Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

LTVC liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.19 KB, 8 trang )

Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI
Ngày soạn : 1/3/2016
Ngày dạy : 9/3/2016
Người dạy : PHAN THỊ MẾN

I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối.
2. Kĩ năng
- Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn ; biết sử dụng các từ ngữ nối
trong đoạn văn.
3.Thái độ
- HS phải có thái độ nghiêm túc trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết các đoạn văn ở BT1 (phần Nhận xét).
- Máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy của GV
1. Ổn định tổ chức (1’)
Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Ở tiết trước các em đã được học tiết
LTVC : “Mở rộng vốn từ : Truyền thống”,
cô kiểm tra bài cũ một chút nhé.
+ Em hãy đọc một số câu tục ngữ hoặc ca
dao nói về truyền thống đoàn kết của nhân


Hoạt động học của HS
- HS hát.

- Khôn ngoan đối đáp người
ngoài


dân ta?

- Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
- GV nhận xét
+ Em hãy đọc một số câu tục ngữ hoặc ca
dao nói về truyền thống lòng nhân ái của
nhân dân ta?

- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét : Các em rất là giỏi. Cả 2 bạn
đã đọc đúng ,to và rõ ràng các câu ca dao
tục ngữ.Cả lớp cho 2 bạn tràng pháo tay
nào. Cô thấy cả lớp về nhà đã học bài rất
chăm chỉ, tích cực. Cô khen cả lớp.
2. Dạy bài mới (35’)
a.Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu : Để các em có thể hiểu về cách
liên kết các câu trông bài bằng từ nối, cô trò
mình cùng sang bài LTVC : LIÊN KẾT
CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI.
- Gọi HS đọc tựa bài.
- GV ghi bảng.
b. Nhận xét (9’)

Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
+ Bài tập 1 hỏi gì?
+ Trong bài có những từ nào được in đậm?
- GV : Bây giờ cả lớp thảo luận theo cặp để

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Bầu ơi thương bí lấy cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung
một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương
nhau cùng.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
-Thương người như thể thương
thân.
- Lá lành đùm lá rách.
- Máu chảy ruột mềm.
- Môi hở răng lạnh.
- Chị ngã, em nâng.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và xác định được
nhiệm vụ của tiết học.
- HS đọc tựa bài.


- HS đọc.
- Tác dụng của mỗi từ ngữ được in
đậm trong đoạn văn.
- “ hoặc”, “vì vậy”.


làm bài tập 1 trong vòng 1 phút.
+ GV : hết thời gian thảo luận, các nhóm
báo cáo kết quả cho cô.
- GV gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét : Các em rất là giỏi. khi thảo
luận nhóm ai cũng rất tích cực, sôi nổi. Cô
khen cả lớp.
GV kết luận : Cụm từ ngữ “vì vậy” ở ví dụ
trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn
văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.
Bài tập 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài
+ Bài tập 2 yêu cầu gì?

- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo
luận làm bài.
- Đại diện 1 nhóm phát biểu, nhóm
khác bổ xung.
+ Từ “hoặc” có tác dụng nối từ
“em bé” với từ “ chú mèo” trong
câu 1.
+ Cụm từ “ vì vậy” có tác dụng nối

câu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

- HS đọc.
- BT2 yêu cầu tìm thêm những từ
ngữ mà em biết có tác dụng giống
như cụm từ “ vì vậy” ở đoạn văn
+ Em nào có thể tìm được những từ ngữ có trên.
tác dụng giống như cụm từ “ vì vậy” cho cô? - HS nối tiếp nhau trả lời :
+ Các từ ngữ : tuy nhiên, mặc dù,
nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài
GV kết luận : Những từ ngữ mà các em vừa ra, mặt khác, đồng thời,…
tìm có tác dụng nối các câu trong bài.
- HS lắng nghe.
+ Em hiểu thế nào là liên kết các câu trong
bài bằng từ ngữ nối?
- Liên kết câu bằng từ ngữ nối là
dùng các từ ngữ có tác dụng kết nối
để liên kết các câu, các đoạn trong
- Gọi HS nhận xét
bài
- GV nhận xét : Bạn đã trả lời đúng rồi đấy. - HS nhận xét
Liên kết câu bằng từ ngữ nối là dùng các từ - HS lắng nghe.
ngữ có tác dụng kết nối để liên kết các câu,
các đoạn trong bài.
c. Ghi nhớ (6’)
GV : Từ kết luận của phần Nhận xét, cô có
ghi nhớ như sau :



“ Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa
các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu
ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có
tác dụng kết nối như : nhưng, tuy nhiên,
thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác,
trái lại, đồng thời,…
- GV treo bảng phụ ghi nội dung Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- HS quan sát lên bảng
- Cả lớp đọc thầm bài trong vòng 3 phút để - 3 HS nối tiếp nhau đọc.
thuộc bài ngay tại lớp.
- HS đọc thầm bài.
- GV gọi HS đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ
- 2HS nối tiếp đọc thuộc lòng.
d. Luyện tập (12’)
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Bài yêu cầu gì?
- 1HS đọc, cả lớp chú ý vào SGK.
- Tìm các từ ngữ có tác dụng nối
- Bây giờ cả lớp chia làm 3 nhóm thảo luận trong 3 đoạn văn đầu.
trong 5 phút tìm các từ ngữ có tác dụng nối
trong 3 đoạn văn đầu. Cô phân công như
- HS đọc kĩ từng câu, từng đoạn văn
sau:
thảo luận nội dung được yêu cầu.
+ Nhóm 1 làm đoạn 1
+ Nhóm 2 làm đoạn 2
+ Nhóm 3 làm đoạn 3

- GV gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết
quả thảo luận.
+ Nhóm em đã tìm được những từ nối nào?
+ Từ nối đó được dùng để làm gì?
- Các nhóm khác nhận xét.

+ Bây giờ, cả lớp cùng xem đáp án của cô.
- GV đưa đáp án lên bảng
- GV nhận xét và chốt : câu trả lời của các

+Nhóm 1- Đoạn 1:
nhưng nối câu 3 với câu 2
+Nhóm 2-Đoạn 2:
• vì thế nối câu 4 với câu 3, nối
đoạn 2 với đoạn 1.
• rồi nối câu 5 với câu 4.
+ Nhóm 3-Đoạn 3
• nhưng nối câu 6 với câu 5,
nối đoạn 3 với đoạn 2.
• rồi nối câu 7 với câu 6.
- HS lắng nghe


nhóm rất đúng. Các nhóm đã tích cực thảo
luận rất sôi nổi. Cô tuyên dương các nhóm.
+ Bài tập 1 củng cố cho em kiến thức gì ?
Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẩu
chuyện.
+ Bài yêu cầu gì?


- HS quan sát đáp án.
- Bài tập 1 củng cố cách tìm các từ
ngữ có các từ nối.
- 1 HS đọc.

- Bài yêu cầu phát hiện chỗ dùng từ
nối sai và sửa lại cho đúng.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm 2 trong vòng 4 - HS thảo luận nhóm 2.
phút tìm cho cô chỗ dùng sai từ để nối và
tìm từ thích hợp để thay thế.
4 phút bắt đầu!
- Gọi đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả
+ Nhóm 1: từ sai là từ nhưng
-> thay từ nhưng bằng từ vậy.
+ Em hãy thay thế luôn từ em vừa tìm được “ - Bố ơi, bố có thể viết trong bóng
vào mẩu chuyện cho cô nào?
tối được không ?
- Bố viết được.
- Vậy bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ
liên lạc cho con.
- ? !”.
- Nhóm 2: Em đồng ý với ý kiến
+ Nhóm khác nhận xét cho cô nào?
của bạn, em bổ sung là có thể thay
+ Em hãy thay thế luôn từ em vừa tìm được thế bằng từ vậy thì
vào mẩu chuyện cho cô nào
- Nhóm 3 : có thể thay thế từ nhưng
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
bằng từ thế thì, nếu thế thì.

- GV nhận xét.
- Nhóm 4 : em bổ sung thêm, còn có
- Còn nhóm nào có ý kiến khác không?
thể thay thế bằng từ nếu vậy.
- Cả lớp chú ý lên bảng xem đáp án các em
đưa ra có đúng không nào?
- GV đưa đáp án lên bảng.
- GV nhận xét : Các em rất là giỏi, ở đây từ
nhưng có thể thay thế bằng rất nhiều từ như
là : vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy.
Cô thấy các em đã thảo luận nhóm rất tích
cực, sôi nổi, cô khen tất cả các nhóm.
+ Qua bài tập 2, em cần phải chú ý điều gì?
- GV chốt : Bạn trả lời rất là đúng. Khi sử
dụng từ nối các em phải sử dụng sao cho

- HS lắng nghe

- Chú ý sử dụng từ nối phù hợp với
nội dung câu nói.


phù hợp với nội dung câu nói.
- GV : bây giờ cả lớp đọc thầm lại cho cô
mẩu chuyện trong vòng 1 phút và trả lời cho
cô câu hỏi : Em thấy cậu bé trong truyện là
người như thế nào ?
- Vậy em nghĩ những nhận xét trong sổ liên
lạc như thế nào?


- HS đọc thầm lại mẩu chuyện và trả
lời câu hỏi : Cậu bé trong truyện rất
láu lỉnh, chỉ vì cậu không muốn bố
cậu nhìn thấy những nhận xét trong
sổ liên lạc nên cậu đã đề nghị tắt
đèn khi kí vào sổ.
- Em nghĩ đó là những lời nhận xét
không hay nên cậu bé mới không
muốn cho bố mình xem.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.

- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét :Cô cũng thấy cậu bé rất là
láu lỉnh. Cậu bé không muốn bố đọc sổ liên
lạc nhưng lại cần chữ kí xác nhận của bố.
Khi bố trả lời có thể viết được trong bóng
tối, cậu đề nghị bố tắt đèn, kí vào sổ liên lạc
để bố không đọc được lời nhận xét của thầy
cô.
+ Các em rút ra được điều gì sau câu chuyện - Em cần học học hành thật chăm
này?
chỉ để đạt được kết quả tốt. Như
vậy, em sẽ không sợ khi bố xem sổ
liên lạc.
+ Em nào nhận xét câu trả lời của bạn?
- Em đồng ý với ý kiến của bạn, em
bổ sung thêm là còn cần phải thực
hiện tốt các quy định của trường,
của lớp.

- GV nhận xét : Đúng rồi, các em cần học
- HS lắng nghe.
tập thật chăm chỉ để đạt được kết quả cao.
Ngoài ra, các em cần thực hiện tốt các quy
định của trường, của lớp.
* TRÒ CHƠI(7’)
- Các em có muốn chơi trò chơi không nào?
Trò chơi của cô có tên là “ EM CHỌN TỪ
NÀO”
Luật chơi như sau : Cả lớp sẽ chia thành 3
nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử đại diện của nhóm
mình lên để chơi trò chơi.
- 3 bạn chú ý : cô sẽ đưa ra câu hỏi, các em
phải suy nghĩ thật nhanh để tìm ra đáp án và

- HS trả lời
- HS lắng nghe.
3 HS được cử đại diện lên đứng
trước lớp.
- HS lắng nghe.


khi cô hô : Bắt đầu! các em phải nhanh
chóng viết các đáp án lên bảng. Đội nào có
kết quả đúng và nhanh nhất đội đó sẽ giành
được chiến thắng với 1 phần quà.
- Các em đã sẵn sàng chưa nào?
Câu hỏi như sau : Em hãy dùng những từ
ngữ nối thích hợp nhất điền vào chỗ trống
để liên kết các câu trong đoạn văn sau.

- Các từ để điền là : tuy nhiên, còn, vì vậy
cho đoạn văn :
Nói đến quan sát bên ngoài, các em cần
làm quen và sử dụng thật tốt các từ ngữ
có tính chất công cụ trong hoạt động
quan sát. …… nói đến quan sát bên
trong thì phức tạp hơn. Cái hồn của cảnh,
vật và con người đều rất khác nhau.
………….. , tất cả đều phải lấy con
người làm gốc …………., cái linh hồn của
cảnh, của vật đều là những rung động mà
con người gửi gắm vào đó một cách trực
tiếp hay gián tiếp, kín đáo hay không kín
đáo,…
Hãy điền vào các chỗ trống (1),(2),(3)
3 bạn có 1 phút suy nghĩ và viết đáp án lên
bảng . 1 phút bắt đầu!

- HS đáp.

- 3 HS viết đáp án lên bảng
(1) Tuy nhiên
(2) Còn
(3) Vì vậy
- HS lắng nghe.

- GV kiểm tra kết quả và công bố người
thắng cuộc
3. Củng cố,dặn dò (2’)
+ Qua bài LTVC hôm nay, em hiểu thế nào

là liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối ?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét

- Liên kết câu trong bài bằng từ ngữ
nối là dùng các từ ngữ có tác dụng
kết nối để liên kết các câu, các đoạn
trong bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe

+ Hãy nêu một số từ ngữ có tác dụng kết nối - Các từ ngữ có tác dụng kết nối như
các câu, các đoạn trong bài?
: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối
cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại,


- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học : Tiết LTVC hôm nay cô
thấy các em học tập rất tích cực, sôi nổi,
nhiều bạn hăng hái phát biểu ý kiến xây
dựng bài.. Cô mong các em sẽ phát huy hơn
nữa trong các tiết học sau.

đồng thời, mặc dù,…
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Thụy Hà, ngày… tháng… năm 20…
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
( Kí và ghi rõ họ tên)



×