Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

QT an toàn cơ khí thủy lực trong nhà máy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.72 KB, 39 trang )

QUY TRÌNH AN TOÀN CƠ KHÍ THỦY LỰC

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, QUY ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH
1. Đơn vị công tác: Là đơn vị quản lý hoặc sửa chữa, thường là một tổ hoặc
một nhóm công nhân, tối thiểu phải có hai người.
2. Công nhân, nhân viên: Là người thực hiện công việc do người chỉ huy
trực tiếp phân công.
3. Người chỉ huy trực tiếp: Là người trực tiếp phân công công việc cho
công nhân, nhân viên thuộc đơn vị công tác của mình như tổ trưởng, nhóm
trưởng.
4. Người lãnh đạo công việc: Là người chỉ đạo công việc thông qua người
người chỉ huy trực tiếp như: Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, công nhân
lành nghề.
5. Người cho phép làm việc: (Thường là nhân viên vận hành) là người chịu
trách nhiệm các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho đơn vị công
tác như: chuẩn bị chỗ làm việc, bàn giao nơi làm việc cho đơn vị công tác,
tiếp nhận nơi làm việc lúc công tác xong để khôi phục, đưa thiết bị vào vận
hành.
6. Cán bộ lãnh đạo kỹ thuật: Là người được giao quyền hạn quản lý kỹ
thuật như: Giám đốc nhà máy, Phó Giám đốc kỹ thuật. Quản đốc hoặc phó
Quản đốc phân xưởng, kỹ sư kỹ thuật phụ trách phần cơ khí thuỷ lực,
trưởng ca (đương nhiệm).
7. Phiếu công tác: Là phiếu ghi lệnh cho phép làm việc ở thiết bị, trong đó
quy định nơi làm việc, người phụ trách công tác, thành phần đơn vị công
tác, thời gian và các biện pháp an toàn để tiến hành công việc.
8. Lệnh công tác: Là lệnh được ghi vào sổ vận hành. Trong sổ phải ghi rõ:
Người ra lệnh, người cho phép, nội dung công việc, nơi làm việc, thời gian
bắt đầu, họ tên của người phụ trách và các nhân viên của đơn vị công tác.
Trong sổ cũng dành một mục để ghi việc hoàn thành công tác.



QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, sửa chữa thiết
bị cơ khí thuỷ lực phải có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận của cơ
quan y tế.
- Hàng năm Công ty phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công
nhân:
- Một lần đối với công nhân quản lý vận hành, sửa chữa.
- Những người làm việc ở trên cao (trên 50m) và thợ lặn trước khi làm việc
phải kiểm tra lại sức khoẻ.
Điều 2. Khi phát hiện công nhân có bệnh thuộc loại thần kinh, tim mạch, thấp
khớp, lao phổi thì người sử dụng lao động phải điều động công tác
thích hợp.
Điều 3. Nhân viên mới phải qua học tập và huấn luyện về vệ sinh an toàn lao
động, quy trình an toàn cơ khí thuỷ lực và phải được kiểm tra vấn đáp
trực tiếp đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
Điều 4. Công nhân trực tiếp sản xuất quản lý vận hành và sửa chữa thiết bị cơ
khí thuỷ lực của nhà máy, phải được định kỳ kiểm tra kiến thức về quy
trình an toàn cơ khí thuỷ lực, quy trình, phương án phòng cháy chữa
cháy mỗi năm 1 lần.
Điều 5. Tất cả cán bộ công nhân viên, khi thấy người bị điện giật thì đều phải
tìm mọi biện pháp để cấp cứu nạn nhân ra khỏi mạch điện và tiếp tục
cứu chữa theo các phương pháp ở phụ lục I.
Điều 6. Những mệnh lệnh trái với quy trình này thì người nhận lệnh có quyền
không chấp hành, đồng thời phải đưa ra những lý do không chấp hành
được với người ra lệnh. Nếu người ra lệnh không chấp thuận thì có
quyền báo cáo với cấp trên.
Điều 7. Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm quy trình hoặc có hiện
tượng đe dọa đến tính mạng con người và thiết bị, phải lập tức ngăn
chặn đồng thời báo cáo với cấp có thẩm quyền.
Điều 8. Đơn vị trưởng, tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra và đề

ra các biện pháp an toàn lao động trong đơn vị của mình. Trường hợp
vi phạm các biện pháp an toàn, có thể dẫn đến tai nạn thì đình chỉ công
việc cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn mới được tiếp
tục tiến hành công việc.
Điều 9. Trong khi làm việc công nhân vận hành, công nhân sửa chữa cơ khí
thuỷ lực nếu thấy sức khoẻ không đảm bảo hoặc tư tưởng không ổn
định nếu tiếp tục làm việc có thể xảy ra mất an toàn thì phải báo cáo để
tổ trưởng hoặc cán bộ Phân xưởng bố trí cho nghỉ việc.
Điều 10. Tất cả các thiết bị cơ khí thuỷ lực của nhà máy, khi đưa ra sửa chữa
đều phải tiến hành làm theo phiếu hoặc lệnh công tác. Trừ trường hợp
giải quyết xử lý sự cố có nhân viên vận hành giám sát.

2


Điều 11. Các tổ sản xuất và các vị trí làm việc trong nhà máy phải được chiếu
sáng đúng tiêu chuẩn. Tất cả các gian sản xuất và sinh hoạt phải được
thông gió đảm bảo. Được trang bị các tủ đựng thuốc để sử dụng khi cần
thiết.
Điều 12. Vật tư, trang thiết bị dụng cụ, của các tổ sản xuất phải được sắp xếp
gọn gàng ngăn nắp. Không được để ảnh hưởng đến việc đi lại, để mất
vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và hoả hoạn.
Điều 13. Các vị trí đi lại trong nhà máy, nền tường, trần, cầu thang… phải
được vệ sinh thường xuyên. Không được để dầu mỡ rơi trên nền sàn,
chân các lan can phải được hàn chắc chắn.
Điều 14. Hệ thống thiết bị phải được sơn theo màu quy định và đánh số phù
hợp theo bản vẽ, các thiết bị quay phải vẽ mũi tên chỉ chiều quay, các
biển báo tự động, dự phòng phải được đặt đúng vị trí thiết bị đang làm
việc. Những nơi dễ cháy phải treo biển “Cấm lửa”.
Điều 15. Các máy hàn điện, hàn hơi, các bình sinh hơi phải được đặt ở nơi

quy định, xa thiết bị và nơi đông người, cách xa nơi có ngọn lửa ≥ 10
m. Từ bình đến chai ô xy ≥ 5m.
Điều 16. Các dụng cụ phương tiện chữa cháy phải được bố trí đầy đủ theo sơ
đồ quy định. Vị trí đặt các phương tiện chữa cháy phải để nơi dễ thấy,
dễ lấy. Thường xuyên kiểm tra đủ về số lượng và chất lượng.
Điều 17. Khi làm việc có ngọn lửa ở các vị trí dễ cháy trong nhà máy phải có
phiếu công tác, trong phiếu phải ghi rõ các biện pháp an toàn che chắn
cách ly và chuẩn bị đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ. Chỉ được tiến
hành công việc sau khi người cho phép kiểm tra hiện trường thấy đã
đảm bảo an toàn về cháy nổ.
Điều 18. Các hố, cống, rãnh trong nhà máy phải được đậy nắp đủ độ bền để
đảm bảo cho người và phương tiện qua lại an toàn, nếu khi mở nắp
phải:
- Đặt rào chắn xung quanh, treo biển báo: “Chú ý nắp hố mở” ở phía người
có thể qua lại.
- Có đủ ánh sáng về ban đêm.
- Bố trí lại lối đi và có mũi tên chỉ dẫn.
Điều 19. Khi làm việc trên cao ở những chỗ có người qua lại thì phải có biện
pháp rào chắn và đặt biển báo “Chú ý! Có người làm việc trên cao” cử người
giám sát không cho vào khu vực đang làm việc.

3


Điều 20. Khi sử dụng các loại xăng, dầu, mỡ đều phải được bảo quản trong
các thùng kín, tránh rơi trên sàn nhà và được để ở những vị trí quy định
không gây cháy nổ.
Điều 21. Các chất thải nguy hại: Dầu máy biến áp, dầu tua bin, giẻ lau lẫn
dầu, pin, ac quy, bóng đèn huỳnh quang, đèn tròn… phải phân loại và
để trong hòm, thùng kim loại có nắp kín đảm bảo PCCC và tránh rò rỉ.

Điều 22. Công nhân khi vào làm việc phải thực hiện nghiêm túc chế độ bảo
hộ lao động cá nhân và sử dụng các trang thiết bị an toàn đầy đủ theo
các ngành nghề, phù hợp theo quy định.
Điều 23. Xử lý khi vi phạm quy trình an toàn cơ khí thuỷ lực, đối với người vi
phạm tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà thi hành các biện pháp sau:
- Cắt, giảm thưởng vận hành an toàn hàng tháng.
- Phê bình, khiển trách (bằng văn bản).
- Hạ tầng công tác, hạ bậc lương.
- Chuyển làm công tác khác.
- Những người bị phê bình khiển trách (bằng văn bản) hạ tầng công tác, đều
phải học tập quy trình và sát hạch lại đạt yêu cầu mới được tiếp tục làm
việc.
CHẾ ĐỘ PHIẾU THAO TÁC
PHIẾU CÔNG TÁC, LỆNH CÔNG TÁC
A. CHẾ ĐỘ PHIẾU THAO TÁC:
Điều 24. Tất cả các thao tác thiết bị cơ khí thuỷ lực trên 3 bước trở lên của
nhà máy đều phải thực hiện phiếu thao tác theo mẫu ở phụ lục II. Căn
cứ vào nhiệm vụ thao tác, trực phụ dựa vào sơ đồ để viết phiếu sau đó
trực chính kiểm tra, trưởng ca ký duyệt mới có hiệu lực thực hiện.
Điều 25. Khi đi thao tác phải có 2 người, 2 người này phải hiểu rõ sơ đồ thiết
bị. Một người thao tác là trực phụ, người giám sát là trực chính. Chỉ khi
người thực hiện báo cáo đã thao tác xong mới coi là hoàn thành nhiệm
vụ.
- Trong mọi trường hợp cả hai người đều phải chịu trách nhiệm như nhau về
việc thao tác của mình.
Điều 26. Người thao tác và người giám sát phải tuân theo những quy định
sau:
- Khi nhận được phiếu thao tác phải kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ
đồ lần cuối, nếu có điểm chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh, không có vấn đề
gì thí cùng nhau ký vào phiếu rồi đưa đến địa điểm thao tác.

- Tới vị trí thao tác phải kiểm tra đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với
nội dung ghi trong phiếu.

4


- Người giám sát đọc từng động tác theo thứ tự ghi trong phiếu. Người thao
tác thực hiện lệnh “Đóng” hoặc “mở” do người giám sát đọc. Mỗi động tác đã
thực hiện xong, người giám sát đánh dấu (x) vào mục tương ứng trong phiếu.
- Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì phải
ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành.
Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay phiếu thao tác và báo
cáo cho người ra lệnh biết, việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành
theo một phiếu mới.
Điều 27. Khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố, có thể gây hư hại thiết bị, người công
nhân vận hành được phép tách thiết bị không cần phải có lệnh hoặc phiếu,
nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên biết nội dung
những công việc đã làm và phải ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành.
Điều 28. Tất cả những phiếu thao tác khi thực hiện xong, phải trả lại Phân
xưởng Vận hành để lưu lại ít nhất 3 tháng sau đó mới được huỷ bỏ. Những
phiếu thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn lao động phải được lưu giữ vào
hồ sơ sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
CHẾ ĐỘ THỰC HIỆN PHIẾU, LỆNH CÔNG TÁC:
Điều 29. Những công việc cần phải có phiếu công tác là: Sửa chữa bảo
dưỡng: Cánh phai thượng, hạ lưu, các cầu trục, buồng xoắn, ống xả,
bánh xe công tác, các ổ đỡ, ổ hướng, hệ thống phanh kích, hệ thống dầu
tĩnh, dầu áp lực, xécvômôtơ, cánh hướng nước, điều tốc, nạp dầu và xả
dầu tổ máy, các thiết bị phụ khi sửa chữa dài ngày... Phiếu công tác
theo mẫu ở phụ lục III.
Điều 30. Những công việc được phép thực hiện theo lệnh công tác ghi sổ là:

Sửa chữa nhỏ, đơn giản, có khối lượng ít, tính chất không phức tạp nguy
hiểm, thời gian trong 1 ngày do nhân viên sửa chữa làm dưới sự giám
sát của nhân viên vận hành.
Điều 31. Phiếu công tác phải có 2 bản, 1 bản giao cho người chỉ huy trực tiếp
đơn vị công tác, 1 bản người cho phép đơn vị vào làm việc giữ. Phiếu
phải được viết rõ ràng, dễ hiểu, không được tẩy xoá, không được viết
bằng bút chì và phải theo mẫu. Thời gian có hiệu lực không quá 15
ngày tính từ ngày cấp phiếu.
Điều 32. Việc thay đổi nhân viên đơn vị công tác hoặc gia hạn thêm ngày do
người cấp phiếu công tác hoặc người lãnh đạo công việc quyết định.
Khi những người này vắng mặt thì do người có quyền cấp phiếu công
tác quyết định.
Điều 33. Những trường hợp phải viết phiếu công tác mới.
- Khi mở rộng phạm vi làm việc.
- Thay đổi điều kiện làm việc trong phiếu.
- Thay đổi người lãnh đạo, người chỉ huy trực tiếp công tác.
- Khi sửa chữa thêm hoặc cải tiến thiết bị.
5


Điều 34. Người chỉ huy trực tiếp công tác chỉ được cấp 1 phiếu công tác và
phải giữ phiếu trong suốt thời gian làm việc tại vị trí công tác. Phiếu
phải được bảo quản không để rách nát, nhoè chữ. Khi làm xong nhiệm
vụ tiến hành làm thủ tục để khoá phiếu.
- Phiếu công tác cấp cho người chỉ huy trực tiếp, sau khi thực hiện xong
phải trả lại người cấp phiếu để kiểm tra và ký tên, lưu giữ ít nhất 1 tháng.
- Còn 1 phiếu người cho phép trả lại Phân xưởng Vận hành để lưu.
- Những phiếu trong khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai
nạn lao động thì phải cất vào hồ sơ lưu trữ của đơn vị.
Điều 35. Những người chịu trách nhiệm an toàn về phiếu công tác:

- Người cấp phiếu.
- Người lãnh đạo công việc.
- Người chỉ huy trực tiếp.
- Người cho phép đơn vị vào làm việc.
- Nhân viên đơn vị công tác.
Điều 36. Những người được quyền cấp phiếu công tác cơ khí thuỷ lực:
- Quản đốc, Phó Quản đốc Phân xưởng Vận hành;
- Quản đốc, Phó quản đốc PXSC;
- Trưởng, Phó Phòng Kỹ thuật;
- Các kỹ sư, kỹ thuật viên phụ trách phần cơ khí;
- Trưởng ca đương nhiệm.
- Người cấp phiếu công tác phải có đủ năng lực và trình độ an toàn. Phải
biết rõ nội dung công việc, phạm vi và khối lượng công việc để đề ra các
biện pháp an toàn cần thiết và phân công người lãnh đạo công việc, người
chỉ huy trực tiếp công tác cũng như các nhân viên của đơn vị công tác phải
có khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn.
Điều 37. Người lãnh đạo công việc phần cơ khí thuỷ lực là Quản đốc, Phó
Quản đốc phân xưởng sửa chữa, kỹ sư, kỹ thuật viên, tổ trưởng hoặc
công nhân lành nghề, có đủ năng lực và trình độ an toàn để đảm nhận
nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm về số lượng, trình độ nhân viên trong đơn
vị công tác. Người chỉ huy trực tiếp công tác phải đảm bảo được giám
sát an toàn trong khi làm việc.
- Khi tiếp nhận nơi làm việc hoặc khi trực tiếp làm thủ tục cho phép đơn vị
công tác vào làm việc, người lãnh đạo công việc phải chịu trách nhiệm ngang
với người cho phép vào làm việc, về việc chuẩn bị nơi làm việc, về các biện
pháp an toàn ghi trong phiếu.
Điều 38. Người chỉ huy trực tiếp công tác: là tổ trưởng, nhóm trưởng trực tiếp
phân công công việc cho công nhân, nhân viên thuộc đơn vị công tác của
mình.
- Khi tiếp nhận nơi làm việc phải chịu trách nhiệm kiểm tra lại và thực hiện

đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết, bố trí phân công và giám sát sao cho
6


mọi người trong đơn vị tiến hành công việc một cách an toàn. Cùng một lúc
không được phụ trách 2 đội công tác trở lên.
Điều 39. Danh sách những người được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác,
lãnh đạo công việc, chỉ huy trực tiếp công tác do Phó Giám đốc kỹ thuật phê
duyệt.
Điều 40. Người cho phép đơn vị công tác vào làm việc là nhân viên vận hành,
phải có đủ trình độ chuyên môn về thiết bị được giao quản lý, chịu trách
nhiệm về việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết, cũng như thực
hiện đầy đủ các thủ tục cho phép vào làm việc, kiểm tra nơi làm việc, nhận
bàn giao sau công tác. Ghi vào phiếu công tác những mục theo yêu cầu và vào
sổ vận hành, sau khi bàn giao nơi làm việc thì lưu giữ phiếu vào cặp “Phiếu
đang làm việc” để theo dõi.
Điều 41. Nhân viên đơn vị công tác là công nhân được đào tạo huấn luyện về
chuyên môn và kỹ thuật an toàn, có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc và giám
sát các nhân viên khác về các biện pháp an toàn ghi trong phiếu.
Điều 42. Đội công tác khi phân công làm việc theo phiếu hoặc lệnh công tác,
tối thiểu phải có hai người.
Điều 43. Cho phép một người kiêm nhiệm 2÷3 chức danh trong các chức
danh của phiếu công tác, trong đó người kiêm nhiệm phải có trình độ chuyên
môn và an toàn đáp ứng chức danh mà mình đảm nhiệm.
THỦ TỤC THI HÀNH PHIẾU CÔNG TÁC:
Điều 44. Người cấp phiếu công tác chịu trách nhiệm ghi ở các mục:
- Người lãnh đạo công việc.
- Người chỉ huy trực tiếp công tác.
- Số người trong đội công tác, nếu nhiều người chỉ ghi tên.
- Nhiệm vụ và địa điểm công tác.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc theo kế hoạch.
- Các biện pháp an toàn khi tiến hành công tác.
- Ký, ghi rõ họ tên và giao phiếu cho người chỉ huy trực tiếp công tác.
- Nhận lại phiếu khi đã hoàn thành, kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện
và ký tên vào cuối phiếu, lưu lại phiếu theo quy định.
- Nếu trong quá trình kiểm tra việc thực hiện phiếu, phát hiện những sai sót
thì phải tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Điều 45. Người cho phép thực hiện theo phiếu:
- Kiểm tra về thủ tục của phiếu công tác.
- Bổ sung biện pháp an toàn của vận hành.
- Viết phiếu thao tác tách thiết bị để đảm bảo an toàn cho đội công tác làm
việc.
- Sau khi kiểm tra nơi công tác, các biện pháp an toàn đã thực hiện xong, ghi
ngày giờ cho phép làm việc.
7


- Kiểm tra thành phần đội công tác đúng theo phiếu.
- Bàn giao địa điểm làm việc.
- Chỉ dẫn cho toàn đội công tác lưu ý về an toàn xung quanh nơi làm việc.
- Cùng người chỉ huy trực tiếp công tác ký vào phiếu và ghi rõ họ tên.
Điều 46. Sau khi ký phiếu công tác cho phép vào làm việc, người chỉ huy trực
tiếp công tác nhận 1 bản, còn 1 bản người cho phép để vào tập “Phiếu
đang làm việc” và ghi vào sổ theo dõi vận hành số phiếu, thời gian bắt
đầu, kết thúc.
Điều 47. Giám sát trong khi làm việc.
Người cho phép vào làm việc và người lãnh đạo công việc phải định kỳ đi
kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn của mọi người trong đơn vị
công tác. Khi phát hiện thấy có vi phạm hoặc hiện tượng khác nguy hiểm cho
người làm việc thì phải thu phiếu công tác và rút đơn vị công tác ra khỏi nơi

làm việc. Chỉ sau khi khắc phục xong các thiếu sót mới được làm thủ tục cho
phép đơn vị công tác trở lại làm việc và ghi vào phiếu công tác.
Điều 48. Khi tạm ngừng công việc như nghỉ trưa, phải rút đơn vị ra khỏi nơi
làm việc, các biện pháp an toàn vẫn để nguyên. Sau khi nghỉ xong không ai
được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ
huy trực tiếp chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ
các biện pháp an toàn.
Điều 49. Hàng ngày sau khi kết thúc công việc, vị trí công tác phải được thu
dọn gọn gàng sạch sẽ, các biện pháp an toàn biển báo rào chắn phải để
nguyên. Người chỉ huy trực tiếp công tác cùng người cho phép kiểm tra xác
nhận lại vị trí công tác và cùng ký vào phần kết thúc của phiếu, giao lại phiếu
cho vận hành.
Điều 50. Để bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép cùng với người
chỉ huy trực tiếp công tác kiểm tra lại các biện pháp an toàn và ký vào phiếu
cho phép đơn vị công tác vào làm việc. Giao trả 1 phiếu cho người chỉ huy
trực tiếp công tác giữ.

8


Điều 51. Trường hợp do nhu cầu sản xuất, phải sửa chữa thiết bị theo ca thì
mỗi người chỉ huy trực tiếp của ca được cấp 1 phiếu công tác. Trước
khi đổi ca làm việc, người cho phép phải làm thủ tục khoá phiếu công
tác cho ca trước. Ký phiếu công tác cho phép vào làm việc với ca mới
đến theo quy định.
Điều 52. Khi kết thúc toàn bộ công việc, người chỉ huy trực tiếp công tác
kiểm tra việc thu dọn dụng cụ, vật liệu, vệ sinh chỗ làm việc. Người
cho phép thu hồi các rào chắn biển báo an toàn, cùng với người chỉ huy
trực tiếp công tác làm thủ tục khoá phiếu công tác.
Điều 53. Trường hợp theo yêu cầu của người lãnh đạo công việc cần chạy thử

thiết bị trước lúc kết thúc phiếu công tác, người cho phép phải thu
phiếu công tác và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn như đưa thiết
bị vào vận hành chính thức. Khi chạy thử phải có mặt của người lãnh
đạo công việc và người cho phép, sau khi chạy thử tốt tiến hành khoá
phiếu công tác.
Điều 54. Nếu trường hợp chạy thử còn các tồn tại, khiếm khuyết phải sửa
chữa tiếp thì người cho phép phải thao tác, thực hiện lại các biện pháp
an toàn như trong phiếu, sau đó bàn giao cho người chỉ huy trực tiếp
đơn vị công tác vào làm việc.
QUI ĐỊNH AN TOÀN VỀ SỬA CHỮA
VÀ VẬN HÀNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC
Điều 55. Bình chịu áp lực là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt
học, hoá học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất làm
việc cao hơn 0,7kG/cm2.
Điều 56. Các bình chịu áp lực đều phải được đăng ký tại Thanh tra lao động Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh …
Điều 57. Tất cả các bình đã đăng ký, đơn vị sử dụng phải lập sổ theo dõi
khám nghiệm, sổ này phải giao cho người kiểm tra việc sử dụng an
toàn bình của đơn vị quản lý.
Điều 58. Trên mỗi bình sau khi đăng ký xong cần phải kẻ bằng sơn ở chỗ dễ
thấy nhất một khung có kích thước bằng 150 × 200mm trong đó ghi các
số liệu sau:
- Số đăng ký.
- Áp suất làm việc cho phép.
- Ngày khám nghiệm và lần khám nghiệm tiếp theo.
Điều 59. Mọi công việc tiến hành khám xét, thử nghiệm, kiểm tra sửa chữa
bình áp lực đều phải thực hiện theo phiếu công tác.
Điều 60. Tất cả các bình chịu áp lực đều phải được cơ quan kiểm định tiến
hành khám nghiệm kỹ thuật (khám xét toàn bộ và thử nghiệm bằng
thuỷ lực) trong các trường hợp sau:
- Khám nghiệm các bình mới lắp đặt.

9


- Khám nghiệm định kỳ trong quá trình sử dụng.
- Khám nghiệm bất thường trong quá trình sử dụng.
Điều 61. Khám nghiệm kỹ thuật bình áp lực nhằm mục đích:
- Xác định chất lượng kết cấu và chế tạo bình có phù hợp với những yêu cầu
của quy phạm không.
- Xác định tình trạng lắp đặt có phù hợp với những yêu cầu của thiết kế hay
không; xác định trạng thái hoàn hảo của các bộ phận chính; xác định số
lượng và chất lượng các dụng cụ kiểm tra, đo lường các cơ cấu an toàn.
- Xác định tình trạng kỹ thuật phía trong và phía ngoài thành bình.
- Xác định độ bền, độ kín các bộ phận chịu áp lực của bình.
Điều 62. Thời hạn khám nghiệm định kỳ các bình.
- Khám xét bên ngoài và bên trong: 3 năm một lần.
- Khám xét bên ngoài, bên trong, thử thuỷ lực: 6 năm một lần.
- Kiểm tra vận hành bình: 1 năm một lần.
- Trường hợp nhà chế tạo qui định thời gian khám nghiệm ngắn hơn thì theo
qui định của nhà chế tạo.
Điều 63. Những trường hợp phải được khám nghiệm bất thường.
- Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên.
- Khi bình được cải tạo, đổi chủ sở hữu, hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí
mới.
- Khi nắn lại các chỗ phồng, móp, hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp
hàn tại các bộ phận chủ yếu của bình.
- Trước khi lót lớp bảo vệ bên trong.
- Khi chủ sở hữu hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghi ngờ về tình
trạng kỹ thuật của bình.
Điều 64. Biện pháp an toàn khi kiểm tra, sửa chữa và khám nghiệm bình.
- Phải cho ngừng hoạt động, ngăn cách hẳn bình với nguồn áp lực hoặc với

các bình khác đang hoạt động.
- Xả hết áp lực và môi chất bên trong.
- Thông thổi khí trong bình và mở các nắp, cửa của bình, vệ sinh bình.
- Các bình làm việc với môi chất độc phải tiến hành khử độc theo đúng qui
trình kỹ thuật an toàn.
- Điện áp của nguồn chiếu sáng không quá 12V nếu bình chứa môi chất nổ
phải dùng đèn an toàn chống nổ. Máy biến áp phải đặt ở ngoài bình, đầu
dây phía 220V dài tối đa là 1,5m.
Chú ý: Phải dùng biến áp cách ly, cấm dùng biến áp tự ngẫu để hạ áp.
Cấm dùng đèn dầu hoả và các đèn khác có chất dễ bốc cháy.

10


Điều 65. Đối với những bình cao hơn 2m, trước khi khám nghiệm phía trong
hoặc phía ngoài thành bình, phải làm các công trình đảm bảo cho việc
xem xét tất cả các bộ phận của bình. Người làm việc phải đeo dây an
toàn, khi làm việc trong bình chứa cảm thấy khó chịu, mệt mỏi cần
phải đưa ngay ra khỏi bình.
Điều 66. Khi khám xét bên ngoài và bên trong bình phải đặc biệt chú ý:
- Những chỗ nứt, rạn, móp, phồng các chỗ bị rỉ mòn (đặc biệt những chỗ
uốn, chỗ mối hàn cắt nhau) những chỗ lồi, lõm, rỗ và khuyết tật ở bình.
- Các phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn
Điều 67. Khi khám xét bình nên dùng búa có khối lượng từ 0,3÷1,5kg. Tuỳ
theo chiều dày của thành bình để gõ từng nơi, từng mối hàn, từng đinh
tán.
Điều 68. Trước khi tiến hành hàn trong bình phải:
- Thực hiện các biện pháp an toàn theo điều 64.
- Lau sạch, tốt nhất là dùng xút để rửa.
- Phải làm sạch các mép mối hàn và phần kim loại nằm kề bên đến khi thấy

ánh kim. Chiều rộng khoảng làm sạch tối thiểu là 10mm mỗi bên.
- Chỉ những thợ hàn có giấy chứng nhận cho phép hàn thiết bị áp lực, mới
được phép hàn các bộ phận chịu áp lực của thiết bị áp lực.
Điều 69. Khi làm việc trong bình chứa phải có chế độ nghỉ giải lao phù hợp,
thường cứ làm việc 20 phút nghỉ giải lao 1 lần ở ngoài bình. Chế độ
giải lao do người phụ trách công tác quyết định theo tình trạng thực tế
của bình.
Điều 70. Làm việc trong bình chứa ít nhất phải có 2 người trong đó có 1
người ở ngoài bình, theo dõi trạng thái của người làm việc trong bình.
Trong trường hợp cần thiết để giúp đỡ người trong thoát ra khỏi bình ở
những nơi khó khăn, vắng người khi làm việc ít nhất phải có 3 người, 1
ở trong và 2 người ở ngoài giám sát, hỗ trợ khi cần thiết.
Điều 71. Trước khi đóng cửa lắp mặt bích của bình, người phụ trách và người
cho phép (vận hành) phải kiểm tra lại không còn người, các vật liệu,
dụng cụ, trang bị an toàn và các vật lạ khác. Vệ sinh sạch sẽ mới được
phép đóng cửa bình.
Điều 72. Thử thuỷ lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền và độ kín của bình
cũng như sự hoàn hảo của một số thiết bị kiểm tra, đo lường và cơ cấu
an toàn. Các phụ kiện phải được thử thuỷ lực cùng với bình.
- Việc thử thuỷ lực chỉ được tiến hành sau khi khám xét bên trong và bên
ngoài đạt yêu cầu
Điều 73. Áp suất thử thuỷ lực các bình sau khi lắp đặt hoặc khi khám nghiệm
định kỳ và bất thường.
Đối với bình có nhiệt độ làm việc của thành đến 200OC
Loại bình
Áp suất làm việc cho
Áp suất thử thuỷ lực
11



Các bình, xitéc hoặc
thùng (trừ bình đúc)
Các bình, xi téc hoặc
thùng (trừ bình đúc)
Các bình đúc và chai

phép (kG/cm2)
<5
>5

(kG/cm2)
1,5P nhưng không < 2
1,25P nhưng không < P + 3

Không phụ thuộc áp
suất

1,5P nhưng không < 3

- Bình phải chịu áp suất thử trong thời gian 5 phút, sau đó giảm dần đến áp
suất làm việc và duy trì áp suất này trong suốt thời gian khám xét.
Điều 74. Để thử thuỷ lực phải sử dụng nước (trừ trường hợp đặc biệt). Trong
khi tiến hành thử nghiệm bằng nước, sự chênh lệch nhiệt độ của môi
trường xung quanh và nước không quá 5OC. Việc đo áp suất thử phải
được tiến hành bằng 2 áp kế, trong đó có một áp kế mẫu.
Điều 75. Thử thuỷ lực bình được coi đạt chất lượng khi:
- Không có hiện tượng nứt;
- Không tìm ra bụi nước, rỉ nước qua các mối nối, mối hàn;
- Không phát hiện có biến dạng;
- Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử. Nếu do xì hở ở các van, mặt

bích... mà áp suất thử không giảm quá 3%, trong thời gian duy trì coi như
việc thử thuỷ lực đạt yêu cầu. Nếu áp suất giảm quá nhanh thì phải khắc
phục các chỗ hở và thử lại.
Điều 76. Các bình chịu áp lực phải được trang bị đầy đủ dụng cụ đo kiểm và
an toàn sau:
- Các dụng cụ để đo áp suất và nhiệt độ môi chất làm việc;
- Các cơ cấu an toàn;
- Các van khoá để tháo và nạp môi chất;
- Các dụng cụ đo mức chất lỏng.
Điều 77. Mỗi bình phải có ít nhất một áp kế phù hợp với loại môi chất chứa
trong bình, cấp chính xác < 2,5. Mặt áp kế kẻ vạch đỏ ở số chỉ áp suất
làm việc của bình, thang đo áp kế phải chọn loại chỉ số làm việc nằm
trong khoảng từ 1/3 đến 2/3 thang đo.
Điều 78. Áp kế phải đặt thẳng đứng hoặc nghiêng về phía trước 30O, đường
kính áp kế >160mm khi khoảng cách quan sát từ 2 ÷ 5m. Áp kế phải có
van 3 ngả. Áp kế của bình phải được kiểm định và niêm chì mỗi năm
một lần.
Điều 79. Cấm sử dụng áp kế trong những trường hợp sau:
- Không có niêm chì, không ghi rõ ngày kiểm tra lần cuối.
- Quá hạn kiểm định.
- Kính vỡ hoặc hư hỏng khác ảnh hưởng đến sự làm việc chính xác cuả áp
kế.
12


- Kim không trở về chốt tựa khi ngắt khí, hoặc khi không có chốt tựa thì kim
lệch quá 0 của thang đo một trị số quá nửa sai số cho phép của áp kế đó.
Điều 80. Khả năng thoát khí của van an toàn đặt trên các bình sao cho áp suất
trong bình không vượt quá áp suất làm việc cho phép như sau:
- Không quá 0,5 kG/cm2 khi bình có áp suất làm việc đến 3kG/cm2

- Không quá 15% khi bình có áp suất làm việc trên 3kG/cm2 đến 60kG/cm2.
- Không quá 10% khi bình có áp suất làm việc cao hơn 60kG/cm2
Điều 81. Cấm đặt van khoá giữa bình và van an toàn, van an toàn phải sơn
màu theo qui định của chất khí.
Điều 82. Các bình làm việc với áp suất thấp hơn áp suất của nguồn cung cấp,
phải đặt trên đường ống dẫn đến bình một van giảm áp tự động, với
một áp kế và một van an toàn ở phía áp suất thấp sau van giảm áp.
Điều 83. Trong trường hợp mà van giảm áp tự động không thể làm việc tốt,
cho phép thay thế nó bằng một van điều chỉnh bằng tay với một van an
toàn và một áp kế đặt về phía áp suất thấp.
Điều 84. Cần phải đặt van khoá trên các đường ống dẫn môi chất vào và ra
khỏi bình, van để xả áp suất cuả bình khi kiểm tra. Khi nối liên tiếp một
nhóm bình với nhau cho phép không đặt van khoá giữa các bình.
Điều 85. Trên van phải có ký hiệu chiều đóng, mở trên tay quay và chiều
chuyển động của môi chất trên thân van. Van khoá phải có nhãn hiệu
ghi:
- Đường kính trong qui ước (mm).
- Áp suất qui ước (kG/cm2).
- Van một chiều phải lắp giữa máy nén khí và van khoá của bình.
Điều 86. Các bình chứa khí hoá lỏng phải trang bị một ống thuỷ hoặc thiết bị
đo mức chất lỏng khác để kiểm tra mức nạp. Trên ống thuỷ phải có
vạch dấu chỉ mức chất lỏng thấp nhất và cao nhất cho phép.
Điều 87. Các ống dẫn từ bình đến ống thuỷ phải thẳng đứng để tránh tạo sai
lệch mức chất lỏng. ống thuỷ tròn phải có bao che đảm bảo an toàn và
dễ theo dõi mức chất lỏng trong bình.
Điều 88. Người chủ sở hữu bình phải thực hiện các yêu cầu sau đây.
- Giao trách nhiệm bằng văn bản cho người sử dụng bình.
- Ban hành qui trình vận hành bình.
- Tổ chức huấn luyện định kỳ về kỹ thuật an toàn và cấp thẻ an toàn cho các
đối tượng có liên quan.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ kỹ thuật an toàn về bình chịu áp lực cho công
nhân sửa chữa và vận hành bình mỗi năm một lần.
- Đảm bảo thực hiện khám nghiệm kỹ thuật đúng thời hạn qui định.

13


Điều 89. Không được vận hành bình vượt quá các thông số đã được qui định:
Như chèn hãm, hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng
cuả van an toàn trong khi bình đang hoạt động.
Điều 90. Không cho phép sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của nó trong khi
bình đang làm việc.
Điều 91. Việc vận hành bình chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên
có đủ sức khoẻ đuợc huấn luyện và sát hạch về kiến thức chuyên môn,
về quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực đạt kết quả.
Điều 92. Người vận hành bình có nhiệm vụ:
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, sự hoạt động của các dụng cụ
kiểm tra - đo lường các cơ cấu an toàn và các phụ tùng của bình.
- Vận hành bình một cách an toàn theo đúng qui trình, kịp thời và bình tĩnh
xử lý theo đúng qui trình của đơn vị khi sự cố xảy ra. Kịp thời báo ngay
cho người phụ trách những hiện tượng không an toàn của bình.
- Trong khi bình đang hoạt động không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí
công tác.
Điều 93. Phải lập tức đình chỉ sự hoạt động của bình trong các trường hợp
sau:
- Khi áp suất làm việc tăng quá mức cho phép, mặc dù các yêu cầu khác qui
định trong qui trình vận hành bình đều đảm bảo;
- Khi các cơ cấu an toàn không hoàn hảo;
- Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của bình, có vết nứt, chỗ
phồng, xì hơi hoặc chảy nước ở các mối hàn, các miếng đệm bị xé;

- Khi xảy ra cháy trực tiếp đe doạ bình đang có áp suất;
- Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong bình bằng
một dụng cụ nào khác;
- Khi các nắp, các cửa không hoàn hảo, các chi tiết bắt chặt bình bị hư hỏng
hoặc không đủ số lượng;
- Khi ống thuỷ bị hư hỏng mà không thể xác định mức chất lỏng bên trong
bằng một dụng cụ nào khác.
QUI ĐỊNH AN TOÀN VỀ SỬ DỤNG CÁC CHAI HƠI
Điều 94. Chai là một loại bình chịu áp lực bằng kim loại có thể tích nhỏ
(thường dưới 100 lít). Chai được chế tạo bằng cách dập liền có một
hoặc 2 cổ phía trong có lỗ để vặn van hoặc nút đậy bằng ren.
Điều 95. Các ống nối của van dùng cho các chai chứa hyđrô và các khí cháy
khác phải có ren trái, còn các chai chứa ôxy và các khí không cháy
khác phải có ren phải. Trên van của chai chứa khí axêtylen, ngoài đầu
nối với ren trái, cho phép nối vào nó bằng các dạng sau:
- Bằng một vòng kẹp vào rãnh ở vỏ van.
- Bằng một vòng đai có ren phải vặn vào.
14


Điều 96. Phía trên đầu hình cầu của chai phải đóng những số liệu sau:
- Ký hiệu của nhà máy chế tạo.
- Số hiệu của chai.
- Khối lượng thực tế của chai không (kg).
- Tháng năm chế tạo.
- Áp suất làm việc (kG/cm2).
- Áp suất thử thuỷ lực (kG/cm2).
- Dung tích của chai (lít).
Điều 97. Mặt ngoài của chai phải sơn màu theo đúng qui định của qui phạm.
Việc sơn và đề chữ trên các chai mới do nhà máy chế tạo tiến hành, còn

về sau do nhà máy nạp, trạm thử tiến hành.
Điều 98. Các chai (trừ chai Axêtylen) sau khi thử thuỷ lực phải thử áp lực khí
với áp suất bằng áp suất làm việc. Khi thử khí các chai phải được
nhúng chìm vào bể nước. Các chai axêtylen phải được thử khí ở nhà
máy nạp chất xốp vào chai.
Điều 99. Việc khám nghiệm định kỳ các chai phải được tiến hành tại nhà máy
nạp, trạm nạp, hoặc trạm thử. Không cho phép các đơn vị sử dụng tiến
hành khám nghiệm và sửa chữa các chai.
Điều 100. Các chai đang sử dụng phải được khám nghiệm định kỳ không ít
hơn 5 năm một lần. Trong trường hợp do nhà chế tạo qui định thời hạn
khám nghiệm ngắn hơn thì theo qui định của nhà chế tạo.
Điều 101. Tất cả các chai trừ chai Axêtylen khi khám nghiệm định kỳ phải
thử thuỷ lực với áp suất thử bằng 1,5 lần áp suất làm việc.
Điều 102. Trình tự khám nghiệm kỹ thuật các chai:
- Khám xét bên ngoài và bên trong.
- Xác định khối lượng và dung tích.
- Thử thuỷ lực.
Điều 103. Sau khi khám nghiệm kết quả tốt, trên mỗi chai phải đóng các số
liệu:
- Dấu của nhà máy nạp đã tiến hành khám nghiệm.
- Ngày tháng khám nghiệm và lần khám nghiệm tiếp theo (trong cùng một
hàng với dấu của nhà máy nạp).
Điều 104. Cấm nạp khí vào chai trong các trường hợp sau.
- Quá hạn khám nghiệm định kỳ.
- Không có đủ các dấu hiệu và nhãn hiệu qui định.
- Các van bị hư hỏng.
- Vỏ chai bị hỏng (nứt, mòn nhiều, thay đổi hình dạng rõ rệt).
- Lớp sơn và chữ đề không đúng với yêu cầu của qui phạm.
- Trong chai không còn khí.


15


Điều 105. Không được dùng hết khí trong chai. Đối với chai ôxy áp suất khí
còn lại phải đảm bảo nhỏ nhất là 0,5kG/cm2, Riêng đối với các chai
Axêtylen áp suất không được nhỏ hơn các trị số sau:
Nhiệt độ 0C
<0
từ 0÷15 trên 15÷25 trên 25÷35
Áp suất dư tối thiểu kG/cm2
0,5
1,0
2,0
3,0
Hoặc theo quy định của nhà máy nạp.
Điều 106. Trong trường hợp do van hỏng, đơn vị sử dụng không thể tháo khí
trong chai ra được thì phải trả chai đó về nhà máy nạp hoặc trạm nạp.
Điều 107. Các chai chứa khí để trong buồng phải đặt cách lò sưởi điện và các
thiết bị sưởi ấm khác không < 1,5m. Còn cách các nguồn nhiệt có ngọn
lửa trần thì không < 5m.
Điều 108. Các chai chứa những loại khí khác có thể bảo quản trong nhà hoặc
ngoài trời. Trường hợp xếp ngoài trời phải bảo vệ chai khỏi bị ảnh
hưởng của mưa và nắng. Cấm bảo quản trong cùng một kho các chai
chứa khí ôxy và các chai chứa khí khác.
Điều 109. Các chai có đế hoặc chai đáy lõm đã nạp đầy khí nên đặt ở vị trí
thẳng đứng. Để giữ cho chai khỏi đổ, chai phải xếp trong các khung giá
đặc biệt. Khi bảo quản ở ngoài trời, cho phép xếp thành chồng nhưng
phải lót bằng dây thừng, gỗ thanh hoặc cao su ở giữa các lớp chai nằm
ngang.
Điều 110. Khi xếp chai thành chồng, chiều cao của chồng chai không được

cao qúa 1,5m, các van của chai phải quay về một phía. Các chai không
có đế phải xếp ở tư thế nằm ngang trên khung hay giá gỗ.
Điều 111. Các kho bảo quản chai đã nạp đầy khí phải làm một tầng có mái
nhẹ và không có trần. Tường, vách ngăn và mái của kho phải làm bằng
vật liệu chống cháy. Chiều cao từ nền đến phần nhô ra thấp nhất của
mái không nhỏ hơn 3,25m.
- Nền kho phải bằng phẳng bề mặt không trơn trượt, kho chứa khí cháy bề
mặt nền phải làm bằng vật liệu không tạo ra tia lửa do va chạm, cọ sát chai
với nền.

16


Điều 112. Nhiệt độ trong kho chứa khí không được vượt qúa 350C nếu vượt
quá nhiệt độ này thì phải có biện pháp làm mát.
Điều 113. Trong phạm vi 10m xung quanh kho chứa chai đã nạp đầy khí,
nghiêm cấm để các loại vật liệu dễ bốc cháy và cấm ngặt các công việc
có lửa như: rèn, đúc, hàn điện, hàn hơi, bếp đun.
Điều 114. Chuyên chở các chai đã nạp đầy khí phải được tiến hành bằng các
phương tiện vận chuyển có lò xo. Chai phải đặt nằm ngang, các van
phải cùng quay về một phía. Giữa các lớp chai phải lót đệm bằng dây
thừng, bằng các thanh gỗ có khoét lỗ, hoặc lót bằng các vòng cao su với
chiều dày từ 25mm trở lên. Mỗi lớp chai phải lót đệm từ 2 chỗ trở lên.
- Cho phép chuyên chở chai ở tư thế thẳng đứng bằng các phương tiện chuyên
dùng nhưng giữa các chai phải có đệm lót, phải có thành chắn không
làm rơi đổ chai.
- Các chai tiêu chuẩn có dung tích >12lít, khi vận chuyển và bảo quản phải có
mũ đậy các van.
Điều 115. Trong khi bốc xếp, tháo dỡ, chuyên chở và bảo quản chai phải có
các biện pháp chống rơi đổ, chống tác động trực tiếp của ánh nắng mặt

trời và tránh bị đốt nóng cục bộ.
Điều 116. Khi chuyên chở các chai đã nạp đầy khí bằng phương tiện vận tải
đường bộ, người phụ trách phương tiện phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Cấm để lẫn chai với dầu mỡ và những vật liệu dễ cháy khác.
- Cấm chở người cùng với chai.
- Cấm đỗ xe để chai ở nơi nắng gắt, nơi có nhiều người tụ họp hoặc ở những
đường phố đông đúc.
QUY ĐỊNH AN TOÀN VỀ THIẾT BỊ NÂNG
Điều 117. Những thiết bị nâng thuộc diện đăng ký bao gồm:
- Máy trục các loại có trọng tải 1 tấn trở lên.
- Xe tời dẫn động điện có buồng điều khiển di chuyển theo đường ray ở trên
cao, có trọng tải từ 1 tấn trở lên.
Điều 118. Tất cả các thiết bị nâng đều phải có giấy phép sử dụng. Giấy phép
sử dụng của các thiết bị nâng không thuộc diện đăng ký do thủ trưởng
đơn vị quản lý sử dụng thiết bị nâng đó cấp.
Điều 119. Thiết bị nâng đang sử dụng phải được khám nghiệm kỹ thuật định
kỳ theo quy định sau:
- Khám nghiệm kỹ thuật toàn bộ tiến hành khi xin cấp hoặc gia hạn giấy
phép sử dụng.
- Khám nghiệm kỹ thuật không thử tải mỗi năm tiến hành một lần.
Điều 120. Thiết bị nâng ngoài việc khám nghiệm định kỳ còn phải được khám
nghiệm kỹ thuật toàn bộ trong các trường hợp sau:
- Sau khi lắp dựng do phải chuyển sang chỗ làm việc mới.
17


- Sau khi cải tạo.
- Sau khi sửa chữa kết cấu kim loại của thiết bị nâng có thay các chi tiết và
bộ phận chịu tải.
- Sau khi trung tu, đại tu.

- Sau khi thay cơ cấu nâng.
- Sau khi thay móc.
- Sau khi thay cáp.
Điều 121. Khi khám nghiệm kỹ thuật toàn bộ thiết bị nâng phải tiến hành theo
trình tự 4 bước:
- Kiểm tra bên ngoài.
- Thử không tải tất cả các cơ cấu.
- Thử tải tĩnh.
- Thử tải động.
- Khám nghiệm kỹ thuật không tải chỉ tiến hành 2 bước đầu.
Điều 122. Khi kiểm tra bên ngoài phải xem xét toàn bộ các cơ cấu, bộ phận
của thiết bị nâng, đặc biệt phải chú trọng đến tình trạng các bộ phận và
các chi tiết sau:
- Kết cấu kim loại của thiết bị nâng, các mối hàn, mối ghép đinh tán, mối
ghép bulông của kết cấu kim loại, buồng điều khiển, thang, sàn và che
chắn.
- Móc và các chi tiết của ổ móc.
- Cáp và bộ phận cố định cáp.
- Puly, trục và các chi tiết cố định trục puly.
- Bộ phận nối đất bảo vệ.
- Đường ray.
- Các thiết bị an toàn.
- Các phanh.
- Đối trọng và ổn định (phù hợp với quy định trong lý lịch thiết bị).
Điều 123. Sau khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu mới được tiến hành thử
không tải các cơ cấu và thiết bị sau:
- Tất cả các cơ cấu của thiết bị.
- Các thiết bị an toàn (trừ thiết bị hạn chế tải trọng).
- Các thiết bị điện.
- Thiết bị điều khiển.

- Chiếu sáng.
- Thiết bị chỉ báo.
Điều 124. Thử tải tĩnh thiết bị nâng phải tiến hành với tải trọng bằng 125% tải
trọng định mức. Thử tải động chỉ được tiến hành sau khi thử tải tĩnh đạt yêu
cầu.
18


Điều 125. Khi thử tải động phải lấy tải trọng bằng 110% tải trọng định mức,
tiến hành nâng và hạ tải đó 3 lần đồng thời phải kiểm tra hoạt động của tất cả
các cơ cấu khác với tải đó.
Điều 126. Khi thử tải tĩnh và thử tải động cho những cầu trục phục vụ các nhà
máy điện, cho phép sử dụng thiết bị chuyên dùng để tạo tải trọng thử mà
không cần dùng tải. Trước khi thử phải lập phương án thực hiện.
Điều 127. Trên thiết bị nâng đã được khám nghiệm phải có biển hoặc ghi trực
tiếp lên vỏ thiết bị ở chỗ dễ nhìn thấy, nội dung sau:
- Đã khám nghiệm ngày........
- Thời hạn khám nghiệm tiếp theo......
- Cơ quan khám nghiệm......
Điều 128. Công nhân điều khiển thiết bị nâng, công nhân buộc móc tải phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Có đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được đào tạo ở các trường CNKT chuyên nghiệp hoặc lớp đào tạo CNKT
của các cơ sở sản xuất, có bằng hoặc giấy chứng nhận.
Điều 129. Bằng hoặc giấy chứng nhận điều khiển thiết bị nâng chỉ cấp cho
những công nhân đã được đào tạo và thi đạt yêu cầu. Bằng hoặc giấy chứng
nhận phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng thi, có ảnh của người được cấp.
Trong bằng hoặc giấy chứng nhận phải ghi rõ loại thiết bị nâng công nhân
được phép điều khiển.

Điều 130. Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải:
- Biết cấu tạo và công dụng của tất cả các bộ phận cơ cấu của thiết bị nâng
mình điều khiển.
- Biết điều khiển tất cả các cơ cấu.
- Biết các loại dầu mỡ và cách tra dầu mỡ cho các chi tiết của thiết bị nâng.
- Biết tiêu chuẩn loại bỏ cáp và biết xác định chất lượng của cáp.
- Biết cách móc tải an toàn.
- Biết tải trọng của thiết bị mình phục vụ.
- Biết ước tính trọng lượng của tải.
- Nắm được nội dung hướng dẫn vận hành bảo dưỡng và điều khiển thiết bị
nâng.
- Biết kiểm tra hoạt động của các cơ cấu và thiết bị an toàn.
- Biết kiểm tra hoạt động của phanh và cách điều chỉnh phanh.
- Biết về độ ổn định và các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thiết bị
nâng.
- Biết tín hiệu trao đổi với công nhân móc tải.
- Biết xác định vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
- Biết cách xử lý các sự cố xảy ra.
19


Điều 131. Việc bố trí công nhân điều khiển thiết bị nâng phải có quyết định
bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị.
Điều 132. Người đánh tín hiệu có thể được lấy trong số công nhân móc tải
hoặc do người chỉ huy đảm nhiệm khi phải nâng chuyển những tải đặc biệt.
Điều 133. Khi công nhân điều khiển thiết bị nâng chuyển sang làm việc ở
thiết bị nâng loại khác phải được đào tạo điều khiển thiết bị mới theo chương
trình rút ngắn.
Điều 134. Công nhân điều khiển thiết bị nâng nghỉ việc theo nghề hơn 1 năm
trước khi bố trí trở lại điều khiển thiết bị nâng phải được kiểm tra lại kiến thức

và thực tập một thời gian để phục hồi thói quen cần thiết.
Điều 135. Công nhân điều khiển thiết bị nâng, công nhân móc tải và công
nhân đánh tín hiệu phải được huấn luyện, kiểm tra về kiến thức chuyên môn
và an toàn theo thời hạn.
- Định kỳ 12 tháng 1 lần.
- Sau khi chuyển sang điều khiển thiết bị nâng ở đơn vị khác.
- Khi cán bộ thanh tra yêu cầu.
Điều 136. Công nhân móc tải phải biết.
- Khái niệm về cấu tạo thiết bị nâng của mình.
- Tải trọng của thiết bị nâng.
- Chọn cáp, xích buộc phù hợp với trọng lượng và kích thước của tải.
- Xác định chất lượng của cáp, xích và các bộ phận mang tải khác.
- Cách buộc tải và treo tải lên móc.
- Quy định tín hiệu trao đổi với công nhân điều khiển thiết bị nâng.
- Ước tính trọng lượng của tải.
- Vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
Điều 137. Công việc nâng chuyển bằng thiết bị nâng không tiến hành thường
xuyên cho phép dùng công nhân nghề khác được bồi dưỡng thêm chương
trình đào tạo công nhân móc tải. Những công nhân đó phải thực hiện được các
yêu cầu đối với công nhân móc tải.
Điều 138. Phải cung cấp cho công nhân điều khiển và công nhân móc tải đủ
quy trình làm việc và văn bản quy định quyền hạn, trách nhiệm của họ.
Điều 139. Mỗi thiết bị nâng phải có một sổ giao ca để ghi kết quả kiểm tra và
tình trạng thiết bị nâng trong quá trình làm việc.
Điều 140. Thiết bị nâng chỉ được phép nâng chuyển những tải khi đã biết rõ
trọng lượng của nó. Không được phép sử dụng thiết bị nâng với chế độ làm
việc nặng hơn chế độ làm việc ghi trong lý lịch.
Điều 141. Cấm sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng được mở bằng khớp ma
sát hoặc khớp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ,
chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.


20


Điều 142. Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, nhà ở
hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt và biện pháp
đó do thủ trưởng đơn vị sử dụng thiết bị nâng duyệt.
Điều 143. Không được phép sử dụng những thiết bị nâng và các bộ phận
mang tải khi chưa được khám nghiệm và cấp giấy giấy phép sử dụng.
Điều 144. Cấm đứng làm việc trên hành lang của cầu trục khi chúng đang
hoạt động. Chỉ được phép tiến hành các công việc ở trên hành lang, sàn của
cầu trục khi đã đảm bảo điều kiện làm việc an toàn (có biện pháp phòng ngừa
người rơi, điện giật..)
Điều 145. Phải có quy định phương pháp buộc móc những tải không có bộ
phận chuyên dùng để móc và huấn luyện phương pháp đó cho công nhân móc
tải.
- Khi tháo lắp và sửa chữa máy có sử dụng thiết bị nâng, phải xây dựng
phương pháp buộc móc chi tiết và các bộ phận máy có chỉ rõ các bộ phận phụ
trợ và phương pháp lật tải an toàn.
Điều 146. Phải tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu bằng tay theo quy
định. Sử dụng liên lạc hai chiều bằng máy điện thoại, vô tuyến và sử dụng các
loại tín hiệu khác nhưng phải được quy định và hướng dẫn cụ thể.
Điều 147. Khi sử dụng các thiết bị nâng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không để người không có trách nhiệm vào khu vực nâng chuyển và hạ tải.
- Có lối đi lên cầu trục.
- Phải ngắt cầu dao dẫn điện vào thiết bị nâng hoặc tắt máy (đối với dẫn
động điện) khi phải xem xét, kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh các cơ cấu,
thiết bị điện hoặc khi xem xét sửa chữa kết cấu kim loại.
- Phải dùng dây tương ứng với trọng lượng của tải phù hợp với số nhánh và
góc nghiêng giữa các nhánh. Phải chọn các dây sao cho gốc giữa các nhánh

dây không vượt quá 90o.
- Trước khi nâng chuyển tải phải nhấc thử lên độ cao 200 ÷ 300 mm để kiểm
tra dây và kiểm tra phanh.
- Khi nâng chuyển tải và hạ tải gần các công trình thiết bị và chướng ngại vật
khác cấm để người (kể cả công nhân móc tải) đứng giữa tải và các chướng
ngại vật nói trên.
- Cấm để tải và cần nằm ở phía trên đầu người trong suốt quá trình nâng hạ
và di chuyển tải. Công nhân móc tải được phép đứng gần tải khi nâng hoặc
hạ tải nếu tải ở độ cao không > 1m tính từ mặt sàn công nhân móc tải đứng.
- Khi di chuyển theo chiều ngang phải nâng tải hoặc bộ phận mang tải lên
cao cách chướng ngại vật một khoảng cách ít nhất là 500mm.
- Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ
hoặc trượt. Phải đặt tấm kê dưới các tải sao cho đảm bảo dễ dàng lấy cáp
hoặc xích buộc từ dưới tải ra. Xếp và dỡ tải phải tiến hành đồng đều, không
được xếp cao quá kích thước quy định, không được xếp tải ở lối đi lại.
- Xếp tải lên sàn ôtô phải đảm bảo việc buộc và tháo tải thuận lợi, an toàn.
21


- Khi xếp dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo sự cân bằng của
các phương tiện đó.
- Không cho phép nâng hoặc hạ tải lên ô tô khi có người đang ở trong thùng.
Quy định này không áp dụng cho trường hợp bốc xếp tải bằng máy trục
mang tải bằng móc nếu từ buồng điều khiển có thể nhìn rõ mặt sàn của
thùng ôtô và công nhân có thể đứng cách tải đang treo trên móc một
khoảng cách an toàn.
- Sau khi làm việc cửa buồng điều khiển của cần trục phải được khoá lại,
đồng thời phải đưa các thiết bị chống tự di chuyển vào trạng thái làm việc.
Điều 148. Các quy định cấm:
- Lên xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang di chuyển.

- Đứng trong bán kính quay phần quay của các loại cần trục.
- Nâng tải trong tình trạng không ổn định, chỉ móc tải một bên của móc kép.
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải.
- Nâng tải bị các vật khác đè lên.
- Dùng máy trục lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị đè lên.
- Kéo tải khi nâng hạ và di chuyển.
- Đứng trên tải để cân bằng khi nâng, hạ và di chuyển hoặc sửa lại dây buộc
khi tải đang treo.
- Bốc xếp tải lên ô tô khi trong buồng lái ô tô đang có người.
- Dùng công tắc hạn chế hành trình để thay bộ phận ngắt tự động các cơ cấu
trừ trường hợp lúc cầu trục đi tới sàn đỗ.
- Làm việc khi thiết bị an toàn và phanh hỏng.
- Cho cơ cấu máy trục hoạt động khi có người trên máy trục nhưng ngoài
buồng điều khiển (trên hành lang, buồng máy, cần, đối trọng...) quy định
này không áp dụng đối với những người kiểm tra, điều chỉnh các cơ cấu và
thiết bị điện. Trong trường hợp này việc mở và ngắt cơ cấu phải theo tín
hiệu của người kiểm tra, điều chỉnh.
Điều 149. Thiết bị nâng phải được sửa chữa, bảo dưỡng theo lịch đã được thủ
trưởng đơn vị quản lý sử dụng duyệt hoặc sau khi xẩy ra sự cố.
- Khi sửa chữa cần trục phải có phiếu công tác. Trong phiếu công tác phải
quy định những biện pháp an toàn nhằm ngăn ngừa điện giật, ngã cao, kẹp
người sửa chữa đang làm việc trên đường ray.
QUY ĐỊNH AN TOÀN VỀ SỬ DỤNG
MÁY CÔNG CỤ, DỤNG CỤ CẦM TAY
A- Đối với các máy công cụ.
Điều 150. Tất cả các máy công cụ trong nhà máy dùng để gia công vật liệu,
đều phải có nội quy sử dụng cho từng máy. Máy công cụ và các sản phẩm đã
gia công trong nhà xưởng phải sắp xếp gọn gàng, thu dọn nơi làm việc luôn
sạch sẽ.
22



Điều 151. Phải thường xuyên thu gọn sạch những vật liệu thừa, vật liệu thải
trong quá trình sản xuất. Các vật liệu này phải để vào nơi quy định riêng.
Điều 152. Sàn của nhà xưởng phải cao ráo, sạch sẽ và có rãnh thoát nước
xung quanh. Tại những vị trí đứng làm việc thường xuyên bị ẩm phải kê bục
gỗ.
Điều 153. Phải bố trí đầy đủ đèn chiếu sáng tại các vị trí làm việc. Đèn phải
bố trí sao cho ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mặt công nhân, không sáng
quá, không rung động và không bị thay đổi cường độ ánh sáng.
Điều 154. Trong nhà xưởng cũng như tại từng vị trí làm việc của công nhân
phải đảm bảo thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo theo đúng các tiêu
chuẩn hiện hành.
Điều 155. Tất cả những cơ cấu an toàn, cơ cấu che chắn của các máy đều phải
được lắp đủ và bảo đảm hoạt động tốt. Cấm chạy thử và vận hành các máy
công cụ khi chưa lắp đầy đủ các cơ cấu trên.
Điều 156. Các máy dùng động cơ điện hoặc có lắp đèn điện chiếu sáng phải
có nối đất bảo vệ. Dây nối đất bảo vệ phải đúng tiêu chuẩn quy định theo (quy
trình kỹ thuật an toàn điện).
Điều 157. Phải định kỳ kiểm tra các bộ phận truyền động ít nhất 2 lần trong
một năm. Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ theo dõi máy.
Điều 158. Khi máy đang vận hành cấm:
- Làm vệ sinh, tra dầu mỡ vào máy.
- Tháo hoặc lắp đai truyền hoặc các bộ phận khác của máy.
- Dùng tay để hãm các bộ phận của máy và các chi tiết gia công.
- Đo đạc kiểm tra chi tiết gia công.
- Dùng tay để lấy phoi.
Điều 159. Phải cắt nguồn điện vào máy trong các trường hợp sau:
- Khi ngừng việc trong thời gian ngắn
- Khi bị mất điện.

- Khi lau máy hoặc tra dầu mỡ vào máy.
Điều 160. Phải dừng máy trong các trường hợp: Khi lấy vật gia công ra khỏi
máy nếu máy không được trang bị bộ phận tự động đưa vật ra ngoài khi máy
đang vận hành. Khi thay đổi dụng cụ, thiết bị.
Điều 161. Những máy khi gia công có các phoi kim loại hoặc tia lửa bắn ra,
phải có lưới che chắn. Trường hợp không thể làm thiết bị che chắn được, phải
sử dụng đầy đủ các trang bị phòng hộ theo đúng chế độ hiện hành.
Điều 162. Trước khi chạy máy phải kiểm tra lại các bộ phận của máy, bảo
đảm tình trạng tốt và đầy đủ các thiết bị an toàn.
Điều 163. Khi máy đang vận hành nếu phát hiện những hiện tượng bất thường
phải dừng máy ngay và báo cho cán bộ của phân xưởng biết. Đối với máy
truyền động có đai truyền phải tháo đai truyền ra khỏi bánh xe.

23


Điều 164. Khi các thiết bị điện bị hỏng, phải cắt điện và báo ngay cán bộ phân
xưởng để bố trí thợ điện đến xử lý, cấm tự ý sửa chữa.
Điều 165. Khi kết thúc công việc, phải tắt máy, cắt điện và chỉ được rời khỏi
máy sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra máy cẩn thận.
B- Đối với các dụng cụ cầm tay.
Điều 166. Cán gỗ, cán tre của các dụng cụ cầm tay phải làm bằng các loại tre,
gỗ cứng, dẻo, không bị nứt nẻ, mọt mục, phải nhẵn và được nêm chắc chắn.
Điều 167. Các dụng cụ cầm tay dùng để đập, đục phải bảo đảm các yêu cầu
chung sau đây:
- Đầu mũi không bị nứt nẻ, hoặc bất cứ một hư hỏng nào khác.
- Cán không bị vỡ, nứt, không có cạnh sắc và phải có chiều dài thích hợp
đảm bảo an toàn khi thao tác.
Điều 168. Chìa vặn (cờlê) phải lựa chọn theo đúng kích thước của đai ốc.
Miệng chìa vặn không được nghiêng choãi ra, đảm bảo tim trục của chìa vặn

thẳng góc với tim dọc của đai ốc. Cấm vặn đai ốc bằng cách đệm miếng thép
vào giữa cạnh của đai ốc và miệng chìa vặn.
Điều 169. Mang, xách hoặc di chuyển các dụng cụ, các bộ phận nhọn sắc,
phải bao bọc lại.
Điều 170. Dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén phải được kiểm tra, bảo
dưỡng, bảo quản chặt chẽ và sửa chữa kịp thời, bảo đảm an toàn trong quá
trình sử dụng.
Điều 171. Chỉ được lắp các dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén vào đầu
kẹp hoặc tháo ra khỏi đầu kẹp cũng như điều chỉnh, sửa chữa khi đã cắt điện
hoặc cắt hơi.
Điều 172. Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén, công
nhân không được đứng thao tác trên các bậc thang tựa mà phải đứng trên các
giá đỡ bảo đảm an toàn. Đối với các dụng cụ nặng phải làm giá treo hoặc các
phương tiện đảm bảo an toàn khác.
Điều 173. Khi ngừng việc, khi mất điện, mất hơi, khi di chuyển dụng cụ hoặc
khi gặp sự cố bất ngờ phải ngừng cấp năng lượng ngay (đóng van, đóng khí
nén, cắt cầu dao điện).
- Cấm để các dụng cụ cầm tay còn đang được cấp điện hoặc khí nén mà
không có người trông coi.
Điều 174. Cấm kéo căng hoặc gấp các ống dẫn khí nén, dây cáp điện của
dụng cụ khi đang vận hành. Không được đặt dây cáp điện hoặc dây dẫn điện
hàn cũng như các ống dẫn hơi đè lên nhau.
Điều 175. Sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy điện di động ngoài trời, phải
được bảo vệ bằng nối không. Công nhân phải đi ủng và đeo găng tay cách
điện.
Điều 176. Sử dụng các dụng cụ điện cầm tay ở các nơi dễ bị nguy hiểm về
điện phải dùng điện áp không lớn hơn 36V. ở những nơi ít nguy hiểm về điện
24



có thể dùng điện áp 110V hoặc 220V nhưng công nhân phải đi ủng, hoặc giầy
và găng tay cách điện.
Điều 177. Trước khi nối các ống dẫn khí nén, phải kiểm tra thông ống dẫn chỉ
được lắp hoặc tháo ống dẫn phụ ra khỏi ống dẫn chính khi đã ngừng cấp khí
nén. Chỉ sau khi đã đặt các dụng cụ vào vị trí ổn định mới được cấp khí nén.
Điều 178. Các mối nối ống dẫn khí nén đều phải xiết chặt bằng đai sắt (curiê).
Không được buộc bằng dây thép.
Điều 179. Khi sử dụng máy khoan cầm tay dùng hơi phải:
- Cho máy quay chạy thử (chưa lắp cần khoan) để kiểm tra toàn tuyến ống,
bảo đảm tuyến dẫn hơi không bị xì hở, tra đủ dầu mỡ.
- Cấm dùng tay để điều chỉnh mũi khoan khi máy khoan đang chạy.
- Lập tức khoá hơi lại khi khoan bị tắc hoặc có hiện tượng không đảm bảo an
toàn, sau đó mới được tháo cần khoan và tiến hành kiểm tra sửa chữa.
- Cấm xì hơi đùa nghịch hoặc làm sạch bụi quần áo.
Điều 180. Khi sử dụng đèn hàn, cấm đốt đèn hàn ở dưới thiết bị điện, dây dẫn
và gần thiết bị có dầu hoặc khí dễ bắt lửa. Phải tuyệt đối tuân theo các quy
định sau:
- Xăng đổ vào đèn không vượt quá 3/4 thể tích của bình chứa.
- Chỉ cho phép hạ áp lực bình chứa của đèn hàn, qua nút đổ xăng khi đã tắt
đèn và vòi phun của đèn đã nguội.
- Không được đổ hoặc tháo xăng khỏi đèn hay mở nắp đậy ở gần lửa. Cấm
đốt đèn bằng cách đổ xăng qua vòi phun, cấm tháo vòi phun khi chưa hạ áp
lực của đèn hàn.
- Khi đèn hàn bị hỏng thì phải thay thế hoặc đưa đi sửa chữa ngay. Cấm bơm
khi có hiện tượng tắc.
QUY ĐỊNH AN TOÀN VỀ GIÀN GIÁO
Điều 181. Khi làm việc lâu dài ở độ cao từ 3m trở lên phải dựng giàn giáo, về
kết cấu giàn giáo tổng thể phải đủ độ cứng, đáp ứng được các yêu cầu an toàn
chung như các bộ phận: Khung, cột, đà ngang, đà dọc, giằng liên kết, ván lát
sàn phải đảm bảo bền chắc.

Điều 182. Cấm xếp tải trọng lên giàn giáo, giá đỡ, ngoài những vị trí đã quy
định (nơi có đặt bảng ghi rõ tải trọng cho phép ở phía trên) mà vượt quá tải
trọng theo thiết kế hoặc hộ chiếu của nó.
Cấm xếp chứa bất kỳ một loại tải trọng nào lên trên các thang của giàn giáo,
sàn công tác.
Điều 183. Khi giàn giáo cao hơn 6m thì phải làm ít nhất 2 sàn công tác. Sàn
làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì
vị trí giữa hai sàn này phải có sàn hay lưới bảo vệ.
- Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có
biện pháp bảo đảm an toàn.
25


×