Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm địa lý 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.99 KB, 12 trang )

 Sáng kiến kinh nghiệm 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH PHƯỚC

TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC

Trang 1

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do- Hạnh Phúc
Phước Hữu, ngày 08 tháng 4 năm 2010

Tên đề tài : KINH NGHIỆM DẠY – HỌC THỰC HÀNH.
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
(RÈN LUYỆN KĨ NĂNG BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH)
Họ và tên : ĐÀNG THỊ KIM MỸ
Chức Vụ : GIÁO VIÊN.
Trình độ CM : ĐHSP Địa

I. HOÀN CẢNH NẢY SINH:
Cơ sở lí luận và đặt vấn đề:
Môn địa lí và các đối tượng địa lí mang tính đặc thù, luôn gắn với không gian rộng lớn,
nên dạy học địa lí phải gắn với bản đồ.
Nội dung địa lí trong các cấp, các lớp đều có liên quan đến bản đồ. Đặc biệt là nội dung
sách giáo khoa địa lí lớp 6 - địa lí cơ bản, yêu cầu sử dụng bản đồ rèn luyện kĩ năng, khai
khác nguồn tri thức mới là yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay.
Sử dụng bản đồ giúp giáo viên dễ dàng trình bày bài học địa lí, giúp học sinh hứng thú
học tập. Rèn luyện được cho học sinh một số phẩm chất và kỹ năng địa lí, bồi dưỡng tính
thẩm mĩ, tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Dạy học bằng bản đồ còn giúp cho giáo viên dễ dàng kiểm tra kiến thức địa lí của học
sinh, giúp giáo viên dễ dàng đổi mới phương pháp.


Với 2 chức năng cơ bản:
- Chức năng minh hoạ, giảng giải, dẫn chứng cho nội dung SGK và nội dung giáo viên
muốn truyền đạt.
- Chức năng khai thác nguồn tri thức lớn để học sinh tìm tòi, khám phá và phát hiện
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong dạy học địa lí hiện nay, đa số giáo viên sử dụng bản đồ theo cách thứ nhất nghĩa là
chủ yếu dùng để minh hoạ. So với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì cách
dạy học như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Vậy làm thế nào để sử dụng bản đồ địa
lí đáp ứng được yêu cầu đổi mới phát triển được năng lực và tri thức của học sinh? Hơn thế,
SGK địa lí hiện nay có rất nhiều bài thực hành: Lớp 6 (gồm 05 bài thực hành); lớp 7 (có 10
bài thực hành); lớp 8 (có 8 bài thực hành); lớp 9 (có 11 bài thực hành), bài nào cũng yêu cầu
học sinh sử dụng bản đồ để khai thác tri thức nhưng thực tế học sinh rất ít sử dụng bản đồ để
làm các bài thực hành. Càng lên lớp cao hơn thì yêu cầu bài thực hành phức tạp hơn, nên
việc hướng dẫn học sinh lớp 6 đầu cấp rèn kĩ năng đọc biểu đồ, lược đồ, bản đồ là việc làm
cơ bản khi học tập bộ môn địa lí. Đề tài này muốn cho quý thầy cô dạy địa lí lớp 6 cân nhắc
kĩ hơn.
...Cũng như các bạn đồng nghiệp, ý thức đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề
làm cho bản thân luôn trăn trở trong khi yêu cầu đổi mới đặt học sinh là nhân vật trung tâm,
cho nên phải tìm cách rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh như thế nào, phải bắt đầu từ
khối lớp nào...là đề tài tôi chọn. Xin lần lượt trình bày các vấn đề trọng tâm cơ bản sau:
Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 2

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:

- Do quen với cách học cũ nên học sinh thường xem bản đồ là hình ảnh để minh hoạ,
hoặc giáo viên dùng để giảng giải, học sinh thụ động lắng nghe. Với cách học này, học sinh
chỉ xác định, đọc tên được các đối tượng địa lí trên bản đồ một cách cứng nhắc, chưa sử dụng
bản đồ để tìm ra tri thức.
- Khi giáo viên yêu cầu đọc bản đồ, hay dựa vào bản đồ để tìm ra tri thức thì học sinh lại
đọc nội dung ở sách giáo khoa để trả lời. Học sinh cảm thấy khó khăn khi đọc bản đồ.
- Học sinh thường không biết vận dụng, kết hợp các bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa.
Ví dụ: - Khi sử dụng bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. Yêu cầu đối với học sinh
là phải kết hợp bản đồ tự nhiên Việt Nam để giải thích dễ dàng hơn sự phân bố dân cư ở Việt
Nam.
- Học sinh chỉ sử dụng bản đồ chủ yếu ở trên lớp, dùng để học bài mới, minh hoạ cho bài
mới mà chưa sử dụng bản đồ để làm các bài tập ở nhà, củng cố bài học, tham quan, ứng dụng
trong thực tế…
Tóm lại, ở lớp 6 các kiến thức địa lí, tên gọi riêng, địa danh, chiều cao bề mặt địa hình; ở
các khối lớp 7,8,9 các yêu cầu về bài tập sử dụng bản đồ, lược đồ... rất nhiều học sinh
thường lúng túng. Kết quả cho thấy:
- Học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp thiếu sách giáo khoa.
- Học sinh trung bình, học vẹt không biết vận dụng kiến thức vào bản đồ.
- Học sinh khá, giỏi : biết vận dụng nhưng còn dài dòng, đôi lúc đoán mò.
Kết quả điều tra việc học tập với bản đồ địa lí ở lớp 6 trường THCS Huỳnh
Phước qua các năm:
Nội dung
Sử dụng bản đồ để minh hoạ bài học
Sử dụng bản đồ để khai thác tri thức
Sử dụng bản đồ để làm bài tập, thực hành…
Biết kết hợp các bản đồ trong sách giáo
khoa
Khả năng đọc được bản đồ

Tỉ lệ học sinh (%)

70%
20%
8%
15%
10%

Nguyên nhân chính là chưa có phương thức khoa học, chưa xác định mục đích của bản
đồ, lược đồ. Giáo viên chưa thấy được điểm yếu kém, mắc phải của lớp 6 đầu cấp hoặc
đã thấy nhưng còn hoài nghi về khả năng ý thức học tập bộ môn của học sinh!
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP :
1/ Nội dung tiến hành :
-Như đã nói ở trên: Bản đồ là một phương tiện không thể thiếu được trong quá trình dạy
- học thì việc rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lí lại rất
cần thiết .
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ còn là một phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển
năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy địa lí nói riêng.
Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 3

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

Vì vậy, khi sử dụng bản đồ, học sinh luôn luôn phải quan sát, tưởng tượng, phân tích, đối
chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối quan hệ địa lí, … tư duy của học
sinh luôn luôn hoạt động và phát triển.
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phải qua nhiều bước, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp
lên cao, có thể liệt kê các kĩ năng cụ thể như sau:

1/ Rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc trên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
2/ Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ
3/ Kĩ năng xác định tọa độ địa lí trên bản đồ
4/ Kĩ năng xác định khoảng cách trên bản đồ
5/ Kĩ năng xác định vị trí trên bản đồ
6/ Kĩ năng xác định độ cao và độ sâu trên bản đồ
7/ Kĩ năng mô tả địa hình trên bản đồ
8/ Kĩ năng mô tả khí hậu trên bản đồ
9/ Kĩ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ
10/ Kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ
11/ Kĩ năng mô tả tổng hợp địa lí một khu vực trên bản đồ
2/ Biện pháp xử lí :
Cách đọc bản đồ gồm hai yêu cầu lớn:
a) Ghi nhớ tên gọi của các đối tượng địa lí đã có trước trong chương trình, xem xét vị
trí của chúng trên bản đồ và mối quan hệ không gian với các đối tượng khác, tìm ra và chỉ
đúng trên bản đồ, xác định các đặc điểm của đối tượng được biểu hiện trên bản đồ. Để làm
được điều này học sinh phải nắm rõ hệ thống kí hiệu trên bản đồ.
Cụ thể: Giáo viên cần phải phát âm rõ ràng các đối tượng địa lí và vừa chỉ trên bản đồ.
- Học sinh quan sát – theo dõi trên bản đồ treo tường, đối chiếu với lược đồ trong sách
giáo khoa hoặc bản đồ trong Atlat để tìm ra đối tượng.
b) Khám phá các mối liên hệ tương hỗ và nhân quả, vạch ra các dấu hiệu không thể thể
hiện một cách trực tiếp trên bản đồ, nhưng có liên quan tới các dấu hiệu biểu hiện của chúng,
mô tả tổng hợp một khu vực địa lí nào đó.
Cụ thể: Giáo Viên cho Học Sinh lên bảng và xác định lại các đối tượng địa lí vừa nêu ở trên
(kể cả phần củng cố ). Chẳng hạn, khi xác định các đường đồng mức trên bản đồ tự nhiên
Việt Nam, Giáo Viên cần lưu ý các độ cao của đường đồng mức được thể hiện qua các thang
màu sắc.Màu xanh biển thể hiện cho biển và đại dương, màu xanh lục thể hiện cho đồng
bằng, màu vàng thể hiện cho cao nguyên . . .
Trong hai yêu cầu đọc bản đồ thì yêu cầu thứ hai (b) là yêu cầu khó và quan trọng
nhất, khi nào học sinh làm được yêu cầu này mới được xem là sử dụng được bản đồ trong

học tập.
Nói tóm lại khi chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ, Học sinh đối chiếu, so
sánh, xác lập các mối quan hệ …điều đó không những giúp các em ghi nhớ trên bản đồ, mà
nó còn khắc sâu trong trí óc các đối tượng địa lí khác có liên quan, Học sinh tự làm giàu vốn
hiểu biết bản đồ của mình.Vì, càng ghi nhớ nhiều các đối tượng địa lí trên bản đồ thì Học
Sinh càng có nhiều nền kiến thức để nhanh chóng tìm ra các đối tượng địa lí mà các em chưa
biết.
Như vậy, càng tích lũy được nhiều nền kiến thức trên bản đồ thì học sinh càng dễ tìm
ra các đối tượng và hiểu biết vấn đề một cách cụ thể khi đọc bản đồ, tức là cần đọc bản đồ
thành thạo hơn trong các tiết học địa lí .
Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 4

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

3/ Các bước chi tiết cụ thể cho một bài:
Ví dụ: Khi dạy bài thực hành địa lí lớp 6 – Tiết 20, bài 16:
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỶ LỆ LỚN

Bước 1: Yêu cầu học sinh tóm tắt hình vẽ trên bản đồ lược đồ dựa trên các ký hiệu, đại
lượng, tỉ lệ.
Bước 2: Chọn nội dung để xác định chiều dài, đường cao, màu sắc.
Bước 3: Nêu các công thức liên hệ giữa các đại lượng, chuẩn xác tỉ lệ.
Bước 4: -Trong tiến trình dạy học giáo viên giao bài tập cho các em theo năng lực trình
độ: Học sinh yếu vận dụng đơn thuần, đọc được; Học sinh TB khá đọc hiểu; Học sinh khá
giỏi: Đọc hiểu và giải thích.

Bước 5: Điều quan trọng là yêu cầu học sinh sử dụng vở bài tập, giáo viên phân tích dẫn
dắt học sinh nắm mấu chốt của bài và qua bài tập học sinh tự hoạt động bằng cách vận dụng
kỹ năng - đọc hiểu phân tích (nhỏ) những đặc điểm đáng chú ý của bản đồ, lược đồ. Đồng
thời hướng dẫn học sinh biết kết hợp giữa lược đồ treo tường và đọc bản đồ sách giáo khoa.

*Sau đây tôi minh họa một bài mẫu Thực hành ở khối 6 cụ thể như sau :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT PPCT: 20 BÀI 16
TÊN BÀI DẠY:

THỰC HÀNH

ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỶ LỆ LỚN
I/ MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
- Khái niệm đường đồng mức
- Đọc được trên bản đồ tỷ lệ lớn có đường đồng mức
2) Kỹ năng:
- Thực hành kỹ năng đọc, phân tích đường đồng mức, xác định các vị trí đường đồng
mức.
- Đo độ cao và khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ
II/ CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Lược đồ (Hình 44/trang 51/ SGK) phóng to cho cả lớp
- Bản đồ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường đồng mức
- Lược đồ treo minh hoa thước tỷ lệï
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1) Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút )
1.Khoáng sản là gì ? Khoáng sản được phân ra mấy nhóm ? Nêu tên ?

2.Độ cao của địa hình được thể hiện như thế nào ?
2) Ổn định lớp: ( 1 phút)

GHI BẢNG

Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 5

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3) Bài mới :
- Giới thiệu vào bài mới, trong các tiết trước chúng ta đã cùng nhau
tìm hiểu về ký hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. Đặc biệt
bài trước các em đã hiểu được phương hướng xác định các vị trí trên bản
đồ. Vậy, đọc bản đồ hoặc lược đồ là một công việc thường xuyên học tập
trong địa lý, đọc như thế nào, dựa vào đâu?.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ hoàn thành tốt một nội dung rất quan
trọng là thực hành. Xác định đọc và đo được trên bản đồ tỷ lệ lớn có
đường đồng mức.
I/ HOẠT ĐỘNG 1: ( 10 phút )
* HS: đọc câu hỏi trong SGK.
* GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu câu hỏi SGK
- Hoạt động chung cả lớp
* GV: Đường đồng mức là những đường như thế nào?
(Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao trên

bản đồ)
* HS: 1 HS trả lời, các em còn lại nhận xét.
* GV: Chuẩn xác kiến thức
* GV: Chia nhóm nhỏ (Theo bàn)
Câu hỏi: Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng
ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
(Dựa vào đường đồng mức, biết độ cao tuyệt đối của các điểm và
đặc điểm hình dạng địa hình, độ dốc hướng nghiêng)
* GV: Treo bản đồ và giới thiệu tên, tỷ lệ bản đồ sau đó cho HS xác
định sự phân tầng địa hình theo thang màu sắc. Vậy, độ cao của núi càng
cao thì màu sắc thể hiện như thế nào? (Màu sắc càng đậm)
* GV: Cho HS xác định đỉnh núi Phanxipăng nằm trên dãy Hoàng
Liên Sơn có độ cao bao nhiêu? (3.143m)
* HS: Nhận xét
* GV: Chuẩn xác kiến thức : Phanxipăng là đỉnh núi cao nhất của
nước Việt Nam còn gọi là nóc nhà của bán đảo Đông Dương.
Như vậy trong vùng Tây Bắc chỉ có nơi này có màu sắc đậm nhất, vĩ
độ cao của nó cao nhất.
Ngoài sự phân tầng địa hình bằng thang màu sắc, trên bản đồ còn thể
hiện các đường đồng mức để chỉ đặc điểm hình dạng của địa hình. Muốn
hiểu rõ nội dung này cô cùng các em sang tìm hiểu qua phần 2.
II/ HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút )
Bước 1 : GV Chia nhóm thảo luận (4 nhóm/tổ)
- Phát phiếu học tập cho 4 nhóm/tổ
- Treo lược đồ phóng to hình 44/51 SGK.
* HS: Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm địa hình
trên lược đồ.
* GV: Cho HS tái hiện kiến thức bằng việc xác định phương hướng
trên hình vẽ.


Tiết 20
Bài16:
TH:Đọc bản
đồ hoặc lược
đồ địa hình tỷ
lệ lớn
Bài tập 1:
Đường
đồng
mức là đường
nối những điểm
có cùng độ cao
tuyệt đối trên
bản đồ .

Dựa vào đường
đồng mức,biết
độ cao tuyệt
đối của các
điểm và đặc
điểm hình dạng
địa hình, độ
dốc hướng
nghiêng.

Bàitập 2:

Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ



 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 6

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

Câu hỏi: Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng gì?
(Hướng Bắc)
Đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng nào?
(Hướng Đông)
Câu hỏi 1: Hãy xác định trên lược đồ hình 44/trang 51/SGK
hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
GV:Gọi một HS trả lời câu hỏi.
Em khác nhận xét rồi lên xác định trên bản đồ ( hướng từ Tây sang
Đông )
* GV : Chuẩn xác kiến thức
Câu hỏi 2 : Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên
lược đồ là bao nhiêu?
GV : Gọi một HS trả lời câu hỏi
(Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức là 100mét)
* HS: Nhận xét .
* GV: Chuẩn xác kiến thức
Bước 2 :GV chia lớp thảo luận 2 bàn/nhóm để tiến hành thảo luận
câu hỏi sau :
* GV: Phát câu hỏi thảo luận cho HS
Câu hỏi 3 : Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các
đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3.
* GV : Gợi ý cách xác định ( có 3 loại)
-Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức đã ghi trị số.
- Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức không ghi trị số

- Địa điểm cần xác định độ cao là nằm giữa khoảng cách các đường
đồng mức
* GV cho các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung đã cho, GV theo
dõi giải đáp những thắc mắc của HS.
* GV lần lượt cho các nhóm trình bày theo kết quả thảo luận, các nhóm
khác bổ sung kết hợp chỉ trên bản đồ .
(A 1: 900mét; A 2 trên 600mét; B1: 500mét; B2: 650mét; B3 trên
500mét)
* GV: Chuẩn xác kiến thức
* GV tiếp tục cho HS thảo luận 2 bàn/nhóm, GV phát câu hỏi cho HS
Câu hỏi 4: Dựa vào tỷ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo
đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2
* GV: Chỉ định HS đại diện nhóm lên trả lời nội dung của nhóm 1
* HS: Nhận xét của các nhóm
(7.500mét bằng 7,5km)
* GV: Chuẩn xác kiến thức
Bước 3: Phần còn lại hoạt động chung cho cả lớp
Câu hỏi 5: Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông
Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 7

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

và phía tây của núi A1. Cho biết sườn nào dốc hơn? Vì sao?
* GV: Chỉ định HS lên trả lời nội dung câu hỏi.
* HS: Nhận xét của câu trả lời

Sườn phía tây dốc hơn sườn phía đông. Vì các đường mức phía tây
sát gần nhau hơn
* GV: Chuẩn xác kiến thức
Ví dụ: Có dịp cô cùng các em đi dã ngoại ở Vườn quốc gia Núi Chúa
(Ninh Hải). Khi leo lên đồi nếu gặp tình huống sườn phía tây thì dốc,
sườn phía đông thì thoải. Em chọn hướng nào để lên? Vì sao?
(Hướng đông; vì: phía đông sườn thoải sẽ dể leo hơn)
* GV: Cho học sinh làm bài tập minh họa trong tập bản đồ.
GV chuẩn xác kiến thức ghi vào bảng
Tìm các đặc điểm của địa hình
Kết quả
1/ Hướng A1 đến A2
Tây-Đông
2/ Chênh lệch độ cao của hai đường
100 mét
đồng mức
3/ Độ cao đỉnh núi A1
900 mét
Độ cao đỉnh núi A2
Trên 600 mét
Độ cao điểm B1
500 mét
Độ cao điểm B2
650 mét
Độ cao điểm B3
Trên 500 mét
4/ Khoảng cách theo đường chim bay
7,5km
A1-A2
5/ Nhận xét 2 sườn núi của đỉnh núi A1

Sườn Tây dốc hơn
IV/ CỦNG CỐ: ( 4 phút)
Bài tập: 1/ Em hãy cho biết sự chênh lệch về độ cao của các đường đồng mức trên
bản đồ hình 1 trang 23/SBT là bao nhiêu?
(Sự chênh lệch về độ cao của 2 đường đồng mức là 40mét)
GV phát phiếu học tập câu 2 và câu 3 trong vở bài tập bản đồ.
V/ DẶN DÒ: ( 1 phút )
- GV nhận xét tiết thực hành
- Về nhà học bài và xem trước bài 17 lớp vỏ khí .
Lưu ý: Nội dung bài thực hành này có liên quan đến nhiều nội dung của bài học trước
như bài phương hướng trên bản đồ; tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ…Vì
vậy trong quá trình thực hành GV cần nhắc nhở HS ôn lại những kiến thức đã học. nội dung
chính vẫn là hướng dẫn HS biết xác định độ cao dựa vào đường đồng mức. PPDH sử dụng
trong bài là PP hướng dẫn HS thực hành.

Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 8

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 9


Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ :
Sau một thời gian dài thực hiện kết quả đạt được như sau:
- Học sinh đã có ý thức, biết sử dụng bản đồ trong học tập khá thường xuyên và tích
cực.
- Hình thành nhiều kĩ năng về bản đồ cho học sinh.
- Sử dụng bản đồ theo hướng tích cực, biết dùng bản đồ để khai thác, phát hiện kiến
thức, hình thành các kĩ năng cơ bản về bản đồ.
- Học sinh bước đầu biết sử dụng bản đồ để làm các bài tập, củng cố kiến thức, làm bài
thực hành…
- Biết kết hợp sử dụng các loại bản đồ trong sách giáo khoa, trong một bài học và bản
đồ của các bài học khác nhau. Biết kết hợp bản đồ trong sách giáo khoa với các loại
bản đồ khác, biết sử dụng Átlát điạ lí Việt Nam.
- Phần lớn học sinh đọc được bản đồ rút ra được nhận xét dựa vào nguồn kiến thức tổng
hợp đã lĩnh hội được.
- Học sinh xem bản đồ là nguồn chứa đựng tri thức để khai thác chứ không phải là hình
ảnh để minh hoạ cho bài học hay lời giảng của giáo viên.

SỐ LIỆU CHẤT LƯỢNG ĐTBm ĐỊA LÍ 6 (3 NĂM)

2006 - 2007

6,5 – 7,9
số bài 8,0 – 10
kiểm
SL TL
SL
TL

tra
15 3,5% 180 41,3%
436

2007- 2008

441

18

4,6% 187

42,9%

2008- 2009

399

20

5.0%

40,1%

Năm học

160

5 – 6,4


3,5-4,9

0-3,4

TL

SL

SL

TL

SL

17
0
17
6
17
4

38,9%

56

12,8% 15

3,5% 365

83,7%


40,4%

52

11,9
%

0.2% 381

87.8%

43,6%

37

9,3%

2,0%

88,7%

08
08

TL

5,0
SL


354

TL

Số liệu điều tra sau khi thực hiện đề tài:
Nội dung
Sử dụng bản đồ để minh hoạ
Sử dụng bản đồ để khai thác tri thức
Sử dụng bản đồ để làm bài tập, thực hành…
Biết kết hợp các bản đồ trong sách giáo
khoa
Khả năng đọc được bản đồ

Tỉ lệ học sinh (%)
35%
65%
50%
70%
65%

1.Các khó khăn được giải quyết .
- Thời gian lên lớp nhẹ nhàng thoải mái Học Sinh bớt căng thẳng.
- Giáo viên có đủ thời gian để kiểm tra kiến thức học sinh .
Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 10


Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

- Kiến thức sách giáo khoa và thực tế trùng khớp với nhau.
Như vậy qua thực tế giảng dạy cùng với việc sử dụng bảng phụ tiện lợi trong khi củng
cố cho các bài học địa lí cụ thể, chúng tôi nhận thấy hiệu quả đạt được của các lần củng cố
là khá cao, đa số học sinh trong lớp đều được huy động làm việc và chất lượng giờ học
ngày càng cao hơn.Học sinh tham gia hoạt động tích cực hơn.
2.Kinh nghiệm này đã áp dụng cho các tiết thực hành bản đồ lược đồ lớp 6
- Trong quá trình lên lớp giáo viên luôn tìm cách tổ chức công việc sao cho có hiệu quả.
- Quy trình thực hành luôn nhẹ nhàng đảm bảo thời gian và độ tin cậy cao.
- Giáo viên luôn chủ động xử lí tình huống mới để tạo hứng thú trong học tập.
- Đối với lãnh đạo nhà trường tổ chức tốt phòng học địa lí, có đầy đủ các loại bản đồ địa
lí, Átlát địa lí Việt Nam. Bổ sung các loại bản đồ còn thiếu.
- Đối với tổ chuyên môn tổ chức các buổi họp chuyên môn, góp ý để rèn luyện học sinh
đạt kết quả cao hơn.
V. KẾT LUẬN:
Để thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo hướng đổi mới có hiệu quả khi thực
hiện các tiết thực hành, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức lớp học có khoa học, sử dụng thời
gian hợp lí với yêu cầu như sau :
 Quan sát nội dung ranh giới kí hiệu.
 Hỏi và gợi ý tìm hiểu nội dung
 Hiểu và trình bày được thông qua tổ nhóm.
 Học sinh và giáo viên hoàn chỉnh nội dung mà bản đồ cung cấp gắn liền với nội dung
bài học.
Vì vậy, trong dạy học, giáo viên có thể thực hiện cả hai chức năng của bản đồ, tuỳ theo
khả năng của từng giáo viên mà có cách hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức khác nhau.
Nếu giáo viên chỉ áp dụng dạy học khai thác bản đồ theo chức năng thứ nhất thì việc sử
dụng bản đồ chưa mang lại hiệu quả cao, chưa phát huy được vai trò người học, chưa đáp
ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học địa lí hiện nay.
Nếu người giáo viên dạy học coi bản đồ là nguồn tri thức lớn để học sinh khai thác, khám

phá, lĩnh hội thì đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp, kỹ năng hướng dẫn học sinh
khai thác bản đồ địa lí một cách có hiệu quả, phát huy vai trò chủ thể của người học.
NGƯỜI VIẾT

Đàng Thị Kim Mỹ
Ý KIẾN CỦA HĐKH
1) Đề tài : …………………………………

Chủ tịch HĐKH
Hiệu Trưởng

……………………………………………..
2) Nội dung : ……………………………...
.……………………………………………..

Bá Văn Trinh
Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 11

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

3) Phương pháp :..………………………..
……………………………………………..
4) Hình thức : …………………………….
……………………………………………..
+ Kết quả : . ………………………………

……………………………………………..
+ Xếp loại : ……………………………. ..
……………………………………………..

Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ


 Sáng kiến kinh nghiệm 

Trang 12

Kinh nghiệm dạy - học thực hành đọc bản đồ

Người thực hiện : Đàng Thị Kim Mỹ



×