Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÀI LIỆU tôn GIÁO một số vấn đề về ISLAM GIÁO và địa vị NGƯỜI PHỤ nữ TRONG THẾ GIỚI hồi GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.09 KB, 18 trang )

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA ISLAM GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ
HỘI HIỆN ĐẠI.
1. Vài nét về tên gọi.
Islam giáo là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới. Đây còn là tôn
giáo độc thần xuất hiện ở phía Tây A rập vào đầu thế kỷ VII. Người sáng lập là
nhà tiên tri Mohammed (tiếng Pháp – Mahomet). Trong tiếng A rập, Islam có
nghĩa là “sự phục tùng”, “sự vâng lời”. Những người theo Islam giáo luôn bày tỏ
đức tin tuyệt đối vào đấng tối cao của mình là Đức Allah. Họ được gọi là các
muslim – các tín đồ Islam giáo. Hiện nay ở hầu hết các nước đều dùng thuật ngữ
Islam để gọi tên tôn giáo này. Riêng ở Việt Nam, cả trong ngôn ngữ đời thường
cũng như trong ngôn ngữ sách báo khoa học đều gọi tôn giáo độc thần này là
“Hồi giáo” hay “đạo Hồi”.
Tên gọi Hồi giáo hay đạo Hồi có xuất xứ từ tên gọi của một dân tộc
thiểu số sinh sống chủ yếu ở khu tự trị Ninh Hạ của Trung Quốc là người Hồi
(Hui). Dân tộc này hình thành từ thế kỷ V sau Công nguyên gồm nhiều yếu tố
như Tuyếc, Hán, Mông Cổ, Mãn Châu, Uigua, Duy Ngô Nhĩ, A rập, Hồi giáo du
nhập vào dân tộc Hồi từ Trung Á vào thế kỷ XV. Cũng có ý kiến cho rằng, tên
gọi đạo Hồi, đạo của người Hồi Hột có từ thế kỷ VIII đến thế kỷ X 1. Chúng ta
nên hiểu Islam giáo được du nhập từ vùng Trung Á trong quá trình người Hồi
giao thương với người A rập và người Ấn Độ theo Islam giáo. Từ đó vấn đề đặt
ra cần thay đổi lại cách gọi tên tôn giáo này cho chính xác, đúng với bản chất
của nó và phù hợp vơi cách gọi của cộng đồng quốc tế.
2. Khái quát về tín đồ Islam giáo hiện nay.
Ra đời muộn hơn hai tôn giáo khác là Ki tô giáo và Phật giáo, nhưng
Islam giáo có tốc độ phát triển và lan tỏa rất nhanh. Theo thống kê của Liên Hợp
Quốc, số lượn tín đò tôn giáo này từ giữa thế kỷ XX đến nay phát triển từ 148
triệu (1950) lên 1.200 triệu (2000) và dự báo đến năm 2020 là 1.745 triệu người.
Trong đó các nước Trung Đông khoảng 550 triệu, châu Phi 230 triệu, các nước
cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô trước đây 45 triệu….Indonexia khoảng 147
triệu là nước có đông tín đồ Islam giáo nhất. Nước có tỷ lệ tín đồ cao nhất so với
tổng dân số là Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 99%, tiếp đó là Pakixtan chiếm 97%, Trung


1

Lương Ninh: “Hồi giáo trong thế giới hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1 – 2000, tr.61.


Đông và Bắc Phi chiếm 90%, Ai Cập 85%, Bănglađét 80%..Ở Việt Nam, số
lượng tín đồ Islam giáo không đông, xếp thứ sáu sau Phật giáo, Công giáo, Tin
Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo. Tuyệt đại đa số tín đò Islam giáo là người
Chăm. Trong tổng số hơn 64.000 tín đồ, Chăm Islam chiếm hơn 25.000, Chăm
Bàni chiếm hơn 39.000 người.
Về thành phần tín đồ Islam giáo ở mỗi nước, mỗi khu vực có những sự
khác biệt nhất định. Ở các nước Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađét, đa số tín đồ là
những người nông dân, thợ thủ công. Đối với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran,
Malaixia và một số nước Đông Nam Á khác thì tín đồ Islam giáo phần đông là
các cư dân thành thị và tiểu thương. Tại các nước châu Phi, tín đồ Islam giáo là
những người da đen với nền kinh tế chậm phát triển. Còn tại nơi sinh ra Islam
giáo, các quốc gia A rập thì thành phần tín đồ của tôn giáo này gồm cả cư dân
thành thị và những người ở nông thôn có trình độ phát triển cao.
Tín đồ Islam giáo ở các nước châu Âu là đội ngũ trí thức, công nhân
lành nghề, các thương nhân. Họ tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Như vậy, xét
về thành phần tín đồ, cộng đồng Islam giáo là một cộng đồng tôn giáo đa văn
hóa, đa dân tộc với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở các mức độ
khác nhau từ rất thấp đến khá cao và trong lịch sử họ đã từng là những người đi
chinh phục và những thương nhân năng động.
Hiện nay, truyền thống năng động này vẫn được tiếp tục lan tỏa và phát
huy sang các quốc gia chậm phát triển ở Á – Phi và thậm chí sang cả các quốc
gia phát triển ở Âu – Mỹ. Tuy nhiên, sự đa dạng về văn hóa của Islam giáo chỉ
mang tính tương đối. Sự thống nhất về đức tin tôn giáo mới là đặc trưng của
Islam giáo. Đối với các tín đồ Islam giáo dù ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ dân tộc
nào, sự phục tùng Đấng Tối Cao luôn là nguyên tắc tối thượng. Đối với họ,

không có Chúa Trời nào khác ngoài Thánh Allah và Đấng Tiên Tri của Ngài là
Mohammed. Trong tiếng A rập, Allah không phải là tên riêng của một vị thần
mà là từ để chỉ Đấng Tối Cao, độc nhất, giống như Thiên Chúa của người Ki tô
và người Do Thái giáo.
Tín đồ Islam giáo tin rằng, những gì mà Allah muốn làm đối với loài
người đều đã được ghi trong Kinh Koran và bổn phận của họ là phải phục tùng


theo ý chí của Ngài. Là tín đồ Islam giáo có nghĩa là phó thác mình cho ý muốn
của Đức Allah, mọi việc đều làm theo sự chỉ bảo của Ngài. Với một đức tin bình
dị như thế nên các tín đồ Islam giáo luôn tuân thủ nghiêm ngặt năm bổn phận
quan trọng và thường được gọi là Năm Cột trụ của Islam giáo.Đó là:
1. Xác nhận đức tin: (Shahadah). Mỗi tín đồ Islam giáo phải xác nhận
rằng, chỉ có một Thượng Đế tối cao duy nhất là Đức Allah, ngoài ra không có
một vị thần nào cả và xác nhận Mohammed là sứ giả của Ngài.
2. Cầu nguyện: (Salat). Hằng ngày, mỗi tín đồ Islam giáo phải cầu
nguyện đủ 5 lần vào các thời gian như sau: Lúc mặt trời mọc, buổi trưa,buổi
chiều, lúc mặt trời lặn và buổi tối trước khi đi ngủ. Trước đây, giờ cầu nguyện
được một người đàn ông nhắc nhở từ các tháp cạnh thành đường. Ngày nay,
người ta dùng hệ thống phát thanh truyền hình. Cứ đến giờ quy định, các tín đồ
Islam giáo lại bỏ hết công việc đang làm để quay sang cầu nguyện. Họ không
câu nệ vào địa điểm cầu nguyện. Nó có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào, trong thành
đường, nơi góc phố, hay giữa sa mạc hoang vắng….Điều cốt yếu là nơi đó sạch
sẽ, không có các thứ bẩn thỉu. Hướng duy nhất mà khi cầu nguyện các tín đồ
hướng tới là thánh địa Mecca. Ngay trong thánh đường là nơi uy nghiêm nhất,
người Islam giáo cũng không trang trí bất kỳ một tranh tượng tôn giáo nào.
3. Bố thí (Zakat). Việc bố thí cho người nghèo khó là nghĩa vụ và bổn
phận của tín đồ Islam giáo. Khoản đóng góp này thường chiếm khoảng 2,5%
tổng thu nhập hàng năm hay 10% lợi tức hàng năm. Người giàu có được khuyến
khích đóng góp nhiều hơn. Ngày nay ở một số nước Islam giáo, chính phủ đưa

khoản Zakat này vào hệ thống đóng thuế của nhà nước và dùng cho các chương
trình phúc lợi xã hội. Đây là một cách vận dụng lý tưởng của Islam giáo trong xã
hội hiện đại.
4. Kiêng ăn (Sawn). Trừ trẻ em và phụ nữ có thai và người ốm, còn lại
tất cả các tín đồ Islam giáo đều phải kiêng ăn từ rạng sáng cho đến khi mặt trời
lặn mỗi ngày trong tháng ăn chay Ramadan (tháng 9 theo lịch Islam giáo). Theo
quy định, trong khoảng thời gian đó, họ không được phép ăn uống bất cứ thứ gì
ngoài nước sạch. Đây là một thử thách khắc nghiệt. Chỉ sau giờ xả chay, họ mới
được cùng gia đình và bạn bè ăn uống và đọc Kinh Koran cầu nguyện. Trong


điều kiện xã hội hiện đại, một số nhà cải cách tôn giáo đã cố gắng diễn giải lại
những quy định này để áp dụng vào cuộc sống cho phù hợp với điều kiện mới và
họ đã ít nhiều thành công.
5. Hành hương (Hajj). Hành hương về Thánh địa Mecca, thành phố quê
hương của Tiên tri Mohammed, trung tâm của thế giới Islam giáo, nơi có đền
Kaaba thiêng liêng là ước nguyện cả đời người của mỗi tín đồ Islam giáo và
cũng là bổn phận của họ. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau như tuổi tác, sức
khỏe, tiền bạc…nên không phải tín đồ nào cũng thực hiện được nghĩa vụ này.
Song với những ai đã hoàn thành nghĩa vụ này thì sự tưởng thưởng rất lớn đối
với họ, không chỉ là sự thỏa mãn về mặt tinh thần mà còn là uy tín và sự kính
trọng trong cộng đồng Islam giáo. Hàng năm, có khoảng trên dưới 2 triệu tín đồ
từ khắp các châu lục hành hương về nơi đất thánh này.
Ngoài năm cột trụ trên, nhiều người còn cho rằng “thánh chiến” (Jihad)
cũng là một nghĩa vụ bắt buộc đối với tín đồ Islam giáo. Đây được coi là một cột
trụ thứ sáu của Islam giáo. Jihad theo nghĩa đen tiếng A rập là “cố gắng”, “phấn
đấu”. Đây là viết tắt của một mệnh đề “ Phấn đấu theo con đường của thượng
đế”. Người Islam giáo diễn giải khái niệm này như biểu tượng của cuộc đấu
tranh tinh thần nhằm chống lại những điều trái với giáo lý, giáo luật Islam và
bảo vệ giá trị tôn giáo và xã hội của nó. Ngày nay Jihad còn được một số người

diễn giải là các hoạt đông của các nhóm vũ trang Islam giáo cực đoan trong thế
giới Islam giáo chống lại các cộng đồng tôn giáo khác.
3. Quan niệm của một số tổ chức chính trị - tôn giáo thuộc Islam
giáo về chính trị - xã hội và kinh tế
a. Những nét khái quát về các tổ chức chính trị - tôn giáo ở các nước
Islam giáo.
Khác với các tôn giáo khác trên thế giới, các cộng đồng Islam giáo trên
thế giới không chỉ là một cộng đồng tôn giáo thuần túy mà còn là cộng đồng
mang tính chất chính trị - xã hội. Trong các xã hội Islam giáo không có sự phân
biệt rạch ròi giữa tôn giáo với chính trị và pháp luật. Kinh Koran, sách Hadith
( ghi chép những truyền thuyết về nhà tiên tri Mohammed khi còn sống) và
Luật Shariah (luật Islam giáo) không chỉ được thực thi trong đời sống tôn giáo


mà còn áp dụng cả trong đời sống xã hội ở các nước lấy Islam giáo làm quốc
giáo. Điều này có nguồn gốc lịch sử ngay từ khi tôn giáo này mới ra đời, trong
quá trình phát triển cộng đồng của mình tại Medina, nhà tiên tri Mohammed
không chỉ đóng vai trò là một thủ lĩnh tôn giáo, ông còn là một thủ lĩnh chính trị
và là nhà lập pháp.
Kinh Koran cung cấp một bộ khung luật pháp cho việc tổ chức bộ máy
nhà nước, xác lập nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm công dân của các tín đồ
trong xã hội Islam giáo. Từ đây, một mô hình tổng quát về nhà nước chính trị
được xác lập theo ý đồ của Đức Allah. Trong suốt quá trình lịch sử phát triển
của Islam giáo, Kinh Koran, sách Hahdith, Luật Shariah luôn được các học giả
và giới chức Islam giáo diễn giải cho phù hợp với điều kiện xã hội mà họ đang
sống. Đại bộ phận các chế độ cầm quyền ở các nước Islam giáo đang cố gắng
củng cố chính sách đối nội và đối ngoại của mình bằng các tín điều tôn giáo.
Các nhà hoạt động tôn giáo đã hợp tác với nhà nước để đưa ra những khẩu hiệu
chính trị dựa trên các luận cứ của tín điều Islam giáo.
Khi luận giải các quan điểm của mình, tất cả đều dựa vào Kinh Koran,

Luật Shariah. Song, Kinh Koran được hình thành trong một quá trình khá lâu
dài, nội dung đa nghĩa và có những điểm mâu thuẫn nhau. Do vậy, khi luận giải
nó, tùy theo ý thức tôn giáo của từng lực lượng chính trị mà người ta vận dụng
nó sao cho có lợi nhất cho quan điểm chính trị - xã hội của mình.
Ở địa bộ phận các nước Trung Đông, Islam giáo được công nhận là
“quốc giáo” và điều này được đưa vào hiến pháp hay văn bản pháp luật. Đồng
thời, các nhà lãnh đạo các quốc gia này thường nêu lên những quan điểm hoặc
đưa ra những chương trình thuần túy Islam giáo trong việc giải quyết các vấn đề
chính trị - xã hội và kinh tế.
Các chế độ phong kiến – tư sản thường dùng Islam giáo để đấu tranh
với các lực lượng tiến bộ trong nước mình và trong toàn khu vực nói chung để
bảo toàn và củng cố địa vị.
Các chế độ dân chủ - cách mạng tiểu tư sản thì cố gắng sử dụng hệ tư
tưởng Islam giáo truyền thống đang thống trị trong quần chúng nhân dân để
động viên quần chúng giải quyết các nhiệm vụ phát triển.


Giới tăng lữ Islam giáo bao gồm các giáo sĩ, các nhà thần học, các nhà
luật học là một tầng lớp rất đông và có ảnh hưởng lớn ở các nước Trung Đông.
Họ dựa trên các giá trị truyền thống Islam giáo để biện giải chính trị. Những
người này ở các hình thức và các mức độ khác nhau bảo đảm sự hoạt động của
các thánh đường, các tòa án Shariah, các trường tôn giáo, các trung tâm nghiên
cứu và trung tâm văn hóa, các thư viện, các nhà xuất bản sách Islam giáo, các tổ
chức từ thiện, các nghĩa trang Islam giáo của cộng đồng. Theo quy chế xã hội,
những người này thường là các viên chức và họ hoạt động dưới sự kiểm soát
trực tiếp của bộ máy hành chính. Họ là những người theo “chủ nghĩa xu thời”,
bảo vệ lợi ích của các giai cấp khác nhau trong xã hội Islam giáo, đồng thời
cũng bảo vệ lợi ích của riêng tổ chức tôn giáo mình.
Hàng loạt các tổ chức phi chính phủ được thành lập ở các quốc gia
Islam giáo như: Hội những người anh em muslim, Các chiến binh thánh Allah ở

Xyri. Phong trào phục hưng Islam giáo ở Tuynidi, ở Irac có Đảng Islam giáo
kêu gọi, ở Ai Cập có tổ chức Thanh niên Mohammed, Hội Huynh đệ thánh
chiến, ở A rập Xê út có tổ chức cảnh báo về một phiên tòa khủng khiếp…Hệ tư
tưởng và hoạt động của các tổ chức chính trị - tôn giáo phi chính phủ ở các nước
A rập cũng nhằm chống lại chủ nghĩa xã hội khoa học. Cái mà họ lo sợ nhất là
về kinh tế, đó chính là tịch thu tài sản. Về mặt tư tưởng là không có tín ngưỡng
và vô thần. Do vậy, tư tưởng then chốt của họ là kêu gọi mọi người hãy quay về
vơi Islam giáo thuần khiết và coi nó như một hệ tư tưởng truyền thống.
Về ý thức tôn giáo, các tổ chức này không đơn giản chỉ kêu gọi khôi
phục lại “cái tinh thần” Islam giáo trựu tượng, mà họ đòi khôi phục lại một cách
chính xác, nguyên bản những quy định luật lệ và lối sống của tín đồ Islam giáo
từ thủa nó mới ra đời. Họ quan niệm rằng, chính sự tiếp nhận Islam giáo của
người A rập đã “tự động” giải phóng dân tộc này khỏi sự áp bức và nô lệ, rằng
sự quay trở về với tôn giáo thuần khiết trước đây sẽ bảo đảm giải quyết được tất
cả các vấn đề hiện tại.
Rất nhiều thành viên của các nhóm phục hưng Islam tìm đến các loại
ma thuật. Để râu, mặc trang phục dài màu trắng và sử dụng các vật dụng tôn
giáo khác, đó không chỉ là vấn đề trang phục và diện mạo truyền thống mà còn


là ý đồ khôi phục lại Islam giáo trước đây. Không phải ngẫu nhiên mà một loạt
tổ chức Islam giáo đã khôi phục lại “Hijra” của nhà tiên tri. Họ đi sâu vào các
vùng hoang mạc vắng cách biệt với thế giới bên ngoài để đến với các đại diện
của Islam giáo thuần khiết……
b. Tư tưởng chủ đạo của Saiyd Kutb thuộc hội Những người anh em
Muslim.
Nhà tư tưởng của tổ chức Những người anh em Muslim là Saiyd Kutb
đã đưa ra luận thuyết và cho tới nay nó vẫn là luận thuyết “kinh điển” của
phong trào chấn hưng Islam giáo. S. Kutb đã bị tử hình năm 1966, nhưng những
tác phẩm của ông ta thường xuyên được tái bản và là cơ sở lý luận cho hầu hết

các tổ chức chính trị xã hội của Islam giáo cực đoan ở các nước Trung Đông.
Phạm trù trung tâm trong học thuyết của S. Kutb là Jahiliya. Theo
nghĩa đen tiếp A rập nghĩa là “sự ngu dốt”. Trong lịch sử Islam giáo, khái niệm
này được dùng để chỉ giai đoạn trước khi Islam giáo ra đời. Đó là thời kỳ người
ta chưa biết đến “Lời của thượng đế”. Kinh Koran. Theo S. Kutb, dần dần loài
người lại bước vào một Jahiliya mới, một thời đại dã man mới. Trong cuốn sách
cuối cùng của mình, ông viết: “Cả thế giới – Islam giáo hay không Islam giáo,
tôn giáo hay vô thần – Phương Đông hay Phương Tây đều trở về với Jahiliya.
Thời đại dã man mà thế giới ngày nay đang ngập chìm trong đó ghê tởm hơn
nhiều thời đại dã man trước Islam giáo”… Ông cũng cho rằng “ Tôi không chịu
nổi những người bàn cãi về chủ nghĩa xã hội Islam giáo, về chế độ dân chủ
Islam giáo” và đem trộn lẫn với cái trật tự do Thượng đế sáng tạo ra với cái trật
tự do con người tạo nên. Islam giáo đưa ra những sự giải quyết độc lập về những
vấn đề của nhân loại. Nó là phương pháp tích phân và sự thống nhất nhịp nhàng
và nếu đưa ra bất kỳ một nhân tố bên ngoài nào vào thì sẽ làm hỏng nó, giống
như ta đưa cái phụ tùng không cần thiết vào cỗ mãy phức tạp có thể làm cho nó
bị hỏng…..
Quyền lực Islam giáo chân chính được S.Kutb gọi là “Hakimiya”. Ông
coi đây là phương thuốc chữa bách bệnh của thế giới Islam giáo. Thuật ngữ
“Hakimiya” được lấy từ Shahadah, một biểu tượng đức tin của Islam giáo. Khi
Shahadah khẳng định chỉ có một Thượng đế duy nhất là Allah, thì nó cũng đồng


thời khẳng định “Hakimiya” trong đời sống con người chỉ thuộc về một mình
Ngài.
S. Kutb cho rằng, phải dùng bạo lực để thiết lập “Hakimiya”. Phải đưa
loài người trở lại với Thượng đế, đối với những người đã rời bỏ Thượng đế thì
cho phép dùng sức mạnh. Đây là một quan điểm cấp tiến cực đoan. Để thấy rõ
hơn hệ tư tưởng của Hội Những người anh em Muslim, Di chúc của S.Kutb viết
rõ: “Islam giáo cần phục hưng. Sự phục hưng bắt đầu được thực hiện bằng

những nỗ lực của một thiểu số những người cách ly mình khỏi xã hội dã man và
chống lại chế độ xã hội đó, không thừa nhận tổ quốc, gia đình, quan hệ, luật
pháp và phong tục tập quán. Nó chỉ thừa nhận một điều hiển nhiên là sự phát
hủy, tiêu diệt toàn bộ, không để lại cái lớn cũng như cái nhỏ. Để cho cộng
đồng tín đồ đụng chạm trực tiếp tới tận trái tim, thiểu số người đó cần phải
quét sạch những trở ngại Jahiliya cách biệt nó với mọi người….trước khi tiến
hành tranh luận hay thuyết phục một cái gì đó cần phải lật đổ chế độ, bởi vì nó
là chế độ Jahiliya và lật đổ tất cả các chế độ, bởi vì chúng ta là những chế độ
Jahiliya, thậm chí cả chế độ mà trong các văn kiện và hiến pháp của mình ghi
nhận sự trung thành với Islam giáo……
Thực chất đây là những quan điểm nhằm biên giải cho sự cần thiết quay
về với xã hội cũ tiền tư bản. Xã hộ Trung cổ để có được “Islam giáo thuần
khiết”
c. Tổ chức Jihad (thánh chiến) với tư tưởng của Mohammed Abd – asSaliam
Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, các nhà tư tưởng phục hưng của
các tổ chức chính trị - tôn giáo phi chính phủ ở các nước Islam giáo quan tâm
nhiều tới việc thiết lập “chính phủ Islam giáo” bằng con đường bạo lực. vấn đề
này được đề cập đến trong cuốn sách Nghĩa vụ chưa hoàn thành của một tín đồ
Islam giáo do Mohammed Abd – as-Saliam viết vào năm 1981. Ông là một
tronga. những người bị kết án tử hình do tham gia vào vụ ám sát tổng thống Ai
Cập A. Sadat. Cuốn sách của Mohammed Abd – as-Saliam là bản tuyên ngôn
của tổ chức Jihad (thánh chiến). Đây chính là cuốn sách đề cập đến thánh chiến.
Trong cuốn sách này, tác giả đã đặt ra nhiệm vụ phải lật đổ tất cả các chính phủ


ở các nước A rập bởi vì những người cầm đầu chính phủ là những kẻ đầu tiên
phản bộ đức tin. Phương pháp duy nhất để thiết lập “Quyền lực Islam giáo
thuần khiết” là đấu tranh vũ trang. Giáo thuyết bạo lực này được trích dẫn từ
Kinh Koran và sách Hadith, vì dị lời nhà tiên tri Mohammed: “Ta đến đây với
các ngươi cùng thanh kiếm”. Những người thuộc tổ chức Jihad không nêu ra

một chương trình kinh tế tích cực. Họ cho rằng, khi nào “quyền lực Islam giáo
thuần khiết” được thiết lập, lúc đó mọi vấn đề xã hội sẽ được tự động giải quyết.
Hoạt động của các tổ chức Jahad bị những người theo đường lối cải
cách kinh tế xã hội cực lực phê phán. Mỗi khi các tổ chức theo đường lối phục
hưng Islam giáo tiến hành các hoạt động khủng bố hay các hành động bạo lực
khác, đôi khi chính quyền ở các nước sở tại đã áp dụng các biện pháp đàn áp
trực tiếp..
Các nhà hoạt động tôn giáo gần gũi với bộ máy nhà nước ở các nước
Islam giáo thường giữ lập trường chờ thời. Họ không vội vã giải thích cương
lĩnh của các tổ chức Islam giáo cực đoan phi chính phủ là không phù hợp với
các quy định của Islam giáo. Nếu các tổ chức, đảng phái chính trị - tôn giáo phi
chính phủ rút khỏi vũ đài chính trị thì giới tăng lữ này sẽ hoạt động trong khuôn
khổ của tổ hợp tôn giáo “quốc doanh”. Trong trường hợp các tổ cức và đảng
phái chính trị tôn giáo phi chính phủ thắng thế thì trước mắt họ lại mở ra một
viễn cảnh mói. Do vậy, những người này bênh vực cho tính ôn hòa của Islam
giáo. Theo các nhà thần học loại này, chính Islam giáo là tôn giáo “điều độ”, tôn
giáo “trung dung vàng”.
d. Quan niệm kinh tế của Abd-al Halim Hifagi
Ở các nước Trung – Cận Đông có một nhóm khá đông những nhà tư
tưởng độc lập. Đó là các nhà kinh tế học, xã hội học, nhà chính luận Islam giáo
mà koong phải là các giáo sĩ, cũng không phải là viên chức nhà nước hay các
thành viên tổ chức chính trị - tôn giáo phi chính phủ. Thường họ là nhưng người
theo chủ nghĩa hiện đại hoặc là những nhà cải cách. Họ kêu gọi quan tâm tới
những quy định và những giá trị xã hội tư sản nhưng không được quên việc làm
cho các quan điểm của mình mang tính chất Islam giáo.
Có thể lấy quan niệm kinh tế về “giá trị hợp pháp” làm ví dụ. Tác giả
của quan niệm này là luật sư người Ai Cập Abd-al Halim Hifagi. Ông dựa vào


các phạm trù như “lựa chọn”, “tự do”, “tự do lựa chọn”…”Lựa chọn chứng

minh nét cơ bản của luật Shariah của Islam giáo. Nó là điều kiện của sự trao
trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm”. Định đề này cần để chứng minh rằng, hình
như công cụ của sự lựa chọn chính là sở hữu tư nhân, sở hữu tư nhân là cơ sở
mà sự lựa chọn tự do dựa vào đó trong lĩnh vực hoạt động kinh tế và tiếp đó là
trong toàn bộ đời sống xã hội.
Theo tư tưởng của nhà lý luận Islam giáo này, cá nhân phải có ba quyền
đối với của cải của mình là
1. Quyền tiêu dùng
2. Quyền phân chia của cải theo ý mình
3. Quyền đầu tư của cải vào các xí nghiệp với mục đích tăng khối
lượng của cải đó lên.
Với việc đưa phạm trù “tự do lựa chọn” và lý giải mối quan hệ giữa
vốn đầu tư và thu nhập, tác giả quan niệm “giá trị hợp pháp” đã tiến tới bênh
vực cho sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Từ những vấn đề phân tích về lợi
nhuận Abd-al Halim Hifagi đi tới kết luận: “Quan hệ sản xuất cần được xây
dựng trên nền tảng sau đây: Thứ nhất, sự đánh giá lao động sống và đính giá vốn
như là lao động tích lũy, Thứ hai, sự cùng tham gia của các yếu tố sản xuất này
vào nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, và từ đó thu nhập từ lao động,
vốn sẽ là hợp pháp.
Tóm lại, có thể thấy rằng, Islam giáo không phải chỉ là một tôn giáo
thuần khiết. Nó gắn chặt chẽ với các vấn đề chính trị - xã hội và kinh tế. Chính
vì lẽ đó, thế giới Islam giáo là một thế giới vô cùng đa dạng và phức tạp. Nó gắn
kết với nhau trên nền tảng của Kinh Koran, song cũng dựa trên các cách lý giải
khác nhau về những điều được ghi trong Kinh Koran, Islam giáo phân liệt thành
hàng chục giáo phái, hàng trăm tổ chức, đảng phái chính trị - tôn giáo. Việc một
số đảng phái chính trị, tôn giáo theo khuynh hướng cực đoan đưa ra những lý
luận và hoạt động thực tiễn nhằm phục hương Islam giáo, thần quyền thâu tóm
thế quyền, thực ra là đẩy Islam giáo tới sự tụt hậu so với thế giới Âu – Mỹ về
mọi phương diện. Những nhà tư tưởng cấp tiến thì lại muốn xây dựng chủ nghĩa
tư bản trên nền tảng xã hội Islam giáo. Do vậy, sự bất đồng mâu thuẫn giữa các

phái và giáo phái ở các nước Islam giáo hiện nay là có thể hiểu được. Đây có thể


là mâu thuẫn của thế giới Islam giáo. Mâu thuẫn này ở một mức độ nhất định
kìm hãm sự phát triển về mọi mặt ở các nước Islam giáo. Song vào những thập
kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, thế giới Islam giáo đã có những bước phát triển
mới, mạnh mẽ và sôi động. Sự phát triển này liên quan đến việc giải quyết các
mâu thuẫn giữa thế giới Islam giáo với phương Tây.
II. ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THẾ GIỚI ISLAM
GIÁO.
1. Quan niệm
Khi nói về vai trò của người phụ nữ trong xã hội, C. Mác viết: “Những
cuộc đảo lộn xã hội vĩ đại không thể có được, nếu thiếu chất men phụ nữ” 2. Ở
các nước trong thế giới Islam giáo, vấn đề địa vị của người phụ nữ quả là một
vấn đề hết sức phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Ở đó, mọi vấn đề chính trị và kinh tế
- xã hộ luôn tác động đến địa vị của người phụ nữ. Trong giai đoạn đầu của cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, khi mọi tầng lớp xã hội đoàn kết bên nhau dưới
ngọn cờ yêu nước vì độc lập dân tộc, thì người phụ nữ Islam giáo đã phá bỏ mọi
điều kiêng kỵ tôn giáo cùng nam giới xuống đường đấu tranh. Nhưng bước sang
giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đấu tranh giành độc lập kinh tế, trong ý thức
thường ngày về vai trò của người phụ nữ ta nhận thấy có một bước thụt lùi.
Người ta vội quay trở lại với quan niệm cổ truyền của xã hội Islam giáo về
người phụ nữ. Theo đó, người phụ nữ Islam giáo chỉ được coi như người giữ bếp
của mỗi nhà.
Các nhà tư tưởng Islam giáo (cả phái chính thống lẫn phái hiện đại) đều
kêu gọi quay về với Kinh Koran và Luật Islam giáo (Shariah), một sản phẩm của
xã hội Trung cổ mà ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị về mặt luật pháp cũng như
đạo đức của người Islam giáo. Trong Kinh Koran có quy định về quyền thừa kế,
công nhận quyền sinh tồn của người phụ nữ cũng như thừa nhận quyền công dân
của họ (người phụ nữ có quyền làm chứng trước tòa). Nhưng quan trọng nhất là

quy định địa vị của người phụ nữ trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. Islam
giáo coi hôn nhân là vị lợi, người đàn ông mua vợ cho mình (dưới hình thức
tiền chuộc) và người vợ với địa vị phụ thuộc và chức năng sinh con phải bù lại
giá trị đó cho chồng.
2

C. Mác và Ph. Ăng ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, t.32, tr.790.


Trong luật Islam giáo có quy định cụ thể tình trạng gia đình, tình trạng
tài sản và vị trí công dân của người phụ nữ. Theo đó, họ đương nhiên bị coi là
đối tượng mua và bán. Vì vậy, hoàn cảnh của họ thật nặng nề. Người chồng có
toàn quyền với vợ mình. Nói cách khác, người chồng là người đi mua khả năng
sinh đẻ của người vợ. Mục đích chính của việc kết hôn là hợp pháp hóa con cái,
ghép giới và ban cho người đàn ông quyền bá chủ đối vơi người đàn bà.
Ngày nay, việc giải quyết vấn đề phụ nữ ở các nước Islam giáo rất khác
nhau bởi vì thế giới Islam giáo phức tạp, đa dạng, mâu thuẫn và trình độ phát
triển mọi mặt của đời sống xã hội giữa các nước này không giống nhau. Ở các
nước Islam giáo lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa, việc giải quyết vấn đề
phụ nữ không vượt ra khỏi phạm vi những quan niệm tư sản về tự do cá nhân.
Nó được giải quyết phỏng theo luật pháp của chính quốc trước đây theo tinh
thần phương Tây. Việc áp dụng máy móc những thành tựu của nền văn minh
phương Tây vào đây gây sự bất bình đẳng và chống đối của quần chúng. Người
dân ở các nước Islam giáo nhìn thấy tôn giáo của họ có những quy chế mang
tính dân tộc bảo đảo cho nền độc lập của nhà nước Islam giáo.
Ở các nước Islam giáo còn tồn tại chế độ phong kiến – giáo quyền, thì
vấn đề địa vị của người phụ nữ thậm chí không được quan tâm. Ai quan tâm đến
vấn đề này được coi là người chống lại Islam giáo bởi vì người ta cho rằng, địa
vị của người phụ nữ đã được tôn giáo này giải quyết triệt để trong Kinh Koran
và luật Islam giáo, không được bàn thêm nữa. Ở các nước này thiếu hẳn những

đạo luật về quyền hạn của người phụ nữ, không áp dục bất kỳ một biện pháp nào
nhằm tạo cho người phụ nữ có điều kiện được học tập, được đào tạo nghề
nghiệp để họ có thể tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội. Ở đây, cũng
không có bất kỳ một ý định nào nhằm thay đổi những nguyên tắc về hôn nhân
và gia đình đã tồn tại trong xã hội Islam giáo cổ truyền. Người phụ nữ vẫn chỉ là
những đồ vật để mua bán.
Các nước Islam giáo lựa chọn con đường phát triển thế giới thứ ba, đã
áp dụng những biện pháp pháp lý nhằm đem lại quyền bình đẳng cho người phụ
nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này được thể hiện không chỉ
trong các điều khoản của hiến pháp mà ở cả những việc làm thực tế. Nhưng đó


chỉ là bước đầu. Sự lạc hậu về kinh tế và văn hóa, cùng với những tập tục tôn
giáo đã cản trở người phục nữ có được những địa vị xứng đáng trong xã hội và
gia đình.
Ở các nước mà Islam giáo được coi là quốc đạo, luật Islam giáo được
coi là cơ sở của pháp luật. Những quy định về hôn nhân và gia đình các nước
này vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên, do đòi hỏi của thời đại và do việc thừa
nhận những đóng góp ngày càng tăng của phụ nữ vào đời sống xã hội của các
nước A rập, nên chính phủ nhiều nước trong khu vực đã có những văn bản pháp
lý công nhận quyền của người phụ nữ tự quyết định số phận riêng của mình
trong kết hôn và ly hôn. Ví dụ Luật gia đình của cộng hòa dân chủ Yê men
không cho phép kết hôn từ khi còn nhỏ tuổi, tiền chuộc cô dâu chỉ có tính chất
tượng trưng, người vợ bị ly hôn có quyền được tiền cấp dưỡng.
Những người dân chủ cách mạng ở nhiều nước như Yê men, Ai Cập,
An giê ri, Xyri, Li bi không chỉ tuyên bố mà còn làm nhiều việc để giành quyền
bình đẳng cho phụ nữ trên thực tế. Phụ nữ được tạo điều kiện học hành, được
đào tạo nghề nghiệp, được quyền bình đẳng trong trả lương lao động, được tham
gia vào các hoạt động văn hóa xã hội trong và ngoài nước….Họ có mặt trong
các tổ chức và hội nghị quốc tế về gia đình và giải phóng phụ nữ. Tiếng nói của

họ đã làm cho dư luận xã hội quan tâm hơn đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ở
các nước này, “chất men phụ nữ” ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trên diễn
đàn chính trị và kin tế - xã hội.
2. Nhìn từ thực tế trong xã hội hiện đại
Nhưng, trên thực tế trong thế giới Islam giáo nói chung, người phụ nữ
vẫn chưa thực sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội như ở các khu vực khác.
Điều này được giải thích bởi cuộc sống khép kín của người phụ nữ Islam giáo.
Tập tục ẩn cư lâu đời của người phụ nữ Islam giáo đã làm cho họ và cả những
người xung quanh cảm thấy rằng mọi hoạt động, mọi cố gắng của họ nhằm đạt
được cuộc sống tích cực hơn đều vô ích. Hơn nữa, nhiều tư tưởng Islam giáo còn
kêu gọi hạn chế phạm vi hoạt động của người phụ nữ trong những khuân khổ
như trước đây. Trong khi đó, tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước và
quốc tế lại đòi hỏi người phụ nữ Islam giáo vượt ra khỏi phạm vi chật hẹp của


gia đình để đòi quyền bình đẳng và công bằng, tham gia vào các hoạt động xã
hội. Vì vậy, càng ngày, ý thức giác ngộ của người phụ nữ Islam giáo ngày càng
được nâng cao hơn. Họ không còn bằng lòng với vai trò chỉ là người giữ bếp
như trước đây.
Các nhà tư tưởng Islam giáo ngày nay luôn quan tâm tới việc giữ gìn
những thể chế tôn giáo, quay trở lại với những định đề Islam giáo về người phụ
nữ nhằm: một mặt hiện đại hóa những giáo điều Islam giáo về người phụ nữ,
mặt khác làm tăng tính Islam giáo cho những văn bản pháp luật về giải phóng
phụ nữ. Họ thường hay bàn luận đến những vấn đề cấp thiết như: Phụ nữ Islam
có thể làm những công việc ngoài phạm vi gia đình được không, và nếu được thì
tiền lương của họ được sử dụng thế nào?, người phụ nữ có thể được học tập
không…Đó là chưa kể tới những vấn đề liên quan đến người phụ nữ trong gia
đình như kết hôn, ly hôn, tiền chuộc, tuổi kết hôn, thừa kế tài sản. Các nhà tư
tưởng các giáo phái Islam khác nhau có cách nhìn nhận và giải quyết khác nhau
về vấn đề này.

Ngày nay, giới tăng lữ Islam giáo không coi chế độ đa thê có tính chất
bắt buộc như thời Trung cổ. Họ chỉ tán thành trong trường hợp người đàn ông có
đủ tiềm lực kinh tế để chu cấp cho các bà vợ của mình, hoặc trong trường hợp
cần thiết theo chỉ định của thầy thuốc. Những người theo giáo phải diễn giải
theo Kinh Koran và luật Islam giáo cố tình tìm cách biện hộ cho chế độ đa thê
và coi đó là một trong những quy định nhân đạo của Islam giáo. Theo luật này,
khi người đàn bà và con gái của họ bị mất người cấp dưỡng (người chồng, người
cha trong gia đình), với lý do người đàn ông đó đã chết trận vì niềm tin Islam
giáo của mình, thì họ có thể không những chỉ dựa vào sự giúp đỡ của cộng đồng
Islam giáo mà còn dựa vào cuộc hôn nhân tiếp theo. Điều này rất quan trọng đối
với phụ nữ, vì trong những điều quy định của Islam giáo, thông thường người
phụ nữ không được đào tạo nghề nghiệp và họ không thể có được việc làm trong
xã hội ngoài những việc họ phải đảm đương trong điều kiện gia đình. Ngoài ra,
hiện nay ở nhiều nước Islam giáo vẫn còn tồn tại tập tục khi người anh trai chết,
người em trai buộc phải cưới người vợ góa của anh mình, bất kể người đàn bà


góa đó có con hay chưa. Tục này còn tồn tại được ngoài lý do nhân đạo còn có
nhiều lý do khác.
Thứ nhất, người ta muốn thông qua đó để cố giữ lại chế độ đa thê vì
ngày nay ở nhiều nước Islam giáo, luật pháp cũng có những quy định cấm chế
độ đa thê.
Thứ hai, lý do kinh tế ở đây mới là chính. Khi lấy vợ của người anh đã
chết, người em phải quan tâm tới việc giữ gìn uy tín của gia đình và dòng họ.
Anh ta phải đóng vai trò chủ đạo trong gia đình, không để tài sản của gia đình
mình chia năm xẻ bảy…
Một nội dung được tranh luận mạnh mẽ là vấn đề kế hoạch hóa gia đình
trong xã hội Islam giáo. Trong xã hội phương Đông nói chung và xã hội Islam
giáo nói riêng, người ta quan tâm đặc biệt đến gia đình đông con. Những gia
đình đông con rất được kính trọng. Islam giáo cho rằng, hôn nhân là nhiệm vụ

thiêng liêng của mọi thành viên trong xã hội. Sống không hôn thú và không có
con chỉ là bi kịch cá nhân của bất cứ một tín đồ Islam giáo nào, đó còn là tội lối
đối với xã hội và đối với người thân. Trong các nước A rập, người ta không thừa
nhận cuộc sống không hôn thú, gia đình ít con, phá thai và sử dụng các biện
pháp tránh thai.
Người phụ nữ không có quyền tự quyết định số lượng con cái, chỉ có
người chồng mới có quyền quyết định và điều khiển cuộc sống gia đình, phụ nữ
phải sinh con từ khi lấy chồng cho tới hết tuổi sinh đẻ. Hiện nay, ở nhiều nước
Islam giáo, luật pháp cấm kết hôn khi còn nhỏ tuổi, nhưng việc này vẫn xảy ra
phổ biến. Điều này đã làm tăng thêm tuổi sinh đẻ của phụ nữ và tạo ra những gia
đình đông con. Một số nhà tư tưởng Islam giáo cho rằng, trong luật pháp Islam
giáo, phá thai là một việc làm phạm pháp vì làm như thế có nghĩa là tước đi một
cách bất hợp pháp tài sản của người đàn ông. Người ta viện dẫn rằng, trong
Kinh Koran có quy định người vợ là cành đồng của chồng và người chồng
có quyền gieo trồng các hạt giống trên cánh đồng của mình (chương II, điều
223). Kết quả gieo trồng thu hoạch là thứ tài sản riêng không ai được quyền
tước đoạt.
Một số nhà tư tưởng Islam giáo theo chủ nghĩa hiện đại thì cho rằng, để
kế hoạch hóa gia đình và điều chỉnh việc sinh đẻ, người phụ nữ Islam giáo có


thể dùng các biện pháp tránh thai của y học hiện đại, nhưng không được phép
phá thai. Họ cho rằng, Islam giáo luôn tán thành những cách giải quyết hợp lý
vấn đề dân số. Những người theo phái diễn giải Kinh Koran cho rằng nhiệm vụ
của người phụ nữ là sinh còn và làm cho chúng trở thành đàn ông. Họ nhấn
mạnh đến vai trò xã hội của người phụ nữ không chỉ ở việc nuôi dưỡng con cái
mà chính là thực hiện chức năng sinh lý của mình.
Do những điều ghi trong Kinh Koran không rõ ràng nên mỗi người đều
có thể hiểu theo cách của mình và lý giải nó phục vụ cho quan điểm riêng. Ví
dụ, trong Kinh Koran có ghi: “Hãy đừng giết con cái của các người vì sợ nghèo

khổ. Ta sẽ nuôi chúng và nuôi các người, giết người là một tội lớn”( chương 17,
điều 33). Những người theo phái diễn giải phân tích: giết trẻ em, được hiểu là
tước đoạt của trẻ em những điều kiện cần thiết về thể lực và trí tuệ của chúng.
Giết người có nghĩa là giết bất kỳ người sống nào, nhưng theo luật Islam giáo thì
bào thai được coi là người sống trong bụng mẹ bắt đầu từ khi nó được bốn tháng
trở lên. Vì vậy, sử dụng các loại thuốc y học không phạm luật Islam…..Theo đó,
những người theo phái hiện đại hóa Islam cho rằng, Islam giáo là một học thuyết
chính trị, tư tưởng mang tính chất tổng hợp, có khả năng đáp ứng được mọi vấn
đề của thời đại ngày nay. Một trong số đó là vấn đề dân số kế hoạch hóa gia
đình.
Vấn đề gây tranh luận gay gắt hiện nay nữa là sự tham gia của phụ nữ
vào những công việc ngoài phạm vi gia đình.
Phần lớn phụ nữ Islam giáo làm những công việc như dệt thảm, làm đồ
trang sức, chế biến nông sản trong điều kiện gia đình. Điều kiện làm việc của họ
rất tồi tệ: nơi làm việc ẩm thấp, tối tăm, chật hẹp, công cụ lao động thô sơ. Vì
vậy, sức khỏe của họ bị giảm sút nhan chóng, chóng già. Theo nhiều nhà nghiên
cứu, người phụ nữ lao động ở khu vực này không có một luật pháp nào bảo vệ
quyền lợi của họ, quyền nghỉ thai sản có lương, quyền bảo vệ sức khỏe, quyền
được nâng cao tay nghề…
Trước đây, họ rất ít tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất của
xã hội mà chỉ bó hẹp trong những công việc gia đình. Ngày nay, do mức sống
đòi hỏi ngày càng cao nên nếu chỉ ngồi đợi đàn ông chu cấp thì không đủ. Hơn


nữa, số lượng người phụ nữ ly hôn không đi bước nữa và những người không
lấy chồng ngày một tăng. Vì vậy, người phụ nữ Islam giáo đang bị lôi cuốn tham
gia vào hoạt động lao động sản xuất ngoài xã hội
Những người theo chủ nghĩa hiện đại đã đưa ra các quan điểm nhằm
liên hệ cho quá trình này. Theo những quy định của Islam giáo chính thống thì
điều này đã phạm vào những quy chế của luật Islam giáo. Cuộc sống khép kín

của người phụ nữ Islam giáo đang bị phá vỡ. Theo luật Islam giáo, người phụ nữ
không phải đóng góp vào quỹ chi tiêu của gia đình và không ai có quyền sử
dụng tài sản của người phụ nữ khi người đó còn sống. Ở một số nước Islam
giáo, người phụ nữ thường đem số tiền mình có được gửi vào ngân hàng hay
dùng để đầu tư chứng khoán, hoặc dùng vào một việc gì đó có tính chất sinh lợi
cho mình. Hiện nay, vẫn chưa có được quan điểm thống nhất về vấn đề sử dụng
số tiền mà người phụ nữ Islam giáo làm ra.
Các nhà tư tưởng Islam giáo không quan tâm nhiều đến vấn đề kinh tế
mà quan tâm đến mặt tâm lý và đạo đức của vấn đề này. Những câu hỏi đặt ra
cần phải giải quyết ở đây là: Điều gì sẽ xayr ra trong tâm lý và hành vi của bản
thân người phụ nữ khi tham gia vào những công việc ngoài gia đình? Chông con
và những người thân sẽ chấp nhận sự vắng nhà của người phụ nữ nhiều giờ tỏng
ngày như thế nào? Trong khi tham gia lao động, người phụ nữ có được bỏ mạng
che mặt không (che mặt biểu tượng cho sự trong sạch và trinh tiết). Trên thực tế,
đây là biểu hiện sự bất bình đẳng về mặt xã hội của người phụ nữ.
Xã hội Islam giáo cổ truyền thừa nhận một số quyền độc lập nhất định
của người phụ nữ trong vấn đề kinh tế. Quyền thừa kế tài sải của họ cũng được
ghi trong Kinh Koran. Kinh Koran cấm người chồng không được lấy lại những
tài sản mà anh ta tặng vợ khi kết hôn. Quyền độc lập này đến nay vẫn được thừa
nhận. Nhưng về mặt tâm lý và đạo đức, người phụ nữ Islam giáo có được thừa
nhận quyền độc lập và bình đẳng hay không lại là vấn đề phức tạp và đầy mâu
thuẫn. Nó phản ánh tính phức tạp và mâu thuẫn của chính sự phát triển mọi mặt
của thế giới Islam giáo. Một mặt, các nhà tư tưởng muốn chứng minh rằng, vấn
đề địa vị của người phụ nữ đã được giải quyết ngay từ khi Islam giáo ra đời.
Nhưng mặt khác, do việc chính trị hóa Islam giáo và do việc tăng cường tính


tích cực của nó trong đời sống chính trị của các nước Islam giáo, nên các nhà tư
tưởng này lại muốn áp dụng các biện pháp nhằm củng cố địa vị của nó trong giai
đình, sử dụng sự tác động về mặt tâm lý và đạo đức đối với người phụ nữ nhằm

biến họ thành đồng minh trong việc khôi phục lại quan niệm và tình cảm tôn
giáo cho thế hệ trẻ trong thế giới Islam giáo.



×