Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

An sinh xã hội học kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.29 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

TRẢ LỜI
Câu 1: Tại sao Nhà nước thống nhất quản lý về an sinh xã hội? Nguyên
tắc này được thể hiện như thế nào trong chế định bảo hiểm xã hội?
* Khái niệm về an sinh xã hội
An sinh xã hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận
thức và thực tiễn thực hiện trên toàn thế giới. An sinh xã hội theo quan điểm
của một số tổ chức quốc tế cũng có mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới
khác nhau.
1


Theo Liên hiệp quốc, an sinh xã hội tiếp cận trên quyền của người dân
(Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ
gia đình đều có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội
bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết
yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật,
góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…”.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) “An sinh xã hội là những biện pháp của
chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu
và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn
thương và những bấp bênh thu nhập”.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng tiếp cận ASXH dưới góc độ xã
hội: “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên
của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu
với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm
nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức
lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình
nạn nhân có trẻ em”.
Từ việc nghiêm cứu cac quan niệm về ASXH trên thế giới cho thấy khái


niệm ASXH được tiếp cận theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, khái niệm ASXH
phải phù hợp với quan điểm của các tổ chức quốc tế trên thế giới, đặc biệt là
ILO. Do đó có thể đưa ra khái niệm chung nhất về ASXH: “An sinh xã hội là
sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện
pháp công cộng để chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội gây ra bởi
rủi ro, biến cố, bất hạnh nhằm đảm bảo thu nhập, sức khỏe và các điều kiện
sinh sống thiết yếu khác cho các thành viên của mình, góp phần đảm bảo an
toàn và phát triển xã hội”.Xuất phát từ những điều kiện riêng của Việt Nam,
chúng ta quan niệm rằng ASXH : “ là sự bảo vệ của xã hội đối với thành viên
của mình, trước hết và chủ yếu nhằm đảm bảo thu nhập, sức khỏe và các điều
kiện sinh sống thiết yếu khác thông qua các biện pháp như bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội”.
* Sự thống nhất quản lí của Nhà nước về an sinh xã hội
Như vậy, có thể hiểu là an sinh xã hội bao quát một phạm vi rất rộng lớn
và có tác động đến rất nhiều người. An sinh xã hội có thể ảnh hưởng đến cả
khi một con người cụ thể chưa sinh ra và có thể cả khi người đó mất đi. Nó
cũng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người. Việc có một hệ
2


thống an sinh xã hội có thể làm thay đổi cuộc sống của mọi người theo chiều
hướng tốt lên cũng như không có một hệ thống an sinh xã hội cũng làm thay
đổi cuộc sống của họ theo chiều hướng xấu đi. Hệ thống an sinh xã hội của
mỗi nước có tác động rất lớn đến an sinh khu vực và thậm chí là cả thế giới.
Vì vậy rất cần sự thống nhất quản lí an sinh xã hội của Nhà nước:
- Sự can thiệp của Nhà nước không chỉ xuất phát từ nhu cầu tất yếu đảm
bảo sự ổn định, chắc chắn, công bằng trên phạm vi rộng mà còn xuất phát từ
chức năng xã hội của Nhà nước. Nhà nước có điều kiện nhất để quản lí thống
nhất việc thực hiện các chính sách xã hội. Nhà nước chính là đại diện lớn nhất
của xã hội, có sức mạnh toàn diện để có thể thực hiện các mục tiêu xã hội.

Việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước như là loại trách nhiệm xã
hội lớn lao, vừa có tính truyền thống, vừa có tính hiện đại. Để tạo ra tính
thống nhất và đạt hiệu quả cao nhất Nhà nước phần lớn cần phải dựa vào sức
mạnh cộng đồng.
- An sinh xã hội không phải là lĩnh vực kinh doanh mà là lĩnh vực đảm
bảo xã hội. An sinh xã hội gắn liền với việc duy trì các chính sách xã hội, với
nền dân chủ, với chế độ xã hội. An sinh xã hội như là thước đo về sự cam kết
của Nhà nước, của Đảng cầm quyền đối với người dân và đối với xã hội. Do
đó, Nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện tốt và chỉ có thể là tốt đối với
công tác này.
- Xem xét trên khía cạnh nguồn đảm bảo, an sinh xã hội chủ yếu phải
được đảm bảo, chi tiêu từ ngân sách nhà nước. An sinh xã hội là hệ thống tài
chính đặc biệt, được đảm bảo với độ an toàn đặc biệt. An sinh xã hội thuộc hệ
thống phúc lợi xã hội. Do đó, ngân sách nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo cho
sự an toàn tài chính để tránh những rủi ro, bất trắc từ đó là giảm hoặc mất khả
năng đảm bảo chi trả cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội. Việc Nhà
nước thống nhất quản lí hệ thống an sinh xã hội sẽ tạo ra những điều kiện làm
cho an sinh xã hội trở thành hệ thống trong sạch và công bằng. An sinh xã hội
với mục đích mang lại những quyền lợi vật chất cho những người thụ hưởng
có thể trở thành mục tiêu của các hành vi sai phạm. Việc Nhà nước tổ chức
quản lí với ưu thế về sức mạnh tổng hợp về chính trị - kinh tế - pháp luật của
mình sẽ góp phần phát hiện và xử lí kịp thời với các hành vi vi phạm nhằm
đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng cần được chăm sóc trong xã hội, tránh
việc thất thoát tiền bạc, tài sản vào tay những người có ý đồ xâm phạm tài sản
của Nhà nước, của nhân dân.
3


- Nhà nước thực hiện thống nhất quản lí về ASXH nhằm thực hiện các
mục đích an sinh: đều nhằm trợ giúp con người- những thành viên trong xã

hội, trong những trường hợp rủi ro, hiểm nghèo mà bản thân không thể giải
quyết được. Thông qua sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần những khó khăn
của con người được giảm thiêu góp phần phần làm cho xã hội tồn tại và phát
triển ổn định, bền vững.
- Trên phương diện quốc tế, sự tham gia của nhà nước vào hoạt động
ASXH cũng thể hiện trình độ văn minh, tiến bộ và tinh thần nhân đạo của mỗi
quốc gia.
Việc nhà nước thực hiện thống nhất quản lí ASXH đã được pháp luật ghi
nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật an sinh xã hội nói
chung, và được thể hiện cụ thể trong chế định bảo hiểm xã hội nói riêng.
Cơ sở của nguyên tắc này nằm ngay ở chính chức năng xã hội của Nhà
nước. Nhà nước, chủ sở hữu cao nhất, đồng thời là người chủ sử dụng lớn
nhất, người đại diện cho toàn xã hội phải là người thống nhất quản lý toàn bộ
lĩnh vực an sinh.
Sự thống nhất quản lý an sinh xã hội thể hiện ở chỗ, trước hết, Nhà nước
định ra các “chính sách xã hội”. cùng với các chính sách kinh tế, chính sách
văn hóa, an ninh quốc phòng. Đồng thời, Nhà nước ban hành hệ thống pháp
luật an sinh xã hội nhằm thể chế hóa các chính sách xã hội ấy. Để thực thi có
hiệu quả các văn bản pháp luật, Nhà nước thành lập hệ thống các cơ quan
chức năng về an sinh xã hội cũng như kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các
chính sách, chế độ an sinh xã hội của các cơ quan này.
Là người chủ sở hữu lớn nhất, Nhà nước còn trực tiếp đóng góp hoặc hỗ
trợ vào nguồn thực hiện các chế dộ an sinh xã hội. Ví dụ, Nhà nước đóng và
hỗ trợ thêm quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bên
cạnh sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. Phần lớn
quỹ dùng để ưu đãi cho người có công với cách mạng và quỹ cứu trợ xã hội
cũng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp.
Tuy nhiên, nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an sinh xã hội
không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ sự tham gia quản lý của các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức, đoàn thể xã hội. Tùy theo vị trí, chức năng của

từng tổ chức, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân Việt
Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh... mà pháp luật trao cho họ
4


một số quyền và cả trách nhiệm tương ứng trong việc tham gia tổ chức, quản
lý một số mặt hoạt động thuộc an sinh xã hội.
* Nguyên tắc trên được thể hiện rõ trong chế định bảo hiểm xã hội
Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật
bảo hiểm xã hội năm(LBHXH) 2014:
Thứ nhất, thể hiện ở việc Nhà nước trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý
toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội thông qua việc ban hành pháp luật quy
định các chế độ bảo hiểm xã hội, và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó.
Nội dung quản lí nhà nước về BHXH được ghi nhận cụ thể tại điều 7 Luật
BHXH 2014 bao gồm:
“1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính
sách bảo hiểm xã hội.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn
nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã
hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội”
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt của
đời sống xã hội. Do vậy, Nhà nước luôn dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước trong từng giai đoạn mà quy định chính sách quốc gia về bảo hiểm
xã hội cho phù hợp với thực tiễn của đất nước. Bên cạnh việc quy định chế độ

bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn
lương, Nhà nước khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác
đối với người lao động.
Thứ hai, Nhà nước thực hiện thống nhất quản lí về BHXH được thể hiện
thông qua việc nhà nước xây dựng hệ thông các cơ quan quản lí nhà nước về
BHXH được quy định tại điều 8 Luật BHXH năm 2014, cụ thể:
5


“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu,
chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã
hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.”
Thứ ba, cùng với đó, Nhà nước cũng quy định chi tiết nhiệm vụ quyền
hạn của các cơ quan trên, tạo điều kiện cho các cơ quan này thực hiện có hiệu
quả và thống nhất trong quản lí nhà nước về bảo hiểm xã hội. (Điều 10, điều
11Luật BHXH 2014)
Thứ tư, việc Nhà nước thống nhất tổ chức và quản lý toàn bộ sự nghiệp
bảo hiểm xã hội không phải là loại bỏ sự tham gia của quần chúng lao động.
Với tư cách là người đại diện cho tập thể những người lao động, công đoàn
trung ương được quyền tham gia với chính phủ trong các vấn đề : xây dựng
điều lệ, thành lập hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội, ban hành quy chế về tổ
chức, hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội. Các công đoàn địa phương và cơ sở
tham gia cùng với các cấp chính quyền và người sử dụng lao động trong việc

thực hiện và giám sát việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội (Điều 14,
điều 15 và chương II- Luật BHXH năm 2014).
Thứ năm, biểu hiện rõ nét nhất trong việc nhà nước thống nhất quản lí
BHXH, đó là việc nhà nước thống nhất quản lí quỹ BHXH, được ghi nhận là
một nguyên tắc cơ bản của BHXH, (khoản 4- điều 5- Luật BHXH 2014):
“Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh
bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ
thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định”. Việc
quản lý quỹ bảo hiểm xã hội gồm hai mặt: quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã
hội và quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội . Hai mặt quản lý này có mối quan
6


hệ chặt chẽ với nhau nhưng lại có tính chất khác nhau và do các cơ quan khác
nhau đảm nhận.
- Việc quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, cơ quan của Chính phủ đảm nhận và có những nhiệm vụ,
quyền hạn sau: xây dựng và trình ban hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; ban
hành các văn bản pháp qui về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền; hướng dẫn,
kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội. Vụ bảo hiểm xã hội là vụ
chức năng giúp Bộ Lao động - thương binh và Xã hội thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Việc quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ, quản lý và thực hiện các chế độ bảo hiểm
xã hội; thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội
Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được
Nhà nước bảo hộ. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, sự giám sát của tổ

chức công đoàn.
Câu 2: Bà B là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bản thân bà cũng tham gia
hoạt động cách mạng và đã từng bị địch bắt tù đầy. Năm 1990, bà B làm
việc ở công ty X. Đến năm 2013, tuy mới 53 tuổi, nhưng do viết thương
trong chiến tranh tái phát, không đủ sức khỏe để làm việc nên bà B làm
đơn xin nghủ hưu
1. Theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, bà B được
hưởng những quyền lợi nào?
2. Bà B có được hưởng hưu trí hàng tháng không, tại sao?
Bài làm
1. Theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, bà B được
hưởng những quyền lợi nào?
An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình,
trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do rủi
ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất
người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già cũng như các trường hợp bị thiên tai,
địch họa...Đồng thời, xã hội ưu đãi những thành viên của mình đã có hành
động xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc biệt trong sự nghiệp
7


xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó khái niệm pháp luật ASXH ở Việt Nam
được hiểu theo nghĩa hẹp, là tổng hợp các quy định pháp luật do Nhà nước
ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo vệ các thành
viên của mình, trước hết và chủ yếu nhằm đảm bảo các điều kiện về sức khỏe
và các điều kiện thiết yếu khác của cuộc sống thông qua các biện pháp: bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), trợ giúp xã hội (TGXH), ưu đãi
xã hội( ƯĐXH). Cấu thành nên pháp luật an sinh Việt Nam bao gồm: pháp
luật về BHXH, pháp luật về BHYT, pháp luật về TGXH, pháp luật về ƯĐXH.
Trong tình huống trên có các sự kiện an sinh sau:

- Bà B: là bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Bà từng tham gia hoạt động cách mạng , từng bị địch bắt bà từ đày.
- Bà tham gia quan hệ lao động năm 1990, trong thời gian làm việc thì
vết thương cũ trong chiến tranh tái phát.
- 2013: bà (53 tuổi) làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.
Sự kiện 1: bà B là bà mẹ Việt Nam anh hùng
Trong tình huống này không đề cập cụ thể, nên mặc nhiên thừa nhận bà
B sẽ thuộc một trong 5 trường hợp được quy định tại Điều 2 Nghị định
56/2013 NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh quy định
danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Trong trường hợp này: Bà B sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
Căn cứ vào điều 15 Mục 4 pháp lệnh 2/2005 PL-UBTVQH 22 về ưu đãi
đối người có công với cách mạng; khoản 9 điều 1 Pháp lệnh
04/2012/UBTVQH
sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh người có công với cách
mạng
a) Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của
Pháp lệnh này;
b) Phụ cấp hàng tháng;
c) Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia
đình;
8


d) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
đ) Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ về nhà ở quy
định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.
Thứ nhất, Bà B sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
quy định tại Điều 14 pháp lệnh 04/2012, bao gồm:
- Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

- Bà B là mẹ của Liệt sĩ nên bà B sẽ thuộc trường hợp là được hưởng trợ
cấp tiền tuất hàng tháng, với mức trợ cấp được quy định tại nghị định
101/2013 NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có
công với cách mạng, theo đó trợ cấp tiền tuất đối với nhân thân của một liệt sĩ
là 1.220.000 đồng/tháng; Trợ cấp tiền tuất đối với nhân thân của 2 liệt sĩ là
2.440.000 đồng/tháng; Trợ cấp tiền tuất đối với nhân thân của 3 liệt sĩ trở lên
là 3.660.000 đồng/tháng
- Ngoài được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, bà B còn được hưởng
trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, với mức trợ cấp 976.000 đồng/tháng.
- Được hưởng ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay
vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công
ích theo quy định của pháp luật; hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh
của từng người, khả năng của nhà nước và địa phương.
- Bà B là đối tượng vừa được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ
cấp nuôi dưỡng hàng tháng nên bà sẽ được nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều
dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần
thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của nhà nước; khi chết
thì người được tổ chức mai táng được hưởng một khoản tiền trợ cấp và mai
táng phí.
Thứ hai, bà B được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp được quy
định trong nghị định 101/2013 NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đã
đối với người có công với cách mạng, theo đó mức phụ cấp là 1.023.000
đồng/tháng
Thứ ba, trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở
gia đình;mức trợ cấp cũng được quy định cụ thể tại nghị định 101/2013 NĐCP, theo đó, mức trợ cấp là 1.220.000 đồng/tháng.
9


Thứ tư, bà B còn có thể được nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa
hoặc hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh

04/2012/UBTVQH13: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với
cách mạng, nhân thân thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự
tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng; và được hướng
dẫn cụ thể tại Thông tư số 09/2013/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ
người có công với cách mạng về nhà ở.
Ngoài ra, căn cứ vào Pháp lệnh 05/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung
một số điều của pháp luật quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt
Nam anh hùng” bà B còn được hưởng các quyền sau:
- Được tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh
hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Khi từ trần được tổ chức lễ tang trang trọng; Kinh phí tổ chức lễ tặng
hoặc truy tặng, tổ chức lễ tang do Nhà nước bảo đảm.
Sự kiện 2: bà B cũng từng tham gia tham hoạt động cách mạng và
từng bị địch bắt từ đày
Căn cứ điều 28 Pháp lệnh 2/2005 PL-UBTVQH 22 về ưu đãi đối người
có công với cách mạng quy định về điều kiện hưởng chế độ khi tham gia cách
mạng, kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Thấy rằng, khi còn chiến tranh bà B
từng tham gia cách mạng và từng bị địch bắt tù đày, do tình huống không
nhắc đến nên ta mặc nhiên hiểu rằng bà B đã được cơ quan, đơn vị, tổ chức có
thẩm quyền công nhận trong thời gian bị địch bắt tù đày bà B không khai báo
gì có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch. Nên bà
B hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện được hưởng trợ cấp đối với trường hợp
này.
Căn cứ vào Điều 29 Pháp lệnh 2/2005 PL-UBTVQH 22 về ưu đãi đối
người có công với cách mạng và khoản 20-Điều 1 Pháp lệnh
04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh người có
công với cách mạng thì bà B được hưởng các quyền lợi sau:
-Được tặng Kỉ niệm chương;
-Được hưởng trợ cấp hàng tháng; mức trợ cấp căn cứ vào nghị định

101/2013 NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công
với cách mạng, theo đó bà B được hưởng 732.000 đồng/tháng.
10


-Được hưởng bảo hiểm y tế;điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một
lần, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh
tật của từng người và khă năng của nhà nước.
Sự kiện 3: Bà tham gia quan hệ lao động năm 1990, trong thời gian
làm việc thì vết thương cũ trong chiến tranh tái phát ảnh hưởng đến sức
khỏe
Năm 1990, bà B làm việc ở Công ty X, như vậy từ 1990 bà B đã tham
gia quan hệ lao động, tính cho đến 2013 thì bà B là người lao động làm việc
theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, nên bà B là đối tượng hưởng
chế độ ốm đau theo quy định tại (Điều 24 Luật BHXH năm 2014)
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 điều kiện hưởng chế độ
ốm đau: “bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và phải có xác nhận của cơ
sở y tế”. Trong tình huống này, sức khỏe của bà B bị ảnh hưởng do vết
thương chiến tranh tái phát, việc bà bị ốm đau là thực sự, và không tự chủ
động về việc này, nằm ngoài ý chí của quan của người lao động; đồng thời
với đó bà B được cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận( cơ sở y tế có giấy phép
hoạt động ở trung ương hoặc ở địa phương) Bà B hoàn toàn thỏa mãn hai
điều kiện trên, do đó bà B sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Bà B làm việc từ 1990 và tình huống không nêu bà làm việc trong điều
kiện như thế nào, nên ta mặc nhiên thừa nhận bà đã đóng bảo hiểm từ 1990 và
làm việc trong điều kiện lao động bình thường .Tính đến năm 2013, bà đã có
23 năm đóng bảo hiểm xã hội. Do đó bà B sẽ có:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau, căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 26
Luật BHXH 2014, thì bà B sẽ được hưởng 40 ngày/năm.
Mức hưởng, căn cứ vào khoản 1 điều 2 Luật BHXH 2014, thì bà B

được hưởng mức bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Ngoài ra, sau khi thời gian hưởng chế độ ốm đau, mà sức khỏe của bà
còn yếu thì được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (điều 29 Luật
BHXH 2014). Căn cứ vào điều 12 nghị định 152/2006 NĐ-CP, bà B sẽ đưởng
hưởng tối đa 5 ngày với mức hưởng bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình hoặc bằng 40% mức lương tối
thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại các cơ sở tập trung.
11


Như vậy, theo quy định pháp luật ASXH hiện hành, bà B sẽ được
hưởng các quyền lợi sau:
- Hưởng chế độ trợ cấp của Bà mẹ mẹ Việt Nam anh hùng
- Hưởng chế độ trợ cấp cho đối tượng hoạt động kháng chiến, hoạt động
cách mạng bị địch bắt từ, đày.
- Hưởng chế đố ốm đau.
2. Bà B có được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hay không? Tại
sao?
Điều kiện cơ bản để được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng là nam đủ 60
tuổi, nữ đủ 55 tuổi,có đủ 20 năm đóng BHXH. Trên cơ sở đó, pháp luật cũng
quy định giảm tuổi nghỉ hưu xuống đối với một số đổi tượng làm việc trong
khu vực nặng nhọc,độc hại nguy hiểm,bị suy giảm khả năng lao động vầ thậm
chí không quy định số tuổi trong một số trường hợp. Những đối tượng không
đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, có thể được hưởng trợ cấp một lần
hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm.
Sự kiện 4: Trong tình huống này bà B sẽ không được hưởng chế độ
hưu trí hàng tháng
Vì các lí do sau đây:
Thứ nhất, từ sự lý giải ở phần 1, xác định được bà B đã có thời gian

đóng bảo hiểm là 23 năm. Tuy nhiên, tính đến năm 2013, bà B mới có 53 tuổi
không đủ điều kiện về tuổi (đối với nữ: đủ 55 tuổi). Như vậy bà không thỏa
mãn điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại khoản
1-Điều 54 Luật BHXH 2014.
Thứ hai, về điều kiện lao động, thì bà B làm việc trong điều lao động
bình thường, nên bà B không thuộc các trường hợp làm việc được quy định
tại Điểm b Khoản 2 Điều 50 Luật BHXH 2005 và các khoản 2,3,4 điều 26
Nghị định 152/2006 NĐ-CP để được xem xét hưởng chế độ hưu trí hàng
tháng
Thứ ba, trong tình huống cũng không nêu về suy giảm khả năng lao động
của bà B, nên bà cũng không thuộc đối tượng để được hưởng chế độ hưu trí
hàng tháng quy định tại điều 55 Luật BHXH 2005 và điều 27 Nghị định
152/2006 NĐ-CP.
12


Tóm lại: tại thời điểm năm 2013, bà B xin nghỉ hưu thì có thể khẳng
định bà B không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
Nhận xét: trong tình huống này, tại thời điểm năm 2013 bà B không đủ
điều kiện để được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng vì bà xin nghỉ hưu khi
ở tuổi 53; chưa đủ tuổi để nghỉ hưu( đủ 55 tuổi), đây là trường hợp nghỉ hưu
trước tuổi. Vì vậy, năm 2013 bà B sẽ không được làm sổ hưu ngay. Mà sẽ
được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm theo quy định tại Điều 61 Luật BHXH
2014, trong thời gian này bà sẽ không được hưởng các chế độ liên quan đến
hưu trí, mà bà phải đợi năm 2015, mới được làm sổ hưu để được hưởng chế
độ hưu trí hàng tháng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật an sinh xã hội, Trường đại học Luật Hà Nội, NXb Tư pháp.
2. Pháp luật an sinh xã hội- những vấn đề lý luận và thực tiễn, TS Nguyễn

Hiền Phương, NXB Tư pháp;
3. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
4. Nghị định 152/2006 NĐ- CP hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã
hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
5. Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy
định Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống tập
trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương
6. Pháp lệnh 2/2005 PL-UBTVQH 22 về ưu đãi đối người có công với cách
mạng; khoản 9 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một
số điều của pháp lệnh người có công với cách mạng
13


7. Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp
lệnh người có công với cách mạng
8. Nghị định 101/2013 NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với
người có công với cách mạng

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×