Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế nội dung và phân tích ảnh hưởng của văn hóa đến kế toán các quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.75 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC

KẾ TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài:

NỘI DUNG VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG
CỦA VĂN HÓA ĐẾN KẾ TOÁN
CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

GVHD: ThS. NCS. Phạm Quang Huy
SVTH: Trần Nam Khánh – 7701250598A
Lớp: Cao học Kế toán K25 (tối thứ 4)

TP. HCM tháng 08, 2016


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.
2.
3.

Sự cần thiết của đề tài............................................................................................2
Các nghiên cứu liên quan.......................................................................................2
Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................3

Chương I: Lý luận tổng quan về văn hóa


1.
2.
3.
4.

Khái niệm, quan điểm về văn hóa...........................................................................4
Các cấp độ của văn hóa..........................................................................................4
Thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede...................................................................5
Mối tương quan về khác biệt văn hóa với khác biệt quốc gia................................6

Chương II: Ảnh hưởng của văn hóa đến kế toán các quốc gia trên thế giới
1.
2.
3.

Sự khác biệt kế toán giữa các quốc gia..................................................................8
“Văn hóa” – Một trong các yếu tố chính tạo sự khác biết.....................................8
Môi trường văn hóa tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.............9

Chương III: Kết luận........................................................................................................11
Tài liệu tham khảo............................................................................................................12

2


LỜI NÓI ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài
Văn hoá là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan

đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hoá giúp phân biệt thành viên
của nhóm con người này với nhóm con người khác. Vì vậy, ở những nhóm khác nhau, những
cấp độ khác nhau, sẽ có những khác biệt nhất định về văn hoá. Và những khác biệt này ảnh
hưởng như thế nào đến nền kế toán của mỗi quốc gia trên thế giới, đến cấu trúc doanh nghiệp,
chiến lược kinh doanh và mối quan hệ với các đối tác, khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến?
Những ảnh hưởng này là tích cực hay tiêu cực và sẽ dẫn đến những thay đổi gì trong phương
pháp trình bày, nghiên cứu và ghi nhận kế toán để thích ứng và phát triển?.Cũng như tạo ra
những giá trị riêng của từng nền kế toán dựa trên nền tảng văn hóa phát triển.
Để làm rõ vấn đề này, trong khuôn khổ của môn kế toán quốc tế, nghiên cứu của bài tiểu
luận hướng tới phân tích về văn hóa và các ảnh hưởng của văn hóa đến kế toán của các quốc gia
trên thế giới. Cụ thể, bài tiểu luận gồm những phần sau:
Phần 1: Tìm hiểu về văn hóa nói chung, những đặc trưng cơ bản, và chủ yếu xoáy sâu vào
những yếu tố tác động đến kinh tế nói chung và kế toán nói riêng của văn hóa.
Phần 2: Phân tích ảnh hưởng của văn hóa đến kế toán các quốc gia trên thế giới.
Phần 3: Đưa ra kết luận tổng quan và kiến nghị ý kiến cá nhân cho vấn đề này tại Việt
Nam.
Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu nhưng nhóm sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong
nhận được những lời góp ý chân thành của Thầy dành cho nhóm.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy!

2.

Các nghiên cứu liên quan
Văn hóa là một đê tài rộng lớn không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà là của toàn nhân loại.
Văn hóa có những giá trị và đặc thù riêng, tác động rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần,
sinh hoạt lối sống của mỗi con người. Về kinh tế nói chung, và kế toán nói riêng, Văn hóa luôn
có những tác động nhất định đến việc gầy dựng, hình thành, cũng như phát triển và thay đổi theo
thời gia.
Với mỗi nền văn hóa khác nhau, hệ thống kế toán chịu sự chi phối của văn hóa đế có nền
tảng hình thành. Với các quốc gia phương tây, luôn chuộng sự chính xác, quy củ (từ một sự phát

triển kinh tế công nghiệp vững chắc là lâu dài) luôn đòi hỏi hệ thống kế toán phải được hình
thành và ghi nhận sao cho các nghiệp vụ kế toán phản ánh đúng và đủ giá trị cốt lõi của bản chất

3


kinh doanh. Họ ít quan tâm đến hình thức hơn là bản chất nghiệp vụ. Nên hệ thống kế toán của
họ có thể có sự phòng khoáng về quy định hình thức (số tài khoản), nhưng lại rất biết giữ giá trị
cốt lõi của từng tài khoản (tên tài khoản và bản chất của nó) trong việc ghi nhận và phản ánh
hoạt động kinh doanh vào sổ sách. Còn đối với các nước phương Đông thì sao? Với nền văn hóa
chuộng sự phục tùng và quy củ, hệ thống kế toán của họ cũng được hình thành trên nền tảng:
“đưa ra những quy định chung và thống nhất, buộc mọi đối tượng trong nền kinh tế đó tuân
theo”. Nó thể hiện ý chí muốn tạo ra một thể thống nhất, để cho dễ quản lý và làm việc (gặp vấn
đề đó, trường hợp đó, là phải sử dụng và định khoản như vậy).
Trên thế giới và Việt Nam có tương đối ít các đề tài nói riêng về kế toán và văn hóa. Tuy
nhên, nhìn rộng ra, việc phân tích các ảnh hưởng của văn hóa đến doanh nghiệp và hoạt động kế
toán tài chính của doanh nghiệp cũng coi như là một. Văn hóa doanh nghiệp luôn có một tác
động cực kỳ lớn đến quy trình làm việc, không khí làm việc, tác phong làm việc và hiệu quả làm
việc của mỗi người, mỗi nhóm hay mỗi phòng ban nhất định. Theo giáo trình Quản trị học của
khoa quản trị kinh doanh, đại học Kinh tế Tp.HCM đã đề cập: “Văn hoá của một tổ chức là mặt
nhận thức (chỉ tồn tại trong một tổ chức không phải trong một cá nhân), nhận thức chỉ mang tính
mô tả thông qua các đặc điểm như phân biệt tổ chức này với tổ chức khác, là cơ sở để đánh giá
và động viên các thành viên trong tổ chức, phân biệt khoảng cách giữa các nhà quản trị với nhân
viên, là cơ sở để ứng xử với các rủi ro”, hiểu rõ hơn, văn hóa có chức năng tạo ra các chuẩn mực
chung để các các nhân hướng tới, tuân theo và đạt được nhằm tạo ra sự đồng ý và tuân thủ của
mọi người. Hay thông qua giáo trình hành vi tổ chức, được biên soạn bởi PGS. TS. Bùi Anh
Tuấn và PGS. TS. Phạm Thúy Hương về vấn đề lý thuyết văn hóa và quản trị, nhóm tác giả tổng
hợp giá trị và khái niệm văn hóa từ nhiều nguồn để đưa ra kết luận: “văn hóa tổ chức là hệ thống
những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và
hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức”. Điều đó có thể thấy, văn hóa xác

định “tính cách” riêng cho từng doanh nghiệp nói riêng, từng quốc gia nói chung..
3. Mục tiêu, phương pháp nghiên của đề tài
 Mục tiêu: Đề tài tìm hiểu và phân tích tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán của mỗi

quốc gia trên thế giới, để từ đó có cái nhìn tổng quan về lý thuyết cũng như thực trạng về
vấn đề này.
 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các kiến thức,
thông tin, số liệu phục vụ đề tài; Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng để thực
hiện việc phân tích, so sánh số liệu thu thập được nhằm rút ra được các kết luận phục vụ
mục tiêu của đề tài.

4


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA
1.

2.

Khái niệm, quan điểm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến
mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Từ tương ứng với văn hóa theo ngôn ngữ của phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của
động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng
trọt; cầu cúng. Từ văn hóa trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa
cách gọi văn hóa theo phương tây. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn
học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp
nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm
phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận.... Tựu chung lại,
văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai

khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật
chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm
và đó là một phần của văn hóa.
Theo lý thuyết văn hóa của Hofstede thì văn hóa là các chương trình tập hợp trong tiềm
thức con người để phân biệt các thành viên của nhóm con người này với các thành viên của
nhóm con người khác. Điều này làm rõ lên một vấn đề rằng: văn hóa là thước đo để phân biệt
giữa nhóm các con người trong cùng một xã hội. Đối với tiêu chí “có văn hóa” và không có văn
hóa: đó là sự phân biệt giữa nhóm người tuần thủ các quy tắc chung của xã hội (có văn hóa) và
nhóm người đi ngược lại những quy tắc chung đó; hay đối với tiêu chí “khác biệt văn hóa”, đó là
nhóm người tuân thủ theo một bộ quy tắc chung, khác hẳn với bộ quy tắc chung của một nhóm
người khác trong xã hội, hai hay nhiều nhóm người này đều là người “có văn hóa” trong nhóm
cộng đồng của họ, tuy nhiên khi đem so sánh với nhau thì nó lại hoàn toàn khác biệt.
Các cấp độ của văn hóa
Theo mục tiêu nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của kế toán dựa trên nền tảng văn hóa
của từng quốc gia, văn hóa được chia thành 2 cấp độ chính, đó là cấp độ quốc gia và cấp độ tổ
chức, cụ thể:
 Cấp độ quốc gia: Thế giới hiện nay được chia thành khoảng 200 quốc gia. So sánh văn hóa

giữa các quốc gia đã trở thành một phần của khoa học xã hội. Văn hóa không đồng đều
giữa các quốc gia. Các quốc gia như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia có những khu
vực văn hóa khác nhau. Nghiên cứu của Geert và những người khác đã chỉ ra rằng các nền
văn hóa quốc gia khác nhau đặc biệt là ở các mức độ, thường là vô thức, các giá trị được tổ
chức bởi một phần lớn dân số. Giá trị, trong trường hợp này, là "sở thích rộng rãi cho một
nhà nước về các vấn đề hơn những người khác". Điều này khác với nghĩa là "niềm tin đạo

5


đức yêu mến" thường được sử dụng, như trong "giá trị công ty". Nền văn hóa của các quốc
gia khá ổn định theo thời gian. Các giá trị văn hóa được bắt nguồn từ những giá trị vô thức,

theo thời gian như các hình ảnh từ thủa nhỏ, các nghi lễ, nhân vật lịch sử.
 Cấp độ tổ chức: Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ
chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa,
lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có
khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số
chung. Văn hóa tổ chức được Geert phân biệt trong cùng một quốc gia hoặc các quốc gia.
Trên phương diện các quốc gia, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về phạm vị đơn vị là quốc
gia, và ảnh hưởng chung văn hóa quốc gia đó đến hệ thống kế toán với các quốc gia khác.
3.

Thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede
Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede được coi như là lý thuyết căn bản và đầy đủ về sự
mô tả ảnh hưởng của văn hóa xã hội lên các thành viên trong xã hội và làm thế nào mà các giá
trị này liên quan đến hành vi của họ. Thành quả của Hofstede đã tạo ra một truyền thống nghiên
cứu quan trong lĩnh vực tâm lý đa sắc tộc cũng như nhận được sự hỗ trợ và xác nhận từ các nhà
nghiên cứu và tư vấn tại nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và giao tiếp quốc tế. Lấy cơ sở
quốc gia làm nền tảng, tiểu luận đi sâu giới thiệu về các chiều văn hóa quốc gia như sau:
 Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI): được định nghĩa là “mức độ mà những thành viên ít

quyền lực của một tổ chức hoặc thể chế (hoặc gia đình) chấp nhận và kỳ vọng rằng quyền
lực được phân bổ không công bằng”. Trong khía cạnh này, sự bất công bằng và tập trung
quyền lực tập trung được những người ít quyền lực hơn nhận thức một cách hiển nhiên. Vì
vậy, chỉ số PDI cao thể hiện sự phân bổ quyền lực được thiết lập và thực thi rõ ràng trong
xã hội mà không vướng bất cứ sự nghi ngờ hay chất vấn nào. Chỉ số PDI thấp thể hiện mức
độ chất vấn cao về phân bổ quyền lực cũng như nỗ lực phân chia quyền hành đồng đều.;
 Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV): Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập của
cá nhân với tập thể và cộng đồng”. Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng
buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia đình của mình. Họ chú
trọng đến chủ thể “tôi” hơn là “chúng tôi”. Trong khi đó, chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã
hội với các mối quan hệ hòa nhập chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm khác.

Những thành viên trong nhóm có sự trung thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành viên
khác trong mỗi tranh chấp với các nhóm, hội khác;
 Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI): được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với
sự mơ hồ”, khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng,
không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường. Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ
gắn kết của thành viên trong cộng động đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản
hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự “đúng đắn” chung trong mọi

6


4.

khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được. Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thất
sự cởi mở và chấp nhân những ý kiến trái chiều và gây tranh cãi. Xã hội có UAI thấp
thường mang tính ít quy định, quy chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển
và chấp nhận rủi ro.;
 Nam quyền và Nữ quyền (MAS): ở khía cạnh này, “nam quyền” được định nghĩa là “sự ưu
tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa thành công dựa trên
những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được”. Ngược lại, nữ quyền ám chỉ sự coi trọng
tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó khăn cũng như chất lượng cuộc
sống. Phụ nữ trong xã hội được tôn trọng và thể hiện những giá trị khác nhau. Trong xã hội
ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và quan tâm đến sự bình đẳng giới. Trong khi đó, xã hội trọng
nam quyền, phụ nữ dù có được chú trọng và cạnh trah nhưng thường vẫn bị kém coi trọng
hơn so với nam giới. Nói theo cách khác, họ cũng nhận ra khoảng cách giữa những giá trị
về nam giới và nữ giới. Khía cạnh này chính là sự cấm kỵ trong những xã hội trọng nam
quyền;
 Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO): khía cạnh này miêu tả sự kết nối giữa
quá khứ với hiện tại và các hành động/ khó khắn trong tương lai. Khi chỉ số LTO thấp, nó
biểu thị định hướng ngắn hạn của một xã hội khi mà những truyền thống được trân trọng

gìn giữ và sự kiên định được đánh giá cao. Trong khi đó, xã hội có chỉ số LTO cao thường
chú trọng vào quá trình dài hạn, quan tâm đến sự thích ứng và thực dụng khi giải quyết vấn
đề. Một nước nghèo, nếu giữ định hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc phát triển kinh tế.
Trong khi đó nước có định hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển;
 Tự Thỏa Mãn và Tự Kiềm Chế (IND): khái niệm này chính là thước độ mức độ hạnh phúc,
liệu có hay không sự tự thỏa mãn những niềm vui đơn giản. Tự thỏa mãn được định nghĩa
như “ sự cho phép của xã hội trong việc tự thỏa mãn một cách tự do các nhu cầu cơ bản và
tự nhiên của con người, ví dụ như hưởng thụ cuộc sống”. Trong khi khái niệm “tự kiềm
chế” lại thể hiện “sự kiểm soát của xã hội, bởi những định kiến, chuẩn mực nghiêm ngặt,
trong việc hưởng thụ của cá nhân”. Một xã hội cho phép hưởng thụ thường tạo niềm tin
cho cá nhân rằng chính họ, quản lý cuộc sống và cảm xúc của mình, trong khi đó xã hội đề
cao tính kiềm chế tin rằng có những yếu tố khác, ngoài bản thân họ, điều khiển cuộc sống
và cảm xúc của chính họ.
Mối tương quan về khác biệt văn hóa với khác biệt quốc gia
Dựa trên các đặc điểm khác biết đã được trình bày ở mục trên, chúng ta sẽ thấy được sự
khác cơ bản và giá trị của những khác biệt này thông qua những phân tích dưới đây, ví dụ như
về chỉ số quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, điểm phòng chống rủi ro, nam quyền… Tất cả những
khía cạnh đó đều làm nên sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau, từ đó tác động lớn đến hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động kế toán. Cụ thể sự khác biệt được phân tích theo mô
hình của Hofstede, Bằng việc chấm điểm từng quốc gia (với thang điểm từ 1 đến 120), mô hình

7


sáu khía cạnh văn hóa của Hofstede cho phép sự so sánh quốc tế giữa các nền văn hóa (còn gọi
là nghiên cứu so sánh):
 Tại các quốc gia châu Á và Latin, các khu vực châu Phi và vương quốc Ả rập, chỉ số










quyền lực được quan sát thấy là rất cao. Trong khi đó, các nước Anglo và Germanic có chỉ
số quyền lực khá thấp (tại Úc là 11 và Đan Mạch là 18). Tại châu Âu, khoảng cách quyền
lực có xu hướng thấp với các nước Bắc Âu và tăng dần tại các nước phía Nam và Đông
Âu. Cụ thể, Ba Lan có 68 điểm PDI, Tây Ban Nha là 57, Thụy Điểm là 31 và Vương Quốc
Anh chỉ có 35. Ví dụ, Mỹ trong thang đánh giá của Hofstede đạt 40 điểm PDI, giữ ở mức
trung bình. Trong khi đó Guatemala có chỉ số khá cao là 95 còn Israel lại khá thấp với chỉ
13 điểm PDI.
Trong các chỉ số về chủ nghĩa cá nhân, có một khoảng cách rõ rệt giữa các nước phương
Tây với phương Đông. Bắc Mỹ và châu Âu được đánh giá là coi trọng chủ nghĩa cá nhân,
đặc biệt là ở Canada và Hungary với 80 điểm IDV. Ngược lại, tại các quốc gia châu Á,
châu Phi và Mỹ Latin, họ coi trọng chủ nghĩa tập thể. Colombia chỉ có 13 điểm IDV và
Indonesia là 14. Sự khác biệt rõ rệt nhất chính là khoảng cách giữa 6 điểm IDV của
Guatemala với 91 điểm IDV của Mỹ. Nhật Bản và các quốc gia Ả rập có giá trị IDV ở
mức trung bình.
Điểm phòng chống rủi ro được chấm cao nhất tại các quốc gia Mỹ Latin, Nam và Đông
Âu (bao gồm cả cộng đồng nói tiếng Đức) và Nhật Bản. Chỉ số này thấp dần cho các dân
tộc da trắng, người Bắc Âu và Trung Quốc. Cụ thể, nước Đức có chỉ số UAI khá cao (65
điểm), Vương Quốc Bỉ thậm chí còn cao hơn với 94 điểm, nhất là khi so sánh với Thụy
Điểm (29 điểm) và Đan Mạch (23 điểm), mặc dù các nước này khá gần gũi về mặt địa lý.
Nam quyền ít được coi trọng tại các nước Bắc Âu: Na Uy chỉ có 8 điểm và Thụy Điển là 5
điểm MAS. Ngược lại, nam quyền lại rất quan trong tại Nhật Bản (95 điểm) và các nước
châu Âu như Hungary, Áo và Thụy Sĩ, những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Đức.
Trong cộng đồng người Anglo, điểm nam quyền lại khá cao như 66 điểm tại Anh là một ví
dụ. Trong khi đó, các nước Mỹ Latin lại có điểm khá mâu thuẫn, ví dụ như Venezuela là

73 điểm trong khi Chile chỉ có 28.
Các nước Đông Á có điểm định hướng dài hạn khá lớn, ví dụ như Trung Quốc là 118,
Hong Kong là 96 và Nhật Bản là 88 điểm. Chỉ số này ở mức trung bình tại các nước Đông
và Tây Âu và giảm dần với các nước Anglo, cộng đồng Hồi Giáo, châu Phi và Mỹ Latin.
Tuy nhiên, có khá ít dữ liệu về khía cạnh này.

8


CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN KẾ TOÁN CÁC
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
1.

2.

Sự khác biệt kế toán giữa các quốc gia
Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có một nền kế toán riêng của mình, kết hợp và kế thừa sự
phát triển của các nền kế toán phát triển đã đi trước. Tuy nhiên, sẽ có nhiều khác biệt trong quy
đinh, mà một trong các yếu tố tạo nên sự khác biệt đó chính là “văn hóa” của mỗi quốc gia.
Sự khác biệt kế toán giữa các quốc gia được thể hiện qua những điểm sau:
 Soạn thảo các báo cáo tài chính hợp nhất. Khi các công ty đa quốc gia hợp nhất báo cáo tài
chính thì có một sự khó khăn rất lớn đó là sự khác biệt kế toán giữa các công ty trong một
tập đoàn. Để lập báo cáo tài chính hợp nhất, bên cạnh việc công ty mẹ cần chuyển đổi báo
cáo tài chính các hoạt động của mình theo đơn vị tiền tệ kế toán của quốc gia nơi công ty
mẹ đóng trụ sở thì công ty cũng cần chuyển đổi báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán của
công ty mẹ.
 Tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Sự khác biệt kế toán giữa các quốc gia làm cho các công
ty khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn nước ngoài. Nếu một công ty muốn huy
động vốn thông qua bán cổ phiếu hoặc vay ở nước ngoài, nó cần phải trình bày báo cáo tài
chính của mình để tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mà nó cần huy động

vốn.
 Khả năng so sánh của các báo cáo tài chính. Các công ty ở các quốc gia khác nhau áp dụng
các chuẩn mực kế toán khác nhau dẫn đến mất đi khả năng có thể so sánh được của báo cáo
tài chính. Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đếnsự phân tích báo cáo tài chính của các
công ty nước ngoài để thực hiện các quyết định đầu tư và cho vay.
 Thiếu thông tin kế toán chất lượng cao. Tại một số nước hệ thống chuẩn mực kế toán chưa
có chất lượng cao dẫn đến một số thiệt hại cho nền kinh tế. Sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng
các nước Đông Á trong khủng hoảng tài chính 1997 có nguyên nhân từ ba nhân tố: các
công ty ở lĩnh vực này có đòn bảy nợ cao, khu vực tư nhân chủ yếu dựa vào các khoản nợ
nước ngoài, và thông tin kế toán thiếu minh bạch.
“Văn hóa” – Một trong các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt:
Hệ thống chuẩn mực kế toán và thực hành kế toán của mỗi quốc gia là hệ quả của mối
tương tác phức tạp giữa các nhân tố: kinh tế, lịch sử, định chế và văn hóa. Theo Choi và Meek
có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán và từ đó dẫn đến sự khác biệt về kế toán
giữa các quốc gia là:
(1) Nguồn tài chính;
(2) Hệ thống luật pháp;
(3) Thuế;
(4) Sự ràng buộc về kinh tế và chính trị;
(5) Lạm phát, (6) Mức độ phát triển kinh tế;
(7) Trình độ giáo dục, và
(8) Văn hóa.

9


3.

Hofstede phân loại bốn lĩnh vực văn hóa và phân tích sự ảnh hưởng của chúng đến kế toán:
(1) chủ nghĩa các nhân, (2) sự né tránh tính không chắc chắn, (3) khoảng cách quyền lực, (4) chủ

nghĩa trọng nam. Dựa trên các phân tích của Hofstede, Gray đã đưa ra khuôn mẫu liên kết giữa
văn hóa và kế toán. Ông đã đề xuất rằng bốn mảng giá trị văn hóa kế toán ảnh hưởng đến thực
hành báo cáo tài chính của một quốc gia, gồm:
 Tính chuyên nghiệp và sự kiểm soát bằng pháp luật: Có sự đối lập giữa ưa chuộng áp
dụng các phán xét nghề nghiệp mang tính cá nhân và các quy tắc tự đưa ra hội nghề nghiệp
với việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
 Tính thống nhất và linh hoạt: sự ưa chuộng tính thống nhất và nhất quán so với việc linh
hoạt trong đối phó với các tình huống.
 Chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa lạc quan: sự ưa chuộng cho việc áp dụng cách thức đo
lường một cách thận trọng để đối phó với những bất ổn của các sự kiện trong tương lai thay
vì các tiếp cận lạc quan, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.
 Bí mật và rõ ràng: sựa ưu tiên cho việc đảm bảo tính bảo mật và hạn chế tiếp cận của các
thông tin kinh doanh đối lập với việc sẵn sàng công bố các thông tin cho công chúng.
Ngoài mô hình trên, Nobes đã đưa ra mô hình đơn giản hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự
khác biệt trong báo cáo tài chính giữa các quốc gia. Theo mô hình này có hai nhân tố là văn hóa
và bản chất của hệ thống tài chính. Nobes lập luận rằng nguyên nhân quan trọng cho sự khác
biệt trong báo cáo tài chính giữa các quốc gia là sự khác biệt về mục đích báo cáo. Hệ thống tài
chính của một quốc gia được xem là nhân tố thích hợp nhất quyết định mục đích của báo cáo tài
chính. Cụ thể, hệ thống tài chính của một quốc gia qua thị trường chứng khoán mạnh với một
lượng lớn các cổ đông bên ngoài hay không sẽ quyết định bản chất của hệ thống báo cáo tài
chính trong một quốc gia.
Môi trường văn hóa tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những
nghiên cứu chính thống. Trong hệ thống đo lường các khuynh hướng văn hóa của Hofstede, Việt
Nam được đánh giá với mức điểm tương ứng (trên khung điểm 120 như đã đề cập ở trên): chủ
nghĩa cá nhân (70), khoảng cách quyền lực (20), né tránh những vấn đề chưa chắc chắn (40),
định hướng dài hạn (30) và nam tính (80) (Hofstede, 2012). Với các thông số trên, áp dụng lý
thuyết của Gray (1988), trong hệ thống kế toán Việt Nam tính chất thận trọng được đề cao, nhấn
mạnh đến sự tuân thủ các qui định, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán. Điều này tỏ ra
mâu thuẫn với thực tế Việt Nam nhanh chóng ban hành các chuẩn mực kế toán dựa trên chuẩn

mực quốc tế. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nhân tố chính trị đã lấn át nhân tố văn hóa.
Điều này phù hợp kết luận của Birt et al (2011) và Borker (2012) khi nghiên cứu quá trình hội tụ
của những quốc gia khác nhau trên thế giới, văn hóa không phải là nhân tố quyết định ảnh
hưởng đến quá trình hội tụ.

10


Tóm lại, chính trị và hệ thống pháp lý là những nhân tố tác động mạnh đến quá trình ban
hành chuẩn mực kế toán Việt Nam, nó giải thích được tốc độ nhanh chóng và vai trò Nhà nước
của quá trình này. Các nhân tố kinh tế và văn hóa không có vai trò rõ rệt trong giai đoạn hình
thành chuẩn mực (2001 – 2006) nhưng có vẻ phát huy tác dụng trong những năm gần đây:
 Khi mục tiêu chính trị đã đạt được (Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và gặt được nhiều

thắng lợi ngoại giao trong những năm kế tiếp), quá trình ban hành và cập nhật chuẩn mực
đã chậm hẳn lại, và chỉ mới được khởi động gần đây.
 Vị trí hạn chế của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế không tạo được sức đẩy Việt
Nam phải tiếp tục cải cách về kế toán.
 Văn hóa thận trọng khiến Việt Nam khó chấp nhận được hàng loạt những khái niệm mới
của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế như giá trị hợp lý hoặc các thay đổi trong quy
định về báo cáo tài chính hợp nhất. Nói cách khác, trong 26 chuẩn mực kế toán đã ban
hành, Việt Nam đã áp dụng hầu hết những vấn đề tương đối phù hợp với văn hóa Việt
Nam. Những vấn đề còn lại như đã nói ở trên, có nhiều thách thức cho việc chấp nhận
trong thực tiễn Việt Nam. Khi khởi động lại việc ban hành các chuẩn mực mới, Bộ Tài
chính cũng chọn lựa một lộ trình thận trọng là nghiên cứu cập nhật các chuẩn mực đã ban
hành trước tiên.

11



CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Văn hóa luôn là một đề tài nổi cộm khi nói đến cấp quốc gia. Những văn minh nhân loại,
bản sắc văn hóa dân tộc mỗi quốc gia luôn được kế thừa và lưu giữ. Không chỉ thế, văn hóa
ngày càng tác động đáng kể tới tình hình kinh tế nói chung, và hoạt động kế toán nói riêng với
mỗi quốc gia trên thế giới. Từng yếu tố cơ bản trong văn hóa luôn có tác động lớn đến việc hình
thành, kế thừa và phát huy những điểm mạnh, điểm yểu của từng nền văn hóa, từng ý chí nhận
thức để tạo nên một hệ thống kế toán hoàn chỉnh và đặc biệt nhất là, nó phù hợp với tình hình
văn hóa – kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Đề tài “Nghiên cứu nội dung và phân tích ảnh hưởng của văn hóa đến kế toán các quốc
gia trên thế giới” đã nêu ra các vấn đề cơ bản:
Tổng hợp được tính cấp thiết của đề tài, tham khảo các nghiên cứu liên về vấn đề văn
hóa ảnh hưởng đến kinh tế nói chung và đến kế toán nói riêng.
Đưa ra những lý luận cơ bản về văn hóa, các chiều đa dạng của văn hóa, các yếu tố
cơ bản tác động đến kinh tế nói chung và kế toán nói riêng. Để người đọc có thể khái quát
được vài điểm thông tin mấu chốt trong việc tác động của văn hóa lên kinh tế và kế toán.
Khái quát tình hình khác biệt kế toán giữa các quốc gia và đi sâu phân tích theo chiều
hướng bắt nguồn từ văn hóa.
Xem xét cụ thẻ về môi trường văn hóa tác động như thế nào đến hệ thống chuẩn mực
kế toán Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích tình hình tác động của văn hóa lên nền kinh tế nói chung và hệ thống
kế toán/chuẩn mực kế toán nói riêng, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng sự nhận thức
về khác biệt văn hóa giữa các quốc gia cũng như có thể phát huy thế mạnh của văn hóa đến việc
phát triển hệ thống kế toán, cụ thể là:
Các nước đã và đang nỗ lực trong việc hài hòa và hội tụ các chuẩn mực kế toán trên
cơ sở hài hòa và hội nhập (có chọn lọc) sự phát triển văn hóa. Ngày càng nhiều quốc gia
lấy hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế)
làm hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia, hay xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc
gia tiệm cận nhiều hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam không nằm ngoài xu
hướng này.
Nhận thức sự khác biệt văn hóa là điều tốt. Từ đó có những bước chuẩn bị cụ thể khi

áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam. Cũng như có sự tiếp thu và thích
nghi nhanh chóng khi tham gia hệ thống kế toán ở các quốc gia khác, giảm xung đột giữa
các quốc gia.
Đặt nền tảng văn hóa là yếu tố cơ sở khi nghiên cứu và phát triển hệ thống kế toán tại
mỗi quốc gia, cụ thể là Việt Nam. Để phù hợp với con người – yếu tố căn bản hàng đầu
của sự thành công.
-

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Kế toán quốc tế”, Đại học Kinh Tế Quốc Dân (PGS. TS. Võ Văn Nhị chủ biên,

Nhà xuất bản Kinh Tế TP.HCM)
2. Giáo trình: “Phương pháp nghiên cứu kinh tế”, tác giả Trần Tiến Khải, NXB Lao Động – Xã
Hội 2012.
3. Trang web thời báo kinh tế Việt Nam
4. Trang web chuyên về kế toán

13



×