Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH tế có vốn đầu tư nước NGOÀI và tác ĐỘNG của nó đối với CỦNG cố QUỐC PHÒNG ở TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.11 KB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội nước ta, bắt đầu từ Đại hội
đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng, nền kinh tế nước ta có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ kế
hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên,
trong từng giai đoạn khác nhau, số lượng TPKT và tên gọi của các thành phần kinh tế, có
sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng,
chính thức đưa kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thành một TPKT- TPKT thứ 6 của nền
kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Đây là một vấn đề mới mẻ cả về mặt lý luận và thực
tiễn, cần được nghiên cứu làm rõ.
Qua hơn 15 năm TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, từng bước hình thành, phát triển và ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong
sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Hiện nay, TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, đã có mặt ở
hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong những tỉnh, thành phố phát
triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ, sự phát triển này đã có những tác động tới mọi mặt
của đời sống xã hội và củng cố quốc phòng. Bên cạnh những tác động tích cực, TPKT này, đã bộc lộ
những tác động không tích cực đối với sự nghiệp CCQP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây là những vấn
đề lý luận và thực tiễn hết sức phức tạp, cần có sự nghiên cứu, đánh giá sâu sắc, toàn diện, trên cơ sở
đó xác định các quan điểm chỉ đạo và giải pháp phù hợp nhằm phát huy những tác động tích cực và
hạn chế tác động không tích cực, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, quốc phòng
luôn vững chắc. Vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng ở tỉnh Đồng Nai” làm đối
tượng nghiên cứu của luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xung quanh TPKT có vốn đầu tư nước ngoài đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu này, đã được đăng
tải trên các tạp chí, báo như: “Thấy gì qua thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở Đồng Nai” của tác giả: Huỳnh Văn Tâm, Tạp chí Hoạt động khoa học số
4 năm 2000; “Để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi” Tạp chí Giáo
dục lý luận tháng 7 năm 2002; “Vai trò, vị trí của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta” của tác giả: Trần Nguyễn Tuyên,


kỷ yếu hội thảo khoa học (Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam tháng 2-


2004); “Những vấn đề về phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” của
Hoàng Hải, Tạp chí Cộng sản số 7 tháng 4 năm 2004 v.v…
Trong các công trình đó, các tác giả đã từng bước làm rõ vị trí, vai trò cũng như thực
trạng của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài và đưa ra những giải pháp cơ bản thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển. Nhưng vấn đề
“phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài và tác động của nó đối với CCQP ở tỉnh Đồng
Nai” chưa có công trình nào nghiên cứu và công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Đề tài tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển TPKT có vốn đầu tư
nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai và tác động của nó đối với CCQP trên địa bàn tỉnh; đề
xuất những quan điểm chỉ đạo, giải pháp cơ bản nhằm phát huy những tác động tích
cực, hạn chế những tác động không tích cực của TPKT này đối với phát triển kinh tế xã hội và CCQP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh
Đồng Nai.
+ Phân tích sự tác động của phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài đến CCQP ở
tỉnh Đồng Nai.
+ Đề xuất quan điểm chỉ đạo, giải pháp cơ bản nhằm phát huy những tác động tích
cực, hạn chế những tác động không tích cực của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài đối với
phát triển kinh tế và CCQP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài ở
tỉnh Đồng Nai và tác động của nó tới CCQP trên địa bàn tỉnh.
Thời gian khảo sát từ năm 1989 đến cuối năm 2003 (từ khi có dự án đầu tư nước
ngoài đầu tiên vào tỉnh Đồng Nai đến cuối năm 2003).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:


Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta và các quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Đề tài còn dựa vào các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và những chủ
trương, chính sách của UBND tỉnh Đồng Nai về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng
phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê, lôgíc, lịch
sử và một số phương pháp khác đang được sử dụng trong khoa học kinh tế.
5. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về sự
tác động của phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài đối với CCQP ở tỉnh Đồng Nai. Đồng
thời, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo giảng dạy các bộ môn kinh tế chính trị XHCN và
kinh tế quân sự trong các học viện và nhà trường quân đội.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và phát triển thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta
Từ khi hình thành, xã hội loài người luôn luôn vận động và phát triển, sự phát triển đó
được biểu hiện rõ nét và năng động nhất ở lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của
lực lượng sản xuất, các TPKT của nền sản xuất xã hội lần lượt xuất hiện và vận động biến

đổi theo những chiều hướng khác nhau. Có những TPKT không ngừng được mở rộng cả về
quy mô và trình độ, nhưng cũng có những TPKT dần dần bị thu hẹp, do không còn phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.


TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, đã có quá trình vận động và phát triển gần 15 năm
qua ở nước ta. Nhưng thuật ngữ về TPKT này thì mới xuất hiện từ Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội này Đảng ta khẳng định: “Thực
hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các TPKT kinh doanh
theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN” [7, 96]. Với quan điểm trên Đại hội Đảng lần thứ IX đã chính thức bổ sung thêm
thành phần “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” [7, 99], là một trong sáu TPKT đang tồn tại
ở nước ta hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là, cơ sở lý luận và thực tiễn của TPKT này như thế
nào ?
Xét về góc độ lý luận, trong di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen để lại, các ông
chưa đề cập tới TPKT có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với V.I.Lênin, khi nghiên cứu CNTB trong giai đoạn độc quyền đã kết luận bản
chất kinh tế của CNTB độc quyền là sự thống trị của các tổ chức độc quyền, bản chất đó
được biểu hiện ở 5 đặc điểm kinh tế cơ bản, “xuất khẩu tư bản” [18, 454] là một đặc điểm
điển hình trong 5 đặc điểm đó.
V.I.Lênin viết: “Điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn
toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hoá. Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong
đó các tổ chức độc quyền thống trị, là việc xuất khẩu tư bản” [18, 455].
Như vậy, có thể hiểu rằng trong giai đoạn CNTB độc quyền, CNTB “bóp nặn” thị trường
thế giới thông qua nhiều con đường, biện pháp, trong đó XKTB là con đường, biện pháp quan
trọng nhất.
XKTB là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng
dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Thực chất của XKTB theo
quan điểm của V.I.Lênin: Là xuất khẩu quan hệ sản xuất tư bản ra nước ngoài,
V.I.Lênin viết: “Nếu chủ nghĩa tư bản có phát triển được nông nghiệp là lĩnh vực hiện

nay, ở mọi nơi, vẫn còn hết sức lạc hậu so với công nghiệp; nếu chủ nghĩa tư bản có
thể nâng cao được mức sống của quần chúng nhân dân là những người hiện nay, ở
khắp các nước, vẫn còn thiếu ăn và nghèo khổ, mặc dù kỹ thuật tiến bộ nhanh, - thì
không thể nào có chuyện tư bản thừa được”. “Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là
chủ nghĩa tư bản, số “tư bản thừa” vẫn còn được dùng không phải là để nâng cao
mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như thế thì sẽ đi đến kết quả là làm giảm
bớt lợi nhuận của bọn tư bản, mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư


bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu” [18, 456]. Như vậy, mục đích của XKTB
là để tăng thêm lợi nhuận cho các tổ chức độc quyền. Nó xuất hiện trong giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc như một tất yếu kinh tế, bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu sau đây.
Một là, quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ ở một số nước tư bản
phát triển đã tạo ra một khối lượng tư bản kếch sù và một bộ phận đã trở thành “tư bản
thừa” do chưa tìm ra nơi đầu tư có lợi hơn đầu tư trong nước. “Tư bản thừa” ở đây là có
tính chất tương đối, có nghĩa thừa so với nơi đầu tư có lợi nhuận thấp ở trong nước, nếu
đầu tư ra nước ngoài sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, chứ không phải “thừa” trong nâng
cao mức sống của quần chúng nhân dân lao động. Số “tư bản thừa” này, các nước tư bản phát
triển đang tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
Hai là, các nước đang phát triển, do phải CNH, HĐH nhưng thiếu vốn và công nghệ.
Những nước này lại có nguồn nguyên liệu, tài nguyên dồi dào chưa được khai thác, tiền
công rẻ; giá thuê đất thấp. Đầu tư vào những nước này sẽ có lợi nhuận cao hơn nhiều so
với đầu tư ở chính quốc. Như vậy, một bên có nhu cầu XKTB, còn một bên có nhu cầu
nhập khẩu, đã làm cho XKTB trở thành tất yếu khách quan.
V.I.Lênin viết: “Sở dĩ cần phải xuất khẩu tư bản là vì trong một số ít nước chủ nghĩa tư
bản đã “quá chín” và tư bản thiếu địa bàn đầu tư “có lợi” “Sở dĩ có thể xuất khẩu được tư
bản là vì một số nước lạc hậu đã bị lôi cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới,
những tuyến đường sắt chính đã được xây dựng… đã có những điều kiện tối thiểu để phát
triển công nghiệp v.v..” [18, 456-457].
Từ hai nguyên nhân cơ bản trên cho thấy XKTB diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi

toàn thế giới. Thực tiễn lịch sử đã cho chúng ta thấy, ở từng giai đoạn phát triển khác nhau của
CNTB, xuất khẩu tư bản có những biểu hiện khác nhau. Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX xuất khẩu tư bản chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát
triển chiếm khoảng 70%. Từ những 50 năm mươi đến những năm 90 của thế kỷ XX xuất khẩu tư
bản lại chủ yếu diễn ra giữa các nước tư bản phát triển với nhau chiếm khoảng 70%. Những
năm gần đây XKTB có chiều hướng tăng từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang
phát triển. Đồng thời các nước đang phát triển cũng đang từng bước XKTB sang các nước tư
bản phát triển. Nguyên nhân của những hiện tượng trên.
Trước hết, bắt nguồn từ xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, xu
hướng khách quan đó đã và đang lôi cuốn tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo
phải tham gia vào quá trình này. Trong quá trình tham gia toàn cầu hoá, không chỉ các nước


nghèo phụ thuộc vào nước giàu về vốn, công nghệ và quản lý cũng như thị trường, mà bản
thân các nước giàu cũng cần vốn công nghệ và thị trường của các nước khác để bổ sung cho
những khiếm khuyết của nền kinh tế nội địa.
Thứ hai, xuất phát từ lợi thế so sánh giữa các quốc gia, mỗi nước có những thế mạnh
và lợi thế riêng mà nước khác không có được, do điều kiện khách quan đem lại. Có những
nước có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, có nước có lợi thế về lao động, về thị trường, có
những nước có lợi thế về công nghệ v.v.. Muốn có được những vấn đề đó họ phải thông
qua XKTB dưới dạng đầu tư trực tiếp, nhằm tận dụng tối ta những lợi thế so sánh trong
bước đường phát triển của mình.
Thứ ba, từ nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội: như việc làm, thu nhập v.v.. của các tầng
lớp dân cư ở nhiều nước trên thế giới, đang đặt ra một cách trực tiếp và hết sức gay gắt. Nếu
không có các biện pháp tận dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm của nhau, thì bản thân từng
nước dù giàu đến mấy cũng không thể tự giải quyết được. Vì thế, trong xu thế toàn cầu hoá
kinh tế quốc tế, XKTB thể hiện ở rất nhiều đối tượng, nhiều quy mô và nhiều dòng vốn xuôi
ngược. Có những nước vừa là chủ XKTB, song cũng lại là nước tiếp nhận XKTB như: Mỹ, Tây
Âu v.v.. chính sự xuất hiện nhiều đối tượng, nhiều trình độ, nhiều quy mô và các luồng tư bản,
là cơ sở, là nguồn gốc kinh tế dẫn đến hình thành khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở

các nước nhập khẩu tư bản.
Ngày nay, xuất hiện luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - là một nguồn lực quan
trọng để các nước có thể khai thác các nguồn nội lực phát triển kinh tế - xã hội, cũng như
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là: Đưa tư bản ra
nước ngoài, trực tiếp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận ở các nước
nhận đầu tư. Như vậy, xét về bản chất, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức
XKTB, điều mà V.I.Lênin đã nghiên cứu và kết luận. XKTB dưới dạng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở thời kỳ trước năm 1920, thực chất là khoản chi phí mà các nước tư bản bỏ ra
để củng cố địa vị trong chiếm hữu thuộc địa, nhằm mục tiêu lợi nhuận bằng cách bóc lột vơ
vét ở các nước thuộc địa.
Tuy vậy, sự nhìn nhận, đánh giá của V.I.Lênin đối với XKTB dưới dạng đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã có những thay đổi khi tình hình, điều kiện cho phép tận dụng nguồn vốn XKTB
vào khai thác các nguồn lực, lợi thế trong nước phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN. Nước Nga tiến lên CNXH trong điều kiện một nước kinh tế chưa qua giai đoạn tư bản,
sản xuất nhỏ là phổ biến, lại bị các thế lực đế quốc bao vây, chống phá, V.I.Lênin đề ra chính


sách kinh tế mới để xây dựng CNXH ở nước Nga Xô Viết. Trong chính sách kinh tế mới,
V.I.Lênin chủ trương sử dụng nhập khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
từng bước hình thành, sử dụng CNTB nhà nước ở nước Nga dưới nhiều hình thức (tô nhượng,
hợp tác xã, đại lý cung tiêu và cho các nhà kinh doanh tư bản thuê xí nghiệp hoặc hầm mỏ, khu
rừng…). Trong đó hình thức tô nhượng là một biện pháp quan trọng nhất để giải quyết khó
khăn và thúc đẩy kinh tế phát triển. Ông chủ trương: “phải sử dụng CNTB nhà nước là cần thiết
là có lợi là điều đáng mong đợi” [19, 268]. Nhờ có chính sách đúng đắn, sáng tạo, nước Nga Xô
Viết đã nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội của những năm sau
nội chiến (1918 – 1921). Chủ trương này không chỉ có ý nghĩa đối với nước Nga lúc bấy giờ, mà
còn có giá trị đối với nước đi lên CNXH từ một nước tiểu nông lạc hậu như nước ta.
Qua phân tích những vấn đề cơ bản trong lý luận XKTB của V.I.Lênin, một mặt đã
phác hoạ lên bức tranh khá rõ nét về nguồn gốc, và mục đích của đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Mặt khác, cũng cho ta thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một nhân tố có khả

năng thực hiện vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các bên có quan
hệ trực tiếp đến hoạt động này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, lúc sinh thời, Người luôn
quan tâm đến việc mở rộng quan hệ quốc tế, coi đó là một trong những yếu tố, biện pháp quan
trọng không chỉ tranh thủ, khai thác các nguồn ngoại lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, mà còn là yếu tố, biện pháp hữu hiệu để tăng cường bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Năm 1919 trong một bài báo đăng trên tờ báo Humanite, người viết: “Xét về nguyên tắc, tiến bộ
chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế, và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ
quốc tế được mở rộng và tăng cường” [24, 9-10].
Tư tưởng này về sau được Chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể hoá trong bức thư gửi
cho Liên hợp quốc với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, ngay sau
khi đất nước giành được độc lập, Người viết: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt
Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: Nước Việt
Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho sự đầu tư của các nước tư bản, nhà kỹ thuật
nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình, Nước Việt Nam sẵn sàng mở
rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán quá cảnh quốc tế”
[25, 470].
Với Hồ Chí Minh, ngay cả với những nước là kẻ thù xâm lược Việt Nam, Người cũng
chú trọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với họ.


Người viết: “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người
Pháp tư bản hay công dân, thương gia hay tri thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt
Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn. Song nhân dân
Việt Nam kiên quyết cự tuyệt những người Pháp quân phiệt” [27, 587].
Những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh: Một mặt, nhằm mở cửa thu hút vốn, kỹ thuật
và học hỏi kinh nghiệm làm ăn tiên tiến của nước ngoài phục vụ nhiệm vụ kiến thiết nước
nhà; mặt khác, tạo mối quan hệ thân thiện, thêm bạn bớt thù, tạo môi trường phát triển kinh
tế và bảo vệ độc lập dân tộc trước hoạ xâm lăng của kẻ thù. Những tư tưởng đó, đến nay
vẫn còn nguyên giá trị, cần được nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
Tuy nhiên, XKTB dưới dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay có nhiều điểm khác
nhau về động lực, nội dung và quy mô. Đầu tư trực tiếp hiện nay không chỉ đơn thuần vì lợi
nhuận, mà nó đã trở thành chiến lược hàng đầu của các công ty xuyên quốc gia. Một mặt,
tìm nơi đầu tư có lợi, khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ cũng như mở rộng thị trường, từ
đó phát huy năng lực sản xuất của công ty, nhằm thu về những khoản lợi nhuận lớn hơn
đầu tư ở chính quốc. Đồng thời thông qua xuất khẩu tư bản dưới dạng đầu tư trực tiếp trực
tiếp mà các đối tác tận dụng các lợi thế so sánh của nhau về vốn, công nghệ, kinh nghiệm
quản lý sản xuất kinh doanh cũng như thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các
bên tham gia hoạt động đầu tư và kêu gọi đầu tư. Mặt khác, nếu sự kiểm soát không chặt
chẽ của các nước kêu gọi đầu tư, thì sẽ thực hiện những thủ đoạn đẩy công nghệ lạc hậu,
những ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang nước khác, đặc biệt các nước kinh tế
chậm phát triển gây thiệt hại cả trước mắt và lâu dài cho các tiếp nhận đầu tư. Trong điều
kiện, đối tượng, chủ thể tham gia hoạt động đầu tư trực tiếp đã có sự mở rộng, không chỉ
có các nước tư bản phát triển, mà còn có các nước đang phát triển, các nước XHCN nói lên
sự phong phú đa dạng của các dòng vốn đầu tư hiện nay. Nhưng, chi phối phần lớn và chủ
yếu hoạt động đầu tư trực tiếp hiện nay, vẫn là các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc
gia, điều này phần nào cho thấy rõ nguồn gốc của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài.
Ở nước ta, trước khi có luật đầu tư nước ngoài năm 1987, đã từng có các nguồn vốn
đầu tư từ Liên Xô (cũ), từ các nước XHCN Đông Âu, từ Trung Quốc… Sự đầu tư này, chủ
yếu mang tính hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN anh em.
Năm 1977, tức chỉ sau một năm ngày đất nước thống nhất, các nhà lãnh đạo cao nhất
của nước ta lúc đó đã có một quyết định, ban hành điều lệ đầu tư nước ngoài ở Cộng hoà


XHCN Việt Nam, kèm theo Quy định 115/CQ ngày 19/4/1977 của Chính Phủ gọi tắt là “Điều lệ
đầu tư 77”.
Việc ban hành điều lệ này, đã có nhiều ý kiến thắc mắc. Vì sao một dân tộc đã
từng chịu bao đau khổ, hy sinh xương máu trong suốt nhiều thập kỷ đánh đuổi giặc
ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc, lại có thể khuyến khích tư bản nước ngoài vào

kinh doanh trên đất nước mình? Liệu đất nước có tránh khỏi sự lũng đoạn của các tập
đoàn tư bản nước ngoài hay không? Số phận người lao động, những chủ nhân của đất
nước sẽ lại bị bóc lột ra sao?
Với các nước XHCN (Liên Xô và Đông Âu) lúc đó, với quan niệm đầu tư nước ngoài là
một hình thức bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới, đã không dấu nghi ngại của mình về
việc Việt Nam đi chệch hướng XHCN.
Còn các tập đoàn tư bản nước ngoài đón nhận điều lệ đầu tư 77 như một “tín hiệu
tích cực cần xem xét”. Song điều lệ đầu tư 77 đã không thể thực hiện được. Vì vào cuối
năm 1977 xảy ra chiến sự ở biên giới Tây Nam (sự kiện Cămpuchia) và tiếp theo là chiến
tranh biên giới phía Bắc. Cánh cửa mở rộng hợp tác kinh tế với các nước tư bản phát triển
lại bị khép lại và kéo dài cho đến cuối những năm thập kỷ 80.
Tháng 12 năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam thông qua, là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc mở rộng, đẩy mạnh thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài và từng bước hình thành, phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài ở nước ta. Cho đến nay, Luật đầu tư nước ngoài đã qua 4 lần sửa đổi bổ
sung vào các năm (1990, 1992, 1996 và 2000), Luật được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn tạo
sự thông thoáng, hành lang pháp lý kích thích thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài,
phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với tốc độ nhanh trên phạm vi cả
nước, và ở tỉnh Đồng Nai. Sau hơn 15 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, tính đến 30
tháng 6 năm 2003, cả nước đã có 4341 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy
phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 42,34 tỷ USD, bình quân mỗi năm thu hút 290 dự án,
với số vốn đăng ký là 2,86 tỷ USD. Các dự án cấp giấy phép đã tạo ra 3449 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài đã tăng gấp 2 lần từ 6,3% năm 1995 lên 13,91% năm 2002 và vượt 14% trong
năm 2003. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 25%
năm 1995 lên 37% trong tám tháng đầu năm 2003 [15, 48]. Đây là những con số không nhỏ


đối với một quốc gia vừa mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đánh giá về vai trò của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, báo cáo tổng kết của Bộ Kế
hoạch và đầu tư chỉ rõ: “Sau hơn 10 năm hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp,
khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) và đóng góp 12% GDP của cả nước.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng
chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng thương mại, dịch vụ liên
quan; góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ,
trình độ quản lý và mở rộng thị trường” [14, 31].
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, cho thấy TPKT có vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Do đó phát triển thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài ở nước ta trong những năm qua và những năm tiếp theo là cần thiết
khách quan.
Chính vì vậy, Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, là bộ phận cấu thành của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ trương:
“Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào
xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo
thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư
nước ngoài” [7, 99].
Đây là bước phát triển mới trong tư duy của Đảng so với các kỳ đại hội trước về vị trí,
vai trò của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta. Thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh
thủ nguồn ngoại lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý v.v.. Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, nhằm phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa nội lực và
ngoại lực để tạo thành nguồn lực tổng hợp cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất
nước.
Đại hội IX của Đảng còn chỉ rõ: “Thêm TPKT có vốn đầu tư nước ngoài” nhằm phản
ánh đúng thực tế diễn ra ở nước ta trong những năm gần đây, bộ phận kinh tế này chiếm tỷ
trọng ngày càng tăng, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. TPKT này không đồng nhất với



các TPKT trong nước cả về mục tiêu và cơ chế vận hành, cần có chính sách thu hút mạnh
hơn, cần được quan tâm theo dõi, phân tích, điều chỉnh để đảm bảo mối tương quan hợp lý
với các TPKT trong nước và lợi ích của đất nước” [8. 145].
Đảng ta coi trọng TPKT có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một biểu hiện của việc ưu
tiên phát triển lực lượng sản xuất, trong khi coi trọng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
theo định hướng XHCN. Quan điểm trên của Đảng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ trong
việc thống nhất nhận thức, mà quan trọng hơn là cơ sở cho việc hoạch định chính sách
phù hợp đối với TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm phát huy hơn nữa vị trí, vai trò
tích cực của nó vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đồng thời là
quan điểm chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương thực hiện tốt chủ trương tăng cường
thu hút, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, để khai thác tốt các nguồn
nội lực xây dựng ngành mình, địa phương mình mạnh về kinh tế vững về quốc phòng, an
ninh.
Nhằm tạo tiền đề cho việc nghiên cứu phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài ở
nước ta nói chung và ở Đồng nai nói riêng, tác giả đưa ra quan niệm: TPKT có vốn đầu tư
nước ngoài, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có chủ sở hữu là người nước ngoài
(nhà nước hoặc tư nhân) đầu tư vốn, công nghệ, thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; trực tiếp tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh nhằm
thu lợi nhuận và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, tuân thủ pháp luật Việt
Nam.
Quan niệm trên đã chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài,
cơ sở để phân biệt với các TPKT khác ở trong nước, đặc biệt là với TPKT tư bản nhà nước
mà lâu nay chúng ta vẫn còn lẫn lộn, cụ thể:
- Xác định rõ vị trí của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Chủ thể của các doanh nghiệp thuộc TPKT
này là các nhà đầu tư nước ngoài, có thể là nhà nước hoặc tư nhân từ các nước tư bản hoặc
các nước XHCN.
- Về sở hữu, toàn bộ vốn cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó quyền tổ chức quản lý điều
hành sản xuất và phân phối sản phẩm cũng thuộc chủ đầu tư nước ngoài. Và như vậy người
công nhân Việt Nam lao động trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là người lao động
làm thuê cho chủ đầu tư nước ngoài và họ được trả lương sau khi đã lao động cho nhà đầu


tư nước ngoài. Tuy nhiên, người lao động Việt Nam được pháp luật bảo vệ về quyền lợi, quy
định nghĩa vụ và trách nhiệm trong quá trình lao động ở các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài. Đồng thời các chủ đầu tư nước ngoài cũng được pháp luật Việt Nam bảo đảm về
quyền sở hữu chính đáng, các quyền lợi hợp pháp và quy định trách nhiệm nghĩa vụ phải
thực hiện theo pháp luật Việt Nam và giấy phép kinh doanh.
- Về loại hình doanh nghiệp: các doanh nghiệp thuộc TPKT có vốn đầu tư nước ngoài là
những doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và có thể liên kết liên doanh với các doanh
nghiệp thuộc các TPKT khác của nước ta.
Quan niệm trên còn chỉ rõ địa điểm và môi trường kinh doanh của TPKT có vốn đầu tư
nước ngoài là nằm trên lãnh thổ Việt Nam và có quan hệ mật thiết với các TPKT khác trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng với các TPKT khác trong kinh doanh và
trước pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Đồng thời quan niệm trên về TPKT có vốn đầu tư
nước ngoài, cũng chỉ rõ mục đích của các chủ đầu tư nước ngoài là lợi nhuận – lợi nhuận là
tiêu chí số một, cao nhất của các nhà đầu tư nước ngoài. Song toàn bộ kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhà đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và họ phải làm tốt các điều
khoản theo cam kết trong giấy phép đầu tư cũng như luật pháp Việt Nam đối với nhà nước
Việt Nam và người lao động.
Phân tích những đặc trưng trên cho phép chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn
bản giữa TPKT có vốn đầu tư nước ngoài với TPKT tư bản nhà nước ở các đặc trưng cơ
bản sau đây:
Về chủ thể, TPKT có vốn đầu tư nước ngoài có chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài,
nhà nước hoặc tư nhân có thể là từ các nước TBCN hoặc từ các nước XHCN (hiện nay
Trung quốc có 51 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 147 triệu đô la) [17,
34]. Còn TPKT tư bản nhà nước, chủ thể của TPKT này là sự phối hợp giữa nhà nước ta với

tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước.
Về sở hữu: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có hình thức sở hữu hầu như tuyệt đối
là vốn của chủ đầu tư nước ngoài và chủ sở hữu không nhất thiết là nhà tư bản. Còn kinh
tế tư bản nhà nước dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với
kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước.
Về loại hình doanh nghiệp: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có loại hình doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài, còn kinh tế tư bản nhà nước loại hình doanh nghiệp liên


doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước Việt Nam với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và
ngoài nước.
Như vậy, sự phân tích quan điểm trên về TPKT có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ
làm sáng tỏ về nguồn gốc mục đích của TPKT này, mà còn cho chúng ta cơ sở để phân biệt
với các TPKT khác ở trong nước, đặc biệt là với TPKT tư bản nhà nước. Sự phân biệt đó có
ý nghĩa quan trọng trong quán triệt và tổ chức thực hiện tốt hơn quan điểm của Đại hội
Đảng IX về TPKT có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, quan niệm trên kết hợp với quan
điểm của Đảng về TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, là cơ sở lý luận tạo nên sự thống nhất
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài trên
phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
1.1.2. Phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai
1.1.2.1. Những đặc điểm chi phối quá trình phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai
Về đặc điểm địa lý, tự nhiên, xã hội, nhân văn Đồng Nai. Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng
Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên 5894,7 km 2 [32, 1901], trong giới hạn 10 031’ - 11035’ vĩ
độ Bắc và 106 045’ - 1070.35’ kinh độ Đông, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía Nam giáp Bà Rịa
- Vũng Tàu, phía đông giáp Bình Thuận, phía Tây giáp Bình Phước, Bình Dương và Thành
phố Hồ Chí Minh. Hiện nay Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc 9 huyện, thị xã
Long Khánh và Thành phố Biên Hoà - trung tâm Kinh tế - Chính trị - Văn hoá, là tỉnh lỵ của
Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km về hướng đông bắc.
Đồng Nai là một vùng trung du chuyển tiếp từ cao nguyên nam trung bộ đến đồng

bằng sông Cửu Long. Nằm ở độ cao trên dưới 100m so với mặt nước biển và độ dốc phổ
biến nhỏ hơn 80. Địa hình gồm bốn dạng chính: 1. dạng núi thấp, sắp xếp không theo quy
luật, thỉnh thoảng nhô lên những đỉnh khá cao (Đỉnh Chứa Chan 837 m, Mây Tàu 700m); 2.
Dạng đồi, là địa hình đặc trưng của Đồng Nai với độ cao dao động từ 45 - 200 m, bao gồm
các đồi sắp xếp theo kiểu lượn sóng hoặc bát úp, xen kẽ là những thung lũng tương đối
rộng, 3. dạng bậc thềm, được cấu tạo bởi phù sa cổ, cao 40 - 45 m; 4. Dạng Đồng bằng, bao
gồm đồng bằng chạy theo các triền sông và đồng bằng hạ lưu các sông. Trên địa bàn Đồng
Nai có 40 sông suối lớn nhỏ, trong đó có nhiều sông lớn như: Sông Đồng Nai; Sông Thị Vải;
Sông La Ngà; Sông Đồng Tranh và Sông Lá Buông v.v..
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Đồng Nai có đặc trưng là nóng đều quanh năm, nhiệt độ
trung bình hàng năm là 25,4 - 27,20 0c. Khí hậu ở khu vực này chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa


mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình cả năm từ 1800 - 1860

mm

, là một trong những địa

phương ít có lốc và bão, độ ẩm trung bình khoảng 80%.
Đồng Nai là vùng đất cổ, các nhà khảo cổ học và nhân chủng học đã tìm thấy ở hang
Gòn, Dốc Mỏ những di chỉ đồ đá cũ; ở Cầu Síu, Suối Linh di chỉ đồ đá mới; ở Bình Đa có 37
đoạn đàn đá và ở Dốc Chùa, Cái Vạn nhiều khuôn đúc đồng có niên đại cách đây 3150 năm.
Tuy nhiên vùng đất này chỉ được khai phá khoảng hơn 300 năm, khi dòng người đông đảo
với sức mạnh Tây Sơn từ phía Bắc tiến vào, dẹp yên giặc giữ, khai khẩn đất hoang, mở
mang bờ cõi. Họ đem theo nghề trồng lúa nước, đóng tàu thuyền, lập làng trên những khu
đất dọc theo sông Đồng Nai. Từ buổi ấy Đồng Nai sinh sôi, hưng thịnh dần lên và không
bao lâu đã trở thành niềm kiêu hãnh cho những ai ít nhất được một lần đặt chân trên mảnh
đất này.

“Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng”.
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 38 dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là người kinh
chiếm 90% dân số, người Hoa là 5,3% dân số, còn lại là các dân tộc ít người khác. Do đó văn
hoá ở Đồng Nai rất đa dạng, phong phú là tỉnh có đông tín đồ của những tôn giáo lớn: Phật
giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo… Người theo đạo ở Đồng Nai chiếm
52% dân số. Trong đó thiên chúa giáo có 718.255 giáo dân, chiếm 32,64% dân số của tỉnh và
12% tín đồ thiên chúa giáo cả nước. Phật giáo có 419.268 tín đồ, chiếm 19,05% dân số. Các đạo
Tin Lành, Cao Đài khoảng 10.000 tín đồ [5, 506].
Về đặc điểm kinh tế - xã hội. Chính quá trình kiếm tạo địa chất lâu dài đã hình thành
vùng đất trù phú về thiên nhiên, phong cảnh, giàu về tài nguyên khoáng sản.
- Tài nguyên đất, với địa hình 4 dạng chính và có 10 nhóm đất chính trong đó bao gồm
cả địa hình đồng bằng, địa hình bậc thềm và địa hình rừng núi. Có nhiều khu vực có nền đất
cứng phù hợp cho việc phát triển các khu đô thị và xây dựng KCN, nhà máy, xí nghiệp
thuận lợi giảm được chi phí xây dựng cơ bản. Có khoảng 22.9000 ha đất bazan, chất đất và
khí hậu tốt phù hợp với các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà
phê, tiêu, điều, bông… và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả như xoài, sầu riêng,
chôm chôm, măng cụt v.v.. phục vụ, đảm bảo vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp
chế biến.
- Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của Đồng Nai, theo số liệu của Cục Thống kê
Đồng Nai tính đến ngày 31/11/2003. Diện tích trồng rừng năm 2002 là 1734 ha; diện tích


trồng rừng tập trung 1245 ha; diện tích chăm sóc rừng là 1903 ha; diện tích tu bổ rừng 6642
ha. Theo tài liệu kiểm kê rừng năm 2002 cho thấy rừng Đồng Nai có trữ lượng gỗ trên 4,6
triệu m3 trong đó có nhiều loại gỗ quý như: Cẩm lai, sao, gụ, gõ, mật, giáng hương, mun,
sến… ngoài ra rừng còn khoảng 55 triệu cây tre, nứa, nhất là các loại cây dược liệu như:
Thổ sâm, sa nhân, ý dĩ, thiên niên kiện và hàng trăm loại thực vật, động vật sinh sống như:
Hươu, Nai, Voi, Khỉ, Vượn, Gấu, Sơn Dương, Bò Tót, Bò Xám, Chồn, Nhím, Kỳ Đà v.v..
Đáng chú ý là ở vùng núi phía Bắc tỉnh giáp Lâm Đồng và Bình Phước có khu vườn
quốc gia Cát Tiên lớn nhất Việt Nam và là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới với

diện tích 73.878 ha, trong đó Đồng Nai là phần chính vì nới đây có khu rừng cấm Nam Cát
Tiên rộng 36600 ha. Theo tài liệu nghiên cứu khảo sát bước đầu cho thấy trong rừng quốc
gia Nam Cát Tiên có tới 185 loài thực vật thuộc 73 họ, 133 giống. Trong đó 54 loài gỗ quý,
24 loại cây thuốc, 8 loại chứa vitamin, 11 loại cây dầu. Có 62 loài thú rừng thuộc 25 họ, 22
loài bò sát thuộc 12 họ, 121 loài chim thuộc 43 họ. Nơi đây còn là khu du lịch sinh thái hấp
dẫn khu khách trong nước và nước ngoài…
- Tài nguyên nước:
Đồng Nai có nguồn tài nguyên nước dồi dào, cả trên mặt đất và nước ngầm. Nước
trên mặt đất thể hiện ở hệ thống 40 sông suối lớn nhỏ, hồ, đầm dày đặc và phân bố tương
đối đều ở các vùng. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của nước ta, dài 450 km,
bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, đoạn chảy qua Đồng Nai 290 km với lưu lượng 485
m3/giây. Hệ thống sông ở Đồng nai có tổng lưu lượng nước 23 tỷ m 3/năm. Tính chung, tài
nguyên nước mặt đất đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, sinh
hoạt của dân cư cả trước mắt và lâu dài. Đồng thời còn là những huyết mạch giao thông
thuỷ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa
các vùng trong tỉnh cũng như với tỉnh bạn trong khu vực và với thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn nước bề mặt dồi dào, sông ngòi nhiều thác nghềnh là nguồn thuỷ năng lớn thuận lợi
cho xây dựng các nhà máy thuỷ điện góp phần đảm bảo điện năng phục vụ phát triển các
ngành kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và phục vụ đời sống nhân dân. Thực tế
ở Đồng Nai đã xây dựng nhà máy thủy điện Trị An lớn thứ 2 trong cả nước.
Nguồn nước ngầm ở Đồng nai cũng tương đối dồi dào, hiện nay đã tìm thấy
nước ngầm ở 3 vùng: vùng phía Bắc tỉnh, nước ngầm ở độ sâu 5 - 20 m với lưu lượng
40 - 50m 3 /giờ; Vùng phía tây tỉnh và dọc theo sông Đồng Nai nước ngầm ở độ sâu 20
mét với lưu lượng 30 - 40 m 3/giờ (riêng khu vực ven sông Đồng Nai chỉ ở độ sâu 2,5 -


3m với lưu lượng 5 - 10 m 3 /giờ); vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh ở độ sâu 20 - 40
mét với lưu lượng 3 - 6 m 3/giờ.
Về tài nguyên khoáng sản, theo kết quả ban đầu của việc tìm kiếm và thăm dò cho
thấy ở Đồng Nai có: vàng ở Hiếu Liêm; thiếc, kẽm, chì ở núi Chứa Chan; ở Bản Long có chì,

kẽm và đá quý; quặng molipđen có ở núi Le, mangan có ở lưu vực sông Ray, Xuân Trường;
ở Xuân lộc còn tìm thấy 4 loại đá quý Zircon, Divin, Opan và Si0 2. Các loại mỏ đá khác nhau
và trữ lượng các mỏ tương đối lớn như: Trảng Bom, Sông Trầu có trữ lượng 10,3 triệu m 3,
Vĩnh Tây 9 triệu m3; Hoá An 6 triệu m3; Bình Hoà 6,7 triệu m3; Tân Bửa trên 5,5 triệu m3, Tân
An trên 3,7 triệu m3; Sóc Lu 100 triệu m 3. Ngoài ra, Đồng Nai còn có Cao Lanh ở Tân Phong
với trữ lượng 290 nghìn tấn, than bùn ở Phú Bình 30 nghìn tấn, đất sét ở Thiện Tân 20 triệu
m3 và Hoá An 1 triệu m3, cát sông Đồng Nai 63 triệu m3.
Cho đến nay, Đồng Nai chưa có đủ điều kiện để đánh giá đầy đủ các nguồn tài
nguyên khoáng sản của mình, song bước đầu đã cho ta bức tranh khá toàn diện và
phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển các
ngành công nghiệp vật liệu, chế tạo, xây dựng cũng như các ngành công nghiệp chế
biến mà các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm.
Đồng Nai là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh, là vùng địa linh nhân kiệt, vùng
có nhiều di tích lịch sử: Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh; văn miếu Trấn Biên, Chiến khu D…
Đồng Nai còn là vùng có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, những khu du lịch hấp dẫn
như: rừng nguyên sinh quốc gia nam Cát Tiên, khu du lịch Bửu Long … Đồng thời,
Đồng Nai lại thuận lợi trong việc đi đến các vùng du lịch, nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt,
Mũi Né; Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh… Hơn nữa, ở Đồng Nai lại có hệ thống kết
cấu hạ tầng tương đối phát triển: hệ thống đường bộ có chiều dài 3.723 km, trong đó
đường quốc lộ 220 km, đường tỉnh 212 km, đường giao thông nông thôn ở xã phường
2.071 km. Toàn bộ 100% xã phường có đường ô tô đến trung tâm và các vùng chuyên
canh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Cụ thể, quốc lộ 1A nối Đồng Nai
với Thành phố Hồ Chí Minh và với Bình Thuận; quốc lộ 20 đi Lâm Đồng, Quốc lộ 51 nối
Đồng Nai với Bà Rịa - Vũng Tàu; xa lộ Hà Nội. Ngoài ra, còn có hệ thống đường liên tỉnh
số 2, 3, 16, 25. Đường sắt Bắc Nam đi qua Đồng Nai với chiều dài 87,5 km qua 11 ga.
Cảng hàng không có sân bay quân sự Biên Hoà, trong tương lai không xa sẽ xây dựng
sân bay quốc tế ở huyện Long Thành. Hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh hình thành khá
đa dạng và hoàn chỉnh, ngoài các cảng Long Bình Tân, cảng Gò Dầu A, Gò Dầu B tiếp



nhận tàu 15 - 20 ngàn tấn, còn có các cảng chuyên dùng như: cảng Cogido, cảng
Proconco, cảng VeĐan, cảng Phốt Phát … nâng công suất bốc xếp hiện nay trên 25 triệu
tấn/năm. Như vậy cả 3 loại hình giao thông thủy, bộ, hàng không ở Đồng Nai đều phát triển
và là điều kiện thuận lợi đảm bảo vận chuyển, lưu thông hàng hoá cũng như đi lại của nhân
dân và du khách quốc tế đến làm ăn tại Đồng Nai.
Với cơ sở hạ tầng kinh tế đầy đủ và tiềm năng tài nguyên phong phú đa dạng, cộng
thêm nguồn nhân lực dồi dào của Đồng Nai, với dân số năm 2001 là 2067,2 nghìn người,
mật độ trung bình 350 người/km. Nếu so với 64 tỉnh, thành phố thì Đồng Nai đứng thứ 22 về
diện tích, thứ 7 về dân số và thứ 25 về mật độ dân số. Dân số Đồng Nai tương đối trẻ và số
lao động trong độ tuổi có khả năng lao động, chiếm trên 60% số dân. Trình độ dân trí ngày
càng được nâng lên, cụ thể: đến năm 2000 trên 99% trẻ em trong độ tuổi vào học lớp 1, gần
82% được học trung học cơ sở, 40% được học phổ thông trung học, số học sinh đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp tăng gấn 2 lần so với năm 1996 (9.20). Toàn tỉnh hoàn thành
mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập tiểu học.
Đời sống của nhân dân Đồng Nai những năm sau giải phóng, nhất là các vùng sâu,
vùng xa còn khá thấp. Nhiều năm sau đó, một số mặt được cải thiện, nhiều phương tiện
sinh hoạt có khá hơn, song vẫn còn nghèo. Từ khi Đảng thực hiện đường lối đổi mới
toàn diện về kinh tế - xã hội, Đồng Nai đã có bước phát triển nhảy vọt, GDP bình quân
đầu người từ năm (1991 - 1995) tăng 13%/năm; năm 1996 - 2000, GDP bình quân tăng
21,0%/năm, quy mô tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2000 gấn 2 lần so với năm 1995;
Công nghiệp tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng cao (giá trị sản xuất tăng bình quân
20,3%/năm); Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, giá trị sản xuất tăng bình quân
4,2%/năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 48,7%/năm, tỷ trọng hàng xuất khẩu qua
chế biến đạt 70%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội VI tỉnh Đảng bộ Đồng Nai đề ra [9,
16]. Những kết quả đạt được đã và đang làm cho đời sống nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày
một nâng lên. Có được những thay đổi trong đời sống nhân dân tỉnh Đồng Nai là nhờ
chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng ta về kinh tế - xã hội nên đã chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, đẩy nhanh tiến độ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, phát triển KCN, điện, giao thông…
Tóm lại, trên cơ sở quan điểm, chủ trương, chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư

nước ngoài của Đảng và Chính phủ, kết hợp với những yếu tố về thiên thời, địa lợi, nhân
hoà đã tạo cơ sở khách quan thuận lợi cho tỉnh Đồng Nai thu hút vốn đầu tư nước ngoài,


phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua và thời gian tới. Khi đánh
giá về vấn đề này. Đồng chí bí thư tỉnh uỷ Đồng Nai nêu rõ: “Đồng Nai hội tụ tương đối
nhiều yếu tố và nguồn lực để phát triển công nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng CNH, HĐH” [10, 155]. Hơn nữa việc tăng cường thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài còn là đòi hỏi bức
thiết của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng trên địa bàn chiến lược
phía nam Tổ quốc.
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đồng Nai đã chủ động phát huy những lợi thế của mình, thu hút mạnh mẽ các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và CCQP trên địa
bàn tỉnh. Song Đồng Nai cũng là địa bàn mà các thế lực thù địch luôn nhòm ngó, tìm
cách xâm nhập, phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh. Đặc biệt
là chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với
cách mạng nước ta. Vì vậy, cần có sự đánh giá đúng đắn vai trò của TPKT có vốn đầu
tư nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế và CCQP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.1.2.2. Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đồng Nai đã nhận thức sâu sắc và nắm bắt kịp thời các chủ
trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, bằng sự năng động sáng tạo của tập thể lãnh
đạo tỉnh và nhân dân lao động toàn tỉnh, trong những năm qua các nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã không ngừng tăng lên làm xuất hiện và phát triển TPKT có vốn đầu tư
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Phát triển PTKT có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh
Đồng Nai, là quá trình các chủ đầu tư nước ngoài tăng vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, trình
độ quản lý sản xuất tiến tiến; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài; góp phần ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và

củng cố quốc phòng ở tỉnh Đồng Nai, cùng cả nước xây dựng thành công CNXH và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhưng để phát huy được tính tích cực của các chủ thể
đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng. Vấn đề đầu tiên
không thể thiếu được là: tỉnh uỷ, UBNN tỉnh và nhân dân tỉnh Đồng Nai trên cơ sở quán triệt
quan điểm của Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước vận
dụng phù hợp vào đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai. Để đề ra chính sách, biện


pháp thích hợp khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng vốn đầu tư công nghệ hiện
đại, trình độ quản lý tiên tiến vào phát triển các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Đối với chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở hiểu rõ quan
điểm chủ trương, chính sách và luật pháp Việt Nam cũng như các chính sách, biện pháp
của tỉnh Đồng Nai. Chủ động, tích cực tăng vốn đầu tư mới, tăng vốn để mở rộng quy mô và
nâng cao trình độ sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Mục đích của phát
triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai là tăng đầu tư vốn, công nghệ hiện
đại trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá tỉnh Đồng Nai theo hướng đến năm 2010 trở thành tỉnh công nghiệp.
Sự phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai thể hiện rõ vai trò ngày
càng tăng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên một số mặt cơ bản sau đây:
Một là, TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư
phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của tỉnh, tạo
thế và lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai.
Từ năm 1989, Đồng Nai mới chỉ thu hút được 2 dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên với
số vốn là 9,7 triệu USD. Tính đến tháng 5 năm 2004, toàn tỉnh đã có 537 dự án đầu tư nước
ngoài còn hiệu lực, tổng nguồn vốn “rót” vào xây dựng các cơ sở sản xuất tại các KCN của
các công ty nước ngoài là 6,5 tỷ USD [22, 20]. Trong các công ty đã đến Đồng Nai, hiện đã
có 273 dự án đang sản xuất kinh doanh, 90 dự án đang xây dựng, tổng vốn thực hiện là 3 tỷ
USD (chiếm 48,7% tổng vốn đăng ký [43]. Hiện nay Đồng Nai là một trong những tỉnh, thành
phố có lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước (đứng vị trí thứ 3, sau Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội).

Năm 2003 là năm tiếp tục bội thu nguồn vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Đồng Nai,
đã thu hút thêm 87 dự án mới, vốn đăng ký 290 triệu USD, có 53 dự án đăng ký tăng vốn
đầu tư thêm 450 triệu USD. Tính cả năm 2003, Đồng Nai đã thu hút 740 triệu USD, vượt
kế hoạch 64%, tăng 52% so với năm 2002 [36,51]. Đây là một nguồn vốn quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế, bởi vì muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định
phải huy động được 30% GDP của tỉnh vào đầu tư phát triển, nhưng thực tế trong nhiều
năm chỉ huy động được khoảng hơn 15% GDP, thiếu hụt gần 15% vốn đầu tư. Mức thiếu
hụt này được bù đắp chủ yếu bằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo đánh giá của
đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai “vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tiếp tục tăng ổn định, chiếm tỷ trọng 52,6% tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 3


năm qua (2001 - 2003). Đây thực sự là nguồn lực quan trọng để đầu tư cho sản xuất tạo
ra nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai và của cả
nước” [27, 26]. Hơn nữa, so với các nguồn vốn khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
không làm tăng nợ của tỉnh mà còn có tác dụng kích thích các công ty khác tham gia
đầu tư, là tác nhân thu hút viện trợ phát triển chính thức, gia tăng tốc độ tăng trưởng
kinh tế và do đó, tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước. Nhờ sự phát triển về số
lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, làm
cho TPKT có vốn đầu tư nước ngoài phát triển và tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh Đồng
Nai ngày càng tăng lên qua các năm:12,9% năm 1995; 25,9% năm 1999; 30,07% năm
2001, 31,81% năm 2002; 32,68% và năm 2003 [32].
Riêng giá trị sản xuất công nghiệp năm 1992 chỉ chiếm 1,01% tăng lên 39,25% năm
1995; 59,11% năm 2000 và 60,67% năm 2003 [Phụ lục 2].
Rõ ràng, TPKT có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh
Đồng Nai, từ 12,9% lên 32,6% chỉ trong vòng 8 năm (từ 1995 đến 2003), đó là một sự tăng
trưởng cao, đồng thời chứng tỏ nó có vai trò ngày càng quan trọng trong cấu thành GDP
của tình nhà. Đồng thời, chính thông qua sự phát triển của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài,
các TPKT khác của tỉnh Đồng Nai cũng có sự tăng trưởng đáng kể, bởi các nhu cầu về hàng
hoá, dịch vụ tăng cao từ TPKT này, đặt ra cần được cung cấp. Như vậy, sự gia tăng nguồn lực

từ bên ngoài vào, đã làm cho các nguồn lực từ nội bộ của tỉnh được huy động và phát huy có
hiệu quả hơn. Chính sự tác động qua lại đó làm cho kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai không ngừng
phát triển. Vì vậy, đã có nhận xét về Đồng Nai như sau:
“Nhắc đến Đồng Nai bây giờ không mấy ai còn nhớ đến vùng đất nghèo nàn của
mấy mươi năm về trước nữa. Luồng vốn đầu tư khổng lồ hội tụ từ các nhà đầu tư ở
khắp mọi nơi trên thế giới chảy về đây đã biến mảnh đất này trở thành một vùng đất
công nghiệp năng động, thay gia đổi thịt từng ngày” [13, 14].
Hai là, TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành,
vùng theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai.
TPKT có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo hướng CNH, HĐH. Điều
này, thể hiện rõ trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu tập trung vào ngành công
nghiệp và xây dựng (chiếm 93% số dự án, 96% vốn đăng ký).


Với tỷ lệ đầu tư vốn như vậy, đã thúc đẩy ngành công nghiệp Đồng Nai phát triển cả
quy mô và trình độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, tỷ trọng giá trị sản xuất
công nghiệp tăng từ 1,01% năm 1992 lên 60,67% năm 2003, chỉ trong vòng 11 năm, tỷ trọng
công nghiệp tăng lên hơn 60%, đó là một kết quả tăng rất cao so với các tỉnh trong nước, rõ
ràng đây là một sự chuyển dịch có tốc độ cao. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng đã
làm giảm tỷ trọng ngành kinh tế nông lâm nghiệp, nhưng lại tạo điều kiện để tăng lĩnh vực
dịch vụ. Một cơ cấu kinh tế mới, Công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp hình thành theo
hướng hiện đại hoá. Qua đó cho thấy rõ, sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu
trên, có sự đóng góp rất quan trọng của TPKT có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai.
Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai năm 1996 đề ra là: “chuyển cơ cấu
kinh tế Đồng Nai từ: Nông - công nghiệp - dịch vụ thành cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch
vụ - nông nghiệp vào năm 2000” [5, 499].
Thực tế, đến cuối năm 2000 cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Đồng Nai đạt được là:
“Công nghiệp - xây dựng chiếm 52,3% - Dịch dụ 24,9% - nông lâm nghiệp 22,8%”
[10,6]. Với xu hướng phát triển tích cực đó, Đại hội đại biểu làn thứ VII Đảng bộ tỉnh Đồng

Nai nhiệm kỳ 2001 - 2005 chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng: “Công
nghiệp - xây dựng chiếm 56% - dịch vụ 27% - nông lâm nghiệp 17%” [9, 65].
Để đạt được cơ cấu kinh tế ngành như trên, có sự đóng góp quan trọng của quá trình
phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Cùng với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng cũng có sự thay đổi phù hợp hơn với đặc
điểm địa lý, kinh tế - xã hội Đồng Nai. Điều này, thể hiện ở cơ cấu đầu tư vào các vùng
địa phương trong tỉnh có sự điều chỉnh. Nếu trước năm 1997 các nhà đầu tư nước ngoài
chỉ đầu tư vào làm ăn ở những vùng, địa phương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hoá như thành phố Biên Hoà; Long Thành, Nhơn Trạch và những nơi giao thông thuận
lợi, thì sau năm 1997 đến nay đã có nhiều dự án đầu tư vào nông lâm nghiệp ở những
huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, điều kiện giao thông kém thuận lợi như: Vĩnh Cửu;
thống nhất; Tân Phú; Xuân Lộc; Long Khánh v.v.. Chính sự phân bố, điều chỉnh các dự
án đầu tư nước ngoài vào các vùng khác nhau với một tỷ lệ cân đối hợp lý, sẽ tạo điều
kiện cho mỗi vùng khai thác được các thế mạnh về đất đai, lao động, nguồn nguyên
liệu… Đồng thời tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động, tránh được sự tập
trung quá mức vào một số khu vực.


Tính đến nay ở Đồng Nai hầu hết các huyện, thị xã và thành phố Biên Hoà có
các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên địa bàn Đồng Nai
hiện có 15/21 KCN được Chính phủ phê duyệt quy hoạch với diện tích 4.751 ha,
nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Thực tế trong những năm qua đã có 445/537 dự án
đầu tư nước ngoài tập trung vào các KCN, với số vốn đăng ký 5,61 tỷ USD (chiếm
82% số dự án, 88% vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào địa bàn
tỉnh Đồng Nai).
Như vậy, không chỉ cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, mà cả
cơ cấu vùng của tỉnh Đồng Nai cũng đã có sự chuyển dịch tích cực. Điều đó, có sự đóng
góp của nhiều TPKT trên địa bàn tỉnh, nhưng TPKT có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp
một phần quan trọng .
Ba là, TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, đã góp phần quan trọng trong đổi mới công

nghệ, nâng cao năng suất lao động tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ của tỉnh Đồng Nai.
Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những
năm chiến tranh, Đồng Nai bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hậu quả là: cơ sở vật chất
nghèo nàn; công nghiệp lạc hậu, kém phát triển. KCN Biên Hoà 1 xây dựng từ năm 1963,
nhà máy và các thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, hàng
hoá mẫu mã đơn điệu, do đó sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá yếu.
Từ khi thực hiện chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà, tăng
cường thu hút vốn, công nghệ, tiên tiến… từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển
TPKT có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát triển ở
hầu hết các ngành kinh tế của tỉnh Đồng Nai, như: Công nghiệp, xây dựng; nông lâm
nghiệp; khách sạn, nhà hàng; vận tải, thông tin, hoạt động văn hoá, thể thao v.v.. với
sự có mặt của nhiều tập đoàn kinh tế mạnh đa ngành, đa quốc gia đến từ các nước:
Nhật, Hàn Quốc, Malaisia, Thái Lan v.v.. là những nước có nền kinh tế phát triển hơn
ta, nắm giữ một số ngành kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Đã từng bước đầu tư công
nghệ hiện đại, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh Đồng Nai, làm chuyển biến
mạnh mẽ một số lĩnh vực sản xuất của tỉnh ngang tầm khu vực và có sức cạnh tranh
trên thị trường khu vực và thế giới, như: dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử,
mạch điện tử; công nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, công nghệ chế biến gỗ,
thức ăn gia súc v.v.. vì thế tỷ lệ công nghệ mới hiện đại tăng từ 70% năm 1995 lên 80%


năm 2000 và 85% năm 2003 [34], đây thực sự là một bước tiến đáng trân trọng về đổi
mới công nghệ của tỉnh Đồng Nai. Đồng thời còn học hỏi được mô hình quản lý tiên
tiến và phương thức kinh doanh hiện đại của các nước đã được áp dụng trong các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây có thể được coi là những yếu tố kích thích, thúc
đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đứng chân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các vùng lân
cận, phải không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý sản xuất kinh
doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên
thị trường. Cũng cần nhận thức rằng, bằng sự hiện diện của mình, các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên, nhân lực thông qua các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, quản lý,
cũng như chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, thiết lập thương hiệu, hệ thống
phân phối, khai thác mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Có thể nêu một ví
dụ:
Các công ty Colyame - Polmolive (Hoa Kỳ) hay Unilever (Hà Lan - Anh Quốc) đầu tư Công
nghệ vào làm ăn ở Việt Nam, đã đặt công ty ĐaSo đứng trước thử thách lớn, hoặc là tiếp tục tồn
tại, hoặc bị thôn tính. Trước sự lựa chọn nghiệt ngã đó, công ty ĐaSo đã thực hiện nhiều biện
pháp để vượt lên như: cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, dây chuyền mới vào
sản xuất, học tập kinh nghiệm quản lý sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng
sản phẩm hàng hoá; tiến tới đa dạng hoá về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng v.v..
Vì vậy, từ một cơ sở sản xuất bột giặt đơn thuần, vươn lên thành một trong những tập đoàn sản
xuất hoá mỹ phẩm hàng đầu ở Việt Nam. Với nhiều mặt hàng đa dạng như: bột giặt, xà bông,
kem và bàn chải đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm và còn sản xuất cả nước ép trái cây v.v.. sức
cạnh tranh và thị phần thị trường trong nước tăng lên đáng kể. Hơn thế nữa, ĐaSo còn đưa sản
phẩm của mình sang thị trường Lào, Cămpuchia và các tỉnh phía nam Trung Quốc. Ngoài ra,
còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, trưởng thành và đứng vững trong nền kinh tế thị
trường sôi động ở nước ta, cũng bởi có sự tác động không nhỏ của TPKT có vốn đầu tư
nước ngoài ở Đồng Nai nói riêng, và cả nước nói chung.
Bốn là, TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết một số lượng lớn việc làm,
tham gia phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
TPKT có vốn đầu tư nước ngoài phát triển, không chỉ góp phần đem nhiều ngoài tệ
cho nền kinh tế tỉnh Đồng Nai, mà quan trọng hơn là góp phần tạo việc làm cho người
lao động. Tính bình quân mỗi năm khu vực này đã thu hút thêm từ 7 - 10 ngàn lao động


trực tiếp vào làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và gián tiếp tạo việc
làm cho hàng chục ngàn lao động khác trong các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ… Riêng
công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút lực lượng lao động tương đối lớn và
ngày càng tăng. Nếu năm 1995 chỉ có 23027 lao động, chiếm 29,52% lao động công

nghiệp, thì năm 1999 tăng lên 139214 lao động, chiếm 56,90% và năm 2001 là 161946 lao
động, chiếm 56,17% tổng số lao động [12, 37]. Do có chính sách kinh tế cởi mở, vốn đầu
tư nước ngoài vào Đồng Nai tăng nhanh, thúc đẩy công nghiệp phát triển nên đã thu hút
một lượng lao động lớn, giải quyết một lượng lao động dôi dư và làm giảm một phần
đáng kể gánh nặng cho xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm xẩy ra. Đồng
thời đóng góp cho nguồn thu hút ngân sách của tỉnh và Nhà nước, làm tăng quỹ tích
lũy, tạo nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tiếp tục đầu tư
cả chiều rộng và chiều sâu cho công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Trên đây là chưa kể
hàng vạn lao động không trực tiếp làm việc trong các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, nhưng việc làm của họ gián tiếp được tạo ra do sự phát triển của TPKT
này đem lại.
Ví dụ: Công ty máy tính Fujutsu của Nhật Bản ở KCN Biên Hoà II, đã thu hút 2500 lao
động có tay nghề cao.
Trong điều kiện nền kinh tế địa phương còn hạn hẹp, mà số lượng việc làm được giải
quyết như trên, là một điều rất đáng phấn khởi. Bởi vì, có việc làm, tức có thu nhập (thu nhập
của người lao động trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai năm 2002 là: Thu
nhập bình quân của người lao động trong xí nghiệp liên doanh với nước ngoài là 3 392 000
đồng người/tháng; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 1 434 000 đồng người/tháng [37,
232]. Có thu nhập, thu nhập lại tăng lên, sẽ tạo sức mua, nhu cầu có khả năng thanh toán tăng
lên làm cho thị trường nội địa được mở rộng và sôi động, tạo ra sự kích thích các hoạt động
sản xuất và dịch vụ trên địa bàn phát triển và lại làm cho việc làm được tạo ra nhiều hơn. Cứ
như vậy, sự lan toả ngày càng rộng với tốc độ phát triển ngày càng cao. Mặt khác, cũng cần
thấy rằng, trong môi trường làm việc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cán bộ
và công nhân lao động ở Đồng Nai, có điều kiện tiếp xúc, tiếp thu kỹ thuật công nghệ hiện đại,
trình độ quản lý tiên tiến, của nước ngoài, từng bước nâng cao trình độ tay nghề, trình độ tổ
chức quản lý sản xuất. Đồng thời rèn luyện tác phong công nghiệp, thích ứng với cơ chế thị
trường. Trong những năm qua, một số lượng đáng kể người lao động được đào tạo nâng cao
năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ thuật đủ sức thay thế các chuyên gia nước ngoài.



Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai đánh giá: “số lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài phần lớn trẻ có trình độ chuyên môn ngày càng tăng” [20, 52].
Như vậy, cùng một lúc tỉnh Đồng Nai thu hoạch được hai kết quả từ sự phát triển của
TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, đó là vừa giải quyết được một số lượng việc làm lớn cho lực
lượng lao động, đồng thời phát triển và nâng cao trình độ lực lượng lao động của tỉnh lên tầm
cao mới. Đây chính là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định, sự nghiệp đẩy mạnh
CNH, HĐH tỉnh Đồng Nai.
Năm là, phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc mở
rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Một đòi hỏi khách quan là muốn phát triển TPKT có vốn đầu tư nước ngoài, phải xây dựng
một nền kinh tế mở cả trong nước và với nước ngoài. Chính quá trình phát triển TPKT có vốn đầu
tư nước ngoài, cũng có nghĩa là thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.
Với thị trường trong nước, sự có mặt tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã tạo ra một thị trường nội địa rất lớn cho các cơ hội
làm ăn đối với doanh nghiệp trong nước như: làm vệ tinh gia công, thi công xây dựng công
trình, các dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm phát triển, thị trường
địa ốc, phát triển nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến… Qua đó thúc đẩy sự phát triển các
TPKT trong nước. Với trình độ công nghệ hiện đại hơn, năng lực sản xuất lớn hơn, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài yêu cầu mở rộng thị trường các yếu tố sản xuất: cả về thị
trường nguyên nhiên liệu; thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá. Chính điều này, thúc đẩy kinh tế Đồng Nai mở rộng thị trường quốc tế, thị trường
trong nước và phát triển đồng bộ các loại thị trường, sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã đẹp
hợp thị hiếu người tiêu dùng, chất lượng cao là những viên đạn đại bác phá tung bức tường thị
trường cát cứ, hình thành thị trường ngày một rộng lớn hơn. Nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu
“Madein Việt Nam” đã chiếm thị phần lớn, thị trường trong nước. Hơn nữa thu nhập của
người lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn so với
các doanh nghiệp trong nước. Thu thập cao và ổn định, không chỉ làm yên tâm cho người lao
động tập trung lao động mà còn làm cho cầu và sức mua của bộ phận không nhỏ này nâng lên
làm tăng thị trường nội địa.
Điều quan trọng là phát triển TPKTcó vốn đầu tư nước ngoài sẽ thúc đẩy việc tăng

cường mở rộng thị trường quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 127,12 triệu USD năm 1995 lên 1464,56 triệu USD


×