Tải bản đầy đủ (.ppt) (71 trang)

Thuyết trình môn kế toán quốc tế so sánh vấn đề doanh thu và thu nhập khác trong vas 14 thông tư 200 với IAS 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.37 KB, 71 trang )

KẾ TOÁN QUỐC
TẾ
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH VẤN ĐỀ VỀ DOANH THU VÀ
THU NHẬP KHÁC TRONG VAS 14,
THÔNG TƯ 200 VỚI IAS 14
GVHD: PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH

Thực hiện bởi nhóm 02
HCM, Tháng 7, Năm 2016


DANH SÁCH NHÓM 02
1.
2.
3.
4.
5.

Phạm Hoài An
Trần Thị Trang
Lê Đức Vượng
Phan Văn Thống
Trần Thị Ngọc Duyên


M ụC tiêu c ụ th ể:
• Tìm ra sự giống và khác nhau giữa IAS 18 và VAS 14
về phạm vi áp dụng, cách đo lường, điều kiện ghi nhận
doanh thu, trình bày trên BCTC…


• Tác động của thông tư 200 đến chế độ kế toán hiện
hành và sự hoà hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.


N ội dung trình bày
I.

Lược sử quá trình phát triển của chuẩn mực quốc tế về
doanh thu

II. Nội dung cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh
thu (IAS 18)
III. Phân tích, So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam về doanh
thu và thu nhập khác (VAS 14) với IAS 18
IV. Phân tích, So sánh Thông tư 200 với VAS 14
V. Kết luận & kiến nghị


I. Lược sử quá trình phát triển của kế
toán quốc tế về doanh thu (IAS 18)


4/1981: Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC)công bố dự thảo E20
(Exposure Draft 20) lấy ý kiến ban hành chuẩn mực về doanh thu.



12/1982: IAS 18 được phê chuẩn và ban hành.




1992: IASC đã đưa ra dự thảo E 41 nhằm lấy ý kiến cho việc sửa đổi
IAS 18.



Từ đó đến nay chỉ có vài điều chỉnh nhỏ không ảnh hưởng lớn đến ghi
nhận doanh thu của doanh nghiệp.



Đến tháng 01/2018, Chuẩn mực quốc tế này sẽ được thay thế bởi IFRS
15-Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng.


II. Nội dung cơ bản của IAS 18
• Phạm vi áp dụng:

Áp dụng các khoản doanh thu phát sinh từ các giao dịch, sự
kiện sau:
- Bán hàng
-

Cung cấp dịch vụ

-

Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức & LN được chia



• Định nghĩa:

Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp đạt được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt
động thông thường của doanh nghiệp, tạo nên sự tăng
lên của vốn chủ sở hữu, ngoài phần tăng lên từ các
khoản đóng góp thêm của các cổ đông.


• Xác định doanh thu:

• Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các
khoản đã và sẽ thu sau khi trừ chiết khấu thương mại
và giảm giá hàng bán.


• Điều kiện ghi nhận doanh thu
Đối với doanh thu bán hàng:
•Doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
•Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý tài sản.
•Doanh thu được xác định một cách chắc chắn.
•Tương đối chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ thu được các lợi ích kinh
tế từ giao dịch đó.
•Chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh trong giao dịch được xác định
một cách chắc chắn.


• Điều kiện ghi nhận doanh thu
Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ:

•Kết quả liên quan đến việc cung cấp dịch vụ có thể xác

định một cách chắc chắn.
•Doanh thu phát sinh cần phải được ghi nhận theo phần

công việc đã hoàn thành.
•Phần công việc hoàn thành và chi phí phát sinh phải được

xác định một cách đáng tin cậy.


• Phương pháp xác định doanh thu
• Doanh thu đối với những hợp đồng dài hạn
được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn
thành. Phần công việc đã hoàn thành có thể
được xác định theo nhiều cách thức khác nhau.
• Tùy thuộc vào bản chất công việc, IAS 18 đưa
ra 3 phương pháp xác định như sau:


Phương pháp xác định doanh thu
• Đánh giá phần công việc đã hoàn thành: Bên cung cấp dịch
vụ và bên nhận dịch vụ cùng tiến hành khảo sát, đánh giá và
thống nhất về phần công việc đã hoàn thành. Kết quả đánh
giá thường được thể hiện bằng một biên bản.
• So sánh tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng công việc đã hoàn
thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành: So
sánh khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng
theo hợp đồng ký kết để ước tính doanh thu.
• So sánh tỷ lệ phần trăm chi phí đã phát sinh so với tổng chi

phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch
vụ.


III. So sánh giữa IAS 18 và VAS 14
• Mục đích ban hành
Giống nhau: Đưa ra quy định hướng dẫn các nguyên tắc và phương
pháp kế toán doanh thu, gồm các loại doanh thu, thời điểm ghi
nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu để làm cơ sở ghi
sổ kế toán và lập BCTC.
Khác nhau:
IAS 18 chỉ quy định về doanh thu.
VAS 14 quy định về doanh thu và thu nhập khác.


• Phạm vi áp dụng
Giống nhau: Áp dụng cho các giao dịch và sự kiện: Bán hàng; Cung
cấp dịch vụ; Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Khác nhau:
VAS 14 còn quy định về các khoản thu nhập khác, trong khi
phạm vi doanh thu theo IAS 18 không quy định. (IAS 18-01 và VAS
14-02)




Định nghĩa

Giống nhau: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông

thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
-Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã
thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là
nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ
không được coi là doanh thu.
-Đưa ra định nghĩa “Giá trị hợp lý”, là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá
trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ
hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.




Xác định doanh thu

Giống nhau:
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận
giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản.
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận
ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh
nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực
tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu.


Khác nhau:
Đo lường
doanh thu

IAS:
Doanh thu được đo lường
tại giá trị hợp lý của các

khoản đã thu hoặc sẽ thu
được, sau khi tính đến các
khoản chiết khấu thương
mại và giảm giá hàng bán.
(IAS 18-10)

VAS
Doanh thu được xác định bằng giá trị
hợp lý của các khoản đã thu được
hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các
khoản chiết khấu thương mại, chiết
khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và
giá trị hàng bán bị trả lại.
Như vậy, trong đo lường doanh thu,
VAS 14 có xét đến “chiết khấu thanh
toán” và “giá trị hàng bán bị trả lại”
còn IAS 18 thì không nhắc đến.
(VAS 14-06)
(Tuy nhiên, đến 9/10/2002, BTC ban
hành TT 89/2002/TT-BTC, tại mục IV,
điều 1- TT 89 đính chính: Xoá bỏ cụm
từ "chiết khấu thanh toán" ở đoạn 06
của chuẩn mực "Doanh thu và thu
nhập khác").


Khác nhau:
Xác
định
doanh

thu

IAS:
Đối với các khoản tiền hoặc tương
đương tiền không được nhận ngay
thì doanh thu được xác định theo lãi
suất ngầm định được tính toán (Tỷ
giá hiện hành của công cụ tương tự
của người bán với mức xếp hạng tín
dụng tương đương; hoặc tỷ lệ lãi
suất để chiết khấu giá trị danh nghĩa
của khoản nợ về thời điểm hiện tại
đối với giá bán của hàng hóa, dịch
vụ).

VAS:
Đối với các khoản tiền hoặc tương
đương tiền không được nhận ngay
thì doanh thu được xác định bằng
cách quy đổi giá trị danh nghĩa của
các khoản sẽ thu được trong
tương lai về giá trị thực tế tại thời
điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ
lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế
tại thời điểm ghi nhận doanh thu
có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa
sẽ thu được trong tương lai.
Chưa đề cập

Khoản chênh lệch này được ghi

nhận riêng và công bố là tiền lãi
(VAS 14-07)
( IAS18-11)




Nhận biết giao dịch:
Tiêu chuẩn nhận biết giống nhau:
•Áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch. Một số trường hợp cần
áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để
phản ánh bản chất của giao dịch đó.
•Còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có
quan hệ với nhau về mặt thương mại. Trường hợp này phải
xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể.




Doanh thu bán hàng:

Giống nhau: Điều kiện ghi nhận doanh thu.

– Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người
mua;
– Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như
người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
– Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ

giao dịch bán hàng;
– Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.


-

Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi
ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường
hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn
rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
hợp pháp hoặc quyền kiếm soát hàng hóa cho người mua. (IAS 18-15 và
VAS 14-11)

-

Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với
quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng
và doanh thu không được ghi nhận.(IAS 18-16 và VAS 14-12)


- Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh
nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi
ích kinh tế từ giao dịch bán hàng hóa còn phụ thuộc yếu tố
không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không
chắc chắn đã xử lý xong. Ví dụ, doanh nghiệp không chắc chắn
là chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở
nước ngoài về hay không. Nếu doanh thu đã được ghi nhận
trong trường hợp không chắc chắn thu được tiền sẽ được hạch
toán như một khoản chi phí kinh doanh trong kỳ chứ không
phải là khoản điều chỉnh doanh thu. (IAS 18-18 và VAS 14-14)



Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao
dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên
tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí bảo
hành và các chi phí khác, thường được xác định
chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu
được thỏa mãn. Các khoản tiền nhận trước của
khách hàng không được ghi nhận là doanh thu
mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại
thời điểm nhận tiền trước của khách hàng cho tới
khi thực hiện ghi nhận doanh thu. (IAS 18-19 và
VAS 14-15)




Doanh thu cung cấp dịch vụ:

 Giống nhau:
- IAS 18 và VAS 14 đều quy định doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết
quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy và đều đưa ra 4 điều kiện
để ghi nhận doanh thu . (IAS 18-20 và VAS 14-16)
- Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc
xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương
pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế
toánđược xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành. (IAS 18-21 và VAS 1417)
-

Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận

được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghi
nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu. (IAS 18-22
và VAS 14-18)


-

Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương
pháp sau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:
• Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
• So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối
lượng công việc phải hoàn thành;
• Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành
toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
-

Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán
định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng. (IAS 18-24 và VAS 1420

-

Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà
không tách biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định
thì doanh thu từng kỳ được ghi nhận theo phương pháp bình quân. (IAS
18-25 và VAS 14-21)


×