Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM sóc mận địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.97 KB, 4 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC
MẬN ĐỊA PHƯƠNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
* Tên giống: Mận Tả Van, Tráng Hoàng Ly, Mận Tím…
* Nguồn gốc xuất xứ: Được nhân dân sưu tầm từ nơi khác về (Sa Pa, Trung
Quốc…) trồng tập trung chủ yếu ở các xã Lùng Phình, Lùng Cải, Tả Van Chư, Lầu Thí
Ngài, Bản Già…
* Đặc tính sinh lý: Cây dễ trồng, ra hoa vào tháng 2 thu hoạch quả vào tháng 7,
thịt quả màu tím, vàng, ăn ngọt hơi có vị chua, quả nhỏ trọng lượng trung bình 20 –
25g.
* Tiềm năng về năng suất: Năng suất trung bình 5 – 6 tấn/ha, thâm canh tốt
năng suất đạt 8 – 9tấn/ha.
* Giá trị kinh tế: Trong 2 năm trở lại đây giá mận địa phương đã tăng rõ rệt tăng
từ 2500đ/kg năm 2005 lên 5000đ/kg năm 2008 và trên 20.000 đ/kg năm 2016.
* ưu điểm: Dễ trồng, đầu tư chăm sóc không cao, quả cứng dễ vận chuyển.
* Thuận lợi và khó khăn :
Thuận lợi: Dễ trồng, đầu tư thâm canh thấp, năng suất ổn định.
Khó khăn: Thị trường tiêu thụ bấp bênh.
* Diện tích: Đối với giống mận địa phương tính đến tháng 10 năm 2008 diện tích
còn khoảng trên 200ha. Nhưng đến năm 2015 qua điều tra 05 xã vùng thượng huyện
diện tích còn lại khoảng 50 ha. Như vậy muốn phát triển vùng cây ăn quả ôn đới trên
địa bàn huyện để tạo thu nhập cho bà con nông dân thì cần phải chọn tạo giống để phục
tráng và trồng mới tăng diện tích cây ăn quả địa phương.
* Phù hợp với xã có độ cao từ 900 – 1200m so với mặt nước biển ( Phù hợp với
các xã Lùng Phình, Lùng Cải, Tả Van Chư, Bản Già, Lầu Thí Ngài…). Nhiệt độ trung
bình năm 18-220c.
* Diện tích giảm so với các năm là: Do thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả
mấy năm trước thấp vì vậy nhân dân đã chặt bớt để trồng ngô, đậu…
* Khả năng tiêu thụ trên thị trường: Trong hai năm gần đây người tiêu dùng,
đặc biệt là một số tư thương đã đến tận các xã cân với số lượng lớn do vậy thị trường
cũng dễ tiêu thụ, giá bán tại chỗ cũng tăng lên từ 4.000 – 6.000đ/kg năm 2008 lên


20.000 – 30.000 đồng/kg năm 2016.
II. KINH NGHIỆM TRỒNG:
+ Sản xuất giống: Giống mận địa phương được nhân dân sử dụng giống tại chỗ
như: ươm bằng hạt, tách mầm chồi mọc từ rễ.
+ Thời vụ trồng: - Vụ xuân: trồng tháng 1,
- Vụ thu: Trồng đầu tháng 8
- Vụ đông: trồng vào tháng 12.
+ Làm Đất: Phát quang, dọn cỏ, cuốc hố và trồng ngay.
Kích thước hố: - Chiều rộng:
30 – 40cm.
- Chiều sâu:
30 – 40cm.
+ Khoảng cách: - Cây cách cây:
4 – 5m.
- Hàng cách hàng: 4 - 5m.


+ Chăm sóc: Mận địa phương trồng xuống đợi thu hoạch, hầu hết các hộ không
quan tâm chăm sóc bón phân, đốn tỉa và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Đầu tư thâm canh: Hầu hết các hộ không đầu tư phân bón hoá học, chỉ đầu tư
ít phân chuồng, lượng bón rất thấp, bón chủ yếu xung quanh gốc cây.
Qua nghiên cứu và đề xuất bón phân như sau:
+ Trồng mới: mỗi năm bón 15kg phân hữu cơ + 0,4kg supe lân + 0,3kg clorua
kali, 0,5kg urê tính cho 01 cây mận; phân hữu cơ, lân và kali bón trong vùng tán, cách
gốc 20-30cm và lấp đất; phân urê nên chọn phương án hòa tan phân vào thùng tưới để
tưới nhiều lần, mỗi lần cách nhau 1-2 tháng.
+ Thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 sau khi trồng đến năm thứ 15
hoặc lâu hơn): Bón phân cần thiết cho cây tạo lá mới, trổ hoa, nuôi trái chất lượng tốt
nhất. Vườn mận 4-10 năm tuổi bón hoặc tưới phân 3 lần/năm, vào tháng 2-3, 6-7 và 1112, với lượng phân/cây: Đầu năm bón 0,4 kg urê + 0,2 kg clorua kali để cây đâm tượt,
ra hoa và quả; giữa năm bón 0,4 kg urê + 0,25 kg clorua kali để cây hồi sức sau thu

hoạch; cuối năm bón 20 - 30 kg phân chuồng + 0,7 kg supe lân + 0,15 kg clorua kali
(rắc đều và chôn lấp trong tán), tưới nước ẩm cho tan phân, giúp cây chuẩn bị ra hoa tốt
và đồng loạt hơn. Vườn mận trên 10 năm cũng bón mỗi năm 3 lần, với lượng phân tăng
gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần, tùy thực trạng đất trồng; đất tốt bón ít, đất nghèo dinh dưỡng
bón nhiều.
III. ĐỐN TỈA TẠO TÁN:
Đốn tỉa tạo tán nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo độ thông thoáng đủ ánh
sáng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, điều khiển số lượng hoa quả
theo mong muốn nhằm nâng cao chất lượng quả mận và nâng cao giá trị kinh tế. Có 2
cách đốn:
1. Đốn tạo hình ( Đối với loại cây chưa cho thu hoạch ):
Sau khi trồng 1 năm tiến hành đốn tỉa lần đầu. Đốn tạo theo kiểu hình phễu thông
thoáng, tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, cách đốn tỉa như sau:
+ Cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80 cm, so với mặt đất, chỉ để lại 5 - 6 cành cấp
1 từ trên xuống. Cắt hết các cành ở độ cao từ 0 - 50cm so với mặt đất. Để các cành mọc
đều về các phía tạo cân bằng tán cây, ta lại tiếp tục cắt hết đầu cành cấp một để lại cành
có chiều dài từ 40 – 50cm.
+ Thời gian đốn vào tháng 11 và tháng 12 khi cây ngừng sinh trưởng (đã rụng hết
lá chuẩn bị ra lộc năm sau).
Khi đốn song lần 1 cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển mạnh,
ta tiến hành đốn tỉa lần 2 trên những cành chính để lại 3 - 4 cành cấp 2, tiếp tục chọn
cành cấp 3 để tạo ra bộ khung vững chắc, tạo điều kiện cho cành quả phát triển.
2. Đốn duy trì ( Loại cây đã cho thu hoạch):
+ Đốn duy trì giúp cho cây thông thoáng, giữ thân tán ổn định, duy trì vùng tán
cây có năng suất cao.


+ Đốn tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt mọc thẳng, cành khô cành gãy, cành
vượt, cành tăm, cành cho quả chất lượng thấp. Đốn đau hàng năm để duy trì chất lượng
quả và mẫu mã, màu sắc.

+ Thời gian đốn tỉa: Gồm 2 thời điểm:
- Đốn tỉa sau thu hoạch: Cắt bỏ hết cành sâu bệnh, cành gãy và cành tăm.
- Đốn tỉa duy trì: Đốn để duy trì bộ khung tán đốn khi cây ngừng sinh trưởng
(cuối mùa thu đầu mùa đông, khi cây mận rụng hết lá ).
IV. TỈA QUẢ CHO MẬN
- Tỉa quả giúp cho quả to, đồng đều về kích thước, mẫu mã mầu sắc quả đẹp hơn,
chất lượng quả cao hơn giá thành đắt hơn.
- Tỉa quả là tỉa bỏ những quả sâu bệnh, quả vẹo vọ, đối với những cây sai quả cần
tiến hành tỉa bỏ bớt quả nhỏ để cây có đủ dinh dưỡng nuôi các quả còn lại.
- Tỉa quả giúp cho quả trên cây phân bố đều về các phía, phân bố đều trên cành.
- Tỉa bớt quả xấu nhằm giảm sức cạnh tranh dinh dưỡng, tập trung dinh dưỡng
vào nuôi những quả hữu hiệu – kinh tế.
- Ngăn chặn và phát hiện sâu bệnh hại quả và hại cây khi tiến hành tỉa quả trên
cây mận như: Sâu đục thân, sâu ăn lá, sâu đục quả... để có biện pháp xử lý và phòng trừ
kịp thời.
* Thời gian tỉa quả:
- Tỉa lần 1: Vào khoảng đầu tháng 2 đến trung tuần tháng 2, khi quan sát thấy quả
mận đã hình thành và đường kính từ 1,0 - 1,5 cm tiến hành loại bỏ những quả bị sâu,
bệnh, những quả không có khả năng phát triển (biến màu).
- Tỉa lần 2: Vào trung tuần tháng 3, tiến hành loại bỏ những quả xấu méo mõ
(phát triển không đều), những quả bị bệnh, nấm và bị sâu đục, quả chảy nhựa do vi rus
hoặc tác động cơ học. Tỉa những cành sai để lại số lượng hợp lý giảm khả năng cạnh
tranh ánh sáng và tăng sự cung cấp chất dinh dưỡng cho quả.
- Tỉa lần 3: Khi quả bắt đầu ngừng sinh trưởng và chuyển sang giai đoạn chín vào
khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5. Cũng tiến hành loại bỏ những quả sâu bệnh, quả méo
mó, vặn vẹo, quả nhỏ không có sức cạnh tranh, nhưng chỗ quá dày để lại số lượng hợp

Qua các lần tỉa sẽ để lại trên cây mận một lượng quả hợp lý, đồng đều về các phía
của tán cây. Quả to đều, khi chín sẽ chín đồng loạt tạo thuận lợi cho quá trình thu hoạch,
tiêu thụ và nâng cao giá trị của mận lên.

V. NHÂN GIỐNG:
- Bằng hạt: Khi quả chín vào tháng 6-7 hàng năm tiến hành thu quả về, bỏ hết
phần thịt quả lấy hạt cho vào bao tải dứa bảo quản đến tháng 2 năm sau mang hạt ra làm
đất lên luống và tiến hành gieo ươm. Tiêu chuẩn cây con đem đi trồng 8 – 10 tháng tuổi,
không sâu bệnh, không bị cụt ngọn.
- Tách mầm chồi: Dưới gốc mận mọc ra nhiều trồi con, chọn những trồi khoẻ
mạnh mọc ra từ rễ cây mẹ. Tiến hành dùng cuốc để moi đất lộ ra phần rễ chính, sau đó
dùng dao chặt hai đầu cách gốc cây mầm mỗi bên 10 – 12cm.
- Tạo chồi cây con: Vào đầu tháng 2 khi cây bắt đầu sinh trưởng, xung quanh gốc
mận ta dùng cuốc bổ dọc theo rễ cây mẹ mỗi đoạn cách nhau 12 – 15cm. Rễ cây bị cắt


đứt chất dinh dưỡng không lưu thông sẽ kích thích ra mầm. Cây con 8 – 10 tháng tuổi
có thể đem ra trồng.
VI. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN:
Do chưa có kinh nghiệm bảo quản các hộ thu đến đâu bán đến đó, đóng bao, cho
vào địu đem cân và mang ra chợ bán.
* Một số chú ý khi thu hái và chọn lựa mận:
+ Cần chuẩn bị dụng cụ trước khi thu hái: Rổ, làn nhựa, hoặc thúng mủng, địu có
lót đệm ở đáy.
+ Khi thu hái cần hái đúng cách: Cây cao cần có thang, phải hái bằng tay không
được rung cành hoặc dùng cây gậy đập.
+ Độ chín của quả mận khi thu hái ảnh hưởng đến chất lượng, vận chuyển, bảo
quản. Nên hái mận ở độ chín từ 15 –20% là độ chín thích hợp. (Nhìn bề ngoài quả có
màu sắc tím hồng) Không nên thu hái mận khi nhìn vỏ quả chín màu tím.
+ Mận sau khi thu hái, hái đến đâu đặt quả nhẹ nhàng vào làn, rổ, sọt có lót đệm
(Không được vứt mạnh dễ gây xây xát).
+ Đổ nhẹ nhàng xuống nền nhà lát bằng gạch hoặc láng xi măng, rồi san đều ra,
chiều cao đống mận không quá 20cm.
+ Không nên hái mận khi trời đang mưa, hoặc vừa mới mưa xong, trời đang nắng

gay gắt từ 12 – 1 giờ trưa.
+ Nếu quả mận bị ướt ta nên dùng quạt gió để thổi (Không nên phơi nắng hoặc
dùng bằng khí nóng để thổi).
+ Phân loại: Nên phân thành 3 loại là tốt nhất A,B,C. Lúc này bà con nên nhớ
loại bỏ những quả bị dập nát hoặc sâu bệnh.
+ Đóng gói: Đóng bằng thùng bìa cắt tông là tốt nhất, rồi lấy băng dính dán hộp
lại. Khi xếp mận vào thùng đến đâu ta nên lắc nhẹ nhàng thùng để quả mận xếp chặt
vào nhau, quả trong hộp không bị đảo lộn, xê dịch được, hạn chế sự mất nước vì vậy
không bị xây xát không làm mất màu sắc của quả. Khi vận chuyển tránh được sự va
đập. Mỗi thùng đóng không quá 20 kg để dễ vận chuyển. Khi vận chuyển phải nhẹ
nhàng, tránh vung mạnh. ( Không nên cho mận vào bao tải hoặc xúc đổ từ nơi này sang
nơi khác).
+ Vận chuyển lên xe: Nhẹ nhàng xếp thùng này chéo lên thùng kia( Xếp so le).
ST. Ma Xua Nam
(Trạm khuyến nông huyện Bắc Hà)



×