cụ trong Mapinfor hoặc ArcGIS)
+ Sửa các lỗi topology như lỗi chồng xếp, lỗi vùng bị thủng…
- Bổ sung thông tin còn thiếu trong các trường thuộc tính: kiểm tra các
trường thuộc tính và bổ sung các thông tin còn thiếu vào các trường thuộc tính.
1.3. Chồng xếp các bản đồ chuyên đề và xây dựng bản đồ phục vụ điều
tra thực địa
a. Chồng xếp các bản đồ chuyên đề
- Chuyển đổi các lớp CSDL chuyên đề về định dạng *.shp
- Sử dụng phần mềm ArcGIS để chồng xếp các lớp CSDL chuyên đề (sử
dụng chức năng phân tích không gian Spatial Analysis)
- Kết quả thu được CSDL nền với đầy đủ các trường thông tin từ các lớp
CSDL chuyên đề.
b. Biên tập bản đồ phục vụ điều tra thực địa
(Bản đồ phục vụ điều tra thực địa là bản đồ nền địa hình thể hiện được cả
các thông tin về loại đất, hiện trạng sử dụng đất và các thông tin về thoái hóa

ban đầu giúp cho công tác điều tra trên thực địa dễ dàng và thuận tiện hơn)
- Chuyển đổi dữ liệu về định dạng tệp tin *.tab của phần mềm MapInfor
- Từ lớp CSDL chung của tỉnh tách các thông tin từ lớp CSDL đã có đến
từng huyện.
- Sắp xếp các lớp thông tin, dán nhãn (loại đất, độ dốc/địa hình tương đối,
kiểu sử dụng và thông tin thoái hóa đất ban đầu) đến từng khoanh đất và biên tập
trang in.
- Chú dẫn: thực hiện gán nhãn và làm chú dẫn như mục 2.4 của bước 2
- In bản đồ ở tỷ lệ từ 1/10.000; 1/25.000 hoặc 1/50.000 tùy theo đặc thù
của tỉnh phục vụ điều tra thực địa.
2. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
2.1. Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm điều
tra, điểm lấy mẫu đất, khu vực cần điều tra tại thực địa, gồm:
a. Khảo sát sơ bộ tại địa bàn điều tra (xác định sơ bộ về địa hình, địa vật,
giao thông, thủy lợi và dự kiến tuyến điều tra...);

21


×