MỞ ĐẦU
1-Tính cấp thiết của đề tài
Hậu cần là một mặt công tác quân sự gồm tổng thể các hoạt động bảo đảm vật chất,
quân nhu, quân y, xăng dầu, vận tải, tài chính...cho các LLVT xây dựng, huấn luyện, SSCĐ và
chiến đấu thắng lợi. Công tác bảo đảm hậu cần có vị trí, vai trị rất quan trọng, tạo ra sức mạnh
vật chất cho các LLVT trong quá trình xây dựng và chiến đấu.
Ngành Hậu cần QĐND Việt Nam ra đời, phát triển gắn liền với quá trình hình thành, xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam anh hùng và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
bảo đảm hậu cần, tạo nên sức mạnh vật chất cho Quân đội góp phần quan trọng vào những thắng lợi
của Quân đội ta trong xây dựng và chiến dấu bảo vệ Tổ quốc sáu mươi năm qua.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta (1945-1954),
ngành Hậu cần Quân đội đã được hình thành,từng bước trưởng thành cả về tổ chức bộ máy, lực
lượng và cơ chế hoạt động, phương thức bảo đảm. Trong q trình đó, ngành Hậu cần Qn đội
ln nhận được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và đặc biệt
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức, thời gian cùng với Trung
ương Đảng chỉ đạo công tác hậu cần và xây dựng ngành Hậu cần Quân đội. Người đã trực tiếp ký
các Sắc lệnh, Quyết định thành lập các tổ chức bộ máy của ngành Hậu cần, cùng với Bộ Quốc
phòng chỉ đạo xác lập cơ chế hoạt động, phương thức bảo đảm hậu cần, xây dựng, giáo dục đội ngũ
cán bộ, nhân viên làm công tác hậu cần...Đặc biệt thông qua các bài viết, sách, báo, tài liệu, thư từ,
bài nói chuyện...của Người với ngành Hậu cần Quân đội , với cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp đã
hình thành nên hệ thống quan điểm của Người về công tác hậu cần quân đội nói chung và cơng tác
bảo đảm hậu cần trong chiến tranh nói riêng. Chính nhờ đó, ngành Hậu cần Quân đội không ngừng
trưởng thành lớn mạnh, thể hiện bằng việc bảo đảm hậu cần cho hoạt động xây dựng, chiến đấu của
QĐND Việt Nam qua từng trận đánh, từng chiến dịch, cùng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi.
Nghiên cứu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng ngành Hậu
cần QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là một việc làm cần thiết. Làm
tốt việc này sẽ góp phần vào việc nghiên cứu, làm sáng tỏ những quan điểm của Hồ Chủ tịch về
hậu cần quân đội nói chung và hậu cần quân đội trong chiến tranh nói riêng.
Mặt khác cịn khẳng định vai trị to lớn của Người cùng với Trung ương Đảng trong
thực tiễn chỉ đạo các hoạt động xây dựng ngành Hậu cần Quân đội cả về tổ chức bộ máy, lực
lượng, phương thức bảo đảm. Qua đó thấy rõ vai trị to lớn của Người trong sự nghiệp xây dựng
QĐND Việt nam nói chung , dồng thời khẳng định thân thế và sự nghiệp vẻ vang của Hồ Chủ
tịch-lãnh tụ tối cao của Đảng, dân tộc ta, các LLVT nói chung và QĐND Việt Nam nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay, QĐND Việt Nam đang được xây dựng theo hướng cách mạng,
chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đòi hỏi ngành Hậu cần cũng phải được xây dựng toàn diện,
đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội. Việc nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc cống hiến lớn lao
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần Quân đội trong cuộc kháng
chiến chống Pháp có ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp chúng ta nâng cao lịng tự hào, niềm kính
u vơ hạn với Người, mà cịn cho ta những kinh nghiệm quí về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành
Hậu cần Quân đội nói riêng, xây dựng QĐND Việt Nam nói chung trong giai đoạn cách mạng mới.
Đó là cơ sở rất quan trọng để Đảng và Nhà nước, Bộ Quốc phòng kế thừa, vận dụng
vào lãnh đạo, xây dựng nền quốc phịng tồn dân và hậu cần nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới.
Với những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: "Vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh với
việc xây dựng hậu cần quân đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19451954)" làm Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2-Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, có nhiều cống hiến lớn lao cho cách mạng
Việt Nam và thế giới. Đồng thời, là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện QĐND Việt Nam nói
chung, ngành Hậu cần Qn đội nói riêng, nên đã có nhiều cơng trình của các tác giả trong và
ngoài Quân đội nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, những cống hiến của Người đối với Quân đội
ở nhiều góc độ khác nhau.
Trong lĩnh vực hậu cần qn đội, đã có nhiều cơng trình có liên quan được cơng bố
như: Lịch sử hậu cần QĐND Việt Nam tập 1 (1944-1954) (Tổng cục Hậu cần),Nxb QĐND,Hà
nội,1986; Về công tác hậu cần quân đội(Trần Đăng Ninh),Nxb QĐND,Hà nội,1970 ; các cơng trình
nghiên cứu về cơng tác hậu cần các chiến trường trong kháng chiến chống Pháp, trong các chiến
dịch Biên Giới, Hà Nam Ninh, Hồ Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ...(Ban khoa học hậu cần ); Tổng
kết công tác của các Cục thuộc Tổng cục Cung cấp trong kháng chiến chống Pháp (19451954) (Ban Khoa học hậu cần),Tổng cục Hậu cần,1985; Lịch sử vận tải QĐND Việt Nam,Nxb
QĐND,1992; Những chặng đường lịch sử (Võ Nguyên Giáp),Nxb QĐND,2001...Trong các cơng
trình đó một mặt đã đề cập một cách cơ bản, hệ thống lịch sử hậu cần QĐND Việt Nam trong suốt
cuộc kháng chiến chống Pháp. Mặt khác, qua các cơng trình đó đã đề cập và khẳng định những
cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng ngành Hậu cần Quân đội.
Đặc biệt, những lời dạy của Hồ Chủ tịch đối với ngành Hậu cần Quân đội đã được tập
hợp in thành sách: Hồ Chí Minh về cơng tác hậu cần qn đội, Nxb QĐND,1970.
Mấy năm gần đây, việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác hậu cần
qn đội đã được lãnh đạo chỉ huy các cấp trong ngành quan tâm đẩy mạnh. Năm 2000, nhân
dịp kỷ niệm 50 năm truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, Tổng cục Hậu cần đã xuất bản tài
liệu 50 năm ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy, trong đó ngồi những lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác hậu cần quân đội, tài liệu đã nêu lên một số quan điểm của Hồ
Chủ tịch, Đảng ta về cơng tác hậu cần qn đội nói chung, cơng tác hậu cần trong chiến tranh
nói riêng.
Trước đó, nhân kỷ niệm 108 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/189019/5/1998), Học viện Hậu cần đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề : Chủ tịch Hồ Chí Minh
với cơng tác hậu cần qn đội (Kỷ yếu hội thảo khoa học,Nxb QĐND 1998). Các bài tham luận
đã đề cập một cách khá toàn diện, sâu sắc những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
cơng tác hậu cần quân đội, qua đó khẳng định vai trò to lớn của Người với việc xây dựng ngành
Hậu cần Quân đội.
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Hồ Chủ tịch (19/5/1890-19/5/2000) và 50 năm
truyền thống ngành Hậu cần Quân đội (11/7/1950-11/7/2000), Tổng cục Hậu cần đã tổ chức Hội
thảo khoa học: 50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh-kinh
nghiệm và phương hướng phát triển (Nxb QĐND,Hà nội 2000). Bên cạnh việc làm nổi bật hai
vấn đề: khái quát những vấn đề cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội, những
thành tựu và kinh nghiệm qua 50 năm hoạt động của ngành Hậu cần Quân đội; vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng ngành và hoạt động nâng cao chất lượng nhiệm vụ phục vụ,
các bài tham luận cũng khẳng định những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo
xây dựng ngành Hậu cần Qn đội.
Tuy nhiên, các cơng trình trên đây chưa đi sâu phân tích những quan điểm của Hồ
Chủ tịch về hậu cần quân đội và công tác bảo đảm hậu cần trong điều kiện chiến tranh. Các
công trình đó cũng chưa làm rõ một cách có hệ thống vai trò của Hồ Chủ tịch trong việc chỉ đạo
xây dựng ngành Hậu cần Quân đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Song kết
quả nghiên cứu của các cơng trình này là nguồn tư liệu phong phú, tin cậy để tác giả kế thừa
vào quá trình xây dựng luận văn của mình.
3- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
Làm sáng tỏ vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng ngành Hậu cần QĐND
Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó góp phần khẳng định cống hiến của
Người xây dựng QĐND Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954. Luận văn xác định một số vấn đề cơ
bản vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội vào quá trình xây dựng
ngành Hậu cần Quân đội hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về hậu cần quân đội trong chiến tranh.
- Phân tích những quan điểm của Hồ Chủ tịch về hậu cần quân đội trong chiến tranh.
- Làm rõ vai trị to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chỉ đạo xây
dựng ngành Hậu cần Quân đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời xác định một số
vấn đề cơ bản vận dụng quan điểm của Người về hậu cần quân đội vào xây dựng ngành Hậu cần
Quân đội hiện nay.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Nghiên cứu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng hậu cần quân đội.
* Phạm vi nghiên cứu
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954)
5-Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; các tác
phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Văn kiện Đảng và những đánh giá tổng kết của ngành Hậu cần
Quân đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp thuộc chuyên ngành lịch sử như phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic; phương pháp đồng đại, lịch đại, so sánh, thống kê,
tổng kết lịch sử...
6-Ý nghĩa của luận văn
Kết quả Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những cơng hiến to lớn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần Quân đội nói riêng, với QĐND Việt Nam
nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954). Đồng thời với một số vấn
đề cơ bản được tác giả đề xuất làm cơ sở vận dụng vào sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần
Quân đội hiện nay.
Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy một số môn học
về hậu cần quân đội, tư tưởng Hồ Chí Minh...trong các nhà trường Quân đội.
7-Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 2
chương (5 tiết).
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI TRONG CHIẾN TRANH
1.1. Cơ sở hình thành những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân
đội trong chiến tranh
1.1.1. Những tinh hoa tư tưởng của nhân loại về hậu cần quân đội
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mác-Lênin về chiến tranh và quân đội.
Lý luận Mác-Lênin về chiến tranh và quân đội là cơ sở lý luận khoa học trực tiếp cho
sự hình thành quan điểm của Hồ Chủ tịch về hậu cần quân đội trong chiến tranh nói riêng và
cơng tác hậu cần qn đội nói chung. Lý luận Mác-Lênin về chiến tranh và quân đội đã trang bị
cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thế giới quan, phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, từ đó
Người phân tích, đánh giá đúng giá trị của nhân loại và của dân tộc trong công tác bảo đảm hậu
cần cho quân đội trong chiến tranh, làm cơ sở cho việc Người tiếp thu, kế thừa, phát triển và chỉ
đạo xây dựng ngành Hậu cần Quân đội trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945 - 1954) và tiếp tục sau này trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Học thuyết Mác-Lênin về chiến tranh và quân đội đã chỉ rõ: Chiến tranh là một cuộc đọ
sức toàn diện giữa các bên tham chiến, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. V.I. Lênin
đã khẳng định, đó là một "sự thử thách đối với hết thảy mọi lực lượng kinh tế và lực lượng tổ
chức của mỗi dân tộc" [19 ,Tr.363], trong đó nền kinh tế của đất nước, các điều kiện vật chất và
công tác bảo đảm hậu cần cho quân đội là nhân tố giữ vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc
chiến tranh và sức mạnh của quân đội.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã phân tích và chỉ rõ mối quan hệ biện
chứng giữa kinh tế và chiến tranh, trong đó sức mạnh của cuộc chiến tranh, sự thắng lợi hay
thất bại của cuộc chiến tranh phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của nền kinh tế đất nước.
Ph.Ăngghen viết: "Cái gì mới chính là "cái có trước" của bản thân bạo lực? Đó là lực lượng kinh tế,
tức là việc nắm được những phương tiện mạnh mẽ của cơng nghiệp lớn" [1,Tr.245] và do đó, việc
tiến hành chiến tranh phải phụ thuộc vào sức sản xuất "Tóm lại, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào
những điều kiện kinh tế và tài nguyên kinh tế đều là những cái giúp cho "bạo lực" chiến thắng..."
[1,Tr.242].
Nguyên lý về mối liên hệ phụ thuộc giữa chiến tranh với điều kiện kinh tế đã được V.I
Lênin khẳng định và phát triển trong điều kiện lịch sử mới: chủ nghĩa tư bản độc quyền - chủ nghĩa
đế quốc. Bằng những sự kiện, dẫn chứng mới của thời đại, V.I.Lênin đã rút ra kết luận: trong chiến
tranh hiện đại, tổ chức kinh tế có một ý nghĩa quyết định, rằng trong thời đại ngày nay, chiến tranh
rất khắc nghiệt, nó đặt ra vấn đề - một cách rất tàn nhẫn: hoặc là chịu diệt vong, hoặc là phải đuổi
kịp những nước tiên tiến và vượt qua những nước đó cả về mặt kinh tế nữa. Từ đó Người khẳng
định: "Khơng chuẩn bị hết sức đầy đủ về mặt kinh tế thì việc tiến hành một cuộc chiến tranh hiện
đại chống chủ nghĩa đế quốc tiên tiến là điều không thể làm được".[16,Tr.475]. Do đó, theo Người
phải chuẩn bị chiến tranh lâu dài, nghiêm túc bắt đầu từ việc phát triển kinh tế trong nước và kinh
tế phải đi trước một bước
Như vậy, các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin khơng những đã chỉ ra tính quy
luật trong sự vận động của mối liên hệ phụ thuộc giữa chiến tranh với kinh tế, mà còn chỉ ra xu
thế tất yếu của sự vận động đó.
Cũng trong lý luận về chiến tranh và quân đội, các nhà kinh điển Mác-Lênin chỉ rõ
rằng điều kiện kinh tế, công tác bảo đảm vật chất hậu cần cho quân đội là điều kiện quyết
định đến sức mạnh của quân đội và sự thắng lợi của quân đội trên chiến trường . Ph.Ăngghen
khẳng định: "Không có gì lại phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế hơn là chính ngay quân đội
và hạm đội. Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc trước hết vào trình độ
sản xuất đạt được trong một thời điểm nhất định và vào phương tiện giao thơng" [1,Tr.235]. Khi
nói đến ảnh hưởng quyết định của kinh tế đối với hoạt động quân sự và quân đội, Ph.Ăngghen
cịn khẳng định: Tồn bộ việc tổ chức và phương pháp chiến đấu của quân đội, và do đó thắng lợi
và thất bại, đều rõ ràng là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào
nhân lực , vũ khí và cả kỹ thuật nữa. ở đây, Ph.Ăngghen không chỉ đề cập đến mối liên hệ phụ
thuộc giữa tổ chức quân đội, hoạt động quân sự với kinh tế, mà còn đề cập đến vấn đề bảo đảm
cơ sở vật chất, phương tiện cho quân đội trong chiến tranh. Có đảm bảo tốt cơ sở vật chất,
phương tiện, vũ khí... cho qn đội thì họ mới có thể chiến thắng trên chiến trường.
V.I.Lênin tiếp tục phát triển luận điểm của Ph.Ăngghen và khẳng định vai trị quan
trọng của cơng tác bảo đảm cho qn đội trong điều kiện có chiến tranh. Người viết: " Muốn
phịng thủ, phải có một đội qn kiên cường vững mạnh, một hậu phương vững chắc, và muốn
có một đội quân kiên cường và vững mạnh thì trước hết phải tổ chức thật vững chắc công tác
lương thực" [18,Tr.423]. "Công tác lương thực" ở đây được hiểu theo nghĩa là việc bảo đảm
đời sống cho bộ đội nơi tiền tuyến. Binh sỹ ở ngoài mặt trận chiến đấu chống lại kẻ thù để bảo
vệ quốc gia, dân tộc, vì vậy họ phải được tiếp tế không chỉ cơ sở vật chất, phương tiện chiến
đấu, mà cả về con người, tinh thần, tư tưởng nữa. Từ sự phân tích các yếu tố, điều kiện có
ảnh hưởng đến hoạt động chiến đấu của bộ đội trên chiến trường, V.I.Lênin kết luận công tác
bảo đảm vật chất cho bộ đội có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của họ trên chiến trường.
Người khẳng định: "Một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách
mạng cũng đều sẽ lập tức bị quân thù tiêu diệt nếu không được vũ trang, tiếp tế lương thực và
huấn luyện một cách đầy đủ" [17,Tr.497].
Sau này trong Diễn văn "Kỷ niệm lần thứ 27 cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tháng Mười vĩ đại", I.V.Xta-lin đã tổng kết: Khơng có vũ khí hiện đại thì qn đội khơng thể
chiến đấu và chiến thắng. Nhưng nó cũng không thể chiến đấu và chiến thắng nếu không có
bánh mỳ, khơng có lương thực. Như vậy, khơng chỉ có vai trị quyết định của nền kinh tế, mà các
điều kiện vật chất cũng như công tác bảo đảm hậu cần cho qn đội trên chiến trường có vai
trị cực kỳ quan trọng, nó đảm bảo cho quân đội chiến đấu và chiến thắng. Do đó, đối với quân
đội, điều kiện cung cấp, bảo đảm cơ sở vật chất càng tốt, càng tạo nên sức mạnh cho họ trong
chiến đấu và SSCĐ.
Trong lý luận xây dựng quân đội kiểu mới, các nhà lý luận Mác-Lênin cũng xác định phải
xây dựng qn đội một cách tồn diện cả về chính trị, tư tưởng, cả về kỹ chiến thuật và công tác
hậu cần, trong đó cơng tác bảo đảm hậu cần trở thành một bộ phận không thể thiếu được và là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định sức mạnh của Quân đội. Thiếu hoạt động bảo
đảm hậu cần, mọi hoạt động quân sự sẽ bị ngưng trệ.
Lý luận Mác-Lênin về chiến tranh và xây dựng quân đội cũng chỉ rõ mối quan hệ hữu
cơ giữa quân đội với nhân dân, hậu phương, trong đó quân đội phải dựa vào nhân dân để
chiến đấu, dựa vào hậu phương để bảo đảm nguồn cung cấp , bởi vì nhân dân và hậu phương
là nơi cung cấp lực lượng, điều kiện vật chất cho quân đội chiến đấu.V.I. Lênin đánh giá vai trò
rất quan trọng của hậu phương đối với tiền tuyến, của nhân dân đối với quân đội trong việc cung
cấp, nuôi dưỡng bộ đội. Người chỉ rõ: "muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có
một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc" [17,Tr.497]. Kết luận này được rút ra chính
từ thực tiễn V.I.Lênin lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại các thế lực đế quốc phản động. Trong
cuộc đấu tranh ấy, nhân dân và Hồng qn đã chiến thắng vì họ có một hậu phương vững chắc.
Ngược lại bọn đế quốc đã thất bại - mà theo V.I.Lênin "nguyên nhân chủ yếu của sự bất lực của
chúng trong cuộc đấu tranh chính là vì hậu phương của chúng không được bảo đảm ...". Nhưng
đối với nhân dân và Hồng qn Liên Xơ "nhờ lịng kiên quyết đó, nhờ tinh thần anh dũng đó, họ
đã lập nên một hậu phương duy nhất vững chắc giữa những lực lượng đang đấu tranh " [20,Tr.56]. Chính vì lẽ đó mà nhân dân và Hồng quân đã chiến thắng, cịn qn Đồng minh thì tan rã
Vận dụng lý luận của V.I.Lênin, từ thực tiễn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân
dân và quân đội Liên Xô, I.V.Xta-lin cũng đã rút ra kết luận quan trọng về vai trò của hậu phương
, nhân dân đối với tiền tuyến và qn đội. Người viết: "Khơng có một đội qn nào trên thế giới
khơng có hậu phương vững chắc mà lại có thể chiến thắng được. Hậu phương có một tầm quan
trọng bậc nhất đối với tiền tuyến. Chính là vì hậu phương và chỉ có hậu phương mới cung cấp
cho tiền tuyến chẳng những các nhu cầu đủ mọi loại, mà cịn cả binh sỹ, cả tình cảm lẫn tư
tưởng nữa. Hậu phương không vững chắc, nhất định sẽ biến những đội quân ưu tú nhất và cố
kết nhất thành một đám quần chúng không vững vàng và hèn yếu" [57,Tr.369].
Như vậy, trong rất nhiều yếu tố có tác động tới sức mạnh và sự thắng lợi, hay thất bại
của quân đội trên chiến trường, trong chiến tranh, thì nhân tố hậu phương và nhân dân cũng rất
quan trọng. Các nhà lý luận Mác-Lênin không những chỉ ra mối liên hệ tất yếu giữa hậu phương
và chiến tranh, quân đội, mà qua đó cũng thấy được tính quy luật trong sự vận động của mối
liên hệ tất yếu đó: Hậu phương được coi là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định
thắng lợi trong chiến tranh.
Trên đây là một số luận điểm của các nhà lý luận Mác-Lênin bàn về mối quan hệ giữa
kinh tế, các điều kiện vật chất và công tác bảo đảm hậu cần, nhân tố hậu phương... với chiến
tranh và quân đội. Thực tiễn các cuộc chiến tranh trên thế giới từ cổ chí kim, trong thực tiễn xây
dựng quân đội của các quốc gia từ trước đến nay đã kiểm nghiệm và chứng minh các luận điểm
trên đây là hoàn toàn đúng đắn. Đó là cơ sở lý luận khoa học mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp
thu, vận dụng và hình thành những quan điểm về công tác hậu cần quân đội trong điều kiện
chiến tranh và chỉ đạo xây dựng hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cùng với việc tiếp thu, vận dụng lý luận Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa
những tinh hoa tư tưởng của nhân loại về hậu cần quân đội. Người đã nghiên cứu những tư
tưởng quân sự đông, tây, kim, cổ, tiếp thu có chọn lọc những nhân tố có giá trị về cơng tác bảo
đảm hậu cần cho quân đội trong các tư tưởng đó. Người đã viết nhiều tài liệu, sách có giá trị về
kinh nghiệm quân sự từ sự nghiên cứu đó như: "Phép dùng binh của Tôn Tử", "Cách huấn luyện
cán bộ quân sự của ơng Khổng Minh", "Kinh nghiệm du kích Tàu", "Kinh nghiệm du kích Pháp",
"Kinh nghiệm du kích Nga"... Trong các tác phẩm đó, Người đã chỉ ra một số nội dung cơ bản về
hậu cần quân đội mà Người đã tiếp thu được:
Xác định vị trí, vai trị của cơng tác hậu cần trong chiến tranh, trong bài "Binh pháp
Tôn Tử - Vấn đề quân nhu và lương thực", Người khẳng định: Vấn đề quân nhu và lương thực
rất quan trọng cho dù qn có mạnh, có đơng, tướng có giỏi nhưng nếu thiếu lương thực thì
cũng khơng thể thắng trận được. Nếu thiếu việc cung cấp, bảo đảm hậu cần cho bộ đội ở ngồi
mặt trận thì họ bị thiếu thốn và do đó họ sẽ mất hết tinh thần chiến đấu.
Một trong những nội dung về tạo lực, tạo nguồn hậu cần cho quân đội, tiếp thu tư
tưởng của Tôn Tử "lấy của địch đánh địch", Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Tướng giỏi phải
tìm hết mưu kế để cướp lấy lương thực của quân địch, vì lấy được một đấu gạo của quân địch
có thể bớt đi được 20 đấu cho phu ăn về việc vận tải. Như thế đỡ phí tổn và hao hụt rất nhiều "
[27,Tr.262].
Cũng về vấn đề này, trong tác phẩm "Chiến tranh du kích", Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy
rằng: cần phải tích cực cướp đoạt khí giới, đạn dược, lương thực, thuốc men của kẻ thù để đánh
lại chúng. Đó là một cách rất hữu hiệu góp phần tạo nguồn cung cấp hậu cần cho quân đội trong
khi điều kiện cung cấp cho mặt trận cịn gặp nhiều khó khăn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn kế thừa, vận dụng và phát triển những tư tưởng của các nhà
quân sự khác về hậu cần quân đội như động viên sức dân đóng góp ni qn, xây dựng hậu
phương, căn cứ địa.... Những tư tưởng đó góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn các quan
điểm của Hồ Chủ tịch về hậu cần và công tác hậu cần qn đội nói chung và cơng tác hậu cần
trong chiến tranh nói riêng.
1.1.2. Kế thừa truyền thống của dân tộc Việt Nam về bảo đảm hậu cần cho quân đội
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, chúng ta luôn
luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược ngoại bang lớn mạnh hơn nhiều lần về tiềm lực
kinh tế và quân sự (đó là các thế lực phong kiến phương Bắc: Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên,
Minh, Thanh), song dân tộc ta đều chiến thắng vẻ vang mà nguyên nhân cơ bản - như Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã tổng kết là do "Vua tơi đồng lịng, anh em hồ thuận, cả nước
góp sức" [55,Tr. 215].
Trong lịch sử chống ngoại xâm đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô cùng quý báu
về kinh nghiệm, truyền thống đánh giặc dũng cảm, mưu trí, hệ thống tri thức quân sự, nghệ thuật
tiến hành chiến tranh...
Trong nghệ thuật đánh giặc thời xưa, tổ tiên ta đã sáng tạo, tìm ra được những " kế sách"
hay để tổ chức và huy động mọi nguồn cung cấp trong nước ,trong nhân dân , để đáp ứng nhu
cầu của cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược. Có thể nói những " kế sách" đó hồn tồn phù
hợp với tình hình kinh tế đất nước lúc đó và đã có tác dụng cực kỳ to lớn trong việc góp phần
giành được những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta thời đó.
Có thể dẫn ra đây một số "kế sách" lớn về công tác hậu cần mà ông cha ta đã sáng tạo,
sử dụng trong các cuộc chiến tranh chống lại các thế lực phong kiến phương Bắc.
Đó là “kế sách” luôn chăm lo xây dựng để cho "quốc thịnh, binh cường", nghĩa là
phải luôn xây dựng đất nước vững mạnh về tiềm lực kinh tế để xây dựng tiềm lực quân sự.
Thực hiện “kế sách”này, tổ tiên ta đã biết dựa vào dân để tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần.
Do đó, dựa vào dân đã trở thành "kế sách" tổng qt có tính quy luật của tổ tiên ta trong lịch sử
chống giặc giữ nước. Xuất phát từ quan điểm "nước lấy dân làm gốc" mà Trần Quốc Tuấn đã đề
xuất kế sách "Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước " ( 55 ,
Tr.215).
Đó là “kế sách” "ngụ binh ư nông" làm cho nông mạnh và binh cũng mạnh. Bắt đầu
từ triều Đinh đến triều Lý, Trần... kế sách này ngày càng được hoàn chỉnh và trở thành quốc
sách của nhà nước phong kiến Đại Việt. Thực hiện “kế sách” "ngụ binh ư nơng" có nhiều ý
nghĩa, nhiều tác dụng cả trong việc phát triển kinh tế đất nước , binh lính phải tham gia lao động
sản xuất trong lúc thanh bình để tự cung cấp cho mình và cho đất nước; cả trong việc tổ chức
một bộ máy quân sự phù hợp về mặt số lượng, cơ cấu đủ mạnh để có thể ứng chiến khi có
chiến sự.
Trên cơ sở quan điểm "cả nước đánh giặc, tồn dân ai cũng là lính ", tổ tiên ta đã
biết dựa vào dân để lo tổ chức việc cung cấp cho quân đội. Từ buổi đầu dựng nước ,
truyền thuyết tồn dân đóng góp lương thực ni Thánh Gióng, đóng góp khí giới cho người
anh hùng diệt giặc đã thể hiện quan điểm chiến tranh nhân dân, hậu cần nhân dân. Các triều
đình phong kiến Đại Việt đã biết dựa vào dân để lo tổ chức việc cung cấp cho quân đội đánh
giặc, do đó "quân đi đâu, già trẻ giỏ cơm, bầu nước theo như trẩy hội" [9,Tr.50].
Bên cạnh việc dựa vào dân để tổ chức cung cấp, các nhà nước phong kiến Đại Việt
cũng tổ chức các cơ sở cung cấp của nhà nước như việc thành lập các xưởng sản xuất vũ
khí, xưởng sản xuất phương tiện vận tải (thuyền, xe vận chuyển, xe công thành...); xưởng sản
xuất lương thực, thuốc... Đó là những cơ sở hậu cần chiến lược, bảo đảm cho sức mạnh đánh
thắng của quân đội.
Tổ tiên ta cũng còn sử dụng “kế sách” triệt phá nguồn cung cấp, lấy của giặc để đánh
giặc. Kẻ thù của dân tộc ta từ xa xơi đến, ngồi khó khăn do khơng quen khí hậu, địa hình, chúng
cịn vấp phải một khó khăn mn thuở là xa nguồn cung cấp hậu cần. Do đó, tổ tiên ta đã vận động
nhân dân triệt để thực hiện "vườn không, nhà trống", khiến cho kẻ địch giảm sút ý chí chiến đấu vì
đói, thiếu thốn (điển hình thực hiện kế sách này là quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến
chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII). Đồng thời, quân và dân ta cũng triệt để thực hiện việc lấy của giặc
để trang bị cho ta và đánh lại giặc. Nói về kế sách này , Nguyễn Trãi viết: " Nhà Lê biết "lấy địch trị
địch", phàm cung, tên, giáo, mộc của giặc đều là chiến khí của ta; vàng bạc, châu báu của giặc đều
là quân tư của ta. Cái nó dùng để hại ta ngược lại lại hại nó, cái nó dùng để đánh úp ta, ngược lại lại
đánh nó" [53,Tr.58].
Có thể nói những “kế sách”trên đây đã có tác dụng rất to lớn trong việc động viên, khơi
được nguồn nhân tài, vật lực của đất nước ta, từ đó tạo ra khả năng to lớn để bảo đảm hậu cần
cho quân đội và nhân dân ta tiến hành chiến tranh thắng lợi. Những “kế sách” đó đều xuất phát
từ đường lối chiến tranh nhân dân, hậu cần nhân dân, dựa trên tinh thần yêu nước của toàn dân và
trên cơ sở cả nước cùng chung sức đánh giặc. Đó là truyền thống, là những bài học kinh nghiệm quý
báu để Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa, phát triển các quan điểm về hậu cần quân đội và trực
tiếp chỉ đạo công tác hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
1.1.3. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự phân tích, đánh giá đúng kẻ thù
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ là nhà tư tưởng vĩ đại, mà Người còn là một nhà hoạt
động thực tiễn rất linh hoạt, sáng tạo. Những quan điểm của Người bao giờ cũng xuất phát từ
thực tiễn và gắn liền với thực tiễn. Quan điểm của Người về hậu cần quân đội trong chiến tranh
được hình thành trên cơ sở phân tích thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn xây dựng quân
đội, thực tiễn xây dựng ngành Hậu cần Quân đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp và từ sự
phân tích, đánh giá đúng đắn thực lực của thực dân Pháp.
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, với vơ vàn những khó khăn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nước ta vốn là
nước thuộc địa nửa phong kiến, cách mạng mới thành cơng, hậu quả do chính sách cai trị của
thực dân Pháp hơn 80 năm trời, đặc biệt từ khi thực dân Pháp bị cuốn vào vòng Thế chiến thứ
hai với những chính sách vơ vét, bóc lột tàn khốc thuộc địa để phục vụ chính quốc, đã làm cho
đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, tài chính; lạc hậu về văn hoá - xã hội... Hơn thế nữa, trong điều
kiện chính quyền nhân dân non trẻ mới ra đời, vừa phải tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả
chiến tranh, phát triển kinh tế, vừa phải đối phó với sự bao vây của thù trong giặc ngoài, lại vừa
phải chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà chúng ta biết chắc chắn là sẽ lâu
dài và gian khổ. Trong khi đó, Pháp là một nước đế quốc có nền kinh tế phát triển, có qn đội
chính quy, được trang bị hiện đại; có kinh nghiệm chiến tranh xâm lược thuộc địa, lại được các
đế quốc Mỹ, Anh giúp sức... Tuy nhiên, khi trở lại xâm lược nước ta, thực dân Pháp cũng gặp
phải khó khăn: cách xa nước Pháp hàng vạn kilơmét, do đó sẽ gặp khó khăn trong việc tăng viện
sức người, tài chính, vũ khí... Đặc biệt là khi bị quân và dân ta tiến công mạnh mẽ từ sau chiến
thắng Việt Bắc thu đông 1947 trở đi, làm cho mâu thuẫn trong nội bộ nước Pháp ngày càng sâu
sắc khi càng lún sâu, càng thất bại trên chiến trường Đông Dương. Trong khi đó, phong trào
đấu tranh vì độc lập dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa Pháp phát triển mạnh mẽ. ? Đông
Dương, thực dân Pháp trở thành kẻ thù chung của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia...
Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT của chúng ta còn non trẻ, song
được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, rèn luyện, sớm có tinh thần yêu nước và chí căm
thù giặc sâu sắc. Quân đội ta là quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, gắn bó máu thịt với
nhân dân, được nhân dân tin yêu, đùm bọc. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, quân
đội ta không ngừng lớn mạnh, cùng với toàn dân tộc tiến lên đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp
xâm lược. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước cịn nhiều khó khăn, nên vấn đề bảo đảm cung
cấp hậu cần các mặt cho quân đội cũng chưa được bảo đảm đầy đủ, "lương thực, khí giới, chăn
áo, thuốc men cái gì cũng thiếu thốn" [50,Tr.37]. Trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Pháp,
cơng tác bảo đảm hậu cần cho quân đội chiến đấu cũng luôn gặp khó khăn do địch đánh phá,
việc vận chuyển, chi viện từ hậu phương ra tiền tuyến vừa xa xôi, cách trở, vừa khó khăn về
đường sá, phương tiện, con người.
Xuất phát từ thực tiễn những thuận lợi, khó khăn của đất nước, quân đội và công tác
cung cấp hậu cần, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều nội dung quan điểm về hậu cần
quân đội một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện đất nước, quân đội và ngành Hậu cần như:
cần, kiệm, tự lực, tự cường; đẩy mạnh tăng gia sản xuất; tích cực lấy của địch đánh địch, đồng
thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... Người cùng với Trung ương Đảng chỉ đạo hậu
cần quân đội dựa vào dân, bám sát nhân dân để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân,
động viên cao nhất sức mạnh của nhân dân vừa chăm lo ni dưỡng LLVT, vừa tích cực kháng
chiến tiến tới đánh bại kẻ thù.Do bám sát thực tiễn phát triển của cuộc kháng chiến, thực tiễn
xây dựng quân đội, ngành Hậu cần, nên Hồ Chủ tịch cùng với Trung ương Đảng từng bước chỉ
đạo xây dựng ngành Hậu cần cả về tổ chức, con người, phương thức bảo đảm để đến cuối cuộc
kháng chiến chống Pháp, hậu cần quân đội được tổ chức thành hệ thống thống nhất toàn quân.
Đồng thời, nhờ bám sát thực tiễn xây dựng ngành Hậu cần, Hồ Chủ tịch đã kịp thời uốn nắn
những nhận thức, quan điểm chưa đúng đắn của một bộ phận cán bộ hậu cần trong công tác
bảo đảm, phục vụ; giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ những người làm công tác hậu cần
quân đội.
Có thể nói với nhãn quan của một nhà tư tưởng luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn, là một
lãnh tụ , người sáng lập và rèn luyện QĐND Việt Nam, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về hậu cần quân đội trong chiến tranh luôn được bổ sung và phát triển không ngừng trong thực tiễn
xây dựng quân đội, xây dựng ngành Hậu cần Quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm cung
cấp cho quân đội chiến đấu và xây dựng trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954) và trong các giai đoạn cách mạng sau này.
Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội trong chiến tranh là
sản phẩm của sự nỗ lực chủ quan của Người, trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin,
sự chọn lọc, kế thừa kinh nghiệm, truyền thống của dân tộc ta, của nhân loại trong lịch sử về
bảo đảm hậu cần cho quân đội, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn xây dựng quân đội
và ngành Hậu cần QĐND Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và
từ sự phân tích, đánh giá đúng đắn, chính xác thực lực của thực dân Pháp.
1.2. Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội trong
chiến tranh
Những quan diểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội trong chiến tranh được
hình thành từ ngay khi Người chỉ đạo thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
(1944) (tiền thân của QĐND Việt Nam hiện nay). Trong quá trình cùng với Trung ương Đảng lãnh
đạo quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Người không
ngừng bổ sung, phát triển thành một hệ thống các quan điểm, thơng qua đó để cùng với Trung
ương Đảng chỉ đạo xây dựng ngành Hậu cần, đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu của
Quân đội ta. Dưới đây là một số quan điểm cơ bản của Người về hậu cần quân đội trong chiến
tranh.
1.2.1. Hậu cần quân đội phải dựa vào dân
Đây là một quan điểm lớn, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần qn đội
nói chung và cơng tác hậu cần quân đội trong chiến tranh nói riêng.
Quan điểm này được hình thành dựa trên cơ sở Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm vững lý luận
chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, kế thừa truyền thống
"trọng dân" của dân tộc ta. Đảng ta - do Người sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời và
trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn quán triệt quan điểm " lấy dân làm gốc", lấy việc phục
vụ nhân dân làm mục đích cao cả. Hồ Chủ tịch khẳng định, " Trong bầu trời không có gì q bằng
nhân dân. Trong thế giới khơng có gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân... Trong xã
hội, khơng có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân" [47,Tr.276].
Hơn thế nữa, quan điểm hậu cần phải dựa vào dân - hậu cần nhân dân là thể hiện tư
tưởng cốt lõi trong đường lối quân sự của Đảng, của học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam
là quan điểm chiến tranh nhân dân "toàn dân giữ nước, cả nước đánh giặc".
Đây cũng chính là sự tiếp nối, phát triển truyền thống phát huy sức mạnh hậu cần toàn
dân trong chiến tranh giữ nước của ông cha ta ,đặc biệt trong lịch sử các trận quyết chiến chiến
lược với kẻ thù như trận Bạch Đằng (năm 938); trận đánh Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu
(năm 1075-1076); trận Như Nguyệt (năm 1077); trận Bạch Đằng (năm 1288); trận Chi Lăng Xương Giang (năm 1427); trận Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785) trận Ngọc Hồi - Khương
Thượng (năm 1789)... Mặc dù hoàn cảnh, tình thế, lực lượng ở mỗi trận đánh có khác nhau,
song điểm chung nhất về công tác bảo đảm hậu cần là các nhà nước phong kiến, tướng lĩnh đã
phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong việc xây dựng hậu phương vững mạnh để sẵn
sàng huy động nguồn lực con người, vật chất , nhất là việc huy động nguồn lực tại chỗ vừa đảm
bảo cho việc hành quân chiến đấu, vừa bảo đảm cho phòng ngự, phản kích địch. Cha ơng ta
cũng phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc vận tải, chuyên chở hậu cần theo sát các đoàn
quân chiến đấu. Chính sức mạnh hậu cần ấy đã góp phần làm nên những chiến thắng lừng lẫy
trong lịch sử chống ngoại xâm của quốc gia phong kiến Đại Việt ở các thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.
Nêu quan điểm hậu cần quân đội phải dựa vào dân, Hồ Chủ tịch khẳng định "phải dựa
vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch khơng thể nào tiêu diệt được... Nguồn cung cấp sẽ dựa
vào dân" [11,Tr.125].
Theo Người, dựa vào dân là khơi nguồn lực lượng và sức sáng tạo của nhân dân, có
dân là có tất cả. Chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân, do đó phải động viên, tổ chức toàn
dân đánh giặc, Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và được tồn dân
chăm lo, ni dưỡng. Chính kinh nghiệm bảo đảm hậu cần thời kỳ đấu tranh vũ trang giành
chính quyền đã được Hồ Chủ tịch ơn lại, Người nói: hồi kháng Nhật ở khu giải phóng, Tổng cục
Cung cấp là nhân dân Cao - Bắc - Lạng.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp - cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nền
kinh tế của nước ta lại nghèo nàn, lạc hậu, tiềm lực quân sự, khoa học yếu kém, lại bị bao vây
tứ phía, nên Chính phủ cũng chỉ có khả năng cung cấp được một số nhu cầu cho quân đội. Do
đó, mọi nhu cầu vật chất ni dưỡng bộ đội (vũ khí, trang bị, lương thực, thuốc men...) đều phải
dựa vào địa phương do nhân dân cung cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: " Làm ra gạo thóc cho
chiến sỹ ăn, vải cho chiến sỹ mặc đều nhờ nơi đồng bào ở địa phương" [31,Tr.486].
V.I.Lênin đã từng chỉ rõ: một khi chiến tranh đã khơng thể tránh được thì phải dốc tất cả
cho chiến tranh; mọi lực lượng, mọi tổ chức đều phải dốc lòng mới đảm bảo cho cuộc chiến
tranh thắng lợi. Và từ kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giữ nước, V.I.Lênin cũng tổng kết
rằng trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực hơn, ai kiên trì đi
sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó sẽ thu được thắng lợi.
Trong cuộc chiến tranh nhân dân của ta, dựa vào dân, tổ chức tồn dân làm cơng tác
hậu cần là một vấn đề thuộc đường lối quan điểm của Đảng ta, là một phương thức cơ bản để
đạt được mục đích của công tác hậu cần, một quy luật giành thắng lợi của công tác hậu cần
ngay trong khi chiến tranh nhân dân đã tiến lên hiện đại.
Dựa vào dân và gắn với xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương chiến tranh để
tạo nguồn bảo đảm hậu cần cho quân đội là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta
khẳng định: công cuộc xây dựng quân đội chính quy và hiện đại khơng thể tách rời cơng cuộc
xây dựng và củng cố hậu phương về mọi mặt vì hậu phương vững chắc là nhân tố quan trọng
bậc nhất quyết định thắng lợi của chiến tranh. Hậu phương không những cung cấp lực lượng,
trang bị cho quân đội, nó cịn cung cấp lực lượng hậu bị, cung cấp cả sức mạnh về tinh thần, tư
tưởng để chiến thắng quyết định.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng đặc biệt
quan tâm đến xây dựng hậu phương kháng chiến bằng việc xác định nhiều chủ trương quan
trọng xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện. Nhờ đó, thực lực của chúng ta ngày càng lớn
mạnh, đủ sức đảm bảo cho kháng chiến, nhất là những năm đầu khi ta chưa có điều kiện nhận
được sự chi viện , giúp đỡ của các nước anh em.
Nhân dân đóng góp để tiếp tế, cung cấp, ni dưỡng bộ đội, nhưng không thể chỉ huy
động nhân dân, đóng góp mà phải biết bồi dưỡng sức dân. Hồ Chủ tịch nhắc nhở: huy động sức
dân phải gắn với chăm lo bồi dưỡng sức dân thì mới tăng thêm thực lực để kháng chiến lâu dài.
Khi phát động phong trào mua công trái, Người căn dặn: "phải cố gắng thi đua mua công trái.
Nhưng đồng thời chớ để cạn vốn tăng gia sản xuất" [35]. Cũng về vấn đề này, phát biểu trong
Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khố II), Người nói: "Để cho nhân dân hăng hái và sẵn có mà
đóng góp cho kháng chiến, thì phải bồi dưỡng lực lượng của dân... Phải bồi dưỡng lực lượng
cho dân nhiều hơn yêu cầu đóng góp" [40,Tr.463-464].
Như vậy, quan điểm hậu cần quân đội phải dựa vào dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là thể hiện tư tưởng hậu cần toàn dân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Hậu
cần quân đội phải dựo vào sức mạnh của toàn dân, hậu cần quân đội phải kết hợp với hậu cần
địa phương và hậu cần nhân dân trong công tác hậu cần. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược đối với ngành Hậu cần Quân đội. Vì vậy, trong
suốt cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, ngành Hậu cần Quân đội đã cùng toàn dân ta
đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu của bộ đội trên chiến trường.
Ngày nay, quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có giá trị to lớn chỉ đạo xây
dựng ngành Hậu cần Quân đội làm nịng cốt cho xây dựng hậu cần tồn dân, hậu cần địa
phương và kết hợp các lực lượng hậu cần đó trong thế trận quốc phịng tồn dân, chiến tranh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.2.2. Cần, kiệm, tự lực, tự cường
Quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường trong công tác hậu cần quân đội của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là một trong những quan điểm cơ bản của Người chỉ đạo xây dựng ngành Hậu
cần Quân đội nói chung và hậu cần quân đội trong chiến tranh nói riêng. Đồng thời đây cũng là
một bộ phận trong chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy cao độ mọi nguồn
lực của cả dân tộc phục vụ sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước cũng như trong sự nghiệp xây
dựng đất nước nói chung.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nêu cao tinh
thần tự lực, tự cường, cần, kiệm. Trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Người
đã rút ra kết luận : phải đem sức ta mà giải phóng cho ta. Sau này Người khẳng định: "Cố nhiên
sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ
người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng
xứng đáng được độc lập" [43,Tr.522].
Theo Hồ Chủ tịch, trong bất kỳ hoạt động, công tác nào cũng đều phải nêu cao tinh thần
tự lực, tự cường. Trong công tác hậu cần quân đội đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh, chiến
trường ác liệt càng cần phải nêu cao và phát huy tinh thần đó. Thực tiễn điều kiện của đất nước,
của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp đặt ra những yêu cầu đó. Đất nước
vừa mới giành được độc lập, chính quyền cịn non trẻ, hậu quả chiến tranh để lại nặng nề, đặc
biệt nền kinh tế - tài chính kiệt quệ, do đó đời sống của nhân dân cực kỳ khó khăn, trong khi đó
sự giúp đỡ, viện trợ của bạn bè quốc tế chưa có. Trong hồn cảnh ấy, đòi hỏi chúng ta phải
phát huy tinh thần tự lực , tự cường để chiến đấu .Quân đội và hậu cần quân đội dĩ nhiên khơng
thể chỉ trơng chờ vào kinh phí của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân.Hồ Chủ tịch chỉ rõ,
quân nhu và lương thực nếu cứ trông chờ cả vào nhân dân thì sẽ làm cho họ gánh vác nặng nề
khơng thể kham nổi. Do đó, hơn lúc nào hết, công tác bảo đảm hậu cần cho quân đội phải nêu
cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn quyết tâm đánh giặc.
Theo Hồ Chủ tịch, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường phải gắn liền với cần, kiệm bởi vì
có cần, kiệm thì mới tự lực, tự cường được và ngược lại. Có như vậy mới cải thiện được đời sống bộ
đội và giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân.
Quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường của Hồ Chủ tịch trở thành phương châm chỉ
đạo ngành Hậu cần Quân đội trong kháng chiến chống Pháp nói riêng và trong tồn bộ sự nghiệp
xây dựng ngành Hậu cần nói chung.
Tiết kiệm là vấn dề ''quốc sách'' đối với mọi quốc gia , đặc biệt đối với những nước
nghèo như nước ta, lại trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo sau Cách mạng Tháng Tám, thì vấn
đề này càng trở nên bức xúc.
Thực hiện việc tiết kiệm, đối với hậu cần quân đội, Hồ Chủ tịch chỉ rõ: phải triệt để thực
hiện tiết kiệm, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, mồ hôi xương máu của nhân dân và bộ đội,
tiết kiệm tiền bạc, của cải, vũ khí... Người lấy ví dụ: " Trước kia tính đổ đồng mỗi chiến sỹ bắn 50
viên đạn mới hạ một tên địch. Nay vì tập luyện siêng năng, bắn khá, tính đổ đồng mỗi chiến sỹ
chỉ bắn 10 viên đạn thì hạ được một tên địch. Thế là chiến sỹ tiết kiệm được 80% đạn. Do đó mà
quân giới tiết kiệm được nguyên liệu và nhân cơng đúc đạn, để chế tạo những vũ khí khác.
Trước kia Cục Vận tải chở 100 xe đạn, nay chỉ cần chở 20 xe, tiết kiệm được xe cộ và dầu mỡ.
Xe chạy ít thì đường sá phải chữa ít, thế là tiết kiệm được dân cơng ..." [41,Tr.486]. Đó là sự tiết
kiệm rất cụ thể, thực tế, thể hiện sâu sắc quan điểm của Hồ Chủ tịch.
Trong thực hành tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ việc giữ tốt, dùng bền mọi vật tư,
phương tiện, trang bị... Người chỉ rõ: Vũ khí, trang bị là do mồ hơi, nước mắt của nhân dân đóng
góp, nếu khơng giữ tốt, dùng bền, để hư hao mất mát sẽ ảnh hưởng đến sức chiến đấu của bộ
đội, là lãng phí của dân. Nước ta nghèo, nhân dân còn vất vả, mọi đóng góp của dân là để bộ
đội ăn no đánh thắng, nếu bộ đội khơng có ý thức tiết kiệm, sẽ gây khó khăn cho kinh tế đất
nước, sẽ có tội với nhân dân.
Tuy nhiên, theo Người tiết kiệm phải đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đem lại hiệu
quả cao phục vụ đời sống bộ đội, nhân dân. Quan điểm tiết kiệm của Người trái với chủ
nghĩa "khắc kỷ" , hành động keo kiệt, hà tiện, cực đoan, ăn đói nhịn khát. Hồ Chủ tịch khẳng
định: "Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là "xem đồng tiền to bằng cái nống" (∗), gặp
việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán
bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng
gia là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì
tiết kiệm là tích cực chứ khơng phải là tiêu cực" [41,Tr.485].
Đi liền với việc tiết kiệm, Người dạy cán bộ, chiến sỹ làm cơng tác hậu cần phải biết
chống lại thói tham ơ, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi, thu vén cá nhân. Người làm công tác bảo
đảm hậu cần cho bộ đội, trước hết được giao việc quản lý mọi vật chất, trang bị và thực hiện
việc phân phát, bảo đảm tới từng đơn vị, chiến sỹ, phục vụ bộ đội. Do đó nếu để những hành
động tham ơ, lãng phí, đặc quyền đặc lợi xảy ra thì người chiến sỹ sẽ thiếu thốn và ảnh hưởng
đến sức chiến đấu, tinh thần chiến đấu của họ. Hồ Chủ tịch coi những thứ bệnh trên là những
loại "cỏ dại" phá hoại mùa màng, nên muốn có vụ mùa bội thu thì phải tích cực tẩy trừ cỏ dại.
Về vấn đề tự lực, tự cường của công tác hậu cần quân đội trong chiến tranh, Hồ Chủ tịch
chỉ rõ: Các chú đã hiểu rõ kháng chiến nhất định thắng lợi, muốn thắng lợi thì phải trường kỳ,
muốn trường kỳ phải tự lực cánh sinh. Vì vậy, mặc dù quân đội ta, ngành Hậu cần Quân đội dựa
vào nhân dân, song khơng thể chỉ chờ sự đóng góp của nhân dân, ỷ lại vào nhân dân mà phải
nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tự vươn lên, kể cả trong điều kiện có chiến tranh cũng vậy.
Theo Hồ Chủ tịch, tự lực, tự cường là một biện pháp hiệu quả để tạo lực, tạo nguồn hậu cần bảo
đảm cho bộ đội chiến đấu và chiến thắng trong lúc điều kiện cung cấp của Nhà nước và nhân
dân có hạn. Theo Người, tự lực, tự cường trong Quân đội cũng "là một bộ phận trong chính sách
tự lực cánh sinh". Và để thực hiện tự lực, tự cường, Người dạy bộ đội phải tích cực tăng gia sản
xuất, phải thực hiện tự cấp tự túc bằng cách thiết thực tăng gia sản xuất. Mọi người, mọi đơn vị
"phải tranh thủ tăng gia để có thêm rau ăn. Dù nay đây mai đó cũng cần tăng gia. Mình khơng
ăn thì để cho đơn vị khác ăn, nhân dân ăn" [36]
Người còn chỉ rõ: "Các cơ quan trong quân đội phải cố sức trồng trọt, chăn nuôi để tự
túc phần nào, để giảm bớt gánh nặng của nhân dân. Tuy công việc chun mơn vẫn là chính
nhưng phải cố sức tăng gia" [42,Tr.512]. Người cũng yêu cầu hậu cần quân đội phải tự sản
xuất từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ một lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, như cố gắng
để sản xuất được một số thuốc phục vụ cứa chữa thương bệnh binh; sản xuất một số loại vũ
khí, phụ tùng thay thế, cải tiến vũ khí, khí tài trang bị phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết
cũng như tổ chức biên chế và cách đánh của Quân đội ta.
Để tạo thêm nguồn cho hậu cần, bổ sung lực lượng chiến đấu cho Quân đội trong
chiến tranh, trên chiến trường, Hồ Chủ tịch rất coi trọng vấn đề nguồn thu chiến lợi phẩm và
việc sử dụng nó (chiến lợi phẩm lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men, vũ khí...). Đây
cũng là vấn đề Hồ Chủ tịch đề cập với ý nghĩa như là một biện pháp để thực hiện tự lực, tự
cường trong Quân đội. Người chỉ rõ: "Mỗi lần ta đánh thắng mà tất cả chiến lợi phẩm đều tập
trung lại, đưa về làm của cơng, có ngăn nắp, thì ảnh hưởng đến các ngành trong Tổng cục
(Tổng cục Cung cấp). Quân y có thêm thuốc, quân nhu có thêm quần áo, chăn màn, qn giới
có thêm máy móc, qn khí có thêm súng đạn, vận tải có thêm xe cộ, thì ảnh hưởng tốt cho
cơng quỹ của Chính phủ. Một mặt tăng cường được trang bị cho bộ đội, một mặt giảm nhẹ sự
đóng góp của nhân dân" [42,Tr.513]. Việc sử dụng chiến lợi phẩm phải có hiệu quả,bởi vì theo
Người khơng phải tự nhiên mà địch biếu chúng ta. Đó là mồ hôi nước mắt của đồng bào, là
xương máu của bộ đội mà giành được. Hơn nữa, theo Hồ Chủ tịch "lấy của địch để đánh địch''
là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của người chỉ huy, Người cho rằng là người làm tướng
giỏi thì bao giờ cũng tìm cách cướp qn nhu, lương thực, vũ khí của địch làm của mình.
Một trong những biện pháp để thực hiện tự lực, tự cường của ngành Hậu cần Quân đội mà
Hồ Chủ tịch đề cập đến là "phải thi đua học tập, công tác tốt". Đất nước chúng ta vừa mới giành
được độc lập, chưa được hưởng không khí tự do được bao lâu thì lại phải bước vào cuộc kháng
chiến. Vì vậy, hết thảy đều chưa có điều kiện để học tập. Đối với bộ đội, việc học tập là rất quan
trọng, học tập cả chính trị, cả về chuyên môn kỹ thuật để không ngừng tiến bộ. Với cán bộ hậu
cần, phải học tập và công tác tốt để ngày càng phục vụ bộ đội tốt hơn, để nắm bắt được khoa học
kỹ thuật, vũ khí để từ đó mới sản xuất được vũ khí, cải tiến được trang bị. Trong điều kiện nhân
dân ta còn nghèo, nhu cầu vũ khí cho bộ đội chiến đấu ngày một địi hỏi nhiều; bạn bè giúp đỡ có
hạn, mà kẻ thù trang bị lại hiện đại hơn ta nhiều... thì việc làm chủ khoa học kỹ thuật, vũ khí rất
quan trọng. Đối với ngành vận tải, phải học tập để làm chủ phương tiện ơ tơ xe máy, thì mới có thể
sửa chữa được khi hỏng hóc. Có học tập tốt, nắm được kỹ thuật thì mỗi người mới biết cách giữ
tốt, dùng bền được. Đối với ngành Quân y, có học tập thì mới tìm cách chế được nhiều thuốc hay,
tìm được nhiều cách chữa bệnh giỏi...
Như vậy, theo Hồ Chủ tịch, dù trong điều kiện chiến tranh, người cán bộ hậu cần, ngành
Hậu cần Quân đội cũng luôn phải tích cực học tập cơng tác "để tiến bộ khơng ngừng về chính trị,
tư tưởng, về chun mơn kỹ thuật" và Người luôn "mong chiến sỹ và cán bộ ta cố gắng mãi và
tiến bộ nhiều".
Quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường trong công tác hậu cần quân đội trong chiến
tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành quan điểm chỉ đạo chiến lược đối với công tác hậu
cần qn đội khơng chỉ trong điều kiện có chiến tranh, mà cả trong sự nghiệp xây dựng ngành
Hậu cần nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu của QĐND Việt Nam. Vì
vậy, trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngành Hậu cần Quân
đội đã luôn phát huy tinh thần cần, kiệm, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn phục vụ bộ đội
chiến đấu trên các chiến trường, góp phần cùng tồn qn, tồn dân đánh bại kẻ thù xâm
lược.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần vững mạnh toàn diện đáp ứng
yêu cầu xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, quan
điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn cịn giá trị chỉ đạo to lớn.
1.2.3. Quan điểm phục vụ bộ đội
Phục vụ bộ đội là quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về hậu cần
qn đội trong chiến tranh nói riêng và trong cả sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần Qn đội nói
chung. Quan điểm này chỉ đạo tồn bộ mục đích, nhiệm vụ và phương châm hoạt động của
hậu cần quân đội.
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh , từ khi Người hiểu được
nỗi thống khổ, nỗi tủi nhục của người dân nơ lệ, ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi từ giã
thế giới, đi vào cõi vĩnh hằng, Người chỉ có một mục đích cao cả là đem hết sức lực để phục vụ
Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đối với Người, làm việc khơng phải vì "cơng danh phú quý" , kể cả
khi ở cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, Người coi đó là trách nhiệm mà nhân dân đã "uỷ
thác", Người ví "cũng như một người lính vâng mệnh quốc gia". Đối với Người, khơng có gì vẻ
vang, tốt đẹp bằng phục vụ lợi ích của nhân dân. Trong một lần trả lời phỏng vấn các nhà báo
nước ngồi, Hồ Chủ tịch khẳng định: "Tơi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút
nào... Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành" [25,Tr.161].
Từ mục tiêu cao cả đó, Người ln nhắc nhở, giáo dục cán bộ phải hết lòng phục vụ Tổ
quốc, phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ phải thực sự là "người đấy tớ trung thành, tận tụy của nhân
dân". Có như vậy mới được dân yêu mến, mới được lòng nhân dân.
Theo Hồ Chủ tịch, đối với mọi tổ chức, mọi cơ quan cũng vậy, đều phải vì lợi ích của
nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Người chỉ rõ: Chính phủ "là cơng bộc của dân",
"các cơng việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh
phúc cho mọi người.Cho nên chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên
hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh " [22,Tr.22]. Huấn thị
quan điểm "phục vụ nhân dân" với quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: " Mình đánh giặc
là vì dân. Nhưng mình khơng phải là "cứu tinh" của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân
dân. Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để khi mình
chưa đến, thì dân trơng mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến
tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân... Dân như nước, quân như cá. Phải
làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc" [37,Tr.207].
Công tác hậu cần là công tác phục vụ, bảo đảm cơ sở vật chất (lương thực, thực phẩm,
quân nhu, quân y, các phương tiện vũ khí, xe máy...) cho bộ đội chiến đấu. Nghĩa là đối tượng
phục vụ của công tác hậu cần là bộ đội, phải phục vụ, bảo đảm cho bộ đội khi chiến đấu (cũng
như trong thời bình) có đủ cơ sở vật chất, chăm lo cho bộ đội nơi ăn, chốn ở, cứu chữa kịp thời
khi bộ đội ốm đau, bị thương, làm cho bộ đội khoẻ, giữ vững qn số, có đủ vũ khí, đạn dược...
SSCĐ và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống. Do vậy, người làm công tác hậu cần là người
làm cơng tác phục vụ ,tất nhiên ngồi nhiệm vụ phục vụ, cán bộ, chiến sỹ, làm công tác hậu cần
cũng phải tham gia phối hợp chiến đấu với bộ đội trên chiến trường trong những tình huống cụ
thể, hoặc chiến đấu để bảo vệ cơ sở vật chất hậu cần.
Quan điểm "phục vụ bộ đội" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên bao hàm nhiều vấn đề
sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực.
Để phục vụ được tốt, mỗi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần phải nhận thức đúng vị trí,
vai trị của cơng tác hậu cần. Công tác hậu cần quân đội là một mặt của công tác quân sự, một
trong những yếu tố tạo thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Ngay từ ngày
đầu thành lập Quân đội (tháng 12/1944), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguyên tắc tổ chức,
phương châm hoạt động và cả việc cung cấp, tiếp tế, nuôi dưỡng bộ đội: ''nguồn cung cấp sẽ
dựa vào dân''. Nghiên cứu kinh nghiệm về quân sự, hậu cần của Tôn Tử, Người khẳng định
tầm quan trọng chiến lược của công tác bảo đảm hậu cần: ''Về quân sự, quân nhu và lương thực
rất quan trọng. Có binh hùng, tướng giỏi, nhưng thiếu quân nhu, lương thực, không thể thắng
trận được" [27,Tr.261].
Trước đây, từ trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân và Hồng quân Liên
Xô, I.V. Xtalin đã chỉ ra rằng: quân đội không thể tồn tại lâu dài được nếu khơng có một hậu
phương vững chắc. Và "muốn cho tiền tuyến đứng vững thì quân đội phải nhận được sự tiếp
viện, đạn dược, lương thực một cách đều đặn" [57,Tr.177]. Tiếp thu tinh thần ấy, vận dụng vào
công tác bảo đảm hậu cần cho quân đội trong chiến tranh của chúng ta, Hồ Chí Minh khẳng
định: "Công việc cung cấp cũng quan trọng như trực tiếp đánh giặc trước mặt trận: cung cấp đủ
súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận" [38,Tr.295].
Khi nói về dùng qn, dạy qn và ni qn, khơng thể thiếu được việc nào. Vì vậy,
cơng tác tham mưu, chính trị, hậu cần phải như kiềng ba chân, không được coi công tác nào
hơn công tác nào. Công tác hậu cần cũng quan trọng như công tác khác, đều góp phần vào xây
dựng quân đội, tạo sức mạnh cho bộ đội đánh thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc.
Với quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trị của cơng tác hậu cần qn đội, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã góp phần chỉ đạo khắc phục những quan điểm không đúng như coi nhẹ, hạ thấp công
tác hậu cần, hoặc cho rằng công tác hậu cần là tạp dịch, ai cũng làm được. Cũng với tư tưởng
đúng đắn trên đây, Người đã góp phần định hướng tư tưởng, xác định trách nhiệm, thái độ cho
cán bộ, chiến sỹ, nhân viên làm công tác phục vụ, bảo đảm hậu cần; đồng thời động viên đội
ngũ này yên tâm và ngày càng làm tốt hơn công việc phục vụ bộ đội, để bộ đội có thêm sức
mạnh và ý chí chiến thắng kẻ thù.
Đối với những người làm cơng tác hậu cần, có nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của
cơng tác bảo đảm hậu cần , đặc biệt trong điều kiện chiến tranh , thì mới có "một tư tưởng thơng
suốt" và mới "vui lịng" làm những việc được giao dù là nấu cơm, y tá, vận tải, lái xe hay thợ
may, thợ sản xuất, sửa chữa vũ khí...
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ, mục đích của cơng tác bảo đảm hậu cần cho bộ
đội ở ngoài mặt trận là phải làm sao cho bộ đội đủ ăn, đủ mặc, đủ thuốc, đủ súng. Người chỉ
rõ: "Bổn phận của cán bộ cung cấp là phục vụ chiến sỹ đi đánh giặc và những người dân công đi
giúp chiến dịch. Đối với chiến sỹ, phải săn sóc họ, làm cho họ đủ ăn, đủ mặc, đủ súng, đủ
thuốc..." [42,Tr.514]. Nhiệm vụ và mục đích đã rõ ràng, song để thực hiện được đúng như vậy
không phải là dễ. Để thực hiện được "bốn đủ" trong điều kiện chiến tranh ác liệt, khó khăn,
nguồn cung cấp thiếu thốn về nhiều mặt, thì yêu cầu đội ngũ những người làm công tác cung
cấp, bảo đảm hậu cần khơng chỉ có tài năng, lịng dũng cảm, mà còn phải nêu cao tinh thần
trách nhiệm phục vụ. Người chỉ rõ: mỗi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần làm công tác phục
vụ bộ đội phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, khai thác, cung cấp những trang bị vật chất,
đến tận tay từng chiến sỹ ngoài mặt trận. Có như vậy, họ mới có thêm sức mạnh, ý chí chiến
đấu với quân thù. Người nêu rõ: "Mỗi người cán bộ cung cấp nói riêng và Tổng cục Cung cấp
nói chung, phải phụ trách trước bộ đội, trước nhân dân, trước Đảng, trước Chính phủ. Nhân dân
thi đua đóng góp cho Chính phủ. Chính phủ lo ngày lo đêm giao cho các chú cung cấp cho bộ
đội. Bộ đội mong chờ các chú... Muốn làm tròn nhiệm vụ, cán bộ cung cấp trước hết phải có tinh
thần trách nhiệm, cố gắng vượt mọi khó khăn làm cho bộ đội no ấm, đủ súng đạn, đủ sức khoẻ
để đánh giặc" [42,Tr.512]. Trách nhiệm ấy đồng thời còn là lương tâm và nghĩa vụ của mỗi cán
bộ, chiến sỹ hậu cần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phương châm phục vụ bộ đội là cơng bằng, bình đẳng,
cụ thể, tỷ mỷ. Đó là những đức tính của người làm cơng tác quản lý, phục vụ. Người chiến sỹ ở
ngồi chiến trường đối mặt với kẻ thù nguy hiểm, quyết liệt từng giờ, từng phút, do đó họ khơng
có điều kiện và thời gian để quan tâm tới mọi tiêu chuẩn, chế độ. Nếu người làm công tác hậu
cần không cơng bằng, bình đẳng, tỷ mỷ trong việc cung cấp, bảo đảm sẽ gây thiệt thòi cho người
chiến sỹ và ảnh hưởng tới sức chiến đấu của họ. Vì vậy, Hồ Chủ tịch yêu cầu cán bộ, chiến sỹ
làm công tác hậu cần "phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên
thuốc, một tấc vải phải đi thẳng đến chiến sỹ" [42,Tr.514]. Người nhấn mạnh điều cần thiết đối
với cán bộ cung cấp là "phải biết rõ ràng số người mình phụ trách cung cấp, phải có kế hoạch
đầy đủ, sổ sách rành mạch; phải thấy trước, lo trước; phải có sáng kiến và tháo vát...". Muốn làm
được như vậy, cán bộ, chiến sỹ hậu cần quân đội phải luôn bám sát yêu cầu chiến đấu và đời
sống của bộ đội, nghĩa là mỗi người làm công tác hậu cần và công tác hậu cần phải xác định
đúng phương châm: hướng ra tiền tuyến, tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho bộ đội đánh
thắng giặc. Trong quan điểm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc bảo đảm mọi nhu cầu vật
chất, sinh hoạt tới từng đơn vị cơ sở, tới tận tay người chiến sỹ làm mục tiêu và thước đo hoàn
thành nhiệm vụ.
Để "phục vụ bộ đội" được tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên hậu
cần ngồi tinh thần trách nhiệm "tận tâm, tận lực" với công việc, thì phải có tình cảm cách mạng,
tình đồng chí đồng đội sâu sắc. Phục vụ bộ đội là "bổn phận" của cán bộ cung cấp, song trong
đó phải thể hiện tình cảm, chứ khơng phải chỉ cứng nhắc là "trách nhiệm''. Chỉ có tình cảm cách
mạng, tình đồng chí đồng đội sâu sắc thì mới bảo đảm cơng bằng, bình đẳng trong bảo đảm,
cung cấp. Cán bộ cung cấp "phải thật lòng thương yêu binh sỹ, coi binh sỹ như anh em ruột thịt
của mình''. Hồ Chủ tịch chỉ rõ: "Nhiệm vụ chính của cán bộ cung cấp là phụng sự đại đa số bộ
đội tức là người binh nhì. Phải thương u săn sóc người binh nhì. Cán bộ cung cấp như là
người mẹ, người chị của người binh nhì" [38,Tr.296].
Xuất phát từ đạo lý "thương người như thể thương thân", Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm đến chiến sỹ đang xông pha nơi chiến trường và những đồn dân cơng đang ngày đêm
phục vụ chiến đấu với tình thương yêu của một người cha đối với những đứa con của mình. Vì
vậy , Hồ Chủ tịch yêu cầu cán bộ cung cấp và ngành Hậu cần phải thương yêu, săn sóc họ cả
''đời sống vật chất và tinh thần''. Người chỉ rõ: ''Cán bộ khơng có đội viên, lãnh tụ khơng có quần
chúng, thì khơng làm gì được. Bởi vậy cần phải thương yêu đội viên. Từ Tiểu đội trưởng trở lên,
từ Tổng Tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem
đội viên ăn uống thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên ..." [37,Tr.207]. Người
cũng yêu cầu cụ thể: đối với người anh ni, làm cơng tác nấu ăn, cấp dưỡng thì phải " cơm
lành, canh ngọt", đối với người thầy thuốc "chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn
phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu", phải "lấy tình thân ái mà cảm hố họ", "người thầy
thuốc đồng thời phải là người mẹ hiền".
Để làm tròn ''bổn phận'' phục vụ bộ đội, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh ngành Hậu cần phải
được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống từ hậu cần chiến thuật (bảo đảm hậu cần cho từng trận
đánh, từng đơn vị) đến hậu cần chiến dịch và hậu cần chiến lược. Người rất chú ý về bộ máy
phải gọn gàng, hợp lý, năng động, tránh "kềnh càng'' và do đó tổ chức sẽ có hiệu lực cao, mỗi
người trong tổ chức sẽ phát huy được năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của mình.
Để bộ máy vận hành tốt, cơ chế, tổ chức được thực hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm đến việc sắp xếp, giáo dục, đào tạo nhân viên làm công tác hậu cần. Người chú ý
cả phẩm chất và năng lực của người làm công tác hậu cần, trong đó nhấn mạnh về phẩm chất
đạo đức và giáo dục đạo đức, đặc biệt là đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người phải có đạo đức (đạo đức cách mạng) cũng như cây phải có
gốc, sơng phải có nguồn. Xuất phát từ đặc điểm, tính chất hoạt động của cán bộ, nhân viên hậu
cần luôn gắn liền với tiền bạc, hàng hố, trang thiết bị... nên Người ln yêu cầu mỗi người phải
thật sự "cần, kiệm, liêm, chính", và hơn thế nữa "phải làm kiểu mẫu về cần, kiệm, liêm, chính"
[38,Tr.296]. Người ví con người có bốn đức cần, kiệm, liêm, chính cũng như trời có bốn mùa,
đất có bốn phương, thiếu một mùa không thành trời, thiếu một phương không thành đất, thiếu
một đức không thành người. Người khẳng định: "Cần, kiệm, liêm, chính của ta là đạo đức của
người quân nhân cách mạng. Các chú phải thực hiện đạo đức đó" [39,Tr.321].
Người đã giải thích thế nào là cần, là kiệm, là liêm, là chính và đề ra những yêu cầu để
thực hiện được những điều đó.
Theo Người giải thích: Cần là siêng năng chăm chỉ, luôn luôn cố gắng, nhưng không làm
quá sức mà phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng, phải có kế hoạch, tính tốn được hiệu
quả và cần được lâu dài. Đối với người làm công tác hậu cần trong điều kiện phục vụ bộ đội
chiến đấu, thì cần được biểu hiện ở thái độ, trách nhiệm trong phục vụ bộ đội, thể hiện ở việc
tích cực tăng gia sản xuất góp phần cải thiện đời sống bộ đội...
Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, lãng phí, bừa bãi. Phải tiết kiệm cả tiền, của, thời gian và
cơng sức. Nhưng kiệm khơng có nghĩa là bủn xỉn, không dám ăn, không dám tiêu. Trên chiến
trường, công tác hậu cần phải chăm lo, bảo đảm mọi nhu cầu vật chất sinh hoạt, trang thiết bị,
vũ khí cho bộ đội, nhưng khơng được hoang phí dù là một viên đạn, một cái áo, cái màn, một
viên thuốc. Ngay cả đối với chiến lợi phẩm thu được cũng "tuyệt đối khơng được tham ơ, lãng
phí".
Liêm là trong sạch, là không tham lam, không tự tư, tự lợi. Người cho rằng người bất
liêm dù cơng khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp đều là trộm cắp. Trong điều kiện chiến
trường ác liệt, nguồn cung cấp thiếu thốn, song khơng vì thế mà cán bộ hậu cần tham ơ, tư lợi
cho riêng mình.
Chính là thẳng thắn, là đúng đắn, làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác.
Chính là việc gì phải dù nhỏ cũng làm , việc gì trái dù nhỏ cũng tránh. Trong việc bảo đảm, cung
cấp cho bộ đội, thực hiện một cách công khai, công bằng, chu đáo, tỷ mỷ là chính.
Theo Hồ Chủ tịch, cần phải đi đơi với kiệm như tay phải và tay trái, như hai chân của
con
người, liêm phải
đi
đơi
với kiệm, cũng
như kiệm phải
đi
đơi
với cần. Có cần, có kiệm, có liêm mới có chính và ngược lại.Hơn nữa, có cần, kiệm, liêm,
chính thì mới "chí cơng, vơ tư" trong hoạt động và cơng tác , bởi vì "chí cơng vơ tư" nghĩa là
khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì nên đi sau " phải lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", làm việc cơng tâm, đối xử bình đẳng, không tư lợi cá nhân, tài
giỏi mà khiêm nhường, trung thành.
Đối với người cán bộ hậu cần làm công tác phục vụ, bảo đảm, phải luôn luôn quán triệt
và thực hiện đúng các yêu cầu đó, càng trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn càng phải thực hiện
nghiêm. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trở thành u cầu đạo đức cơ bản nhất, là biểu
hiện tập trung nhất về đạo đức của người cán bộ, nhân viên hậu cần quân đội. Đồng thời, theo
Hồ Chủ tịch đó cũng là tiêu chí bao trùm nhất để đánh giá phẩm chất đạo đức của người làm
công tác hậu cần trong chiến tranh nói riêng và trong cả sự nghiệp xây dựng hậu cần quân đội
nói chung như: trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng "trung với nước, hiếu với dân",
tình thương u đồng chí đồng đội, trung thực...
Một nội dung khác mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ trong công tác bảo đảm hậu cần là
mỗi cán bộ, nhân viên và ngành Hậu cần Quân đội phải nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy
dân chủ, giữ gìn kỷ luật chặt chẽ. Đồn kết trong tập thể, đội ngũ, đoàn kết giữa người phục
vụ và người được phục vụ, đoàn kết với nhân dân, đoàn kết giữa hậu phương, giữa những
người ở tuyến sau với tiền tuyến, với những người ở mặt trận. Đoàn kết tốt sẽ bảo đảm sự
thống nhất và có ảnh hưởng tốt tới hồn thành nhiệm vụ. Trong cơng tác bảo đảm, muốn cơng
bằng, bình đẳng, đảm bảo đúng, đủ tiêu chuẩn cho từng chiến sỹ ngồi mặt trận thì phải thực
hiện dân chủ, công khai. Thực hiện tốt dân chủ sẽ phát huy được tinh thần năng động, sáng tạo
trong việc bảo đảm, phục vụ. Phải giữ nghiêm kỷ luật trong hoạt động bảo đảm, phục vụ - nhất là
kỷ luật chiến trường. Thực hiện nghiêm kỷ luật sẽ tránh được việc tham ô, hoặc " để cho bộ đội
tự do làm hao phí và lấy dùng bữa bãi...".
Trên đây là những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội
trong chiến tranh. Những quan điểm này trở thành phương châm chiến lược để Người cùng
với Trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng hậu cần quân đội, đáp ứng yêu cầu phục vụ, bảo đảm
hậu cần cho quân đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần cùng tồn Đảng, tồn
qn, tồn dân tiến lên đánh bại thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc. Những
quan điểm này tiếp tục được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và ngành Hậu cần Quân đội bổ
sung, hoàn chỉnh chỉ đạo hoạt động bảo đảm hậu cần và xây dựng ngành Hậu cần Quân đội
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ sau này.
Trong sự nghiệp xây dựng ngành Hậu cần Quân đội hiện nay, những quan điểm này
vẫn có giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn.
1.2. Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội trong
chiến tranh
Những quan diểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội trong chiến tranh được
hình thành từ ngay khi Người chỉ đạo thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
(1944) (tiền thân của QĐND Việt Nam hiện nay). Trong quá trình cùng với Trung ương Đảng lãnh
đạo quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Người không
ngừng bổ sung, phát triển thành một hệ thống các quan điểm, thơng qua đó để cùng với Trung
ương Đảng chỉ đạo xây dựng ngành Hậu cần, đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu của
Quân đội ta. Dưới đây là một số quan điểm cơ bản của Người về hậu cần quân đội trong chiến
tranh.
1.2.1. Hậu cần quân đội phải dựa vào dân
Đây là một quan điểm lớn, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậu cần qn đội
nói chung và cơng tác hậu cần qn đội trong chiến tranh nói riêng.
Quan điểm này được hình thành dựa trên cơ sở Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm vững lý luận
chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, kế thừa truyền thống
"trọng dân" của dân tộc ta. Đảng ta - do Người sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời và
trong q trình lãnh đạo cách mạng ln qn triệt quan điểm " lấy dân làm gốc", lấy việc phục
vụ nhân dân làm mục đích cao cả. Hồ Chủ tịch khẳng định, " Trong bầu trời khơng có gì q bằng
nhân dân. Trong thế giới khơng có gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân... Trong xã
hội, khơng có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân" [47,Tr.276].
Hơn thế nữa, quan điểm hậu cần phải dựa vào dân - hậu cần nhân dân là thể hiện tư
tưởng cốt lõi trong đường lối quân sự của Đảng, của học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam
là quan điểm chiến tranh nhân dân "toàn dân giữ nước, cả nước đánh giặc".
Đây cũng chính là sự tiếp nối, phát triển truyền thống phát huy sức mạnh hậu cần toàn
dân trong chiến tranh giữ nước của ông cha ta ,đặc biệt trong lịch sử các trận quyết chiến chiến
lược với kẻ thù như trận Bạch Đằng (năm 938); trận đánh Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu
(năm 1075-1076); trận Như Nguyệt (năm 1077); trận Bạch Đằng (năm 1288); trận Chi Lăng Xương Giang (năm 1427); trận Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785) trận Ngọc Hồi - Khương
Thượng (năm 1789)... Mặc dù hồn cảnh, tình thế, lực lượng ở mỗi trận đánh có khác nhau,
song điểm chung nhất về công tác bảo đảm hậu cần là các nhà nước phong kiến, tướng lĩnh đã
phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong việc xây dựng hậu phương vững mạnh để sẵn
sàng huy động nguồn lực con người, vật chất , nhất là việc huy động nguồn lực tại chỗ vừa đảm
bảo cho việc hành quân chiến đấu, vừa bảo đảm cho phịng ngự, phản kích địch. Cha ông ta
cũng phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc vận tải, chuyên chở hậu cần theo sát các đồn
qn chiến đấu. Chính sức mạnh hậu cần ấy đã góp phần làm nên những chiến thắng lừng lẫy
trong lịch sử chống ngoại xâm của quốc gia phong kiến Đại Việt ở các thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.
Nêu quan điểm hậu cần quân đội phải dựa vào dân, Hồ Chủ tịch khẳng định "phải dựa
vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch khơng thể nào tiêu diệt được... Nguồn cung cấp sẽ dựa
vào dân" [11,Tr.125].
Theo Người, dựa vào dân là khơi nguồn lực lượng và sức sáng tạo của nhân dân, có
dân là có tất cả. Chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân, do đó phải động viên, tổ chức tồn
dân đánh giặc, Qn đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và được tồn dân
chăm lo, ni dưỡng. Chính kinh nghiệm bảo đảm hậu cần thời kỳ đấu tranh vũ trang giành
chính quyền đã được Hồ Chủ tịch ôn lại, Người nói: hồi kháng Nhật ở khu giải phóng, Tổng cục
Cung cấp là nhân dân Cao - Bắc - Lạng.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp - cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nền
kinh tế của nước ta lại nghèo nàn, lạc hậu, tiềm lực quân sự, khoa học yếu kém, lại bị bao vây
tứ phía, nên Chính phủ cũng chỉ có khả năng cung cấp được một số nhu cầu cho quân đội. Do
đó, mọi nhu cầu vật chất ni dưỡng bộ đội (vũ khí, trang bị, lương thực, thuốc men...) đều phải
dựa vào địa phương do nhân dân cung cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: " Làm ra gạo thóc cho
chiến sỹ ăn, vải cho chiến sỹ mặc đều nhờ nơi đồng bào ở địa phương" [31,Tr.486].
V.I.Lênin đã từng chỉ rõ: một khi chiến tranh đã khơng thể tránh được thì phải dốc tất cả
cho chiến tranh; mọi lực lượng, mọi tổ chức đều phải dốc lòng mới đảm bảo cho cuộc chiến
tranh thắng lợi. Và từ kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giữ nước, V.I.Lênin cũng tổng kết
rằng trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực hơn, ai kiên trì đi
sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó sẽ thu được thắng lợi.
Trong cuộc chiến tranh nhân dân của ta, dựa vào dân, tổ chức tồn dân làm cơng tác
hậu cần là một vấn đề thuộc đường lối quan điểm của Đảng ta, là một phương thức cơ bản để
đạt được mục đích của cơng tác hậu cần, một quy luật giành thắng lợi của công tác hậu cần
ngay trong khi chiến tranh nhân dân đã tiến lên hiện đại.
Dựa vào dân và gắn với xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương chiến tranh để
tạo nguồn bảo đảm hậu cần cho quân đội là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta
khẳng định: cơng cuộc xây dựng quân đội chính quy và hiện đại không thể tách rời công cuộc
xây dựng và củng cố hậu phương về mọi mặt vì hậu phương vững chắc là nhân tố quan trọng
bậc nhất quyết định thắng lợi của chiến tranh. Hậu phương không những cung cấp lực lượng,
trang bị cho qn đội, nó cịn cung cấp lực lượng hậu bị, cung cấp cả sức mạnh về tinh thần, tư
tưởng để chiến thắng quyết định.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng đặc biệt
quan tâm đến xây dựng hậu phương kháng chiến bằng việc xác định nhiều chủ trương quan
trọng xây dựng hậu phương vững mạnh tồn diện. Nhờ đó, thực lực của chúng ta ngày càng lớn
mạnh, đủ sức đảm bảo cho kháng chiến, nhất là những năm đầu khi ta chưa có điều kiện nhận
được sự chi viện , giúp đỡ của các nước anh em.
Nhân dân đóng góp để tiếp tế, cung cấp, nuôi dưỡng bộ đội, nhưng không thể chỉ huy
động nhân dân, đóng góp mà phải biết bồi dưỡng sức dân. Hồ Chủ tịch nhắc nhở: huy động sức
dân phải gắn với chăm lo bồi dưỡng sức dân thì mới tăng thêm thực lực để kháng chiến lâu dài.
Khi phát động phong trào mua công trái, Người căn dặn: "phải cố gắng thi đua mua công trái.
Nhưng đồng thời chớ để cạn vốn tăng gia sản xuất" [35]. Cũng về vấn đề này, phát biểu trong
Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khố II), Người nói: "Để cho nhân dân hăng hái và sẵn có mà
đóng góp cho kháng chiến, thì phải bồi dưỡng lực lượng của dân... Phải bồi dưỡng lực lượng
cho dân nhiều hơn yêu cầu đóng góp" [40,Tr.463-464].
Như vậy, quan điểm hậu cần quân đội phải dựa vào dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là thể hiện tư tưởng hậu cần tồn dân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Hậu
cần quân đội phải dựo vào sức mạnh của toàn dân, hậu cần quân đội phải kết hợp với hậu cần
địa phương và hậu cần nhân dân trong công tác hậu cần. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược đối với ngành Hậu cần Quân đội. Vì vậy, trong
suốt cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, ngành Hậu cần Quân đội đã cùng toàn dân ta
đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu của bộ đội trên chiến trường.
Ngày nay, quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có giá trị to lớn chỉ đạo xây
dựng ngành Hậu cần Quân đội làm nòng cốt cho xây dựng hậu cần toàn dân, hậu cần địa
phương và kết hợp các lực lượng hậu cần đó trong thế trận quốc phịng tồn dân, chiến tranh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.2.2. Cần, kiệm, tự lực, tự cường
Quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường trong công tác hậu cần quân đội của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là một trong những quan điểm cơ bản của Người chỉ đạo xây dựng ngành Hậu
cần Quân đội nói chung và hậu cần quân đội trong chiến tranh nói riêng. Đồng thời đây cũng là
một bộ phận trong chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy cao độ mọi nguồn
lực của cả dân tộc phục vụ sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước cũng như trong sự nghiệp xây
dựng đất nước nói chung.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nêu cao tinh
thần tự lực, tự cường, cần, kiệm. Trong những năm tháng bơn ba tìm đường cứu nước, Người
đã rút ra kết luận : phải đem sức ta mà giải phóng cho ta. Sau này Người khẳng định: "Cố nhiên
sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ
người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng
xứng đáng được độc lập" [43,Tr.522].
Theo Hồ Chủ tịch, trong bất kỳ hoạt động, công tác nào cũng đều phải nêu cao tinh thần
tự lực, tự cường. Trong công tác hậu cần quân đội đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh, chiến
trường ác liệt càng cần phải nêu cao và phát huy tinh thần đó. Thực tiễn điều kiện của đất nước,
của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp đặt ra những yêu cầu đó. Đất nước
vừa mới giành được độc lập, chính quyền cịn non trẻ, hậu quả chiến tranh để lại nặng nề, đặc
biệt nền kinh tế - tài chính kiệt quệ, do đó đời sống của nhân dân cực kỳ khó khăn, trong khi đó
sự giúp đỡ, viện trợ của bạn bè quốc tế chưa có. Trong hồn cảnh ấy, địi hỏi chúng ta phải
phát huy tinh thần tự lực , tự cường để chiến đấu .Quân đội và hậu cần quân đội dĩ nhiên khơng
thể chỉ trơng chờ vào kinh phí của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân.Hồ Chủ tịch chỉ rõ,
quân nhu và lương thực nếu cứ trông chờ cả vào nhân dân thì sẽ làm cho họ gánh vác nặng nề
khơng thể kham nổi. Do đó, hơn lúc nào hết, công tác bảo đảm hậu cần cho quân đội phải nêu
cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn quyết tâm đánh giặc.
Theo Hồ Chủ tịch, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường phải gắn liền với cần, kiệm bởi vì
có cần, kiệm thì mới tự lực, tự cường được và ngược lại. Có như vậy mới cải thiện được đời sống bộ
đội và giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân.
Quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường của Hồ Chủ tịch trở thành phương châm chỉ
đạo ngành Hậu cần Quân đội trong kháng chiến chống Pháp nói riêng và trong tồn bộ sự nghiệp
xây dựng ngành Hậu cần nói chung.
Tiết kiệm là vấn dề ''quốc sách'' đối với mọi quốc gia , đặc biệt đối với những nước
nghèo như nước ta, lại trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo sau Cách mạng Tháng Tám, thì vấn
đề này càng trở nên bức xúc.
Thực hiện việc tiết kiệm, đối với hậu cần quân đội, Hồ Chủ tịch chỉ rõ: phải triệt để thực
hiện tiết kiệm, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, mồ hôi xương máu của nhân dân và bộ đội,
tiết kiệm tiền bạc, của cải, vũ khí... Người lấy ví dụ: " Trước kia tính đổ đồng mỗi chiến sỹ bắn 50
viên đạn mới hạ một tên địch. Nay vì tập luyện siêng năng, bắn khá, tính đổ đồng mỗi chiến sỹ
chỉ bắn 10 viên đạn thì hạ được một tên địch. Thế là chiến sỹ tiết kiệm được 80% đạn. Do đó mà
quân giới tiết kiệm được nguyên liệu và nhân cơng đúc đạn, để chế tạo những vũ khí khác.
Trước kia Cục Vận tải chở 100 xe đạn, nay chỉ cần chở 20 xe, tiết kiệm được xe cộ và dầu mỡ.
Xe chạy ít thì đường sá phải chữa ít, thế là tiết kiệm được dân cơng ..." [41,Tr.486]. Đó là sự tiết
kiệm rất cụ thể, thực tế, thể hiện sâu sắc quan điểm của Hồ Chủ tịch.
Trong thực hành tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ việc giữ tốt, dùng bền mọi vật tư,
phương tiện, trang bị... Người chỉ rõ: Vũ khí, trang bị là do mồ hơi, nước mắt của nhân dân đóng
góp, nếu khơng giữ tốt, dùng bền, để hư hao mất mát sẽ ảnh hưởng đến sức chiến đấu của bộ
đội, là lãng phí của dân. Nước ta nghèo, nhân dân cịn vất vả, mọi đóng góp của dân là để bộ
đội ăn no đánh thắng, nếu bộ đội không có ý thức tiết kiệm, sẽ gây khó khăn cho kinh tế đất
nước, sẽ có tội với nhân dân.
Tuy nhiên, theo Người tiết kiệm phải đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đem lại hiệu
quả cao phục vụ đời sống bộ đội, nhân dân. Quan điểm tiết kiệm của Người trái với chủ
nghĩa "khắc kỷ" , hành động keo kiệt, hà tiện, cực đoan, ăn đói nhịn khát. Hồ Chủ tịch khẳng
định: "Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là "xem đồng tiền to bằng cái nống" (∗), gặp
việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán
bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng
gia là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì
tiết kiệm là tích cực chứ khơng phải là tiêu cực" [41,Tr.485].
Đi liền với việc tiết kiệm, Người dạy cán bộ, chiến sỹ làm công tác hậu cần phải biết
chống lại thói tham ơ, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi, thu vén cá nhân. Người làm công tác bảo
đảm hậu cần cho bộ đội, trước hết được giao việc quản lý mọi vật chất, trang bị và thực hiện
việc phân phát, bảo đảm tới từng đơn vị, chiến sỹ, phục vụ bộ đội. Do đó nếu để những hành
động tham ơ, lãng phí, đặc quyền đặc lợi xảy ra thì người chiến sỹ sẽ thiếu thốn và ảnh hưởng
đến sức chiến đấu, tinh thần chiến đấu của họ. Hồ Chủ tịch coi những thứ bệnh trên là những
loại "cỏ dại" phá hoại mùa màng, nên muốn có vụ mùa bội thu thì phải tích cực tẩy trừ cỏ dại.
Về vấn đề tự lực, tự cường của công tác hậu cần quân đội trong chiến tranh, Hồ Chủ tịch
chỉ rõ: Các chú đã hiểu rõ kháng chiến nhất định thắng lợi, muốn thắng lợi thì phải trường kỳ,
muốn trường kỳ phải tự lực cánh sinh. Vì vậy, mặc dù quân đội ta, ngành Hậu cần Quân đội dựa
vào nhân dân, song khơng thể chỉ chờ sự đóng góp của nhân dân, ỷ lại vào nhân dân mà phải
nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tự vươn lên, kể cả trong điều kiện có chiến tranh cũng vậy.
Theo Hồ Chủ tịch, tự lực, tự cường là một biện pháp hiệu quả để tạo lực, tạo nguồn hậu cần bảo
đảm cho bộ đội chiến đấu và chiến thắng trong lúc điều kiện cung cấp của Nhà nước và nhân
dân có hạn. Theo Người, tự lực, tự cường trong Quân đội cũng "là một bộ phận trong chính sách
tự lực cánh sinh". Và để thực hiện tự lực, tự cường, Người dạy bộ đội phải tích cực tăng gia sản
xuất, phải thực hiện tự cấp tự túc bằng cách thiết thực tăng gia sản xuất. Mọi người, mọi đơn vị
"phải tranh thủ tăng gia để có thêm rau ăn. Dù nay đây mai đó cũng cần tăng gia. Mình khơng
ăn thì để cho đơn vị khác ăn, nhân dân ăn" [36]
Người còn chỉ rõ: "Các cơ quan trong quân đội phải cố sức trồng trọt, chăn nuôi để tự
túc phần nào, để giảm bớt gánh nặng của nhân dân. Tuy công việc chun mơn vẫn là chính
nhưng phải cố sức tăng gia" [42,Tr.512]. Người cũng yêu cầu hậu cần quân đội phải tự sản
xuất từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ một lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, như cố gắng
để sản xuất được một số thuốc phục vụ cứa chữa thương bệnh binh; sản xuất một số loại vũ
khí, phụ tùng thay thế, cải tiến vũ khí, khí tài trang bị phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết
cũng như tổ chức biên chế và cách đánh của Quân đội ta.
Để tạo thêm nguồn cho hậu cần, bổ sung lực lượng chiến đấu cho Quân đội trong
chiến tranh, trên chiến trường, Hồ Chủ tịch rất coi trọng vấn đề nguồn thu chiến lợi phẩm và